Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

(SKKN 2022) Một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học tại trường trung học phổ thông Quảng Xương 1, tỉnh Thanh Hóa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.44 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MƠN
HĨA HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG QUẢNG XƯƠNG 1,
TỈNH THANH HĨA

Người thực hiện: Trần Cơng Hịe
Chức vụ: Tổ phó chun mơn
Đơn vị công tác: Trường THPT Quảng Xương 1
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Hóa học

1


THANH HĨA NĂM 2022
MỤC LỤC
1. Mở đầu………………………….…………………………………....………..3
1.1. Lí do chọn đề tài………………………….………………………………...3
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………….….………………...3
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………….….…......3
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………....…..….4
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm……………………...….....…4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm………………………………….…….……4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm…………………..….……………4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm………...……4
2.2.1.Thuận lợi……………………………………………………………..4
2.2.2.Khó khăn……………………………………………………………..4


2.3. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề………………………………....5
2.3.1. Chọn đội tuyển…………………………………………..…………..5
2.3.2. Kết hợp với gia đình, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn…...6
2.3.3. Lên kế hoạch ôn luyện cụ thể……………………………………….6
2.3.4. Kết hợp việc dạy và rèn kỹ năng làm đề, kỹ năng thực hành thí nghiệm cho
học sinh……………………………………………...............................................6
2.3.4.1.Việc dạy.........................................................................................6
2.3.4.2.Việc ôn luyện và rèn kỹ năng làm bài của học sinh……………..7
2.3.4.3.Thực hành thí nghiệm…………………………………………...7
2.3.5.Phát huy trí tuệ của tố chuyên môn…………………………………8
2.3.6.Hướng dẫn kiến thức và kỹ năng sau cùng………………………...8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trương……………………..………….…………..…..……………9
2.5.Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện pháp…9
3. Kết luận, kiến nghị………………………………..……………………….....10
3.1. Kết luận ……………………………………………………………………10

2


3.2. Kiến nghị …………………………….……………………………….……10
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………..……………..………………………………………….11

1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
“Chỉ có quốc gia thu hút những cái đầu vĩ đại hoặc coi trọng giáo dục mới có thể
trở nên giàu có” (Enrics). Vì vậy muốn thay đổi bộ mặt của một nhà trường cần chú trọng
nhất là phát triển giáo dục đặc biệt là giáo dục mũi nhọn và một trong những mặt trận
giáo dục mũi nhọn là bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Đây là tiêu chí quan trọng để
đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường, để công nhận trường chuẩn quốc gia đồng

thời thể hiện trình độ năng lực chun mơn của giáo viên, chất lượng học tập của học
sinh. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một cơng việc khó khăn và lâu dài, địi hỏi nhiều cơng
sức của thầy và trị, đặc biệt phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm thường xuyên và cấp thiết đối với mỗi
cấp học nói chung và đối với cấp Trung học phổ thơng nói riêng. Nó tạo điều kiện cho
người thầy giáo qua đó bồi dưỡng cho mình vốn kiến thức sâu sắc hơn, phong phú hơn.
Đối vơi học sinh thông qua việc học tập nhằm tạo cho mình niềm say mê ham hiểu biết,
giúp cho các em rèn luyện óc tư duy sáng tạo, trí thơng minh, đức kiên trì chịu khó tìm
tịi, tạo tiền đề cho việc tự học, tự nghiên cứu ở các cấp cao hơn.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm ôn thi học sinh giỏi, với những kết quả đã đạt được
(đặc biệt là kết quả thi học sinh giỏi năm học 2016- 2017: Xếp thứ 2 toàn tỉnh và năm học
2018- 2019: Xếp thứ nhất tồn tỉnh) tơi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong việc bỗi
dưỡng học sinh giỏi môn Hóa Học tại trường trung học phổ thơng Quảng Xương 1,
tỉnh Thanh Hóa”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Làm quen với cơng tác nghiên cứu khoa học
- Tìm cho mình một phương pháp mới để tạo ra khơng khí hứng thú và lơi cuốn nhiều
học sinh u thích bộ mơn Hóa học và chọn được những em tốt nhất tham gia vào đội

3


tuyển học sinh giỏi, đồng thời giúp các em đạt được kết quả cao trong các kỳ thi quan
trọng
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Các kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Hóa học
- Vận dụng để tuyển chọn, giảng dạy, ôn luyện học sinh giỏi
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu về phương pháp
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.

