Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 122 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình nào
khác.
Tác giả luận văn

Mai Thị Ngọc Bích


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo, cán bộ trong khoa Khoa
học Xã hội và Nhân văn trường Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện thuận lợi để
tơi có thể hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Nguyệt
Trinh, người đã động viên, giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện
luận văn.
Lời cuối cùng, tơi xin cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những
người thân yêu đã luôn ở bên cổ vũ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện luận văn.
Bình Định, ngày 12 tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn

Mai Thị Ngọc Bích


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ......................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 10
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................... 11


5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 11
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 12
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 12
CHƯƠNG 1: ĐINH HÙNG VÀ VẤN ĐỀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ ĐINH HÙNG ........................................................................ 13
1.1. ĐINH HÙNG VỚI MÊ HỒN CA VÀ ĐƯỜNG VÀO TÌNH SỬ .......... 13
1.1.1. Mê hồn ca - thế giới huyền diệu, ma mị đầy ám ảnh ..................... 14
1.1.2. Đường vào tình sử - thế giới tình yêu đầy mơ mộng .................... 17
1.2. QUAN NIỆM THƠ ĐINH HÙNG .......................................................... 19
1.2.1. Quan niệm về thơ của Đinh Hùng .................................................. 19
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Đinh Hùng ........................................... 21
1.3. CÁC TIỀN ĐỀ KIẾN TRÚC KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT ĐINH
HÙNG ............................................................................................................. 23
1.3.1. Tiền đề lịch sử - xã hội ................................................................... 25
1.3.2. Tiền đề văn học ............................................................................... 28


1.3.2.1. Ảnh hưởng từ những phong trào cách tân đương thời.......... 28
1.3.2.2. Ảnh hưởng từ thơ tượng trưng – siêu thực của Pháp ........... 32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 37
CHƯƠNG 2: LOẠI HÌNH KHƠNG GIAN TRONG MÊ HỒN CA VÀ
ĐƯỜNG VÀO TÌNH SỬ................................................................................ 38
2.1. KHƠNG GIAN ĐƠ THỊ .......................................................................... 38
2.2. KHƠNG GIAN NGUYÊN SƠ ................................................................ 45
2.2.1. Không gian tiền sử .......................................................................... 45
2.2.2. Không gian hoang dã ...................................................................... 49
2.2.3. Không gian vũ trụ ........................................................................... 52
2.3. KHƠNG GIAN SIÊU THỰC .................................................................. 55
2.3.1. Khơng gian cõi mộng ...................................................................... 56
2.3.2. Không gian cõi tiên ......................................................................... 60

2.3.3. Không gian cõi âm .......................................................................... 63
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 68
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC KHÔNG GIAN TRONG MÊ
HỒN CA VÀ ĐƯỜNG VÀO TÌNH SỬ ........................................................ 69
3.1. NGƠN TỪ - CHẤT LIỆU KIẾN TRÚC KHÔNG GIAN ...................... 69
3.1.1. Đại từ nhân xưng ............................................................................ 69
3.1.1.1. Ta - tôi ................................................................................... 70
3.1.1.2. Nàng – em .............................................................................. 74


3.1.1.3. Ngươi – Các ngươi ................................................................ 79
3.1.2. Động từ ........................................................................................... 80
3.1.2.1. Nội động từ ............................................................................ 81
3.1.2.2. Ngoại động từ ........................................................................ 86
3.1.3. Nghệ thuật sắp đặt ngôn từ ............................................................. 89
3.1.3.1. Những tổ hợp ngôn ngữ mới mẻ, độc đáo ............................. 90
3.1.3.2. Trường liên tưởng - ngôn từ kiến trúc thế giới chiêm bao .... 93
3.2. THỦ PHÁP, PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG KHÔNG GIAN .............. 97
3.2.1. Đối lập ............................................................................................. 98
3.2.2. Tượng trưng .................................................................................. 102
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................ 108
KẾT LUẬN .................................................................................................. 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 111


