Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

(SKKN 2022) vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học văn bản chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 36 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông mới (ban hành ngày 26/12/2018 kèm
Thông tư 32/2018/TT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu rõ:
Một trong những quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông là “bảo
đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với
những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hịa đức, trí, thể, mĩ; chú
trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học
tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên;
thơng qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và
tiềm năng của mỗi học sinh” [1; tr 5]. Như vậy, tư tưởng cốt lõi của đổi mới giáo
dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng là phát huy tính chủ
động, tích cực, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở HS.
Dạy học theo dự án là mơ hình dạy học lấy HS làm trung tâm, là một quan
điểm, phương pháp dạy học tích cực. Dạy học theo dự án có khả năng phát triển
kiến thức và các kĩ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở,
khuyến khích HS tìm tịi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình
thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Trong dạy học tác phẩm văn
chương, DHTDA khơng chỉ có khả năng lơi cuốn HS vào hoạt động cảm thụ và
tiếp nhận văn học một cách sáng tạo mà còn hướng tới phát triển những phẩm chất,
năng lực cần thiết cho cuộc sống và nghề nghiệp sau này của HS.
Với những đóng góp quan trọng đối với văn học hiện đại Việt Nam, truyện
ngắn của Nguyễn Minh Châu đã được lựa chọn trong chương trình mơn Ngữ văn
phổ thơng từ nhiều năm nay như: Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê, Chiếc thuyền
ngoài xa. Hơn 10 năm GV và HS THPT được tiếp cận với văn bản Chiếc thuyền
ngoài xacủa Nguyễn Minh Châu với niềm hứng thú và say mê về những điều gần


gũi của cuộc sống được gợi lên từ tác phẩm, nhưng về cơ bản, việc dạy học tác
phẩm của Nguyễn Minh Châu vẫn chủ yếu là cung cấp kiến thức về nội dung, giá
trị của văn bản theo cách hiểu của thầy trong 4 bức tường lớp học. HS chưa được


khuyến khích nêu câu hỏi, khơng có cơ hội bộc lộ suy nghĩ cá nhân về tác phẩm;
không được tạo môi trường, điều kiện để thực hiện những dự án học tập đa dạng,
bổ ích và hứng thú để vừa đọc sáng tạo tác phẩm vừa trải nghiệm cuộc sống trong
tác phẩm để phát triển các năng lực bản thân. Giáo viên dường như chưa được
khuyến khích, tạo điều kiện cũng như mạnh dạn vận dụng các PPDH tích cực như
DHTDA vào việc dạy học tác phẩm văn chương.Nhiều GV vẫn cho rằng, dạy học
văn là đọc, là truyền cảm, tưởng tượng và suy ngẫm; việc thực hiện các hoạt động
học tập như làm các dự án, các chương trình ngồi lớp học là một cái gì đó đi
ngược lại với bản chất của văn chương.
Lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự
án trong dạy học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu nhằm
phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh”,tôi muốn đề xuất và khẳng định
một hướng tiếp cận mới trong việc dạy học truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ở
trường THPT theo hướng đa dạng hóa các hình thức học tập của HS nhằm nâng
cao hứng thú học tập đối với môn Ngữ văn, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và
khả năng kết nối tác phẩm văn chương với đời sống của cá nhân HS.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng dạy học theo dự án trong
dạy học một văn bản cụ thể ở giờ đọc hiểu Ngữ văn lớp 12 THPT nhằm đáp ứng
nhu cầu vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo
dục trong tình hình mới; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội
kiến thức của học sinh; xóa bỏ bớt khoảng cách giữa văn học nhà trường và đời
sống xã hội; đồng thời nâng cao năng lực đọc văn, hiệu quả dạy học Ngữ văn ở nhà
trường phổ thông.


- Nhận ra những ưu thế của việc vận dụng phương pháp dạy học dự án nhằm tạo ra
môi trường, khơng khí dạy học dân chủ, tích cực, hiện đại.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Các cách thức, biện pháp vận dụng lí thuyết DHTDA vào việc tổ chức dạy học

văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu ở trường THPT.
- Học sinh các lớp 12 B3, 12 B7 khố học 2018-2021 trường THPT Nơng Cống 1.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các vấn đề lí luận về
phương pháp DHTDA, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong chương trình THPT.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: dự giờ đồng nghiệp, nhận xét rút kinh
nghiệm từ những bài giảng.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Thống kê, xử lí số liệu.
5. Những điểm mới của SKKN
Đề xuất một số cách thức, biện pháp để vận dụng linh hoạt, phù hợp phương pháp
dạy học theo dự án trong dạy học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh
Châu nhằm nâng cao chất lượng giờ học và phát huy năng lực, phẩm chất của HS
bậc THPT.


NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận
1.1.Dạy học dự án và vai trò của DHDA trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay
*Định nghĩa, quan niệm về dạy học theo dự án
Theo định nghĩa của Bộ Giáo dục Singapore, “Học theo dự án (Project
Work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiều
lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống” [2; tr 125].
DHTDA được quan niệm vừa là một hình thức, mơ hình, vừa là một
phương pháp dạy học tích cựctheo quan điểm lấy người học làm trung tâm. Tuy
được tiếp cận và định nghĩa khác nhau nhưng điểm chung trong các định nghĩa,
phát biểu, quan niệm về DHTDA là nhấn mạnh sự chuyển đổi người học từ vị thế
thụ động, tái hiện sang vị thế tích cực, chủ động, hợp tác, tự phát triển cá nhân

