Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Tài liệu NHỮNG SỬA ĐỔI CƠ BẢN CỦA LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM 2004 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 134 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VỤ PHÁP CHẾ








NHỮNG SỬA ĐỔI CƠ BẢN CỦA
LUẬT BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
NĂM 2004








Hà Nội – 2004


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

2
Tổ biên tập:


- Hứa Đức Nhị - Thứ trưởng Bộ NN – PTNT, Tổ trưởng TBT
- Trịnh Đức Huy – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thư ký TBT
- Nguyễn Ngọc Bình - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp
- Hà Công Tuấn - Cục trưởng Cục Kiểm lâm
- Ngô Đình Thọ - Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp
- Lê thị Thưa - Trưởng phòng Cục Lâm nghiệp
- Đoàn Minh Tuấn - Trưởng phòng Cục Kiểm lâm
- Phạ
m Xuân Phương – Chuyên viên chính Vụ Pháp chế
- Và một số thành viên khác trong và ngoài Bộ NN - PTNT

















Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính: Dự án GTZ-REFAS
Giấy phép xuất bản số 360/QĐ-CXB cấp ngày 15/12/2004, Cục Xuất
bản - Bộ Văn hoá Thông tin.



Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

3

Lời giới thiệu



Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội khoá VIII thông
qua ngày 12 tháng 8 năm 1991, đến nay qua hơn mười hai năm thực
hiện đã góp phần bảo vệ và phát triển rừng, tăng diện tích đất có rừng
che phủ của rừng từ 28,1% năm 1992 lên 36,1% vào năm 2003. Tuy
nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh
tế quốc tế, Luật bảo v
ệ và phát triển rừng năm 1991 đã phát sinh những
hạn chế nhất định trong việc phát huy hiệu lực các quy định của Luật để
điều chỉnh các quan hệ đối với rừng và đất lâm nghiệp. Năm 1999, Quốc
hội, Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm
1991. Nă
m 2003 Quốc hội ban hành Luật đất đai mới thay thế Luật đất
đai năm 1993. Luật đất đai năm 2003 có nhiều đổi mới cơ bản và toàn
diện về các mối quan hệ đất đai, trong đó có các quan hệ đối với đất lâm
nghiệp. Luật bảo vệ và phát triển rừng cũng cần được sửa đổi, bổ sung
một cách cơ bản để phù hợp vớ
i hệ thống pháp luật của Nhà nước.
Luật bảo vệ và phát triển rừng (Luật số 29/2004/QH11) được
Quốc hội Khoá XI kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004,

có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2005 có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng
các yêu cầu mới đặt ra trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát
triển kinh tế, ổn định xã hội của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế
.
Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến Luật bảo vệ và phát triển
rừng (năm 2004) và cung cấp tài liệu cho các cơ quan, đoàn thể, doanh
nghiệp, các nhà chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp và các
hoạt động liên quan đến sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, Nhà xuất
bản … phối hợp với Vụ Pháp chế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xuất bản cuốn sách “Những sửa đổ
i cơ bản của Luật bảo vệ và
phát triển rừng năm 2004”.
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.





Tháng 12 năm 2004


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

4
Lời cảm ơn

Từ năm 1999, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Quốc hội
và Chính phủ giao nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển rừng năm
1991. Bộ trưởng - Trưởng Ban soạn thảo dự án Luật đã giao Vụ Pháp chế (trước
đây là Phòng Pháp chế trực thuộc Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn) thông qua Tổ biên tập dự án Luật là đầu mối phối hợp với các c
ơ quan, đơn
vị, chuyên gia trong và ngoài ngành để thực hiện nhiệm vụ này.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự cộng tác, giúp đỡ, tham gia tích cực
và có hiệu quả của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trong quá trình sửa đổi, bổ sung và xây dựng Luật bảo vệ và phát
triển rừng đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI
thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 (Luật số 29/2004/QH11).

Chúng tôi bầy tỏ s
ự cảm ơn và lòng kính trọng đặc biệt đến đồng chí Lê
Huy Ngọ - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng, nguyên
Trưởng Ban soạn thảo dự án Luật, Tiến sĩ Cao Đức Phát - Bộ trưởng và các
đồng chí lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trực tiếp và thường
xuyên chỉ đạo các hoạt động của Tổ biên tập, phối hợp với các cơ quan của
Quốc hội và Chính phủ
để dự án Luật hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng được
các nhu cầu bảo vệ và phát triển rừng nói riêng và phát triển nông nghiệp và
nông thôn nói chung trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chúng tôi chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Yểu – Phó Chủ tịch
Quốc hội, các vị lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội và các chuyên gia của Văn
phòng Quốc hội đã giúp đỡ tích cực, có hiệu quả trong quá trình xây d
ựng Luật
bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 phù hợp với hệ thống pháp luật chung của
Nhà nước; đặc biệt cảm ơn ông Cư Hoà Vần – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của
Quốc hội khoá X đã đề xuất sáng kiến sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển
rừng.


