Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TRUNG TÂM Y TẾ CƯ JÚT, ĐẮK NÔNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.01 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM BÁ TOẢN

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TRUNG TÂM Y TẾ CƯ JÚT, ĐẮK
NÔNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM BÁ TOẢN

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TRUNG TÂM Y TẾ CƯ JÚT, ĐẮK
NÔNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. TRẦN THỊ TUYẾT HẠNH

HÀ NỘI, 2020



3
LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cơ giáo
hướng dẫn luận văn của tơi với những hướng dẫn, góp ý vô cùng quan trọng kể từ
khi bắt đầu cho đến khi hồn thành luận văn. Trong suốt q trình thực hiện luận
văn, cô đã giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu,
cùng với sự quan tâm, hỗ trợ để tơi hồn thành tốt luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu cùng các thầy giáo, cô giáo
trường Đại học Y tế Công Cộng đã trang bị kiến thức cho tơi trong q trình học tập
để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo cũng như
toàn thể các đồng nghiệp tại Trung tâm Y tế huyện Cư Jút đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, tận tình giúp đỡ và hỗ trợ tơi trong suốt q trình thu thập số liệu.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình và những người
thân đã ủng hộ, dành cho tôi những điều kiện tốt nhất, giúp tơi n tâm học tập và
hồn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn, tuy
nhiên sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những góp ý của
Q thầy cơ để luận văn tốt nghiệp của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!


4

MỤC LỤC
MỤC LỤC………………………………….……….…….……….……..….
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………………........…...……………..……

DANH MỤC BẢNG ..............……………........……...…………………….
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ…………………...…………………….
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU ………...……...........................………….....…
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………….…….………….……..……….…………
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…….…….………….……..……….………….
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………
1.1. Các khái niệm, quy định, tiêu chí liên quan đến nội dung nghiên cứu….
1.2. Tổng quan về thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y

i
ii
iv
v
vi
1
3
4
4

tế và một số yếu tố ảnh hưởng...........................................................................
1.3. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ……...........................................................
1.4. Khung lý thuyết ........................................................................................
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………….....……………..............
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………....……………..............
2.3. Thiết kế nghiên cứu ….…………………….….....……………...............
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ……………….................………….
2.5. Phương pháp thu thập số liệu…………......….........…….............………
2.6. Biến số nghiên cứu ….….………..............................……….….............
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành tuân thủ VSTTQ

2.8. Phương pháp phân tích số liệu…................................…………...............
2.9. Vấn đề đạo đức nghiên cứu …..................................................................
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................. ......................................
3.1. Thực trạng tuân thủ VSTTQ của NVYT tại TTYT huyện Cư Jút .............
3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu……………........................
3.1.2. Thực trạng kiến thức về VSTTQ của NVYT ………….......................
3.1.3. Thực trạng thái độ về VST thường quy của NVYT …...........................
3.1.4. Thực trạng tuân thủ VSTTQ của NVYT................................................
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến TTVSTTQ của NVYT ……….................

10
20
23
24
24
24
25
25
26
30
30
31
32
33
33
33
34
38
40


3.2.1. Yếu tố cá nhân ……..........................................................….................
3.2.2. Yếu tố cơ chế chính sách, tổ chức, quản lý ...........................................
3.2.3. Yếu tố cơ sở vật chất, TTB, phương tiện VST ................…..................
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………..………….....………........

44
44
45
51
55

4.1. Thực trạng tuân thủ VSTTQ của NVYT tại Trung tâm Y tế huyện Cư Jút
năm 2020.....................................................................................................
4.1.1. Thực trạng kiến thức về VSTTQ của NVYT………………….............
4.1.2. Thực trạng thái độ về VSTthường quy của NVYT..................................

55
55
58


5

4.1.3. Thực trạng tuân thủ VSTTQ của NVYT……………………................

58

4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ VSTTQ NVYT tại Trung tâm Y
tế huyện Cư Jút năm 2020................................................................................
4.2.1. Yếu tố cá nhân ……..........................................................….................

4.2.2. Yếu tố cơ chế chính sách, tổ chức, quản lý ...........................................
4.2.3. Yếu tố cơ sở vật chất, TTB, phương tiện VST ................…..................
4.3. Hạn chế nghiên cứu ..................................................................................
KẾT LUẬN …………………………………...……………………………..
KHUYẾN NGHỊ…………………………...……………………………......
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………….
Phụ lục 1. Bảng kiểm đánh giá thực hành VSTTQ .…………………....……
Phụ lục 2. Phiếu khảo sát kiến thức………………..……………………..…..
Phụ lục 3. Cách chấm điểm đánh giá kiến thức về VSTTQ...…………….….
Phụ lục 4. Cách chấm thái độ………...………………………………………
Phụ lục 5. Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu………………………………..
Phụ lục 6. Hướng dẫn thảo luận nhóm……………………………………….
Phụ lục 7. Hướng dẫn phỏng vấn sâu………………………………………...
Phụ lục 8. Nhóm chủ đề thu thập thơng tin định tính………………………...
Phụ lục 9. Biến số nghiên cứu………………………………………………..
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BS
BV
CC-LCK
CSYT
ĐD
ĐDT
ĐTNC
ĐTV
HS
KSNK
KTV
NB
NKBV
NVYT

PVS
TTB
TLN
TTVST
TTVSTTQ

Bác sĩ
Bệnh viện
Cấp cứu-Liên chuyên khoa
Cơ sở y tế
Điều dưỡng
Điều dưỡng trưởng
Đối tượng nghiên cứu
Điều tra viên
Hộ sinh
Kiểm soát nhiễm khuẩn
Kỹ thuật viên
Người bệnh
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhân viên y tế
Phỏng vấn sâu
Trang thiết bị
Thảo luận nhóm
Tuân thủ vệ sinh tay
Tuân thủ vệ sinh tay thường quy

63
63
65
70

73
74
75
76
81
83
90
93
94
96
98
99
100


6

TTYT
VST
VSTTQ
WHO
YHCT-PHCN
YS

Trung tâm Y tế
Vệ sinh tay
Vệ sinh tay thường quy
(World Health Organization) Tổ chức Y tế Thế Giới
Y học cổ truyền-Phục hồi chức năng
Y sĩ



7

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Tên bảng
3.1
Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.................
3.2
Tập huấn về VSTTQ của NVYT..............................................
3.3
Kiến thức đúng của nhân viên y tế về VST..............................
3.4
Kiến thức đúng của nhân viên y tế về dung dịch rửa tay phù
hợp nhất trong các trường hợp cần rửa tay ...........................................
3.5
Kiến thức đúng của NVYT về thời gian một lần VSTTQ …..
3.6
Thái độ của NVYT về vai trò VSTTQ trong KSNK .………..
3.7
Tỷ lệ TTVSTTQ theo cơ hội/thời điểm cần quan sát ………..
3.8
Phương pháp VSTTQ trong số cơ hội tuân thủ VSTTQ …….
3.9
Tỷ lệ tuân thủ quy trình 6 bước VST thường quy theo các cơ
quan sát..................................................................................................
3.10 Tuân thủ VSTTQ theo khoa phòng...........................................
3.11 Tỷ lệ NVYT (theo chức danh) tuân thủ VSTTQ đầy đủ theo
cơ hội và 6 bước ...................................................................................