trong hoạt động học tập, chuyển từ cách dạy “thầy nói” trên bục giảng sang hướng
dẫn “trị làm” nhiệm vụ thực.
Ở Việt Nam, khái niệm DHDA hiện được nói và viết theo những cách khác
nhau như “dạy học theo dự án”, “dạy học dự án”, hoặc “dạy học dựa trên dự án”.
Nhưng bản chất các cách gọi này đều chỉ việc dạy học trên cơ sở những “project”
(dự án, đề án, kế hoạch) được GV và HS cùng hợp tác thiết kế và thực hiện một
cách cụ thể, rõ ràng.
*Vai trò của DHTDA trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
HS là trọng tâm, yêu cầu cơ bản của giáo dục Việt Nam hiện nay. Vận dụng DHDA
và các PPDH tích cực khác là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện
mục tiêu giáo dục đó.
DHDA giúp HS phát triển các năng lực quan trọng để sống trong một xã
hội khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức phát triển như hiện nay.Thực trạng


học tập thụ động, lối học thuộc lòng nội dung kiến thức của mơ hình trường học cũ
khơng thể giúp HS tồn tại trong một thế giới luôn biến động, đầy thách thức và
cạnh tranh. Giải quyết các vấn đề phức tạp của cuộc sống yêu cầu HS phải có các
kĩ năng cơ bản (đọc, viết, tính tốn…) và các kĩ năng của một công dân thế kỉ 21
như: trách nhiệm cá nhân và xã hội; lên kế hoạch, tư duy phản biện, lập luận và
sáng tạo; kĩ năng giao tiếp và hợp tác; hiểu biết đa văn hóa; hình dung và ra quyết
định; biết sử dụng công nghệ và lựa chọn các cơng cụ thích hợp cho nhiệm vụ. Sự
kết hợp các kĩ năng này giúp HS trở thành chủ nhân thực sự của q trình học.
Có thể nói, một trong những lợi ích quan trọng của học tập dự án là làm
cho trường học trở nên giống cuộc sống thực hơn. Nó là một cuộc khám phá sâu
sắc một chủ đề của thế giới thực xứng đáng với sự chú ý và nỗ lực của HS. Bằng
cách mang nội dung cuộc sống thực tế và công nghệ vào trong chương trình thơng
qua DHDA, HS được khuyến khích để trở thành một người làm việc độc lập, có tư
duy phản biện và là những con người học tập suốt đời.

DHTDA hướng vào việc đánh giá xác thực cho phép GV ghi chép một cách
hệ thống sự tiến bộ và phát triển của HS bằng cách: GV có nhiều cơ hội đánh giá
hơn; HS có nhiều cơ hội chứng minh khả năng của mình hơn: làm việc độc lập,
nghiên cứu, làm việc với bạn, làm việc nhóm; GV giao tiếp với HS hoặc nhóm HS
trong theo cách tiến bộ và ý nghĩa hơn.
DHTDA thúc đẩy việc học tập suốt đời, bởi DHTDA và việc sử dụng công
nghệ cho phép HS, GV vượt ra khỏi các bức tường của trường học; HS trở thành
những kiến trúc sư kiến tạo tri thức ở mọi nơi, mọi lúc. Mỗi HS có một phong cách
học tập; đồng thời HS có nhiều năng lực hơn là những điều được bộc lộ trong một
lớp học thông thường với việc tập trung vào các văn bản truyền thống. DHTDA
khuyến khích bộc lộ và phát triển các năng lực, phong cách học tập đó.DHTDA tơn
trọng sự khác biệt, bởi vì HS phải sử dụng tất cả các phương thức trong quá trình
nghiên cứu và giải quyết vấn đề, sau đó chuyển hóa chúng thành các giải pháp.Khi


HS quan tâm về những điều đang làm và có khả năng sử dụng các thế mạnh của
mình, các em sẽ đạt được mục tiêu ở mức độ cao hơn.Vì vậy, tăng cường vận dụng
DHTDA và các PPDH tích cực khác sẽ tạo nên sức đột phá trong việc nâng cao
hiệu quả giáo dục ở nhà trường phổ thông.
1.2. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu trong chương
trình Ngữ văn THPT
Bắt đầu từ năm học 2006-2007, Bộ GD&ĐT chính thức áp dụng chương
trình SGK THPT mới trên phạm vi toàn quốc. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
của Nguyễn Minh Châu là một trong số những tác phẩm mới được đưa vào chương
trình Ngữ văn 12 thay cho truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng. Đây là tác phẩm
thuộc thời kì sau năm 1975 trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu và
cũng là một trong số những tác phẩm thành cơng của thời kì đổi mới văn học Việt
Nam những năm 80 của thế kỉ trước.
Trong số những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Minh Châu, không thể khơng
nhắc đến Chiếc thuyền ngồi xa. Cuộc sống vất vả, đau khổ của một gia đình hàng

chài hiện lên ngẫu nhiên qua đôi mắt của nghệ sĩ Phùng khi anh về vùng biển miền
Trung công tác là minh chứng rõ nhất cho sự trăn trở của nhà văn về con người và
đổi mới tư duy nghệ thuật.
2.Cơ sở thực tiễn
Qua khảo sát thực trạng dạy học văn bản Chiếc thuyền ngồi xa ở lớp 12
trong chương trình, SGK Ngữ văn hiện hành, tơi nhận thấy: Chiếc thuyền ngồi xa
là một truyện ngắn hay, có nhiều thuận lợi khi dạy học. Điểm thuận lợi là phần lớn
HS thích tác phẩm này bởi cách dẫn truyện rất riêng, tình huống bất ngờ, nhân vật
độc đáo, truyện viết về những gì xảy ra trong cuộc sống đời thường nên rất gần
gũi, dễ hiểu. Tuy vậy, tác phẩm chưa được tiếp nhận một cách tồn diện, chưa khai
thác tối đa vai trị bạn đọc sáng tạo của HS, chưa chú ý đến quá trình tự học, tự


