Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

(SKKN 2022) giải pháp có hiệu quả khi hướng dẫn học sinh lớp 12 giải bài tập về mạch điện xoay chiều ba pha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.01 KB, 16 trang )

Trường THPT Hoàng Lệ Kha
GV: Phạm
Thị Hải Huyền
.......................................................................................................
............................
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
I - Lời mở đầu:
Năm học 2021-2022, hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng xét tuyển dựa
vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, TP HCM, đánh
giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Cấu trúc đề thi bao gồm tư duy
định tính, tư duy định lượng và phần khoa học. Các câu hỏi được kiểm tra dưới
hình thức trắc nghiệm, số lượng câu hỏi nhiều, đòi hỏi học sinh phải trả lời với tốc
độ nhanh. Để đáp ứng yêu cầu này người dạy và người học phải đổi mới cách dạy,
cách học. Và để người học có thể đạt được kết quả cao nhất. Trong một thời gian
ngắn người học phải giải được một lượng lớn các câu hỏi lý thuyết và bài tập
thuộc nhiều thể loại, nội dung kiến thức khác nhau. Để làm được điều này người
học phải tiếp thu được nhiều nội dung kiến thức và phải có kỹ năng thành thạo
trong việc giải tốn nhanh. Muốn như vậy người dạy cũng phải tìm ra được những
cách giải hay, ngắn và nhanh nhất đối với một bài toán để đáp ứng được yêu cầu
của người học.
Trong q trình giảng dạy bộ mơn cơng nghệ lớp 12, phần Mạch điện xoay
chiều ba pha là một trong những nội dung có tính chất ứng dụng thực tiễn vào môn
Vật lý cũng được sử dụng trong các đề thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy và
đặc biệt để giúp cho các em làm bài tốt trong phần kiểm tra định kỳ. Khi dạy phần
mạch điện xoay chiều ba pha tôi nhận thấy: Ở hầu hết các bài tập nếu xác định
đúng cách nối tải ba pha với nguồn điện ba pha bằng cách sử dụng mối quan hệ
giữa đại lượng dạy và đại lượng pha để tính tốn và ngược lại thì sẽ thu
được kết quả chính xác và nhanh nhất, nếu xác định khơng chính xác dẫn đến kết
quả tồn bộ bài tốn bị sai. Với phạm vi của đề tài này, tôi xin đưa ra đây “Giải
pháp có hiệu quả khi hướng dẫn học sinh lớp 12 giải bài tập về mạch điện xoay
........................................................................................................


............................
1


Trường THPT Hoàng Lệ Kha
GV: Phạm
Thị Hải Huyền
.......................................................................................................
............................
chiều ba pha”. Đó là xác định đúng cách nối tải ba pha với nguồn điện ba pha và
sử dụng mối quan hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha để giải một số bài tập về
mạch điện xoay chiều ba pha trong mơn cơng nghệ lớp 12. Các đồng chí hãy so
sánh với cách làm của mình để thấy được ưu điểm của giải pháp trên.
II - Thực trạng của vấn đề nghin cứu:
1. Thực trạng:
Trên thực tế có rất nhiều học sinh khi giải các bài tập về mạch điện xoay
chiều ba pha thường dễ nhầm lẫn cách xác định các đại lượng dây và đại lượng
pha trong tính tốn dẫn đến kết quả bị sai lệch và mất nhiều thời gian. Với các bài
toán ở phần này học sinh lại cho là khó, ngại làm; trước đây phần lớn suy nghĩ của
các em học sinh cho rằng môn công nghệ là mơn phụ, khơng thi tốt nghiệp, khơng
có tiết bài tập nên không dành nhiều thời gian cho môn học đó. Đến năm học
2021-2022 các em vẫn biết kiến thức về mạch điện xoay chiều ba pha có thể bổ
sung thêm cho kiến thức Vật lí và là cơ sở để các em áp dụng vào giải các bài tập
khi thi đánh giá năng lực, thi đánh giá tư duy và áp dụng vào cuộc sống sinh hoạt
của bản thân, của cộng đồng hoặc học tiếp các chuyên ngành kĩ thuật sau này.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
Với những học sinh ở các lớp không được hướng dẫn các làm bài tập thì
khi các em bắt tay vào làm các bài kiểm tra thường lúng túng, vội vàng, rất hay
nhầm lẫn vì trong thời gian qui định các em không làm hết được bài và tỉ lệ câu
làm sai cịn khá nhiều. Chính vì thế, chúng ta cần phải hướng dẫn để các em có thể