Chúng tôi chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức, các nhà khoa học
lâm nghiệp, cán b
ộ quản lý và những người lao động lâm nghiệp đã giúp đỡ
chúng tôi trong quá trình khảo sát thực tế, đóng góp những cơ sở lý luận khoa
học và kinh nghiệm thực tiễn để xây dựng Luật.




Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

5
Chúng tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ kịp thời, hiệu quả của Dự án
Hỗ trợ cải cách hành chính lâm nghiệp (REFAS) và các chương trình, dự án quốc
tế khác đã giúp Tổ biên tập hoàn thành các nhiệm vụ khảo sát, hội thảo, biên tập
Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 đúng tiến độ và REFAS đã hỗ trợ tích cực
cho việc xuất bản cuôn sách này.

Trong giai đoạn tiếp theo chúng tôi mong tiếp tục nh
ận được sự quan
tâm giúp đỡ của các quý vị và quý cơ quan để triển khai Luật bảo vệ và phát triển
rừng thực sự đi vào cuộc sống.


Vụ Pháp chế & Tổ biên tập


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

6



Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

7
A. SỰ CẦN THIẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
NĂM 1991

Ngày 14 tháng 12 năm 2004, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số
25/2004/L-CTN công bố Luật bảo vệ và phát triển rừng (Luật số
29/2004/QH11) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam Khoá XI kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm
2004, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2005.
Đây là một đạo luật
quan trọng, thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về bảo vệ và phát triển rừng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, Nhà nước đã ban
hành Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991) và hệ thống các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật. Qua hơn mười hai năm triển khai thực
hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, việc quản lý nhà nước
bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng ngày càng
có hiệu lực và hiệu quả. Nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp
để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về rừng và đất lâm
nghiệp trong phạm vi cả nước đã được ban hành và áp dụng. Do
vậy đã hạn chế được tệ chặt phá rừng, khai thác động vật rừng,
thực vật rừng trái phép. Việt Nam đã tham gia Công ước về buôn
bán các động vật, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng
(CITES), Công ước đa dạng sinh học, Công ước chống sa mạc hoá

và nhiều điều ước quốc tế khác có liên quan đến rừng và môi
trường, đã từng bước xây dựng và hoàn thiên hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Chính quyền các cấp
nơi có rừng, các ngành chức năng như lâm nghiệp, công an, quân
đội, toà án, viện kiểm sát cùng với chủ rừng và các tổ chức chính
trị - xã hội … đã từng bước đưa công tác quản lý, bảo vệ rừng, giao
đất giao rừng, khai thác, vận chuyển, kinh doanh lâm sản vào nền
nếp; việc trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng được đẩy mạnh.
Rừng đã từ
ng bước được khôi phục, độ che phủ của rừng trên phạm


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

8
vi cả nước tăng từ 28,1% vào năm 1992 lên trên 36,1% vào năm
2003. Tuy nhiên do các nhu cầu của sản xuất và đời sống gia tăng
mạnh mẽ, do sức ép của dân số cũng như tình trạng còn kém phát
triển của kinh tế - xã hội vùng nông thôn, miền núi, do ý thức pháp
luật và nhận thức về rừng của một bộ phận nhân dân còn chưa cao,
hệ thống pháp luật còn chưa chặt chẽ, nên tình trạng phá rừng,
buôn bán trái phép lâm sản, ch
ống người thi hành công vụ bảo vệ
rừng ở một số nơi vẫn gia tăng.
Bước sang thiên niên kỷ mới, tình hình phát triển về kinh tế -
xã hội của đất nước có nhiều thay đổi, nhiều quy định trong Luật
bảo vệ và phát triển rừng (1991) không còn phù hợp, chưa đáp ứng
được yêu cầu đổi mới của đất nước và công tác quản lý, bảo vệ,
phát triển rừng:
Luật bảo vệ và phát triển rừng được xây dựng trong những

năm đầu của thời kỳ đổi mới. Một số nội dung của Luật vẫn còn thể
hiện tính bao cấp, chưa thể hiện rõ quan điểm và tư tưởng đổi mới
của Đảng chuyển mạnh từ lâm nghiệp nhà nước sang lâm nghiệp
nhân dân. Việc phân công trách nhiệm quản lý về rừng cho các cấp,
các ngành chưa phù hợp. Trên thực tế ở nhiều nơi chưa xác định rõ
chủ rừng cụ thể; việc sản xuất, kinh doanh rừng chưa đem lại lợi
ích thiết thực và bền vững cho người dân; đời sống của nhân dân
vùng rừng núi còn gặp nhiều khó khăn … Từ đó, nhiều vấn đề thực
tiễn đặt ra hiện nay đòi hỏi phải được quy định trong Luật để bảo
đảm quản lý rừng bền vững như quyền sở hữu rừng, quyền sử dụng
rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng thuộc các thành phần kinh tế.
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VIII đến nay, Quốc hội đã ban
hành nhiều luật mới như Luật đất đai (sửa đổi, bổ sung vào các
năm 1993, 1998, 2001 và gần đây nhất đã ban hành Luật đất đai
năm 2003), Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật bảo vệ môi
trường, Luật Tài nguyên nước, Bộ Luật Hình sự, Luật Doanh
nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Phòng cháy, chữa cháy,
Luật Di sản văn hoá, Bộ Luật Tố tụng hình sự và nhiều luật khác.


