Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Chủ nghĩa nhân đạo của các nhà tư tưởng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.51 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa nhân đạo là sự tổng hợp tất cả những quan điểm, hành
vi đạo đức khẳng định giá trị và phẩm chất của con người, tôn trọng tự
do của con người, nhằm thỏa mãn những nhu cầu và nguyện vọng chân
chính của con người. Chủ nghĩa nhân đạo khác với lòng nhân đạo. Lòng
nhân đạo ở mỗi con người là ý thức, tình cảm mang tính nhân đạo. Lịng
nhân đạo là sản phẩm của sự cá nhân hóa, nhân cách hóa, nội tâm hóa
chủ nghĩa nhân đạo. Như vậy dưới ánh sáng chung của chủ nghĩa nhân
đạo thì mỗi người có lịng nhân đạo của riêng mình. Lịng nhân đạo ấy có
nội dung và hình thức như thế nào tuỳ điều kiện sinh hoạt, sự tiếp thu
chủ nghĩa nhân đạo, và hoạt động xã hội của mỗi người. Lòng nhân đạo
thể hiện ra là thái độ tốt và tình yêu đối với con người.
Trong lịch sử của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, chủ
nghĩa nhân đạo là một khái niệm luôn tiến triển nhưng luôn có tính tồn
thể. Theo chủ nghĩa này, khơng ai nên kỳ thị người đau khổ hoặc bị hành
hạ vì lý do giới tính, thiên hướng tình dục, dân tộc, đẳng cấp, tuổi, tôn
giáo, hay quốc tịch. Chủ nghĩa nhân đạo cũng được xác định là sự chấp
nhận tất cả mọi người chỉ vì là con người và bỏ những quan điểm xã hội
thiên vị, thành kiến, và thói quen phân biệt chủng tộc.
Từ xa xưa cha ông ta đã luôn có tinh thần nhân đạo và điều đó đã
được tiếp nối, phát triển trong mỗi con người Việt Nam đến tận ngày
hôm này. Nhận thức được sự quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo với sự
phát triển của lịch sử dân tộc, bài tiểu luận này em xin trình bày chủ đề:
“Chủ nghĩa nhân đạo của các nhà tư tưởng thế kỷ XVI – XIX. Ý nghĩa
của việc nghiên cứu vấn đề này đối với việc giáo dục chủ nghĩa nhân
đạo cho con người Việt Nam hiện nay”.


NỘI DUNG
I.


Chủ nghĩa nhân đạo của các nhà tư tưởng từ thế kỷ XVI đến th ế
kỷ XVII.

1. Vài net vê tư tưởng thời kỳ khủng hoảng và chia cắt của xã hội phong
kiến Viêt Nam (Thế kỷ XVI - Thế kỷ XVII).

Sau khi Nho giáo lên địa vị độc tôn ở thế kỷ XIV-XV, đây là thời
kỳ khủng hoảng của chính Nho giáo trong đời sống tinh thần Việt Nam:
Trong cảnh đất nước loạn lạc triền miên, chiến tranh huynh đệ
tương tàn và sự chia cắt đất nước, hầu hết các Nho sỹ đều để tâm tìm
nguồn gốc loạn lạc và đưa ra những chủ trương đường lối trị nước của
mình mong được đương thời chấp nhận. Họ khái quát bá đạo là dùng
chiến tranh, dùng bạo lực, dùng sức mạnh để đạt được sự thống trị;
vương đạo là dùng nhân nghĩa đạo đức để yên dân, để quy phục dân.
Nhưng quan niệm của họ có nhiều điều khác trước và mâu thuẫn.
Những người nói đến nhân nghĩa một cách thiết tha thường không
là các nhà Nho đương chức mà là các nhà Nho ở ẩn như Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Dữ... Tâm trạng trung với đạo cương thường như trước
đây khơng cịn nữa, Nho giáo thời này đã thể hiện sự bất lực đầu tiên của
nó trước các lĩnh vực xã hội. Vấn đề theo Nho, Phật hay Lão, theo đơn
thuần một hay kết hợp cả ba là tốt lại được đặt ra.
Tuy vậy, vẫn có những người quan niệm chỉ Nho giáo mới có ích.
Đó là các Nho thần: Phùng Khắc Hoan (1528-1613), Lương Hữu Khánh
(thế kỷ XVI), Đào Duy Từ (1572-1634), Phạm Công Trứ (1599-1675)...
Những nhà tư tưởng tiêu biểu có thể kể đến ở thời kỳ này là
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Hoan... Phùng Khắc
Hoan cho rằng giúp đời là đạo của nhà Nho nên phải cố gắng. Phạm


