Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

(SKKN 2022) sử dụng di sản văn hóa ở địa phương thanh hóa trong dạy học chuyên đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở việt nam tại trường THPT lê hồng phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 37 trang )

``

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA Ở ĐỊA PHƯƠNG THANH HÓA
TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM” TẠI TRƯỜNG
THPT LÊ HỒNG PHONG

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà
Chức vụ: Giáo viên - TTCM
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch Sử

THANH HÓA, NĂM 2022
1


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
1.5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu............................................................2
1.6. Điểm khó của đề tài.....................................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..................................................2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm....................................................2


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.....................4
2.3. Nội dung các Di sản văn hóa tại Thanh Hóa được sử dụng trong dạy học
chuyên
đề...............................................................................................................4
2.3.5. Các hình thức, biện pháp sử dụng di sản văn hóa tại Thanh Hóa trong
dạy
học
chuyên
đề.......................................................................................................14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường......................................................................17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................18
3.1. Kết luận.....................................................................................................18
3.2. Kiến nghi...................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
PHỤ LỤC


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Di sản văn hóa là bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc, chứa đựng
những tri thức, kinh nghiệm sống, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, đây
là một trong những nguồn sử liệu quan trọng, là phương tiện trực quan quý giá
trong dạy học nói chung, dạy học lich sử nói riêng.
Thanh Hố là vùng đất có truyền thống lich sử - văn hóa lâu đời. Bởi vậy,
có hệ thống di sản văn hóa phong phú, bao gồm cả Di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể. Hầu như ở mỗi thời kỳ lich sử, nơi đây đều có những di sản tiêu biểu,
phản ánh dịng chảy liên tục của lich sử dân tộc. Việc khai thác tốt di sản văn
hóa tiêu biểu tại Thanh Hóa góp phần to lớn vào việc giúp học sinh học tập môn

lich sử một cách hiệu quả cao và hứng thú.
Trong chương trình đổi mới Giáo dục THPT, học sinh được học lich sử
theo chuyên đề tự chọn. Các chuyên đề giúp học sinh hiểu sâu hơn vai trò của sử
học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến lich sử để học
sinh có cơ sở đinh hướng nghề nghiệp sau này. Ngoài ra, việc học tập theo
chun đề cịn giúp học sinh phát triển tình u, sự say mê, u thích tìm hiểu
lich sử dân tộc Việt Nam và lich sử thế giới.
Thực tế, việc dạy học ở các trường phổ thơng hiện nay ngồi những mặt
tích cực cịn bộc lộ nhiều bất cập. Trước hết, vì đối tượng của lich sử là quá khứ,
nên người giảng dạy khó có thể áp dụng các phương pháp “trực quan sinh động”
như các môn học khác, thêm vào đó là việc phải nhớ nhiều sự kiện, ngày tháng
làm cho nhiều học sinh cảm thấy khó khăn, nhàm chán trong những giờ học lich
sử. Thứ hai, do quá trình cơng nghiệp hóa của đất nước đã hướng mọi người lựa
chọn các ngành phục vụ cho sản xuất công nghiệp với nhiều cơ hội nghề nghiệp,
việc làm; Đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội sinh viên ít cơ
hội nghề nghiệp hơn. Thực trạng trên đã tác động rất lớn đến tâm lý học sinh,
làm cho các em ít chú ý và hướng đến việc ơn luyện và trau dồi kiến thức lich
sử, khiến cho môn lich sử khơng được coi trọng như giá tri nó vốn có. Mặt khác,
trong q trình dạy học, giáo viên chưa phát huy được tính tích cực của học
sinh, dạy học theo phương pháp truyền thống, tiếp cận nội dung là chủ yếu. Do
vậy, mặc dù chương trình giáo dục phổ thông mới đã bắt đầu triển khai thực hiện
nhưng nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng, chưa tiếp cận được chương trình.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tơi lựa chọn đề tài Sử dụng Di sản văn
hóa ở địa phương Thanh Hóa trong dạy học chuyên đề “Bảo tồn và phát huy
giá trị Di sản văn hóa ở Việt Nam” làm sáng kiến kinh nghiệm. Đề tài góp phần
khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả di sản văn hóa trong dạy học lich sử nói
chung và dạy học chuyên đề “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa ở Việt
Nam” nói riêng nhằm chuẩn bi cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ
thông mới ( lớp 10) một cách hiệu quả tại các trường THPT tỉnh Thanh Hóa.


1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung đề xuất các hình thức, biện pháp sử dụng Di sản văn hóa
tiêu biểu tại Thanh Hóa trong dạy học chuyên đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa ở Việt Nam” (Lich sử lớp 10, Chương trình giáo dục phổ thông
mới) phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, nhằm chuẩn bi cho việc
thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng mới, nâng cao chất lượng dạy học
lich sử ở các trường THPT tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sử dụng di sản tại đia phương
Thanh Hóa trong dạy học lich sử ở trường THPT
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích tổng hợp các tài liệu
về giáo dục học, tâm lý học, phương pháp dạy học lich sử, các tài liệu lich sử, tài
liệu văn hóa liên quan đến đề tài; Nghiên cứu, phân tích chương trình giáo dục
mơn Lich sử lớp 10, THPT mới, trong đó có chuyên đề “Bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam” để xác đinh những nội dung di sản cần sử
dụng.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát thực trạng
bằng việc sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn sâu,... để làm rõ tình hình khai thác,
sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lich sử ở trường THPT; Lấy ý kiến đánh
của giáo viên về giáo án chuyên đề thông qua phiếu đánh giá nhằm tìm những
biện pháp hợp lý nâng cao hiệu quả trong việc dạy học đối với chuyên đề.
1.5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Đề tài tiếp tục khẳng đinh vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di sản văn hóa
trong dạy học nói chung, dạy học lich sử nói riêng.
Đánh giá thực tế việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lich sử ở các
trường THPT tỉnh Thanh Hóa khi thực hiện đổi mới q trình dạy học ở trường

phổ thơng.
Xác đinh được những yêu cầu và đề xuất hình thức, biện pháp sử dụng di sản
văn hóa tại đia phương góp phần nâng cao chất lượng dạy học chuyên đề “Bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam” (lớp 10, THPT) chuẩn bi cho
việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới ở đia phương Thanh Hóa
nói riêng và trên cả nước nói chung.
1.6. Điểm khó của đề tài
Khi áp dụng vào thực tế trong giảng dạy tại trường Lê Hồng Phong, giáo
viên thực hiện gặp một số khó khăn: Trang thiết bi phục vụ học tập cịn thiếu,
học sinh đa số có hồn cảnh gia đình khó khăn nên đi đến thực đia hay việc mua
sắm trang thiết bi học tập phục vụ cho phương pháp học tập mới chưa đáp ứng
2


được. Chất lượng đầu vào học sinh thấp, khả năng tự tiếp cận và giải quyết vấn
đề gặp khó khăn nếu khơng có sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Luật giáo dục của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng đã chỉ
rõ: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo
đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng
lực và ý thức cơng dân; có lịng u nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng
tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập
quốc tế.”
Đặc biệt, đến tháng 12/2018, khi bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chương
trình giáo dục phổ thơng mới với chương trình tổng thể và chi tiết 27 môn học,
hoạt động giáo dục thì yêu cầu đổi mới dạy học càng trở nên bức thiết. Các
trường THPT đã cử giáo đi viên tập huấn chương trình mới và thực hiện đổi mới

trong dạy học
Bộ mơn lich sử cũng khơng nằm ngồi những hoạt động đổi mới của
ngành giáo dục. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tình trạng học tập mơn lich
sử có nhiều vấn đề báo động thì yêu cầu đổi mới trong dạy học lich sử càng trở
nên cấp thiết hơn. Đổi mới trong dạy học lich sử không phải phủ nhận tồn bộ
những phương pháp trước đây mà đó là sự kế thừa, khắc phục những nhược
điểm, phát huy những ưu điểm để mơn lich sử phát huy vai trị như nó vốn có.
Vùng đất Thanh Hóa là nơi có một hệ thống di sản văn hóa rất phong phú,
đa dạng với đầy đủ các loại hình thể hiện từ di sản văn hóa vật thể đến di sản
văn hóa phi vật thể. Đây là kết quả của sự sáng tạo trí óc của con người, là
những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá tri lich sử, văn hoá và khoa học mà
các thế hệ đi trước đã sáng tạo ra, được lưu giữ, truyền lại cho đến ngày nay ở
Thanh Hố.
Di sản văn hóa vật thể bao gồm các loại hình cụ thể là:
+Di tích lich sử - văn hóa
+ Danh lam thắng cảnh
+ Di vật là hiện vật
+ Cổ vật
+ Bảo vật quốc gia
Di sản văn hóa phi vật thể gồm:
3