chiếm lĩnh kiến thức của HS và giúp HS liên hệ để giải quyết các yêu cầu của thực
tiễn đời sống. Điều này có thể giải thích bởi:
Về phía HS: Đây là tác phẩm khá dài trong khi quỹ thời gian chỉ có 2 tiết
trên lớp (từ khi được Bộ GD&ĐTcho phép tự chủ trong xây dựng chương trình dạy
học, một số trường THPT đã nâng thời lượng là 3 tiết) nên các em chỉ mới tiếp cận
một vài khía cạnh nội dung và nghệ thuật trong khi truyện ngắnlại đa nghĩa. HS có
thói quen tiếp thu văn bản một chiều, học chủ yếu những vấn đề để thi. Sự cảm
nhận của HS về tác phẩm đang cịn mang tính chất “học” của thầy là chủ yếu. HS
chưa có cơ hội bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ riêng về tác phẩm. Các em cịn chưa hiểu
hết tính cách phức tạp, đa chiều của nhân vật. Có những vấn đề gần gũi, thiết thực
nhưng lại phức tạp đối với lứa tuổi các em. Các em chưa có sự vận dụng, liên hệ
những vấn đề được phản ánh vào thực tiễn đời sống.
Về phía GV:Chiếc thuyền ngồi xa là một tác phẩm hay, thuộc nội dung thi
tốt nghiệp và đại học, GVluôn cóý thức trau dồi, tìm tịi tài liệu để dạy học hiệu
quả. Trong giờ dạy học, GV đầu tư nhiều vào nội dung bài dạy, cung cấp kiến thức
trọng tâm, cốt lõi về giá trị của văn bản. Tuy nhiên, mục tiêu bài dạy Chiếc thuyền
ngoài xa mới chỉ để phục vụ HS thi tốt nghiệp THPT quốc gia là chính; chưa chú ý

dự kiến các tình huống có thể xảy ra; chưa liên hệ văn bản với đời sống, hoặc nếu
có chỉ thống qua. PPDH chủ yếu vẫn là GV thuyết giảng - HS nghe, ghi chép, tái
hiện. Trong giờ học, phần lớn GV chú ý nhiềuđến mối quan hệ giữa GV- HS còn
các mối quan hệ giữa HS - HS, HS - tác phẩm chưa được chú trọng thích đáng.
Nguyên nhân chính là GV dạy nhiều giờ, ngại đổi mới, áp lực về điểm số khi HS đi
thi lớn hơn mục tiêu hình thành và rèn luyện kĩ năng cho HS; việc sử dụng mạnh
dạn và thường xuyên các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học mới đòi hỏi
nhiều thời gian và tâm huyết của cả thầy và trị.
- Về hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả đọc văn của HS: Hình thức kiểm
tra, đánh giá phổ biến nhất của GV Ngữ văn là kiểm tra miệng, kiểm tra viết tự


luận về: tác giả Nguyễn Minh Châu (quê quán, quá trình hoạt động văn nghệ, tác
phẩm chính, phong cách nghệ thuật); tác phẩm (tình huống truyện, các nhân vật).
Do đó khi làm bài kiểm tra, HS chủ yếu ghi nhớ, trình bày lại nội dung bài học
trong vở ghi hoặc các sách tham khảo. Các em ít có cơ hội bày tỏ ý kiến, cảm nhận
riêng của mình về những gì tâm đắc trong tác phẩm, ít vận dụng vào thực tiễn đời
sống để tác phẩm “sống lại” một lần nữa…
Như vậy, về cơ bản, việc dạy học truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, cụ thể là
dạy học Chiếc thuyền ngoài xa vẫn còn nhiều điều phải suy nghĩ. Trong quá trình
dạy học Ngữ văn tại trường THPT Nơng Cống 1, ở một số lớp phù hợp, tôi đã
mạnh dạn áp dụng linh hoạt một số phương pháp dạy học, đặc biệt trong đó tơi đã
sử dụng phương pháp dạy học theo dự án và nhận thấy phần nào khắc phục được
những hạn chế trên, đạt được những kết quả tích cực. Tôi nghĩ việc “Vận dụng
phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa
của Nguyễn Minh Châu nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh” là
một hướng tiếp cận mới để nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu và môn Ngữ văn hiện nay.
3.Các biện pháp để vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học
văn bản Chiếc thuyền ngoài xa

3.1.Học sinh làm quen với các dự án học tập Ngữ văn
Trong những giờ học tự chọn, tơi có lồng ghép để HS làm quen với các dự
án học tập mẫu, vừa để ôn tập kiến thức cho các em, vừa để các em tiếp cận, làm
quen với phương pháp dạy học này. Chẳng hạn, để ơn lại kiến thức văn học nước
ngồi, tơi trình chiếu cho các em tham khảo dự án “Thế giới có bao xa” do thầy trị
trường THPT Trưng Vương thực hiện. Đây là bữa tiệc văn hóa và kiến thức văn
học về 5 quốc gia là Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Âu- Mĩ la
tinh.


Hoặc, ở trường chuyên Trần Đại Nghĩa- Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh,
cơ giáo Đồn Thị Hải Lý đã tổ chức thành công rất nhiều dự án học tập như: Dự án
Quang Dũng, dự án Xuân Quỳnh…Cô đã căn cứ vào năng lực, hứng thú của mỗi
nhóm HS trong lớp để giao những nhiệm vụ khác nhau cho các em, đem đến
những giờ học sôi nổi, hứng thú.
3.2. Hướng dẫn HS lựa chọn và đề xuất các dự án học tập về tác phẩm của
Nguyễn Minh Châu
Để việc học thực sự là của HS, vì HS, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của GV
là phải hướng dẫn HS xác định, lựa chọn, đề xuất được các dự án học tập phù hợp.
HS THPT đang ở lứa tuổi tâm lý rất hiếu động, muốn khám phá thế giới xung
quanh và sáng tạo, vì vậy việc tạo ra hứng thú học tập, giúp HS có cơ hội bộc lộ
năng lực bản thân và sáng tạo là mục tiêu bậc cao của giáo dục phổ thông, là cơ sở,
nền tảng để định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em. Khi thực hiện nhiệm vụ
được giao phù hợp với hứng thú và năng lực của mình, HS sẽ chủ động, tích cực
tìm cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
GV không nên áp đặt những dự án mà HS khơng cảm thấy hứng thú, khơng
có điều kiện và khả năng thực hiện; cũng không để HS thực hiện dự án theo cảm
tính. Thay vào đó GV hướng dẫn HS lựa chọn và đề xuất các dự án học tập bằng
cách: Hướng dẫn HS tìm những chủ đề, nội dung xun suốt trong tác phẩm có thể
tích hợp phát triển kiến thức, kỹ năng theo Yêu cầu cần đạt của chương trình;