Công Trứ lại chủ trương chỉ Nho giáo mới được quyền truyền bá vì nó

hữu ích, cịn Phật-Lão và các truyện quốc âm khơng được thơng hành vì
nó làm tổn hại đến phong hóa...
Thật ra, lúc này kiên trì truyền Nho là cố chấp, bởi Nho giáo
khơng cịn là tư tưởng chủ đạo nữa. Khuynh hướng chính lúc này là kết
hợp Nho-Đạo giáo như Nguyễn Dữ, hoặc thuần Lão-Trang như Nguyễn
Hàng, mà đặc biệt là kết hợp Nho-Lão Trang như Nguyễn Bỉnh Khiêm là
phù hợp nhất.
+ Nếu các nhà tư tưởng ở thế kỷ XIV, XV chỉ dừng ở chính trị-xã
hội, tính triết học cịn ít thì thế kỷ XVI trở đi, tính triết học trong tư duy
của các nhà tư tưởng thể hiện ngày càng rõ. Các phạm trù triết học
phương Đông họ thường bàn trên cơ sở thế giới quan duy tâm, tiêu cực
là: Nhân dục, Thiên lý, Mệnh trời, Sức người, Âm dương, Bỉ-thái, Trịloạn...
+ Về quan niệm sống họ là đa nguyên chứ không chỉ giới hạn
trong quan niệm của Nho giáo nữa. Người thì chủ trương ra làm quan
(xuất), người thì chủ trương khơng ra làm quan (xử), người thì chủ
trương xuất rồi lại xử... Phái chủ xuất thì hướng về danh lợi, tư tưởng
khơng có gì đặc sắc, tình cảm khơng mặn mà. Phái chủ xử (khuynh
hướng chủ yếu) khá phức tạp: người thì vẫn mang tư tưởng ưu dân ái
quốc, vẫn quyến luyến với luân thường, nhân nghĩa; Người thì bất hợp
tác với triều đình nhưng trơng chờ ngày xuất nếu có bề trên sáng; Người
thì chủ trương xử hẳn để được tự do tự tại sống tùy thích. Nói chung
quan niệm sống của họ là hoang mang, bế tắc.
- Những tư tưởng cơ bản của người Việt Nam giai đọan này thể
hiện khái quát sinh động ở các nhà tư tưởng tiêu biểu Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Dữ và Phùng Khắc Hoan (Khoan).


2. Các nhà tư tưởng tiêu biểu thời kỳ này.
2.1.


Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585): Ông tự là Hanh Phủ, hiệu là
Bạch Vân cư sỹ. Ơng cũng có tên khác là Nguyễn Văn Đạt và cũng được
gọi là Trạng Trình (họ của hai nhà Tống Nho nổi tiếng của Trung Quốc
Trình Hạo, Trình Di). Q ơng ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải
Phịng. Ơng đỗ trạng ngun năm 1535, làm quan dưới thời nhà Mạc 8
năm sau đó về ở ẩn tại quê làm nghề dạy học.
Về thế giới quan ơng có nhận thức đúng đắn rằng, con người là
một bộ phận của tự nhiên, trời và người có sự thống nhất với nhau. Ông
coi trời, người và đất có sự thống nhất phù hợp (thiên nhân địa cảm ứng)
nhưng khơng duy tâm thần bí như Đổng Trọng Thư, mà theo ông người
cũng như vạn vật đều được sinh ra một cách tự nhiên; trời là giới tự
nhiên chứ khơng là vị thượng đế có nhân cách. Ơng nói: ”Cái ý sinh
thành của trời khơng có thiên tư, mn lồi đều như nhau cả - Sinh ý vơ
tư, vạn vật đồng”.
Ông gọi sự phát triển của tự nhiên là đạo trời và dùng nó mà nêu
những kiến nghị nội dung của đạo người là “trung chính”: “đạo nguyên
trung chính đồng thiên địa”. Mà “trung chính” là thiện, là nhân, là cứu
giúp người. Nội dung đạo người của ông là không phù hợp, là chống đối
lại những yêu cầu của kẻ thống trị lúc ấy.
Cái hạn chế của ông trong thế giới quan là:
+ Không thấy được đặc điểm của con người và xã hội lồi người,
ơng đánh đồng quy luật xã hội với quy luật tự nhiên nên dẫn đến quan
niệm duy tâm số mệnh.
+ Ông gọi sự phát triển của tự nhiên là đạo trời, động lực của sự
phát triển có ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng, vạn vật sinh ra là do
ý của trời (quy luật), nhưng vì ơng coi đạo trời phát triển như Chu dịch,



tức quy luật của sự phát triển là theo chu kỳ khép kín, tuần hồn nên
khơng giải thích được các mâu thuẫn tự nhiên và xã hội.
Về chính trị-xã hội, sống trong xã hội loạn lạc, luôn gần gũi với
dân, ông ôm ấp một nguyện vọng đất nước thái bình thịnh trị. Trong các
tác phẩm của ơng, xã hội đó hiện ra là xã hội hịa bình khơng có chiến
tranh, nhân dân được sống yên ổn no đủ; vua sáng tơi hiền; Xã hội có bộ
mặt đạo đức tốt, mọi người cư xử với nhau một cách chân thật, hòa nhã.
Ông chủ trương người Nho sỹ phải gần dân. Do sống gần dân, hiểu
tâm tư nguyện vọng và sức mạnh của dân; Do kế thừa Nguyễn Trãi và
biết đúc rút kinh nghiệm của lịch sử mà ông xây dựng đường lối chính trị
nhân nghĩa, trong đó quyền lợi của vua phải gắn bó với quyền lợi của
dân, phải lấy bảo đảm đời sống của dân làm cơ sở.
Hạn chế ở ơng là chưa nhìn thấy vai trị sáng tạo của dân, ơng vẫn
chờ có vua hiền tướng giỏi đứng ra thực hiện đường lối của ơng. Ơng
vẫn tin tầng lớp Nho sỹ có thể bỏ lịng dục mà đi theo chính nghĩa. Trên
thực tế, từ vua đến quan khơng ai làm được điều đó nên ơng tỏ ra chán
nản. Đường lối chính trị-xã hội của ơng là cao đẹp nhưng vẫn lộ ra cái vẻ
bi quan, ai oán.
Về đạo người, ông xem sự tốt xấu của đạo làm người có thể ảnh
hưởng tới sự giải quyết mâu thuẫn của xã hội và bế tắc của lịch sử. Ơng
tự thấy mình là người đầu tiên thực hiện đạo làm người do ông chủ
trương để làm gương và cảm hóa người khác.
Cũng như các Nho sỹ khác, lúc đầu ông chủ trương sống theo đạo
cương thường, dùng những lời lẽ nhiệt thành ca ngợi tam cương: “Nghĩa
là phải thờ vua sáng như mặt trời, mặt trăng”, “Lịng ln nghĩ đến vua
cha kỳ cho đến lúc trời đất già cỗi”, Nếu làm được như thế thì “Ngữa lên
nhìn trời, cúi xuống nhìn người khơng có điều gì đáng xấu hổ”.