- Tiếng nói, Ngữ văn dân gian;
- Nghệ thuật trình diễn dân gian;
- Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
- Lễ hội truyền thống;
- Nghề thủ công truyền thống;
- Tri thức dân gian
Các di sản văn hóa sử dụng trong q trình dạy học nói chung và sử dụng

trong dạy học lich sử nói riêng cũng có vai trị hết sức quan trọng:
Thứ nhất, di sản văn hóa tại đia phương là phương tiện trực quan sinh
động kích thích hứng thú học tập cũng như đam mê tìm tịi kiến thức ở học sinh.
Đặc trưng của tri thức lich sử khác với những mơn khoa học khác, đó là có tính
q khứ và khơng lặp lại. Mơn lich sử khơng giống như các mơn tốn, lí, hóa có
thể sử dụng phương pháp thí nghiệm để tạo biểu tượng cho học sinh, môn Lich
sử không thể tiến hành như vậy, do đó q trình nhận thức của học sinh rất khó
khăn. Vì vậy, sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và di sản văn hóa nói riêng
trong dạy học lich sử là rất cần thiết.
Thứ hai, di sản văn hóa là một nguồn sử liệu quan trọng, không chỉ phản
ánh về một thời hào hùng của lich sử dân tộc mà đó cịn phản ánh đời sống văn
hóa xã hội trong từng thời kỳ lich sử. Qua bia Vĩnh Lăng, học sinh có thể hình
dung được vai trị và cơng lao to lớn của Lê Lợi, về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
đầy gian khổ những cũng rất đỗi vinh quang, chấm dứt 20 năm độ hộ của nhà
Minh. Mặt khác, qua văn bia, học sinh cũng biết được những thành tựu cơ bản
về văn học, chữ viết của thời kì này cũng như sự tài hoa của Nguyễn Trãi; Qua
lễ hội, lễ tục dân gian truyền thống cũng như những tác phẩm ngữ văn dân gian
truyền miệng học sinh có thể hiểu được đời sống vật chất, tinh thần của con
người thời kỳ này, những đặc trưng văn hóa của từng làng xã; Hoặc qua các làng
nghề thủ công truyền thống như đúc đồng Trà Đông, đục đá làng Nhồi,... học
sinh có thể biết được đời sống xã hội qua những nét hoa văn thể hiện trên sản
phẩm cũng như sự tinh tế của các nghệ nhân... Như vậy, tri thức lich sử thể hiện
rõ trong di sản văn hóa, chúng ta cần có những biện pháp khai thác hợp lí những
di sản này, phục vụ cho q trình dạy học và phát triển xã hội.
Thứ ba, di sản văn hóa trong dạy học lich sử có vai trị là mơi trường
truyền thống giáo dục học sinh. Đó chính là cơ sở để học sinh hình thành ý thức
bảo vệ và phát huy giá tri của các di sản văn hóa.
Từ những lý do trên, có thể thấy được di sản văn hóa có vai trị to lớn
trong dạy học nói chung và dạy học lich sử nói riêng, góp phần quan trọng đối
với việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện.

4


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Thuận lợi:
Giáo viên được đào tạo cơ bản, có kiến thức, có kỹ năng nghiệp vụ; Mơi
trường sư phạm, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư; Việc đổi mới phương
pháp dạy học được chú ý và bước đầu có một số kết quả tích cực...
- Khó khăn:
+ Thực tế có nhiều dấu hiệu cho thấy học sinh khơng thích mơn lich sử,
khơng hứng thú với môn học. Bằng chứng là trong kỳ thi THPT quốc gia
2019, 70% số bài thi lich sử điểm dưới 5, điểm trung bình mơn là 4,3,
thấp nhất trong 9 mơn thi.
+ Khả năng dạy học tại thực đia là khó đối với những di sản ở xa trường
học trên 30 km, do điều kiện vật chất chưa đáp ứng được.
2.3. Nội dung các Di sản văn hóa tại Thanh Hóa được sử dụng trong dạy
học chuyên đề.
2.3.1. Nội dung, mục tiêu chuyên đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa ở Việt Nam
Chuyên đề “Bảo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam”
Về nội dung, chuyên đề gồm 3 nội dung cụ thể là di sản văn hóa; Bảo tồn
và phát huy giá tri di sản văn hóa ; Một số di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc
Việt Nam.
Về mục tiêu, học sinh cần đạt những mục tiêu cơ bản sau khi học xong
chuyên đề:
+ Ở nội dung thứ nhất “di sản văn hóa”: học sinh cần giải thích được khái
niệm và nêu được ý nghĩa của di sản văn hoá; Chỉ ra được một số cách phân
loại, xếp hạng di sản văn hố; Phân tích được mục đích và ý nghĩa của việc phân
loại, xếp hạng di sản văn hố. Trên cơ sở đó, có thể nhận diện, phân biệt các loại
hình di sản và tiếp cận việc xếp hạng di sản.

+ Ở nội dung thứ hai “Bảo tồn và phát huy giá tri di sản văn hóa”, giáo
viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu nội dung chuyên đề với các mục tiêu cụ
thể là: học sinh giải thích được khái niệm bảo tồn di sản văn hóa; Phân tích được
mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá tri di sản văn hoá: bảo tồn phải đặt
trong bối cảnh phát triển bền vững để bảo tồn không trở thành gánh nặng và rào
cản của phát triển; Phân tích được cơ sở khoa học của cơng tác bảo tồn di sản
văn hố trong q trình phát triển bền vững của đất nước; Nêu được các giải
pháp bảo tồn và phát huy giá tri di sản văn hoá: tuyên truyền giáo dục ý thức bảo
tồn di sản, đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường biện pháp bảo vệ di sản; Giải thích
5


được vai trị của hệ thống chính tri, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và của mỗi
cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá tri di sản văn hố; Trình bày
được trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường, cộng đồng, công
dân trong việc bảo tồn và phát huy giá tri di sản thông qua ví dụ cụ thể; Có ý
thức trách nhiệm và sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia
vào việc bảo tồn và phát huy giá tri các di sản văn hoá ở đia phương và đất
nước.
+ Nội dung thứ ba, học sinh cần giới thiệu một số di sản văn hoá tiêu biểu
ở Việt Nam bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, di sản thiên nhiên và
di sản phức hợp. Qua đó, các em xác đinh được vi trí phân bố các di sản văn hóa
tiêu biểu trên bản đồ cũng như giới thiệu được những nét cơ bản về một trong số
các di sản văn hóa tiêu biểu đó.
Như vậy, dựa trên nội dung cũng như những yêu cầu cơ bản của chuyên
đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa” chúng ta có thể thấy việc sử
dụng di sản văn hóa tiêu biểu tại đia phương Thanh Hóa vào trong dạy học
chun đề này là hồn tồn phù hợp. Nó khơng chỉ tạo điều kiện cho học sinh
tích cực tham gia các hoạt động học tập trải nghiệm với di sản, học sinh còn
được khám phá, khai thác các di sản có liên quan đến nội dung bài học, giúp các

em vừa có những hiểu biết về di sản, vừa hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học, từ
đó học sinh trân trọng và gìn giữ phát huy được các giá tri của di sản. Qua đó,
rèn luyện các kỹ năng cũng như hình thành năng lực cho các em.
2.3.2. Những yêu cầu khi lựa chọn nội dung di sản
Di sản văn hóa tại Thanh Hóa được hình thành gắn với quá trình phát triển
của quốc gia, dân tộc. Bản thân các di sản văn hóa cũng bi tác động bởi nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội có tính lich
sử của quốc gia, dân tộc. Vì vậy, khi khai thác, sử dụng tài liệu về di sản văn hóa
vào dạy học lich sử trong nhà trường phổ thông cần chú ý các yêu cầu sau:
* Đảm bảo tính Đảng và tính khoa học:
Đảm bảo tính Đảng là yêu cầu mang tính nền tảng trong dạy học lich sử,
thể hiện rõ trong quan điểm, lập trường, tư tưởng, của người sử dụng di sản văn
hóa trong dạy học. Vì vậy, giáo viên phải đứng trên lập trường chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng khi lựa chọn khai thác, sử
dụng tài liệu, tranh ảnh di sản văn hóa trong dạy học.
Đảm bảo tính khoa học trong khai thác và sử dụng tư liệu về di sản văn
hóa là yêu cầu quan trọng hàng đầu. Bởi vì tính khoa học là kết quả nghiên cứu
hiện tượng cụ thể, đạt tới chân lý khách quan và chính xác nhất. Những di sản
văn hóa tại đia phương được khai thác sử dụng trong dạy học lich sử phải là
những di sản đã được nhà nước xếp hạng hoặc có tính tiêu biểu tại đia phương,
có thể phục vụ tốt mục tiêu dạy học.
6


* Đảm bảo tính sư phạm
Đảm bảo tính sư phạm là một yêu cầu cơ bản, quan trọng trong quá trình
dạy học. Điều đó thể hiện ở cả hai mặt của hoạt động sư phạm là hoạt động dạy
học của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy, khi lựa chọn các di
sản sử dụng trong dạy học phải phù hợp với mục tiêu hoạt động dạy học của bộ
mơn.