hiểu và vận dụng được cách làm nhanh hơn, chính xác hơn. Cách làm mang lại
hiệu quả nhanh nhất, chính xác nhất khi giải một số bài tập về mạch điện xoay
chiều ba pha là xác định đúng cách nối tải ba pha với nguồn điện ba pha, sử dụng
mối quan hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha đồng thời kết hợp với những
........................................................................................................
............................
2


Trường THPT Hồng Lệ Kha
GV: Phạm
Thị Hải Huyền
.......................................................................................................
............................
kiến thức có liên quan đến mạch điện xoay chiều để giải từng bài tập cụ thể. Để
các em biết xác định đúng cách nối tải ba pha và sử dụng mối quan hệ giữa đại
lượng dây, đại lượng pha khi làm bài tập thì trước hết các em cần phải nắm vững
mối quan hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha tương ứng các trường hợp nối tải
3 pha theo hình sao hay tam giác. Cái khó là cần xác định được các nối tải ba pha
để vận dụng công thức về mối quan hệ giữa đại lượng dây, đại lượng pha vào việc
giải từng bài tập cụ thể và ngược lại. Do đó giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh
cách xác định đúng mối quan hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha thông qua
việc giải một số các bài tập cụ thể và so sánh nó với các cách làm khác mà các em
hay dùng. Khi các em đã hiểu thì các em sẽ thấy dễ và phát huy cách làm này một
cách có hiệu quả. Xuất phát từ suy nghĩ trên tôi đã áp dụng giải pháp này vào thấy
các em vận dụng làm bài kiểm tra đạt được kết quả cao hơn so với những lớp
khác. Và tôi mạnh dạn đưa vào làm sáng kiến kinh nghiệm, rất mong các đồng
nghiệp tham khảo và góp ý cho tôi.
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I - Các giải pháp thực hiện:

Vì mơn cơng nghệ lớp 12 khơng có tiết bài tập nên khi soạn giáo án cho
cho bài “Mạch điện xoay chiều ba pha”, phần III.2 - Quan hệ giữa đại lượng dây
và đại lượng pha: sau khi giáo viên giới thiệu mối quan hệ giữa đại lượng dây và
đại lượng pha cho 2 trường hợp khi tải nối hình sao và tam giác, giáo viên yêu cầu
học sinh trả lời 2 câu hỏi ví dụ trang 93 trong sách giáo khoa môn Công nghệ 12.
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận và rút kinh nghiệm những sai lầm các
em có thể mắc phải khi làm bài tập ví dụ trên là: một số em sử dụng công thức

........................................................................................................
............................
3


Trường THPT Hoàng Lệ Kha
GV: Phạm
Thị Hải Huyền
.......................................................................................................
............................
Id =

Ud
. Thời gian còn lại của tiết học giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi theo mức
R

độ khó tăng dần để kích thích năng lực tự học và tính tích cực cần thiết cho học
sinh khi nghiên cứu nội dung bài học. Qua đó giúp các em hiểu sâu hơn mối quan
hệ giữa các đại lượng dây và các đại lượng pha để các em có thể sử dụng linh hoạt
cho các bài tập về mạch điện xoay chiều ba pha một cách chính xác, ngắn gọn, dễ
hiểu và mất ít thời gian nhất.
II - Các biện pháp để tổ chức thực hiện:

Để giúp học sinh biết cách xác định đúng mối quan hệ giữa đại lượng dây
và đại lượng pha khi giải một số bài tập về mạch điện xoay chiều ba pha, trước hết
giáo viên cần yêu cầu học sinh tự ôn tập lại một số kiến thức vật lí và kiến thức
cơng nghệ có liên quan. Sau đó giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập (trên
phiếu học tập) và hướng dẫn học sinh giải nhanh trong phần củng cố bài học. Số
bài tập còn lại (nếu chưa làm xong), học sinh tiếp tục làm thay cho bài tập về nhà.
Muốn làm tốt được điều này người giáo viên khi soạn giáo án hướng dẫn
học sinh làm bài tập cần đưa ra những trường hợp các em thường mắc sai lầm để
các em rút kinh nghiệm, từ đó các em thấy được với cách làm này khi giải tốn ít bị
nhầm lẫn và sẽ cho kết quả nhanh nhất.
Trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đề cao cách giải một bài tập về
mạch điện xoay chiều ba pha bằng phương pháp xác định đúng cách nối tải ba pha
và sử dụng mối quan hệ giữa đại lượng dây, đại lượng pha. Do đó tơi xin đưa ra
một số bài tập mạch điện xoay chiều ba pha và cách giải để các bạn tham khảo.
1. Kiến thức vật lí có liên quan:
- Định luật ơm cho đoạn mạch: U = I . R

........................................................................................................
............................
4


Trường THPT Hoàng Lệ Kha
GV: Phạm
Thị Hải Huyền
.......................................................................................................
............................
- Định luật Joule - Lenz: P = U .I = I 2 .R =

U2

R

2. Kiến thức cơng nghệ có liên quan:
- Cách nối nguồn điện và tải 3 pha theo hình sao hay tam giác.
- Mối quan hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha:
Nếu tải ba pha đối xứng thì:
+ Khi nối hình sao:

Id = Ip
Ud = 3 . Up

+ Khi nối hình tam gic:

Id = 3 . Ip
Ud = Up

3. Một số bài tập vận dụng:
Bài tập 1: Có thể mắc bóng đèn 220V - 100W vào mạng điện 3 pha 4 dây có
Ud = 380V theo phương pháp nào để bóng đèn làm việc bình thường?
Cách giải:
- Mạng điện 3 pha 4 dây có Ud = 380V, suy ra U p =

Ud
3

=

380
3


≈ 220V

- Theo đề bài ta lại có: Uđm của đèn = Up = 220V.
Vậy để làm việc bình thường thì bóng đèn phải mắc theo hình sao có dây
trung tính.
Bài tập 2: Có thể mắc bóng đèn 220V-100W vào mạng điện 3 pha 3 dây có Ud =
220V theo phương pháp nào để bóng đèn làm việc bình thường?
Cách giải:
- Mạng điện 3 pha 3 dây có: Ud = 220V.
- Theo đề bài ta lại có: Uđm của đèn = Ud = 220V.
Vậy để làm việc bình thường thì bóng đèn phải mắc theo hình tam giác.
........................................................................................................
............................
5


Trường THPT Hoàng Lệ Kha
GV: Phạm
Thị Hải Huyền
.......................................................................................................
............................
Bài tập 3: Mạch điện 3 pha 3 dây, điện áp dây 380V, tải là 3 điện trở R bằng nhau,
nối tam giác. Cho biết dòng điện trên đường dây bằng 80A. Xác định trị số dịng
điện pha của tải và tính điện trở R trên mỗi pha của tải.
Cách giải:
* Tính dịng điện pha của tải:
Do tải đối xứng nối tam giác và đấu với nguồn 3 pha 3 dây có Ud = 380V
nên ta có:
Id = 3 . Ip
Ud = Up = 380 V


Suy ra: I p =

Id
3

(1)

Theo đề bi: Id = 80A, thay vo biểu thức ( 1 ) ta cĩ:
Ip =

Id
3

=

80
3

( A) = 46,24( A)

Vậy dòng điện pha của tải là 46,24A.
* Tính điện trở trên mỗi pha của tải:
Áp dụng định luật ơm cho đoạn mạch ta có: U = I . R
U

380

p
Suy ra: R = I = 46,24 ≈ 8,21Ω

p

Vậy điện trở trên mỗi pha của tải là 8,21 Ω
Bài tập 4:
Có 2 tải 3 pha: Tải thứ nhất là 9 bóng đèn (số liệu của mỗi bóng đèn là
P = 100W, U = 220V); Tải thứ hai là một lò điện trở ba pha (điện trở mỗi pha
R = 30 Ω , U = 380V). Các tải trên được nối vào mạch điện 3 pha 4 dây có điện áp
220/380V.
a. Giải thích 220V là điện áp gì, 380V là điận áp gì?
........................................................................................................
............................
6