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thơ mới (1932-1945) là một trào lưu rộng lớn trên bước đường

hiện đại hố thơ ca dân tộc. Chỉ hơn mười năm hình thành và phát triển, phong
trào Thơ mới đã có những đóng góp quan trọng, làm thay đổi tồn bộ thi pháp
thơ cũ, đưa lại cho nền thơ ca nước nhà một sức sống mới, mở ra “một thời đại
trong thi ca”. Nhắc đến Thơ mới thì người ta sẽ nhắc đến các tác giả tiêu biểu
như Thế Lữ, Huy Cận, Nguyễn Bính, Xn Diệu, Hàn Mặc Tử,... trong đó Đinh
Hùng là một nhà thơ lớn với nhiều đóng góp mới mẻ, mặc dù đã có nhiều độc
giả và nhà nghiên cứu biết đến Đinh Hùng nhưng có thể nói vũ trụ thơ ca mà
Đinh Hùng tạo nên vẫn chưa được khai phá đến tột cùng vẻ đẹp huy hồng của
nó.
1.2. Đinh Hùng (1920-1967) là một thi sĩ của phong trào Thơ mới đồng
thời cũng là một thi sĩ của thời kì sau Thơ mới. Trong khi nhiều thi sĩ khác như
Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,... từ năm 1954 đã chuyển hướng ngịi bút
sang thơ ca Cách mạng thì Đinh Hùng dường như vẫn tiếp tục nuôi dưỡng mạch
Thơ mới, mặc dù thời hồng kim của nó đã trơi qua. Đinh Hùng là người tiếp
tục sáng tác thơ và đã để lại một gia tài thơ có giá trị xét cả về mặt nội dung lẫn
nghệ thuật. Với cá tính vốn ngang tàng, cuồng nhiệt và có phần lập dị, thơ Đinh
Hùng toát lên một bản ngã cá nhân độc đáo, mạnh mẽ, bay bổng cùng những
hoang tưởng đầy lãng mạn.
Những thi phẩm đầu tiên của Đinh Hùng đã xuất hiện trên báo chí trong
thời kỳ Thơ mới nhưng mãi tới năm 1954 trở về sau, những tập thơ của ơng như
Mê hồn ca, Đường vào tình sử , Tiếng ca bộ lạc mới ra mắt độc giả. Tuy
nhiên, do những đặc điểm riêng của lịch sử nên thơ Đinh Hùng trước thời kỳ
đổi mới không được phổ biến. Từ sau 1990 đến nay, các tác phẩm của ông đã
được tái bản nhưng tên tuổi của ông độc giả nói chung vẫn cịn thấy xa lạ.


2

1.3. Không gian nghệ thuật trong thơ là một vấn đề khá rộng lớn.
Không gian trong thơ không mới, nhưng nó được các nhà nghiên cứu đánh giá

là một trong những vấn đề quan trọng của thi pháp tác giả. Không gian là một
trong những đối tượng phản ánh của tác phẩm văn học, là một phạm trù thẩm
mĩ, nó gắn với những quan niệm về nghệ thuật, về con người, về thế giới chủ
quan. Khơng có hình tượng nghệ thuật nào lại không tồn tại trong không gian
của chủ thể sáng tác. Không gian trong nghệ thuật cũng được coi là một hình
tượng nghệ thuật. Cũng như thời gian nghệ thuật, khơng gian nghệ thuật là hình
thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là sản phẩm của
nghệ sĩ nhằm biểu hiện về con người, về thế giới, đồng thời thể hiện quan niệm
nhân sinh. Khơng gian trong nghệ thuật có mơ hình và ngơn ngữ riêng của mình
vì nó thể hiện quan niệm về thế giới và về con người.
Đã có khơng ít những nhà nghiên cứu quan tâm tới thơ Đinh Hùng,
tới không gian nghệ thuật nhưng đa phần mới chỉ dừng lại ở những nhận xét
chung chung, mà chưa đi vào tìm hiểu những dạng thức biểu hiện, cắt nghĩa lí
do để chỉ ra cách nhìn của ơng về thế giới cũng như con người. Bởi hai tập thơ
Mê hồn ca và Đường vào tình sử nằm trong mạch nguồn Thơ mới, có chung
dịng chảy với Điêu tàn của Hàn Mặc Tử, Tinh huyết của Bích Khê,... và nó
sẽ khơi nguồn cho những cách tân của thơ ca sau này.
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tập trung vào tác giả Đinh
Hùng với hai tập thơ Mê hồn ca và Đường vào tình sử của ơng để khảo sát và
từ đó rút ra đặc điểm: Không gian nghệ thuật trong Mê hồn ca và Đường vào
tình sử của Đinh Hùng.
Nghiên cứu Không gian nghệ thuật trong Mê hồn ca và Đường vào
tình sử của Đinh Hùng, người viết mong muốn tìm hiểu những nét đặc sắc
trong thi pháp không gian nghệ thuật thơ Đinh Hùng, từ đó góp một tiếng nói
đưa thơ Đinh Hùng đến gần hơn với độc giả hôm nay.