Nội dung di sản văn hóa tiêu biểu lựa chọn trong dạy học chuyên đề phải
bám sát mục tiêu, yêu cầu cũng như căn cứ vào hoạt động cụ thể của chuyên đề
và trình độ nhận thức của học sinh. Trong khi đó mỗi nội dung di sản mang
những giá tri khác nhau về cả ba mặt lich sử, văn hóa, khoa học. Chính vì vậy,
giáo viên cần căn cứ vào những yêu cầu khi lựa chọn di sản để lựa chọn loại
hình di sản và nội dung phù hợp với bài giảng, phải kết hợp với những phương
pháp dạy học tích cực khác (như sử dụng đồ dùng trực quan: hình ảnh, sơ đồ,
video...; dạy học nêu vấn đề; dạy học theo nhóm...) để phát huy hiệu quả cao
nhất những giá tri của các di sản văn hóa tiêu biểu tại đia phương trong dạy học.
* Đảm bảo tính tiêu biểu và phù hợp
Tính tiêu biểu trong việc lựa chọn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học
chuyên đề thể hiện ở chỗ những tài liệu về các loại hình di sản văn hóa tại đia
phương được sử dụng phải là những di sản tiêu biểu, điển hình được sắp xếp phù
hợp với tiến trình và thời lượng của giờ học cũng như trình độ nhận thức của học
sinh. Các di sản văn hóa tiêu biểu có vai trị và ý nghĩa to lớn trong lich sử dân
tộc, do đó, các di sản đó phải được bảo tồn, trùng tu, tư liệu được trân trọng để
làm nguồn sử liệu quý giá vận dụng cho hiện tại, đinh hướng cho tương lai.
2.3.3. Khái quát các loại hình di sản văn hố tại Thanh Hóa
* Di sản văn hóa vật thể:
Di sản văn hóa vật thể chủ yếu được tồn tại dưới dạng di tích lịch sử
(nhóm di tích khảo cổ học; Nhóm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật); di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc đia bàn tỉnh Thanh Hóa.Trong đó, cần đặc biệt chú ý
di tích lich sử, di tích khảo cổ học, di tích kiến trúc - mỹ thuật, các loại di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia. Các loại di tích lich sử - văn hóa tại Thanh Hố cần tập
trung lựa chọn là:
- Di tích khảo cổ học:
Là các di tích do các nhà khảo cổ khai quật dưới lịng đất, hang động, hay
lịng đại dương. Các di tích này thường phản ánh về các thời kỳ lich sử xa xưa.
Đây là những tư liệu quý hiếm, nhưng do thời gian và điều kiện thời tiết, các di
tích này thường bi phá huỷ nặng nề. Thanh Hố hiện cịn khá nhiều di tích khảo

cổ quan trọng, tiêu biểu là: các di tích xác thực dấu vết về hoạt động của con
người tối cổ như: núi Đọ (thuộc đia phận huyện Thiệu Hố và thành phố Thanh
Hố); Các di tích hậu kỳ đá cũ như: Mái Đá Điều (Bá Thước), hang Con Moong
7


(Thạch Thành); Các di tích thời đại đồ đá mới như: Đa Bút (Vĩnh Lộc), Cồn Cổ
Ngựa (Hà Trung), Gò Trũng (Hậu Lộc)…; Các di tích thời kỳ tiền Đơng Sơn
như: Cồn Chân Tiên (Thiệu Hoá), Hoa Lộc (Hậu Lộc), Quỳ Chữ (Hoằng Hố);
Các di tích văn hóa Đơng Sơn…
- Nhóm di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
Thanh Hố là đia phương có di tích kiến trúc- mỹ thuật khá phong phú, là
loại chiếm số lượng đông đảo nhất. Đây là các cơng trình xây dựng thành qch,
đền đài, đình làng, bia mộ…, phản ánh các sự kiện, nhân vật lich sử trong quá
trình dựng nước và giữ nước - đặc biệt từ thời phong kiến tự chủ đến nay. Các di
tích này khơng chỉ có giá tri lich sử, mà cịn có giá tri cao về văn hóa, kiến trúcmỹ thuật. Tiêu biểu như: di tích đền thờ nữ tướng Lê Thi Hoa (Nga Sơn) phản
ánh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Di tích Thành Bình Kiều (Triệu Sơn) vốn là
nơi đóng quân của một trong 12 sứ quân thời Đinh Bộ Lĩnh; Khu di tích Lam
Kinh phản ánh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo; Thành Nhà Hồ và
chùa Giáng (Vĩnh Lộc) phản ánh nghệ thuật kiến trúc đất nước giai đoạn thế kỷ
XIV- XV cũng như cuộc chuyển giao quyền lực giữa nhà Trần và nhà Hồ, sự
thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh;
Đền Bà Triệu phản ánh cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô xâm lược; Phủ Trinh
(Vĩnh Lộc) nơi thờ các vi chúa Trinh; Gia Miêu - lăng miếu Triệu Tường (Hà
Trung) là cơng trình kiến trúc tưởng niệm - miếu thờ của vương triều Nguyễn có
quy mơ và giá tri đặc biệt về kiến trúc cũng như nghệ thuật trang trí, Chùa Sùng
Nghiêm (Hoa Lộc), Bảng Mơn Đình (Hồng Hố),… lại làm rõ những thành tựu
về văn hóa dân tộc giai đoạn X- XV.
- Nhóm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
Thuộc nhóm di sản này, các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số lượng

lớn văn bia Thanh Hóa. Theo nghiên cứu, các văn bia này có niên đại ở thời kỳ
Lý - Trần, thời Lê Sơ, thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Trong đó có thể kể đến như
Bia cổ Trường Xuân, Bia Ngô Thi Ngọc Giao, Bia Vĩnh Lăng. Ngồi ra, nơi đây
cịn phát hiện được các di vật khác như trống đồng, khánh đồng, khánh đá; các
bức hoành phi, đại tự, câu đối, thư tich cổ; các mảnh tước ghè đẻo ở núi Đọ và
hang con Moong.
- Di tích cách mạng
Là những di tích phản ánh về cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta,
nhất là cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những di
tích này có ý nghĩa giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ.
Thanh Hố cũng có khá nhiều di tích cách mạng có ý nghĩa quan trọng, như căn
cứ Ba Đình phản ánh những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp vào cuối thế kỷ XIX; Chiến khu Ngọc Trạo - một trong những chiến khu
du kích đầu tiên của cả nước và cũng nơi thành lập đội du kích Ngọc Trạo tiền
thân của lực lượng vũ trang Thanh Hóa; Các di tích về Chủ tich Hồ Chí Minh,
8


khi Người vào thăm Thanh Hố; Cụm di tích Hàm Hạ, di tích Rừng Thơng
(Đơng Sơn) gắn liền với việc ra đời Chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa, di tích cách mạng thơn n Trường, xã Thọ Lập (Thọ Xuân) nơi chi
bộ cộng sản đầu tiên của Đảng bộ Thọ Xuân được thành lập, di tích Lò cao
Kháng chiến Hải Vân (Như Thanh) nơi sản xuất hàng trăm tấn gang thép phục
vụ kháng chiến, Tượng đài các lão dân quân Hoằng Trường (Hoằng Hóa) phản
ánh một thời chiến tranh oanh liệt dùng pháo cao xạ 12 li 7 bắn rơi tiêm kích của
Mĩ...
* Di sản văn hóa phi vật thể
- Chữ viết:
Các thể loại sử liệu Hán Nơm bao gồm: sách nơm (tài liệu chính sử, diễn
cả lich sử; hương ước, khoán ước; sách từ vựng dạy học; sách y học; văn nôm

biền ngẫu; sách quân sự; kinh phật); văn bia và bằng sắc.
Ở Thanh Hóa hầu như đầy đủ các loại hình thuộc sử liệu Hán Nơm, từ các
văn bia, câu đối, hồnh phi, những tấm sắc phong, tài liệu thư tich cổ... Trong đó
có thể kể đến như 12 bản sắc phong cổ của các triều đại phong kiến Hậu Lê và
nhà Nguyễn đền làng Quần Thanh (thuộc xã Khuyến Nông, huyện Triệu Sơn,
Thanh Hóa). Nội dung trong những sắc phong này chủ yếu ca ngợi công lao của
vi tướng Võ tướng Trần Hiệu (thời cuối đời nhà Trần), người đã có cơng khai
phá lập ấp, trấn giữ vùng núi Nưa, đã được các đời vua ban những sắc phong
quý giá. Đến nay, qua hàng trăm năm, những sắc phong này vẫn được dân làng
lưu giữ nguyên vẹn trong các hộp cổ. Những tấm văn bia nổi tiếng được phát
hiện ở Thanh Hóa có thể kể đến như Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An Đạo tràng
chi bi văn (bia cổ Trường Xuân) (xã Đông Minh, huyện Đông Sơn) ca ngợi của
Thái thú Lê Cốc (Lê Ngọc) cùng các con nổi dậy chống lại nhà Đường...
- Văn học dân gian:
Đây là một loại hình di sản truyền miệng tồn tại ở hầu hết tất cả các tộc
người, bao gồm rất nhiều thể loại khác nhau như: ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện
cổ tích, hát ru, truyền thuyết, sử thi, thơ, bùa ngải, cầu cúng, bài tụng, hát,
kich,... Trong loại hình di sản này, vùng đất Thanh Hóa giàu có với một kho tàng
văn học dân gian phong phú và đa dạng, không chỉ phản ánh đời sống tinh thần
của người dân nơi đây mà còn là các bối cảnh, sự kiện, nhân vật lich sử tiêu
biểu. Một số tác phẩm có thể sử dụng trong quá trình dạy học lich sử như: các
truyện truyền thuyết chống giặc như truyền thuyết Bà Triệu, truyền thuyết Lê
Hoàn, truyền thuyết Cần Vương..., song hoàn chỉnh và tiêu biểu hơn cả là truyền
thuyết Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn. Các bài dân ca, ca dao tục ngữ miêu tả
công lao của vua chúa như “Đời vua Thái Tổ, Thái Tơng/ Thóc lúa đầy đồng
trâu chẳng buồn ăn”, hay những bài thơ, bài vè của Trạng Quỳnh đã kích, châm
chọc quan lại, vua chúa, phản ánh xã hội thời kì đặc biệt trong lich sử dân tộc,
thời vua Lê, chúa Trinh;....
9