Nhưng trong xã hội ông sống chỉ thấy những hạng người “Thớt có

tanh tao ruồi đến đậu, ang khơng mật mỡ kiến bị đi”, nên ơng phải thốt
ra: “Hổ đọc điều xưa năm bảy chữ, Thẹn xem sách cũ một hai văn”. Vậy
nên ông tạo ra một đạo lý làm người khác khơng chỉ cho ơng mà cịn cho
người.
Ơng quan niệm người trung nghĩa là người đứng giữa không thiên
lệch, luôn giữ điều thiện. Biết chỗ đậu mà đậu đâu đó là bất chính, khơng
biết chỗ đậu là bến mê. Người trung nghĩa thấy của phi nghĩa khơng có
lịng tham, phải vui làm việc thiện, phải có lịng độ lượng bao dung
người khác, đem lịng chí thành mà đối đãi với mọi người. Ông quan
niệm trung với vua, hiếu với cha mẹ, thuận giữa anh em, hịa giữa vợ
chồng, tín giữa bạn bè là trung nghĩa. Quan niệm này đã khác với đạo
đức Nho giáo phải là quan hệ cấp bậc tơn ty: em đối với anh là phải kính,
vợ đối với chồng là phải giữ đạo tịng... Ơng khơng trung thành một cách
mù quáng với quan niệm nhân nghĩa của Nho giáo.
Nói chung thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm là duy tâm, nó
đã khiến ơng có lúc mang thái độ nhân sinh quan tiêu cực, truyền bá tư
tưởng an phận, không đấu tranh, chủ trương “mềm”,.. Cũng từ đó trong
tư tưởng nhiều lúc tự mâu thuẫn với chính mình. Về tư tưởng chính trị,
tuy thấy được vai trị to lớn của nhân dân trong sự yên nguy của triều đại,
song xét cho cùng, ông chưa thấy được vai trò sáng tạo ra lịch sử của
quần chúng nhân dân. Do đó ơng vẫn chờ đợi vua hiền, tướng giỏi để
thực hiện đường lối của mình. Trong tư tưởng về đạo làm người, Nguyễn
Bỉnh Khiêm có mặt đúng, có mặt hạn chế. Song nguyện vọng muốn xã
hội ấm no, hạnh phúc là nguyện vọng cao đẹp. Chính nguyện vọng đó
cùng với cuộc đời thanh bạch, trong sáng đã phân biệt Nguyễn Bỉnh
Khiêm với những kẻ ẩn dật tầm thường đương thời. Ơng là người gắn bó


với nước, với dân, tha thiết yêu nước, yêu dân, được nhân dân đương
thời và về sau kính trọng.

2.2.

Nguyễn Dữ.

Nguyễn Dữ người làng Đỗ Lâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Hưng. Ông sống ở thế kỷ XVI (chưa rõ năm sinh và năm mất) là một
trong những học trò xuất sắc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ơng
đã từng đi thi hội và ra làm quan tri huyện dưới triều nhà Mạc nhưng
khơng bao lâu thì cáo quan về ở ẩn nơi thơn dã.
Tác phẩm của ơng cịn sót lại là Truyền kỳ mạn lục. Ông đã chọn
và ghi lại những truyện kỳ lạ lưu truyền ở đời có liên quan đến tư tưởng
chính trị của mình. Ơng ở ẩn nhưng khơng phải chỉ biết có riêng mình.
Ơng viết nên truyện là để phê phán tình trạng thối hóa đương thời và
nêu lên lý tưởng xã hội của mình.
Về tư tưởng chính trị-xã hội: Ơng noi theo và phát động đường lối
chính trị của Khổng-Mạnh, chú trọng nhân tâm và đắc nhân tâm. Với
ơng, để được lịng người cần phải thực hiện vương đạo một cách triệt để.
Đường lối của ông vừa có tính đạo đức vừa có tính chính trị trong đó đạo
đức là cơ sở thực hiện chính trị.
Ơng cũng nhấn mạnh cương thường, nhưng không là cương
thường của Tống Nho mà khôi phục cương thường của Khổng-Mạnh, tức
nhấn mạnh nghĩa vụ của bề trên đối với kẻ dưới: Vua khiến bề tôi lấy lễ,
chồng biết lẽ cư xử với vợ, cha phải biết yêu con cho phải đạo.
Đối tượng của nhân nghĩa ở ông là dân. Đối với dân vua phải dùng
chính sách nhân nghĩa: “Phàm xoay cái thể thiên hạ ở trí chứ khơng phải
ở sức, ở nhân chứ không phải ở bạo”, “Đổng công làm việc nhân nghĩa
khiến nền nếp đế vương hầu tối mà lại sáng”. Nhân nghĩa là phải đem lại
lợi ích cho dân, phải làm cho dân được sống yên ổn no đủ.



