Câu 1: Phân tích nguồn Pháp luật điều chỉnh quan hệ kinh doanh quốc tế? Mỗi loại nguồn
hãy cho một ví dụ cụ thể.
Do có tính chất quốc tế nên các quan hệ kdqt chịu sự điều chỉnh của nhiều các nguồn luật khác
nhau, tuỳ thuộc vào sự thoả thuận chọn nguồn luật áp dụng giữa các bên.
a. Luật quốc gia
Luật quốc gia trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng kdqt khi:
− Các bên thoả thuận trong hợp đồng
− Các bên thoả thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng sau khi hợp đồng kdqt được ký kết
− Khi điều ước quốc tế là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhưng điều ước này lại dẫn chiếu
tới luật quốc gia
− Khi hợp đồng không quy định luật điều chỉnh và các bên sau này cũng khônh thoả thuận
được với nhau thì cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ chọn luật quốc gia là luật điều chỉnh
∗ Ví dụ:
Cơng ty Thịnh An của Việt Nam ký kết hợp đồng xuất khẩu thanh long cho một công ty Trung
Quốc và 2 bên thoả thuận lựa chọn nguồn luật điều chỉnh trong hợp đồng là luật quốc gia của
Việt Nam (luật thương mại 2005)
b. Điều ước quốc tế
− Điều ước quốc tế về thương mại là sự thoả thuận văn bản được các quốc gia ký kết trên
cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ
đối với nhau trong quan hệ TM qt
− Điều ước quốc tế gồm 2 loại: song phương và đa phương
− Đối với những điều ước quốc tế mà quốc gia các bên trong hợp đồng đã ký kết hoặc thừa
nhận thì chúng có giá trị bắt buộc đối với hợp đồng kdqt
− Đối với những điều ước quốc tế mà quốc gia các bên chưa ký kết hoặc thừa nhận thì chỉ
có tính chất tham khảo
∗ Ví dụ: Trong hợp đồng xuất khẩu vải từ Việt Nam sang Nhật Bản thì hợp đồng phải quy
định theo nguyên tắc của Công ước Viên 1980 do 2 nước đều đã ký kết công ước này.
c. Tập quán thương mại quốc tế
− Tập quán tm qt là những thói quen thương mại được công nhận rộng rãi
− Thông thường được chia thành 3 nhóm: các tập quán nguyên tắc, các tập quán qt chung
và các tập quán thương mại khu vực
− Các tập quán được áp dụng cho hợp đồng kdqt trong các TH sau:
+ Khi các hợp đồng quy định
1
+ Khi các điều ước quốc tế liên quan quy định
+ Khi luật thực chất do các bên thoả thuận lựa chọn, ko có quy định hoặc quy định ko
đầy đủ
+ Khi áp dụng tập quán tmqt, các bên phải chứng minh nội dung các tập qn đó
∗ Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Liên minh Châu Âu EU cần thực hiện theo các
điều khoản trong INCOTERMS
d. Một số nguồn luật khác
Ngồi các nguồn luật nói trên thì kdqt cịn thừa nhận một số nguồn luật khác như:
− Hợp đồng mẫu: Do 1 số thương nhân có tầm ảnh hưởng trong thương mại quốc tế soạn
thảo để người đi sau sử dụng , khơng có tính ràng buộc mà chỉ có tính tham khảo
+ Vd: mẫu NORGRAIN 1989 dùng cho chuyên chở ngũ cốc do Hiệp hội Môi giới và
Đại lý Mỹ đưa ra
− Các nguyên tắc chung về hợp đồng: Các nguyên tắc được đúc rút ra từ thực tiễn kinh
doanh
+ Vd: Bộ nguyên tắc pháp luật hợp đồng Châu Âu (PECL) do Uỷ ban về luật hợp
đồng Châu Âu ban hành
Câu 2: Bình luận đúng/sai những nhận định sau đây. Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của
mình.
a. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhất thiết phải là văn bản hoặc
tài liệu giao dịch.
Sai
Tuỳ theo quy định của mỗi nước mà hợp đồng có thể được ký kết theo nhiều hình thức, kể cả
là lời nói. Ở Việt Nam thì hình thức hợp đồng nhất thiết phải là văn bản hoặc tài liệu giao
dịch. Tuy nhiên theo Cơng ước Viên 1980 ( điều
18 khoản 1) lời nói hoặc hành vi biểu thị
sự đồng ý với chào hàng cung được chấp nhận và có hiệu lực pháp lý với các bên.
b. Lời nói hoặc hành vi biểu thị sự đồng ý với chào hàng được chấp nhận và có hiệu lực
pháp lý đối với các bên là hình thức hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế.
Đúng
Theo Khoản 1 Điều 18 Công ước Viên 1980, lời nói hoặc hành vi biểu thị sự đồng ý với
chào hàng cung được chấp nhận và có hiệu lực pháp lý với các bên.
