Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

(SKKN 2022) Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 21 trang )

“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Mục tiêu của đề tài
1.2 Về đối tượng nghiên cứu
1.3 Về không gian
1.4 Về thời gian
2. Giải quyết vấn đề
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề
2.2 Thực trạng của vấn đề cần giải quyết
2.3 Các biện pháp giải quyết
2.3.1 Hoạt động 1: Thi thuyết trình với nội dung: Lên ý tưởng và trình
bày thiết kế xây dựng cây mục tiêu để trang trí trong lớp học.
2.3.2 Hoạt động 2: Mời các học sinh là đàn anh, đàn chị có thành tích
học tập và rèn luyện tốt về giao lưu, truyền động lực cho cả lớp.
2.3.3 Hoạt động 3: Thuyết trình về các loại cảm xúc của con người.
2.3.4 Hoạt động 4: Thuyết trình về cách vượt qua cơn nóng giận.
2.3.5. Các hoạt động khác:
+) Thuyết trình về chủ đề:
- Vượt qua sự sợ hãi, tự tin thể hiện mình trước đám đơng.
- Phản ứng trước lời chê trách.
- Khả năng tự giáo dục của bản thân.
- Tiền bạc, các mối quan hệ và ứng sử.
- Vượt qua sự tiêu cực và yếu đuối.
+) Tổ chức giao lưu bóng chuyền cho 4 tổ, liên hoan, tổng kết năm học.
3. Kết luận
3.1. Kết quả
3.2. Ý kiến kiến nghị


Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

1


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

1. MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây chủ đề trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc
đang là chủ đề được toàn ngành giáo dục và toàn xã hội quan tâm, hướng đến.
Công tác xây dựng trường, lớp học hạnh phúc không chỉ là mối quan tâm của
nhiều nhà quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo mà còn là mong muốn của nhiều
học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Làm sao để mỗi ngày học sinh đến trường là
một ngày vui, giáo viên đến trường với niềm vui, phấn khởi và quan hệ thầy trị
ngày càng gắn bó, thân ái, tích cực để cùng phấn đấu vì mục tiêu chung: giáo
dục, đào tạo các thế hệ học sinh có sức khỏe, đạo đức, lý tưởng, tri thức, kỹ năng
và niềm tin tốt đẹp vào cuộc sống.
Năm học 2020-2021 tôi đã hồn thành chỉ tiêu đội tuyển Tốn và chỉ tiêu điểm
9+ mà nhà trường giao. Năm học 2021 - 2022 tôi lại được nhà tường tin tưởng
tiếp tục phụ trách đội tuyển Tốn khóa 2021 - 2024. Ngồi ra tơi cịn được tin
tưởng giao chủ nhiệm lớp 10C4, một lớp khối A1 của trường.
Đứng trước nhiệm vụ mới được giao và su thế tất yếu của nghành giáo dục hiện
nay, tôi bắt đầu trăn trở… Và tôi quyết tâm không chờ đợi, không chần chừ nữa,
tôi phải làm mới mình, phải trao dồi thêm kiến thức, phải say mê nhiệt huyết
hơn, phải làm cho mình thật hạnh phúc khi đến trường, lan tỏa hạnh phúc đến tất
cả học sinh của mình. Tơi đã đăng ký học cấp tốc 8 chun đề về phương pháp
dạy học tích cực của cơ Trần Khánh Ngọc, tìm hiểu về khái niệm trường học
hạnh phúc, về kiến thức tâm lý lứa tuổi và nhiều kiến thức khác liên quan. Và

cuối cùng tôi lên kế hoạch làm theo cách riêng của mình. Sau đây tơi xin được
trình bày tổng hợp lại những điều tơi đã làm được trong năm học này thành một
sáng kiến kinh nghiệm: “Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống
cho học sinh để xây dựng lớp học hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”
làm đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng năm 2021-2022 với mong
muốn giúp học sinh có thêm mơi trường để rèn luyện kỹ năng sống, phát triển
bản thân một cách toàn diện hơn, trở thành những học sinh hạnh phúc, góp phần
xây dựng trường THPT Bỉm Sơn thành trường học hạnh phúc.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
* Giúp học sinh có khả năng phân tích, tự tìm cách triển khai suy nghĩ của
mình thành các ý nhỏ và trình bày vấn đề với cấu trúc rõ ràng ấn tượng.
* Hình thành cho học sinh khả năng thuyết trình trước đám đơng. Rèn luyện tư
duy ngôn ngữ và bản lĩnh vượt qua áp lực.
* Là sân chơi an toàn lành mạnh, thỏa sức sáng tạo của học sinh. Học sinh
được yêu thương, được tôn trọng, được cung cấp nhiều kiến thức về kỹ năng
sống và thực hành rèn luyện những kỹ năng đó.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Học sinh lớp 10C4 trường THPT Bỉm Sơn Thanh hóa.

Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

2


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp nghiên cứu định tính.
1.5 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022.
2.NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
Trong cuốn Đạo đức học Nicomachean, Aristotle đã nói rằng hạnh phúc là
điều duy nhất mà con người mong muốn vì lợi ích của mình. Khơng giống như
giàu có, danh dự, sức khỏe hay tình bạn.
Từ điển Oxford định nghĩa “Hạnh phúc là cảm thấy hoặc thể hiện niềm vui
hoặc sự hài lòng. Hiểu theo định nghĩa của từ điển Oxford, hạnh phúc là một
trạng thái, không phải là một đặc điểm. Nói cách khác, đó khơng phải là một
tính cách lâu dài, vĩnh viễn mà là một trạng thái có thể thay đổi, thống qua hơn.
Trong Báo cáo về Hạnh phúc Thế giới năm 2015, Richard Layard, giám đốc
Chương trình Hạnh phúc tại Trung tâm Hiệu quả Kinh tế tại Trường Kinh tế
Luân Đôn, và Tiến sĩ Ann Hagell đã nghiên cứu về sức khỏe và tinh thần của trẻ
em trên toàn thế giới, và đưa ra các khuyến nghị cụ thể để cải thiện các điều kiện
đó. Họ lưu ý vai trị quan trọng của môi trường giáo dục đối với hạnh phúc của
trẻ em. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng đáp ứng nhu cầu của trẻ em đồng
nghĩa với việc mang đến cho học niềm hạnh phúc.
Có 3 tiêu chí cốt lõi tạo nên lớp học hạnh phúc : YÊU THƯƠNG – TÔN
TRỌNG – AN TOÀN
Hạnh phúc của học sinh trung học rất đơn giản và có thể thực hiện được như:
Ln cố gắng và đạt được kết quả cao trong học tập khơng phụ lịng ơng bà cha
mẹ. Ln được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập
cũng như hành động, cư xử của mình. Được sống và học tập trong một mơi
trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả
năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện. Được thầy cô và bạn bè yêu
mến, tôn trọng, được tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân loại và vận dụng nó
vào đời sống, làm hành trang cho bản thân. Được chia sẻ với mọi người về
những điều mà mình biết, được khẳng định và trải nghiệm…. Hạnh phúc cá
nhân gắn liền với hạnh phúc xã hội.
Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích

của người khác, thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người. Khi muốn thể hiện sự
tơn trọng, bạn cần đặt bản thân vào vị trí của người khác và cư xử sao cho họ
thấy được sự quan tâm của bạn. Nói tóm lại, thể hiện sự quan tâm tức là tôn
trọng quan điểm, thời gian và không gian của người khác. Tôn trọng cảm xúc là
một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. Bởi dù ở lứa tuổi nào, trẻ
cũng có những hỉ nộ ái ố như người lớn. Không nên nghĩ rằng đi học là một ưu
đãi và các em phải tự bằng lịng với điều mà mình nhận được. Tơn trọng người
khác là gì? Đó là sự nhìn nhận, đánh giá đúng mực về ai đó; là ln coi trọng
danh dự, phẩm chất và lợi ích của người khác như của chính mình… Thái độ, ý
thức tơn trọng người khác chính là biểu hiện của người hiểu biết, biết ứng xử có

Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

3


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

văn hóa. Biết tơn trọng người khác mang lại cho chúng ta rất nhiều điều tốt đẹp.
Đối với chính bản thân ta và với người khác, nhiều khi món q vơ giá dành cho
nhau chính là sự tơn trọng.
Về tiêu chí an tồn, Bộ trưởng trao đổi: Trong trường học phải an toàn về thể
chất và tinh thần. GV, HS phải được bảo vệ, khơng có sự xúc phạm về thể xác và
tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. Do vậy an toàn về thể chất, trước
hết là chúng ta phát triển để khỏe mạnh. Bộ trưởng nhấn mạnh về an toàn tinh
thần, sự tổn thương về tinh thần thậm chí cịn nguy hiểm hơn là tổn thương về
thể xác và có thể đi hết cả cuộc đời.
Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành và duy trì
các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi

trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào
các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành
mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp. Lớp học hạnh phúc là lớp học có
sự tương tác chủ động, tích cực với xúc cảm dương tính từ hai phía: nhà tổ chức
và chủ thể thực hiện. Lớp học hạnh phúc là điểm đến mà mỗi cá nhân cảm thấy
muốn đến, khi đến có những hứng thú, có niềm vui, có sự mong chờ, có rung
cảm... Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an tồn, sự nâng đỡ
hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thỏa mãn...HS đến
trường như thế nào là hạnh phúc, có thể quy thành một mệnh đề: mỗi ngày đến
trường là một ngày vui. Cần khẳng định không quá lý tưởng đến mức vui mà
không nhớ hay khơng hiểu nhiệm vụ thay vào đó là thực hiện nhiệm vụ một
cách chủ động, tích cực với sự thoải mái, khao khát, cố gắng tích cực nhất. Bên
cạnh đó, người học cảm thấy có niềm tin, có rung động, có động lực khi đến lớp
và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp...
2.2 Thực trạng vấn đề cần giải quyết
Thực tế đã cho thấy một điều là, nhiều học sinh thành công không hẳn là học
sinh học giỏi, nhiều học sinh học rất giỏi nhưng ra đời lại không hề thành đạt.
Một bộ phận lớn học sinh thiếu kỹ năng sống, chưa cảm thấy vui và hạnh phúc
khi đến trường, đi học vì buộc phải đi học, khơng có mục tiêu học tập rõ ràng,
có biểu hiện dễ xa ngã vào các tệ nạn xã hội. Ở các trường phổ thông hiện nay,
lãnh đạo vẫn cứ đưa vào nghị quyết hàng năm song hành việc nâng cao chất
lượng giảng dạy và lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng
trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc nhưng hầu như việc giáo dục kỹ năng
sống được đẩy hết về cho Đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm tự bơi (Ban giám
hiệu chỉ quan tâm dến thành tích thi học sinh giỏi và thi THPT Quốc gia). Đồn
trường thì một năm chỉ có vài ba hoạt động cũ rích lặp đi lặp lại, chưa nói đến
việc trong tình hình dịch covid-19 hiện nay khơng hề tổ chức được một hoạt
động nào cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm thì nhiều người tư tưởng ấu trĩ, bảo
thủ, ln làm theo cách cũ, khơng chịu đổi mới tìm tịi, khơng nhiệt huyết và
khơng nhìn rõ trách nhiệm to lớn của mình đối với học sinh. Nhiều giáo viên bộ

mơn vẫn dạy theo lối mòn cũ, tạo áp lực quá lớn về điểm trác lên học sinh… nếu

Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

4


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

cứ tiếp diễn như thế này thì bao giờ mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc,
lớp học hạnh phúc mới được thực hiện. Trường học hạnh phúc là một ngày đến
trường, giáo viên, học sinh đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa. Vì
thế, nhiệm vụ của thầy cơ giáo khơng chỉ đơn giản là lên lớp với những bài
giảng trong sách vở và những vận dụng thực tế, mà còn là làm thế nào để học
sinh thấy được ngôi trường của mình trở thành một nơi thú vị. “Đó là một mục
tiêu mà tất cả chúng ta đều hướng đến vì tương lai của học sinh. Vì vậy, sứ mệnh
của người thầy lại càng trở lên thiêng liêng vào cao cả hơn bao giờ hết. Sự tơn
vinh, kính trọng đối với nhà giáo không chỉ ở kiến thức uyên thâm hay ở tài
nghệ sư phạm mà quan trọng hơn cả là sự mơ phạm về phẩm chất đạo đức, lịng
u nghề, mến trẻ, sự mẫu mực trong lối sống, ở giá trị cao cả và trong sáng của
nhân cách nhà giáo”. Vậy nhận thức về trường học hạnh phúc phải chăng là
nhận thức về thay đổi từ trong tư duy cho đến cách làm; bản thân mỗi nhà giáo
cần phải thay đổi, từ nhận thức đến hành động, từ những điều nhỏ nhất và cần
lắm sự chung tay của toàn xã hội.
Nhìn lại chặng đường đã đi qua tơi thấy mình vẫn cịn nhiều thiếu sót, vẫn có
lỗi với các học sinh mình đã giảng dạy, có những điều tơi cịn chưa làm được cho
các em ấy. Thế nên tơi sẽ cố gắng làm việc hết khả năng của mình, khơng phải là
việc lãnh đạo giao bắt phải làm, đó là những việc mà bản thân tôi thấy tôi cần
thiết phải làm cho học sinh của tôi, để xứng là người mẹ thứ hai, là người gần