Về đạo đức: ơng chủ trương kẻ sỹ phải có đạo đức của bậc đại học
“tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” trong đó tu thân là gốc. Ông quan
niệm: “Muốn tề được nhà, phải trước tự sửa mình lấy chính, khiến cho
khơng thẹn với vợ con, ấy là không thẹn với trời đất”, “Kẻ làm vua chúa
nên lấy sự chính lịng mình để làm cái gốc chính triều đình, chính trăm
quan, chính mn dân, đừng để cho kẻ xử sỹ phải bàn ra nói vào là tốt
hơn cả”. Làm thiện và quả dục là điều ông tâm niệm. Với ơng làm thiện
khơng trước thì sau sẽ được phúc, quả dục thì khơng bị vật dục quyến rũ.
Do chính trị thời ơng là bạo ngược, hành vi của kẻ thống trị là sa
đọa, con người khơng cịn tin vào lý thuyết cao cả của nhà Nho, khơng
cịn trơng chờ vào tinh thần nghĩa hiệp của lớp sỹ phu, nên quan niệm
chính trị đạo đức trên của ơng phải dựa vào chủ nghĩa duy tâm thần bí để
truyền bá. Chủ nghĩa duy tâm thần bí ở ơng bắt nguồn từ Nho giáo và
Đạo giáo: Ở Nho giáo là quan niệm thiên nhân cảm ứng “làm thiện ở
người, dáng phúc cho người thiện là ở trời”, “Phú quý không thể cầu,
nghèo cũng do tự số”. Ở Đạo giáo là tư tưởng âm cơng, âm đức, có trừng
phạt nơi âm phủ, có lưới trời, tin lời đạo sỹ, tin lời đồng bóng “Có âm
đức tất có dương báo”, “Lưới trời thênh thang, thưa nhưng chẳng lọt”.
Ông cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, nhưng lại khơng
thừa nhận vai trị của Phật giáo trong đời sống tinh thần xã hội. Thậm chí
ơng cịn phê phán Phật giáo bề ngồi thì hiền từ nhưng trong bụng là mờ
ám.
Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự kết hợp giữa Nho gia với Đạo gia nên
tư tưởng của ơng trí tuệ hơn, có nhân cách hơn, con người hơn. Ở
Nguyễn Dữ là sự kết hợp giữa Nho gia với Đạo giáo (tôn giáo gắn liền
với ma thuật, tin vào các lực lượng thần bí ở thế giới bên kia) nên tư
tưởng ông dân dã hơn, nặng nề hơn và ít tính người hơn.


3. Nhận xet chung


Thứ nhất: Từ thế kỷ XVI, tư duy của các nhà tư tưởng đã thực sự
bước vào triết học, do đòi hỏi của thực tế xã hội. Tuy nhiên, lập trường
giải quyết các vấn đề của họ về cơ bản vẫn là duy tâm, tiêu cực. Do
không có cơ sở thực hiện nên Nguyễn Dữ đã dựa vào tư tưởng duy tâm
thần bí để truyền bá lý tưởng xã hội và quan niệm nhân sinh của mình.
Thứ Hai: Nho giáo là cơng cụ chính của các tập đoàn phong kiến.
Giáo Dục và thi cử được tăng cường và có nề nếp nên đã mở rộng thành
phần giai cấp xuất thân của tầng lớp sĩ phu. Chính điều này đã làm xuất
hiện những tư tưởng tích cực phản ánh nhu cầu dân chủ và nhân quyền
trong khuôn khổ của chế độ phong kiến lúc bấy giờ giờ.
Nhiều nho sĩ có tên tuổi đã thấy được sự bất lực đầu tiên của nho
giáo trước các vấn đề xã hội, lý tưởng sống thì trong tình trạng khủng
hoảng và bế tắc. Họ cũng cố gắng đi tìm một đường lối chính trị để khắc
phục tình hình và khuynh hướng chế kết hợp các học thuyết, các tôn giáo
đã được đề cập. Song Nho giáo là một học thuyết chính trị đạo đức cịn
tỏ ra bất lực thì Phật giáo và Đạo giáo là những học thuyết khơng bàn
đến chính trị, không chủ trương giải quyết những vấn đề xã hội thực tế
thì khơng thể khắc phục được tình hình hình

II.

Chủ nghĩa nhân đạo của các nhà tư tưởng từ thế kỷ XVIII.
1. Lê Quý Đôn.

Lê Quý Đôn ( 1726 - 1784 ) người Duyên Hà, tỉnh Thái Bình, xuất
thân trong một gia đình khoa bảng nhiều đời. Thủa nhỏ nổi tiếng thông
minh “ thần đồng”. Kiến thức uyên bác . Từ thi Hương đến thi Hội đều
đậu thủ khoa. Ông là người am hiểu tri thức nhiều ngành khoa học : triết
học, sử học, văn học, luật, nông nghiệp và các ngành nghề khác. Về triết

học ở ơng có yếu tố duy vật, về chính trị ln tự chủ và tin tưởng vào khả


năng cải tạo xã hội và thiên nhiên của con người. Để cải tạo thiền nhiên
ông chủ trương biết nhiều, nghe rộng mới làm nên sự nghiệp.
Những cống hiến của Lê Q Đơn trong lĩnh vực tư tưởng chính
trị xã hội thể hiện ý chí xây dựng một nền văn hóa tư tưởng phát triển và
mang bản sắc dân tộc.
Cho đến thời Lê Quý Đôn, cộng đồng người Việt Nam đã trở thành
một quốc gia dân tộc vững vàng, với nền văn hóa phong phú, đậm đà sắc
thái phương Nam. Nhưng nền văn hóa đó chưa phản án hết nhu cầu phát
triển của đất nước, của dân tộc mà còn biểu hiện non kém trên các mặt:
Văn bản của quá khứ chưa được chỉnh lý và hệ thống hóa, tâm lý, ý thức
dân tộc chưa được phát triển đúng hướng… Lê Quý Đôn đã làm tất cả
nhằm khắc phục những hạn chế, nhược điểm đó của văn hóa Việt Nam.
Ơng được coi là người khởi xướng tư tưởng đổi mới, cách tân văn hóa để
làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam.
Thứ nhất, ý thức dân tộc luôn thôi thúc Lê Quý Đôn suy nghĩ và
hành động vì lợi ích đất nước. Ơng đã điều tra, ghi chép, phân loại, đánh
giá nhằm mục đích giới thiệu sinh hoạt vật chất và tinh thần dân tộc với
một khối lượng kiến thức lớn. Việc đó đã góp phần quan trọng vào việc
xây dựng nền văn hóa, tư tưởng mang bản sắc dân tộc.
Thứ hai, sự thông minh, ham hiểu biết đã thôi thúc ông ra sức tìm
tịi nghiên cứu những điều mới lạ. Vì thế kiến thức của ông ngày càng
sâu sắc và đặt những cơ sở vững chắc cho những cống hiến của ông.
Thứ ba, trên con đường phát triển của dân tộc ta ln song hành
hai huớng của sự phát triển văn hóa tư tưởng. Một là phát huy thành tựu
văn hóa dân tộc, Hai là tiếp thu thành tựu văn minh nước khác để làm
phong phú cho mình. Người đầu tiên trong lịch sử nước ta có ý thức tiếp

