Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

tieu luan triet học Mác Lênin cuối kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.75 KB, 8 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
PHIẾU LÀM BÀI THU HOẠCH
HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Ngày kiểm tra: 22/04/ 2022
Họ tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Dung
Mã số sinh viên : 2121003060
Mã lớp học phần: 2121702047725
Bài làm gồm: 8 trang
Điểm
Bằng số

CB chấm thi
Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:

Câu 1
1a
- Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác – Lenin là một phạm trù được quyết
định với phạm trù vật chất, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan
vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan biện
chứng với vật chất. Ý thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản
ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng ngơn ngữ
những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách
quan.
-Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là q trình
phản ánh tích cực, năng động sáng tạo hiện thực khách quan của óc người
Như vậy, khi xem xét ý thức về mặt bản thể luận, thì ý thức chỉ là “hình ảnh” về
hiện thực khách quan trong óc người. Đây là đặc tính đầu tiên để nhận biết ý


thức. Thế giới khách quan là nguyên bản, là tính thứ nhất. Cịn ý thức chỉ là bản
sao, là “hình ảnh” về thế giới đó, là tính thứ hai.
– Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.


2

+Điều đó có nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định,
nhưng ý thức là hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ khơng phải là hình
ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy vật tầm thường quan niệm.
+Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là hình ảnh chủ
quan – vì nó khơng có tính vật chất, khơng có tính hiện thực khách quan. Ý thức
cũng tồn tại nhưng chỉ tồn tại trong bộ óc con người, ý thức gắn liền với hoạt
động khái quát hóa, trừu tượng hóa, có định hướng nhằm tạo ra những tri thức
mới. Về nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan, cịn hình thức phản ánh là
chủ quan. Ý thức là cái vật chất ở bên ngoài “di chuyển” vào trong đầu óc của
con người và được cải biến đi ở trong đó. Như vậy chúng ta thấy rằng, ý thức là
hình ảnh tinh thần của vật chất bên ngoài, là hình ảnh phi cảm tính của các đối
tượng cảm tính và khơng bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tờn tại được ý
thức.
Ví dụ cái bàn, cái ghế bên ngoài là vật chất tức là đối tượng cảm tính nhưng cái
bàn, cái ghế ở trong đầu mỗi con người chúng ta lại là tinh thần, là ý thức, là
hình ảnh chủ quan phi cảm tính. Do đó, cùng một hiện tượng thì lại có sự phân
đơi bên ngoài là vật chất, bên trong là tinh thần. Từ cái vật chất chuyển thành cái
tinh thần thông qua hoạt động thực tiễn, qua quá trình phản ánh.
+ Tuy nhiên kết quả phản ánh của ý thức tùy thuộc vào nhiều yếu tố: đối tượng
phản ánh, điều kiện lịch sử, xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm sống của
chủ thể phản ánh. Cùng một đối tượng phản ánh nhưng với các chủ thể phản ánh
khác nhau, có đặc điểm tâm lý, tri thức, kinh nghiệm, thể chất khác nhau, trong
những hoàn cảnh lịch sử khác nhau… thì kết quả phản ánh đối tượng trong ý

thức cũng rất khác nhau.
Chẳng hạn, cùng một môn triết học, cùng thầy cô, cùng nội dung môn học, cùng
trong một trường… những suy nghĩ tư duy, năng lực, kỹ năng, tình cảm, điểm
số, vận dụng… của mỗi sinh viên về Triết học là rất khác nhau. Bởi vì nhu cầu,
sở thích, tâm lý, nguyện vọng, hoàn cảnh… của mỗi sinh viên cũng khác nhau.
-Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội.
+ Đây là một đặc tính căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức người trình
độ phản ánh tâm lý động vật. Ý thức là kết quả của q trình phản ánh có định
hướng rõ rệt. Là hiện tượng xã hội, ý thức hình thành, phát triển gắn liền với
hoạt động thực tiễn xã hội. Thông qua thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới,
chủ động khám phá không ngừng cả bề rộng và chiều sâu của các đối tượng
phản ánh.
+Ý thức phản ánh ngày càng sâu sắc, từng bước xâm nhập các tầng bản chất,
quy luật, điều kiện đem lại hiệu quả hoạt động thực tiễn. Ý thức phản ánh hiện