2
c. Hình thức hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là lời nói, hành vi biểu
thị sự đồng ý với chào hàng và văn bản, tài liệu giao dịch.
Đúng
Giải thích theo 2 câu a & b
Câu 4: Phân tích quyền và nghĩa vụ của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế theo Công ước Viên 1980?
∗ Nghĩa vụ của bên mua
− Theo điều 53, bên mua có nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng và nhận hàng theo quy định
của hợp đồng của Cơng ước
− Theo điều 59, bên mua có nghĩa vụ trả tiền vào ngày thanh toán đã được quy định
hoặc có thể được xác định theo hợp đồng hoặc theo Cơng ước mà khơng cần có nhu
cầu hoặc việc thực hiện 1 thủ tục nào về phía bên bán
− Theo điều 60, nghĩa vụ nhận hàng của bên mua bao gồm việc thực hiện mọi hành vi
tạo điều kiện cho bên bán giao hàng và tiếp nhận hàng hoá theo quy định trong hợp
đồng và Công ước
∗ Quyền của bên mua
− Khi bên bán vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên mua có quyền thực hiện một số biện
pháp bảo vệ lợi ích của mình như sau:
+ u cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
+ Nếu hàng hố khơng phù hợp với hợp đồng thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán
giao hàng thay thế hoặc sửa chữa sự không phù hợp ấy
+ Nếu bên bán khơng đảm bảo được thời hạn giao hàng thì bê mua có thể cho phép
bên bán thêm 1 tgian nhất định
+ Tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng trong những trường hợp bên bán không thực hiện nghĩa
vụ theo hợp đồng.
Câu 5: Phân tích yếu tố chủ thể của quan hệ pháp luật kinh doanh quốc tế? Phát biểu về
vị trí, vai trò của thương nhân trong quan hệ này?
a. Phân tích yếu tố chủ thể của quan hệ pháp luật kinh doanh quốc tế?
− Chủ thể trong kinh doanh qt được hiểu là những người tham gia vào các quan hệ kinh
doanh quốc tế, thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời
− Theo quy định của pháp luật thương mại của các quốc gia trên thế giới nói chung thì các
chủ thể này có thể được gọi là thương nhân
3
− Theo Điều 6 – Luật Thương mại 2005: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành
lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên có đăng ký
kinh doanh.
− Chủ thể của quan hệ pháp luật kinh doanh quốc tế là các thương nhân có quốc tịch khác
nhau, hoặc có nơi cư trú/trụ sở thương mại ở các nước khác nhau: Khi tiến hành HĐKD
trên phạm vi quốc tế thì dù là hoạt động sản xuất, phân phối hàng hóa hay hoạt động cung
ứng dịch vụ thì chủ thể tham gia có thể liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Chủ thể
thường là thương nhân và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về HĐKD của mình.
− Các chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức thoả mãn đầy đủ các điều kiện do pháp luật
quy định để tiến hành hoạt động kinh doanh qt
− Các chủ thể của quan hệ luật pháp quốc tế phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện :
+ Có sự tham gia vào những quan hệ quốc tế do LQT điều chỉnh
+ Có ý chí độc lập, khơng bị lệ thuộc vào chủ thể khác
+ Có quyền và nghĩa vụ riêng biệt với các chủ thể khác
+ Có khả năng độc lập chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế
b. Phát biểu về vị trí, vai trị của thương nhân trong quan hệ này?
− Vị trí của thương nhân:
+ Là chủ thể của quan hệ pháp luật kdqt
+ Giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ pháp luật kdqt
+ Là đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp, cho tổ chức tham gia hoạt động kdqt
+ Là người trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật trong kdqt
− Vai trò của thương nhân:
+ Là người ra quyết định cuối cùng cho các hoạt động của tổ chức
+ Là người chịu trách nhiệm pháp lý trong quan hệ kdqt với các doanh nghiệp/tổ
chức khác
+ Là người đứng ra giải quyết các tranh chấp trong quá trình hoạt động kdqt
Câu 6: Chỉ rõ sự đúng/sai của thỏa thuận hợp đồng sau đây:
a. “Nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tàu thủy này duy
nhất là Công ước Viên 1980”.
Sai
Theo điều 2 Công ước Viên 1980, Công ước này không áp dụng cho các hoạt động mua bán
sau đây:
4
− Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất
cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc
không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.
− Bán đấu giá
− Để thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật
− Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khốn đầu tư, các chứng từ lưu thơng hoặc tiền tệ
− Tàu thuỷ, máy bay và các máy chạy trên đệm khơng khí
− Điện năng
b. “Mọi vấn đề không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế tàu bay này sẽ được giải quyết theo pháp luật Việt Nam”.
Đúng
Theo nguyên tắc chung của Tư pháp quốc tế, trong kdqt, các bên hồn tồn có quyền tự
do thoả thuận lựa chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình.