3

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Phong trào Thơ mới là bước tiến lớn trong lịch sử văn học dân tộc. Khi
Thơ mới ra đời, đã có rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề thơ mới - thơ
cũ. Thế nhưng qua thời gian, Thơ mới đã từng bước chứng minh được vị thế
của mình trên văn đàn. Thời kỳ này các nhà nghiên cứu cũng đã bắt đầu đi sâu
vào quan tâm, tìm hiểu về các tác giả và tác phẩm cụ thể. Nhiều cơng trình đã
được nghiên cứu dưới những góc độ tiếp cận khác nhau. Các nhà nghiên cứu,
phê bình chủ yếu tiếp cận về Thơ mới và phong trào Thơ mới dưới hai dạng
chính là: Dạng viết về trào lưu: Chủ yếu đề cập đến trào lưu Thơ mới và sự cách
tân về thi pháp thơ, dạng phân tích về tác giả và tác phẩm riêng lẻ.
Trong nền thi ca hiện đại Việt Nam nói chung, nếu như Xn Diệu, Vũ
Hồng Chương,... là cầu nối giữa lãng mạn và tượng trưng thì Đinh Hùng cùng
một số nhà thơ khác như Trần Dần, Phùng Quán,... là lớp nhà thơ đã chuyển
hẳn sang tượng trưng. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, do những định kiến, suốt
một thời gian dài, chúng ta đã chối bỏ chủ nghĩa tượng trưng, xem đó là một
hiện tượng quái dị, phản cảm. Vì vậy, mặc dù chủ nghĩa tượng trưng đã đến
nước ta từ nửa đầu thế kỷ 19, có những ảnh hưởng nhất định đến nền văn học
giai đoạn 1932-1945 nhưng vai trị của nó trong tiến trình văn học Việt Nam vẫn
có một số tác giả chưa được đánh giá đúng mực, trong đó có thơ của Đinh Hùng.
Trong khi thi phẩm của các nhà thơ như Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng
Chương, Trần Dần, Hoàng Cầm,… đều đã được in ấn, xuất hiện hàng loạt trên
thi đàn, được độc giả đón nhận thì thơ Đinh Hùng dường như vẫn cịn ít bạn đọc
biết đến. Và các nhà phê bình, nghiên cứu văn học hình như cũng "kiêng dè"
viết về Đinh Hùng khiến cho cuộc đời và sự nghiệp văn học của ơng vơ tình bị
độc giả lãng quên đi. Nhà nghiên cứu Đặng Tiến viết:“Đinh Hùng là một trong
các nhà thơ lớn của nền thi ca Việt Nam hiện đại, và trước khi lìa đời khơng
được đọc một tác phẩm phê bình nào cho đàng hồng dành cho thơ mình, cho