những nội dung có tính thực tiễn trong tác phẩm, những vấn đề mang tính xã hội
cấp bách, thời sự, hướng đến các giá trị nhân văn, tích cực trong cuộc sống, khơi
gợi hứng thú, tò mò của HS.
Khi dạy học văn bản Chiếc thuyền ngồi xa, HScó thể lựa chọn các dự án
học tập như: Nguyễn Minh Châu- người mở đường tinh anh và tài năng, Nghệ
thuật và Cuộc sống - Xa và Gần, Chiếc thuyền ngoài xa nhưng cuộc sống ở gần;


Bạo hành gia đình và sang chấn tâm lí ở những đứa trẻ; Người đàn bà hàng chàisự cam chịu hay đức hi sinh…
Những dự án này, ngoài việc thảo luận và học tập trên lớp, HS sẽ phải tạo ra
những sản phẩm học tập đa dạng như: một báo cáo thực trạng, bài thuyết trình, bài
phỏng vấn, tiểu phẩm, biên kịch, bài trình diễn đa phương tiện do nhóm lựa chọn
dưới sự hướng dẫn, tư vấn của GV.
3.3. Hướng dẫn HS xây dựng mục tiêu thực hiện dự án học tập
Thực hiện dự án dạy học luôn phải hướng tới một mục tiêu nhất định. Tuy
nhiên, để HS là chủ thể của hoạt động học tập, GV không phải là người áp đặt tất
cả các mục tiêu đó, mà nên là người hướng dẫn, định hướng cho HS.
GV hướng dẫn HS xác định mục tiêu thực hiện dự án theo các phương diện:
mục tiêu về kiến thức, mục tiêu về thái độ và tình cảm, mục tiêu về kỹ năng, mục
tiêu về sản phẩm học tập.Bên cạnh đó, mục tiêu đặt ra khi thực hiện dự án là phải
giúp HS rèn luyện và phát triển được các năng lực, kĩ năng khác như giao tiếp, hợp
tác, thuyết trình, giải quyết vấn đề, phân tích, phản biện, năng lực cảm thụ thẩm
mĩ, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin…
Chẳng hạn, khi thực hiện dự ánNguyễn Minh Châu - Người mở đường tinh
anh và tài năng, mục tiêu của dự án là:
Về kiến thức: HS tóm tắt, trình bày được những nét chính về cuộc đời và sự
nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu, nhấn mạnh Nguyễn Minh Châu một trong
những cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và
sau năm 1975, vị trí quan trọng của Nguyễn Minh Châu trong lịch sử văn học Việt
Nam hiện đại.

Về thái độ và tình cảm : HS cần có quan điểm cởi mở, trung thực về sự thay
đổi trong nhận thức, quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trước và sau
năm 1975. Trong quá trình thực hiện dự án, HS có tinh thần trách nhiệm, hợp tác,


biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau, giúp đỡ nhau khi thực hiện mục tiêu
chung.
Về kiến thức, kĩ năng liên môn: HS củng cố và phát triển kiến thức về các
lĩnh vực lịch sử, địa lý, tin học và các loại hình nghệ thuật sân khấu; phát triển kĩ
năng giải quyết vấn đề, …
Về sản phẩm của HS: Bài thu hoạch; video, clip; tranh, thơ, nhạc; các bản
trình chiếu Powerpoint thuyết trình về tác giả Nguyễn Minh Châu,…
Sau khi HS thực hiện, GV có thể trình chiếu khái quát bằng sơ đồ:
3.4. Hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch thực hiện dự án học tập
Trong quá trình thực hiện dự án, dưới sự hướng dẫn của GV, HS là người chủ
động xây dựng kế hoạch thực hiện dự án học tập. Cơng việc này thực sự địi hỏi
tinh thần trách nhiệm, thái độ tích cực và sự sáng tạo của người học. Trước hết, GV
cần phân chia nhóm, các nhóm cử trưởng nhóm, thư kí và họp bàn, thảo luận để xây
dựng kế hoạch. Nội dung kế hoạch cần nêu rõ: Mục tiêu, Nội dung những công
việc cần làm, Thời gian hồn thành, Phân cơng nhiệm vụ trong nhóm, Địa điểm
thực hiện, Điều kiện (cơ sở vật chất, kinh phí) thực hiện dự án, Sản phẩm cần có...
3.5. Hướng dẫn HS tổ chức thực hiện dự án học tập theo kế hoạch
- Sau khi kế hoạch đã được các thành viên trong nhóm thảo luận thống nhất, các
thành viên thực hiện nhiệm vụ theo phân công đảm bảo mỗi HS đều có phần việc,
hợp tác chặt chẽ với nhau để đạt được mục tiêu chung của dự án và của nhóm.
- Để dự án có thể thực hiện, GV phải hướng dẫn HS chuẩn bị các điều kiện,
phương tiện để thực hiện dự án. Với mỗi dự án khác nhau, các điều kiện và phương
tiện để thực hiện sẽ khác nhau. Thông thường khi thực hiện các dự án về tác
phẩmChiếc thuyền ngoài xa là sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, internet, máy ghi
âm, máychụp ảnh, laptop, phương tiện trình chiếu và các phương tiện hỗ trợ hồn