3

thực khách quan vào bộ óc người, song đây là sự phản ánh đặc biệt, gắn liền với
thực tiễn sinh động cải tạo thế giới khách quan theo nhu cầu của con người
+Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt: Một là, trao đổi thông
tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Đây là q trình mang tính hai chiều, có
định hướng và chọn lọc các thơng tin cần thiết. Hai là, mơ hình hóa đối tượng
trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Ba là, chuyển hóa mơ hình từ tư duy
ra hiện thực khách quan, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành
cái thực tại.
- Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực
khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội - lịch sử: ý thức không phải là cái không
thể nhận thức được như chủ nghĩa duy tâm quan niệm, chỉ có con người mới có
ý thức. Loài người xuất hiện là kết quả của lịch sử vận động, phát triển lâu dài

của thế giới vật chất. Cấu trúc hoàn thiện của bộ óc người là nền tảng vật chất để
ý thức hoạt động; cùng với hoạt động thực tiễn và đời sống xã hội phong phú tạo
động lực mạnh mẽ thúc đẩy ý thức hình thành và khơng ngừng phát triển.
Khơng có bộ óc của con người, khơng có hoạt động thực tiễn xã hội thì khơng
thể có ý thức. Sáng tạo là thuộc tính đặc trưng bản chất nhất của ý thức.
Ví dụ như các hoạt động xây nhà, cày ruộng, đào mương, xây cầu, làm đường,
…con người tác động vào sự vật một cách có định hướng, chọn lọc, tùy thuộc
vào nhu cầu của mình; mỗi thời kì, mỗi giai đoạn hay ở mỗi địa phương đều có
sự khác nhau và đều được con người tác động theo mục đích, nhu cầu khác nhau
phù hợp điều kiện vật chất, kinh tế-xã hội,… Chính vì thế, ý thức của con người
là sự phản ánh năng động, sáng tạo, có định hướng, chọn lọc về hiện thực khách
quan. Tuy nhiên ý thức không phải là bản sao thụ động, giản đơn, máy móc của
sự vật.
1b_ Từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất
của ý thức, ta có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận sau:
*Xuất phát từ thế giới khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, tôn
trọng khách quan
-Do ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc người, nên trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn, ta phải bắt đầu từ thế giới khách quan, từ điều
kiện, tiền đề hiện có. Tức là, trước hết ta phải nghiên cứu, tìm tịi từ các đối
tượng vật chất bên ngoài bộ óc để phục vụ nhu cầu tìm kiếm tri thức và cải tạo
các đối tượng vật chất đó. Cụ thể như trong tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều
tổ chức khoa học công nghệ và doanh nghiệp ở Việt Nam đã phối hợp để nghiên
cứu sản xuất thành công các bộ sinh phẩm phát hiện SARS-CoV-2, góp phần
quan trọng vào cơng tác phòng, chống dịch COVID-19.


4

-Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan xóa bỏ thói quan liêu, dùng mong muốn chủ