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

9
Nội dung quy định trong các luật trên có nhiều điểm mới liên quan
đến bảo vệ và phát triển rừng.
Từ thực tế yêu cầu của công tác bảo vệ và phát triển rừng, cơ
quan quản lý nhà nước các cấp đã ban hành nhiều văn bản dưới
luật, tổ chức thực thi có hiệu quả, nay cần rà soát, hệ thống hoá và
quy định trong Luật bảo vệ và phát triển rừng để bảo
đảm hiệu lực

pháp lý cao hơn.
Việc sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển rừng là rất
cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tăng cường quản lý nhà
nước về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ rừng, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của đất
nước.
Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong việc sửa đổi Luật bảo vệ
và phát triển rừng là:
Một là thể chế hoá những chủ trương, đường lối đổi mới của
Đảng, cụ thể hoá Hiến pháp, đồng bộ với Luật đất đai năm 2003 và
các văn bản pháp luật liên quan, phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện
đại hoá là: “Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng độ che phủ
của rừng lên 43%. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và
lâu dài theo hướng xã hội hoá lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm
cho người làm rừng sống được bằng nghề rừng. Kết hợp lâm
nghiệp với nông nghiệp và có chính sách hỗ trợ để định canh, định
cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi. Ngăn chặn
nạn đốt phá rừng. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, tạo nguồn gỗ trụ
mỏ, nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy, công nghiệp chế biến gỗ
và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu; nâng cao giá trị sản phẩm rừng”
(Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, năm 2001, trang 171)
Hai là kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật bảo vệ
và Phát triển rừng năm 1991, bổ sung những quy định mới đáp ứng


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004


10
với những yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với các điều ước quốc tế
mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Ba là quy định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước ở trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong việc
bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời xác định cụ thể các loại chủ
rừng và quy định rõ các quyền, ngh
ĩa vụ của chủ rừng; tạo động lực
kinh tế để thu hút mọi tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ, phát triển
rừng; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống
cho đồng bào sống ở vùng rừng núi và người lao động làm nghề
rừng.
Việc sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển rừng được
triển khai thực hiện từ năm 1999. Thời gian đầu chủ trương chỉ sửa
đổi, bổ sung một số điều. Đến năm 2003 Nhà nước ban hành Luật
đất đai mới, đã sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện và thay thế Luật
đất đai cũ, nên việc sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển rừng
cũng phải sửa đổi, bổ sung mạnh mẽ, tạo nên sự đồng bộ và thống
nhất pháp lý cao giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 (sau đây
gọi tắt là Luật 2004) gồm 8 chương, 88 điều. So với Luật bảo vệ và
phát triển rừng năm 1991 (sau đây gọi tắt là Luật 1991), Luật 2004
đã giảm 1 chương và tăng 34 điều. Tất cả các điều trong Luật 2004
đều được sửa đổi, bổ sung, viết lại. Nội dung Luật bảo vệ và phát
triển rừng năm 2004 bao gồm:
Chương 1 - Những quy định chung: gồm 12 điều từ Điều 1
đến Điều 12 quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng;
phân loại rừng, chủ rừng; quyền của Nhà nước đối với rừng; nội
dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng;
nguyên tắc và chính sách về bảo vệ và phát triển rừng; nguồn tài

chính để bảo vệ và phát triển rừng; những hành vi bị nghiêm cấm.
Chương 2 - Quyền của nhà nước về bảo vệ và phát triển
rừng: gồm 23 điều từ Điều 13 đến Điều 35 quy định về quy hoạch,
kế hoạ
ch bảo vệ và phát triển rừng; giao rừng, cho thuê rừng, thu
hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng; giao rừng cho công công