Trường THPT Hoàng Lệ Kha
GV: Phạm
Thị Hải Huyền
.......................................................................................................
............................
b. Xác định cách nối dây của mỗi tải (thành hình sao hay tam giác) và giải
thích vì sao phải nối như vậy?
c. Vẽ cách nối dây của mạch điện 3 pha trên.
d. Tính dịng điện pha và dịng điện dây của mỗi tải.
Cách giải:
a. Mạch điện 3 pha 4 dây với điện áp 220V/380V có nghĩa là nguồn điện
nối hình sao có dây trung hoà: Up = 220V, Ud = 380V.
b. Xác định cách nối dây của mỗi tải:
- Đối với tải 1: Vì 9 bóng đèn loại 220V - 100W có Uđm của đèn = Up = 220V.
Vậy để làm việc bình thường thì 9 bóng đèn phải mắc theo hình sao có dây trung
tính, mỗi pha mắc 3 bóng đèn song song với nhau.

- Đối với tải 2: Lò điện trở 3 pha có điện trở mỗi pha R = 30 Ω , Up = 380V
=

Ud nguồn. Vậy các cuộn dây quấn của lị điện phải được nối theo hình tam giác.
c. Sơ đồ nối dây của mạch điện trên:
O
C
B
A
X

X

X

X

X

X

X

X

X

Tải 1

Tải 2


d. Tính dịng điện của mỗi tải:
- Tải 1: Là 9 bóng đèn, mỗi bóng đèn có cơng suất là 100W. Vậy công suất
của mỗi pha là: P1 pha = P3 bóng đèn = 3.100 = 300W.
........................................................................................................
............................
7


Trường THPT Hoàng Lệ Kha
GV: Phạm
Thị Hải Huyền
.......................................................................................................
............................
Mặt khác theo định luật Joule - Lenz ta có: P = U.I
⇒ Ip =

P1 pha
Up

=

300
≈ 1,36 A
220

Vì các bóng đèn mắc theo hình sao nên ta có: Id = Ip = 1,36A.
Vậy dòng điện dây và dòng điện pha của mỗi tải đều là 1,36A.
- Tải 2: Dòng điện đi qua mỗi cuộn dây của lò điện trở là:
U


380

P
Áp dụng định luật ôm cho đoạn mạch ta có: I p = R = 30 = 12,66 A
P

Vì các cuộn dây mắc theo hình tam giác nên:
I d = 3.I p =

3.12,66 = 21,9 A

Vậy dòng điện pha của tải là 12,66A; dòng điện dây của tải là 21,9A.
Bài tập 5:
Ba cuộn dây giống nhau, mỗi cuộn dây có điện trở thuần R = 8 Ω và điện
cảm L = 19,1 mH. Ba cuộn dây được mắc tam giác và đặt vào điện áp 3 pha đối
xứng có Ud = 220V, f = 50 Hz. Tính dịng điện pha, dịng điện dây, hệ số cơng
suất, cơng suất của 3 pha.
Cách giải:
- Tính cảm kháng của mỗi cuộn dây:
XL = 2 π f.L = 2 . 3,14 . 50 . 19,1 . 10 - 3 = 6 Ω
- Tổng trở mỗi pha: Z p = R 2 + X L2 = 8 2 + 6 2 = 10Ω
- Do tải mắc tam giác nên Ud = Up = 220V. Áp dụng định luật ôm cho đoạn
U

220

P
mạch, dòng điện pha của tải là: I p = Z = 10 = 22 A
P


- Dòng điện dây của tải là: I d = 3.I p = 3.22 ≈ 38 A
........................................................................................................
............................
8


Trường THPT Hoàng Lệ Kha
GV: Phạm
Thị Hải Huyền
.......................................................................................................
............................
- Hệ số công suất: cos ϕ =

R 8
=
= 0,8
Z 10

- Do tải 3 pha đối xứng nên công suất tác dụng 3 pha là:
P3 p = 3.U d .I d . cos ϕ = 1,73.220.38.0,8 ≈ 11,55 KW

- Để tính cơng suất phản kháng ta phải tính sin ϕ :
Áp dụng cơng thức: sin 2 ϕ + cos 2 ϕ = 1
Suy ra: sin ϕ = 1 − cos 2 ϕ = 1 − 0,8 2 = 0,6
- Công suất phản kháng là:
Q3 p = 3.U d .I d . sin ϕ = 1,73.220.38.0,6 ≈ 8660VAR = 8,66 KVAR

- Cơng suất tồn phần là: S 3 p = 3.U d .I d = 1,73.220.38 ≈ 14,4 KVA
Bài tập 6:

Cho mạch điện ba pha đối xứng (hình vẽ bên).
Biết điện áp pha là 220V, dịng điện pha là 5A. Tính
cơng suất tác dụng và công suất phản kháng của tải 3
Cch
pha nêu
giảitrên
: biết hệ số công suất cos ϕ = 0,8.