4


cuộc đời mình dành trọn cho Thơ. Trong lịch sử văn học thế giới, một người
viết tiểu thuyết hay kịch, có thể tự xác định vị trí, nhưng một nhà thơ khó mà
quan niệm được chỗ đứng nếu khơng có mơi giới của ngành lí luận văn học.
Cái buồn của Đinh Hùng âu cũng là chung cho các thi sĩ Việt Nam, chỉ khác ở
chỗ là Đinh Hùng đã mất sớm” [62].
Về vị trí của Đinh Hùng trên thi đàn, nhiều nhà nghiên cứu đều chung
nhận định: Đinh Hùng là nhà thơ tiêu biểu cho trường phái thơ tượng trưng và
có vị trí của một người tiên phong. Nguyễn Mạnh Trinh đặc biệt nhấn mạnh:
“Với những người làm thơ, Đinh Hùng có vị trí một vì sao Bắc Đẩu” [64].
Trong cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ, tác giả Tạ Tỵ cho rằng “Đinh Hùng,
tượng hình cơ độc trên vịm trời thi ca Việt Nam vào năm 1940 đến 1945 [68,
213]. Như vậy, có thể thấy, đối với trường phái thơ Tượng trưng, Đinh Hùng là
một trong những người có vị trí tiên phong. Ơng đã có những bước đi cực kỳ
táo bạo, những hướng tìm tịi mới cho thi ca Việt Nam khi mà trào lưu lãng mạn
của Thơ mới bắt đầu có dấu hiệu suy thối. Và Đinh Hùng cùng với Trần Dần,
Vũ Hoàng Địch, Trần Mai Châu thành lập nhóm Dạ Đài và ra bản Tun ngơn
của trường phái thơ Tượng trưng đã cho thấy sự chủ động của các nhà thơ
Việt Nam trong quá trính tiếp biến, cách tân thơ với các trường phái, các trào
lưu văn học phương Tây. Mặc dù Dạ Đài chỉ ra được một số (ngày 16/11/1946)
rồi dừng lại vì chiến tranh nhưng nó đã đóng một vai trị vơ cùng quan trọng
trong việc khẳng định địa vị lịch sử của trường phái thơ tượng trưng trong
phong trào Thơ mới đồng thời khẳng định được vị trí của Đinh Hùng trên thi
đàn.
Nhìn nhận một cách khách quan, có thể thấy văn học lãng mạn Việt Nam
ra đời và phát triển trong vòng 15 năm, từ năm 1930 đến năm 1945 nhưng hầu
như đã thâu tóm cả chặng đường phát triển 100 năm của văn học Pháp khi mà
các trường phái văn học ở phương Tây hầu như đã đi trọn vẹn quá trình của


5


mình. Trong cuộc tiếp biến văn học ấy, Đinh Hùng bằng gia tài thi ca của mình
đã góp một phần rất lớn trong việc thúc đẩy rất nhanh quá trình hiện đại hóa nền
văn học Việt Nam. Thơ Đinh Hùng mang những đặc điểm của trường phái thơ
tượng trưng rất rõ. Nhận định về vấn đề này, tác giả Võ Văn Ái trong tác phẩm
Bốn mươi năm thơ Việt Nam 1945 - 1985 đã viết về Đinh Hùng như sau:
"...Ám ảnh vì cái chết từ lúc bé, Đinh Hùng hướng về nguồn thơ tượng trưng. Vì
tượng trưng là âm bản của thực tại như chết là âm bản của sự sống... Nỗi chết
đã ám ảnh đeo đuổi Đinh Hùng như hình với bóng, đốt thắp tâm tư chàng. Đinh
Hùng khơng chạy trốn, chàng hàm dưỡng ngọn lửa ấy cho nguồn thơ Tượng
trưng" [63]. Trong bài viết nhan đề Những kỷ niệm của tôi về văn học miền
Nam, tác giả Nguyễn Đức Tùng cũng khẳng định: “Đinh Hùng là người mở
cánh cửa cuối cùng của Thơ Mới, giai đoạn phát triển sau và phần nào chuẩn
bị khơng khí cho chủ nghĩa siêu thực bắt đầu. [65].
Nhận xét về thế giới nghệ thuật thơ Đinh Hùng, Đặng Tiến trong Thi
giới Đinh Hùng nhận định: “Đinh Hùng tạo được cho riêng ông một thi giới
rất lạ, tựa như một con suối chảy từ trữ tình đến tượng trưng sang siêu thực,
mang theo dịng những hình ảnh giàu có, một ngơn ngữ cá biệt” [62]. Tác giả
đã đi vào phân tích nhiều đặc điểm trong thơ Đinh Hùng qua đó làm nổi bật lên
thi giới riêng biệt, kì lạ của thi sĩ. Ơng khẳng định: “Thơ Đinh Hùng là một thi
giới đã trưởng thành, một năng lực sáng tạo vượt ra khỏi thực tại” [62].
Nhà nghiên cứu Phạm Việt Tuyền thì cho rằng thơ Đinh Hùng: “là thế
giới của đắm đuối say mê, của hoang sơ man dại, của chết chóc lạnh lùng, của
nhiệm mầu huyền bí” [70]. Nhận định của Thế Phong cũng có nét tương đồng:
“Thơ ơng đầy tính chất thần kỳ, ma quái, ý tưởng càng quái đản, nào hồn ma
siêu phách, thế giới âm ty – nhưng thơ tình yêu lại rất cuồng nhiệt, cụ thể” [46].
Có thể thấy, các nhận định nói trên đều có chung một nhận xét tương đồng về
thế giới nghệ thuật thơ của Đinh Hùng, đó là một thế giới hoang sơ, kỳ ảo, đầy