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

11
dân cư thôn; đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản
xuất là rừng trồng, thống kê và kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng; giá rừng.
Chương 3 - Bảo vệ rừng: gồm 9 điều từ Điều 36 đến Điều 44
quy định về trách nhiệm bảo vệ rừng và nội dung công tác bảo vệ
rừng.
Chương 4 - Phát triển rừng, sử dụng rừng: gồm 14 điều từ
Điều 45 đến Điều 58 quy định về nguyên tắc phát triển, tổ chức
quản lý và khai thác sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và
rừng sản xuất.
Chương 5 - Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng: gồm 20 điều
từ Điều 59 đến Điều 78 quy định quyền, nghĩa vụ chung của chủ
rừng cũng như quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với từng loại chủ rừng
khi được giao, được thuê rừng, đất trồng rừng để sản xuất, kinh
doanh lâm nghiệp.
Chương 6 - Kiểm lâm: gồm 5 điều từ Điều 79 đến Điều 83
quy định chức năng, nhiệ
m vụ, quyền hạn, trách nhiệm, chế độ,
chính sách đối với kiểm lâm, việc chỉ đạo, điều hành lực lượng

kiểm lâm.
Chương 7 - Giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật
về bảo vệ và phát triển rừng: gồm 3 điều từ Điều 84 đến Điều 86
quy định việc giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm và bồi thường
thiệt hại liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng.
Chương 8 - Điều khoản thi hành: gồm Điều 87 và Điều 88
quy định hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành Luật.



Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

12
B. NHỮNG SỬA ĐỔI CƠ BẢN CỦA
LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
NĂM 2004

I. Nguyên tắc, chính sách, nguồn tài chính để bảo vệ và
phát triển rừng
1. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 17 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quy định "rừng núi" cùng các tài sản khác mà pháp luật quy
định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân. Quy định này
hoàn toàn
đúng đối với rừng tự nhiên và các rừng khác được gây
trồng, nhận chuyển nhượng … bằng ngân sách nhà nước.
Từ ngày 28 tháng 11 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại
đã phát động Tết trồng cây và khởi đầu cho phong trào trồng cây
gây rừng của mọi tầng lớp nhân dân - ngày này (28 tháng 11 hàng
năm) đã được Thủ tướng Chính phủ quy định là Ngày lâm nghiệp

Việt Nam tại Quyết định số 380/TTg ngày 26 tháng 6 năm 1995.
Phong trào trồng cây nhân dân do Bác Hồ phát động đã được toàn
dân hưởng ứng, tạo nên nhiều diện tích rừng không phải do Nhà
nước đầu tư ngân sách để gây trồng, góp phần che phủ đất trống,
đồi núi trọc, phòng hộ, tăng năng suất cây trồng, cung cấp gỗ, củi,
nguyên liệu công nghiệp góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời
sống cho người trồng cây, trồng rừng.
Tuy nhiên rừng là một yếu tố quan trọng của môi trường
sống, ngoài việc cung cấp lâm sản còn có các tác dụng phi thường
khác như chắn gió, chống xói mòn đất, chống cát bay, chống sóng,
điều hoà nguồn nước, điều hoà khí hậu, giảm hiệu ứng nhà kính …
không chỉ có tác dụng trong từng địa phương mà có ý nghĩa đối với
quốc gia, khu vực và toàn cầu. Do vậy việc xác định các nguyên tắc
bảo vệ và phát triển rừng để điều chỉnh mọi hoạt động có liên quan
là một việc có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ các chính sách và
quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

13
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 không có điều,
khoản nào quy định về nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng.
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã quy định 5
nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng tại Điều 9 (Nguyên tắc bảo vệ
và phát triển rừng):
Một là các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo
đảm
phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an
ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược

phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý
rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Hai là bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân. Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải
bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát
triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên
rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục
hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp
lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng
kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng
cao giá trị sản phẩm rừng.
Ba là việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển
mục đích sử dụng đất và rừng phải tuân theo các quy định của Luật
này, Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan,
bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng.
Bốn là bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng;
giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi
trường và bảo tồn thiên nhiên, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu
dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề
rừng.
Năm là chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình
trong thời hạn sử dụng rừng theo quy định của Luật này và các quy


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

14
định khác của pháp luật, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng

của chủ rừng khác.
Năm nguyên tắc trên là những quy định có tính chất bắt buộc
đối với các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trong cả nước. Các
quy phạm pháp luật ghi trong Luật cũng như các quy định khác
trong các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng
đều phải tuân thủ các nguyên tắc này. Đây là một bước tiến bộ lớn
về phương pháp luận cho việc xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Chính sách bảo vệ và phát triển rừng.
Tuân theo các nguyên tắc trên và xuất phát từ nhu cầu chính
đáng của nhân dân, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã
quy định những chính sách có tính hệ thống, toàn diện nhằm bảo
đảm cho rừng được bảo vệ
và phát triển nhanh, bền vững, góp phần
nâng cao đời sống của người làm nghề rừng.
Trước tiên Nhà nước cam kết có chính sách đầu tư cho việc
bảo vệ và phát triển rừng gắn liền, đồng bộ với các chính sách kinh
tế - xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển
nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống
nhân dân miền núi.
Trong điều kiện kinh tế xã hội nước nhà còn chưa phát triển,
nhưng vì lợi ích lâu dài của các thế hệ Việt Nam, Nhà nước đầu tư
cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết
quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn
nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệ thống
quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn
biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên
ngành, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục

vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng.