Trong tình huống trên các bên đã lựa chọn luật quốc gia là nguồn luật điều chỉnh hợp
đồng, điều này là phù hợp với quy định.
c. “Các vấn đề phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế điện
năng này được giải quyết theo Cơng ước Viên 1980”.
Sai
Giải thích giống câu a
d. “Công ước Viên 1980 là nguồn luật duy nhất được viện dẫn, điều chỉnh mọi quyền và
nghĩa vụ của bên bán, bên mua trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu này”.
Sai
Giải thích giống câu a
Câu 7: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được giao kết trong những trường hợp nào
sau đây? Chỉ rõ những trường hợp nào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chưa được
giao kết và nêu rõ căn cứ pháp lý.
a. Hủy bỏ chào hàng gửi đến tới nơi người được chào hàng sau khi người được chào
hàng đã nhận được chào hàng và đồng ý vơ điều kiện chào hàng đó;
Đã được giao kết
− Theo điều 23 Công ước, Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào
hàng có hiệu lực chiểu theo các quy định của công ước này.
− Theo điều 15 khoản 1 cơng ước Viên 1980, chào hàng có hiệu lực khi nó đến nơi người
được chào hàng. Do đó trong trường hợp này, chào hàng đã được giao kết
5
b. Hủy bỏ chào hàng gửi đến tới nơi người được chào hàng trước khi người được chào
hàng nhận được chào hàng;
Chưa được giao kết (như câu a)
c. Người được chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối/ hủy bỏ chào hàng sau
khi nhận được chào hàng;
Chưa được giao kết (như câu a)
d. Người chào hàng nhận được thông báo của người nhận chào hàng rằng họ chấp
nhận chào hàng nhưng có bổ sung, sửa đổi một số nội dung. Người chào hàng đã bày
tỏ sự đồng ý vô điều kiện và đã thông báo tới nơi người nhận chào hàng ban đầu.
Đã được giao kết
− Theo điều 19 khoản 1 Công ước Viên, Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận
chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì
được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một chào hàng mới.
− Theo điều 24 Công ước, thông báo này sẽ được coi là tới nơi khi thơng báo này, hoặc
bằng lời nói, hoặc được giao kết bằng bất cứ phương tiện nào tới nơi người được
chào hàng. Trong trường hợp này, người chào hàng đã bày tỏ đồng ý và thông báo tới
nơi người nhận chào hàng nên chào hàng này được coi là đã giao kết.
Câu 8: Phân tích quy trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định
của Cơng ước Viên 1980?
Cơng ước Viên 1980 có 11 điều (từ điều 14-điều 24) để quy định về giao kết hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế, bao gồm 3 giao đoạn. Có rất nhiều các quy định liên quan đến từng giai
đoạn, ở đây ta phân tích một số quy định chính nhất trong từng giao đoạn.
− GĐ1: Chào hàng
+ Đây là giao đoạn một bên có “đề nghị về việc ký kết hợp đồng được gửi đích danh
cho một hoặc một vài người” (điều 14)
+ Chào hàng có thể là bất cứ một lời đề nghị nào “đủ rõ ràng” và “ chỉ rõ tên hàng
hoá, xác định 1 cách trực tiếp hoặc ngầm định về một số lượng và giá cả”
+ Chào hàng chỉ phát sinh hiệu lực khi tới nơi người nhận được chào hàng (điều 15
khoản 1)
+ Chào hàng sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ
chối chào hàng (điều 17)
− GĐ2: Chấp nhận chào hàng
+ Khi người nhận được hào hàng phải có một lời tuyên bố hay một hành vi khác biểu
lộ sự đồng ý với chào hàng
6
+ Nếu người nhận được chào hàng nhưng im lặng hoặc khơng hành động thì khơng
được coi là đã chấp nhận chào hàng (điều 18 khoản 1)
+ Việc huỷ chấp nhận chào hàng chỉ có thể được chấp nhận nếu thông báo về việc
huỷ chấp nhận chào hàng tới nơi người chào hàng trước hoặc cùng thời điểm chấp
nhận có hiệu lực (điều 22)
+ Chấp nhận chào hàng chỉ có giá trị nếu nó được gửi đến người chào hàng trong
thời gian chấp nhận do người chào hàng quy định có thể bằng bất cứ phương tiện
nào.
− GĐ3: Ký kết hợp đồng
+ Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ thời điểm sự chấp nhận chào hàng có hiệu
lực.
+ Bắt đầu từ thời điểm này cấc bên liên quan có những quyền và nghĩa vụ được quy
định trong hợp đồng
Câu 9: Phân tích các cơ chế giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh quốc tế?
Nêu rõ điểm khác biệt giữa cơ chế giải quyết tranh chấp tại tòa án với cơ chế giải quyết
tranh chấp tại trọng tài thương mại?
a. Phân tích các cơ chế giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh quốc tế?
Trong hoạt động kinh doanh quốc tế luôn tồn tại những tranh chấp. Có 2 cơ chế để giải quyết
các tranh chấp này là: cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính tài phàn và cơ chế giải quyết tranh
chấp mang tính tài phán.