3.12 Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với TTVSTTQ.............
3.13 Mối liên quan giữa kiến thức với TTVSTTQ...........................
3.14 Mối liên quan giữa thái độ với TTVSTTQ...............................

Trang
33
34
35
36
37
38
40
41
41
42
42
44
44
45


8

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
TT
1.1
1.2
3.1
3.2
3.3


Tên hình, biểu đồ
Năm thời điểm phải vệ sinh tay...............................................
Quy trình vệ sinh tay thường quy............................................
Phân loại kiến thức chung về VSTTQ của NVYT...................
Phân loại thái độ chung về VSTTQ.........................................
Tỷ lệ NVYT tuân thủ VSTTQ................................................

Trang
5
6
38
40
43

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Vệ sinh tay là một trong các biện pháp bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế


9

và hạn chế các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt với tình hình diễn
biến phức tạp của đại dịch COVID-19, công tác thực hiện vệ sinh tay được chú
trọng hơn bao giờ hết. Để đánh giá được mức độ tuân thủ vệ sinh tay thường quy
của nhân viên y tế tôi thực hiện nghiên cứu: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường
quy của nhân viên y tế Trung tâm y tế Cư Jút, Đắk Nông và một số yếu tố ảnh
hưởng năm 2020. Với mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và (2) phân
tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tuân thủ vệ sinh tay thường quy của
nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông năm 2020.
Nghiên cứu mô tả cứu cắt ngang, nghiên cứu kết hợp phương pháp định

lượng và định tính thơng qua việc quan sát bằng bảng kiểm 92 nhân viên y tế thực
hiện quy trình trên 368 cơ hội vệ sinh tay và thu thập thông tin qua phỏng vấn 92
nhân viên y tế, thực hiện 04 cuộc phỏng vấn sâu và 02 cuộc thảo luận nhóm, thời
gian thu thập từ tháng 3 đến hết tháng 6/2020. Nghiên cứu Sử dụng phần mềm
Epidata 3.1 để nhập liệu và quản lý số liệu; phần mềm Stata 14.0 phân tích số liệu.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay thường quy theo cơ hội quan
sát của nhân viên y tế là 81,79%, thấp nhất ở thời điểm trước khi tiếp xúc với người
bệnh (56,52%) và chỉ có 43,15% thực hiện đủ 6 bước của quy trình. Tỷ lệ tuân thủ
chung cả 6 khoa là 14,13%; thấp nhất ở khoa Khám - Cấp cứu - Liên chuyên khoa
(5,56%). Tỷ lệ tuân thủ ở nhóm điều dưỡng cao nhất (20,59%). Yếu tố ảnh hưởng
đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy gồm: Trình độ học vấn, kiến thức và thái độ; sự
quá tải trong công việc; phương tiện thiếu và sắp xếp không hợp lý; công tác giám
sát chưa tốt, thiếu nhân lực; công tác thi đua, khen thưởng chưa hợp lý; chưa đánh
giá được chất lượng công tác đào tạo, tập huấn và hóa chất vệ sinh tay chưa hợp lý.
Khuyến nghị: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ vệ sinh tay; bố trí
thêm nhân lực các khoa đông bệnh nhân, đặc biệt là cần tăng cường tối thiểu 02
nhân lực cho khoa Khám - Cấp cứu - Liên chuyên khoa; có chế tài thưởng phạt sự
tuân thủ vệ sinh tay thường quy tại các khoa phịng, bộ phận khi thực hiện cơng
việc mà có u cầu phải vệ sinh tay.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) được coi là việc áp dụng những biện pháp
can thiệp làm hạn chế tối đa sự lan truyền của tác nhân gây nhiễm khuẩn ở các cơ
sở y tế (CSYT). Trong đó, vệ sinh tay (VST) là một trong các biện pháp bảo đảm
độ an tồn cho nhân viên y tế (NVYT), nó có thể giúp loại bỏ tối đa vi sinh vật nằm
ở trên bàn tay. Đồng thời nó có tác dụng hạn chế tối đa các tác nhân nhiễm khuẩn
bệnh viện. Do đó VST là một biện pháp khá đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất và ít

tốn kém nhất, khơng chỉ trong công tác khám - chữa bệnh mà ở cộng đồng VST
cũng là một việc làm cực kỳ hữu ích khi mà đang cịn rất nhiều dịch bệnh có nguy
cơ xảy ra như: dịch tả, cúm A H5N1, cúm AH1N1(1). Đặc biệt đại dịch COVID-19
đang lan rộng và diễn biến phức tạp như hiện nay thì cơng tác VST để phòng chống
dịch bệnh COVID-19 là hết sức quan trọng.
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay
thường quy (VSTTQ) của NVYT vẫn chưa đồng nhất và chưa cao, năm 2016 trong
một đánh giá của Farinaz Farhuodi và các cộng sự trên một bệnh viện (BV) đại học
tại 14 khoa ở Shiraz của Iran về cải thiện VST cho thấy việc tuân thủ vệ sinh tay
thường quy (TTVSTTQ) của NVYT chiếm 29,8% (2). Năm 2016, một nghiên cứu
tại bệnh viện Erikawati tại Malang của Indonesia cho thấy việc TTVSTTQ trước
can thiệp và sau can thiệp ở nhi khoa (24,1% lên 43,7%; p <0,001), nội khoa (5,2%
đến 18,5%; p < 0,001) và sản phụ khoa (10,1% đến 20,5%; p < 0,001) (1). Đặc biệt
với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 thì cơng tác VST hết sức
quan trọng. Điều đó thể hiện tại nghiên cứu của Qian Zhou và cộng sự (2020) về đo
lường sự tuân thủ VST dựa trên hướng dẫn dự phòng COVID-19 tại Trung Quốc
cho thấy tỷ lệ TTVSTTQ chung là 79,44%; tuân thủ hành vi VST 96,71% và tuân
thủ quy trình VST là 95,74% (3).
Tại Việt Nam công tác VST ngày càng được chú trọng hơn. Năm 2012
nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Anh ở BV Xanh Pôn Hà Nội chỉ ra rằng việc
NVYT tuân thủ các cơ hội của VST đạt tỷ lệ 58% và buổi sáng có tỷ lệ đạt cao hơn
buổi chiều (đạt 60,7% so với đạt 50,3%) (4). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới


2

TTVSTTQ ở NVYT, nghiên cứu của Mai Ngọc Xuân cho thấy tỉ lệ TTVSTTQ
của điều dưỡng (ĐD) cao hơn bác sĩ (BS) (60,4% so với 49,6 (5). Cũng như
nghiên cứu năm 2019 của Phạm Thị Thuỷ tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk
Lắk cho thấy việc TTVSTTQ tại BV là khá thấp chiếm 12,1%, những NVYT có

kiến thức đạt thì TTVSTTQ cao gấp 11,3 lần những NVYT có kiến thức không đạt
về TTVSTTQ (6). Năm 2017, Bộ Y tế ban hành "Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay
trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh"(12) và trong thời điểm hiện tại VST còn
được Bộ Y tế đưa vào nội dung chấm điểm 83 tiêu chí hàng năm (9), đặc biệt trong
thời điểm dịch bện COVID-19 đang diễn biến phức tạp việc kiểm soát lây nhiễm
bệnh COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì vệ sinh tay là một trong
những biện pháp quan trọng giúp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm COVID-19;
việc VST cần phải được thực hiện thường xuyên tất cả lúc, tất cả nơi theo đúng 5
thời điểm VST trong q trình chăm sóc và điều trị người bệnh (10).
Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Cư Jút có 135 giường bệnh (thực kê 200
giường) với tổng số cán bộ là 233 người (7). Năm 2019 công suất sử dụng giường
bệnh đạt 110% với nhập nội trú 9.085 lượt NB; tổng số khám bệnh trong năm là
108.205 lượt, tổng số lượt phẫu thuật 1228 ca và tổng số lượt thủ thuật 72672 ca,
điều đó đồng nghĩa với việc tổng số lượt khám bệnh và nhập nội trú vượt chỉ tiêu
Sở Y tế giao dẫn đến tình trạng người bệnh thường xuyên quá tải (8). Vì vậy việc
thực hiện VSTTQ đối với NVYT càng trở nên quan trọng, góp phần đáng kể trong
việc giảm thiểu thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân. Khi thực hiện tất cả các
dịch vụ kỹ thuật đều đòi hỏi NVYT phải TTVSTTQ đúng theo quy trình từ khâu
chuẩn bị cho tới khâu kết thúc. Để đánh giá được mức độ tuân thủ quy trình VSTTQ
của NVYT nhằm xây dựng kế hoạch hành động cụ thể phù hợp với Trung tâm về
cơng tác KSNK nói chung và VSTTQ nói riêng. Đồng thời tại tỉnh Đắk Nông cũng
như Trung tâm Y tế huyện Cư Jút chưa có đề tài nghiên cứu nào về nội dung
VSTTQ. Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Thực trạng tuân
thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế Trung tâm y tế Cư Jút, Đắk Nông và
một số yếu tố ảnh hưởng năm 2020.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành tuân thủ vệ sinh tay thường
quy của nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nơng năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tuân thủ vệ sinh tay
thường quy của nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông năm
2020.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm, quy định, tiêu chí liên quan đến nội dung nghiên cứu
1.1.1. Các khái niệm
Kiểm soát nhiễm khuẩn: là việc áp dụng những biện pháp hạn chế tối đa sự
lan truyền của tác nhân gây nhiễm khuẩn trong thực hành khám - chữa bệnh (12).
Nhiễm khuẩn bệnh viện: Là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian
NB nằm điều trị tại bệnh viện (BV), nhiễm khuẩn không xuất hiện trong giai đoạn ủ
bệnh ở thời điểm bệnh nhân nhập viện, mà nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) thường
xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi bệnh nhân nhập viện (12).
Vệ sinh tay: Là làm sạch tay bằng nước với xà phịng có hay khơng có chất
sát khuẩn và sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn (14).
Vệ sinh tay trong phịng chống COVID-19: là một trong những biện pháp
quan trọng giúp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm COVID-19. Việc VST cần phải
được thực hiện thường xuyên tất cả lúc, tất cả nơi theo đúng 5 thời điểm VST trong
q trình chăm sóc và điều trị người bệnh (10).
Chà tay khử khuẩn: Là thực hiện chà toàn bộ bàn tay bằng các dung dịch
VST chứa cồn (không được dùng nước khi thực hiện), nhằm làm giảm tối đa lượng
vi khuẩn có trên bề mặt bàn tay (12).
Dung dịch VST chứa cồn: Là những chế phẩm VST dạng dung dịch, dạng
gel hoặc dạng bọt chứa cồn (12).

Tuân thủ cơ hội VSTTQ của NVYT: Là việc NVYT có thực hiện VST
trong các tình huống cơ hội cần VST theo quy định các thời điểm mà cần VST
(15).
Một cơ hội VST được xem là tuân thủ khi đảm bảo 2 yêu cầu (*):
(1) Có thực hiện VST khi có cơ hội cần phải VST;
(2) Phải VST với nước và xà phịng hoặc dung dịch VST có chứa cồn/cồn
NVYT tuân thủ VSTTQ: Là khi NVYT tuân thủ đúng các cơ hội cần VST
thường quy và tuân thủ đúng QTVSTTQ (15).


5

Thời điểm VSTTQ/Cơ hội VSTTQ: Là thời điểm NVYT trực tiếp tham gia
thực hiện cơng tác điều trị, chăm sóc NB đều cần phải VSTTQ bằng nước và xà phòng
thường hoặc là chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn vào 5 thời điểm (12).