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

15
Tuy việc sản xuất kinh doanh lâm nghiệp thuộc trách nhiệm
của các chủ rừng, nhưng Nhà nước vẫn có chính sách hỗ trợ việc
bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, trồng
rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; có chính sách hỗ trợ
việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính
sách khuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhi
ều khó khăn trong
việc phát triển rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.
Đối với việc phát triển rừng, phát triển sản xuất lâm nghiệp,
phát triển thương mại và dịch vụ lâm nghiệp, Nhà nước khuyến
khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở
những vùng đất trống, đồi núi trọc, ưu tiên phát triển trồng rừng
nguyên liệu phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho
thuê, đấu thầu đất để trồng rừng; Nhà nước có chính sách miễn
giảm thuế đối với người trồng rừng, có chính sách đối với các tổ
chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn,
thời gian vay phù hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng;
khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầ
u tư để phát triển
công nghiệp chế biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm
sản; khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động
sản xuất lâm nghiệp.
Luật 1991 cũng dành Điều 4 để quy định về chính sách bảo
vệ và phát triển rừng của Nhà nước, nhưng còn đơn giản, chưa có

sức hấp dẫn đối với các chủ rừng. Điều 10 của Luật bảo vệ và phát
triển rừng năm 2004 đã quy định về chính sách của Nhà nước về
bảo vệ và phát triển rừng có tính toàn diện, sâu sắc hơn. Các chính
sách này chia theo từng cấp độ: Nhà nước đầu tư (khoản 1 và
khoản 2); Nhà nước hỗ trợ (khoản 3); Nhà nước khuyến khích
(khoản 4, khoản 5 và khoản 6). Những chính sách của Nhà nước về
bảo vệ và phát triển rừng đã tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có điều kiện tham gia
đóng góp vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp và
Nhà nước cũng xác định rõ trách nhiệm của mình phải đầu tư trực
tiếp vào những khâu then chốt, quyết định trong sự nghiệp bảo vệ
và phát triển rừng. Một số hoạt động như
bảo hiểm rừng trồng và


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

16
một số hoạt động sản xuất lâm nghiệp khác cũng được khuyến
khích phát triển. Loại hình kinh doanh bảo hiểm cây trồng, vật nuôi
được Nhà nước khuyến khích phát triển từ nhiều năm nay nhưng
chưa có văn bản pháp luật nào quy định về việc này, các doanh
nghiệp bảo hiểm của Việt Nam cũng chưa có kinh nghiệm kinh
doanh về lĩnh vực này. Quy định tại khoản 6 Điều 12 Lu
ật 2004 đã
tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân trong nước hay nước
ngoài tham gia kinh doanh bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt
động sản xuất lâm nghiệp khác, góp phần phát triển sản xuất, kinh
doanh nghề rừng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
3. Nguồn tài chính để bảo vệ và phát triển rừng.

Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 chưa quy định về
nguồn tài chính để bảo vệ và phát triển rừng, tạo tâm lý chờ đợi vào
sự bao cấp của Nhà nước cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã dành Điều 11 để
quy định nguồn tài chính để bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài nguồn
lực do ngân sách nhà nước cấp cho các hoạt động bảo vệ và phát
triển rừng, Nhà nước còn động viên khuyến khích các chủ rừng và
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.
Nhà nước cho phép thành lập quỹ bảo vệ và phát triển rừng. Quỹ
bảo vệ và phát triển rừng là tổ chức phi chính phủ, nguồn tài chính
của quỹ được hình thành từ nguồn tài trợ của các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức
quốc tế; đóng góp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong
nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài khai thác, sử dụng rừng, chế
biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, hưởng lợi từ rừng
hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; các nguồn thu khác theo
quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, Luật 2004 chưa quy định là chỉ có một quỹ hay
nhiều quỹ bảo vệ và phát triển rừng. Tại một số địa phương, khi
xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng, nhiều thôn, bản cũng
lập quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp thôn, bản để hỗ trợ cho các
hoạt động bảo vệ và phát triển rừng của địa phương. Hiện tại Thủ


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

17
tướng Chính phủ đã cho phép lập Quỹ uỷ thác lâm nghiệp (Trust
Fun for Forestry – TFF) do các tổ chức quốc tế đóng góp để hỗ trợ
ngành lâm nghiệp Việt Nam. Quỹ này trực thuộc sự quản lý của

Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp, đã thu hút được sự quan
tâm của nhiều nhà tài trợ lâm nghiệp trên thế giới giúp Việt Nam
bảo vệ rừng, phát triển sản xuất lâm nghiệp, xoá đói giảm nghèo…
Việc thành lập quỹ bảo vệ và phát triển rừng sẽ tạo nên địa
chỉ thu hút các nhà tài trợ trong và ngoài nước, những người tình
nguyện đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng Việt
Nam, khắc phục những khó khăn do sản xuất lâm nghiệp còn thiếu
ổn định, phụ thuộc thiên nhiên và mang nặng tính trông chờ Nhà
nước bao cấp.