- Việc tuyển chọn và phương pháp ôn luyện học sinh giỏi một cách bài bản, khoa học
- Cách giải quyết này phù hợp với cả hình thức thi tự luận và trắc nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Công việc ôn luyện học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng trong mỗi nhà trường
nhưng đa số giáo viên được giao đều rất ngại vì đều lo sợ khơng hồn thành được nhiệm
vụ, sợ thua kém đồng nghiệp do khơng biết bắt đầu từ đâu vì vậy đề tài đã làm rõ được từ
khâu tuyển chọn thu hút học sinh đến việc lên kế hoạch, phương pháp dạy, ôn luyện kỹ
năng làm đề, phương pháp ra bài tập, đề ôn tổng hợp cho học sinh.
Phương pháp tơi nghiên cứu ở đây có thể áp dụng cho các môn khác trong việc bồi
dưỡng học sinh giỏi.
Việc khai thác có hiệu quả của phương pháp, sẽ góp phần nâng cao chất lượng
tuyển chọn và ôn luyện học sinh giỏi để đạt kết quả cao nhất.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

4


2.2.1.Thuận lợi
-Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, đúng hướng của ban giám hiệu nhà trường.
-Học sinh có nhiều cố gắng nỗ lực, đa số các em có động cơ học tập rõ ràng: Học
để ngày mai lập nghiệp.
-Các bậc phụ huynh ủng hộ nhiệt tình.
-Bản thân đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong công tác ôn thi học sinh giỏi
2.2.2.Khó khăn
-Tâm lí khơng hồn thành nhiệm vụ nhà trường giao phó, thua kém đồng nghiệp, khơng
khẳng định được vị thế chun mơn của mình trước đồng nghiệp và học trị ln đè nặng.
-Hằng ngày các em học sinh phải tiếp thu một lượng kiến thức khá lớn từ các môn
học, nhất là các môn thi tốt nghiệp, tâm lí cần phải học đều cả 3 mơn thi Đại học đã khiến
các em, các bậc phụ huynh lo ngại, họ không muốn thiên lệch về một môn nào, trong khi

để có được một giải học sinh giỏi cấp Tỉnh cần phải học thêm cho bộ môn rất nhiều, mất
nhiều thời gian học tập… Trong khi đó, thời gian học thêm các môn để thi Đại học các
em đã chiếm hết các buổi chiều, chính vì thế muốn dạy bỗi dưỡng đội tuyển hầu như các
giáo viên đều phải dạy sau giờ học thêm buổi chiều hoặc vào chủ nhật, ngày lễ…
2.3.Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1.Chọn đội tuyển
-Học sinh để học và thi học sinh giỏi có giải cao chỉ thơng minh và tư duy nhanh là
chưa đủ, cái quan trọng học sinh phải đam mê, sáng tạo, quyết tâm và biết nghe lời giáo
viên. Tuy nhiên muốn các em có niềm đam mê, thầy cô phải là người truyền lửa, đem đến
cho các em niềm đam mê trước bằng những bài giảng hay, đầu tư, thu hút sự chú ý của
các em. Ví dụ năm 2018- 2019 có 1 học sinh tơi rất nhớ là em Lê Duy Dương rất thông
minh, tư duy nhanh nhưng ham chơi, tôi đã nhờ phụ huynh, ban giám hiệu gặp riêng
động viên, giao nhiệm vụ nhưng em Dương vẫn khơng tập trung, có gắng dẫn đến các bài
kiểm tra đều thấp điểm nhất và vậy sau một thời gian ôn luyện tôi quyết định cho em Lê
Duy Dương ra khỏi đội tuyển thay bằng em Phạm Phương Anh tuy không thông minh
bằng nhưng rất đam mê và quyết tâm (em đã gặp riêng tôi để xin được vào đội tuyển),
cuối cùng em Phạm Phương Anh đạt giải nhì Tỉnh.