− Cơ chế giải quyết tranh chấp khơng mang tính tài phán
+ Có nghĩa là giải quyết tranh chấp theo hướng các bên xảy ra tranh chấp tự giải quyết
tranh chấp của mình thơng qua các phương thức: thương lượng trực tiếp, giải quyết
tranh chấp thơng qua hồ giải hay giải quyết tranh chấp thông qua trung gian.
+ Cơ chế này được áp dụng trong giai đoạn tiền khởi kiện
+ Cơ chế này được ưu tiên thực hiện đầu tiên, giúp các bên dễ dàng thoả thuận và không
ảnh hưởng đến mqh làm ăn lâu dài
+ Cơ chế này ít tốn kém hơn so với cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính tài phán do
khơng phải đóng các khoản phí cho tồ án hay trọng tài thương mại
− Cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính tài phán
+ Có nghĩa là giải quyết tranh chấp theo quy định của luật pháp thông qua một số
phương thức như giải quyết tranh chấp bằng toà án, giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài thương mại
7
+ Cơ chế này được áp dụng trong giai đoạn khởi kiện, sau khi đàm phán, thương lượng
giữa các bên khơng thành cơng
+ Cơ chế này sẽ đảm bảo tính cơng bằng, bình đằng cho các bên, đảm bảo giải quyết
tranh chấp theo đúng các quy định của pháp luật
+ Trong cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính tài phán, vẫn ưu tiên việc hoà giải giữa
các bên trước khi xét xử theo quy định của pháp luật
b. Nêu rõ điểm khác biệt giữa cơ chế giải quyết tranh chấp tại tòa án với cơ chế giải
quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại?
Tiêu chí
Giải quyết tranh chấp tại tồn án
Khái niệm
Tính
pháp lý
Là phương thức giải quyết tranh
chấp bằng cách nộp đơn khiếu nại
lên toà án để xét xử do sự nghiêm
trọng của tranh chấp là không thể
thương lượng hay trọng tài thương
mại không giải quyết được.
chất -Là cơ quan quyền lực nhà nước
Giải quyết tranh chấp tại trọng tài
thương mại
Là phương thức giải quyết tranh chấp
bằng cách giao vụ việc tranh chấp cho
các trọng tài viên để họ xét xử trong
trường hợp các bên không tự thương
lượng được nhưng lại không muốn
đưa vụ việc ra xét xử tại tồ án.
-Là tổ chức phi chính phủ, phán quyết
khơng bị ảnh hưởng bởi quyền lực
nhà nước
-Đảm bảo tính bảo mật
Bí
mật -Các bản án cơng khai
thơng tin
Tính
linh -Trải qua nhiều bước, trình tự giải -Các bên có thể lựa chọn trình tự giải
hoạt
quyết được quy định trước, không
quyết, địa điểm tiến hành, các yếu tố
được thay đổi
khác phù hợp với mong muốn
-Địa điểm tiến hành tại toà án
Phán quyết -Đảm bảo tính cưỡng chế thực hiện
-Khơng đảm bảo tính cưỡng chế thực
hiện
Thủ tục giải -B1: Xác định tồ án có thẩm quyền -B1: Thành lập hội đồng trọng tài
quyết tranh
giải quyết để nộp đơn khởi kiện
-B2: Hoà giải trước Hội đồng trọng tài
chấp
-B2: Soạn thảo và gửi đơn khởi kiện -B3: Tổ chức xét xử
-B3: Theo dõi quy trình thụ lý
-B4: Công nhận và thi hành phán quyết
-B4: theo dõi thời hạn giải quyết
trọng tài
-B5: Chi phí trọng tài
Câu 10: Bình luận sự đúng/sai những nhận định sau đây. Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến
của mình.
a. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng xuất khẩu hàng hóa;
8
Sai
− Theo điều 27 Luật thương mại 2005, mua bán hàng hoá quốc tế bao gồm 5 loại: xuất
khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu. Do đó hợp đồng
mua bán hàng hố quốc tế cũng bao gồm 5 loại hợp đồng tương ứng với 5 hình thức mua
bán hàng hố quốc tế trên.
− Hợp đồng xuất khẩu hàng hoá là một loại hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
b. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng nhập khẩu hàng hóa;
Sai
Giải thích như câu a
c. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng tạm nhập tái xuất hàng hóa;
Sai
Giải thích như câu a
d. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng tạm xuất tái nhập hàng hóa;
Sai
Giải thích như câu a
e. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng chuyển khẩu hàng hóa;
Sai
Giải thích như câu a
f. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tất cả các hợp đồng ở a, b, c, d và e.