Hình 1.1 Năm thời điểm phải vệ sinh tay (12)
Tuân thủ quy trình VSTTQ: Là việc NVYT thực hiện đúng và đầy đủ ở tất cả
6 bước trong quy trình VST thường quy. Nếu đảo lộn các bước trong q trình thực
hiện sẽ khơng được tính đạt bước (15).
Tuân thủ quy trình VSTTQ đúng, đủ bao gồm:
+ TTVST như (*) ở trên
+ Thực hiện VST tuân thủ đúng 6 bước của quy trình khơng làm đảo lộn các
bước và mỗi bước phải thực hiện đủ 5 lần.
Kỹ thuật VSTTQ: Cho dù nhân viên y tế có VST bằng xà phòng và nước hoặc
là chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn đều phải thực hiện đúng và đủ 6 bước kỹ


6


thuật (14).

Hình 1.2. Quy trình vệ sinh tay thường quy (12)
Khi NVYT thực hiện QTVSTTQ phải đảm bảo: Phải lựa chọn đúng các
phương pháp VST; phải lấy đủ số lượng dung dịch VST từ 3ml đến 5 ml/1 lần thực
hiện; phải tuân thủ đúng kỹ thuật VST; phải tuân thủ đúng thời gian VST; phòng
sau khi đã chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn thì khơng được rửa lại tay bằng
nước và xà; tránh làm ô nhiễm lại bàn tay sau VST và không sử dụng máy sấy tay để
làm khô tay (12).
Chỉ định và cơ hội VST: Là thời điểm cần VST khi thực hiện chăm sóc,
điều trị NB nhằm cắt đứt hoặc hạn chế tối đa sự lan truyền mầm bệnh thông qua bàn
tay (12).
Chỉ định: Cần phải thực hiện VST tại một thời điểm xác định.
Cơ hội VST: Cơ hội VST là số lần cần VST; một cơ hội VST được tạo ra từ ít
nhất một chỉ định (12).


7

1.1.2. Mốc lịch sử và tầm quan trọng của vệ sinh tay
1.1.2.1. Mốc lịch sử
Trong quá trình xuyên suốt lịch sử, việc VST đã được WHO và các nhà nghiên
cứu trên thế giới quan tâm, đồng thời cũng khuyến cáo việc TTVST với tỷ lệ cao là
tương đối khó, bởi vì tại các cơ sở y tế thường chưa đáp ứng 1 số điều kiện về VST
là những lý giải cho sự phản ứng của nhân viên y tế trước khuyến cáo VST sau
những lần tiếp xúc với những người bệnh (NB) khác nhau. Hầu như có rất nhiều
NVYT cho rằng VST như vậy là không cần thiết và quá nhiều. Tại Mỹ năm 1910,
Rosephine Baker đã tổ chức khoá tập huấn đầu tiên về VST cho các NVYT chăm
sóc bệnh nhân nhi. Đến năm 1992, một nghiên cứu về VST tại khoa hồi sức cấp cứu
cho thấy mặc dù đã áp dụng những biện pháp giáo dục và giám sát đặc biệt, tuy

nhiên tỷ lệ đạt của NVYT tại khoa Hồi sức cấp cứu về VST chỉ 48% (16). Cũng
trong năm đó CDC (Mỹ) cho biết tỷ lệ NKBV giao động từ 5- 15% tại các bệnh
viện, điều này dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn mắc phải trên nhân viên y tế và năm
1993 đã có 11 nhân viên y tế mắc bệnh viêm gan A do không VST sau khi tiếp xúc
với 1 trong 2 bệnh nhân viêm gan A (16).
1.1.2.2. Tầm quan trọng của vệ sinh tay
* Cấu trúc của da
Da là một cơ quan tương đối lớn, chiếm khoảng 16% tổng trọng lượng cơ
thể, nằm ở bề mặt ngoài, là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Da là bộ phận vô
cùng quan trọng của cơ thể, nó được coi giống như một chiếc áo tự nhiên nhằm bảo
vệ cơ thể chống lại các tác nhân có hại ở bên ngồi và có các chức năng như: bài
tiết, điều hịa nhiệt độ. Tổng diện tích da của người trưởng thành là 1,2m 2 đến 2m2.
Da người có ba lớp: lớp thượng bì, lớp trung bì và lớp hạ bì. Các nghiên cứu cho
thấy, ở người bình thường trên bề mặt da cứ 1 cm2 có chứa tới khoảng 40.000 vi
khuẩn, còn trên bề mặt da bàn tay thì có số lượng vi khuẩn cao hơn, vì bàn tay là
nơi tiếp xúc với tất cả vật dụng, đồ dùng thường xuyên nhất trong cuộc sống. Nhiều
lúc chúng ta quên rằng đang rất nhiều vi khuẩn hoặc virus đang rình rập chờ thời cơ
tiếp xúc mang yếu tố lây nhiễm và tấn công da bàn tay khi có cơ hội, cho nên có thể
nói bàn tay là trung gian đưa mầm bệnh vào cơ thể con người (16).


8

* Tác nhân gây nhiễm khuẩn do da bàn tay
Hiện nay, nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là hậu quả không mong muốn
trong thực hành khám - chữa bệnh và chăm sóc NB (17). Đồng thời NKBV cũng là
một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của NB, đây là một vấn đề
ngày càng được hệ thống y tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm. NKBV
lây truyền qua nhiều con đường khác nhau, mà phổ biến nhất là qua bàn tay của
nhân viên y tế, nói chính xác hơn bàn tay cũng chính là cơng cụ dùng để điều trị và