5


- Để thu hút được các em có năng lực tốt nhất vào học đội tuyển giáo viên phân
tích cho các em thấy lợi ích của việc học đội tuyển như:
+Có một kiến thức vững vàng khi thi đại học: Từ trước đến nay các em đã học đội
tuyển thì khi thi đại học luôn đạt từ 9 điểm trở lên. Ví dụ năm học 2016- 2017 cả 5 em
trong đội tuyển khi thi THPT Quốc Gia mơn Hóa học đều đạt từ 9,5 trở lên, trọng đó có
em Lê Trọng Quân đạt 10 điểm.
+Khi đạt giải các em được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học đặc biệt là
giải nhất. Ví dụ năm 2019 em Nguyễn Quỳnh Linh giải nhất mơn hóa, đến năm 2020 em
được tuyển thẳng vào khoa kinh doanh Quốc tế trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí

Minh; em Nguyễn Tuấn Nam giải nhì tuyển thẳng vào IT 1 Đại học Bách Khoa Hà Nội…
2.3.2.Kết hợp với gia đình, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn
Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nên đến tận nhà từng em để nắm rõ hoàn cảnh từng
em, phối hợp với phụ huynh, đề xuất với giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu tạo mọi
điều kiện tốt nhất để các em yên tâm ôn thi đội tuyển.
2.3.3.Lên kế hoạch ôn luyện cụ thể
Dựa vào khung kiến thức của Sở gửi về cho các trường, giáo viên ôn luyện kết hợp
với tổ trưởng chuyên môn thảo luận lên kế hoạch bao quát tổng thể toàn bộ chương trình,
sau đó mới phân chia cho từng giai đoạn và cân nhắc tính tốn xem cần bao nhiêu thời
lượng để có thể chuyển tải hết lượng kiến thức đó, rồi lên kế hoạch ơn luyện chi tiết đến
từng buổi, cân đối giữa lí thuyết, bài tập, thực hành và luyện đề.
2.3.4.Kết hợp việc dạy và rèn kỹ năng làm đề và kỹ năng thực hành thí
nghiệm cho học sinh
2.3.4.1.Việc dạy: Trước tiên phải khai thác triệt để kiến thức cơ bản trong sach giáo
khoa (đặc biệt chú ý đến những bài đọc thêm và bài tư liệu) sau đó mới nâng cao theo
từng chuyên đề. Dạy đan xen giữa vơ cơ và hữu cơ, do đó giáo viên phải chịu khó sưu
tầm, tích góp bài tập ở các đề thi trung học phổ thông quốc gia (câu chốt), đề thi học sinh
giỏi của các Tỉnh, ở các năm, trong các đề thi Olympic phù hợp với chương trình phổ
thông… Sau mỗi chuyên đề phải kiểm tra lại khả năng ghi nhớ, vận dụng kiến thức của

6


học sinh nếu thấy được rồi mới chuyển sang phần khác. Đặc biệt bài tập của chun đề
sau ln có phần tổng hợp và liên kết với chuyên đề đã học để học sinh không bị quên
kiến thức.
-Nên tránh nôn nóng, bỏ qua bài tập cơ bản, cho ngay bài khó, làm cho học sinh
mới đầu đã gặp ngay một “mớ bịng bong”, khơng nhận ra được nên bắt đầu từ đâu hoặc
việc ghi nhớ từng đơn vị kiến thức, kỹ năng dễ lộn xộn hay kết quả là không định hình
được phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang, còn giáo viên

dạy được một thời gian đã khơng cịn gì để dạy cho học sinh đội tuyển.
-Khơng nên đặt nặng thành tích đối với học sinh, dẫn đến học sinh bị áp lực khi thi
cử, quên kiến thức.
2.3.4.2.Việc ôn luyện và rèn kỹ năng làm bài của học sinh:
-Khâu ra đề: Giáo viên phải tích cực nghiên cứu tài liệu để ra đề, đồng thời sưu
tầm đề qua các đồng nghiệp ở các trường trong và ngoài Tỉnh. Chú ý đề sưu tầm phải
chỉnh sửa lại để phù hợp với cấu trúc của Sở Giáo Dục đã cho, phù hợp với năng lực của
học sinh ở từng giai đoạn: Giai đoạn đầu mỗi tuần 1 đề, nội dung nhẹ nhàng hơn giai
đoạn sau, giai đoạn sau mỗi tuần 2, 3 hoặc 4 đề và nội dung tương đương hoặc khó hơn
đề thi thật của những năm trước để đến khi học sinh đi thi khi đọc đề các em khơng bị
ngợp, bị chống để các em tự tin làm bài.
-Khâu chấm bài: Giáo viên phải chấm chữa chi tiết. Nếu học sinh sai lần đầu chỉ
yêu cầu làm lại 1 lần nhưng nếu sai lần 2 làm lại 2 lần, sai lần 3 làm lại 5 lần... Phân tích
cho học sinh thấy được mình đạt điểm tuyệt đối ở những câu nào, câu nào bị trừ điểm,
câu nào chưa làm được… để học sinh tự ơn lại những phần cịn sai sót, nắm chưa chắc
kiến thức. Do đó đã cho học sinh làm đề nào thì khai thác triệt để kiến thức đó cho học
sinh, rèn cho học sinh có trách nhiệm, kỹ năng khi làm đề. Đến khi chấm bài thấy học
sinh đã tạm ổn (thường từ đề 31 trở đi) thì hạn chế đúng thời gian làm bài như đề ra và có
thể cho học sinh chấm chéo bài của nhau, để các em có thể học hỏi lẫn nhau, thi đua nhau
để cùng tiến bộ.
2.3.4.3.Thực hành thí nghiệm:

7


Trong mỗi buổi ơn luyện, học sinh có thắc mắc băn khoăn về hiện tượng, màu sắc,
trạng thái các chất…bản thân tôi luôn ghi chép lại đến cuối tuần cho các em vào phịng
thí nghiệm hướng dẫn các em tự làm các thí nghiệm để kiểm chứng lí thuyết, giải đáp các
thắc mắc đó, tạo hứng thú, sự đam mê sáng tạo cho học sinh. Thông qua các buổi thực
hành giúp các em giảm áp lực học tập, giảm stress để ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Giai

đoạn cuối cho các em làm thực hành nhiều hơn.

(Các em đội tuyển HSG năm 2019 làm thí nghiệm)
2.3.5.Phát huy trí tuệ của tổ chuyên môn
Dựa vào khung kiến thức của Sở, dựa vào thế mạnh của từng giáo viên, bản thân
tôi đã thống nhất với đồng chí tổ trưởng: Giao cho các đồng chí khác trong tổ sưu tầm
thêm các bài tập hay theo từng chuyên đề, các đề tổng hợp để có thêm nguồn tài liệu
giảng dạy và kiểm tra học sinh đội tuyển.
2.3.6.Hướng dẫn kiến thức và kỹ năng quan trọng sau cùng
-Đây là cơng việc có lẽ bất cứ thầy cô dạy đội tuyển nào cũng làm và chúng tơi
cũng thế, đó là một cơng việc tưởng như đơn giản nhưng vẫn rất cần độ tinh tế, cụ thể tôi
đã làm như sau:
+Ở buổi dạy cuối cùng, sau khi xong phần kiến thức tôi chuẩn bị một buổi liên
hoan nhẹ với sự có mặt của cả các thầy cơ đã từng dạy đội tuyển trong bộ môn để chúc
các em thành công.

8


+Trong buổi liên hoan, mỗi thầy sẽ có một kinh nghiệm q báu trong việc giữ độ
bình tĩnh khi bước vào phịng thi, cách xử lí đề cho tinh tường, đúng hướng, cách phân
phối thời gian cho hợp lí… Tất cả những điều này tuy người dạy chính đã nói, song mỗi
thầy bằng sự trải nghiệm của chính mình mà cung cấp thêm cho các em thì vẫn có điều
bổ ích rất đáng trân trọng, học tập.
-Làm như thế, tôi nhận thấy tính cộng đồng tập thể được nâng lên, tình cảm giữa
đồng nghiệp với nhau, giữa thầy với trị được xiết chặt và quan trọng hơn các em thấy cả
tổ chuyên môn cùng quan tâm, cùng kỳ vọng… các thầy ln ở bên các em… Từ đó, các
em sẽ vững vàng tự tin hơn và tất nhiên quyết tâm đạt được thành cơng trong các em theo
đó cũng sẽ lớn hơn. Chỉ một việc làm nhỏ nhưng sự tác động đến học sinh sẽ khơng nhỏ
và theo tơi đó cũng là một lí do thành cơng!

