Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Ôn tập Lịch sử lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.86 KB, 3 trang )

SỬ CUỐI KÌ II
Câu 1 : Nêu những nét chính về tình hình chính trị - kinh tế - xã hội ở
Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
- Từ giữa thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp đang ráo riết mở rộng việc xâm chiếm
nước ta thì nhà Nguyễn vẫn thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu.
Việt Nam rơi vào khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng.
- Chính trị: bộ máy chính quyền mục mát từ trung ương đến địa phương
- Kinh tế: nông nghiệp, thủ cơng nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.
- Xã hội: đời sống nhân dân khốn khổ, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày
càng gay gắt, các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi.

Câu 2. Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách duy tân ở
Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Nêu nội dung chính trong các đề nghị cải
cách của họ.
- Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, …
- 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển miền Bắc và miền Trung …
- Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển cơng,
thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, ...
- Nguyễn Lộ Trạch (1877; 1882): đề nghị chấn hưng dân khí, khai thơng dân trí, bảo vệ
đất nước.

Câu 3. Hãy làm rõ nội dung và mục đích của chính sách văn hóa – giáo dục
mà thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ nhất.
- Năm 1919 Pháp vẫn duy trì nền giáo dục phong kiến, thêm môn tiếng Pháp.
- Do nhu cầu học tập của con em quan chức thực dân và cũng để đào tạo 1 lớp ng bản xứ
pvu cho việc cai trị, Pháp cho mở một số trường học và cơ sở y tế, văn hóa.
- Hệ thống giáo dục phổ thông được chia làm 3 bậc:
+ Bậc Ấu học ở xã thôn (dạy chữ Hán, chữ Quốc ngữ)
+ Bậc Tiểu học ở phủ, huyện (dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ)


+ Bậc Trung học ở tỉnh (dạy chữ Hán, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp là bắt buộc)
- Chính sách VH, GD của Pháp nhằm mục đích:
+ Thơng qua giáo dục nô dịch, thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục
tùng.
+ Triệt để sử dụng phong kiến Nam triều, dùng người Việt trị người Việt; Kìm hãm nhân
dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị...
+ Thực hiện chính sách “Ngu dân”: kìm hãm ND ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.

Câu 4. Chính sách văn hóa – giáo dục của thực dân Pháp thi hành ở Việt
Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất có phải để “khai hóa văn
minh” cho người Việt Nam hay khơng? Vì sao?
- Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp kh phải để “khai hố văn minh” cho ng VN.
Vì: - Chính sách của Pháp hạn chế phát triển GD ở thuộc địa, duy trì cđộ GD của thời
pkien, lợi dụng hệ tư tưởng pkien và tri thức cựu học để pvu chế độ mới.
- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các
lớp cao, số học sinh càng giảm dần.


- Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp nhằm mục đích:
+ Thơng qua giáo dục nơ dịch, thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết
phục tùng.
+ Triệt để sử dụng chính quyền phong kiến, “dùng người Việt trị người Việt”.
+ Thực hiện chính sách “Ngu dân”: kìm hãm nhân dân ta trong vịng ngu dốt để dễ bề cai
trị.

Câu 5: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những
chính sách gì về kinh tế ở Việt Nam?
* Nơng nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
* Công nghiệp:
+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ,
xay xát gạo, giấy, diêm,...
* Thương nghiệp:
+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào VN chỉ bị đánh thuế
rất nhẹ or được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hố các nước khác.
+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.
* Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối,
thuế rượu, thuế thuốc phiện,...

Câu 6: a. Phân biệt (so2) phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào
yêu nước cuối thế kỉ XIX về: mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu
tranh.
b. Rút ra (Nxet) điểm nổi bật của ptrao yêu nc trong những năm 1914-1918.
a. Phân biệt…
Nội dung

Ptrao yêu nc đầu TKỉ
XX

Ptrao yêu nc cuối tkỉ
XIX

Mục đích

Xây dựng lại chế độ phong
kiến.

Xây dựng chế độ quân chủ
lập hiến và cộng hòa tư
sản.


Lực lượng tham gia

Các thành phần cũ trong xã
hội (nơng dân, văn thân sĩ
phu pkien..)

Đã có thêm sự tham gia
của binh lính người Việt
trong quân đội Pháp, tầng
lớp tiểu tư sản trí thức mới.

Hình thức đấu tranh

Chủ yếu là đấu tranh vũ
trang.

Kết hợp đấu tranh vũ trang
với tuyên truyền, vận động
cải cách xã hội.


b. Điểm nổi bật…
- Gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vai trị của binh lính người Việt trong
quân đội Pháp.
- Phong trào yêu nước thời kì này chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
- Địa bàn diễn ra lẻ tẻ từ Bắc đến Nam; Kết quả đều lần lượt bị thất bại.

Câu 7: Dựa vào đâu Hội Duy tân chủ trương bạo động vũ trang để giành
độc lập? Em nghĩ gì về chủ trương này?

*Hội Duy tân chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập là muốn dựa vào:
+ Dựa vào Nhật để xúc tiến việc chuẩn bị bạo động.
+ Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.
Hội Duy Tân phát động thành viên tham gia ptrao Đông du.
- Khi thực hiện chủ trương này, họ cho rằng Nhật Bản là nước cùng màu da, cùng văn
hóa (đồng chủng, đồng văn), Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trở nên giàu
mạnh, thoát khỏi đế quốc xâm lược và đánh thắng đế quốc Nga (1905), nên có thể dựa
vào Nhật.
=> Đây là một chủ trương sai lầm, ấu trĩ vì Nhật Bản vốn là một nước đế quốc, mang
bản chất của một nước đế quốc nên chẳng khác gì với Pháp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×