Tải bản đầy đủ (.doc) (160 trang)

Quản lý nhà nước về hoạt động pháp y tâm thần tại khu vực tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/…… HỌC VIỆN

HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN VĂN THIỆN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y TÂM
THẦN KHU VỰC TÂY NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/…… HỌC VIỆN

HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN VĂN THIỆN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y TÂM
THẦN KHU VỰC TÂY NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG

Chun ngành: Quản lý cơng


Mã số: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Hưng


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Tuấn Hưng. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Những số liệu trong các
bảng, biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả
thu thập tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên và từ các nguồn
tài liệu khác được ghi rõ trong phần tài tiệu tham khảo.
Ngồi ra, trong luận văn cịn sử dụng một số nhận xét, đánh giá
cũng như số liệu công trình NCKH của các tác giả khác, để so sánh…đều có
trích
dẫn và chú thích nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thiện


MỤC LỤC
Trang phụ
bìa..............................................................................................trang
Lời cảm đoan
Mục lục
Danh sách các bảng biểu
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ


MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn......................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn...........................................5
3.1. Mục đích nghiên cứu..................................................................................5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn............................................6
4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận
văn.......................6
5.1. Phương pháp
luận.......................................................................................6
5.2. Phương pháp nghiên
cứu............................................................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.....................................................8
6.1. Ý nghĩa lý luận...........................................................................................8
6.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................8
7. Kết cấu của luận văn......................................................................................9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NGUYÊN.........................10
1.1. Một số khái niệm......................................................................................10
1.2. Vai trò của PYTT trong hoạt động tố tụng và hỗ trợ tư pháp. .................14


1.3. Quản lý nhà nước về hoạt động PYTT.....................................................21


1.4. Vai trò quản lý nhà nước về hoạt động PYTT.........................................24
1.5. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động PYTT..................26

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động PYTT..............................................28
1.7. Một số kinh nghiệm trong và ngoài nước về hoạt động GĐTP.............. 33
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..................................................................................41
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y
TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NGUYÊN.......................................42
2.1. Tổng quan về Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên...........42
2.2. Kết quả hoạt động Pháp y Tâm thần tại Trung tâm PYTT khu vực Tây
Nguyên
từ
năm
2018
2020................................................................46

đến

năm

2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực
Tây
Nguyên............................................................................................................6
4
2.4. Đánh giá chung về hoạt động Pháp y Tâm thần tại Trung tâm PYTT khu
vực Tây Nguyên..............................................................................................72
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..................................................................................79
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY
NGUYÊN.....................................................................................81
3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động Pháp
y
Tâm

thần..........................................................................................................81
3.2. Các giải pháp Quản lý nhà nước đối với hoạt động Pháp y Tâm thần khu
vực Tây Nguyên..............................................................................................86
3.3.
Một
số
kiến
xuất.........................................................................96

nghị,

đề

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..................................................................................98
KẾT LUẬN.....................................................................................................98


TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................99


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số các trường hợp giám định phân bố theo
năm............................43
Bảng 2.2: Đặc điểm về địa phương trưng cầu giám định................................44
Bảng 2.2: Đặc điểm về địa phương trưng cầu giám định................................44
Bảng 2.3: Phân bố đối tượng giám định theo nhóm
tuổi.................................46
Bảng 2.4: Đặc điểm về giới tính và dân tộc....................................................48
Bảng 2.5: Đặc điểm về trình độ học vấn.........................................................49
Bảng 2.6. Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng giám định........................51

Bảng 2.7: Đặc điểm về hơn nhân gia đình......................................................54
Bảng 2.8: Phân bố đối tượng giám định theo vụ
án........................................55
Bảng 2.9: Phân bố đối tượng giám định theo hành vi phạm
tội......................56
Bảng 2.10. Kết luận chẩn đoán bệnh theo ICD 10..........................................58
Bảng 2.11. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi................60
Bảng 2.12. Đặc điểm về tiền sử bênh có liên quan đến đối
tượng..................60
Bảng 2.13. Hình thức phạm tội cố ý gây thương tich.....................................61
Bảng 2.14. Phân tich yếu tố giới tinh, hôn nhân về tiền án tiền
sư.................62