thu kiến thức nhân loại với nội dung mới là Lê Quý Đôn.


Thứ tư, về quan điểm chính trị - đạo đức, Lê Q Đơn có chủ
trương khác với Nho giáo chính thống. Ông cho rằng sự nghiệp của vua
chúa là vương đạo, kết hợp với bá đạo, xử lý công việc nhân nghĩa phải
kết hợp với pháp thuật - thế, đánh giá con người phải dựa trên cả đức và
tài, thế giới có nhiều học thuyết, nhiều nền văn minh khơng chỉ có Nho
giáo.
Thứ năm, ơng là người đầu tiên đưa ra và thực hiện có hiệu quả
các phương pháp quan sát trực tiếp, thu thập tư liệu quá khứ và tư liệu
sống để xử lý phân tích và nghiên cứu nhằm nhận thức thế giới xung
quanh. Sự ham hiểu biết, luôn mở rộng tầm kiến thức trong lý thuyết
sách vở kết hợp với thực tiễn điều tra, quan sát khiến Lê Q Đơn hướng
nhận thức của mình đi vào những vấn đề cơ bản của thế giới quan, những
vấn đề có ý nghĩa triết học.
Thứ sáu, về nguồn gốc và bản chất của sự vật, Lê Quý Đôn cũng
sử dụng khái niệm “lý” và “khí” là khái niệm của Tống Nho nhưng được
bổ sung bằng kiến thức khoa học phương Tây mà ơng có thể diễn đạt. Lê
Q Đơn đã đặt ra một vấn đê có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức
luận, nhận thức sự vật phải nhận thức lý và quy tắc của nó - tức là nhận
thức quy luật phát triển của sự vật. Đó là cách đặt vấn đề có ý nghĩa sâu
sắc về phương pháp nhận thức và mục đích của nhận thức.
Thứ bảy, về phương pháp đánh giá, nhận xét và sử dụng con
người, ông cho rằng xem xét con người phải gồm cả hai mặt tài và đức,
trong đó mỗi mặt đều có ý nghĩa của nó. Xét người thì căn cứ vào nết
nhỏ, dùng người thì căn cứ vào nết lớn, và tài năng.
2. Ngơ Thì Nhậm – Nhà tư tưởng lỗi lạc thời kỳ biến loạn xã hội.

Ngơ Thì Nhậm (1746–1803) là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê–Tây

Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui qn
Thanh. Ngơ Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con


Ngơ Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì
Hà Nội. Ơng là nhà tư tưởng lỗi lạc của thời có nhiều biến loạn xã hội.
Ngơ Thì Nhậm thơng minh, học giỏi, sớm có những cơng trình về
lịch sử. Ơng thi đỗ giải ngun năm 1768, rồi tiến sĩ tam giáp năm 1775.
Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê–Trịnh, được
chúa Trịnh Sâm rất quý mến. Năm 1778 làm Đốc đồng Kinh Bắc và Thái
Ngun. Khi đó cha ơng làm Đốc đồng Lạng Sơn. Cha con đồng triều,
nổi tiếng văn chương trong thiên hạ.
Sau Vụ án năm Canh Tý (1780), ông bị nghi ngờ là người tố giác
Trịnh Khải nên phải bỏ trốn về quê vợ ở Thái Bình lánh nạn.
Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai, xuống lệnh "cầu hiền" tìm
kiếm quan lại của triều cũ. Danh sĩ Bắc Hà đã đầu quân cho nhà Tây Sơn
từ trước đó mới chỉ có Trần Văn Kỉ, Ngơ Văn Sở và Đặng Tiến Đông.
Tuy vậy, tới thời điểm này thì cả vua Lê lẫn chúa Trịnh đều đã đổ. Ngơ
Thì Nhậm và một số thân sĩ Bắc Hà khác như Phan Huy Ích, Bùi Dương
Lịch; các tiến sĩ Ninh Tốn, Nguyễn Thế Lịch, Nguyễn Bá Lan; Ðoàn
Nguyễn Tuấn (anh rể Nguyễn Du); Vũ Huy Tấn; Phạm Huy Lượng (tác
giả "Tụng tây Hồ phú" )... lần lượt ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Sử cũ
viết khi được Thì Nhậm, Nguyễn Huệ mừng mà rằng: "Thật là trời để
dành ông cho ta vậy", và phong cho ông chức Tả thị lang bộ Lại, sau lại
thăng làm thượng thư bộ Lại-chức vụ cao cấp nhất trong Lục bộ.
Cuối năm Mậu Thân (1788) do vua Lê Chiêu Thống cầu viện, 29
vạn quân Thanh kéo sang Đại Việt, với chiêu bài diệt Tây Sơn dựng lại
nhà Lê. Ngơ Thì Nhậm đã có kế lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn (Ninh Bình) góp phần làm nên chiến thắng của nhà Tây Sơn.
Năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức
Binh bộ thượng thư. Tuy làm ở bộ Binh, nhưng Thì Nhậm chính là người