quan của cá nhân mình để áp đặt thành chỉ tiêu cho cơ quan, tổ chức, dù với
động cơ trong sáng. Chống bệnh chủ quan duy ý chí, chống lại thói quen dùng
quan điểm, suy nghĩ thiếu cơ sở.Trong khi dịch bệnh đang phức tạp, sau khi
tiêm đủ 3 mũi vắc-xin nhiều người đã nảy sinh tâm lý chủ quan, lơ là, tự tin cơ
thể đã miễn dịch nên không thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa y
tế, ngay cả khi sinh hoạt hoặc làm việc trong mơi trường có nguy cơ lây nhiễm
cao; thậm chí chê bai người khác khi thấy họ nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc
5K, coi đó là sợ chết. Đấy là quan điểm, suy nghĩ sai lệch cần được bác bỏ, loại
trừ, đáng bị khiển trách.
-Để cải tạo thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của mình, ta phải căn cứ vào
hiện thực khách quan để có thể đánh giá, xác định phương hướng biện pháp, kế
hoạch mới có thể thành cơng. Chính phủ giải quyết các khó khăn của doanh
nghiệp trong điều kiện dịch bệnh bằng cách miễn giảm thuế, phí, lệ phí và hỗ trợ
lãi suất, giải quyết vấn đề chăm sóc cho người lao động… tạo điều kiện thuận
lợi để doanh nghiệp trở lại thị trường. Đây là động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế.
-Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, nếu không làm như vậy
chúng ta sẽ gánh chịu hậu quả tai hại khôn lường. Nhận thức sự vật hiện tượng
phải chân thật đúng đắn, tránh tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không gán cho
đối tượng cái mà nó khơng có. Đối với nước ta, ngay từ đầu, do đánh giá đúng
tình hình và nhận thức rõ sự nguy hiểm của đại dịch thông qua các số ca mắc
bệnh và tử vong gia tăng, Chính phủ Việt Nam đã đề ra chiến lược nhằm kiểm
soát và tránh sự lây lan trên diện rộng, chúng ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh, trở
thành điểm sáng được bạn bè quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá
cao.
*Phát huy tính năng động chủ quan, sáng tạo
-Do ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới khách quan, ta cần
phát huy hết sức tính tự giác, chủ động, sáng tạo của con người trong nhận thức
và hoạt động thực tiễn.
-Con người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải ln
chủ động, phát huy khả năng, trí tuệ của mình và ln tìm tịi, sáng tạo cái mới.

-Cần kiên quyết chống lại tư duy giáo điều, cứng nhắc, lý thuyết suông về sự
vật, hiện tượng. Con người tuyệt đối khơng được thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ
trong mọi trường hợp để tránh việc sa vào lười suy nghĩ, lười lao động
Dịch bệnh dẫn đến những khó khăn trong q trình xuất khẩu nơng sản, một
trong số đó là quả thanh long bị ùn ứ, gây thiệt hại nặng nề. Chính vì vậy, nhờ sự
sáng tạo, kiên trì khơng bỏ cuộc để cho ra đời “bánh mì thanh long” đã mang lại
hiệu ứng rất lớn trong cộng đồng, từ chất lượng đến ý nghĩa. Đây được xem là


5

tín hiệu đáng mừng trong hành trình tìm giải pháp để “giải cứu” nông sản Việt
nhằm ổn định và khôi phục kinh tế
-Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi con người phải
quán triệt nguyên tắc khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Khơng
được tuyệt đối hóa vai trị của các điều kiện vật chất trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn. Vật chất có vai trị quyết định, chi phối nhưng khơng có nghĩa là
những thiếu hụt đối tượng vật chất sẽ khiến con người thất bại trong việc tìm ra
giải pháp khả thi.
1c_Sinh viên là lực lượng kế tục, phát huy, là nguồn lực chủ yếu trong thời đại
kinh tế tri thức, khoa học cơng nghệ, đóng vai trị then chốt trong quá trình ổn
định phát triển đất nước. Bản thân hiện tại đang là sinh viên, tôi nhận thấy bản
thân nên có trách nhiệm với đất nước, nhất là trong tình hình dịch bệnh hiện
bằng cách:
-Chủ động, tích cực học tập, nghiên cứu các mơn lý luận chính trị để có bản lĩnh
chính trị vững vàng, hiểu đúng đường lối, để bản thân nhận diện đấu tranh với
những quan điểm sai trái, bảo vệ xã hội chủ nghĩa. Tích cực trau dời lý tưởng
cách mạng, lối sống văn hóa để tránh bị tác động bởi các thế lực thù địch, phản
động.
-Đi theo lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống là những vấn đề cơ bản của chủ

nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng đường lối của Đảng. Những nội dung này trang bị
cho bản thân tôi thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn để giải quyết những
vấn đề thực tiễn đặt ra, tự mình nâng cao nhận thức trị, học và làm theo Bác, hỗ
trợ Đảng và Nhà nước trong việc loại bỏ các thông tin xuyên tạc, tiêu cực khỏi
các nền tảng mạng xã hội, tuyên truyền đến người thân, bạn bè có cách tiếp nhận
thơng tin đúng đắn và phải báo cáo ngay các trường hợp phản động, chống phá
Nhà nước.
-Tham gia tích cực vào các hoạt động đoàn thể để trau dồi kĩ năng sống: hội sinh
viên, đoàn thanh niên cộng sản Hờ Chí Minh, hoạt động chống dịch, cứu trợ vì
lợi ích của cộng đờng, xã hội.… Bên cạnh đó tích cực giao lưu văn hóa trong và
ngoài nước để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và góp phần xây dựng nền,
phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
-Trau dồi kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn, tiếp thu kiến thức khoa học, công
nghệ tiên tiến của thời đại, góp phần vào sự ổn định, phát triển đất nước. Trau
dồi kĩ năng ngoại ngữ là một lợi thế rất lớn cho việc xin việc làm, nắm bắt được
nhiều cơ hội khởi nghiệp từ sự hội nhập toàn cầu.
-Năng động, sáng tạo nghiên cứu khoa học, làm chủ tri thức khoa học, ứng dụng
tri thức khoa học, công nghệ vào thực tiễn. Chẳng hạn hoạt động nghiên cứu sản
xuất vắc-xin phòng Covid-19


6

-Tham gia các phong trào khởi nghiệp, tìm hiểu, nắm bắt cơ hội về thị trường
lao động; lựa chọn, việc làm phù hợp, giảm tỉ lệ thất nghiệp ổn định kinh tế
-Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong q trình xây dựng chính sách, pháp
luật; phát triển kinh tế tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
-Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước trong thời kì
đại dịch hiện tại, thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật
của nhà nước về vấn đề phòng chống dịch bệnh đồng thời vận động mọi người

xung quanh cùng thực hiện.
-Có trách nhiệm rèn luyện đạo đức, tác phong nhân cách, lối sống văn hóa, ý
thức chấp hành pháp luật và thực hiện nghĩa vụ cơng dân, phịng, chống tiêu
cực, tệ nạn xã hội, hành vi trái Pháp luật và đạo đức xã hội để trở thành công
dân hữu ích, đóng góp cho sự phát triển đất nước. Tuân thủ quy tắc phịng chống
dịch, khơng khai báo y tế sai trái để che giấu làm lây lan dịch bệnh.
Câu 2 *Từ nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất, hãy làm rõ tính tất yếu của nền kinh tế nhiều thành phần
ở nước ta hiện nay
- Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với
người trong quá trình sản xuất vật chất, bao gồm quan hệ sở hữu đối với tư liệu
sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau, quan hệ
về phân phối sản phẩm lao động.
- Lực lượng sản xuất là phương thức kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản
xuất. Về cấu trúc, lực lượng sản xuất được xem xét trên hai mặt kinh tế - kĩ thuật
và kinh tế - xã hội.
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ của công cụ lao
động, kinh nghiệm và kĩ năng lao động của con người, tổ chức và phân công lao
động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất. Gắn liền với trình độ lực
lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất.
- Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất
+Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản
xuất, tác động biện chứng với nhau. Trong đó lực lượng sản xuất quyết định
quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất tác động trở lại to lớn đối với lực lượng sản
xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất thì thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại, nếu khơng phù hợp sẽ
kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là quy luật cơ bản nhất của
sự vận động và phát triển xã hội.



7

+Lực lượng sản xuất quyết định sớm hình thành đổi của quan hệ sản xuất: lực
lượng sản xuất là cái biến đổi đầu tiên và luôn biến đổi. Lực lượng sản xuất là
nội dung của q trình sản xuất có tính năng động, thường xuyên vận động và
phát triển. Quan hệ sản xuất là hình thức của quá trình sản xuất có tính ổn định
và tương đối.
+Trong sự vận động của mâu thuẫn biện chứng đó, lực lượng sản xuất quyết
định quan hệ sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất như thế nào thì nó địi
hỏi quan hệ sản xuất phải phù hợp tương ứng. Khi lực lượng sản xuất thay đổi
thì quan hệ sản xuất cũng phải thay đổi cho phù hợp
+ Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ
sản xuất khi đã được xác lập thì nó độc lập tương đối với lực lượng sản xuất và
trở thành những cơ sở và những thể chế xã hội và nó khơng thể biến đổi đờng
thời đối với lực lượng sản xuất. Thường lạc hậu so với lực lượng sản xuất và nếu
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ sản xuất, tính chất của lực lượng sản xuất
thì nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu lạc hậu so với lực
lượng sản xuất dù tạm thời thì nó kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất có thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất vì
nó quy định mục đích của sản xuất quy định hệ thống tổ chức quản lý sản xuất
và quản lý xã hội, quy định phương thức phân phối và phần của cải ít hay nhiều
mà người lao động được hưởng. Nó tạo ra những điều kiện hoặc kích thích hoặc
hạn chế sự phát triển cơng cụ sản xuất, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào
sản xuất hợp tác phân cơng lao động quốc tế.
*Tính tất yếu của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay:
- Nền kinh tế nước ta chưa thật sự phát triển cao, lực lượng sản xuất luôn tồn tại
ở nhiều trình độ khác nhau tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ
có một kiểu quan hệ sản xuất. Do đó, cơ cấu của nền kinh tế, xét về phương diện
kinh tế xã hội là nền kinh tế nhiều thành phần