6

mê đắm nhưng cũng đầy bí ẩn và thấm đẫm chất liêu trai. Đinh Hùng đã tạo
dựng nên nó bằng nguồn thơ tượng trưng, bằng năng lực sáng tạo của một thi
nhân tự nguyện đốt cháy thân phận mình chẳng những trên đầu ngọn bấc mà
còn ở men rượu và sênh phách. Trong cõi Mê cung, Đinh Hùng lạc vào với
từng bước đắm say giữa “nghìn yêu ma chung bước cõi ln hồi” với khúc hát
“vong tình” bay chót vót trên núi non để “mở hội oan hồn”. Phải chăng vì vậy
mà nhà văn Hồng Phủ Ngọc Tường trong bài phỏng vấn thi sĩ Trần Dần đã chê
thơ Đinh Hùng “lòe loẹt ghê ghê mùi son phấn”? [66]. So với các nhà thơ tiền
chiến, nghệ thuật cấu tứ và tạo hình của Đinh Hùng đã vượt rất xa, tạo dựng
được một thế giới thi ca thuần nhất. Tác giả Cao Thế Duy nhận xét:“Ai cũng
phải công nhận rằng Đinh Hùng là một thi nhân độc đáo, không nhà thơ nào có
giọng điệu Liêu Trai như ơng, khơng có một nhà thơ nào có giọng điệu phong
toả lên hồn thơ mình những khói hương nghi ngút như ơng [71].
Về mặt đề tài, nhiều nhà nghiên cứu cùng chung nhận định: thơ Đinh Hùng
có hai mảng đề tài chính là thơ tình u và thơ thiên nhiên trong đó mảng thơ
tình chiếm một vị trí đặc biệt. Trong bài viết Đinh Hùng – một hồn thơ kỳ ảo,
tác giả Võ Tấn Cường cho rằng: “Cái đẹp của tình yêu trong thơ Đinh Hùng
khơng phải là những cung bậc cảm xúc bình thường mà tràn đầy, choáng ngợp
sự mê dại của tâm linh trước thế giới diệu kỳ của ái tình” [7]. Đến với thơ tình
của Đinh Hùng, chúng ta dễ có cảm giác rờn rợn đầy ma quái bởi mối tình si
của thi nhân với những nàng Kỳ nữ, với Sầu Hoài Thương Nữ, với Em Huyền
Diệu, với những linh hồn nương mình theo cơn gió hay ánh trăng lành lạnh
sương khuya, hoặc ghê rợn hơn là từ dưới những nấm mồ sâu vùng dậy để đáp
lại tấm chân tình của thi sĩ. Tác giả Hồ Văn Quốc trong bài viết Đinh Hùng –
người ca khúc mê hồn đã nhấn mạnh đến nguồn gốc những bài thơ tình mang
màu sắc liêu trai, ma quái này như sau: “Khơi mạch nguồn trực tiếp cho thơ
Đinh Hùng chính là cái chết của “người đẹp ngày xưa tên giống hoa”, một loài