II. Phân loại rừng, chế độ quản lý, sử dụng các loạ
i rừng
Kế thừa hệ thống phân chia ba loại rừng hiện đang sử dụng
(đã được Bộ Lâm nghiệp ban hành từ năm 1987, Luật 1991 quy
định tại Điều 7), căn cứ mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân
loại thành rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất (quy
định tại Điều 4 Luật 2004). Hệ thống phân loại này phù hợp với
phân loại đất của Luật đất đai. Trong từng loại, rừng còn được phân
chia thành một số loại phụ chi tiết hơn như hai loại phụ trong khu
bảo tồn thiên nhiên, bổ sung khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm
khoa học trong rừng đặc dụng và rừng giống trong rừng sản xuất.
Trước đây Luật 1991 mới chỉ quy định “Việc xác định các
loại rừng, chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại
rừng khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định”(Điều 7-
Luật 1991). Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã quy định
chi tiết việc xác lập các khu rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng,
lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (sẽ
nói rõ ở phần III - Quyền của Nhà nước về bảo vệ và phát triển
rừng).



Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

18
Kế thừa những quy định của Chương IV Luật 1991, bổ sung
những quy định về quản lý 3 loại rừng đã được thực tiễn kiểm
nghiệm là có hiệu quả, Chương IV của Luật bảo vệ và phát triển
rừng năm 2004 quy định cụ thể về nguyên tắc phát triển, tổ chức
quản lý, khai thác và sử dụng lâm sản và một số hoạt động khác
trong từ
ng loại rừng; giao Thủ tướng Chính phủ quy định quy chế
quản lý rừng (tại khoản 1 Điều 9) trong đó bao gồm cả ba loại rừng
thay cho Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng
sản xuất là rừng tự nhiên được ban hành theo Quyết định số
08/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/01/2001.
1. Rừng phòng hộ.
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ y
ếu để bảo vệ nguồn nước,
bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai,
điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường.
Rừng phòng hộ bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng
phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn
biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, “ph
ải được xây dựng
thành rừng tập trung, liền vùng, nhiều tầng” để bảo đảm hiệu quả
phòng hộ. Thuật ngữ “xây dựng” bao hàm ý nghĩa rộng, không chỉ
là các giải pháp lâm sinh như bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh
rừng, trồng rừng mới mà còn gồm cả các biện pháp công trình như
xây dựng hạ tầng cơ sở cho khu rừng, đường vận chuyển, băng cản

lửa, băng rừng để phòng chống sâu bênh, chòi canh lửa, kè, mỏ
neo, con trạch trong lòng sông, long suối hay trên sườn dốc để
giảm tốc độ dòng chẩy của nước, bảo vệ đất, chống xói lở… Đối
với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo
vệ môi trường cũng quy định phải “xây dựng thành các đai rừng
phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng”
Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích
từ 5.000 ha trở lên hoặc các khu rừng phòng hộ quan trọng phải
thành lập Ban quản lý. Nơi không thành lập được ban quản lý thì


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

19
“Nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang,
hộ gia đình, cá nhân tại chỗ để quản lý, bảo vệ và sử dụng.”
Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ được quy định
tại Điều 47, bao gồm cả khai thác rừng phòng hộ là rừng tự nhiên
và rừng phòng hộ là rừng trồng và phải tuân theo quy chế quản lý
rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành, quy trình, quy phạm kỹ
thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bảo đảm duy
trì bền vững khả năng phòng hộ của rừng.
2. Rừng đặc dụng.
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên,
mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật
rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh
lam thắng cảnh; phục vụ
nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp
phần bảo vệ môi trường.
Rừng đặc dụng bao gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên

nhiên (gồm hai loại phụ là khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài
- sinh cảnh); khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử,
văn hoá, danh lam thắng cảnh; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm
khoa học.
Việc phát triển, sử dụng rừng đặc dụng phải bảo đảm sự phát
triển tự nhiên của rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan khu
rừng.
Đối với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải xác định
rõ các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái,
phân khu dịch vụ - hành chính và vùng đệm để áp dụng các chế độ
quản lý, bảo vệ đúng quy định. Chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ
rừng của mình, mọi hoạt động ở khu rừng đặc dụng phải được phép
của chủ rừng.
Đối với các khu rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên nhất thiết phải thành lập Ban quản lý khu rừng; đối với
khu bảo vệ cảnh quan có thể thành lập Ban quản lý hoặc cho tổ


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

20
chức kinh tế thuê rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du
lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
Việc khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng bị nghiêm cấm,
trừ trường hợp khai thác những cây chết, cây đổ, thực vật rừng
ngoài gỗ trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ hành
chính của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Các hoạt động
nghiên cứu khoa học, giảng dậy, thực tập của các nhà khoa học,
học sinh, sinh viên trong nước và quốc tế được phép tiến hành
trong khu rừng đặc dụng nhưng phải tuân theo các quy định cụ thể

tại Điều 52 của Luật. Luật cũng dành một điều để quy định về việc
ổn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng
đệm và coi đó là giải pháp xã hội quan trọng để bảo vệ rừng đặc
dụng.