-Nước ta bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với lực lượng sản xuất
thấp kém và nhiều trình độ khác nhau, nên có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu
sản xuất khác nhau. Hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất là căn cứ trực tiếp để
xác định các thành phần kinh tế.
-Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn tồn tại một số thành
phần kinh tế của xã hội trước đây, chưa thể cải biến ngay được, đờng thời trong
q trình xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa lại xuất hiện thêm
một số thành phần kinh tế mới như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể… các thành
phần kinh tế mới và cũ tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau, tạo thành cơ
cấu nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ. Tóm lại, các thành phần
kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau là một tất yếu khách quan. Chúng


8

góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thu hút và sử dụng có hiệu quả các
ng̀n lực trong nước và ngoài nước, tạo nhiều vốn, nhiều việc làm, thay đổi bộ
mặt của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, cần phát huy những
điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của từng thành phần kinh tế để phát
huy được sức mạnh của các thành phần kinh tế.
*Tất nhiên khi đầu tư vào lực lượng sản xuất thi bản thân em sẽ đầu tư vào yếu
tố người lao động và công cụ lao động là nhiều nhất. Tuy nhiên thì để thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển thì em phải chú ý tới quan hệ sản xuất. Nếu trong
vai trò là chủ doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, những biện pháp nào về
mặt quan hệ sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển của em là:
-Thứ nhất là về phương tiện sở hữu, người lao động được xem người quan trọng
nhất đối với lực lượng sản xuất. Do đó để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
về khía cạnh quan hệ sản xuất thì em phải chú ý về phương tiện sở hữu. Muốn
người lao động gắn bó với doanh nghiệp của mình, để họ cố gắng hết sức mình
trong quá trình lao động để cống hiến cho doanh nghiệp thì về phương tiện sở

hữu, em nên cho cơng nhân của mình mua cổ phần (cổ phiếu). Tức là khi người
cơng nhân họ có cổ phần trong doanh nghiệp, mặc dù tỉ lệ nó vơ cùng nhỏ
nhưng bản thân người cơng nhân họ sẽ muốn gắn bó và làm việc dài lâu hơn với
doanh nghiệp
-Bên cạnh đó với tư cách là chủ doanh nghiệp, bản thân em cũng phải để ý đến
phương diện tổ chức. Phải có cách tổ chức quản lý nhân sự phù hợp, biết được
ưu điểm và hạn chế của từng người để có cách sắp xếp vị trí cho từng người theo
năng lực. Cụ thể như một người năng động hoạt bát sẽ được sắp xếp vào vị trí
giao dịch và tư vấn khách hàng, người ít hoạt bát nhưng có khả năng ghi nhớ và
tính tốn tỉ mỉ, chính xác sẽ được làm ở vị trí kế tốn.
-Về khía cạnh phân phối, nếu bản thân là chủ doanh nghiệp thì thật sự cần thiết
phải để ý đến khâu này. Phân phối sản phẩm, mức chia tỷ lệ lợi nhuận, cần có
chế độ lương thưởng hợp lý. Một người có cố gắng rất nhiều hiệu quả gấp mấy
lần người khác thì phải có mức lương cao hơn, có như vậy thì mới kích thích
người lao động họ cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp của mình

Chữ ký của sinh viên
Trần Thị Mỹ Dung



×