7

hoa mùa hạ - Liên. Nàng là mối tình đầu diễm lệ, đắm say, khổ đau, mê loạn.
Nàng chợt đến rồi vội ra đi như hư ảnh. Vào một ngày mùa hạ đang tươi, đoá
hoa kia bỗng lụi tàn. Tử thần đã mang Liên đi vào cõi vĩnh hằng. Từ đó với thi
sĩ là cuộc hành trình cơ đơn, lạc lồi, mê loạn, nhà thơ tìm về bộ lạc rồi vào
chốn âm ty mong gặp lại người con gái ngày xưa” [48]. Cuộc đời Đinh Hùng
đã chứng kiến và ám ảnh bởi cái chết. Cái chết của những người thân trong gia
đình, cái chết của người yêu. Nỗi đau sâu đậm chất ngất trời mây đã được Đinh
Hùng thể hiện trong thơ. Có thể thấy, những cái chết đã đi qua trong cuộc đời
Đinh Hùng có ảnh hưởng rất lớn tới tư duy nghệ thuật của ơng. Nó bắt gặp quan
điểm thẩm mỹ của trường phái thơ tượng trưng phương Tây, tin tưởng vào thế
giới tinh thần đầy bí ẩn nằm sâu trong mỗi con người.
Nói về thi pháp thơ Đinh Hùng, Đặng Tiến cho rằng “thi phẩm Đinh Hùng
không có khớp xương” vì “có thể lấy đoạn đầu bỏ xuống dưới hay xen vào
giữa, bài thơ vẫn thế; hoặc lấy một đoạn trong bài này đem sang bài khác cũng
không sao” [62].
Về ngôn ngữ thơ, trong bài viết nhan đề Những kỷ niệm của tôi về
văn học miền Nam, tác giả Nguyễn Đức Tùng viết: “Tài năng ngôn ngữ của
Đinh Hùng làm cho các thế giới gần lại với nhau, người ở cùng ma, quỷ ở với
người, nhưng ma quỷ của ơng hiền lành, có cảm xúc và suy nghĩ, đầy rẫy một
sự sống khác” [65]. Trần Văn Nam thì nhận định: “Dấu vết lý trí trong cách
lựa chọn từ ngữ đồng dạng của tác giả dường như không đạt tới chỗ hồn hảo,
một bài bình dị xen kẽ vài câu thơ mê hồn, biểu lộ sự không nhất trí trong diễn
trình sáng tác” [30]. Trong Từ điển Văn học (bộ mới) có nhận xét về ơng như
sau: “Thơ Đinh Hùng hàm súc, lối thao tác “tụ” và “tán” nhanh chóng, những
“từ” và “tứ” đột xuất, khiến thơ ơng có khả năng gây được cộng cảm, dễ lưu
vào tâm trí người đọc” [41, tr.424].
Về thời gian và khơng gian nghệ thuật trong thơ Đinh Hùng, tác giả Phạm



