Tải bản đầy đủ (.pdf) (247 trang)

(Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.28 MB, 247 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

PHẠM HOÀI NAM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế (Quản lý Công)
Mã số

: 62 34 04 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS.NGUYỄN ĐÌNH HƯƠNG
2. TS. ĐÀO THANH TÙNG

HÀ NỘI - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tôi xin cam đoan đề tài luận án “Quản lý nhà nước đối với hoạt động
truyền hình trả tiền tại Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của tơi.


Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Tác giả luận án

GS.TS. Nguyễn Đình Hương

Phạm Hồi Nam


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Đình Hương và
TS. Đào Thanh Tùng, người hướng dẫn khoa học của Luận án, đã hướng dẫn tận
tình, tâm huyết và rất trách nhiệm giúp tơi những quy chuẩn về nội dung, kiến thức
để hoàn thành Luận án này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Khoa Khoa học Quản lý, Bộ môn Quản lý công cùng các quý thầy cơ tham gia
giảng dạy chương trình nghiên cứu sinh đã truyền đạt những kiến thức, phương
pháp nghiên cứu mới, đây là hành trang quan trọng giúp tơi hồn thành Luận án.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi luôn trân
trọng và cảm ơn những chia sẻ, đóng góp của các chuyên gia, các khách hàng đã hỗ
trợ tơi trong q trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và tình yêu thương của
những người thân và gia đình, đây là động lực to lớn để tơi hồn thành Luận án này.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016
Tác giả luận án


Phạm Hoài Nam


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... vii
DANH MỤC BẢNG......................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................ 8
1.1.

Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi ................................................... 9

1.1.1. Nhóm nghiên cứu về thị trường truyền hình trả tiền .................................. 9
1.1.2. Nhóm nghiên cứu về xu hướng phát triển của thị trường truyền hình
trả tiền .....................................................................................................10
1.1.3. Nhóm nghiên cứu về quản lý hoạt động truyền hình trả tiền .....................13
1.2.

Các cơng trình nghiên cứu trong nước ..................................................14

1.2.1. Nhóm nghiên cứu về thị trường truyền hình trả tiền .................................14
1.2.2. Nhóm nghiên cứu về xu hướng phát triển của thị trường truyền hình

trả tiền .....................................................................................................16
1.2.3. Nhóm nghiên cứu về quản lý hoạt động truyền hình trả tiền .....................18
1.3.

Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu ..............................................26

1.3.1. Một số nội dung đạt được sự nhất trí cao ..................................................26
1.3.2. Một số vấn đề liên quan tới đề tài cần nghiên cứu, làm rõ.........................26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN ....................................................28
2.1. Hoạt động truyền hình trả tiền ...................................................................28
2.1.1. Khái niệm hoạt động truyền hình trả tiền .................................................28
2.1.2. Đặc điểm của hoạt động truyền hình trả tiền .............................................30


iv

2.1.3. Phân loại hoạt động truyền hình trả tiền....................................................34
2.2.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ....................36

2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ..........36
2.2.2. Tính tất yếu của quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ........39
2.2.3. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ............43
2.2.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền.........45
2.2.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ............47
2.2.6. Đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ............53
2.2.7. Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình
trả tiền ......................................................................................................55

2.3.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả
tiền tại một số quốc gia trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam..63

2.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền tại
các quốc gia Châu Âu ...............................................................................63
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả
tiền của Mỹ .............................................................................................64
2.3.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền
của Nhật Bản ............................................................................................66
2.3.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền
của Singapore ...........................................................................................67
2.3.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền
của Trung Quốc ........................................................................................69
2.3.6. Bài học rút ra về quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả
tiền tại Việt Nam ......................................................................................70
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................72
3.1.

Quy trình nghiên cứu .............................................................................72

3.2.

Khung lý thuyết nghiên cứu ...................................................................72

3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu nghiên cứu ....................................73
3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu........................................................................76



v

Chương 4: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI VIỆT NAM ....................................77
4.1.

Tổng quan về hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam .................77

4.1.1. Khái quát sự ra đời và phát triển của dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam ....77
4.1.2. Thực trạng hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam ...............................79
4.2.

Bộ máy và cơ sở pháp lý quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền
hình trả tiền tại Việt Nam ......................................................................92

4.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam ..92
4.2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả
tiền tại Việt Nam ......................................................................................95
4.3.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền
tại Việt Nam ............................................................................................98

4.3.1. Thực trạng quản lý cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền..........................98
4.3.2. Thực trạng quản lý nội dung trên truyền hình trả tiền .............................114
4.3.3. Thực trạng quản lý chất lượng dịch vụ truyền hình trả tiền .....................124
4.3.4. Thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền ......136
4.3.5. Thực trạng quản lý giá thành, giá cước dịch vụ truyền hình trả tiền ........141
4.4.


Đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền
tại Việt Nam ..........................................................................................147

4.4.1. Đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt động
truyền hình trả tiền tại Việt Nam ............................................................147
4.4.2. Đánh giá theo nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình
trả tiền tại Việt Nam ...............................................................................162
Chương 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN .......................................169
5.1.

Dự báo tiềm năng phát triển hoạt động truyền hình trả tiền tại
Việt Nam đến năm 2020 và sự cần thiết phải hồn thiện luật
pháp, chính sách quản lý vĩ mơ của nhà nước đối với hoạt động
truyền hình trả tiền .............................................................................169


vi

5.1.1. Dự báo tiềm năng phát triển hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam
đến năm 2020 .........................................................................................169
5.1.2. Sự cần thiết phải hồn thiện luật pháp, chính sách quản lý vĩ mô của nhà
nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ............................................170
5.2.

Quan điểm và phương hướng hồn thiện quản lý nhà nước đối với
hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam .......................................171

5.2.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình
trả tiền tại Việt Nam ...............................................................................171

5.2.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền
hình trả tiền tại Việt Nam .......................................................................172
5.3.

Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền
hình trả tiền tại Việt Nam ....................................................................173

5.3.1. Nhóm giải pháp hồn thiện quản lý cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền .......173
5.3.2. Nhóm giải pháp hồn thiện quản lý nội dung trên truyền hình trả tiền ..........183
5.3.3. Nhóm giải pháp hồn thiện quản lý chất lượng dịch vụ truyền hình trả tiền.....187
5.3.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ
truyền hình trả tiền .................................................................................190
5.3.5. Nhóm giải pháp hồn thiện quản lý giá thành, giá cước dịch vụ truyền
hình trả tiền ............................................................................................194
5.3.6. Nhóm giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý nhà
nước về hoạt động truyền hình trả tiền cho cán bộ quản lý .....................198
5.4.

Một số kiến nghị ...................................................................................201

5.4.1. Các kiến nghị chung ...............................................................................201
5.4.2. Các kiến nghị cụ thể ...............................................................................201
KẾT LUẬN ......................................................................................................205
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .....................................................................208
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................209
PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVG

: Truyền hình An Viên

DTH

: Truyền hình vệ tinh

GTGT

: Giá trị gia tăng

HTVC

: Cơng ty truyền hình cáp Thành phố Hồ Chí Minh

MMDS

: Truyền hình sóng viba

NCC

: Nhà cung cấp

PTTH

: Phát thanh, truyền hình


QLNN

: Quản lý nhà nước

SCTV

: Tổng cơng ty truyền hình cáp SaigonTourist

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TT&TT

: Thông tin và Truyền thông

THTT

: Truyền hình trả tiền

VNPT

: Tổng cơng ty bưu chính viễn thơng Việt Nam

VOD

: Truyền hình theo u cầu

VSTV


: Cơng ty TNHH Truyền hình số vệ tinh

VTVCab

: Tổng cơng ty Truyền hình cáp Việt Nam


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Mô tả mẫu thứ nhất ............................................................................. 75
Bảng 3.2. Mô tả mẫu thứ ba ................................................................................ 75
Bảng 4.1. Một số đơn vị cung cấp dịch vụ THTT tiêu biểu ................................. 80
Bảng 4.2. Tình hình lao động của một số đơn vị cung cấp dịch vụ THTT tiêu
biểu giai đoạn 2011-2015 .................................................................... 81
Bảng 4.3. Thống kê số lượng thuê bao, số lượng kênh truyền hình ..................... 82
Bảng 4.4. Thống kê số thuê bao THTT của một số doanh nghiệp viễn thơng
tính đến tháng 06/2015........................................................................ 85
Bảng 4.5. Doanh thu hoạt động THTT tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 .......... 90
Bảng 4.6. Doanh thu hoạt động THTT của một số doanh nghiệp điển hình giai
đoạn 2011-2015 .................................................................................. 91
Bảng 4.7. QLNN thơng qua các công cụ đăng ký, cấp phép và báo cáo đối với
từng loại đối tượng và phân khúc thị trường.......................................102
Bảng 4.8. Thủ tục cấp phép cung cấp dịch vụ THTT..........................................106
Bảng 4.9. Thủ tục cấp phép sản xuất chương trình THTT ..................................108
Bảng 4.10. Kết quả cấp phép cung cấp dịch vụ THTT giai đoạn 1990-2015 ........110
Bảng 4.11. Đánh giá của doanh nghiệp về công tác cấp phép cung cấp dịch vụ
THTT tại Việt Nam............................................................................113
Bảng 4.12. Thống kê nội dung các kênh THTT giai đoạn 2010-2015 ...................117
Bảng 4.13. Đánh giá về công tác quản lý nội dung trên THTT của doanh nghiệp