gũi, người ươm mầm, gieo các loại hạt giống tốt để nảy mầm trên tất cả những
học sinh thân yêu của mình.
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết
Tổ chức các cuộc thi cho 4 tổ trong lớp với nhiều nội dung khác nhau phù hợp với
khơng gian, thời gian và tình hình thực tế của lớp học.
2.3.1 Hoạt động 1: Thi thuyết trình với nội dung: Lên ý tưởng và trình bày
thiết kế xây dựng cây mục tiêu để trang trí trong lớp học.
Mục tiêu của hoạt động này là rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo của học sinh,
tạo điều kiện cho học sinh tự tìm hiểu và thẩm thấu các vấn đề quan trọng tác
động trực tiếp đến việc hoàn thành mục tiêu và vươn đến ước mơ của mình. Đồng
thời bước đầu rèn luyện cho học sinh kỹ năng thuyết trình trước đám đơng.
Bước 1: Giáo viên ra đề cho bốn tổ học sinh, thời gian chuẩn bị là 1 tuần,
yêu cầu các tổ lập nhóm messenger để thảo luận.
Bước 2: Bốn tổ cử đại diện thuyết trình ( thực hiện vào tiết chào cờ, do
dịch covid 19 nên không chào cờ tập trung)
Bước 3: Nhận xét đánh giá và góp ý của các cá nhân cho phần trình bày
của đại diện 4 tổ.
Bước 4: Cơ giáo nhận xét các điểm đạt được và chưa đạt được của 4 tổ,
trao giải nhất nhì ba tư cho 4 tổ. Chốt lại những điểm cần lưu ý trong kỹ năng
thuyết trình.
Bước 5: Cơ giáo tổng hợp các ý tưởng của 4 tổ, gợi ý cho học sinh xây
dựng nên hình ảnh thiết kế cây mục tiêu chung của lớp.

Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

5


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”


Bước 6: Đặt làm cây mục tiêu, làm 43 bông hoa, phát cho mỗi học sinh 1
bơng hoa để viết hết những mục tiêu của mình trong năm học mới cũng như
những ước mơ trong tương lai, sau đó tự tay các em sẽ gắn những bơng hoa đó
lên cây mục tiêu chung của lớp.
Kết quả thực hành của hoạt động 1 như sau:
Bước 1: Các tổ rất hào hứng trong công tác chuẩn bị, bàn bạc dấu giếm bí hiểm
vì sợ tổ khác biết mất ý tưởng của mình, đi thám thính xem tổ khác nghĩ gì, làm
gì, có tổ tranh luận ầm ĩ nhưng cũng có tổ rất trầm, k triển khai được ý tưởng gì
rõ nét. Qua quan sát tơi thấy các thành viên đã thực hiện nhiệm vụ một cách chủ
động, tích cực với sự thoải mái, khao khát, cố gắng tích cực nhất.
Bước 2: Bốn tổ đều trình bày ý tưởng của mình bằng cách vẽ tranh. Hình ảnh
tranh vẽ của các tổ (phụ lục 1). Đại diện mỗi tổ một học sinh lên thuyết trình:

Tổ 1: Các rễ cây đại diện cho hoàn cảnh của mỗi người (Tiền bạc, gia đình,
nhan sắc, điểm xuất phát, mơi trường sống…). Thân cây đại diện cho phản ứng
của mỗi người, những bông hoa đại diện cho kết quả mà con người đó đạt được.
Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

6


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

Tổ 2: Vẽ cây có đầy đủ các bộ phận nhưng chưa thể hiện được ý nghĩa cần
truyền đạt của bức tranh.
Tổ 3: Với bức tranh trên các bạn lập luận như sau: màu đen đại diện cho đất
đá, cái cây phải có rễ chắc, đâm xuyên qua đất đá, tới tận mạch nước ngầm ở
phía dưới., thân cây to, vững chắc mới đủ sức sống để kết những trái ngọt cho

đời ( đại diện cho những trái ngọt đó là rất nhiều tổ ong lủng lẳng trên cành cây
- một suy nghĩ ngây ngô và đáng yêu làm cho cả lớp được một trận cười)
Tổ 4: Với bức vẽ bằng nét chì hình ảnh một cái cây cịn đang trên đã hồn
thiện, bức vẽ chưa thể hiện được ý tưởng nên phần thuyết trình lúng túng và
chưa rõ ý.
Bước 4: Sau khi cho các thành viên nhận xét phần trình bày của các tổ từ khâu
chuẩn bị, thái độ làm việc, các ý tưởng thể hiện và kỹ năng thuyết trình của mỗi
tổ.( vì đây là lần đầu tiên, kiến thức và kỹ năng còn hạn chế nên học sinh có vẻ
đang ngại ngùng). Tơi tổng hợp nhận xét, trao giải cho 4 tổ ( Nhất tổ 1, nhì tổ 3,
ba tổ 2 và xếp . thứ tư là tổ 4). Các em đón nhận kết quả một cách tâm phục
khẩu phục.
Tiếp theo tôi đưa ra các kiến thức về kỹ năng thuyết trình trước đám đông
một cách ngắn gọn nhất để các em nắm được:
1. Chuẩn bị nội dung tốt
Thành công chỉ đến với nhưng ai có sự chuẩn bị kỹ càng
2. Chú ý diện mạo, cử chỉ
Nếu như em muốn tạo ấn tượng mạnh mẽ ngay từ ban đầu, em phải chuẩn bị vẻ
ngoài thật tốt. Trang phục chỉnh chu, phù hợp; sử dụng ngôn ngữ cơ thể hợp lý
(tay, chân và biểu cảm trên nét mặt, trên tồn bộ cơ thể) khơng chỉ giúp em xuất
hiện tự tin hơn, mà còn giúp bạn kiểm sốt được hơi thở của mình. Em cũng cần
tránh sự lo âu hoặc những biểu hiện không tốt ảnh hưởng đến tinh thần khác. Sự
tự tin sẽ giúp em có được bài diễn thuyết thành cơng.
3. Kiểm sốt tốc độ nói:
Suy nghĩ phải đi trước lời nói, Nói với tốc độ chậm hơn em nghĩ là phù hợp và
nhớ nói rõ từng từ. Kỹ thuật này sẽ giúp lời nói của em tăng thêm sức mạnh và
giúp bạn kiểm soát tốt hơn.
4. Tránh dùng quá nhiều từ đệm
Đây là một thói quen cực kỳ khó sửa. Hầu hết chúng ta đều sử dụng từ đệm như
"ừ", "ừm" và "à". Thực tế, việc thêm các từ đệm đó là một giải pháp dễ dàng
hơn là im lặng, và do đó chúng trở nên thịnh hành. Tuy nhiên, việc nói chèn

thêm các từ đệm không hề chuyên nghiệp, và trong một bài phát biểu, nếu em sử
dụng quá nhiều từ đệm thì người nghe sẽ chỉ chú ý đến chúng mà thội.
5. Hãy nhìn thẳng vào mắt người nghe
Đây là một kỹ thuật rất quan trọng để thể hiện sự tự tin của em. Mặc dù ban đầu
nó dễ gây lo lắng cho em nhưng hãy cứ thử xem. Khi em nói, đừng nhìn ra ngồi
cửa, trần nhà hay mặt đất, hãy cố gắng nhìn thẳng vào mắt mỗi người, gây sự
chú ý rằng em đang giao tiếp với họ.
6. Thu hút và tương tác với khán giả

Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

7


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

Đừng chỉ nói với khán giả, hãy tìm cách để họ tham gia tích cực vào câu chuyện
của em. Hãy yêu cầu một tràng vỗ tay hoặc dơ những cánh tay để thể hiện ý kiến
tập thể của họ, hoặc hỏi họ một câu hỏi giả định. Ngồi ra, nói chuyện hài hước là
một cách tuyệt vời để giữ sự chú ý của người nghe, cũng như kể chuyện. Và hãy
luôn nhớ sử dụng những yếu tố này trong bài thuyết trình của bạn bằng mọi cách.
7. Luyện tập trước nhưng đừng học thuộc
Cuối cùng, hãy tập dượt bài phát biểu của em trước khi trình bày chính thức.
Điều này sẽ giúp em ghi nhớ những luận điểm chính, xác định các thách thức có
thể xảy ra và giúp bạn tự tin hơn. Tuy nhiên, đừng học thuộc lịng. Nếu em làm
vậy, em có thể bị đứt quãng trong cách nói hoặc mất đi sự tự nhiên khi nói trước
mọi người.
Bước 5: Tổng hợp ý tưởng của các tổ, tơi hướng các em đến hình ảnh cái cây
mục tiêu sau đây:


Bước 6: Đặt làm cây mục tiêu, làm 43 bông hoa, phát cho mỗi học sinh 1 bơng
hoa để viết hết những mục tiêu của mình trong năm học mới cũng như những
ước mơ trong tương lai, sau đó tự tay các em sẽ gắn những bơng hoa đó lên cây
mục tiêu chung của lớp.

Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

8


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

Và đây là thành quả cuối cùng của hoạt động 1:

Một số hình ảnh về hoạt động tập thể xây dựng cây mục tiêu: ( Phụ lục 1)
2.3.2 Hoạt động 2: Mời các học sinh là đàn anh, đàn chị có thành tích
học tập và rèn luyện tốt về giao lưu, truyền động lực cho cả lớp.
+) Giao lưu cùng anh Nguyễn Thanh Hải, lớp 12A8 khóa 2018-2021, người
đạt 28.3 điểm khối A1 trong kỳ thi đại học vừa xong. Thanh Hải là một học sinh
có điểm xuất phát khi vào trường rất bình thường, nhưng sự nghiêm túc, chủ
động và miệt mài của hải trong ba năm cấp ba đã đem đến kết quả đáng ngưỡng
Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

9


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”


mộ: Á khoa khối A1 của trường và đỗ vào trường Đại Học Ngoại Thương Hà
Nội. Thanh Hải đến nói chuyện, giao lưu về phương pháp học tập hiệu quả, chia
sẻ các bí quyết khi làm bài thi trắc nghiệm, bí quyết vượt qua chính mình,
truyền lửa để các em học sinh có thêm động lực hành động, quyết tâm đi đến
mục tiêu đã ghi trên bơng hoa của mình trên cây mục tiêu của lớp.
+) Giao lưu cùng chị Nguyễn Mai Anh, học sinh lớp 11 chuyên Ngoại Ngữ
Hà Nội. Chị Mai Anh đã đem đến cho các em làn gió mới, sự nhanh nhen, hoạt
bát và kỹ thuật thuyết trình trước đám đơng rất lơi cuốn và sơi động. Ngồi ra
Mai Anh cịn đem đến cho các em những bí quyết để học tốt bốn kỹ năng nghe,
nói, đọc, viết trong mơn Tiếng Anh.
Hai buổi giao lưu thật ấn tượng và thật nhiều cảm xúc đã tác động khơng nhỏ
đến tư tưởng, tình cảm và định hướng của học sinh trong lớp trong con đường
tương lai phía trước. (Các hình ảnh của 2 buổi giao lưu này có trong phụ lục 2).
2.3.3 Hoạt động 3: Thuyết trình về các loại cảm xúc của con người.
Cảm xúc có thể thúc đẩy chúng ta hành động. Cảm xúc giúp chúng ta sống
sót, phát triển và tránh nguy hiểm. Cảm xúc có thể giúp chúng ta đưa ra quyết
định. Cảm xúc cho phép người khác hiểu chúng ta. Cảm xúc cho phép chúng ta
hiểu người khác. Vì vậy việc đọc cảm xúc là một kỹ năng quan trọng mà tơi
muốn các em học sinh của mình phải được sớm rèn luyện.
Với các kinh nghiệm về thuyết trình đã được rút ra ở hoạt động 1, lần này tơi gợi
ý các em có thể dùng phần mềm Powerpoint để thể hiện bài thuyết trình sinh
động và rõ ràng hơn.
Bước 1: Giáo viên ra đề cho 4 tổ, khuyến khích dùng Powerpoint trình chiếu để
hỗ trợ thuyết trình.
Bước 2: Các tổ thảo luận, lên ý tưởng và chuẩn bị trong vòng 1 tuần.
Bước 3: Các tổ cử đại diện trình bày, trừ các học sinh đã được thuyết trình trong
hoạt động 1 (Tôi làm như vậy là để tất cả các em đều được có cơ hội rèn luyện
kỹ năng thuyết trình. Lần này tơi u cầu từ 2 đến 3 học sinh phối hợp thuyết
trình cùng nhau, vừa để các em rèn luyện các thuyết trình ăn ý vừa là để các bạn

khác nhanh đến lúc được thể hiện mình)
Bước 4: Các thành viên trong lớp nhận xét, góp ý. Cơ giáo tổng hợp và trao giải.
Bước 5: Cô giáo tổng kết lại các kiến thức quan trọng về các loại cảm xúc của
con người. Tầm quan trọng của việc đọc cảm xúc.
Kết quả thực hành của hoạt động 3 như sau:
Bước 1: Cả 4 tổ khi nhận nhiệm vụ đều rất hào hứng, trách nhiệm, thảo luận sơi
nổi trong tổ, và vẫn ra vẻ bí hiểm với tổ khác.
Bước 2: Các tổ trình bày:
Tổ 1: Có 3 thành viên tham gia, dùng Powerpoint trong bài thuyết trình; các em
lấy hình ảnh các nhân vật trong bộ phim “INSIDE OUT” để minh họa cho các
loại cảm xúc mà các em ấy sẽ trình bày (Tơi rất bất ngờ và đánh giá cao ý tưởng
này của các em, học sinh mình rất giỏi, chỉ là mình tạo cho các em ấy cơ hội thể
hiện mà thôi)

Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

10


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

Sau đó các em ấy phân thành 2 loại: Cảm xúc tiêu cực, cảm xúc tích cực và
lần lượt ba thành viên chia nhau ra để trình bày.
Tổ 2: Các em học sinh tổ hai cũng lấy các nhân vật trong bộ phim “INSIDE
OUT” để trình bày các loại cảm xúc của con người, mỗi nhân vật đại diện cho
một loại cảm xúc khác nhau: Joy - Niềm Vui, Sadness - Buồn Bã, Disgust Chảnh Chọe, Fear - Sợ Sệt, Anger - Giận dữ. Trong mỗi trường hợp các em
còn đưa ra các từ đồng nghĩa, phiêm âm Tiếng Anh và dịch nghĩa Tiếng Việt
kèm theo.


Tổ 2 có nhiều bạn học giỏi Tiếng Anh, cịn có em hồi cấp hai đã đạt giải học sinh
giỏi cấp Tỉnh môn Tiếng Anh, và các em ấy đã vận dụng ln thế mạnh của mình
trong bài thuyết trình. Đưa cô và các bạn đến một bất ngờ mới đầy thán phục.
Tổ 3: Các em tổ ba cũng dùng Powerpoint trong bài thuyết trình của mình,
nhưng nội dung và cách sắp xếp trình bày đang cịn rườm rà, lộn xộn, lan man.

Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

11


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

Tuy nhiên tôi luôn cổ vũ, khuyến khích và chăm chú lắng nghe cho đến tận giây
cuối cùng.
Tổ 4: Riêng tổ 4 không dùng Powerpoint trong bài thuyết trình của mình, các
em ấy in và vẽ các biểu tượng về các loại cảm xúc lên trên giấy, gán lên bảng và
trình bày:

Tuy nhiên đại diện tổ 4 lại có kỹ năng thuyết trình rất tốt, tự tin, lời nói gãy gọn,
âm lượng trầm bổng nhấn nhá hợp lý và đặc biệt sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong
bài thuyết trình rất hiệu quả.
Bước 4: Các thành viên trong lớp nhận xét, góp ý: Lần này thì việc góp ý cho
các tổ đã bắt đầu diễn ra rất sơi nổi, một phần vì kiến thức của các em đã thu
được sau hoạt động 1, một phần là khơng khí tích cực trong cuộc thi đã thúc đẩy
các em thể hiện mình, dám nói ra những điều mình nghĩ. Cuối cùng tôi tổng
hợp, phấn khởi khen ngợi từng ưu điểm của các tổ, khen ngợi sự tập trung, trách
nhiệm trong hoạt động tập thể của các thành viên, bày tỏ sự bất ngờ, khâm phục
Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn


12


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

những sáng tạo trong ý tưởng và cách trình bày vấn đề của các em. Khéo léo góp
ý cho các em về cách thiết kế các Silde trong Powerpoint để mang lại hiệu quả
cao trong thuyết trình. Làm cho các em hiểu rằng dù là vẽ, in ra giấy hay dùng
Powerpoint thì đó cũng chỉ là cơng cụ cho bài thuyết trình được tơ thêm hiệu
quả mà thơi, cịn trung tâm vẫn là người trực tiếp thuyết trình; phải hiểu rõ vấn
đề, thuyết trình bằng sự tập trung, bằng tất cả cảm xúc và trí óc của mình…
Bước 5: Cơ giáo tổng kết lại các kiến thức quan trọng về các loại cảm xúc của
con người: Trong suốt những năm 1970, nhà tâm lý học Paul Eckman đã xác
định được sáu loại cảm xúc cơ bản mà ông cho rằng đã được trải qua trong tất cả
các nền văn hóa. Những cảm xúc được ơng tìm ra là:

Tuy nhiên Eckman sau đó đã thêm một số loại cảm xúc khác vào danh sách
của ông ấy nhưng cho rằng những cảm xúc này không giống với sáu loại cảm
xúc ban đầu của ông, không phải tất cả các loại cảm xúc này đều có thể được mã
hóa thông qua biểu cảm khuôn mặt. Một số loại cảm xúc ơng ấy đã phát hiện ra
sau đó: Cảm giác thích thú. Cảm giác mãn nguyện. Cảm giác phấn khích. Cảm
giác khinh thường. Cảm giác bối rối. Cảm giác khuây khỏa. Cảm giác tự hào về
thành tựu. Cảm giác tội lỗi. Cảm giác hài lòng. Cảm giác xấu hổ
Những học thuyết cảm xúc khác phân loại các loại cảm xúc của con người
theo những quan điểm khác nhau. Cảm xúc có thể đóng một vai trị quan trọng
trong cách chúng ta suy nghĩ và hành xử. Những cảm xúc mà chúng ta cảm thấy
mỗi ngày có thể buộc chúng ta phải hành động và ảnh hưởng đến những quyết
định chúng ta đưa ra về cuộc sống của mình, cả lớn và nhỏ. Để thực sự đọc và

hiểu cảm xúc, phải hiểu ba thành phần quan trọng của cảm xúc, bao gồm:
+) Thành phần chủ quan (cách bạn trải nghiệm cảm xúc)
+) Thành phần sinh lý (cách cơ thể bạn phản ứng với cảm xúc)
+) Thành phần biểu cảm (cách bạn cư xử để đáp lại cảm xúc).
Một số hình ảnh trong hoạt động 3, thuyết trình về các loại cảm xúc của con
người: (phụ lục 3)
2.3.4 Hoạt động 4: Thuyết trình về cách vượt qua cơn nóng giận.
Đi kèm với việc đọc cảm xúc của người khác là việc hiểu được cảm xúc của
chính mình, kiểm sốt và làm chủ được cảm xúc của chính mình. Kỹ năng vượt
qua cơn nóng giận là kỹ năng quan trọng trong suốt cuộc đời của bất cứ ai.
Chính vì vậy tơi giao cho các em đề bài này là để bản thân các em tự tìm hiểu, tự
Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

13


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

trình bày và sau đó tự đúc rút cho bản thân sự cần thiết vượt qua cơn nóng giận
và làm cách nào để vượt qua cơn nóng giận một cách hiệu quả.
Các bước tiến hành hoạt động 4: Giống các bước ở hoạt động 3
Kết quả thực hành của hoạt động 2 như sau:
Tổ 1: Chia vấn đề trình bày ra làm 3 phần: Nguyên nhân gây ra sự nóng giận,
hậu quả của việc nóng giận và cách kiểm soát cơn giận. Cách tư duy và trình
bày nội dung rất tốt, các thành viên lên thuyết trình đều là lần đầu tiên được nói
trước đám đơng, đang còn rụt rè, chưa rự tin nên việc diễn đạt đang bị vấp, chưa
làm bật lên được điều muốn nói. Tuy nhiên với sự cổ vũ của cơ và các bạn bài
thuyết trình của tổ 1 đã hồn thành đúng thời gian quy định.