chủ trì về các chính sách và giao dịch ngoại giao với Trung Hoa. Ông là
người đứng đầu một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa.
Sau khi Quang Trung mất, ơng khơng cịn được tin dùng, quay về
nghiên cứu Phật học.
Sau khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, Ngơ Thì Nhậm, Phan
Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch và một số viên quan triều Tây Sơn thì bị đánh
bằng roi tại Văn Miếu năm 1803. Ngơ Thì Nhậm sau trận đánh địn, về
nhà thì chết.
Ơng quan niệm xã hội loạn là do người và chính sách của triều
đình chứ không phải tại trời; Trong cuộc đời phải làm cho Âm-Dương
hịa hợp thì xã hội mới thanh bình; Theo ơng, vua là tiêu biểu cho xã hội.
Lý tưởng của ông là Vua Thánh - Tôi Hiền, nhưng quan trọng vẫn là dân.
Thái độ và xu hướng của dân có ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh triều
đình. Để được dân thì khơng tham ơ, tiêu cực. Với quan lại phải được
giáo dục lại để vừa có văn vừa có hạnh (thanh, liêm, tiết).
Ơng chủ trương tìm các ngun nhân kinh tế cho các vấn đề xã
hội: Dân phiêu bạt, loạn lạc là do họ không đủ no, do quan không làm
trịn chức phận của mình, thầy giảng khơng tinh, đại thần thưởng phạt
khơng cơng minh... Ơng chủ trương mọi cơng việc của triều đình là phải
lo cho dân đủ no, quan lại được sung túc.
Ông thừa kế và phát triển các phạm trù triết học phương Đông như
thời, mệnh trời: Thời-Thế, Mệnh trời-Thời-Lịng người. Quan niệm của
ơng thể hiện bất khả tri, quyết định luận.
Ông nhấn mạnh Trung Hiếu, Nhân Nghĩa, Đạo đức. Cuối đời ông
chuyển lập trường từ Nho sang Phật. Yêu nước theo kiểu kẻ sỹ. Chiểu
theo Thiên mệnh - Thời - Long người ông đã theo Tây Sơn



3. Nhận xet chung.

Thứ nhất, Các nhà tư tưởng thế kỷ XVIII hầu hết đều chủ trương
dùng sức mạnh, dùng quân đội để trừ khử đối phương (dùng đường lối
bá đạo của pháp gia), nhưng trên lời nói họ đều ca ngợi đường lối nhân
nghĩa. Chỉ có Lê Q Đơn là người có đầu óc thực tế, ơng chủ trương kết
hợp Nho gia với Pháp gia, nhân nghĩa với sức mạnh ... Đó là quan điểm
mới lạ, dám nhìn thẳng sự thật.
Thứ hai, về đạo làm người trong thế kỷ XVIII cũng được đề cập để
xây dụng lẽ sống cho mình và cho người, mong góp phần làm ổn định xã
hội. Vấn đề đặt ra lúc bấy giờ là xuất thế ( lánh đời ) hay nhập thế ( ra
làm quan giúp đời ). Người chủ trương xuất thế thì có nhưng khơng
nhiều. Người chủ trương nhập thế là lực lượng chủ yếu, do hồn cảnh
khiến họ khơng thể làm ngơ, mà phải lao vào cuộc sống để hành độn , để
kiểm nghiệm quan điểm của mình. Trong lực lượng nhập thế thì có người
khư khư giữ lấy quan niệm cũ về chữ “ trung không hợp tác với nhà Tây
Sơn. Trái lại nhiều người đã thức thời dời bỏ triều đình Lê - Trịnh để
tham gia phong trào Tây Sơn. Hai loại quan điểm này đưa đến hai trạng
thái tinh thần, một đằng rơi vào sự u uất, cô đơn; một đẳng hân hoan với
sự nghiệp mới của ông vua mới. Một hướng khác để thực hiện lý tưởng
nhân nghĩa đương thời, không ra làm quan, không màng danh lợi mà
dùng thuốc cứ người như quan niệm của Lê Hữu Trác.
III.

Tư tưởng xã hội Viêt Nam thế kỷ XIX.
Dưới thời Nhà Nguyễn, Nho giáo được suy tôn lên địa vị độc tôn
nhưng luôn coi Phật giáo là ngọn cờ nhằm thu phục nhân tâm, biểu hiện
của nó là rất phức tạp: Ở Gia Long Phật giáo bị bác bỏ, Nho giáo giành
địa vị độc tôn tuyệt đối trong hệ tư tưởng chính thống; ở Minh Mạng là
khuynh hướng và nổ lực xây dựng một hệ tư tưởng hoàn chỉnh của



vương triều mang mầu sắc Việt Nam tuy vẫn lấy Nho giáo làm nòng
cốt...
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn bạc
nhược đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác dẫn đến mất nước,
nhưng chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc của nhân dân luôn
được nêu cao.
IV.

Ý nghĩa vấn đê đối với viêc giáo dục chủ nghĩa nhân đạo cho con
người Viêt Nam hiên nay
Vấn đề giáo dục con người toàn diện đã được đặt ra từ rất lâu,
được phản ánh qua triết lý, tư tưởng trong đời sống của ông cha ta.
Chẳng hạn, trẻ em cần phải “học ăn, học nói, học gói, học mở”, làm
người phải trang bị “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, phụ nữ cần trau dồi “cơng,
dung, ngơn, hạnh”... Nhìn chung, theo truyền thống con người cần được
giáo dục và phát triển nhân cách một cách hài hòa để sống có tình, có
nghĩa, u q và cư xử hiếu thuận với người thân, giữ chữ tín, có năng
lực thực hiện các nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công
việc.
Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Xây dựng con người Việt Nam
phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng
lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái, khoan dung, tơn trọng
nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hịa trong gia đình, cộng
đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn
thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy
tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị,
nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân

tộc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên học sinh, sinh viên, đặc


biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn
hóa con người Việt Nam”.
1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và vai trò của viêc giáo dục chủ nghĩa nhân đạo
con người Viêt Nam.