- Nghệ thuật trình diễn dân gian
Nghệ thuật trình diễn dân gian (hay nghệ thuật diễn xướng) bao gồm nhạc
không lời, hát, múa, kich, kich câm, ngâm thơ và các loại hình khác. Ở loại hình
nghệ thuật trình diễn này, đến nay Thanh Hóa vẫn cịn giữ gìn được một số trò
chơi đặc sắc như Trò Xuân Phả (Xuân Trường - Thọ Xuân), Trò Chụt (làng Thiết
Đanh - xã Đinh Tường), Trò Chiềng (Yên Ninh, Yên Đinh); Trống hội làng Phú
Khê (Hoằng Phú - Hoằng Hóa),... Âm nhạc truyền thống xuất hiện và tồn tại từ
lâu đời, đó là minh chứng cho sự thất bại trong âm mưu đồng hóa của chính
quyền đơ hộ phương Bắc hay là nguồn cổ vũ động viên cho các cuộc kháng
chiến của ta trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, mượn tích xưa để nêu cao
tinh thần yêu ước, quyết tâm đánh giặc, bảo vệ đất nước.
- Các lễ hội dân gian
Có thể thấy lễ hội dân gian là các hoạt động thường xuyên được tổ chức
trong cộng đồng tạo nên nét đặc sắc riêng trong cuộc sống hàng ngày của các tộc
người. Các lễ hội này thể hiện cách nhìn nhận về thế giới quan hay về lich sử
của dân tộc. Một số lễ hội tiêu biểu mà GV cần chú ý như: Lễ hội làng Xuân
Phả, Lễ hội đền Bà Triệu, Lễ hội Lam Kinh, Lễ hội Cầu Ngư làng Diêm Phố,...
Các lễ hội này được tổ chức hằng năm không chỉ có ý nghĩa ca ngợi cơng lao
của các vi anh dùng dân tộc mà còn cầu cho mùa màng bội mua, thóc lúa đầy
đồng, tơm cá đầy khoang,... Ngồi ra, những lễ hội này còn mang ý nghĩa gắn bó
cộng đồng tộc người, khẳng đinh bản sắc và những giá tri truyền thống của dân
tộc.
- Nghề thủ công truyền thống
Các nghề thủ công truyền thống ra đời, tồn tại cùng với sự ra đời và phát
triển của cộng đồng tộc người. Các nghề thủ công truyền thống tồn tại, in dấu ấn
sâu đậm trong đời sống sinh hoạt của các tộc người trên đia bàn tỉnh. Theo thống
kê Thanh Hóa có gần 40 nghề thủ cơng truyền thống, trong đó có một số nghề
tiêu biểu đặc sắc của các tộc người như nghề dệt thổ cẩm của người Thái, nghề
làm giấy của người Dao, nghề rèn Tiến Lộc – Hậu Lộc; nghề đan lát của các dân

tộc ở miền núi, nghề đục đá làng Nhồi (thành phố Thanh Hóa), nghề đúc đồng
Trà Đơng... Đó những là làng nghề tiêu biểu rất cần được khai thác để sử dụng
trong dạy học.
2.3.4. Nội dung các di sản văn hóa lựa chọn trong dạy học chuyên đề
 Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ
Thành Nhà Hồ - hay còn gọi là thành Tây Đơ là một trong những cơng
trình kiến trúc quân sự đồ sộ, đặc sắc bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn
độc đáo có một không hai ở Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á
được UNESCO công nhận là DSVH thế giới năm 2011. Cơng trình có giá tri nổi
bật với kiến trúc kiểu kinh thành phương Đông, vừa là pháo đài quân sự, vừa là
trung tâm chính tri của cả nước. Thành được xây dựng vào năm 1397, trong
10


khoảng thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm
1397) theo lệnh của Phụ chính Thái sư nhiếp chính nhà Trần là Hồ Quý Ly.
Thành nhà Hồ nằm trên đia bàn thuộc đia phận các thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã
Vĩnh Tiến), Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Cùng
năm đó Hồ Q Ly cho di chuyển kinh đơ từ thành Thăng Long (Hà Nội) vào
Thành Nhà Hồ (Thanh Hoá). Thành Tây Đô với tư cách là kinh đô của nhà nước
Đại Việt cuối thời Trần và trong suốt thời kì nhà Hồ. Thành tọa lạc ở vi trí rất
thuận lợi giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi, với cảnh quan đẹp, sơng núi hài
hịa, đia hình đa dạng, hiểm trở tạo lợi thế về mặt quân sự. Đó chính là sản phẩm
của sự kết tinh sức lao động và trí sáng tạo tuyệt vời của nhân dân ta. Đây là
cơng trình kiến trúc đạt trình độ cao về kỹ thuật xây dựng và giá tri thẩm mỹ.
Với kỹ thuật xử lý vật liệu đá khối lớn, xây ghép khơng cần chất kết dính, hơn 6
thế kỷ trơi qua, bốn bức tường thành và các cổng thành vẫn uy nghi, sừng sững
trường tồn thách thức cùng thời gian là minh chứng tuyệt vời cho sức sáng tạo
của cha ông. Khơng những thế, đây cịn là cơng trình đạt giá tri thẩm mỹ đặc
biệt, thể hiện rõ nét nhất ở bốn cổng thành. Với kiến trúc vòm cuốn, các khối đá

được ghè đẽo tinh vi và ghép khít với nhau theo hình múi bưởi tạo thành một
kiệt tác độc đáo.
Ngồi ra thành Tây Đơ cịn là hiện thân của tinh thần chống giặc ngoại
xâm, thể hiện lòng yêu nước truyền thống của nhân dân ta. Mặc dù cuộc kháng
chiến chống quân Minh dưới sự lãnh đạo của vương triều Hồ đã bi thất bại
nhưng di sản văn hóa thế giới thành Nhà Hồ vẫn là minh chứng hùng hồn cho
tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc, bởi vậy, đây là môi trường giáo dục ý
thức truyền thống hiệu quả cho thế hệ trẻ khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm,
hoạt động hướng nghiệp.
 Di tích quốc gia đặc biệt:
Thanh Hóa có 4 di tích quốc gia đặc biệt là khu di tích Lam Kinh (xã
Xuân Lam, huyện Thọ Xuân), đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, Hậu Lộc), di chỉ khảo
cổ học hang Con Moong (xã Thành Yên, huyện Thạch Thành). Đó là những di
sản văn hóa quan trọng, cần khai thác nội dung khi dạy học chuyên đề.

 Khu di tích Lam Kinh
Về vi trí khu di tích Lam Kinh nằm trên đia phận thi trấn Lam Sơn, xã
Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Lam Kinh xưa kia là vùng đất Lam Sơn, quê hương của người anh hùng
dân tộc Lê Lợi. Đây cũng là nơi khởi phát của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn năm
1418. Ông là người có cơng chiêu mộ hiền tài, dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi
giặc Minh xâm lược. Trải qua hơn mười năm kháng chiến gian khổ với nhiều
chiến thắng vang dội, ghi danh sử sách. Đến năm 1428, Lê Lợi lên ngơi hồng
đế, lập nên triều đại nhà Hậu Lê, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, tiếp tục xây dựng
đất nước, mở ra thời kì phát triển mới cho Đại Việt. Với đạo lý uống nước nhớ
nguồn, các đời vua Lê đã cho xây dựng ở Lam Kinh nhiều cung điện và lăng
11


mộ, coi đây là Tây đô - kinh đô thứ hai của nước Đại Việt sau Đông đô Thăng

Long. Bởi vậy, khu di tích lich sử Lam Kinh mang trong mình hơi thở của lich
sử, là minh chứng cho thời kì tồn tại của triều đại Hậu Lê có ý nghĩa về nhiều
mặt, đây là một trong những tài liệu sống quý báu sử dụng trong DH chuyên đề.
Đặc biệt không thể không kể đến bia Vĩnh Lăng, một văn bia tiêu biểu
nằm trong quần thể khu di tích lich sử Lam Kinh. Văn bia còn cho chúng ta biết
được đường lối ngoại giao của vua Lê Thái Tổ đối với các nước lân bang, láng
giềng, đó là con đường ngoại giao hịa hảo, hịa bình, bằng tấm lịng nhân ái, độ
lượng.
Bởi vậy, bia Vĩnh Lăng khơng chỉ có giá tri về mặt nghệ thuật mà còn
mang ý nghĩa là một văn bản lich sử. Đây là chứng cứ lich sử, là tài liệu gốc
phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục truyền thống cho các thế hệ
mai sau. Do đó, bia Vĩnh Lăng đã được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận là một
trong những bảo vật cấp quốc gia.
Với những di vật bảo vật có ý nghĩa to lớn về lich sử, văn hóa, khu di tích
lich sử Lam Kinh đã được Thủ tướng Chính phủ quyết đinh cơng nhận là di tích
quốc gia đặc biệt năm 2013.