Tổ 2: Các em bắt đầu bằng một video thể hiện sự nóng giận. Nói rõ tác hại
của sự nóng giận và đưa ra các cách để vượt qua sự nóng giận: Tránh suy nghĩ
tiêu cực ( chuyển sự tập trung sang hướng khác như đọc sách, xem phim, làm gì
đó để tạo sự sao nhãng). Dừng tranh cãi (Cả giận mất khôn). Hãy nghĩ đến
nhưng câu chuyện vui để vơi đi sự yếu đuối của mình.

Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

14


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

Tổ 3: Các em cũng bắt đầu bằng 1 video có nội dung thể hiện sự nóng giận của
các nhân vật. Các em ấy trình bày các biểu hiện của sự tức giận: Có người bung
ra bên ngồi, có người nuốt vào bên trong, có những người chọn cách tấn công
khi tức giận, trút giận lên đồ đạc, lên mạng xã hội hay lên người khác…sau đó
cũng đưa ra tác hại của sự nóng giận và cách kiểm soát cơn giận: Đến một nơi
vắng vẻ để hét thật to. Tránh đổ lỗi cho người khác. Tìm ra ngueên nhân tức
giận, tập thể dục, ăn uống, xem phim….Hạ thấp cái tơi của mình…

Tổ 4: Các em cũng dẫn dắc từ nguyên nhân dẫn đến sự nóng giận, tác hại của
sự nóng giận và đưa ra cách cách vượt qua cơn nóng giận: Hít thở sâu. Khơng
giữ sự thù hận, ắc cảm. Nhận trách nhiệm về mình và làm việc theo cơng thức
của người thành cơng Hồn cảnh + Phản ứng = Kết quả ( Công thức này tôi đã
dạy các em ngay từ lần đầu tiên gặp nhau)

Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn


15


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

Có thể nói rằng sự sáng tạo của học sinh rất đa dạng, phong phú. Bốn tổ thể hiện
vấn đề tuy có nhiều nét tương đồng nhưng cũng có những nét rất riêng và nổi
bật. Điều đó chứng tỏ các em đã thật sự chủ động, nghiêm túc khi thực hiện hoạt
động này. Bản thân tôi ở vai trị là một vì giám khảo, tơi thật sự đau đầu khi
phân giải cao thấp cho 4 tổ. Sau khi cho các em tự nhận xét đánh giá, tôi chốt
lại, cố gắng dành rất nhiều lời khen cho các em, chỉ ra những thiếu xót 1 cách
nhẹ nhàng. Nhấn mạnh lại cho các em những nguyên tắc khi thuyết trình và sử
dụng Powerpoint. Trong hoạt động này tơi đã phải thay đơi cách trao giải: Tổ có
nội dung tốt nhất, Tổ thiết kế Powerpoint hợp lý nhất, Tổ thuyết trình hay nhất
và giải cá nhân thể hiện tốt nhất. Phần thưởng là 20.000/thành viên cho giải tập
thể. Giải cá nhân tôi tặng các em ấy 1 cuốn sách. (Phụ lục 4)
Cuối cùng tôi chốt lại cô đọng nhất về cách vượt qua cơn nóng giận: Hít thở
thật sâu. Ngừng tranh cãi. Đến một nơi trống trải để xả cơn giận cho nguôi bớt.
Nghĩ đến trách nhiệm bản thân. Tránh suy nghĩ tiêu cực. Tập trung vào vấn đề
cần giải quyết. Không giữ thù hận hay ác cảm. Không ra quyết định trong cơn
giận dữ. Viết ra giấy những gì tốt đẹp. Học cách đối mặt với khó khăn. Bình tĩnh
trong mọi tình huống. Học cách nhìn nhận lại. Học cách giải tỏa cảm xúc…
2.3.5. Các hoạt động khác:
Vì Sáng kiến kinh nghiệm chỉ gói gọi trong 20 trang, nên các hoạt động tiếp
theo tơi sẽ trình bày tóm tắt. Tôi đã tận dụng tối đa thời gian 2 tiết trong tuần
(tiết chào cờ vào sáng thứ 2 và tiết sinh hoạt cuối tuần để tổ chức cho các em
thực hiện các hoạt động một cách nghiêm túc, nhiều cảm xúc và hiệu quả cao.
Các hình ảnh của các hoạt động sẽ được thể hiện trong phần phụ lục 5.
+) Thuyết trình về chủ đề “ Vượt qua sự sợ hãi, tự tin thể hiện mình trước

đám đơng”.
Qua sự quan sát tất cả các em khi thực hiện các hoạt động trên, tôi nhận thấy,
bên cạnh những e rất tự tin, dám thể hiện mình thì vẫn cịn những e rất e dè,
nhút nhát. Mặc dù đã được cung cấp các kiến thức về kỹ năng thuyết trình, đã
được quan sát các bạn làm trong những hoạt động trước nhưng một số em vẫn
chưa dám thể hiện mình (chưa nhấc được tay lên, bàn chân chôn một chỗ và
căng thẳng…). Chính vì vậy tơi ra đề bài này để các em tự tìm hiểu về nỗi sợ, tự
ý thức được cách vượt qua nỗi sợ, chiến thắng bản thân để tự tin thể hiện mình.
+) Thuyết trình về chủ đề “ Phản ứng trước lời chê trách”.
Trong cuộc sống ai cũng thích nhận được nhiều lời khen ngợi. Nhưng thật
khơng may mắn rằng chẳng ai có thể tránh khỏi những lời chỉ trích. Tuy nhiên,
nếu phản ứng tốt trước những lời chỉ trích, chúng ta sẽ nhận được rất nhiều thứ
mà mình khơng ngờ đến, bao gồm những bài học vô cùng quý giá. Học sinh
THPT đang ở độ tuổi muốn khẳng định mình nhưng hàng ngày các em vẫn ln
nhận bao nhiêu lời chê, lời chỉ trích từ thầy cơ, bố mẹ, rồi bạn bè. Chính vì vậy
tơi ra đề bài này nhằm tạo điều kiện để các em tự tìm hiểu, chấp nhận sống
chung với lời chê trách và phản ứng tích cực trước mọi lời chê trách.
+) Thuyết trình về chủ đề “ Khả năng tự giáo dục của bản thân”.

Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

16


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

Trải qua rất nhiều hoạt động vơ cùng bổ ích, nhiều cá nhân đã tiếp thu rất tốt
mọi kiến thức và kỹ năng, dù được đứng trước lớp để thuyết trình, hay chỉ là
ngồi dưới để nghe để quan sát các bạn làm thì mỗi trải nghiệm đó cũng mang lại

cho mỗi cá nhân những bài học quý giá giúp các em trưởng thành hơn. Nhưng
tôi quan sát trong lớp một số em vẫn có độ ì rất cao, bị phân tán vào cái điện
thoại rất nhiều, dẫn đến kết quả học tập và rèn luyện của học kỳ 1 chưa cao. Tôi
ra đề bài này là để thức tỉnh nhận thức của một số em đó, vừa khéo vịng quay
thuyết trình quay trúng lượt nhưng e chưa tích cực, lần lữa trong các hoạt động
học tập và rèn luyện. Buộc chính các em đó phải tự tìm hiểu về vấn đề này để
nói trước mọi người. Tơi nghĩ đó là cách tốt nhất để giác mộ các em, thay vì xả
cho các em cơn mưa lời chỉ trích, rồi yêu cầu các em phải thay đổi, phải tiến
bộ… Kết thúc hoạt động sôi nổi và nhiều cảm xúc này, tôi nhắn nhủ với các em
rằng “Đã là con đường của bạn, bạn phải tự bước, người khác có thể đi cùng,
nhưng khơng ai bước hộ bạn”
+) Thuyết trình về chủ đề “ Tiền bạc, các mối quan hệ và ứng sử”.
Dù chỉ đang ở độ tuổi học sinh nhưng các em cũng đang ở trong những mối
quan hệ liên quan đến tiền bạc, sử dụng tiền bạc, ứng sử trong các mối quan hệ
có liên quan đến tiền bạc. Ví dụ như góp tiền mua quà và ăn sinh nhật, góp tiền
tổ chức các hoạt động bóng đá, 20/10, 20/11, 8/3… Hay đơn giản là tiền bố mẹ
cho để ăn sáng, để mua đồ dùng học tập. Tôi thấy rằng cần làm cho các em nhận
thức rõ sự quan trọng của tiền bạc, tập sử dụng đồng tiền hợp lý, định hướng
nghề nghiệp trong tương lai để kiếm được nhiều tiền lo cho cuộc sống. Bên cạnh
đó hướng các em đến những ứng sử văn minh, sòng phẳng về tiền bạc trong các
mối quan hệ.
+) Thuyết trình về chủ đề “ Vượt qua sự tiêu cực và yếu đuối”.
Trong khoảng tháng 4/2022 mạng xã hội rộ lên một số vụ nhảy lầu tự tử của học
sinh trung học. Trước những áp lực rất lớn về mọi mặt trong học hành, áp lực về
thành tích từ phía nhà trường, gia đình và cả bản thân học sinh. Cộng với những
thay đổi về tâm sinh lý trong giai đoạn này, đã đẩy các em vào sự cô đơn, sự cơ
đơn đó lớn dần lên và dẫn đến các em bị stress, bị trầm cảm. Hiện tượng một số
học sinh đó nhảy lầu tự tử khơng chỉ gây hoang mang, lo sợ cho các bậc phụ
huynh mà có thể tạo nên làn sóng tiêu cực tác động lên học sinh. Chính vì vậy
tơi ra đề bài này để các e tự vào cuộc, tự tìm hiểu nguyên nhân và tự tìm ra giải

pháp để vượt qua sự yếu đuối, tiêu cực của bản thân. Tự định hướng mọi hành
động của bản thân theo hướng tích cực, tránh xảy ra những hậu quả không thể
nào cứu van được. Kết thúc hoạt động này tơi nói với các em “Mình khơng thể
thay đổi được hồn cảnh, nhưng mình có 100% quyền quyết định suy nghĩ bên
trong và hành động. Có ngã 9 cũng phải đứng dậy 10, có rơi xuống địa ngục
cũng phải ngẩng đầu lên mà bước tiếp…Cho dù bất cứ ý do gì thì cũng đừng lựa
chọn cách rời bỏ cuộc sống này, vì được xuất hiện và sống trên cõi đời này là
điều vô giá…”
+) Tổ chức giao lưu bóng chuyền cho 4 tổ, liên hoan và tổng kết.
Năm học 2021-2022 là năm học bao trùm bởi khơng khí ảm đạm của đại dịch

Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

17


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

Covid-19. Các em học sinh đã trải qua quá trình dài xen kẽ học online, học
offline. Về cuối năm học dịch dã đã có phần ổn định. Việc tạo sân chơi cho các
em sân chơi thể chất lành mạnh là rất cần thiết. Tôi tổ chức cho 4 tổ chơi bóng
chuyền tranh giải nhất, nhì, ba, tư. Trong q trình đó tơi hịa đồng với các em,
hô hào cổ vũ và sẵn sàng vào chơi cùng. Được sự nhất chí của tất cả các phụ
huynh, tơi tổ chức cho các em đi liên hoan và hát karaoe. Bên cạnh việc nhiệt
tình khích lệ các em, hịa cùng các em ăn và chơi hết mình, tơi vẫn âm thầm
quan sát tất cả các thành viên trong lớp, qua hoạt động này tôi hiểu thêm về các
em, về tính cách, về sở thích và về cả những vấn đề tồn đọng ở các em ( Bên
cạnh phần lớn các em hịa nhập tự tin chơi hết mình, vẫn cịn một số em khép
mình, chưa dám thể hiện mình, hoặc có em nghiện điện thoại, chỉ chờ để cắm