Việt Nam có những thuận lợi khi hội nhập quốc tế một cách sâu
rộng, đó là có nền chính trị ổn định, con người Việt Nam đang khát khao
cống hiến phát triển đất nước, nhưng cũng đương đầu với nhiều khó
khăn, thách thức, như ở một số nơi, mơi trường sinh thái bị ô nhiễm, tài
nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, an sinh xã hội và sức khỏe cộng
đồng chưa được cải thiện như mong muốn, khoảng cách và sự phân hóa
giàu nghèo gia tăng, tệ nạn xã hội, tội phạm xã hội phức tạp hơn.
Bối cảnh thế giới có những bất ổn và sự cạnh tranh giữa các quốc
gia, dân tộc để phát triển ngày càng trở nên gay gắt. Trong khi đó, đạo
đức xã hội ở nhiều nơi đang có xu hướng suy giảm, thể hiện qua hành vi
ứng xử thường ngày. Điều này càng cho thấy để đưa đất nước phát triển
nhanh và bền vững trên con đường xã hội chủ nghĩa thì khơng có gì hơn
là xây dựng đất nước dựa trên phát triển con người. Những con người có
đủ phẩm chất và năng lực, phải là những người bằng bàn tay khối óc của
chính mình xây dựng đất nước, đưa dân tộc ta phát triển trong xu thế hội
nhập tồn cầu.
Chính vì vậy, giáo dục khơng chỉ là quốc sách mà cịn là sinh
mệnh chính trị của dân tộc. Chúng ta có thể nhìn thấy tương lai của đất
nước qua việc đánh giá nền giáo dục. Do đó, trong những năm qua, Đảng
và Nhà nước đã cụ thể hóa quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”
với ngân sách mỗi năm chi cho giáo dục khoảng 20% chưa tính đến

những nguồn kinh phí xã hội chi trả cho các dịch vụ giáo dục. Đảng và
Nhà nước cũng đã triển khai nhiều nghiên cứu để xây dựng bộ tiêu chí
con người Việt Nam trong giai đoạn mới theo


Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển như
vũ bão của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi sâu sắc về
cách sống, cách làm việc trong mối quan hệ tương tác với nhau. Sự biến
đổi khơng ngừng của hồn cảnh xã hội đòi hỏi mỗi con người cần phải
liên tục cập nhật kỹ năng, hồn thiện mình để thích ứng với tình hình
mới. Chính vì vậy, giáo dục càng phải tập trung phát triển toàn diện năng
lực của cá nhân dựa trên việc áp dụng các công nghệ đột phá. Xu hướng
cá nhân hóa học tập liên quan đến việc giảng dạy phải được thực hiện
theo nhịp độ phù hợp với nhu cầu học tập, được thiết kế theo sở thích và
sự hứng thú cụ thể của từng người học; được thực hiện bằng cách cung
cấp các lựa chọn từ nhiều chương trình giáo dục (từ nhiều trường phái,
mơn học, kỹ năng và năng lực khác nhau), nhiều tiếp cận giảng dạy (trực
tiếp, gián tiếp, tương tác, thực nghiệm hoặc độc lập), trải nghiệm học tập
(truyền thống như trong lớp học, phi truyền thống như trực tuyến hoặc
kết hợp) và các chiến lược hỗ trợ học tập (các dịch vụ giáo dục sẵn có để
hỗ trợ người học và thúc đẩy quá trình học tập). Về mặt nội dung, các
chương trình giáo dục phải giúp người học hình thành năng lực sáng tạo
và tư duy phản biện, khả năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự học, có
kiến thức về kỹ thuật số và dữ liệu, có kiến thức liên ngành để có thể
chuyển đổi cơng việc. Về mặt phương pháp sư phạm, phải tạo ra cơ hội
để xây dựng một “hệ sinh thái” học tập cho phép cá nhân hóa việc học
tập về mặt thời gian và địa điểm. Người học phải được hướng dẫn để có
năng lực tự học và thiết kế các lộ trình học tập của riêng mình dựa trên
các mục tiêu cá nhân qua việc sử dụng linh hoạt các cơng cụ, như khóa
học trực tuyến theo mơ hình khóa học trực tuyến đại chúng mở, các lớp

học, phịng thí nghiệm ảo và các trị chơi học tập, sử dụng đa dạng các
hình thức dạy học kết hợp, dạy học theo dự án, dạy học dựa vào kịch bản
và dạy học định hướng giải quyết vấn đề.