Đúng . như câu a
Câu 11: Hãy xác định đối tượng mua bán hàng hóa quốc tế nào dưới đây không thuộc
phạm vi điều chỉnh của Công ước Viên 1980 và nêu rõ căn cứ pháp lý.
a. Mua bán quốc tế hàng tiêu dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ
b. Mua hàng bán đấu giá, để thi hành luật hoặc văn kiện ủy thác theo luật;
c. Mua bán cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ;
d. Mua bán tàu thủy, máy bay, các tàu chạy trên đệm không khí và điện năng;
e. Mua bán quốc tế tàu hỏa và các thiết bị đường sắt liên vận;
f. Mua bán quốc tế sức lao động nữ.
Theo điều 2 Công ước Viên 1980, Công ước này không áp dụng cho các hoạt động mua bán sau
đây:
− Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất
cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc
khơng cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.
− Bán đấu giá
− Để thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật
9
− Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ
− Tàu thuỷ, máy bay và các máy chạy trên đệm khơng khí
− Điện năng
Các phương án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước Viên 1980 là: a, b, c, d
Câu 12: Phân tích quyền và nghĩa vụ của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế theo Công ước Viên 1980.
a. Nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ liên quan đến hàng
− Bên bán có nghĩa vụ giao hàng và các chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua theo
đúng thoả thuận hợp đồng về thời gian. (điều 33)
− Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy tắc phẩm chất như mô tả
trong hợp đồng. (điều 35)
− Bên bán có nghĩa vụ giao cho bên mua hàng hố không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền
hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trên cơ sở quyền sở hữu cơng nghiệp hoặc quyền
sở hữu trí tuệ khác. (điều 41)
− Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất và điều
kiện giao hàng tại địa điểm quy định.
− Nếu các bên khơng thoả thuận về địa điểm giao hàng thì bên bán phỉa giao hàng theo quy
định tại điều 31 Công ước
b. Quyền của bên bán trong hợp đồng
− Bên bán có quyền được thanh tốn theo những quy định trong hợp đồng
− Trong trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên bán có quyền thực hiện
những biện pháp bảo hộ pháp lý theo quy định tại Công ước:
+ Yêu cầu bên mua nhận hàng và thanh toán tiền hàng và thực hiện các nghĩa vụ của
bên mua (điều 62)
+ Cho phép bên mua 1 thời gian để bổ sung thực hiện các nghĩa vụ chưa hoàn chỉnh
(điều 63)
+ Tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng trong một số trường hợp công ước quy định (điều 64)
+ Yêu cầu bồi thường thiệt hại (điều 74)
+ Yêu cầu trả tiền lại khi bên mua chậm thanh toán (điều 78)
Câu 13: Phân tích các điểm tương tự giữa CIF và FOB Incoterms 2010. Tại sao trong mua
bán hàng hóa quốc tế, bên bán nên chọn CIF, bên mua nên chọn FOB? Hãy xây dựng một
tình huống giả định để chứng minh cho luận điểm trên?
a. Phân tích các điểm tương tự giữa CIF và FOB Incoterms 2010
− Là hai điều kiện trong Incoterms 2010 đều được khuyến cáo sử dụng cho hàng hoá vận
chuyển đường biển và đường thuỷ nội địa do đều lấy lan can tàu thuỷ làm mốc đánh dấu
để xác định trách nhiệm giữa bên mua và bên bán
10
− Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro giữa bên mua và bên bán là tại cảng xếp hàng. Trong
đó:
+ Đối với FOB: người bán hồn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi hàng
được chuyển đến lan can tàu, bắt đầu từ khi hàng qua lan can tàu thì tồn bộ chi phí
và rủi ro đều sẽ do người mua chịu
+ Đối với CIF: người bán phải hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm vận chuyển cho
đến khi hàng qua hẳn lan can tàu.
− Người bán có trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chịu mọi chi phí liên quan
đến thủ tục thơng quan xuất khẩu.
− Người mua có trách nhiệm làm thủ tục thơng quan nhập khẩu và mọi chi phí liên quan
đến thủ tục thông quan nhập khẩu.
b. Tại sao trong mua bán hàng hóa quốc tế, bên bán nên chọn CIF, bên mua nên chọn
FOB?
− Ở điều kiện FOB: do người bán phải giao hàng cho người chuyên chở (do người mua chỉ
định), và người mua đứng ra thuê, trả phí cho phương tiện chở hàng, mua bảo hiểm. Do
vậy, người mua sẽ phải gánh chịu hầu hết các rủi ro khi nhập khẩu hàng hóa. Đứng ở góc
độ người mua hàng, nếu muốn mua được hàng với giá phải chăng họ sẽ chọn mua theo
FOB dù cho trách nhiệm trong việc vận chuyện quốc tế có nặng nề hơn.