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Các trường hợp giám định phân bố theo
năm.............................44
Biểu đồ 2.2: Phân bố đối tượng giám định theo nhóm
tuổi.............................47
Biểu đồ 2.3: Đặc điểm về trình độ học vấn.....................................................50
Biểu đồ 2.4: Đặc điểm về nghề nghiệp các đối tượng giám định....................52
Biểu đồ 2.5: Đặc điểm về hơn nhân gia đình..................................................54
Biểu đồ 2.6: Phân bố đối tượng theo hành vi phạm
tội...................................56
Biểu đồ 2.7: Kết luận chẩn đoán bệnh theo ICD 10........................................59
Biểu đồ 2.8: Hình thức phạm tội cố ý gây thương tích...................................61


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Giám định pháp y là một ngành khoa học, sử dụng những thành tựu
khoa học trong lĩnh vực y học, sinh học, hoá học, vật lý học, tin học... để đáp
ứng những yêu cầu của pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và dân sự
thông qua hoạt động giám định khi được các cơ quan trưng cầu [35].
Hoạt động Giám định pháp y có nhiều ý nghĩa gồm: Phục vụ cho công
tác điều tra, truy tố, xét xử, bào chữa, kết án. Hiện nay đã có rất nhiều vụ án
nghiêm trọng xảy ra mà người gây án mắc bệnh tâm thần hoặc giả tâm thần
tương đối phổ biến và ngày càng phức tạp, đòi hỏi các giám định viên pháp y
tâm thần phải hết sức thận trọng trong quá trình giám định để đưa ra
những kết luận chính xác, khách quan, trung thực, đảm bảo công bằng
cho các trường hợp giám định pháp y tâm thần. Giám định pháp y tâm thần
không mổ xác như pháp y mà mổ xẻ những ý thức rất trừu tượng của con
người, nghiên cứu đối tượng từ khi sinh ra cho đến khi xảy ra vụ án và những
diễn biến tư duy trong hiện tại. Đối tượng giám định được làm các thử
nghiệm đánh giá trí tuệ, khả năng nhận thức, xét nghiệm máu, điện não,
Xquang, thậm chí cần thiết cịn chụp CT, MRI... Chính vì thế, giám định tâm
thần cần thời gian để các giám định viên có thể nắm bắt quy luật, theo dõi
các thói quen sinh hoạt, diễn biến tâm lý và những biểu hiện bất thường của
người bệnh xảy ra trước, trong, sau khi gây án và hiện tại...[19].
Điểm đặc biệt của những đối tượng phạm tội tâm thần là họ vừa khơng
kiểm sốt được hành động của mình vừa có tính cách cơn đồ, do đó giám
định viên phải đối diện với rất nhiều hiểm nguy. Việc các giám định viên bị
đối tượng tấn cơng là chuyện khó tránh khỏi. Nhiều đối tượng đã từng vào
tù ra tội và mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Lao, HIV... Khi bị kích
động, họ có thể bất ngờ đánh cả giám định viên. Sự va chạm đụng độ có
thể

1



gây ra thương tích và khả năng lây nhiễm các bệnh nguy hiểm cho các giám
định viên là rất cao. Đối với những đối tượng giả tâm thần để hòng thoát tội
khi bị các giám định viên phát hiện làm rõ cũng tiềm tàng những hành vi trả
thù rất nguy hiểm. Ngành giám định pháp y tâm thần thực sự đóng một vai
trị quan trọng trong việc thực thi những chính sách nhân đạo và pháp
luật nghiêm minh của Đảng và Nhà nước, bảo vệ và cứu chữa cho người
bệnh đồng thời cũng phát hiện ra kẻ tội phạm giúp pháp luật trừng trị đúng
người đúng tội góp phần làm trong sạch xã hội, gìn giữ an ninh trật tự
xã hội.
Thực hiện giám định tư pháp là để kết luận về chun mơn những vấn
đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự,
giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo từng nội dung được
trưng cầu hoặc yêu cầu. Vì vậy, cơng tác giám định pháp y tâm thần có vai trị
đặc biệt quan trọng trong hoạt động tư pháp. Thời gian qua, công tác này đã
đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng cũng còn tồn tại những hạn
chế nhất định cần có giải pháp khắc phục để bảo đảm yêu cầu của hoạt động
tố tụng và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Công tác giám định Pháp
y tâm thần bước đầu gặp không ít khó khăn, vướng mắc về thể chế; tổ chức,
người giám định tư pháp; hoạt động giám định tư pháp và quản lý giám định
tư pháp.
Giám định tư pháp là hoạt động bổ trợ tư pháp, là công cụ quan trọng,
phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố và xét xử, góp phần
quan trọng vào việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan, đúng
pháp luật. Trước yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn và công cuộc cải
cách tư pháp, đấu tranh chống tội phạm, công tác giám định tư pháp cần
phải kịp thời khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc [43].