 Di tích khảo cổ Hang Con Moong
Về vi trí hang Con Moong hiện thuộc xã Thành Yên, huyện Thạch Thành,
tỉnh Thanh Hoá. Hang nằm trong hệ thống dãy núi đá vôi thuộc vườn quốc gia
Cúc Phương. Đây là một hang trên cạn có diện tích rất rộng khoảng 300m². Có
thể nói hang Con Moong là một nơi cư trú lý tưởng, tránh được những điều kiện
khắc nghiệt của thiên nhiên.
Hang Con Moong đã có dấu vết quần cư liên tục của người nguyên thủy
qua các thời đại từ đồ đá cũ đến hậu kì đồ đá mới, với thời gian kéo dài đến hàng
nghìn năm. Khơng những thế trên thế thế giới, chưa nơi nào phát hiện được một
di chỉ khảo cổ học có tính liên tục dài như ở hang Con Moong. Chính vì vậy,
hang Con Moong đã được đã được nhà nước công nhận là di tích quốc gia đặc
biệt từ năm 2016.


 Đền Bà Triệu
Về vi trí đền bà Triệu nằm trên đia bàn làng Phú Điền, xã Triệu Lộc,
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ngôi đền thờ vi nữ anh hùng Triệu Thi Trinh ,
còn gọi là Trinh Nương. Bà sinh năm 226, người huyện Quan Yên, quận Cửu
Chân.
Năm 248, Bà Triệu cùng anh trai của bà là Triệu Quốc Đạt tập hợp trai
tráng trong, ngồi vùng tụ nghĩa chống lại ách đơ hộ quân Ngô xâm lược. Một
thời gian sau, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời, với tài năng cùng trí óc nhạy
bén hơn người bà được các binh sĩ tôn lên làm chủ tướng. Trước sức mạnh của
12


quân Bà Triệu, các thành ấp của quân Ngô ở Cửu Chân lần lượt bi đánh bại.
Cuộc khởi nghĩa phát triển, lan rộng và phát triển ra các vùng Giao Chỉ, kéo dài
vào tận Nhật Nam. Trước tình hình đó, nhà Ngô đã cử viên tướng Lục Dận làm
Thứ sử đem quân sang nước ta dập tắt cuộc khởi nghĩa. Sau nhiều trận giao
tranh ác liệt, với lực lượng chênh lệch, nghĩa quân không thể chống chọi được
với quân đich. Vì vậy, trong một trận quyết chiến với đich, bi bao vây cô lập bà
Triệu đã tuẫn tiết trên đỉnh Núi Tùng, thuộc xã Triệu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa
khi mới trịn 23 tuổi. Để tưởng nhớ cơng ơn của bà nhân dân đã xây lăng, dựng
tháp trên đỉnh núi Tùng, nơi bà đã ngã xuống cách đền gần 1 km.
Với những giá tri về mặt kiến trúc nghệ thuật cũng như là những giá tri to
lớn về mặt lich sử, văn hóa, khu di tích lich sử văn hóa đền bà Triệu đã được nhà
nước công nhận là di tích lich sử văn hóa quốc gia đặc biệt vào năm 2014.

 Đền thờ Lê Hồn
Di tích kiến trúc nghệ thuật đền Thờ Lê Hoàn nằm ở làng Trung Lập, xã
Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Hiện tại, khu đền có tổng diện
tích là 4 ha. Ngơi đền thờ vua Lê Đại Hành, ơng là người đã có công lớn trong
lich sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Ơng đã kế tục cơng cuộc dựng nước

cịn dang dở của Đinh Tiên Hoàng, xây dựng nước Đại Cồ Việt vững mạnh trong
thế kỷ X. Trong suốt 24 năm tri vì của của mình, ơng đã làm cho đất nước phồn
thinh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc bởi nhiều cải cách trong các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội được đánh giá là những cải cách tiến bộ vượt bậc so
với các triều đại phong kiến trước đây. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ơng,
nhân dân đã lập đền thờ Lê Hồn tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ
Xuân ngay trên chính q hương ơng.
Trải qua thăng trầm lich sử, cũng như sự tàn phá của thiên nhiên, đền vẫn
giữ được tương đối nguyên vẹn kiểu kiến trúc truyền thống của người Việt.
Với các giá tri to lớn như trên, đền thờ Lê Hồn đã được Thủ tướng Chính
phủ ký quyết đinh cơng nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2018.
* Một số di tích tiêu biểu khác
* Chiến khu Ba Đình
Về vi trí di tích lich sử căn cứ khởi nghĩa Ba Đình (hay Chiến khu Ba
Đình) thuộc đia bàn xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây là
căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1866-1867) chống Pháp cuối thế kỷ
XIX, do Đinh Cơng Tráng, Phạm Bành và Hồng Bật Đạt lãnh đạo.
Chiến khu Ba Đình được xây dựng trên đia bàn ba làng là: Thượng Thọ,
Mậu Thinh và Mỹ Khê. Tên gọi Ba Đình xuất phát từ việc cả ba làng ở trên, mỗi
làng đều có một đình làng rất lớn. Nơi đây có đia thế hiểm yếu, bảo vệ cửa ngõ
yết hầu của miền Trung, để tấn công giặc ngay tại đồng bằng. “Khu thành lũy
13


được xây dựng trên vùng đất bùn lầy, ngăn cách với xung quanh được bao bọc
bởi các lũy tre dày đặc” tạo nên một bức trường thành thiên nhiên bảo bọc, che
chắn, thuận lợi cho việc phòng thủ. Căn cứ được xây dựng bởi hệ thống thành
lũy đắp bằng đất kiên cố bao quanh để chống lại đạn pháo của giặc. Lợi dụng
đia hình như vậy, các lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa đã cùng nhân dân ba làng
Thượng Thọ, Mậu Thinh và Mỹ Khê tập trung xây dựng Ba Đình thành một khu

căn cứ kiên cố, làm căn cứ kháng chiến lâu dài.
Có thể nói đây là khu căn cứ khởi nghĩa có vai trị, ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong lich sử chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Chính vì vậy, di tích lich
sử khu căn cứ đia khởi nghĩa Ba Đình đã được xếp hạng di tích lich sử văn hố
cấp quốc gia năm 1992.
* Chiến khu Ngọc Trạo
Về vi trí đia lý Chiến khu Ngọc Trạo nằm trên đại bàn xã Ngọc Trạo
huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây là đia bàn cư trú của đồng bào dân
tộc Mường. Và với vi trí chiến lược quan trọng, đặc biệt là nơi có truyền thống
yêu nước và truyền thống cách mạng kiên cường. Do vậy trong phong trào Cần
Vương, nơi đây là một vùng căn cứ của nghĩa quân Tống Duy Tân. Đến giai
đoạn có Đảng lãnh đạo, nhân dân Ngọc Trạo sớm được ánh sáng của Đảng soi
sáng, nơi đây đã trở thành vùng có phong trào đấu tranh rất mạnh mẽ, quyết liệt.
Tuy vậy, sau một thời gian hoạt động, đich đã phát hiện ra hoạt động vũ
trang của chiến khu và tiến hành vây lấn, bắt bớ, càn quét. Cuộc chiến giữa ta và
đich diễn ra rất quyết liệt, nhưng quân ta với số lượng ít, trang bi vũ khí thơ sơ
do vậy khi chiến đấu đã tổn thất không nhỏ. Song, những dấu tích hào hùng và
sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ du kích Chiến khu Ngọc Trạo đã tô thắm
thêm truyền thống cách mạng của nhân dân Ngọc Trạo nói riêng và nhân dân
trên đia bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung, là niềm tự hào, là nguồn sức mạnh cổ vũ
to lớn đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh và cả khu vực vùng
Bắc Trung Bộ.
Với ý nghĩa đặc biệt như vậy, năm 1993, 1994 chiến khu du kích Ngọc
Trạo đã vinh dự được Nhà nước cơng nhận là di tích cách mạng Quốc gia.
 Một số di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
* Trò Xuân Phả
Về nguồn gốc của Trị, trị diễn có từ thế kỷ thứ IX, gắn với tích Thành
hồng làng giúp vua Đinh Tiên Hồng dẹp loạn 12 xứ qn. Để báo đáp cơng ơn
của Thành hoàng làng Xuân Phả, nhà vua tổ chức lễ hội ăn mừng long trọng tại
miếu thờ Thành hoàng và phong cho Thành hoàng làng Xuân Phả là Đại Hải