chăm sóc NB hàng ngày. Bàn tay cũng là nơi tiếp xúc thường xuyên với máu, da,
dịch tiết của NB làm cho vi khuẩn truyền từ NB qua và làm cho bàn tay trở thành
nơi các vi sinh vật gây bệnh cư trú (18).
Vi khuẩn thường cư trú trên bàn tay (thông thường tập trung số lượng lớn nơi
kẽ tay và ở kẽ móng tay), một số người hiểu vi khuẩn giống như các vết bẩn có thể
nhìn thấy được bằng mắt thường. Tuy nhiên, trong môi trường vi khuẩn tồn tại trong
phạm vi rất rộng như: "trên các đồ vật, quần áo, trong khơng khí và thực tế đang có
rất nhiều vi khuẩn trên da bàn tay mà bằng mắt chúng ta thường khơng thể nào nhìn
thấy được". Có rất nhiều loại vi khuẩn nằm trên bàn tay, tuy nhiên thường gặp nhất
là: Vi khuẩn định cư: Nó ít có gây ra nhiễm khuẩn vì nó chỉ xâm nhập vào cơ thể
thơng qua các thủ thuật xâm lấn. Vậy nên trong trường hợp này chúng ta cần VST
bằng hóa chất khử khuẩn với lượng thời gian đủ dài để loại bỏ các vi khuẩn này; Vi
khuẩn vãng lai: Thường cư trú trên bề mặt da bàn tay nhiễm bẩn khi tiếp xúc với
NB hoặc tiếp xúc với đồ khơng sạch có ở môi trường của các CSYT; khi thực hiện
điều trị và chăm sóc cho NB, đây cũng được coi là nguyên nhân chính gây ra
NKBV. Trên thực tế có thể loại bỏ tối đa chúng bằng các việc thực hiện VSTTQ với
nước và xà phịng thường /với dung dịch VST có chứa cồn (12).
* Hiệu quả của tuân thủ vệ sinh tay
VST là một biện pháp khá đơn giản, có thể nói là ít tốn tiền nhất và cũng tiện
lợi, hiệu quả bậc nhất trong KSNK, vì vậy chúng ta cần tăng cường sự TTVST. Việc
TTVST của NVYT là một biện pháp để phịng ngừa NKBV (19). Để đảm bảo cơng
tác VST được tuân thủ tốt thì các CSYT phải đảm bảo có đầy đủ nước sạch và có đủ
các phương tiện vệ sinh tay cũng như có sẵn các dung dịch sát khuẩn tay có chứa


9

cồn ở những nơi thăm khám, điều trị và chăm sóc NB. Tại các cơ sở khám-chữa
bệnh, việc sát trùng tay của NVYT nhằm làm giảm chỉ số mắc một số bệnh nhiễm
trùng có liên quan đến cơng tác chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân (17).

Vấn đề VST trong những năm gần đây ln được chú trọng, phải nói VST là
biện pháp hữu hiệu để hạn chế tối đa vấn đề lây lan của kháng kháng sinh, đồng
thời làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng có liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện (20). Việc
VST giúp dự phòng nhiễm khuẩn BV và giảm tỷ lệ lây truyền của các tác nhân gây
bệnh trong các cơ sở khám - chữa bệnh trên thực tế khi tuân thủ quy trình VST của
NVYT thường sẽ làm giảm ít nhất là 20% tỷ lệ nguy cơ làm gia tăng NKBV (21).
Bắt đầu từ năm 2004 đến năm 2009, WHO tổ chức thực hiện xây dựng và ban hành
các hướng dẫn thực hành về VST trong các CSYT. Song song với việc ban hành
hướng dẫn, WHO tổ chức thực hiện kêu gọi tham gia cam kết và ủng hộ chiến dịch
VST tại các quốc gia và quyết định hàng năm lấy ngày 5/5 là “Ngày rửa tay tồn
cầu”. Ngày 5/5/2009 được WHO đưa ra thơng điệp kêu gọi các Quốc gia trên tồn
thế giới “Vì sự sống hãy rửa tay” cũng như mong muốn vào thời điểm 5/5/2010 sẽ
có khoảng 10.000 BV trên thế giới tham gia ủng hộ (22).
Tại Việt Nam, một số thông tư, quyết định, công văn đã được Bộ Y tế ban
hành có liên quan đến VST như: Thơng tư số 16 /2018 /TT - BYT ngày 20/7/2018
về việc quy định về KSNK trong các cơ sở KBCB (23) và Quyết định số 3916/QĐBYT (12), trong đó có nói về việc kiểm tra giám sát đảm bảo việc tuân thủ các quy
định về VST của NVYT, công văn 7517 / BYT-ĐTr, về việc hướng dẫn thực hiện
QTVSTTQ và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn (14); gần đây Bộ Y tế
có ban hành Quyết định 468/QĐ-BYT ngày 19/02/2020 về việc hướng dẫn phịng
và kiểm sốt lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019
(COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (10). Các can thiệp đến
TTVSTTQ của NVYT đã mang lại hiệu ứng tích cực và đáng ghi nhận, tỷ lệ NKBV
trước can thiệp 17,1% giảm xuống còn 6,9% sau khi can thiệp. Cũng theo nghiên
cứu của Lục Thị Thu Quỳnh và cộng sự đã cho thấy: Ở giai đoạn một, khi việc
TTVST tăng từ 33,3% lên tới 55,8% sẽ làm cho tỷ lệ NKBV từ 11,5% giảm xuống
còn 6,77% và ở giai đoạn hai, khi TTVST tăng từ 55,8% lên tới 61,9% sẽ làm cho


10


tỷ lệ NKBV từ 6,77% giảm xuống còn 3,69% (24).
1.2. Tổng quan về thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y
tế và một số yếu tố ảnh hưởng
1.2.1. Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế về vệ sinh tay thường
quy trên thế giới
Nếu thực hiện tốt việc TTVST thì sẽ giảm thiểu tối đa được tỷ lệ NKBV, nhưng
thời điểm hiện tại cho thấy việc TTVST còn thấp và theo đánh giá của WHO về việc
tuân thủ những điều kiện VST của cán bộ y tế trung bình là 37,8% (giao động từ 589%). Từ thực trạng này, WHO kêu gọi NVYT phải chú ý đến việc VST thường
xuyên, ưu tiên đầu tiên là VST bằng dung dịch sát trùng; cịn nếu khơng có dung
dịch sát trùng thì nhất thiết phải rửa bằng xà phòng thường (22).
Năm 2016, nghiên cứu của tác giả Erikawati, tại bệnh viện Dr. Saiful Anwar
ở Malang, Indonesia cho thấy tỷ lệ trước can thiệp và sau can thiệp TTVST của
NVYT ở nhi khoa (24,1% lên 43,7%; p <0,001), nội khoa (5,2% đến
18,5%; p <0,001) và sản phụ khoa (10,1% đến 20,5%; p <0,001). Các chương trình
giáo dục đã cải thiện sự tuân thủ VST và tăng cường kiến thức về VST của NVYT ở
hai trong ba khoa tại bệnh viện Dr. Saiful Anwar có nguồn lực hạn chế ở Indonesia
được can thiệp, theo kết quả nghiên cứu thì cơng tác đào tạo mơ hình vai trị có tác
động nhiều nhất trong thiết lập này. Tuy nhiên, điều chỉnh chiến lược là cần thiết để
cải thiện hơn nữa công tác VST tại bệnh viện Dr. Saiful Anwar (1).
Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2015 tới 8/2016, nghiên cứu của Li
Shen và cộng sự được thực hiện ở BV Y học cổ truyền Tây An, Trung Quốc cho
thấy tỷ lệ TTVST là 66,27%, tuân thủ đúng quy trình đạt tỷ lệ 47,75% đây là
một tỷ lệ VST trước can thiệp khá cao (25). Tương tự theo đánh giá của Farinaz
Farhuodi và các cộng sự tại 14 khoa trên một BV đại học ở Shiraz của Iran cũng
cho thấy sự TTVST của NVYT với tỷ lệ 29,8% (2). Nghiên cứu của Shan Zhang
BN và cộng sự (2019) tại Bắc Kinh, Trung Quốc cho thấy tỷ lệ TTVSTTQ trung
bình của NVYT là 26,6% (26). Đặc biệt với tình hình diễn biến phức tạp của dịch
bệnh COVID-19 thì cơng tác VST hết sức quan trọng, điều đó thể hiện tại nghiên
cứu của Qian Zhou và cộng sự (2020) về đo lường sự tuân thủ VST dựa trên hướng