Xuất phát từ nhu cầu và thực tế trên, tôi thực hiện đề tài “Quản lý Nhà
nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên” làm đề tài

luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành quản lý cơng có ý nghĩa lý luận và


thực tiễn trong quản lý nhà nước đối với hoạt động pháp y tâm thần không
chỉ riêng khu vực Tây Ngun mà cịn có ý nghĩa đối với ngành pháp y tâm
thần cả nước hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Hoạt động Pháp y Tâm thần là đề tài nghiên cứu của nhiều luận án, luận
văn, bài viết, cơng trình nghiên cứu khoa học trên Thế giới và tại Việt Nam.
Nhìn chung, các bài viết và các cơng trình nghiên cứu khoa học đã tập trung
nghiên cứu, xem xét ở nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn về hoạt động Pháp
y Tâm thần. Có thể kể ra các bài viết, các cơng trình nghiên cứu như sau:
Tác giả Trần Văn Cường (1992), nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng, một
số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
trong giám đinmh pháp y tâm thần” Nghiên cứu và chỉ ra rằng trong 70
trường hợp bị bệnh tâm thần gặp trong giám định pháp y tâm thần thì thấy tỉ
lệ nam gấp hơn 10 lần so với nữ. Đồng thời thường để lại các hậu quả
nghiêm trọng trong lúc phạm tội đã làm chết và gây thương tích 84 người,
qua đó nhận thấy trong giám định pháp y tâm thần gặp nhiều thể bệnh và
hậu quả do họ gây ra là rất nghiêm trọng cho gia đình và xã hội.
Trần Văn Cường (1996), nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng và hành vi
phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần” cho thấy
yếu tố bệnh lý là 62,5%, yếu tố bên ngoài là 15,6%. Trong nhóm yếu tố bệnh
lý, rối loạn nhân cách chiểm tỷ lệ 43,8%. Yếu tố bên ngoài là:15,5%; yếu tố
nhân cách chiếm tỷ lệ cao nhất 43,8% [24, tr. 24-32].
Nguyễn Đăng Đức, Nguyễn Cửu Dy (2000), nghiên cứu “Đánh giá toàn
bộ công tác giám định pháp y tâm thần giai đoạn 1996-1999” nhận thấy
trong
968 hồ sơ giám định có 658 trường hợp có mắc bệnh tâm thần [26, tr.3437].



Đồng tác giả Gunn J. và Taylor D.C. (1984), nghiên cứu trên 1.241 tù
nhân thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân tâm thần phân liệt bị kết tội giết người cao
hơn


tỷ lệ bệnh nhân tâm thần phân liệt trong cộng đồng. Hai tác giả này cịn cho
thấy có nhiều thể bệnh tâm thần khác nhau trong các tù nhân và có sự
khác biệt rõ nét giữa nam và nữ [45].
Ngơ Đình Thư (2008), nghiên cứu trên 49 đối tượng đã được giám định
pháp y tâm thần tại bênh viên Tâm thần Huế trong 3 năm (2008 – 2010) cho
thấy: Tỷ lệ bệnh tâm thần gặp trong giám định pháp y tâm thần là 87,8% tỷ lệ
giả bênh tâm thần là 12,2%. Gặp 6 nhóm bênh tâm thần: trong đó 3
nhóm bênh tâm thần phân liêt, động kinh và châm phát triên tâm thần
chiếm phần lớn (75,6%). Bênh nhân nam nhiều hơn bênh nhân nữ tỷ lê 48/1
(98,0% nam). Các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội: Do nhân tố bệnh lý tâm
thần chi phối chiếm 53,1%; các yếu tố gia đình chiếm 14,3%. Yếu tố xã hội
chiếm 18,4%; các yếu tố khác chiếm 8,2%. Phạm tội trong giai đoạn
bệnh tiến triển là
77,6% bệnh nhân, trong giai đoạn bệnh ổn định là 10% bệnh nhân [27,
tr.3638].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Ngơ Đình Thư cho thấy nhóm tuổi bệnh
nhân gặp trong GĐPYTT chủ yếu là độ tuổi 20-39 (36/49) chiếm 75,5% tiếp
đến là nhóm tuổi 40- 49 chiếm 10,2% và nhóm <20 tuổi chiếm 10,2%; nghiên
cứu cho thấy khơng có sự khác nhau về khơng nghề và có nghề nghiệp. Nghề
nghiêp chủ yếu là nghề tư do (lao động làm thuê, xe thô…) 31%, làm ruộng
10,2%, không nghề 55,0%, kết quả này cũng giống kết quả nghiên cứu của
Trần Văn Cường (1996), [21, tr.32] và của Đường Khắc Tám (1995).
Nghiên cứu của tác giả Ngơ Đình Thư cho thấy trình độ học vấn chủ yếu
là cấp tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 57,1%, trình độ phổ thơng