Long Vương Hồng Lang tướng qn. Ngay sau đó, để đền đáp công ơn, nhà
vua đã ban 5 điệu múa trên cho nhân dân làng Xuân Phả với tên gọi “Ngũ quốc
14


lân bang đồ tiến cống”. Các trò diễn này đã được lưu giữ qua nhiều đời của làng
và được xem như một nét văn hóa đặc sắc của làng.
Độc đáo của trị Xn Phả là có ba điệu mà người diễn phải dùng mặt nạ,
đó là điệu Chiêm Thành, Hoa Lang và Lục Hồn Nhung.
Có thể nói trị Xn Phả là một trong những trò diễn tiêu biểu, lưu dấu
quá khứ hào hùng dân tộc qua các vương triều trong lich sử phong kiến. Năm
nào cũng vậy, cứ vào đầu tháng 2 âm lich, người dân làng Xuân Phả, xã Xuân
Trường, Thọ Xuân (Thanh Hóa) lại tụ họp và diễn lại điệu múa dân gian này.
Tháng 9/2016, trò Xuân Phả được cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc
gia.
*Lễ hội Trò Chiềng
Lễ hội Trò Chiềng ở làng Trinh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Đinh là trò
diễn mang đậm yếu tố văn hóa cung đình, được dân gian hóa và được lưu giữ
thơn dã đặc sắc nhất tại xứ Thanh Thanh. Lễ hội đã phản ánh cuộc sống lao
động, chiến đấu của nhân dân và gắn liền với lich sử chống giặc ngoại xâm của
dân tộc ta. Đặc biệt, không thể không kể đến công lao của Tướng qn Tam
cơng Trinh Quốc Bảo - người có cơng lớn trong việc dẹp giặc, giữ gìn non sơng
bờ cõi, sáng lập và truyền dạy Trò Chiềng cho người dân xã Yên Ninh.
Đến nay, lễ hội Trò Chiềng đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa ttruyền
thống, được gìn giữ và tổ chức hàng năm, diễn ra từ ngày 10 - 12 tháng Giêng
để tưởng nhớ công lao của Tam Công Trinh Quốc Bảo. Lễ hội cũng là dip người
dân thể hiện tín ngưỡng tâm linh, mong ước mùa màng tốt tươi, đời sống ấm no
hạnh phúc. Vào năm 2017, Trị Chiềng chính thức được cơng nhận là di sản văn
hóa phi vật thể Quốc gia.
*. Lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội Cầu Ngư là lễ hội truyền thống của ngư dân đia phương có từ rất
lâu đời được tổ chức hàng năm tại làng Diêm Phố, xã Ngư Lộc, huyện Hậu
Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội diễn ra vào cuối tháng hai âm lich, kéo dài trong 4
ngày với mục đích cầu mong một năm trời yên biển lặng, thuận lợi cho mùa vụ
đánh bắt cá của ngư dân.
Lễ hội Cầu Ngư ở Hậu Lộc là một lễ hội lớn, đặc biệt có giá tri quan trọng
trong đời sống tâm linh của cư dân vùng biển Thanh Hóa. Vì vậy cuối năm
2017, Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lich
cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
*Nghề đúc đồng Trà Đông
Nghề đúc đồng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh
Hóa từ xưa đã nổi tiếng với nhiều sản phẩm đồng đẹp, tinh xảo như trống đồng,
15


chiêng đồng, đồ thờ, lư hương… được làm bởi bàn tay tài hoa, khéo léo của
những nghệ nhân trong làng. Trải qua bao biến động của lich sử, nghề đúc đồng
Trà Đông vẫn giữ được nét độc đáo riêng biệt, với từng công đoạn làm đồng
cũng như những hoa văn, chi tiết tinh xảo theo đúng hoa văn kiểu dáng xưa mà
không nơi nào sánh được.
Các sản phẩm tiêu biểu đặc sắc của các nghệ nhân làng Trà Đông đã được
các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao. Những sản phẩm từ bàn tay
của người nghệ nhân đúc đồng Trà Đơng khơng những góp phần làm cho nền
văn hóa quê Thanh thêm đa dạng phong phú, mà còn mang nhiều giá tri đặc sắc
đậm đà bản sắc dân tộc.
Đến tháng 9/2018, làng nghề Đúc đồng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện
Thiệu Hóa đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lich Cơng nhận là di
sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
2.3.5. Các hình thức, biện pháp sử dụng di sản văn hóa tại Thanh Hóa
trong dạy học chun đề

2.3.5.1 Các hình thức sử dụng:
* Dạy học nội khóa trên lớp
Dạy học nội khóa trên lớp là hình thức dạy học được tiến hành chủ yếu và
quan trọng nhất ở trường phổ thông. Đây là hình thức dạy học được tiến hành
trên lớp, trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội
dung bài học.
Khi tiến hành dạy học chuyên đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa ở Việt Nam” trong giờ học nội khóa trên lớp, học sinh không được tiếp xúc
trực tiếp với di sản, chỉ có thể tri giác qua các loại đồ dùng trực quan. Vì vậy, di
sản văn hóa tại đia phương sẽ có vai trị là đồ dùng trực quan, nguồn tài liệu học
tập quan trọng trong việc cụ thể hóa kiến thức, giúp học sinh hình thành các khái
niệm di sản, nhận diện các loại hình di sản. Đó là cơ sở để học sinh phân tích ý
nghĩa của di sản văn hóa, làm rõ mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá tri
của di sản, xác đinh vai trò, trách nhiệm của cá nhân và các bên liên quan trong
việc bảo vệ và phát huy giá tri di sản. Từ đó, kích thích hứng thú học tập, phát
triển tư duy, đẩy mạnh hoạt động nhận thức cho học sinh. Đồng thời, giúp học
sinh hình thành ý thức giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa và u thích mơn học.
Muốn sử dụng di sản văn hóa tiêu biểu tại Thanh Hóa trong dạy học giờ
nội khóa trên lớp giáo viên cần phải có sự chuẩn bi chu đáo. Trước hết, trong
việc lựa chọn tài liệu, tranh ảnh về các di sản, giáo viên cần phải xác minh tính
khoa học, chân thật của tài liệu sử dụng. Thứ hai, trong quá trình khai thác sử
dụng di sản văn hóa tại đia phương, giáo viên phải lựa chọn những tài liệu, tranh
ảnh,... mang tính tiêu biểu, điển hình nhất phù hợp với các nội dung của chuyên
đề. Thứ ba, trong quá trình dạy học, giáo viên phải sắp xếp theo một trình tự, hệ
16


thống phù hợp với tiến trình bài học cũng như các phương pháp dạy học phù
hợp với đối tượng học sinh và nội dung của bài học.
Qua đó, có thể khẳng đinh hình thức dạy học này có ưu điểm là học sinh

vẫn được trực quan sinh động, hình thức tổ chức đơn giản đỡ tốn kém và dễ thực
hiện. Tuy nhiên, học sinh không được trực tiếp tri giác những hiện vật thật,
không được tham gia trực tiếp vào các hoạt động trải nghiệm tại di tích... nên
trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý lựa chọn tổ chức một số tiết thuộc
chuyên đề tại di tích.
*Dạy học nội khóa tại di tích
Việc dạy học lich sử khơng chỉ được tiến hành trên lớp mà cịn được tiến
hành trực tiếp tại nơi có di sản văn hóa. Có thể coi dạy học tại di tích là một
phương thức dạy học gắn với di sản, có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy sự phát
triển toàn diện của học sinh. Khi tiến hành bài học nội khóa tại đây sẽ giúp học
sinh tri giác trực tiếp hiện vật, di sản, quá trình hình thành biểu tượng cho học
sinh cũng trở nên sinh động, các kỹ năng bộ môn và kỹ năng sống nói chung
được rèn luyện qua quá trình học tập tại di sản. Từ đó, tạo cơ hội cho học sinh
phát triển năng lực cơ bản như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tổ chức,...
trên cơ sở đó giáo dục lịng u q hương đất nước, có thái độ trân trọng bảo vệ
di sản cho học sinh một cách cụ thể và thiết thực nhất.
Khi tiến hành bài học lich sử tại di sản, giáo viên cần tuân thủ những yêu
cầu đối với bài học lich sử nói chung. Ngồi ra, giáo viên phải chú ý đến những
yêu cầu cơ bản sau: lựa chọn điểm phù hợp với nội dung của chuyên đề và các
điều kiện liên quan như điều kiện cơ sở vật chất, đặc điểm di sản, thời lượng của
giờ học trong chương trình, ưu tiên những đia điểm DS gần đia bàn trường đóng,
an tồn trong cơng tác tổ chức,... Thứ hai, giáo viên cần chuẩn bi chu đáo các
yếu tố đảm bảo hiệu quả của bài học; Thứ ba, cũng giống như giờ học trên lớp,
người GV phải xác đinh mối quan hệ giữa nội dung bài học và di sản. Chú ý
phát huy tính trực quan và phát triển các hoạt động nhận thức tích cực độc lập óc
quan sát của học sinh... từ đó, giúp học sinh đạt hiệu quả giáo dục một cách toàn
diện.
Với những tác dụng và ý nghĩa to lớn như trên, việc tiến hành bài học lich
sử tại nơi có di sản văn hóa là vơ cùng cần thiết, nó có tác dụng trên cả ba mặt:
kiến thức, kỹ năng, thái độ. Các tiết học này tạo ấn tượng mạnh mẽ và gây hứng

thú học tập bộ môn đối với học sinh. Tuy nhiên, thực tiễn ở trường phổ thơng
hiện nay, vì nhiều lý do như cơng tác chuẩn bi cơng phu, cần có thời gian đi lại,
phụ thuộc vào điều kiện vật chất của trường, áp lực dư luận về việc thu - chi...
nên hình thức dạy học này ít khi được tiến hành, chưa phát huy được thế mạnh
của nó trong q trình dạy học.
2.3.5.2 Biện pháp sử dụng