− Ở điều kiện CIF thì ngược lại hồn tồn, người mua chỉ cần làm thủ tục thơng quan nhập
khẩu, cịn mọi vấn đề về bảo hiểm rủ ro, giao hàng là trách nhiệm của người bán. Theo
đó, người bán khơng phải chịu các chi phí về bảo hiểm rủi ro, chi phí vận chuyển hàng
hố đồng thời khơng phải chịu trách nhiệm rủi ro khi vận chuyển hàng hoá. Đứng ở góc
độ người bán, nếu muốn bán hàng mà khơng phải chịu thêm chi phí liên quan và rủi ro
trong quá trình vận chuyển thì họ sẽ ưu tiên chọn CIF.
c. Tình huống giả định
Cơng ty TNHH Fortis Coffee của Việt Nam xuất khẩu café thành phẩm sang thị trường Đức
cho nhà bán lẻ Aldi với giá 4,500 EUR/tấn bột café đóng túi (500gr/túi). 2 bên thoả thuận lựa
chọn vận chuyển 15 tấn hàng đóng container 20 feet theo giá FOB Hồ Chí Minh đi Hamburg
11
Đức. Với lựa chọn này thì cơng ty Aldi của Đức sẽ đứng ra thuê tàu, trả các chi phí cho
phương tiện chuyên chở và chi phí bảo hiểm, tuy nhiên họ có quyền chỉ định tàu, tự ký kết
hợp đồng bảo hiểm.
− Đối với công ty Fortis của Việt Nam: là cơng ty mới và chưa có nhiều kinh nghiệm
trong việc thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hoá => nên chọn FOB
− Đối với công ty Aldi: đã có nhiều kinh nghiệp trong mua hàng quốc tế, đứng ra tự thuê
tàu và mua bảo hiểm sẽ tiết kiệm được chi phí do tự quyết định được đối tác => nên
chọn FOB
Câu 14: Bình luận sự đúng/sai những nhận định sau đây. Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến
của mình.
a. Khi khơng có u cầu trả tiền hoặc khơng có việc thực hiện một thủ tục địi nợ nào từ
phía bên bán thì bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chưa phải hoặc
khơng phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Sai
Theo điều 59 Cơng ước Viên 1980, bên mua có nghĩa vụ trả tiền vào ngày thanh tốn đã được
quy định hoặc có thể được xác định theo hợp đồng hoặc theo Công ước mà khơng cần có u
cầu hoặc việc thực hiện một thủ tục nào từ phía bên bán.
b. Nghĩa vụ nhận hàng của bên mua được coi là hoàn thành khi họ thực hiện mọi hành
vi tạo điều kiện cho bên bán giao hàng,
Sai
− Theo điều 60 Công ước Viên 1980, nghĩa vụ nhận hàng của bên bán bao gồm mọi hành
vi tạo điều kiện cho bên bán giao hàng và tiếp nhận hàng hoá theo quy định của hợp
đồng và Công ước.
− Trong trường hợp trên thiếu hành vi tiếp nhận hàng hoá
c. Thời điểm thanh toán của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là khi
bên bán đặt hàng hóa hoặc chứng từ nhận hàng dưới sự định đoạt của bên mua,
Sai
− Theo điều 59 cơng ước, bên mua có nghĩa vụ trả tiền vào ngày thanh toán đã được quy
định hoặc có thể được xác định theo hợp đồng, đây là thời điểm thanh toán của bên mua
12
− Theo điều 58 Công ước, nếu người mua không có nghĩa vụ phải trả tiền vào một thời
hạn cụ thể nào nhất định, thì họ phải trả khi, chiếu theo hợp đồng và Công ước này,
người bán đặt dưới quyền định đoạt của người mua, hoặc hàng hóa hoặc các chứng từ
nhận hàng.
Câu 17: Xung đột pháp luật là một hiện tượng pháp lý tất yếu trong quan hệ kinh doanh
quốc tế. Hãy nêu những hiểu biết của mình về hiện tượng này và có lấy ví dụ để minh
họa?
− Kinh doanh quốc tế là tổng thể các hoạt động mua bán trao đổi và giao dịch giữa các chủ
thể kinh tế có quốc tịch khác nhau hoặc những hoạt động này vượt ra khỏi biên giới quốc
gia. Chính vì thế mà một giao dịch kinh doanh quốc tế thường chịu ảnh hưởng của nhiều
nguồn pháp luật khác nhau.
− Do chịu ảnh hưởng của các hệ thống luật khác nhau, các điều khoản, quy định trong các
hệ thống luật là không giống nhau nên trong quan hệ kdqt luôn xảy ra những xung đột
pháp luật.
− Như vậy có thể hiểu xung đột pháp luật là hiện tượng có 2 hay nhiều hệ thống pháp luật
khác nhau cùng điều chỉnh một quan hệ kinh doanh quốc tế và các hệ thống này có các
quy định khơng giống nhau về vấn đề cần điều chỉnh.
− Hiện tượng xung đột pháp luật là một hiện tượng pháp lý nhưng có nhiều biểu hiện ra bên
ngoài. Sau đây là một số biểu hiện của xung đột pháp luật:
+ Xung đột pháp luật về hợp đồng kdqt:
• Nổi bật trong xung đột về hợp đồng kdqt là cung đột về hình thức hợp đồng.