A
B
C

Cách giải:
* Sơ đồ mạch điện 3 pha đối xứng khi mắc vôn kế, ampe kế để đo điện áp
dây, điện áp pha, dòng điện dây, dòng điện pha:
A

A

B
V1

C
V

2
........................................................................................................
............................
9



Trường THPT Hồng Lệ Kha
GV: Phạm
Thị Hải Huyền
.......................................................................................................
............................

* Tính cơng suất của mạch điện 3 pha trên:
- Để tính cơng suất của mạch điện 3 pha trên ta tính điện áp dây và dòng
điện dây:
U d = 3.U p = 3.220 = 380V
I d = I p = 5A

- Tải 3 pha đối xứng nên công suất tác dụng 3 pha là:
P3 p = 3.U d .I d . cos ϕ = 1,73.380.5.0,8 ≈ 2629,6W = 2,63KV

- Để tính cơng suất phản kháng ta phải tính sin ϕ :
Áp dụng công thức: sin 2 ϕ + cos 2 ϕ = 1
Suy ra: sin ϕ = 1 − cos 2 ϕ = 1 − 0,8 2 = 0,6
- Công suất phản khng là:
Q3 p = 3.U d .I d . sin ϕ = 1,73.380.5.0,6 ≈ 1972,2VAR = 1,97 KVAR

- Công suất tồn phần l: S 3 p = 3.U d .I d = 1,73.380.5 ≈ 3287VA = 3,29 KVA
Bài tập 7:
Cho mạch điện có nguồn 3 pha và tải 3 pha đối xứng mắc theo hình sao,
khơng có dây trung tính. Mỗi pha có R = 3 Ω , XL = 4 Ω mắc nối tiếp, nguồn có Ud
= 220V, f = 50 Hz.
1. Xác định dòng điện và điện áp pha trong các trường hợp:
a. Bình thường.
b. Đứt dây pha A.

2. Khi có dây trung tính kết quả tính tốn trên cịn đúng khơng?
Cách giải:
........................................................................................................
............................
10


Trường THPT Hồng Lệ Kha
GV: Phạm
Thị Hải Huyền
.......................................................................................................
............................
1. Khi khơng có dây trung tính:
a. Trường hợp bình thường:
- Vì nguồn và tải đối xưng nên: U p =

Ud
3

=

380
3

= 220V

- Tổng trở mỗi pha: Z p = R 2 + X L2 = 6 2 + 8 2 = 10Ω
- Dòng điện dây bằng dòng điện pha:
Id = I p =


Up
Zp

=

220
= 22 A
10

- Hệ số công suất: cos ϕ =

R 6
=
= 0,6 ⇒ ϕ = 530
Z 10

- Tính cơng suất:
+ Do tải 3 pha đối xứng nên công suất tác dụng 3 pha là:
P3 p = 3.U d .I d . cos ϕ = 1,73.380.22.0,6 ≈ 8677,7W = 8,68 KW

+ Để tính cơng suất phản kháng ta phải tính sin ϕ :
Áp dụng công thức: sin 2 ϕ + cos 2 ϕ = 1
Suy ra: sin ϕ = 1 − cos 2 ϕ = 1 − 0,6 2 = 0,8
+ Công suất phản kháng là:
Q3 p = 3.U d .I d . sin ϕ = 1,73.380.22.0,8 ≈ 11570,24VAR = 11,57 KVAR

+ Cơng suất tồn phần là: S 3 p = 3.U d .I d = 1,73.380.22 ≈ 14462,8VA = 14,46 KVA
b. Trường hợp đứt dây pha A. Mạch điện vẽ trên hình sau:
A
B

- Tính dịng điện:

C

........................................................................................................
............................
11