trung học chiếm 18,4%, có 20,4% đối tượng khơng biết chữ; nghiên cứu cũng
cho thấy yếu tố chi phối hành vi phạm tội cao nhất là bệnh lý 53,1%; xã hội


tác động là 18,4%; gia đình là 14,3%, do rượu chi phối là 6,1% [21, tr.33].
So sánh nghiên cứu của Dương Văn Lương (2014), cho thấy yếu tố chi phối
hành


vi phạm tội cao nhất là bệnh lý 52,2%; xã hội tác động là 18,1%; gia đình là
10,9% do rượu chi phối là 8,2%. Đặc biệt nghiên cứu cho thấy ở nhóm nghiên
cứu người mắc bệnh trước khi gây án hành vi phạm tội chiếm tỷ lệ cao so với
người mắc bệnh sau gây án và khơng mắc bênh. Nhóm gây án giai đoạn
bênh tiến triên cao (77,6%) so với nhóm mắc bênh giai đoạn bênh ơn định
10,2% [29, tr.42].
Nghiên cứu của Cao Tiến Đức (1997), trong quản lý điều trị tại cộng
đồng thì nam giới có hành vi bạo lực cao hơn nữ giới (nam chiếm 92,1%, nữ
chiếm 7,84%). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân (2003) cũng cho kết
quả tương tự (nam chiếm 80,02%, nữ chiếm 19,98%).
Mặc dù số lượng các cơng trình nghiên cứu về Hoạt động Pháp y Tâm
thần tại Việt Nam cịn ít và chưa nghiên cứu sâu về vấn đề này nhưng các kết
quả nghiên cứu từ các cơng trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở cần thiết để học
viên (tác giả) thực hiện nghiên cứu vấn đề Quản lý Nhà nước về Hoạt động
Pháp y Tâm thần Khu vực Tây Nguyên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận trong quản lý nhà nước đối với
hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên, phân tích thực trạng quản
lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên, từ đó đề
xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần

khu vực Tây Nguyên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với
hoạt động Pháp y Tâm thần nói chung và hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực
Tây Nguyên nói riêng.


Hai là, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm
thần khu vực Tây Nguyên.
Ba là, đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với
hoạt động Pháp y Tâm thần nói chung và hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực
Tây Nguyên nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên.
Nghiên cứu tất cả các đối tượng theo dõi giám định pháp y tâm thần
tại
Trung tâm Pháp y Tâm thần Khu vực Tây Nguyên. (Số liệu thu thập từ ngày
01/01/2018 đến ngày 31/12/2020), thông qua thu thập hồ sơ, bệnh án, tài
liệu liên quan của đối tượng được lưu tại phòng Kế hoạch nghiệp vụ và
Khoa giám định của Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Trung tâm Pháp y Tâm thần
khu vực Tây Nguyên. Bao gồm 05 tỉnh Tây Nguyên: (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm
Đồng, Gia Lai, Kon Tum) và 02 tỉnh Duyên Hải Miền Trung: (Khánh Hòa, Phú
Yên). Tại địa chỉ số 134 Nguyễn Thị Định, phường Thành Nhất, thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Về thời gian: Khảo sát số liệu để nghiên cứu từ tháng 3 năm 2021 đến
tháng 5 năm 2021 (số liệu thu thập từ ngày 01/01/2018 đến ngày

31/12/2020).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận


Luân văn được thưc hiên dưa trên cơ sở lý luân chủ nghia Mác - Lênin,
tư tưởng Hô Chi Minh, đương lối của Đảng, chinh sách, pháp luât của Nhà
nước về hoạt động pháp y tâm thần và hỗ trợ tư pháp.