3. Rừng sản xuất.
Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất kinh doanh
gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ
môi trường.
Rừng sản xuất bao gồm: rừng sản xuất là rừng tự nhiên; rừng
sản xuất là rừng trồng; rừng giống.
Rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê để các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế sản xuất kinh
doanh lâm nghiệp, cung cấp lâm sản cho nền kinh tế quốc dân, kết
hợp sản xuất nông lâm ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường. Việc khai thác, sử dụng rừng
sản xuất phải bảo đảm duy trì diện tích, phát triển trữ lượng, chất
lượng của rừng và tuân theo quy chế quản lý rừng. Chủ rừng phải
có kế hoạch trồng rừng ở những diện tích đất rừng sản xuất chưa có
rừng. Việc chuyển đổi rừng sang mục đích sử dụng khác phải phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê
duyệt và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đặc


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

21
biệt khi chuyển rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác phải dựa
trên tiêu chí và điều kiện chuyển đổi do Chính phủ quy định.
Nhà nước giao, cho thuê những khu rừng sản xuất là rừng tự

nhiên tập trung cho các tổ chức kinh tế để sản xuất, kinh doanh.
Những khu rừng có diện tích nhỏ, phân tán cũng được Nhà nước
giao, cho thuê cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ, phát
triển, sản xuất, kinh doanh. Luật quy định cụ thể điều kiện sản xuất
kinh doanh đối với rừng tự nhiên phải là những khu rừng đã có chủ
quản lý cụ thể. Chủ rừng là tổ chức kinh tế phải có dự án đầu tư,
phương án quản lý, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng; khai thác
rừng phải có phương án điều chế rừng đã được các cấ
p có thẩm
quyền phê duyệt. Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân phải có
kế hoạch quản lý, bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng được Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Việc khai thác rừng không được vượt quá lượng tăng trưởng
của rừng và phải tuân theo các quy định của Chính phủ về Chế độ
quản lý, bảo vệ và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt hồ sơ thiết kế khai thác rừng của các tổ chức. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện phê duyệt đơn xin khai thác rừng của hộ
gia đình, cá nhân.
Đối với rừng sản xuất là rừng trồng chủ rừng được tự quyết
định việc khai thác rừng trồng do mình tự bỏ vốn gây trồng. Đối
với rừng trồng có nguồn gốc ngân sách nhà nước thì chủ rừng phải
xin phép cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn đó quyết
định. Chủ rừng phải trồng lại rừng vào thời vụ trồng rừng ngay sau
khai thác hoặc thực hiện biện pháp tái sinh tự nhiên trong quá trình
khai thác để bảo đảm duy trì độ che phủ của rừng bền vững.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan chuyên
ngành về lâm nghiệp của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có
nhiệm vụ quy hoạch và chỉ đạo việc xây dựng hệ thống rừng giống
quốc gia và khu vực để chọn lọc, lai tạo, nhân giống và nhập nội

các loại giống cần thiết, bảo đảm cung ứng giống tốt cho việc


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

22
trồng rừng. Việc bình tuyển, công nhận rừng giống, sản xuất, kinh
doanh về giống cây lâm nghiệp phải tuân theo quy định của pháp
luật về giống cây trồng (Điều 58).

III. Quyền của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
1. Quyền định đoạt của Nhà nước đối với rừng.
Theo quy định tại Điều 6 Luật bảo vệ và phát triể
n rừng năm
2004, Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự
nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà
nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các
chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng;
cảnh quan, môi trường rừng. Quyền định đoạt của Nhà nước như
nói ở trên thể hiện qua việc Nhà nước quyết định mục đích sử dụng
rừng thông qua việc phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng; quy định về hạn mức giao rừng và thời hạn
sử dụng rừng; quyết định giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng,
cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng; định giá rừng. Nhà nước
còn có quyền thực hiện điều tiết các nguồn lợi từ rừng thông qua
các chính sách tài chính như thu tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng;
thu thuế từ sử dụng rừng, chuyển quyền sử dụng rừng, chuyển
quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Nhà nước trao quyền sử
dụng rừng cho chủ rừng thông qua hình thức giao rừng, cho thuê
rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, nhận chuyển nhượng rừng từ

chủ rừng khác; quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
Đối với các chủ rừng nhận đất trồng rừng, khoanh nuôi tái
sinh rừng, nếu tự bỏ vốn của mình để trồng rừng, thực hiện các
biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, tạo thành rừng sản xuất,
rừng phòng hộ trên đất không có rừng thì được sở hữu cây trồng,
vật nuôi, cây rừng tái sinh và các quyền, nghĩa vụ khác như quy
định tại Điều 72 của Luật.
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã dành Chương II
(Quyền của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng) để quy định chi