11

dẫn COVID-19 tại Trung Quốc cho thấy tỷ lệ TTVSTTQ chung là 79,44%; tuân thủ
hành vi VST 96,71%; tuân thủ quy trình VST là 95,74% (3).
Qua các nghiên cứu cho ta thấy sự chuyển biến tích cực của NVYT trong
việc TTVSTTQ ở thời điểm sau khi có sự can thiệp, đồng thời có thể khẳng định
rằng việc tổ chức tập huấn, đào tạo cũng như việc giám sát TTVSTTQ tại các CSYT
là yếu tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến tỷ lệ tuân thủ của NVYT trong việc thực
hiện VSTTQ.
1.2.2. Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại Việt Nam
Trong cuộc sống hàng ngày, một số hành vi thường gặp của nhiều người
như: dùng tay dụi mắt, quẹt miệng hoặc cầm nắm vật dụng bẩn nhưng lại khơng
VST sạch, điều đó đã vơ tình làm “cầu nối” giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào
cơ thể và có thể gây một số bệnh nguy hiểm. Có thể thấy VST là một biện pháp
khá đơn giản, ít tốn kém, tiện lợi và hiệu quả nhất trong KSNK do WHO phát
động. Với chiến dịch "Bảo vệ sự sống: hãy rửa tay", hưởng ứng lời kêu gọi của
WHO chiều ngày 20/05/2009 Việt Nam là quốc gia thứ 118 ký kết tham gia Chiến
dịch này với các hoạt động như tiếp tục triển khai chiến dịch VST nhằm thúc đẩy
và cải thiện thực hành VST của cán bộ y tế trong các BV tại Viêt Nam. Kết quả
đạt được chủ yếu như trang bị phương tiện VST, đào tạo, còn tỷ lệ TTVST tại
các cơ sở y tế vẫn cịn thấp (27).
Các quyết định, thơng tư hoặc cơng văn hướng dẫn được Bộ Y tế ban hành
có đề cập đến VST như: Thông tư 16/ 2018/ TT-BYT ngày 20/7/ 2018 quy định
về việc tổ chức thực hiện KSNK trong các cơ sở y tế, trong thơng tư có qu y địn h
là khi thực hiện công tác điều trị, chăm sóc cho NB, nhân viên y tế phải đảm bảo
TTVST theo đúng và đủ quy trình trong các hướng dẫn của cơ sở y tế (23), đặc
biệt Qu yết địn h số 3916/QĐ-BYT năm 2017, trong đó đã hướng dẫn về thực
hành VST trong CSYT (12). Thời gian gần đây cho thấy, các phong trào VST đã
được Bộ Y tế tổ chức phát động ở các BV và ở cộng đồng. Tại BV Bạch Mai có tỷ

lệ cán bộ y tế thực hiện VST trước khi thăm khám NB là 26% và tỷ lệ VSTTQ
trước khi chuyển từ thao tác bẩn sang thao tác sạch trên cùng một NB là 4,2% (28).
Một nghiên cứu của Trần Thị Thúy Hằng và Phan Thị Hằng ở BV Hùng


12

Vương tại thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức đánh giá hiệu quả chiến dịch “Bàn tay
sạch” cho ta thấy, trong 24.892 cơ hội VST thì việc TTVST trước can thiệp là 29%
và tăng lên 40% (2011), 53% (2012) sau can thiệp, điều đó giúp cải thiện sự TTVST
và làm giảm tỷ lệ NKBV (29). Nghiên cứu năm 2012 của Nguyễn Thị Hồng Anh
cũng cho ta thấy tỷ lệ các cơ hội VST được tuân thủ của NVYT chiếm 58%, tuân
thủ buổi chiều có tỷ lệ thấp hơn buổi sáng (50,3% so với 60,7%) (4). Nghiên cứu
tại khoa Nội tổng quát thuộc BV Chợ Rẫy của Trương Ngọc Hải và cộng sự tổ
chức đánh giá về TTVST cho kết quả sự TTVST chung của NVYT trước khi can
thiệp chiếm tỷ lệ là 25,8% (30).
Nghiên cứu năm 2014 của Phùng Văn Thủy cho ta thấy sự t uân thủ của
NVYT về các cơ hội VST chiếm 41,7% và NVYT có tỷ lệ thực hành VSTTQ là
14,8% (31). Cũng như nghiên cứu của Dương Nữ Tường Vy, nghiên cứu chỉ ra rằng
sau khi can thiệp những biện pháp tăng cường VST thì sự TTVST tăng từ 14,8% lên
đến 43,7% sau can thiệp và tỷ lệ tuân thủ đúng QTVST của NVYT tăng tỷ lệ từ
62,1% lên 82,3% (32). Tiếp theo là nghiên cứu năm 2015 của Hoàng Thị Hiền, kết
quả cho thấy việc TTVSTTQ đúng quy định chiếm 52,9%. Sự TTVSTTQ của
nhân viên y tế ở cơ hội sau khi tham gia tiếp xúc với dịch cơ thể, máu là cao nhất
chiếm 100% và sau khi động chạm vào đồ vật; bề mặt xung quanh NB là thấp
nhất chiếm 66,2% (33).
Trong năm 2017, nghiên cứu tại BV tai mũi họng của Trần Thị Thu Trang
và cộng sự cho thấy tỷ lệ TTVST chung của NVYT tăng từ 24,6% lên tới 55,1%
sau can thiệp (với p < 0,001) (34). Tương tự nghiên cứu tại Viện Bỏng Quốc Gia
của Nguyễn Thị Hương và cộng sự cho ta thấy tỷ lệ thực hiện VST của NVYT từ