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để làm sáng
tỏ vấn đề, trong đó tập trung vào một số phương pháp chính cơ bản như sau:
Phương pháp khảo sát, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, xử lý số
liệu và phương pháp so sánh.
- Phương pháp khảo sát: Phương pháp này sử dụng phiếu điều tra, thu
thập hồ sơ của đối tượng giám định pháp y tâm thần và lập mẫu phiếu
thu thập số liệu, dựa trên hồ sơ, bệnh án, tài liệu liên quan khác của các đối
tượng giám định nội trú từ năm 2018 đến 2020.
+ Địa điểm khảo sát: Tại kho lưu trữ hồ sơ bệnh án của Trung tâm Pháp
y Tâm thần khu vực Tây Nguyên. Địa chỉ 134 Nguyễn Thị Định, phường Thành
Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
+ Số lượng phiếu khảo sát: 80 phiếu (Mẫu phiếu được thiết kế sẵn).
Toàn bộ số mẫu phiếu khảo sát được gửi cho Trưởng phòng Kế hoạch tổng
hợp của Trung tâm. Sau khi Phòng Kế hoạch tổng hợp tổ chức họp, phân
công nhiệm vụ và chia làm 3 (Ba) tổ khảo sát, cụ thể: Tổ 1, có nhiệm vụ
thống kê, điền vào mẫu phiếu các đối tượng theo dõi giám định pháp y tâm
thần nội trú năm
2018; Tổ 2, có nhiệm vụ thống kê, điền vào mẫu phiếu các đối tượng theo dõi
giám định pháp y tâm thần nội trú năm 2019; Tổ 3, có nhiệm vụ thống

kê, điền vào mẫu phiếu các đối tượng theo dõi giám định pháp y tâm thần
nội trú năm 2020.
- Phương pháp tổng hợp: Phân tích các văn bản, tài liệu, báo cáo, nghiên
cứu khoa học… liên quan đến hoạt động pháp y tâm thần và các hồ sơ
bệnh án giám định pháp y tâm thần tại khu vực Tây Nguyên.


- Phương pháp thống kê và thống kê phân tích: Phương pháp này
được sử dụng để phân tích số liệu, tài liệu thu thập tại Trung tâm Pháp y Tâm
thần khu vực Tây Nguyên.


- Kỹ thuật thu thập thông tin: Kỹ thuật này được thực hiện qua 2 bước
+ Bước 1: Lập mẫu phiếu thu thập số liệu, dựa trên hồ sơ, bệnh án, tài
liệu liên quan khác của đối tượng giám định nội trú.
+ Bước 2: Thu thập hồ sơ của đối tượng giám định pháp y tâm thần,
điền vào mẫu phiếu điều tra.
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so
sánh, dự báo,... để xử lý, đánh giá dữ liệu, thông tin thu thập được, đưa ra
các nhận định, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả trong
quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại Trung tâm Giám định
Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên.
+ Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm: EPI-INFO, EPI-data và Stata
Virsion 3.1.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Y nghia lý luân
Luân văn đề câp đến những vân đề cần thiết, những lý giải nhăm làm ro
một số vân đề lý luân liên quan đến quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y
Tâm thần tại Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên.

6.2. Y nghia thực tiễn
Giúp cho các nhà quản lý và nhà chính sách xác định được một số khó
khăn trong cơng tác giám định pháp y tâm thần để có đầu tư nguồn lực
cho phù hợp.
Giúp cho các cơ quan chuyên môn cần tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn và pháp luật về hoạt động giám định pháp y tâm thần.
Giúp cho các tổ chức liên quan có sự phối hợp tốt hơn để khác phục các
hạn chế, bất cập trong công tác giám định pháp y tâm thần và hỗ trợ tư pháp.
Là cơ sở lý luận và nguồn số liệu tin cậy cho các nghiên cứu tiếp theo.