8

Thị Huyền đã viết: “Thi sĩ hầu như viết rất ít về thời gian hiện tại. Thời gian
trong thơ ông đa phần là thời gian q khứ, thậm chí có những quá khứ đã lùi
vào dĩ vãng xa xăm của nhân loại, đó là thời tiền sử. Thường xuất hiện thời
gian vào lúc đêm khuya, đêm sâu rùng rợn. Có thể nói, thời gian trong thơ Đinh
Hùng là thời gian siêu tưởng”. Không gian trong thơ Đinh Hùng “bao giờ cũng
gắn bó với tình u đơi lứa, chỉ có điều đặc biệt, đó là tình u trong mộng ảo
của thi nhân với linh hồn trinh nữ ở thế giới bên kia... Không gian trong thơ
Đinh Hùng bao la rộng lớn đến tận cùng, đó là khơng gian của thiên đường, địa
ngục... cịn xuất hiện khơng gian âm u của cõi tiền sinh, tiền sử. Đây là khơng
gian của hồi niệm, không gian của một thế giới đã phôi pha được phục dựng
lại bằng trí tưởng tượng và hư cấu” [20]. Nhà thơ Bùi Giáng – người rất gần
Đinh Hùng trong thi ca nhưng lại rất khác biệt ở ngoài đời – nhận định: “Đinh
Hùng là thi sĩ muốn khai phá một nẻo đường đưa tới thế giới hồng hoang, nơi
đây con người trút bỏ hết hình hài, thể phách, tinh anh cũ; mà đắm mình trong
một bầu khơng khí ảo huyền, trác tuyệt, đầy những sương lá phong thần. Thi sĩ
quên mối lo eo sèo thế sự. Cuộc sống tủi buồn của nhân thế đã xa biết bao!
Tiếng cười, tiếng khóc ở đây có những âm vang kỳ ảo” [46]. Đinh Hùng như
thể một hoang đường và ảo mộng. Thơ Đinh Hùng cịn là bản trường ca tình ái,
thơ Đinh Hùng quả chất chứa một bản sắc rất bén nhạy và kết đọng ba yếu tố:
Ái tình, thiên nhiên và mộng ảo. Ba yếu tố ấy sinh thành trong không khí hồ ly
và nỗi chết khơng rời. Đinh Hùng như một bông hoa kỳ lạ, một thứ kim cương
kết tụ từ huyệt sâu, từ non sầu của mộng ảo” [71]. Đặng Tiến trong Thi giới
Đinh Hùng cũng nhận định: “Thi giới thơ Đinh Hùng là một tâm hồn lạ lùng
của miền núi rừng hoang vu, bí ẩn, nguyên sơ…” [62]. Tạ Tỵ trong bài viết
Đinh Hùng với cơn mê trường dạ viết: “Cõi nhân gian mà Đinh Hùng vọng
tưởng đã khuất lìa. Nó là tiếng nói hoang sơ của thời tiền sử. Nó là thiêng liêng

cao cả của một khung trời nguyên thuỷ” và cũng nhấn mạnh: “Khung trời mà


9

Đinh Hùng dùng để viết thơ của mình lên là một khung trời chứa chấp toàn
huyền ảo giữa người và sự vật, giữa suy tưởng và thiên nhiên, giữa mơ mộng và thực
tế” [70, 126]. Cịn nhà phê bình Đỗ Lai Thúy đã có nhận xét về thơ Đinh Hùng
là: “Từ bỏ thế giới thực tại, đi sâu vào thế giới siêu nhiên, siêu cảm, có thể nói
thơ Đinh Hùng đã vượt qua từ trường của thơ lãng mạn và men tới lãnh địa của
siêu thực” [61, 178]. Theo Du Tử Lê trong Năm sắc diện năm định mệnh,
ông cho rằng trong Mê hồn ca, Đinh Hùng “lại tạo dựng cho mình một niềm
tin mới, một cõi ẩn trú mới, đó là thế giới huyền bí, thế giới linh thiêng của
những hồn oan thác, của những hoang sơ điêu tàn từ vạn kỷ. Người ta cũng bắt
gặp một Đinh Hùng thật tha thiết, thật mê man trong một vóc dáng thật độc đáo
của một vũ trụ hoang dại, rừng rú... Với niềm tin tưởng mãnh liệt đó, thi sĩ đi từ
cuộc sống phồn tạp tới cõi siêu thoát, bằng những bước chân kiêu ngạo, khinh
bạc, cái kiêu bạc tất nhiên của một kẻ tự tách rời đời sống hiện tại đầy bon
chen, đầy tham vọng thấp hèn, với một ý thức tỉnh táo, một khát vọng cao cả
trông hướng về một xã hội hồi nguyên thuỷ, một xã hội – tự tính để nhìn thấy
tâm hồn, nhìn thấy chân dung đích thực của ý nghĩa đời sống con người. Sự
vươn lên, tự dựng tạo cho mình một thế giới riêng, một thế giới cách biệt ngồi
tầm trí tưởng đại chúng đã đưa thi nhân tới mặc thức cô đơn ghê lạnh; vì trên
viễn trình về tới thiên đường, về tới nguồn cội” [25].
Có thể tóm lại rằng, khơng gian trong Thơ Đinh Hùng có các dạng
thức là phủ nhận thực tại, quay về thời nguyên thuỷ, thuở hồng hoang của loài
người, nơi ngự trị của vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã, cổ sơ; nơi con người giao
hoà cùng vũ trụ, nơi cái tơi hồ vào cái ta, ý thức dị biệt, đối kháng chưa hình
thành; nơi con người sống hồ đồng, bình đẳng với cỏ cây, mn thú. Đó là
cách thi nhân chối bỏ cuộc sống văn minh đô thị chất chứa đầy bất trắc, biến