viễn thông ..........................................................................................120
Bảng 4.14. Đánh giá về nội dung trên THTT của cán bộ QLNN ..........................121
Bảng 4.15. Đánh giá về nội dung trên THTT của khách hàng ..............................123
Bảng 4.16. Kết quả kiểm tra chất lượng THTT của các doanh nghiệp viễn thông
giai đoạn 2010-2015 ..........................................................................128
Bảng 4.17. Đánh giá về công tác quản lý chất lượng THTT của doanh nghiệp
viễn thông ..........................................................................................131


ix

Bảng 4.18. Đánh giá về công tác quản lý chất lượng THTT của cán bộ QLNN ....132
Bảng 4.19. Đánh giá về chất lượng THTT của khách hàng ..................................134
Bảng 4.20. Thống kê doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng THTT ......................140
Bảng 4.21. Đánh giá của doanh nghiệp đối với dự thảo quản lý giá thành, giá
cước dịch vụ THTT............................................................................145
Bảng 4.22. Số lượng doanh nghiệp tham gia (trước 2011) và được cấp phép
cung cấp dịch vụ THTT mới (sau 2011) trong giai đoạn 1990-2015 ...148
Bảng 4.23. Đóng góp vào NSNN của một số doanh nghiệp THTT điển hình giai
đoạn 2011-2015 .................................................................................151
Bảng 4.24. Doanh thu, lợi nhuận thị trường THTT trong giai đoạn 2011-2015 ....152
Bảng 4.25. Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp với những chính sách
hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật của Nhà nước .................................................156
Bảng 4.26. Đánh giá mức độ hài lịng của doanh nghiệp với cơng tác quản lý thị
trường dịch vụ THTT của Nhà nước ..................................................157
Bảng 4.27. Đánh giá về tác động lan tỏa của THTT đến đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội của người dân ..................................................................161


x


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1.

Khung lý thuyết nghiên cứu về QLNN đối với hoạt động THTT......... 72

Hình 4.1.

Biến động một số tiêu chí trên thị trường THTT giai đoạn 2011-2015 83

Hình 4.2.

Thị phần (thuê bao) của nhà cung cấp dịch vụ THTT năm 2013 ......... 86

Hình 4.3.

Thị phần (thuê bao) của nhà cung cấp dịch vụ THTT năm 2014 ......... 86

Hình 4.4.

Thị phần (thuê bao) của nhà cung cấp dịch vụ THTT năm 2015 ......... 87

Hình 4.5.

Thị phần các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT tại thời điểm tháng
6/2015 ................................................................................................. 89

Hình 4.6.

Bộ máy QLNN đối với THTT tại Việt Nam ........................................ 92


Hình 4.7.

Thống kê nội dung các kênh THTT giai đoạn 2010-2015 ...................118

Hình 4.8.

Số lượng doanh nghiệp tham gia (trước 2011) và được cấp phép
cung cấp dịch vụ THTT mới (sau 2011) trong giai đoạn 1990-2015 ...148

Hình 4.9.

Vốn điều lệ của một số doanh nghiệp THTT điển hình ......................149

Hình 4.10. Số lượng lao động một số doanh nghiệp THTT điển hình, 2011-2015150
Hình 4.11. Doanh thu các loại hình THTT trong giai đoạn 2011-2015 ................152
Hình 4.12. Số lượng doanh nghiệp vi phạm các quy định quản lý trong hoạt
động cung cấp dịch vụ THTT trong giai đoạn 2010-2015 ..................154
Hình 4.13. Đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu phát triển thị trường dịch vụ
THTT của các chính sách quản lý thị trường THTT ...........................159
Hình 4.14. Đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
các chính sách quản lý thị trường THTT ............................................160