Những yêu cầu hiện đại hóa, quốc tế hóa giáo dục với mục tiêu
đào tạo ra những “cơng dân tồn cầu” đã đặt ra trách nhiệm của từng học
sinh là phải chủ động với bản thân mình và với xã hội. Cơng dân tồn
cầu là người có khả năng hành động hợp tác, có trách nhiệm, sáng tạo
giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng, góp phần làm cho địa
phương, đất nước, thế giới tốt đẹp và phát triển bền vững; giao tiếp, thích
ứng trong những mơi trường văn hóa khác nhau, mơi trường đa văn hóa;
tơn trọng quyền con người, sự đa dạng; trân trọng, phát huy những giá trị
văn hóa của dân tộc, đất nước mình, đồng thời có ý thức học hỏi những
tinh hoa văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.
Những quan điểm về giáo dục cơng dân tồn diện hướng tới cơng
dân tồn cầu hiện đã được phản ánh trong việc xác định mục tiêu đổi mới
chương trình, sách giáo khoa, giáo dục phổ thơng “phát triển con người
Việt Nam tồn diện về đức, trí, thể, mỹ, hướng tới “cơng dân tồn cầu”
và cụ thể hóa thành những phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái,
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và phát triển toàn diện các năng lực
gồm các năng lực chung, như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao
tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực đặc thù,
như năng lực ngơn ngữ, năng lực tính tốn, năng lực khoa học, năng lực
công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
Có thể nói, trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu
rộng hiện nay, con người Việt Nam phát triển toàn diện phải là con người
có văn hóa, mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cùng năng lực tiếp
thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, thể hiện qua phẩm chất năng lực của
cơng dân tồn cầu. Con người Việt Nam phát triển tồn diện đức, trí, thể,

mỹ phải bao gồm: Có lịng u nước nồng nàn từ u q hương, yêu
con người và yêu những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có lịng
nhân ái thể hiện qua việc yêu thương, quý trọng con người không chỉ


trong phạm vi gia đình, nhà trường, quốc gia mà cả quốc tế. Đó cịn là
người có lý tưởng sống, có ý thức trách nhiệm, có ý chí phấn đấu khơng
ngừng, có lối sống giản dị vì cộng đồng, hành động cần, kiệm, liêm,
chính, chí cơng, vơ tư. Phải xây dựng nền giáo dục con người có đủ sức
khỏe thể chất và tâm trí để phát huy trí tuệ, tối đa hóa tiềm năng lao động
sáng tạo của bản thân, có năng lực tự học suốt đời.
2. Giải pháp căn bản tạo mơi trường cho viêc giáo dục tồn diên con ng ười
như sau.

- Thứ nhất, cần phân tích chính xác về thực trạng giáo dục toàn
diện con người tại thời điểm hiện tại từ tiếp cận liên ngành và cá nhân
hóa để thấy rõ bức tranh giáo dục con người làm trung tâm và vì con
người để đề xuất các giải pháp mang tính tổng hợp.
- Thứ hai, cần phân định rõ chức năng của các thiết chế, chủ thể
giáo dục, đặc biệt là chủ thể phi truyền thống, các phương tiện truyền
thông mới, phim ảnh, video game, thực tại ảo, thực tại mở rộng, sự kết
nối vạn vật,... Cần có những nghiên cứu để cụ thể hóa những điều này
trong Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục năm
2019 để tránh tình trạng chồng chéo hoặc những “vùng trắng”.
- Thứ ba, cần phải quy định rõ hơn về vai trị, trách nhiệm của gia
đình và các tổ chức khác tham gia vào hoạt động giáo dục con người toàn
diện, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
đồng thời phải triển khai phổ biến, hướng dẫn thực thi các quy định đó.
Nhấn mạnh trách nhiệm giáo dục con người toàn diện phải là nhiệm vụ
của cả một hệ sinh thái bao quanh đứa trẻ.

- Thứ tư, xây dựng một xã hội học tập, một xã hội văn minh với
các giá trị chân, thiện, mỹ; biết phê phán và lên án những hành động đi
trái với những quy chuẩn đạo đức xã hội; giáo dục con người toàn diện.
Cần phải xây dựng mơ hình này mang “tính mở”, tức là những mơ hình


và hoạt động vốn từ xưa chỉ mang tính “gia đình” và “nhà trường” nay
cần chuyển sang tính “xã hội”.
Chính vì vậy, đối với nhà trường, nhiệm vụ đặt ra là xây dựng một
mơi trường học “mở”, có “tính phản biện”; chương trình đào tạo theo
định hướng phát triển năng lực - dựa trên trải nghiệm; phương pháp giáo
dục lấy người học làm trung tâm, sử dụng tiếp cận đánh giá tồn diện
thơng qua các cơng cụ phù hợp trong đánh giá năng lực cơng dân tồn
diện. Đánh giá khơng chỉ dừng lại ở đánh giá kết quả học tập của người
học (đánh giá quá trình và đánh giá tổng thể), mà cịn cần đánh giá chính
chương trình, đặt chương trình trong bối cảnh thực tế để đánh giá, theo
dõi và kịp thời điều chỉnh, cải thiện, duy trì giáo dục cơng dân tồn cầu
một cách phù hợp và hiệu quả.


KẾT LUẬN
Gần hai năm trở lại đây tình hình dịch bệnh COVID – 19 diễn biến
phức tạp gây ra nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Việc phong tỏa trong thời gian dài khiến người lao động khốn khó khơng
biết cách nào để tìm kế sinh nhai. Trong lúc đó đã có những tấm gương
tốt hiện lên như người phát minh ra cây ATM gạo, ATM oxy miễn phí
cho bà con, hay bà cụ bê thùng mì tơm của mình ra gửi vào những nơi
khó khăn do dịch bệnh để san sẻ với đồng bào… đó là sự nhân đạo trong
mỗi con người. Sự nhân đạo đã có trong sâu thẳm mỗi người dân Việt
Nam và nó luôn được thể hiện ra, dù bằng cách này hay cách khác.

Việc phân tích những quan điểm, suy nghĩ, tư tưởng của ông cha ta
ngày xưa và biết về những tấm gương làm việc tốt ngày nay khiến em
cảm thấy việc giáo dục chủ nghĩa nhân đạo với thế hệ tương lai là vô
cùng cần thiết. Và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, đất nước Việt Nam sẽ trở
nên giàu mạnh và đáng sống hơn khi tất cả chúng ta đều có tấm lịng
nhân đạo, đối xử tốt với nhau.



×