Giúp cho tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đề tài tiếp tục nâng cao
năng lực nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực giám định pháp y tâm thần.
Đề tài có thể sử dụng phục vụ cơng tác Quản lý nhà nước về hoạt động
Pháp y Tâm thần tại Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần khu vực Tây
Nguyên cũng như làm tài liệu tham khảo, vận dụng ở các Trung tâm Giám
định Pháp y Tâm thần khu vực khác trên phạm vi cả nước.
7. Kết cấu của luận văn
Kết câu luân văn ngoài các phần mở đầu, mục lục, tài liêu tham khảo,
kết luân và phụ lục, nội dung của luân văn gôm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận trong Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y
Tâm thần khu vực Tây Nguyên.
Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần
khu vực Tây Nguyên.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà
nước về hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên.


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT

ĐỘNG PHÁP Y TÂM THẦN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Pháp y tâm thần
Pháp y tâm thần (PYTT) là một bộ phận của Tâm thần học, phát
triển cùng với sự phát triển chung của ngành Tâm thần học. Nếu như Tâm
thần bệnh học chỉ chú ý nghiên cứu vấn đề chẩn đốn, tìm ngun nhân
và tính chất bệnh với mục đích chữa bệnh và phịng bệnh thì PYTT chủ yếu
nghiên cứu mối liên hệ đặc biệt của các trạng thái rối loạn tâm thần đối
với những vấn đề dân sự và hình sự [43, tr.36].
1.1.2. Giám định pháp y
Giám định pháp y là một ngành khoa học, nó sử dụng những thành tựu
khoa học trong lĩnh vực y học, sinh học, hoá học, vật lý học, tin học... để đáp
ứng những yêu cầu của pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và dân sự
thơng qua hoạt động giám định khi được các cơ quan trưng cầu [43, tr.36].
1.1.3. Giám định tư pháp
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức,
phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận
về chun mơn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành
chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám
định theo quy định của Luật Giám định tư pháp (khoản 1 Điều 2 Luật Giám
định tư pháp, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 56/2014/QH14, sau đây
gọi chung là Luật Giám định tư pháp) [43, tr.149-150].
1.1.4. Bệnh tâm thần và rối loạn tâm thần


Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần là những bệnh do hoạt động của não
bộ bị rối loạn và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra: Nhiễm khuẩn,
nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể... làm rối loạn chức năng phản

ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức… bị sai lệch cho
nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không
phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh [43, tr.126].
Ở Nga: Từ năm 1864, theo các qui định mới, những can phạm nghi ngờ
bị bệnh tâm thần, khi xét xử nhất thiết phải có sự tham gia của một hoặc hai
thầy thuốc trong hội đồng để xác định mức độ rối loạn tâm thần của can
phạm ở thời điểm gây án và trạng thái tâm thần hiện tại. Việc theo dõi và
giám định trạng thái tâm thần ngay tại phiên xét xử như vậy tất nhiên không
thể cho kết luận đầy đủ. Chỉ nghiên cứu tìm hiểu bệnh qua các tài liệu điều
tra trong tập hồ sơ không cho phép đưa ra kết luận chính xác. Việc đánh giá
trạng thái tâm thần lại do một nhóm các nhà chun mơn chứ khơng phải
chỉ là riêng các thầy thuốc tâm thần. Một số người được công nhận là bị
bệnh tâm thần trong khi họ vẫn đang khoẻ mạnh. Một số khác được công
nhận là khoẻ mạnh thực ra lại đang bị bệnh tâm thần [43, tr. 39].
Ở Đức: Trong luật hình sự nước Phổ (1833) có đoạn viết "người phải
chịu trách nhiệm về hành động của mình là người có khả năng hiểu biết và
nhận thức được hành vi của mình". Bản dự thảo luật cũ năm 1871, cịn
hiệu lực đến năm 1993 có ghi: "một hành vi phạm tội sẽ không xảy ra nếu
trong thời gian diễn ra hành động, thủ phạm đã ở trạng thái mất tri giác
hoặc rối loạn hoạt động tâm thần, do đó ý tưởng tự do bị loại trừ" [43, tr.
39].
Ở Pháp: Điều 64 luật hình sự năm 1810, đã đặt cơ sở cho việc lựa chọn
"mất trí" và năng lực chịu trách nhiệm, điểm này thừa nhận sự đối lập


×