Trường THPT Hoàng Lệ Kha
GV: Phạm
Thị Hải Huyền
.......................................................................................................
............................
Khi đứt dây A hai pha B và C nối tiếp nhau và đặt dưới điện áp dây. Tổng
trở hai pha B và C bằng nhau nên điện áp trên mỗi pha bằng:
U 'p =

U d 380
=
= 190V
2
2

Dòng điện qua pha B và C như nhau (Vì mắc nối tiếp):
I B = IC =

U 'p
Zp


=

190
= 19 A
10

- Tính cơng suất:
+ Do tải 3 pha không đối xứng nên công suất tác dụng là:
P = PB + PC = I 2 .R B + I 2 .RC = 2.19 2.6 = 4332W = 4,33KW

+ Công suất phản kháng là:
Q = 2.I 2 . X L = 2.19 2.8 = 5776VAR = 5,78 KVAR
'
+ Công suất toàn phần là: S = 2.U p .I = 2.190.19 = 7220VA = 7,22 KVA

2. Khi có dây trung tính:
a. Khi nguồn và tải đối xứng thì dây trung tính trở nên khơng cần thiết. Do
đó các tính tốn trên cho trường hợp bình thường khơng có gì thay đổi.
b. Khi có dây trung tính, điện áp trên pha B và pha C của tải bằng điện áp
pha tương ứng của nguồn (bỏ qua tổn hao điện áp trên đường dây). Đó là tác dụng
của dây trung tính đảm bảo cho các pha làm việc độc lập. Các kết quả tính tốn IB
và IC ở mục 1.b trên khơng còn đúng nữa.
- Dòng điện trong dây B và C vẫn bằng nhau (Vì điện áp pha và tổng trở
như nhau).
Id = I p =

Up
Zp

=


220
= 22V
10

IA = 0

........................................................................................................
............................
12


Trường THPT Hồng Lệ Kha
GV: Phạm
Thị Hải Huyền
.......................................................................................................
............................
- Tính cơng suất:
+ Do tải 3 pha không đối xứng nên công suất tác dụng là:
P = PA + PB = 2.I 2 .R = 2.22 2.6 = 5808W = 5,81KW

+ Công suất phản kháng là:
Q = Q A + QB = 2.I 2 . X L = 2.22 2.8 = 7744VAR = 7,74 KVAR

+ Cơng suất tồn phần là: S = P 2 + Q 2 = 5,812 + 7,74 2 = 9,68KVA
Bài tập 8:
Có 6 bóng đèn loại 220V - 100W. Hãy mắc các bóng đèn trên thành tải 3
pha đối xứng và đảm bảo cho các bóng đèn sáng bình thường. Nguồn điện có
Ud = 3800V, f = 50 Hz.
a. Tính cơng suất tiêu thụ của tải 3 pha trên.

b. Tính các dịng điện dây khi một dây pha (Ví dụ pha A) bị đứt. Có nhận
xét gì về độ sáng của các bóng đèn?
Cách giải:
a. Tính cơng suất tiêu thụ của tải 3 pha:
Do tải 3 pha đối xứng nên công suất tiêu thụ 3 pha là:
P3 p = 3.U d .I d . cos ϕ = 1,73.380.22.0,6 ≈ 8677,7W = 8,68 KW

b. Tính dịng điện dây khi pha A bị đứt:
Khi đứt dây A hai pha B và C nối tiếp nhau và đặt dưới điện áp dây. Tổng
trở hai pha B và C bằng nhau nên điện áp trên mỗi pha bằng:
U 'p =

U d 380
=
= 190V
2
2

Dịng điện qua pha B và C như nhau (Vì mắc nối tiếp):
I B = IC =

U 'p
Zp

=

190
= 19 A
10


........................................................................................................
............................
13


Trường THPT Hoàng Lệ Kha
GV: Phạm
Thị Hải Huyền
.......................................................................................................
............................
Như vậy, khi một pha bị đứt dây độ sáng của các bóng đèn sẽ tối hơn bình thường
vì Upha = 190V < Uđm đèn = 220V
Bài tập 9:
Tải 3 pha đối xứng, điện trở mỗi pha là 11 Ω
, nối theo hình tam giác (hình bên). Số chỉ của
ampe kế A1 là 34,6 A.