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trương.
Những việc tôi đã làm và đã đạt được thành công trong công tác ôn luyện đội
tuyển, tôi đã chia sẻ cho các đồng chí được phân cơng dẫn chính. Ngồi ra, các đồng chí,
dựa vào đối tượng học sinh cụ thể, dựa vào hình thức thi cử mà có những biện pháp sáng
tạo cho phù hợp với chất lượng học sinh từng năm.
2.5.Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện pháp
Với sự nỗ lực không ngừng trong công tác bồi dưỡng ôn luyện đội tuyển nói trên,
bản thân tơi cũng như tổ chun mơn đã đạt được những thành quả đáng khích lệ trong
nhiều năm qua
+Với cá nhân
TT
1
2
3

Năm học
2013-2014
2016-2017
2018- 2019

Giải
Nhất

Giải
Nhì

0
0
1


0
3
3

Giải Ba
1
2
1

Giải KK Tổng
3
0
0

4/5
5/5
5/5

Xếp thứ
trong
Tỉnh
12
2
1

9


+Với tổ chuyên môn:

Năm học 2020- 2021, tuy không dẫn chính nhưng với tư cách là tổ phó chun
mơn, được giao hỗ trợ cho đồng chí Nguyễn Văn Chinh một số chuyên đề và có ra một
số đề chấm chữa, nhận xét chi tiết từng em, đội tuyển Hóa đã đạt được kết quả: 4/5 em đi
thi đạt giải trong đó bao gồm: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 1 giải ba, xếp thứ 4 toàn Tỉnh.
Năm học 2021- 2022: hỗ trợ cho đồng chí Đỗ Thế Minh một số chuyên đề và có ra
một số đề chấm chữa, nhận xét chi tiết từng em, đội tuyển Hóa đã đạt được kết quả thắng
lợi: 5/5 em đi thi đạt giải trong đó bao gồm: 4 giải nhì, 1 giải ba, xếp thứ 1 tồn Tỉnh.
-Nhìn vào kết quả trên có thể thấy, chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa
hàng năm của trường tơi ln đứng trong tốp 5 của Tỉnh và góp phần đắc lực vào việc giữ
thương hiệu chung của nhà trường, đưa trường chúng tôi giữ vững vị trí dẫn đầu khối
THPT tồn Tỉnh trong suốt nhiều năm vừa qua.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1.Kết luận
-Ôn luyện dẫn dắt, bồi dưỡng học sinh giỏi là một cơng việc vinh quang nhưng vơ
cùng gian khổ, địi hỏi người thầy phải có tâm huyết, sáng tạo đặc biệt là sự hy sinh tự
nguyện rất lớn. Những người dạy chúng tôi trong bao năm qua đã làm việc này một cách
bền bỉ cơng phu khơng địi hỏi sự trả ơn đáp đền của học sinh hay sự bồi dưỡng của nhà
trường, tất cả ai cũng mong kết quả cuối cùng là cơng sức mình bỏ ra phải có giải, giải
càng cao, càng nhiều thì càng tốt.
-Những sáng tạo của bản thân trong khi trực tiếp dạy đội tuyển trong nhiều năm
qua đã được anh chị em đồng nghiệp trong Tổ ghi nhận và đặc biệt Ban giám hiệu nhìn
thấy và khích lệ, đó là một thành cơng của tơi. Tuy nhiên để duy trì được kết quả như
năm 2019 cho những năm tiếp theo có lẽ tơi vẫn phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
3.2. Kiến nghị.

10


-Do tính hiệu quả trong thực tiễn của đề tài này, nên tôi mong muốn đề tài được
triển khai đến các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô mới được giao nhiệm vụ ôn luyện

học sinh giỏi hoặc những thầy cô đã dạy nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn
Cuối cùng, đề tài được xuất phát từ suy luận cá nhân, nên không thể tránh khỏi thiếu
sót, vì thế tơi rất mong đồng nghiệp góp ý, chỉnh sửa, bổ sung để cho đề tài được hoàn
thiện hơn và được đưa vào triển khai rộng rãi góp phần đẩy phong trào tự học, tự bồi
dưỡng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thống kê kết quả thi học sinh giỏi môn Hóa học của Sở giáo dục và đào tạo Thanh hóa
từ năm học 2013- 2014 đến nay.
2. Kết quả thi THPT quốc gia tử năm học 2013- 2014 đến nay.
3. Kết quả tuyển sinh vào trường đại học Bách Khoa Hà Nội, đại học Kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh… năm 2020.

XÁC NHẬN

Quảng Xương, ngày 20 tháng 5 năm 2022

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
không sao chép của người khác
Người viết sáng kiến

Trần Cơng Hịe

11



×