Khi luật pháp các nước khác nhau lại quy định khác nhau về hình thức hợp
đồng, xung đột pl xảy ra.
• VD: Pháp luật Việt Nam quy định hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản,
trong khi Pháp luật Mỹ lại công nhận hợp đồng giao kết bằng văn bản, bằng lời
nói hay hành vi cụ thể.
+ Xung đột pháp luật về địa vị pháp lý của các chủ thể trong kinh doanh quốc tế.
• Trong xung đột này có xung đột về năng lực pháp lý và năng lực hành vi cá
nhân. Xung đột này phát sinh khi mỗi nước lại có quy định khác nhau về tuổi có
năng lực hành vi của cơng dân.
• VD: Nhật Bản quy định cơng dân từ 20 tuổi trở lên mới có năng lực hành vi đầy
đủ, trong khi pháp luật Việt Nam quy định là 18 tuổi.
13
Câu 18: Bình luận sự đúng/sai những nhận định sau đây. Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến
của mình.
a. Chào hàng là đề nghị về việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được gửi
đích danh cho một hoặc một vài người,
Sai
Theo điều 14 Công ước Viên 1980, Chào hàng là giai đoạn trong đó một bên có đề nghị về
việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được gửi tới đích danh cho một hoặc 1 vài
người nếu có đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.
b. Chào hàng là bất kỳ lời đề nghị nào đủ rõ ràng và chỉ rõ tên hàng hóa, xác định một
cách trực tiếp hoặc ngầm định về số lượng và giá cả,.
Sai
Theo điều 14 Công ước Viên, chào hàng có thể là bất kỳ mọt lời đề nghị nào đủ rõ ràng và chỉ
rõ tên hàng hoá, xác định một cách trực tiếp hoặc ngầm định về số lượng và giá cả nhưng phải
gửi đích danh cho một hoặc 1 vài người. Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ
được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại.
c. Hiệu lực của chào hàng phát sinh khi nó tới nơi người được chào hàng.
Đúng
Theo điều 15 khoản 1 Công ước Viên 1980, Chào hàng chỉ phát sinh hiệu lực khi nó tới nơi
người được chào hàng
d. Chào hàng đã có hiệu lực không thể bị hủy.
Sai
− Theo điều 16 khoản 1 Công ước, Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng
vẫn có thể hủy ngang chào hàng, nếu người được chào hàng nhận được thông báo về
việc hủy ngang trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.
− Theo điều 17 Công ước, Chào hàng, dù là loại không hủy ngang, sẽ mất hiệu lực khi
người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng.
Câu 21: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được điều chỉnh bởi Cơng ước Viên giống và
khác với được điều chỉnh bởi Luật thương mại 2005 như thế nào?
14
∗ Điểm giống
- Về quyền và nghĩa vụ của bên bán:
+ phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số
lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định
khác trong hợp đồng theo đúng thời gian thỏa thuận…
+ giao cho bên mua hàng hóa khơng bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn
hay yêu sách nào của người thứ ba trên cơ sở quyền sở hữu cơng
nghiệp hoặc quyền sở hữu trí tuệ khác
- Về quyền và nghĩa vụ của bên mua:
+ Bên mua có nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng và nhận hàng theo quy
định của hợp đồng và tuân thủ các phương thức thanh toán.
- Về hiệu lực của hợp đồng: về cơ bản cả 2 đều không điều chỉnh nội
dung này
- Về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:
+ Về các chế tài do vi phạm hợp đồng, đều quy định về chế tài buộc
thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại và hủy hợp đồng.
Chế tài hủy hợp đồng chỉ được áp dụng khi một bên vi phạm cơ
bản hợp đồng.
+ Về các trường hợp miễn trách, CISG và pháp luật Việt Nam có
cách tiếp cận tương tự khi quy định trường hợp bất khả kháng và
trường hợp lỗi của bên bị vi phạm.
+ Về bồi thường thiệt hại, luật Việt Nam và CISG đều quy định các
thiệt hại được bồi thường bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ
mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng.
∗ Điểm khác
Tiêu chí
Cơng ước Viên 1980
Phạm vi áp -Áp dụng với các hợp đồng mà các bên
dụng
tham gia có trụ sở thương mại tại các
quốc gia khác nhau và các quốc gia này
đã tham gia cơng ước hoặc chỉ 1 bên có
trụ sở tại nước phê chuẩn công ước
hoặc 2 bên thoả thuận lựa chọn áp dụng
cơng ước này
Hình
thức -Hợp đồng được ký kết dưới nhiều hình
hợp đồng
thức: văn bản, tài liệu giao dịch kể cả
15
Luật Thương mại 2005
-Các hoạt động thương mại diễn ra
trong lãnh thổ Việt Nam
-Áp dụng cho các hợp đồng có yếu
tố nước ngồi nhưng được các
bên thoả thuận lựa chọn áp dụng
luật tm VN
-Theo luật TM VN 2005, đối với hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
bằng lời nói hoặc một hành vi đều được
chấp nhận
Giao kết hợp
đồng
Thời
hạn
khiếu nại về
hàng hoá
Trách nhiệm
do vi phạm
HĐ
Quy định về
phạt vi phạm
hợp đồng
- Gồm 3 giai đoạn:
+ Chào hàng
+ Chấp nhận chào hàng
+ Ký kết hợp đồng
- Tối đa 2 năm kể từ ngày nhận hàng
chỉ cơng nhận theo hình thức văn
bản hoặc bằng hình thức khác có
giá trị pháp lý tương đương.