mặt vào cái điện thoại chơi thơi). Đó là những thơng tin quan trọng để tơi nói
chuyện tâm sự với từng em, chạm đến sâu thẳm tâm hồn các em, khích lệ những
ưu điểm của các em, khơi dậy động lực cố gắng học tập và rèn luyện để phát
triển bản thân một cách toàn diện nhất.
3. KẾT LUẬN:
3.1. Kết quả:
Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu trên đối với lớp 10C4 – THPT Bỉm Sơn,
năm học 2021-2022, tôi nhận thấy những kết quả mà tôi thu được rất to lớn:
Trước hết bản thân tơi thấy mình vơ cùng vui sướng và hạnh phúc trong cơng
việc của mình, tơi ln tận dụng tối đa các khoảng thời gian trống để cùng các
em thực hiện lần lượt các hoạt động trên. Luôn tôn trọng, cổ vũ, dành nhiều lời
khen ngợi và yêu thương các em. Và tôi cũng cảm nhận được niềm vui sướng,
hạnh phúc của các em trong hành trình suốt một năm học qua. Sau đây tôi xin
phép được khoe một số kết quả nổi bật của học sinh lớp 10C4 như sau:
+) Các em là một tập thể đoàn kết, ở mỗi thành viên ánh lên niềm tự hào vì
mình là học sinh lớp 10C4.
+) Khơng có học sinh nào vi phạm quy chế thi, khơng có hiện tượng gây gỗ
đánh nhau trong và ngồi nhà trường.
+) Tích cực tham gia các tiết mục văn nghệ trong các hoạt động do Đoàn tổ
chức thời gian cuối năm học.
+) Kỹ thuật làm Powerpoint và Video ngày càng hoàn thiện.
+) Kỹ năng thuyết trình của mỗi thành viên tiến bộ rõ nét.
+ Kỹ năng sống vượt trội hơn so với các lớp khác.
+) Giải A cuộc thi làm “video tri ân các thầy cô” trong đợt thi đua chào mừng
ngày 20/11.
+) Giải A cuộc thi làm “video về nghĩa cử cao đẹp” trong đợt thi đua chào mừng
ngày 26/3.
+) Xếp thứ 2 trong toàn đợt thi đua do Đoàn trường tổ chức (chỉ sau lớp chọn số
1- lớp 10C8)
+) Tập thể lớp đạt danh hiệu lớp tiên tiến năm học 2021-2022.

+) 23 học sinh giỏi toàn diện, 21 học sinh tiên tiến.

Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

18


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

+) Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, tập thể 10C4 đạt được các giải sau đây:
STT
Họ và tên
Giải
Môn
1 Tống Bảo Ngọc
Nhất
Lịch Sử
2 Nguyễn Trần Minh Thư
Nhì
Tiếng Anh
3 Nguyễn Đức Anh
Ba
Tiếng Anh
4 Trương Tuấn Kiệt
Ba
Tốn
5 Trương Yến Ngọc
Ba
Sinh

6 Nguyễn Sỹ Hịa
KK
Sinh
7 Nguyễn Quốc Khánh
KK
Tốn
8 Nguyễn Châu Anh
KK
Tiếng Anh
9 Trần Lưu Hạnh Nguyên
KK
Tiếng Anh
Những kết quả thu được ở trên đã chứng minh được hiệu quả rất cao của các
biện pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh mà tôi đã thực hiện
ở lớp 10C4. Học sinh đã phát triển bản thân một cách toàn diện hơn, điều quan
trọng nhất là các em cảm thấy hào hứng, tự tin trong mọi hoạt động. Đến trường
với ánh mắt và nụ cười ánh lên niềm vui, hạnh phúc và niềm tự hào 10C4THPT Bỉm Sơn.
3.2. Kiến nghị, ý kiến
Đối với học sinh, nhất là học sinh bậc trung học phổ thông, giáo dục kỹ năng
sống là trang bị những tri thức giúp các em hình thành các kỹ năng sống cần
thiết, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con người với môi trường sống.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là việc đưa ra những lời giải
đơn giản cho những câu hỏi thông thường mà là hướng đến thay đổi nhận thức,
thay đổi hành vi của con người. Học sinh ở các thành phố lớn có điều kiện để
tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa, từ đó kỹ năng sống của các em cũng
được rèn luyện nhiều hơn. Học sinh ở tỉnh lẻ và các vùng xa sôi khơng có được
điều kiện như thế. Các em chủ yếu đi học, về nhà, đi học thêm… Đó là một thiệt
thòi rất lớn đối với học sinh các tỉnh lẻ, trong đó có cả học sinh trường THPT
Bỉm Sơn. Chính vì vậy tơi thiết tha đề nghị các cấp lãnh đạo những điều sau
đây:

• Đối với lãnh đạo các nhà trường: Xin đề nghị các đồng chí thay đổi tư
duy, cách nghĩ, quan điểm quản trị, cách thức điều hành, chuyển từ tư duy quản
lý, mệnh lệnh hành chính sang tư duy phục vụ, đặt lợi ích của người học lên
hàng đầu, tạo động lực cho giáo viên, để mỗi thầy cơ thực sự hạnh phúc và hạnh
phúc đó sẽ được lan tỏa tới tất cả học sinh.
• Đối với lãnh đạo các sở giáo dục, tôi mạnh dạn đề nghị các đồng chí có
những đường lối, chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa đến các nhà trường, giảm áp lực học
tập cho các em học sinh, tạo cho các e nhiều cơ hội để vượt qua chính mình, thể
hiện chính mình và phát triển bản thân một cách tồn diện hơn. Đẩy nhanh hơn
nữa hành trình xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc.
• Đối với các giáo viên chủ nhiệm, tơi đề nghị các đồng chí nhận thức rõ vị
trí và vai trị của mình trong cơng tác chủ nhiệm như là một sứ mệnh. Tư duy
học hỏi và ln làm mới mình, chủ động thích ứng với hoàn cảnh và điều kiện
Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

19


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

đang có để tổ chức ra nhiều hoạt động bổ ích cho học sinh. Tạo học sinh cơ hội
được tư duy, được sáng tạo, được nhận nhiều lời khen, được u thương tơn
trọng; khuyến khích học sinh chủ động làm theo những gì các em cho là đúng.
Khơng có việc gì khó, chỉ cần xem học sinh giống như là những đứa con của
mình, tự nhóm lửa và thổi bùng lên ngọn lửa đam mê trong bản thân mình. Điều
đó khơng chỉ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho học sinh, mà còn mang đến cho bản
thân các Thầy Cô những cảm xúc, những quãng thời gian hạnh phúc tuyệt vời
tuyệt vời. Để mỗi ngày đến trường luôn là niềm vui, niềm hạnh phúc của tất cả
chúng ta.

Từ khi ra trường đến giờ, năm học vừa rồi là năm học tơi tìm thấy nhiều niềm
vui nhất, thấy ý nghĩa nhất, hạnh phúc nhất khi làm giáo viên chủ nhiệm. Tơi rất
tự hào về những gì mình đã làm được cho học sinh lớp 10C4-THPT Bỉm Sơn
trong năm học qua. Tôi mạnh dạn chia sẻ những điều trên với tất cả các Thầy cơ
giáo. Có điều gì thiếu xót mong các thầy cơ góp ý để tơi hồn thiện mình hơn
trong năm học tới!
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do mình
tự viết, khơng sao chép nội dung của
người khác .
Người viết

Đỗ Thị Thanh Mai

Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

20


“Các biện pháp giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để xây dựng lớp học
hạnh phúc 10C4 trường THPT Bỉm Sơn”

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Mạng Internet (Trang tìm kiếm Google)
- Cẩm nang hạnh phúc ( của thầy Thích Nhất Hạnh)
- Tâm lý học lứa tuổi THPT


Giáo viên: Đỗ Thị Thanh Mai - Trường THPT Bỉm Sơn

21



×