thiện sản phẩm,… Ngồi ra, có dự án HS sẽ phải phỏng vấn, điều tra, khảo sát thực
tế, xây dựng tiểu phẩm, giải quyết tình huống thực có liên quan đến nội dung tác


phẩm như Bạo hành gia đình và sang chấn tâm lí ở những đứa trẻ... Vì vậy, GV
phải hướng dẫn HS xây dựng mẫu phiếu khảo sát, câu hỏi phỏng vấn, kết nối với
các gia đình để giúp HS thực hiện dự án một cách hiệu quả. Có chuẩn bị đầy đủ
các điều kiện thực hiện dự án, HS mới làm tốt được những nhiệm vụ mà dự án học
tập đặt ra.
- Trong q trình DHTDA sẽ có rất nhiều tình huống xảy ra với mn hình, mn
vẻ khác nhau khiến HS cảm thấy bối rối, khó xử, khó giải quyết, bởi DHTDA liên
quan đến thực tiễn trong khi vốn trải nghiệm thực tiễn của các em còn hạn chế. Vì
vậy, GV cần hướng dẫn HS dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách xử lý.
Chẳng hạn, dự án Bạo hành gia đình và sang chấn tâm lí ở những đứa trẻ
được gợi ý từ Chiếc thuyền ngoài xa là một vấn đề thời sự nhức nhối của xã hội, để
lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là với phụ nữ và trẻ em. Họ cần phải được
bảo vệ. Tuy nhiên, người Việt Nam thường quan niệm “đẹp tốt phô ra, xấu xa đậy
lại; “chuyện trong nhà đóng cửa bảo nhau”... Vì vậy, khi thực hiện dự án này, GV
hướng dẫn HS dự kiến trước các tình huống có thể sẽ phải đối mặt và giải quyết
như: không tiếp cận được đối tượng cần khảo sát, đối tượng được khảo sát không
hợp tác hoặc chia sẻ thơng tin hạn chế, HS chưa có các kĩ năng điều tra, khai thác
thơng tin khéo léo. Với những tình huống cụ thể, GV cần hướng dẫn HS dự kiến
cách xử lý tình huống hiệu quả. Có như vậy việc thực hiện dự án mới thông suốt và
đáp ứng mục tiêu.
-Để thực hiện một dự án học tập, HS phải biết cách thu thập thông tin một cách
khoa học, từ nhiều nguồn khác nhau. Lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu đa
dạng là một thao tác, kĩ năng quan trọng cần hình thành cho HS. Mỗi kênh thơng
tin có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Lựa chọn được nguồn thơng tin thích
hợp, tiêu biểu sẽ bảo đảm hiệu quả thực hiện dự án.
Ngồi ra, có thể thu thập thông tin từ mạng internet, các phương tiện thông

tin đại chúng khác. Tuy thơng tin từ các nguồn này có tính cập nhật, đa dạng nhưng


có thể có những yếu tố chưa được kiểm chứng đầy đủ hoặc những bình luận, đánh
giá có tính chủ quan, đặc biệt là đánh giá về con người, về đời tư và mối quan hệ
xã hội của các nhà văn. Vì vậy, GV cần hướng dẫn HS sử dụng tư duy phản biện để
lựa chọn được những thông tin khách quan, có ý nghĩa.
Chẳng hạn: Đối với dự án Bạo hành gia đình và sang chấn tâm lí ở những
đứa trẻ, GV có thể hướng dẫn HS khảo sát nạn bạo hành gia đình bằng các phương
pháp như: quan sát thực tế, trải nghiệm tình huống, phỏng vấn những người trong
cuộc và nhân chứng, điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi, nghiên cứu báo cáo của Hội
phụ nữ hoặc chính quyền địa phương
-Trong DHDA, làm việc nhóm là một trong những hình thức hoạt động chủ yếu
của HS. Hoạt động nhóm là hình thức tổ chức dạy học mà HS trong nhóm trao đổi,
hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và hoàn thành mục
tiêu học tập chung của nhóm. DHDA địi hỏi HS phải làm việc theo nhóm mới
hồn thành được nhiệm vụ học tập đề ra.
Chẳng hạn với dự án Bạo hành gia đình và sang chấn tâm lí ở những đứa
trẻ, GV có thể chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm 10 HS) với 4 nhiệm vụ khác
nhau.
+ Nhóm 1: Đọc, tìm hiểu tác phẩm Chiếc thuyền ngồi xa để phân tích vấn đề bạo
hành gia đình được thể hiện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, viết báo cáo và
thuyết trình về chủ đề này.
+ Nhóm 2,3 (Cùng nhiệm vụ nhưng địa bàn khác nhau): Tìm hiểu thực tế để lấy
thơng tin điền vào phiếu điều tra. Ngồi ra, HS chia phần việc theo tổ, phát phiếu
điều tra tại lớp để các bạn tự điền thông tin. GV lưu ý HS không yêu cầu người
được điều tra phải ghi tên để thơng tin được khách quan.
Sau đó, HS 2 nhóm đánh giá kết quả điều tra, khảo sát: Tỉ lệ các gia đình có
biểu hiện bạo hành? Những biểu hiện khác nhau của hiện tượng bạo hành gia đình



và ảnh hưởng đến tâm lý của những đứa trẻ?Viết báo cáo đánh giá thực trạng bạo
hành gia đình và những ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ trong gia đình.
+ Nhóm 4: Thảo luận để đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục nạn bạo
hành gia đình và bảo vệ quyền của trẻ em.
Để HS làm việc nhóm hiệu quả, GV phải đầu tư thời gian, cơng sức. Đứng
sau các hoạt động của HS khơng có nghĩa là phó thác hồn tồn cho HS mà ngược
lại phải theo dõi sát sao, hướng dẫn và có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Nếu tổ chức
hoạt động nhóm tốt, kết hợp với phương pháp đánh giá công bằng, khách quan sẽ
kích thích khả năng học tập nói chung, khả năng thực hiện dự án của HS nói riêng.