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có sự phân chia rõ
ràng giữa hai loại hình truyền hình, đó là: truyền hình quảng bá và truyền hình trả

tiền (THTT). Truyền hình quảng bá đóng vai trị cung cấp miễn phí thơng tin, thời
sự, pháp luật và giải trí cơ bản cho người xem. Nguồn thu của loại hình truyền hình
này chủ yếu ngân sách nhà nước. Người xem phải “chấp nhận” những chương trình
thiếu phong phú, do sự đầu tư hạn chế về cả nội dung lẫn chất lượng.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường khi nhu cầu và khả năng chi trả của
người xem ngày càng cao, địi hỏi những chương trình truyền hình phải có chất
lượng cao hơn, chuyên sâu hơn, cả về nội dung và hình ảnh. Sở thích của từng
người xem truyền hình khác nhau và họ sẵn sàng trả tiền cho những dịch vụ này. Có
cầu là phải có cung là quy luật tất yếu của kinh tế thị trường và là nguồn gốc hình
thành THTT.
Dịch vụ THTT hay cịn gọi là THTT đã xuất hiện trên thế giới từ năm 1948.
Nhưng tại Việt Nam, THTT mới chính thức có mặt được hơn 20 năm. Trong nền
kinh tế thị trường ở nước ta, dịch vụ THTT là một thị trường hồn tồn mới mẻ.
Tuy vậy, giới truyền hình ở Việt Nam đã nhanh chóng thâm nhập và có một số bước
phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc phát triển khá nhanh chóng của loại hình
dịch vụ này đã dẫn tới nhiều vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý cũng như hoạt
động của thị trường, đặc biệt là vấn đề cạnh tranh, bản quyền.
Thị trường dịch vụ THTT Việt Nam được đánh giá đang ở giai đoạn đầu và
đầy tiềm năng, theo dự báo thị trường này sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm
tới nhất là khi có sự gia nhập của các doanh nghiệp mới như Viettel hay FPT. Theo
thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), tốc độ phát triển thị
trường dịch vụ THTT trong hơn 10 năm qua rất nhanh, trung bình 7,3%/năm. Triển
vọng phát triển thị trường THTT ở Việt Nam là rất lớn. Trong tổng số 25 triệu thuê
bao truyền hình, ở Việt Nam mới chỉ có hơn 7,3 triệu thuê bao, chiếm gần 30% (


2

năm 2015). So với các nước trên thế giới thì (60-80%) thì tỷ lệ này vẫn cịn thấp.
Do đó, khoảng trống dành cho thị trường còn rất rộng và tỷ lệ này được dự báo sẽ

tăng trưởng lên 10% tới 15% vào năm 2016. Đặc biệt là thị trường nông thơn cịn
đang bị bỏ ngỏ.
Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng hộ dân chưa sử dụng dịch vụ còn rất lớn
nhưng thị trường THTT tại Việt Nam lại đang đứng trước những thách thức không
hề nhỏ. Thách thức với các doanh nghiệp hiện nay ngoài việc phải cung cấp nội
dung, đường truyền tốt thì cịn phải đối mặt với sự xuất hiện của các truyền hình
OTT (Over-The-Top). Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với các thuê
bao ảo (người dân tự đấu nối xem truyền hình trộm). Ngồi ra, tình trạnh cạnh tranh
khơng lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường vẫn diễn ra mà chưa có sự
quản lý chặt chẽ từ phía các cơ quan có thẩm quyền.
Để thực hiện tốt quản lý nhà nước (QLNN) về dịch vụ THTT, ngày 24/3/2011,
Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản
lý thị trường dịch vụ THTT và Quyết định số 18a/2013/QĐ-TTg ngày 29/03/2014
của Thủ tướng Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý
hoạt động THTT ban hành kèm theo Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg. Theo đó, các
đơn vị hoạt động dịch vụ THTT được tổ chức lại theo quy chế của Chính phủ;
khuyến khích THTT theo cơng nghệ hiện đại vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị của
Đảng và Nhà nước, vừa đáp ứng nhu cầu thơng tin giải trí ngày càng đa dạng của
người dân. Có thể nói sự ra đời của thị trường THTT là tất yếu khách quan, đó
chính là hệ quả của quan hệ cung cầu đối với dịch vụ THTT cùng với sự phát triển
của nhu cầu xem truyền hình ngày càng cao của khán giả. Giá cả của THTT phụ
thuộc vào nhiều yếu tố trong đó cần phải có sự điều tiết của cơ quan quản lý nhằm
đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, tạo sự phát triển đồng bộ cho thị trường. Một thị
trường THTT phát triển sẽ đem lại cho khán giả xem truyền hình nhiều thơng tin
hữu ích, mang lại cuộc sống nhiều màu sắc đa dạng mà trong đó người xem truyền
hình ln là đối tượng được các nhà cung cấp dịch vụ quan tâm chăm sóc. Dịch vụ
THTT ln đáp ứng đa dạng đối với người xem truyền hình trong đó các nhà cung