28,9% tăng lên tới 46,5%; còn việc chấp hành QTVST từ 14,4% tăng lên tới 35,8%
(P<0,05) (35). Cũng như nghiên cứu của Nguyễn Quang Toàn và cộng sự tại BV
Trung ương Quân đội 108 cho thấy tỷ lệ TTVST là 58,71% (36).
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền tại BV Tim Hà Nội năm 2018
về đánh giá TTVSTTQ của ĐD cho thấy tỷ lệ điều dưỡng TTVSTTQ là 46% (37).
Cũng như nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương thì tỷ lệ điều dưỡng TTVSTTQ
43%, qua đó cho thấy tỷ lệ TTVSTTQ nằm ở mức trung bình so với tổng chung


13

bình của các BV (38).
Gần đây nhất là trong năm 2019 nghiên cứu tại bệnh viện Y học cổ truyền
tỉnh Đắk Lắk của Phạm Thị Thuỷ chỉ ra rằng tỷ lệ tuân thủ cơ hội VST của
NVYT đạt 63,68% (trong tổng số 396 cơ hội được quan sát), tuy nhiên tỷ lệ tuân
thủ VST của NVYT chỉ chiếm 12,1%. Điều đó cho thấy sự TTVST của NVYT
tương đối thấp và kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan tới kiến thức
và thái độ của NVYT (6).
Trên thực tế cho thấy, trong các cơ sở y tế, NVYT chưa quan tâm tới vai trò
và tầm quan trọng của VSTTQ, vấn đề này thường do ý thức, sự nhìn nhận của một
số cá nhân chưa tốt, chưa tạo thành thói quen về VSTTQ, chưa hiểu được tầm quan
trọng của việc VSTTQ. Tuy nhiên, có thể nói rằng hiện nay vấn đề NKBV và việc
TTVST của NVYT đã có những chuyển biến tích cực và đang ngày được quan tâm
hơn. Qua các nghiên cứu cho thấy tình trạng NVYT chỉ quan tâm đến các thời điểm
có nguy cơ lây nhiễm cao, trái với quy định mới nhất của việc VST trong tình hình
dịch bệnh COVID-19 đang ngày một phức tạp thì cần phải được thực hiện thường
xuyên tất cả lúc, tất cả nơi theo đúng 5 thời điểm VST trong q trình chăm sóc và
điều tri bệnh nhân, những vấn đề đó sẽ được làm rõ hơn trong nghiên cứu này.
1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân
viên y tế

1.2.3.1. Yếu tố cá nhân
Yếu tố tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp cũng như thâm niên
làm việc
Nghiên cứu của 6 đơn vị y tế chuyên sâu tại Italia cho thấy tỷ lệ TTQTVST
và các biện pháp phòng ngừa cho thấy nhóm trợ lý y tá tuân thủ cao hơn so với
nhóm y tá và thấp nhất là nhóm BS (86%, 45% và 28%) (39). Cũng như nghiên
cứu của Đặng Thị Vân Trang cho ta thấy tỷ lệ TTVST của ĐD cao hơn BS
(67,5% so với 24,6%) (40). Tương tự theo nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Huyền
cũng chỉ ra rằng NVYT có nhận thức tốt về vai trị của VST là 72% và ở nữ cao
hơn ở nam (nữ chiếm 76,1% còn nam chỉ chiếm 62,5%), tuy nhiên việc TTVST
chỉ đạt tỷ lệ là 34%, trong đó ĐD có tỷ lệ TTVSTTQ tốt hơn BS (34,9% và 27%)


14

(41). Một nghiên cứu của Mai Ngọc Xuân cũng cho thấy tỉ lệ TTVSTTQ của ĐD
cao hơn BS (60,4% so với 49,6%) (5). Trong nghiên cứu của Phùng Văn Thủy
năm 2014 tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc những NVYT có trình độ học vấn
cao hơn thì sẽ TTVSTTQ cao hơn và kết quả này có ỹ nghĩa thống kê với (p<0,05)
(31). Trong nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương năm 2018 tại bệnh viện Sản Nhi
Bắc Ninh thì cho thấy yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ VSTTQ về nhóm
tuổi, giới tính, trình độ học vấn và thâm niên công tác tại bệnh viện dưới 1 năm và
từ 1 năm trở lên có sự khác biệt nhỏ tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa
thống kê (p>0,05) (38).
Yếu tố khoa làm việc
Nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà và cộng sự cho thấy có sự khác biệt về
TTVSTTQ giữa các khoa, việc TTVSTTQ của nhóm NVYT ở khoa Sơ sinh cao
nhất (55,6 %); tiếp đến là khoa Cấp cứu tổng hợp (40,9 %) và cuối cùng là khoa Hồi
sức tích cực – chống độc thấp nhất (27,3 %) (42).
Khối lượng công việc

Cường độ làm việc của NVYT càng cao thì số cơ hội cần VST càng nhiều,
thì thời gian cho VST sẽ ít đi. Vậy nên việc thực hiện đúng các hướng dẫn về
TTVST sẽ gặp một số khó khăn nhất định (43). Cũng như một nghiên cứu chỉ ra
rằng khi tăng thêm 10 cơ hội phải VST, thì tỷ lệ TTVST sẽ giảm xuống 5% trong 1
giờ (44). Nghiên cứu của Shan Zhang BN và cộng sự (2019) tại Bắc Kinh, Trung
Quốc cho thấy khối lượng cơng việc của điều dưỡng trung bình mỗi ca là 6,7 giờ và
nghiên cứu cũng cho thấy khối lượng cơng việc nhiều có liên quan tiêu cực đến tỷ lệ
TTVSTTQ của điều dưỡng (26).
Nơi cần VST với tần suất cao hay thấp phụ thuộc vào cường độ, tính chất
làm việc của các khoa, như khoa hồi sức cấp cứu là nơi cần VST với tần xuất cao
(trung bình 20 cơ hội VST/ 01 giờ) thì việc TTVST thấp nhất với tỷ lệ là 36%,
ngược laị nơi có tần suất VST thấp như khoa Nhi (trung bình 8 cơ hội VST/ 01
giờ) thì việc TTVST lại có tỷ lệ tương đối cao là 59%. Điều đó cũng chỉ ra rằng sự
không đồng đều giữa khối lượng công việc và nhân lực của NVYT cũng dẫn đến
tình trạng kém TTVST hơn (45). Theo nghiên cứu của Phùng Văn Thủy và Hoàng