Hình ảnh về thực hiện dự án bằng hoạt động nhóm tại lớp 12B7
3.6. Hướng dẫn HS báo cáo, trình bày sản phẩm của dự án
Đây là một thao tác quan trọng để luyện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng trình
diễn cho HS.
Trước buổi báo cáo, GV chuẩn bị phòng học có trang bị máy tính, máy
chiếu, có hệ thống âm thanh đầy đủ; thông báo cho HS chuẩn bị các sản phẩm và
các phiếu đánh giá. GV cũng cần có phương án dự phòng trường hợp cắt điện đột
xuất trong tất cả các buổi có sử dụng thiết bị máy móc. Nếu có kinh phí, GV có thể


chuẩn bị một số phần quà lưu niệm nhỏ để trao giải cho nhóm nào đoạt giải nhất,
nhì, ba, khuyến khích để tăng cường động viên, khích lệ đối với học sinh.
Trước khi các nhóm báo cáo, GV nhắc thời gian tối đa cho một báo cáo, tất
cả các thành viên trong nhóm phải được tham gia báo cáo trả lời câu hỏi để rèn
luyện cho HS kĩ năng nói trước đám đơng và thơng qua đó GV phần nào đánh giá
được năng lực của từng HS. Khi một nhóm lên báo cáo, các nhóm cịn lại phải chú
ý lắng nghe, quan sát và nhận xét về ưu điểm và hạn chế trong nội dung, hình thức
và cách trình bày của nhóm bạn, thảo luận thống nhất trong nhóm để chấm điểm,
góp ý chỉnh sửa. Cuối cùng, GV đóng vai trị là trọng tài, nhận xét đánh giá cơng

bằng, khách quan sản phẩm của từng nhóm HS.

Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm dự án “Người đàn bà hàng chài- sự
cam chịu hay đức hi sinh”
Tôi xin được cụ thể hóa việc sử dụng những biện pháp trên bằng giáo án
(Phụ lục 1)
Giáo án này thường được thực hiện trong3 tiết. Ở giáo án này tôi tập trung
vào 3 tiểu dự án có tính khả thi khi dạy học văn bản này là: Nguyễn Minh ChâuNgười mở đường tinh anh và tài năng (Mở đầu bài học) và Người đàn bà hàng


chài- sự cam chịu hay đức hi sinh? (Giữa bài học), Bạo hành gia đình và sang
chấn tâm lí ở những đứa trẻ (Sau giờ học, các em thực hiện ngồi giờ trên lớp).
4. Kết quả nghiên cứu
Trong q trình dạy học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa ở các lớp 12 tại
trường THPT Nông Cống 1 bằng cách“Vận dụng phương pháp dạy học theo dự
án trong dạy học văn bản Chiếc thuyền ngoàixa của Nguyễn Minh Châunhằm
phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh”, tôi nhận thấy hiệu quả dạy học rõ
rệt:
*Về sản phẩm của HS:
Các em không chỉ có vở ghi chép mà cịn có thêm bài báo cáo, phiếu học
tập, tạo lập một văn bản.
*Về hứng thú và khả năng tiếp nhận của HS:
- Giảm bớt hiện tượng HS sơi nổi khơng đồng đều, có HS tích cực, có HS cịn thụ
động tiếp thu, thậm chí hời hợt.
- Các em hào hứng, tranh luận sôi nổi với những kiến thức mà các bạn trình bày.
Tất cả HS đều tham gia tích cực vào việc học và đều có phần việc cụ thể, có đóng
góp cụ thể vào sản phẩm của nhóm.
*Về kiến thức:
- Những giờ học trước đây: Chủ yếu kiến thức là do GV truyền đạt.
- Giờ đây: Ngoài tiếp nhận từ GV, HS tự kiến tạo, chiếm lĩnh kiến thức. Do đó,

kiến thức có được sẽ sâu sắc, bền vững hơn.
*Về kết quả học tập của HS
Tôi cho HS 2 lớp 12B3, 12B7 làm đề kiểm tra thường xuyên số 4 với đề bài
sau:Một trong những vấn nạn nhức nhối của xã hội được đề cập đến trong Chiếc
thuyền ngoài xa là bạo hành gia đình. Vấn đề này hiện nay có tồn tại ở nơi anh/
chị sinh sống không?Nêu những giải pháp mà anh/chị cho là khả thi để góp phần
đẩy lùi vấn nạn đó?


Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu lên suy nghĩ của anh/ chị về vấn
đề trên.
Tôi đánh giá bài viết của HS và hệ thống thànhbảng điểm:
Tổng kết bảng điểm ( 95học sinh)
Điể