3


cấp dịch vụ THTT thường đưa ra các gói kênh nhằm thu hút khán giả từ gói cơ bản
tới gói cao cấp. Theo đó tùy theo số tiền mà người xem chấp nhận chi trả thì nhà
cung cấp sẽ có những gói kênh phù hợp để người xem tiếp cận được với hệ thống
truyền hình một cách dễ dàng nhất.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, những năm qua Nhà nước đã ban hành
nhiều chính sách phát triển dịch vụ truyền hình, nhờ đó hệ thống THTT đã có sự
phát triển khá nhanh. Hiện nay tại mỗi tỉnh và thành phố trong cả nước đều có một
mạng truyền hình cáp, 43% hộ gia đình ở thành thị sử dụng truyền hình cáp, 18%
hộ gia đình sử dụng thiết bị thu tín hiệu từ vệ tinh. Bên cạnh những mặt tích cực,
vấn đề QLNN đối với hoạt động THTT cũng cịn bất cập, nhiều nội dung cần có sự
quản lý và điều chỉnh để phát triển bền vững. Tình trạng buông lỏng quản lý, cạnh
tranh không lành mạnh, vi phạm bản quyền đã xảy ra. Bởi vậy, cùng với sự phát
triển của THTT cần phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước để hoạt động THTT
phát triển vững chắc.
Mặt khác, hợp tác quốc tế trong khu vực và thế giới về cơng nghệ truyền hình,
ảnh hưởng của hiệp định TPP địi hỏi Việt Nam khơng chỉ phải nâng cao năng lực
cạnh tranh của các đơn vị cung ứng dịch vụ THTT của ngành phát thanh truyền
hình mà cịn phải phát triển theo hướng hài hịa các chính sách QLNN đối với hoạt
động này. Các yếu tố này đặt ra địi hỏi cấp thiết phải rà sốt, đánh giá một cách hệ
thống, khoa học thực trạng hiện tại và có giải pháp phù hợp, hiệu quả để thực hiện
QLNN đối với hoạt động THTT trong giai đoạn tới.
Ứng với tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực THTT
đã có một số văn bản chỉ đạo một số cơ sở của trực thuộc lĩnh vực THTT phải nâng
cao chất lượng các chương trình truyền hình cũng như chất lượng phục vụ. Với yêu
cầu cấp thiết này, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với
hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu luận án
tiến sĩ của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá về thực trạng QLNN đối với hoạt
động THTT ở Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện


4

QLNN đối với hoạt động THTT. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án xác
định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu về QLNN đối với hoạt
động THTT. Xác định những tiêu chí đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng đến
QLNN đối với hoạt động THTT.
Thứ hai, phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động THTT ở Việt Nam
trong giai đoạn 2010-2015; xây dựng một bức tranh toàn diện và chi tiết về thực
trạng dịch vụ THTT tại Việt Nam hiện nay, chỉ ra sự cần thiết của QLNN đối với
hoạt động THTT, đồng thời đánh giá hiệu lực, hiệu quả của QLNN đối với hoạt
động THTT, làm rõ được những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại của
hoạt động THTT tại Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất và kiến nghị một số giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của QLNN đối với hoạt động THTT trong tương lai, giai
đoạn 2015-2025.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ tập trung trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:
(i) Dịch vụ THTT là gì? Dịch vụ THTT có những đặc điểm gì? Hiện nay có
những loại hình dịch vụ THTT nào?
(ii) QLNN đối với hoạt động THTT là gì? QLNN đối với hoạt động THTT
hướng đến những mục tiêu nào?
(iii) QLNN đối với hoạt động THTT phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
(iv) QLNN đối với hoạt động THTT bao gồm những nội dung cơ bản nào?

(v) Có những tiêu chí nào có thể sử dụng để đánh giá cơng tác QLNN đối với
hoạt động THTT?
(vi) Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động THTT?
(vii) Bộ máy QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt Nam bao gồm những cơ
quan nào? Chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan?
(viii) Thực trạng QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt Nam trong thời gian
qua như thế nào? Những điểm mạnh đã đạt được? Những điểm yếu còn tồn tại và
nguyên nhân nào dẫn đến những điểm yếu đó?












×