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

23
tiết các quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo vệ và
phát triển rừng. Những quy định chi tiết này là một bước phát triển
mới so với nội dung Chương II Luật 1991. Những quy định của
Luật 2004 bảo đảm sự phù hợp, đồng bộ với Luật đất đai năm 2003
đồng thời vẫn bảo đảm những quy phạm pháp luật có tính đặc thù
đố
i với rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc quyền sử dụng, sở hữu
của các chủ rừng khác nhau như quy định trong Luật 2004.
2. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
So với Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, Luật bảo vệ
và phát triển rừng năm 2004 đã quy định chi tiết, cụ thể về nguyên
tắc, căn cứ, nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền xét duyệt và điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (mục 1
Chương II gồm các điều 13 đến 21). Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng phải được tiến hành đồng bộ và phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; “quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát

triển rừng của các cấp phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ”;
“bảo đảm sự phát triển rừng bền vững ở từng địa phương và trong
phạm vi cả nước”, “việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng phải bảo đảm dân chủ, công khai”
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện
việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm
vi cả nước. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức lập
quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương,
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi
được phê duyệt (Điều 17).
Thẩm quyền phê duyêt, quyết định quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng được quy định như sau (khoản 1 Điều 18): Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong
phạm vi cả nước; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
của địa phương sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông
qua; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

24
duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo vệ và
phát triển rừng của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Thẩm quyền phê duyệt, quyết định kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng được quy định như sau (khoả
n 2 Điều 18): Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng toàn quốc
do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình; Ủy
ban nhân dân các cấp lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của
cấp mình trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
3. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục
đích sử dụng rừng.
Rừng tự nhiên là tài nguyên, rừng trồng là tài sản trên đất lâm
nghiệp. Việc giao rừng, cho thuê rừng là một chính sách lớn của
Đảng và Nhà nước. Nhà nước đã có chủ trương giao đất giao rừng
cho các lâm trường quốc doanh, nông trường quốc doanh, hợp tác
xã nông lâm nghiệp từ những năm 1968. Luật đất đai (1987, 1993,
1998, 2001) và Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 cũng quy
định việc giao rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên
đến Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 mới quy đinh việc
cho thuê rừng. Cho thuê rừng là một quy định rất mới và phù hợp
với nền kinh tế lâm nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Việc giao rừng, cho thuê rừng đối với từng
loại rừng khác nhau và chủ rừng khác nhau phải có cơ chế, chính
sách riêng.
Đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (là lâm phận quốc
gia) được Nhà nước trực tiếp đầu tư và tổ chức quản lý, bảo vệ nên
việc giao, cho thuê có những điều kiện nhất định không như đối với
rừng sản xuất:
Nhà nước giao rừng đặc dụng (không thu tiền sử dụng rừng)
đối với các Ban quản lý khu rừng đặc dụng, các viện, trường để
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụ
ng theo quy hoạch và kế


Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004


25
hoạch đã được phê duyệt phù hợp với việc giao đất rừng đặc dụng
theo quy định của Luật đất đai.
Nhà nước giao rừng phòng hộ (không thu tiền sử dụng rừng)
đối với các Ban quản lý khu rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị
vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo quy ho
ạch, kế
hoạch đã được phê duyệt phù hợp với việc giao đất rừng phòng hộ
theo quy định của Luật đất đai.
Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản
xuất là rừng trồng (không thu tiền sử dụng rừng) đối với hộ gia
đình, cá nhân đang sinh sống tại đó trực tiếp lao động lâm nghiệp
phù hợp với việc giao đất để phát triển rừng sản xuất theo quy định
của Luật đất đai; tổ chức kinh tế sản xuất giống cây rừng; đơn vị vũ
trang nhân dân sử dụng rừng sản xuất kết hợp với quốc phòng, an
ninh; Ban quản lý khu rừng phòng hộ trong trường hợp có rừng sản
xuất xen kẽ trong rừng phòng hộ đã giao cho Ban quản lý.
Việc Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng
rừng đối với hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó trực tiếp lao
động lâm nghiệp là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối
với đồng bào các dân tộc hiện đang sinh sống bằng nghề rừng. Chỉ
khi hộ gia đình, cá nhân nhận rừng, đất rừng vượt quá hạn mức do
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định thì
phần vượt mức đó mới phải chuyển sang chế độ thuê đất, thuê rừng
phù hợp với pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng.
Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản
xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng đối với các tổ chức kinh

tế.
Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử
dụng rừng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy
định của pháp luật về đầu tư.

×