15

Thị Hiền khi thực hiện phỏng vấn NVYT cho thấy với áp lực công việc cao, khối
lượng lớn, đồng thời số lượng bệnh nhân đông và một số nhân viên y tế làm thêm
nhiều công việc khác nữa cho nên việc tổ chức thực hiện hết các hướng dẫn, quy
định của BV là hạn chế và khơng thực hiện vì khơng đủ thời gian, mà trong đó có cả
các hướng dẫn, quy định về công tác TTVSTTQ của NVYT (31), (33).
Yếu tố kiến thức, thái độ về TTVSTTQ của NVYT
Năm 2002, tại Italy, Nonile và cộng sự đã tiến hành đánh giá kiến thức, thái
độ và thực hành VST của NVYT tại các khoa Hồi sức tích cực của 24 bệnh viện
vùng Campania và Calabria cho thấy 53,2% NVYT có kiến thức đúng, 96,8% có
thái độ tích cực về VST, thái độ tích cực của nhóm NVYT có trình độ học vấn cao
và nhóm nữ, lớn tuổi cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các nhóm khác, tỷ lệ

TTVST của NVYT tại thời điểm trước khi chăm sóc người bệnh đạt 60% và sau
chăm sóc đạt 72,5% (46).
Một nghiên cứu cắt ngang phân tích được tiến hành tại hai bệnh viện trường
đại học ở Iran năm 2015 sử dụng bảng câu hỏi kiến thức vệ sinh bàn tay của WHO
(sửa đổi năm 2009) cho kết quả: tất cả đối tượng nghiên cứu đều có điểm kiến thức
về vệ sinh bàn tay, tuy nhiên chỉ có 10,6% y tá và trợ lý y tá có điểm kiến thức được
đánh giá ở mức tốt (47).
Một nghiên cứu của Khaled M và cộng sự năm 2018 cho thấy kiến thức về
VST của ĐD tốt hơn BS, tuy nhiên BS lại tuân thủ tốt hơn ĐD (37,5%), nhưng tỷ lệ
bác sỹ VST đúng chỉ là 11,6%, đây là 1 tỷ lệ khá thấp (48). Năm 2015, một nghiên
cứu được thực hiện ở hai BV trường đại học tại Iran cho thấy tất cả nhân viên y tế đều
có điểm kiến thức về VST, tuy nhiên nhóm có điểm kiến thức tốt là y tá và trợ lý y tá
chiếm 10,6% (15). Một nghiên cứu của Musu M và các cộng sự (2017) tại Italia
trong sáu đơn vị chăm sóc chuyên sâu, kết quả chỉ ra tỷ lệ "Vệ sinh tay trước khi
tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân" (38,4%) và "Vệ sinh tay sau khi tiếp xúc trực tiếp
với bệnh nhân" (55,1%) (15).
Theo báo cáo nghiên cứu của Hoàng Thị Xuân Hương về “Tăng cường vệ sinh
bệnh viện” trước và sau can thiệp của BS và ĐD cho thấy kiến thức của nhân viên y tế
về VST sau can thiệp đạt tăng 12,7% (tỷ lệ từ 59,5% tăng lên 82,5%, với p<0,001), BV


16

đã tổ chức các hình thức can thiệp làm tăng sự TTVST từ 53,1% tới 60,4% (với p <
0,05). Qua đó cũng cho ta thấy về kiến thức và TTVST thì ĐD là người có tỷ lệ cao
hơn BS (49).
Nghiên cứu năm 2012 của Nguyễn Thị Hồng Anh cho thấy ĐD có kiến
thức tốt về thực hành VST là 70,1% và kiến thức của ĐD khoa Ngoại tốt hơn
ĐD khoa Nội (với tỷ lệ là 63,6% và 36,4%) đồng nghĩa với việc sự quan tâm về
công tác VST của khoa ngoại cao hơn so với khoa nội (4).

Một khảo sát khác về kiến thức, thái độ TTVSTTQ của BS, ĐD được thực
hiện trong các khoa lâm sàng tại BV Việt Nam - Cu Ba của Lị Thị Hà, Phan
Thanh Tình và Quách Thị Anh Thư cho thấy 20,8% các ĐD, BS chưa có kiến
thức đúng thời điểm VST. Số nhân viên y tế có thái độ đúng về 3 thời điểm VST
khá cao với tỷ lệ: 98,0%; 90,1%; 95,0%. Nhóm ĐD có kiến thức đúng VSTTQ
cao hơn so với nhóm BS (p<0,05), điều đó cho thấy sự quan tâm về VSTTQ của
các BS chưa được cao (50).
Nghiên cứu trong năm 2017 của Đặng Thị Thu Hương, Phạm Hồng Nhung ở
BV Nhi Trung ương cho thấy kiến thức của NVYT về VST có tỷ lệ tăng từ 60,5%
lên đến 86,3% sau can thiệp (với p< 0,05). Tương tự nghiên cứu của Nguyễn Quang
Toàn và cộng sự cho thấy nhân viên y tế khơng đạt về kiến thức VST; vẫn cịn
18,43%, NVYT cho rằng có thể thay thế VST bằng mang găng là 27,56% và 2,2%
tỷ lệ nhân viên có thái độ khơng tích cực với VST.
Trong năm 2018, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền nói rằng kiến thức
VSTTQ của ĐD đạt là 72% cao hơn nhiều so với ĐD chưa đạt là 28%, trong đó
kiến thức sắp xếp 6 bước đúng thứ tự của QTVSTTQ của ĐD là 74%; có tới 91% tỷ
lệ ĐD có thái độ tích cực về VST thường quy, đó là 1 tỷ lệ cao so với mặt bằng
chung của các BV (37). Cũng như nghiên cứu năm 2018 của Nguyễn Thùy Dương
thì tỷ lệ điều dưỡng khơng đạt kiến thức về TTVSTTQ cịn cao chiếm 31,1%. Trong
đó kiến thức sắp xếp 6 bước quy trình sai lên đến 34,4%, điều đó cũng đồng nghĩa
với việc ý thức và sự chấp hành TTVSTTQ tại bệnh viện chưa tốt (38).
Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Hiền cho kết quả: về TTVST, nhóm
NVYT có thái độ khơng tích cực khơng TTVST cao gấp 2,7 lần so với có thái độ


×