- Gồm 2 giao đoạn
+ Đề nghị giao kết hợp đồng
+ Chấp nhận giao kết hợp
đồng
- Tối đa 6 tháng kể từ ngày
giao hàng
- Các quy phạm đầy đủ và rõ ràng
- Chưa quy định đầy đủ
- Không quy định
- Có quy định
24. Phân tích quyền tự do thỏa thuận chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế?
Phân tích quyền tự do thỏa thuận chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
1. Một số khái niệm liên quan:
− Khái niệm quyền tự do thỏa thuận: Các bên chủ thể của hợp đồng có quyền đưa ra yêu
cầu của mình và tự do chấp nhận đề nghị của đối tác mà khơng có quyền ép buộc giữa
các bên.
− Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Theo luật thương mại Việt Nam 2005,
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được đề cập tại Điều 27, theo đó, “hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tái
nhập và chuyển khẩu”
2. Phân tích quyền tự do thỏa thuận chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế.
− Trong quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngồi, việc cho phép các bên tự do lựa chọn
pháp luật áp dụng là một quy định rất quan trọng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới,
trong các điều ước quốc tế (ĐƯQT), cũng như trong các đạo luật quốc gia.
− Ở Việt Nam, trước năm 2016, quyền tự do lựa chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ hợp
đồng có yếu tố nước ngồi hay hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chưa được nêu thành
nguyên tắc chung. Thật vậy, điều 769 BLDS 2005 quy định: “Quyền và nghĩa vụ của các
bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu
khơng có thỏa thuận khác”.
16
− Trong bối cảnh đó, BLDS 2015 đã có cải cách quan trọng khi ghi nhận: “Các bên trong
quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng…”
(khoản 1, điều 683). Các bên cũng có thể thoả thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với
hợp đồng với điều kiện việc thay đổi đó “khơng được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp
pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp
người thứ ba đồng ý” (khoản 6, điều 683).
− Như vậy, cứ hợp đồng có yếu tố nước ngồi là các bên được quyền tự do lựa chọn pháp
luật mà không cần phân biệt đó là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại, hợp đồng
mua bán hàng hóa hay hợp đồng cung cấp dịch vụ.
− Ngoài ra, cần lưu ý rằng theo BLDS 2005 (đoạn 2, khoản 1, điều 769), hợp đồng được
giao kết và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì các bên khơng được phép lựa chọn áp
dụng pháp luật nước ngồi, vì hợp đồng đó “phải tn theo pháp luật Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”. Quy định này đã khơng cịn tồn tại trong BLDS 2015.
3. Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng MBHH QT
− BLDS 2015 khơng có quy định nào về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn
pháp luật áp dụng cho hợp đồng. Do thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng là một thỏa
thuận hợp đồng, nên có thể suy ra rằng nó phải tuân thủ các quy định chung về giao dịch
dân sự.
4. Giới hạn của quyền tự do lựa chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế
− Cũng giống như mọi quyền dân sự khác, quyền của các bên lựa chọn pháp luật áp dụng
cho hợp đồng không phải là một quyền tuyệt đối, mà có những giới hạn nhất định. BLDS
2015 đã đặt ra các giới hạn về: phạm vi (Khoản 4, Điều 683 BLDS), nội dung pháp luật
(Khoản 5 Điều 683) và hậu quả pháp luật nước ngoài (Điều 670).
5. Khi các bên không lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng
− Trong thực tế chúng ta thấy không hiếm trường hợp các bên trong hợp đồng mặc dù được
pháp luật trao quyền lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng của mình, nhưng lại khơng
thực hiện quyền đó. Dự trù trường hợp đó, BLDS 2015 vẫn quy định trình tự xác định
luật áp dụng cho hợp đồng như quy định trong BLDS 2005, các bên có thể:
− Lựa chọn pháp luật dựa trên ĐƯQT: Công ước Viên năm 1980, …
− Lựa chọn pháp luật áp dụng dựa trên quy phạm xung đột. Phương pháp này chỉ được áp
dụng khi không áp dụng được phương pháp thứ nhất.
− Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, quyền tự do lựa chọn pháp luật được
thừa nhận và áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, cần lưu ý nghiên cứu các bản án về lĩnh vực
này để nắm được cụ thể hơn việc áp dụng các quy định của luật trong thực tiễn.
17