17


* Sử dụng di sản văn hóa để khởi động bài học
Để khởi động chuyên đề hấp dẫn của chương trình Lich sử lớp 10 “Bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam, giáo viên có thể sử dụng một
số biện pháp như: dạy học nêu vấn đề, “lội ngược dòng”, trò chơi học tập... Khởi
động bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan (hình ảnh, video) kết hợp với đàm
thoại là một trong những biện pháp tiêu biểu mà giáo viên có thể áp dụng.
* Sử dụng di sản văn hóa tại địa phương minh họa cho các khái niệm của bài
học
Chuyên đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Việt Nam”, học sinh cần
trình bày được các khái niệm liên quan như di sản văn hóa, di sản văn hóa vật
thể, di sản văn hóa phi vật thể, khái niệm về bảo tồn và phát huy giá tri di sản,...
Việc hình thành những khái niệm trên có ý nghĩa rất quan trọng, bởi đó là nền
tảng của q trình hình thành và phát triển tri thức cho học sinh, là cơ sở để học
sinh nhận diện di sản trong đời sống, biết phân loại và xác đinh giá tri ẩn chứa
trong di sản.
Muốn học sinh nêu, giải thích được các khái niệm của chuyên đề, giáo
viên có thể sử dụng các biện pháp sư phạm như: tổ chức nhóm chuyên gia, trị
chơi học tập “đi tìm đinh nghĩa”, đóng vai...
*Sử dụng di sản văn hóa tại địa phương giúp học sinh biết cách phân loại di
sản và xếp hạng di tích

Việc phân loại và xếp hạng di tích có ý nghĩa lớn lao trong việc bảo tồn và
phát huy giá tri di sản. Từ việc phân loại di sản sẽ thấy được các giá tri lich sử,
văn hóa, khoa học sâu sắc trong mỗi di sản văn hóa và giúp học sinh hiểu được
tại sao di sản này lại được xếp hạng là di sản văn hóa thế giới, di sản cấp quốc
gia, hay di sản quốc gia đặc biệt… Từ đó giúp các em biết trân trọng di sản, tự
hào về truyền thống lich sử văn hóa ở đia phương. Ngồi ra, khi phân loại đúng
các loại hình di sản sẽ là cơ sở quan trọng trong việc giúp học sinh đề ra các
biện pháp bảo tồn và phát huy giá tri di sản.
Để học sinh biết cách phân loại và xếp hạng di tích văn hóa giáo viên có
thể sử dụng nhiều biện pháp như dựa trên cơ sở khái niệm di sản văn hóa thì u
cầu lập bảng biểu hệ thống về các loại hình di sản, di tích được xếp hạng, ngồi
ra có thể sử dụng lược đồ điền các nhóm di sản và di tích xếp hạng hay hướng
dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy về các loại hình di sản và di tích xếp hạng...
*Sử dụng di sản văn hóa tại địa phương giúp học sinh phân tích ý nghĩa của di
sản, làm rõ mối quan hệ của bảo tồn và phát huy giá trị di sản
di sản văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ẩn trong đó là những giá tri
về vật chất về tinh thần mà thế hệ cha ông đã gửi gắm. Đó những giá tri về lich
sử, văn hóa, kinh tế, xã hội; đó là những di chỉ khảo cổ phản ánh về nguồn gốc
và sự xuất hiện của loài người; là những “cuốn sử bằng đá”, những cơng trình
kiến trúc phản ánh một thời hồng kim của lich sử dân tộc,... Bên cạnh đó cịn là
18


hệ thống di sản văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng của dân tộc, những giá
tri cốt lõi của văn hóa được giữ gìn; những phong tục, tập quán; lễ hội; sự phong
phú về đời sống tâm linh; những làng nghề truyền thống… Từ việc học tập qua
những di sản văn hóa ấy giúp cho học sinh hiểu hơn về kiến thức bài học cũng
như giá tri di sản văn hóa mà cha ơng ta để lại, góp phần bồi dưỡng tình u q
hương đất nước, giữ gìn và phát triển hệ thống di sản văn hóa của dân tộc.
Bảo tồn và phát huy những giá tri di sản văn hóa có mối quan hệ biện

chứng, tác động qua lại với nhau: Bảo tồn di sản văn hóa thành cơng thì mới
phát huy được các giá tri văn hóa. Trong khi đó, phát huy cũng là một cách bảo
tồn di sản văn hóa, lưu giữ giá tri di sản trong ý thức cộng đồng xã hội. Nếu
chúng ta chỉ thực hiện việc giữ gìn mà khơng phát huy giá tri di sản thì những
việc gìn giữ sẽ trở nên vô nghĩa, di sản sẽ chỉ là vật vơ tri vơ giác và sẽ nhanh
chóng bi lãng qn. Chính vì vậy, bảo tồn phải đi liền với việc phát huy giá tri di
sản.
*Sử dụng di sản văn hóa tại địa phương hỗ trợ việc đề xuất các giải pháp bảo
vệ và phát huy giá trị các di sản
Việc sử dụng di sản văn hóa tiêu biểu tại đia phương trong dạy học lich sử
góp phần giúp học sinh tự đề xuất được các giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy
giá tri của di sản. học sinh biết đề xuất giải pháp đồng nghĩa với việc học sinh đã
thấy được giá tri và hiện trạng của di sản văn hóa, từ đó khơi dậy trong học sinh
ý thức cần phải bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá tri di sản. Khi các em đề ra được
giải pháp là lúc đánh dấu một bước phát triển mới trong tư duy của các em, rèn
luyện được thói quen phải đưa ra được những giải pháp khi tìm hiểu một vấn đề
nào đó, đặc biệt là khi tìm hiểu về một di sản văn hóa
*Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa trong việc tạo biểu tượng lịch sử cho học
sinh
Về mặt lý thuyết chung, muốn tạo biểu tượng cụ thể, sinh động cần phải
sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với đàm thoại, tài liệu tham khảo hoặc trao
đổi, tranh luận… Bởi thông qua những biện pháp tạo biểu tượng giúp cho học
sinh tiếp cận với lich sử một cách nhanh nhất, chân thực nhất cũng như những
hình ảnh kiến thức được đọng lại trong óc học sinh sâu sắc nhất. Sử dụng di sản
văn hóa tại đia phương là giải pháp quan trọng trong việc tạo biểu tượng đối với
bài học lich sử, trong đó có biểu tượng về chính các di sản văn hóa tiêu biểu liên
quan đến chuyên đề đề tài nghiên cứu.
*Sử dụng di sản văn hóa tại địa phương trong việc rèn luyện năng lực tự học
Quá trình học tập là quá trình với hướng dẫn của giáo viên, học sinh thu
nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng thái độ. Nếu học là quá trình tìm

hiểu, khám phá kiến thức và hình thành kĩ năng, thái độ cho bản thân thì tự học
là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức. Đối với dạy học nói
chung và dạy học lcijh sử nói riêng thì tự học có vai trị hết sức to lớn, khơng chỉ
trong giáo dục nhà trường mà cịn trong cuộc sống nói chung. Ngoài việc nâng
cao kết quả học tập, tự học còn tạo điều kiện phát triển và rèn luyện khả năng
19