0

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

m
TN

0

0

0

0

0

0

0

3

65

27


0

KẾT LUẬN
1.Dạy học theo dự án là một phương pháp, hình thức dạy học tích cực. DHTDA
giúp HS hình thành ý thức tự học, tự nghiên cứu để giải quyết những nhiệm vụ cụ
thể trong quá trình chuyển từ “cái chưa biết” sang “cái sẽ biết” theo từng cấp độ
của tư duy, giúp HS hướng tới giá trị chân, thiện, mĩ và quan tâm giải quyết các
vấn đề có thực trong cuộc sống.
2.Dạy học theo dự án không phải là phương pháp duy nhất và tối ưu khi dạy học
văn bản Chiếc thuyền ngoài xa. Cần vận dụng DHTDA trong dạy học đọc hiểu văn
bản Chiếc thuyền ngồi xa nói riêng và giờ học Ngữ văn nói chung một cách linh
hoạt, phối hợp chặt chẽ với các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác; các dự án học
tập phải gắn với thực tiễn, có tính thời sự, hấp dẫn và có khả năng phát triển phẩm
chất, năng lực HS .
3. Dạy học theo dự án tuy đã được nhắc tới khá nhiều trong một vài tài liệu tập
huấn đổi mới PPDH nhưng vẫn còn hết sức mới mẻ khi đi vào thực tiễn triển khai
ở nhà trường phổ thơng. Vì vậy, để giúp HS tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm
lĩnh kiến thức thì phương pháp dạy học theo dự án cần được hiện thực hóa sâu
rộng hơn nữa trong nhà trường, đồng thời việc vận dụng phải gắn với đặc trưng của
từng bài học, môn học cụ thể và cần được nghiên cứu sâu hơn, có hệ thống hơn về


mặt lí thuyết. Mỗi giáo viên Ngữ văn phải ln có ý thức tự học hỏi, trau dồi kiến
thức, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm với các đồng
nghiệp để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Niềm vui của giáo viên Ngữ văn không chỉ là
chất lượng tính bằng các con số, bằng tỉ lệ mà còn là sự kết nối văn chương với
hiện thực đời sống, là những rung cảm thẩm mĩ và sự trưởng thành hơn về nhận
thức của các em sau mỗi bài học. Để đạt được những điều vô cùng quý giá đó, mỗi
giáo viên đâu chỉ cần có sự say mê nhiệt tình, tâm huyết mà cịn phải biết tìm ra
những hướng đi hiệu quả nhất.

Trên đây là nội dung sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi đã từng áp dụng
hiệu quả trong q trình giảng dạy mơn Ngữ văn ở bậc THPT. Trong quá trình
nghiên cứu, thực hiện khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của
quý cấp quản lý và đồng nghiệp.
Tôi cam kết sáng kiến này là do bản thân thực hiện, không sao chép của tổ chức,
cá nhân nào. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, đúng sự thật.
Xin chân thành cảm ơn!
Nông Cống, ngày 12 tháng 5 năm 2022
CƠ QUAN ĐƠN VỊ XÁC NHẬN

Nguyễn Thị Hương

Người viết SKKN


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, Hà Nội 2018.
/>2. Bộ GD&ĐT, Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực, một số phương pháp và
kĩ thuật dạy học, NXB Đại học sư phạm, HN.
3. Bộ GD&ĐT (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, HN.
4. Bộ GD&ĐT (2008), Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, HN.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung
học phổ thông, NXB Giáo dục, HN.
6. Bộ GD&ĐT (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, nâng cao, NXB Giáo
dục, HN.
7. Bộ GD&ĐT (2008), Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 2, nâng cao, NXB Giáo
dục, HN.
8. Lê Bảo (2009), Cảm nhận vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 12, NXB Giáo dục,
HN.
9. Lê Huy Bắc- Đỗ Việt Hùng (đồng chủ biên), Đào Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị

Minh Thảo, Lê Văn Trung (2009), Hỏi-đáp kiến thức Ngữ văn 12, NXB Giáo dục,
HN.
10. Nguyễn Văn Bính- Nguyễn Đức Khng- Tạ Thị Thanh Hà (2008), Thẩm bình
tác phẩm Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, HN.
11. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình
dạy học, NXB Giáo dục, HN.
12. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Nho (2007), Những vấn đề chung
về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, HN.


13. Nguyễn Văn Cường (1997), Dạy học Project hay dạy học theo dự án, Trường
Đại học sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội, Thông báo khoa học.
14. Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004), “Dạy học theo dự án một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên”, Tạp chí Giáo dục (số
80).
15.Trần Việt Cường (2009), “Đôi nét về phương pháp dạy học theo dự án”, Tạp
chí Giáo dục (số 207).
16. Phạm Thị Thúy Chinh (2010), Tổ chức dạy học dự án phần Văn học nước
ngồi chương trình Ngữ văn 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Thanh Nga (2016), “Phát triển năng lực sáng tạo cho HS trong
môn Ngữ văn THPT qua dạy học dự án”, Tạp chí giáo dục, (số đặc biệt tháng
4/2016).
18. Nguyễn Anh Vũ (2012), Nguyễn Minh Châu - Tác phẩm & lời bình, NXB
Văn học


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẤP TỈNH VÀ XẾP LOẠI
TỪ C TRỞ LÊN


Tên đề tài sáng kiến

Năm Xếp Số, ngày, tháng, năm của quyết định
cấp

loại

công nhận, cơ quan ban hành QĐ

C

1112/QĐ-SGDĐT ngày 18/10/2017

C

2007/QĐ-SGDĐT ngày 08/11/2019

Một số kinh nghiệm khi dạy bài
thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn 2017
Mặc Tử.
Một số kinh nghiệm khi dạy bài
“Người lái đò sông Đà” của 2019
Nguyễn Tuân


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Giáo án bài dạy
Tiết 70,71,72:
Đọc văn :


CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu-

I. Mục tiêu cần đạt:Sau khi học xong văn bản này, HS có khả năng:
1. Về kiến thức:
- Hiểu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà văn
- Cảm nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ
thuật.
- Phân tích được nét đặc sắc vềnghệ thuật của tác phẩm.
2. Về năng lực:
- Kĩ năng đọc hiểu một truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Phát triển nhóm kĩ năng mềm: kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy sáng tạo,
kĩ năng phản biện, kĩ năng hợp tác, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin…
- Kĩ năng sử dụng ngơn ngữ
3. Về thái độ:
- Lịng nhân ái, yêu thương con người.
- Biết nhìn nhận, đánh giá cuộc đời, con người một cách toàn diện, sâu sắc .
- Hiểu được trong cuộc sống còn nhiều lam lũ, nhọc nhằn, vẫn có bao nhiêu cái đẹp
để chúng ta phải khám phá và trân trọng.
- Có ý thức chia sẻ với cộng đồng, góp phần bảo vệ xây dựng, phát triển vùng biển
giàu đẹp của đất nước.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên


- Thiết kế giáo án, xây dựng giáo án điện tử hỗ trợ giảng dạy, chuẩn bị bài học
bằng hệ thống câu hỏi, bài tập.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học.
- Phương tiện: SGK , máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử, phiếu học tập, giấy A0.