A2

a. Tính điện áp dây của mạch và cơng suất A
tải trên tiêu thụ (tải các pha đều là điện trở thuần).
B
b. Khi đứt dây C thì số chỉ các ampe kế sẽ
thay đổi như thế nào?

A1

C

Cách giải:

a. Tính điện áp dây của mạch và công suất tải trên tiêu thụ:
Do tải nối hình tam giác nên ta áp dụng công thức: Ud = Up
Điện áp dây của mạch điện là: Ud = Up = Ip.R = 34,6.11 = 380,6 (V)
Công suất tải tiêu thụ là: P3 pha = 3.Up.Ip = 3 . 380,6 . 34,6/ 1,73= 22.836 W
b. Khi đứt dây C thì RB và RC mắc nối tiếp, nên số chỉ các ampe kế sẽ thay đổi
Bài tập 10:
Cho mạch điện như hình vẽ. Tải các pha là điện trở thuần: RA = RB = RC = 50 Ω .
Nguồn điện đối xứng có Ud = 220V. Xác định dịng điện các pha và cơng suất tiêu
thụ của tải 3 pha trong các trường hợp:
a. Tải làm việc bình thường.
b. Cầu chì dây A bị đứt.
c. Đoản mạch pha A trong trường hợp có

A

RA
RB

B
........................................................................................................
............................
RC
14
C


Trường THPT Hồng Lệ Kha
GV: Phạm
Thị Hải Huyền
.......................................................................................................

............................
dây trung tính, (cầu chì các pha tính tốn cho
tải các pha nêu trên.
Cách giải:
a. Khi tải làm việc bình thường:
- Dịng điện các pha là: IA = IB = IC = Ip = Id /1,73 = 25,4 (A)
- Công suất tiêu thụ của tải 3 pha là: P3 pha = 1,73 . 25,4 . 220 /1,73 = 5.588 W
b. Cầu chì dây A bị đứt.
- Dòng điện các pha là: IA = 0 (A)
IB = IC = Ip / 2 = 25,4 / 2 = 12,7 (A)
- Công suất tiêu thụ của tải 3 pha là: P3 pha = 2.UP.IP = 2 . 220 . 12,7 = 5.588 (A)
c. Đoản mạch pha A trong trường hợp có dây trung tính:
- Dịng điện các pha là: IA = 0 (A)
IB = IC = Ip = 25,4 (A)
- Công suất tiêu thụ của tải 3 pha là: P3 pha = 2.UP.IP = 2 . 220 . 12,7 = 5.588 (A)

C - KẾT QUẢ:
1. Kết quả nghiên cứu:
Thông qua 10 bài tập mà tôi đã đưa ra trên đây, ta có thể thấy rất rõ rằng
khi sử dụng mối quan hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha một cách chính xác,
kết hợp với kiến thức cơng nghệ, kiến thức vật lí gíup các em có thể làm được một
số bài tập về mạch điện xoay chiều ba pha trong thực tế mà trước đây các em vẫn
coi là khó. Như vậy, kết quả đạt được sau khi sử dụng phương pháp này là học
sinh đã làm tốt bài tập mà không bị nhầm lẫn, khi xác định đúng hướng làm bài
tập thì thời gian làm bài cũng đã rút ngắn đi rất nhiều.
........................................................................................................
............................
15



Trường THPT Hồng Lệ Kha
GV: Phạm
Thị Hải Huyền
.......................................................................................................
............................
Trong q trình dạy học tôi đã vận dụng giải pháp này và tôi nhận thấy: khi
xác định đúng cách nối tải ba pha theo hình sao hay tam giác và sử dụng mối quan
hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha trong mạch điện xoay chiều ba pha học
sinh rất thích làm bài tập phần này và nhờ đó gíup các em nắm vững kiến thức về
mạch điện xoay chiều ba pha hơn, trong các bài kiểm tra, thi cử các em đạt được
kết quả cao hơn.
2. Kiến nghị:
Những SKKN được giải cao cấp tỉnh, đặc biệt là những SKKN đạt giải A
cần được gửi về các trường để tất cả gio viên và học sinh có thể tham khảo và học
hỏi.

Thanh Hoá, ngày 15/05/2022
Người viết SKKN:

Phạm

Thị

Hải

Huyền

........................................................................................................
............................
16




×