hoạt động độc lập, khả năng tư duy, sáng tạo, rèn luyện những phương pháp học
tập, trên cơ sở đó tạo điều kiện và cơ hội cho người học tự học suốt đời. Vì vậy,
mục tiêu ở các trường phổ thông không chỉ là trang bi cho người học tri thức mà
cịn giúp học sinh có phương pháp tự học. Đây không chỉ là một phương pháp
nâng cao hiệu quả học tập mà là một mục tiêu quan trọng của học tập. Vì những
lý do trên, bên cạnh các biện pháp sử dụng di sản văn hóa tại đia phương để liên
hệ, cụ thể hoá, tạo biểu tượng lich sử trong các giờ nội khoá trên lớp, biện pháp
ra bài tập về nhà vơ cùng cần thiết, có ý nghĩa về nhiều mặt.
*Sử dụng di sản văn hóa để kiểm tra, đánh giá
Sử dụng di sản văn hóa tiêu biểu tại đia phương tiến hành kiểm tra, đánh
giá không chỉ đánh giá được toàn diện học sinh mà thực sự đây cịn là biện pháp
quan trọng góp phần thực hiện việc đổi mới quan điểm giáo dục hiện nay - từ
tiếp cận nội dung, trang bi kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất
người học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Thanh Hóa là đia phương có hệ thống di sản văn hóa rất phong phú và đa
dạng, trong đó, bao gồm cả loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Đặc
biệt, phải kể đến di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, các di tích quốc gia đặc
biệt như Khu di tích Lam Kinh (Xuân Lam, Thọ Xuân), Hang Con Moong
(Thành Yên, Thạch Thành), đền Bà Triệu (Triệu Lộc, Hậu Lộc), đền thờ Lê
Hoàn (Xuân Lập, Thọ Xuân) cùng hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể đặc

sắc... Việc sử dụng di sản văn hóa tiêu biểu tại đia phương trong dạy học chuyên
đề giáo dục di sản là hồn tồn hợp lý, có cơ sở khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Bởi vậy, đây là một biện pháp sư phạm hiệu quả góp phần quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng dạy học chuyên đề nói riêng, chất lượng dạy học mơn lich
sử nói chung đáp ứng u cầu đổi mới giáo dục.
Để đánh giá chất lượng thực, sau khi dạy xong, tôi cho học sinh làm bài
kiểm tra viết lớp: 10 A4 (sĩ số 45) dạy bằng giáo án thông thường, kết quả đạt
được:
Từ 8 - 10 điểm

Từ 5 - 7,5 điểm

Từ 3,5 - 4,5 điểm

Từ 0 - 3,0 điểm

1 HS chiếm 2,2% 30 HS chiếm 66,6% 10 HS chiếm 22,2% 4 HS chiếm 8,9%
Khi dạy học sử dụng di sản văn hóa, kết quả làm bài có sự thay đổi rõ rệt:
Từ 8 - 10 điểm

Từ 5 - 7,5 điểm

Từ 3,5 - 4,5 điểm

Từ 0 - 3,0 điểm

10 HS chiếm 22,2% 34 HS chiếm75,6% 1 HS chiếm 2,2%

0 HS chiếm 0%


20


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trên cơ sở yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, những biến đổi khơng ngừng
của khoa học kỹ thuật thì việc đổi mới trong dạy học nói chung, dạy học lich sử
nói riêng mang tính tất yếu. Đặc biệt, trong bối cảnh chương trình giáo dục phổ
thơng mới đã được triển khai thực hiện, chương trình lich sử lớp 10 sẽ được thực
hiện bắt đầu từ năm học 2022 - 2023. Đề tài có ý nghĩa góp phần chuẩn bi cho
việc thực hiện chương trình mới mơn lich sử THPT một cách hiệu quả.
Di sản văn hóa là tài sản vơ giá của mỗi quốc gia, ẩn chứa những giá tri
truyền thống toàn diện từ lich sử - văn hóa đến kinh tế - chính tri - xã hội. Bảo
vệ và phát huy giá tri Di sản văn hóa là trách nhiệm của mỗi cá nhân, không chỉ
của các cơ quan chuyên trách về quản lý văn hóa. Bởi vậy, lựa chọn chuyên đề
“Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam” để nghiên cứu, đề xuất
các giải pháp dạy học hiệu quả khơng chỉ có giá tri đóng góp về lý luận dạy
học , góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay mà
cịn góp phần thiết thực vào cơng tác bảo tồn, phát huy giá tri di sản, giáo dục ý
thức trách nhiệm thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thực trạng dạy học môn lich sử ở các trường THPT tỉnh Thanh Hóa bên
cạnh những điểm tích cực, bước đầu có những kết quả nhất đinh trong việc đổi
mới được giáo ghi nhận và một bộ phận khơng nhỏ học sinh hài lịng, vẫn cịn
tồn tại nhiều hạn chế. Đánh giá chung qua hệ thống phiếu khảo sát chúng tôi tiến
hành, học sinh vẫn chưa u thích mơn học như bản thân sự hấp dẫn của lich sử.
Bởi vậy, việc đạt mục tiêu bộ môn còn nhiều hạn chế.
Trong tổ chức dạy học chuyên đề, bên cạnh hình thức dạy học nội khóa
giữ vai trị chủ đạo, đề tài cũng đề xuất hình thức dạy học nội khóa tại di sản.
Mặc dù bước đầu nghiên cứu, hình thức dạy học này cịn khá mới mẻ đối với
giáo viên các trường THPT tỉnh Thanh Hóa, nhưng với cơ sở thực tiễn là hệ

thống di sản văn hóa phong phú, phân bố rộng trong phạm vi tồn tỉnh, tơi tin
tưởng tính khả thi của biện pháp.
Đối với bài nội khóa trên lớp, khi sử dụng di sản văn hóa tiêu biểu tại đia
phương để tổ chức dạy học chuyên đề, chúng tôi đề xuất đa dạng các phương
pháp dạy học: trên cơ sở nhóm phương pháp khơng thể thiếu là sử dụng đồ dùng
trực quan (bao gồm cả đồ dùng trực quan hiện vật, mơ hình và quy ước) kết hợp
miêu tả, giải thích, đàm thoại..., chúng tôi mạnh dạn đề xuất sử dụng các biện
pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại, như dạy học nhóm chuyên gia, khăn phủ bàn,
mảnh ghép, nhập vai thuyết minh, trải nghiệm thực tế, dạy học dự án... Các biện
pháp đề xuất dựa trên cơ sở những yêu cầu, nguyên tắc cơ bản của quá trình dạy
học, căn cứ thực trạng dạy học ở trường THPT tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
Trong dạy học nói chung và dạy học lich sử nói riêng, mỗi phương pháp
dạy học đều có những thế mạnh và tồn tại những hạn chế. Thực tế chứng minh,
21


khơng có phương pháp nào vạn năng. Vì vậy, với kết quả nghiên cứu đạt được,
tôi tin tưởng đề tài sẽ trở thành tài liệu tham khảo có giá tri đối với giáo viên,
học sinh, góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng
mới mơn Lich sử lớp 10, THPT. Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, tạo
hứng thú trong học tập cho các em.
3.2. Kiến nghị
- Các giáo viên cần được tập huấn sâu hơn nữa về phương pháp dạy học
sử dụng di sản văn hóa.
- Nhà trường cần hỗ trợ về cơ sở vật chất cho việc dạy học: mua đĩa CD,
tài liệu tham khảo, hệ thống máy tính, máy chiếu. Tổ chức cho học sinh đi học
tập tại thực đia, nơi có 1 di sản văn hóa vật thể để tăng thêm tính trực quan sinh
động, tính hấp dẫn, hứng thú trong học tập cho các em.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, khơng sao
chép nội dung của người khác.


XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05
năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Thu Hà

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa (2019), di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa,
NXB Thanh Hóa.
2. Bảo tàng tổng hợp tỉnh Thanh Hố, Ban Quản lý di tích và danh thắng (20002015), Thanh Hố di tích và thắng cảnh (12 tập), NXB Thanh Hố
3. Thanh Bình (Sưu tầm - Tuyển chọn) (2002), Những quy định pháp luật về
bảo vệ di sản văn hóa, NXB Lao động, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục & Đào tạo- Bộ VHTT & DL (2013), Tài liệu Tập huấn sử dụng
di sản trong dạy học ở trường phổ thông.
5. Nguyễn Văn Hảo, Lê Thi Vinh (2003), di sản văn hóa xứ Thanh, NXB Thanh
Niên.
6. Hội giáo dục Lich sử, Khoa Lich sử - Đại học Vinh (2002), Nghiên cứu, biên
soạn và giảng dạy lịch sử địa phương, NXB Đại học Vinh.
7. Hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa & Ban văn nghệ dân gian Thanh Hóa

(2014), Văn hóa dân gian Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa
8. Hồng Khơi (2003), Nét văn hóa xứ Thanh, NXB Thanh Hóa.
9. Trần Thi Liên (2010), Xứ Thanh những sắc màu văn hóa, NXB Thanh Hóa
10. Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên) (2007), Giáo trình lịch sử địa phương, NXB
Đại học Sư phạm.
11. Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên) (2008), Giáo trình phương pháp nghiên cứu
và biên soạn lịch sử ở địa phương, NXB Đại học Sư phạm.
24. Nghiên cứu và biên soạn lich sử Thanh Hóa (2005), Văn hóa phi vật thể
Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa.
12. Nguyễn Hữu Ngôn (2015), Một số điểm đến du lịch lễ hội và làng nghề
Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa.
13. Hồng Tuấn Phổ (2019), Tinh hoa văn hóa xứ Thanh, NXB Thanh Hóa.
14. Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (1989), Lịch sử địa phương, NXB Giáo dục
15. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân Thanh Hóa (2004), Địa chí
Thanh Hóa, Tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

23


×