2. Học sinh: Soạn bài; nhận hệ thống câu hỏi, bài tập; hoàn thành và nộp GV theo
đúng thời gian.
III. Phương pháp, phương tiện dạy học:
1. Phương pháp:
- Phương pháp tổ chức hoạt động học tập: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân,
hoạt động chung cả lớp.
- Phương pháp tổ chức hoạt động bổ trợ: rèn kĩ năng viết, sáng tạo, phương pháp
đóng vai cho HS.
2. Phương tiện:
- Máy tính, máy chiếu Projecter.
- Phiếu học tập, bài báo cáo.
IV. Cáchoạt động dạy học trên lớp
(1)Bước 1: Hoạt động khởi động (5 phút)
*u cầu cần đạt:
- Tạo khơng khí sơi nổi, vui vẻ trải nghiệm trước bài học.
- Giới thiệu bài mới.
*Hoạt động của GV:
- Trưng bày tranh ảnh về cảnh biển, cuộc sống của ngư dân
- Hỏi: Nhìn những bức tranh trên đây em có những ấn tượng và nhận xét gì?
*Hoạt động của HS:
- HS: Quan sát tranh, cảm nhận và đưa ra những nhận xét khác nhau.
- GV: Không bình luận đúng/sai mà nêu vấn đề: Đứng trước một bức tranh, mối
người có thể đưa ra những ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, để có thể đưa ra những


nhận định đúng, cần học cách nhìn cuộc sống một cách hợp lí. Truyện ngắn Chiếc
thuyền ngồi xa sẽ góp phần giúp chúng ta điều đó.
(2)Bước 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
*Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả Nguyễn Minh Châu (20 phút)
Hướng dẫn HS thực hiện dự án 1: Nguyễn Minh Châu- người mở đường tinh

anh và tài năng (20 phút).
- Yêu cầu cần đạt: HS trình bày tóm tắt được những nét chính về cuộc đời, sự
nghiệp văn học, vị trí của Nguyễn Minh Châu trong văn học hiện đại Việt Nam.
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, các sản phẩm của dự án (tranh ảnh, bài báo cáo
bằng các slides).
- Hoạt động của GV và HS:
+ GV giới thiệu về dự án, yêu cầu HS chuẩn bị sẵn sàng các sản phẩm theo nhóm
để đại diện lên trình bày. (Mỗi nhóm trình bày trong 3 phút).
+ GV hỗ trợ HS các nhóm lần lượt trình chiếu các slide.
+ Đại diện nhóm 1 trình bày tiểu dự án: Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn
Minh Châu.
+ Đại diện nhóm 2 trình bày tiểu dự án: Nguyễn Minh Châu- hai hành trình trong
sáng tạo nghệ thuật.
+ Đại diện nhóm 3 trình bày tiểu dự án: Nguyễn Minh Châu- người mở đường cho
công cuộc đổi mới văn học
+ Đại diện nhóm 4 trình bày tiểu dự án: Trang giấy trước đèn hay quan điểm nghệ
thuật của người nghệ sĩ.
+ GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, thuyết trình kiến thức và khái quát bằng sơ đồ tư
duy (Phụ lục 2)
*Tìm hiểu về văn bản (90 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV hướng dẫn HS đọc

Nội dung cần đạt
2.Tìm hiểu chung về văn


hiểu khái quát về tác HS làm việc cá bản:
phẩm.


nhân: tái hiện và tư

a. Xuất xứ và hoàn cảnh

GV: Nêu xuất xứ, hoàn duy để trả lời câu sáng tác của tác phẩm
cảnh sáng tác; thể loại của hỏi

- TP rút từ tập Bến quê

văn bản?

(1985)

GV có thể bổ sung thêm

- Sáng tác vào tháng 8-1983

về khái niệm truyện ngắn.

b. Thể loại : truyện ngắn

GV yêu cầu HS xác định HS nhận diện được c. Tình huống truyện
tình huống của tác phẩm.

tình

huống

trong


GV: Truyện có thể chia truyện
làm mấy phần?

d. Bố cục:

HS thảo luận nhóm Truyện chia làm ba phần

GV nhận xét và trình đơi trả lời

e. Nhan đề của tác phẩm

chiếu bố cục văn bản.

- Nhan đề: gợi nhiều những

GV: Tại sao nhà văn lại

liên tưởng sâu xa

đặt tên cho truyện là

+ Cảnh thơ mộng và bình dị

“Chiếc thuyền ngồi xa”? HS: Hoạt động cá trên biển.
Có nên đặt cho truyện nhân lí giải sự lựa + Dự cảm về số phận mong
một cái tên khác khơng? chọn của mình.

manh, chơng chênh trước


Vì sao?

giơng bão, trước cuộc đời

GV nhận xét và bình

đầy bất trắc.

luận: Đây là một nhan đề

+ Hiện thực cuộc sống và

hàm súc, có ý nghĩa nghệ

nghệ thuật vẫn còn tồn tại

thuật cao .

một khoảng cách.
II. Đọc hiểu văn bản:

GV gọi HS đọc đoạn 1

1. Hai phát hiện của nghệ

GV hỏi: Nghệ sĩ Phùng

sĩ Phùng

đã nhìn thấy cảnh gì trong HS gọi được cảnh


a. Phát hiện thứ nhất:


×