thiên và làm cho con người tha hoá. Cho nên, khi phải đối mặt với thực tế đầy


10

cạm bẫy đó, Đinh Hùng vỡ mộng, đau khổ, hoảng loạn. Nhà thơ chỉ còn cách
tạo ra một thực tại ảo để lẫn trốn sự chống đối, đó là chốn địa đàng, siêu thực.
Viết về Đinh Hùng, ngoài những tài liệu đã dẫn trên đây, cịn có một số
bài viết khác đăng trên các tạp chí trong đó đáng kể nhất là Tạp chí “Văn” do
Nguyễn Đình Vượng làm chủ báo. Số 91 được xuất bản vào ngày 01 tháng 10
năm 1967 với chủ đề Thương nhớ Đinh Hùng ngay khi nhà thơ vừa mới qua
đời; số 112 xuất bản ngày 15 tháng 8 năm 1968 nhân dịp “Giỗ đầu Đinh Hùng”.
Trong tạp chí có sự góp mặt của rất nhiều nhân vật quen thuộc với Đinh Hùng
đồng thời cũng là những nhà văn tiêu biểu của văn nghệ Sài Gòn lúc bấy giờ.
Các bài viết đều thể hiện lòng nhớ tiếc và yêu mến Đinh Hùng cùng sự nghiệp
thơ ca của ơng.
Nhìn lại những tài liệu đã nghiên cứu về Đinh Hùng, có thể thấy, đến nay,
chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách thật hệ thống và đầy đủ về không
gian nghệ thuật trong thơ Đinh Hùng. Một phần có thể là vì Thơ mới đến nay
đã trở thành “cũ”, “quen thuộc” trong đời sống văn học và hiện nay có nhiều
khía cạnh để khám phá, khai thác cho nên vấn đề khơng gian nghệ thuật vẫn
cịn những khoảng trống. Do đó, hướng nghiên cứu của luận văn là một hướng
đi hệ thống lại một vấn đề thuộc phạm trù thi pháp trên một quy mô lớn hơn và
theo một góc nhìn mới hơn trong việc tìm hiểu về thơ và con người tác giả Đinh
Hùng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định vấn đề Không gian nghệ thuật trong thơ Đinh Hùng là một
trong những vấn đề trung tâm, cùng với thời gian nghệ thuật thì khơng gian
nghệ thuật đã góp phần làm nên thi pháp trong thơ Đinh Hùng. Nghiên cứu vấn
đề này, người viết nhằm mục đích đi sâu tìm hiểu các bài thơ của Đinh Hùng

trong hai tập thơ là Mê hồn ca và Đường vào tình sử để tìm ra các loại hình
cũng như nghệ thuật kến trúc khơng gian trong thơ Đinh Hùng.


11

- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu lý thuyết về không gian nghệ thuật.
+ Nghiên cứu những đặc điểm không gian nghê thuật và nghệ thuật kiến trúc
không gian nghệ thật trong thơ Đinh Hùng với hai tập thơ là Mê hồn ca và
Đường vào tình sử.
+ Đánh giá những đóng góp quan trọng của Đinh Hùng về thi pháp trong nền
thơ ca hiện đại nói chung.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề: Không gian nghệ thuật trong
Mê hồn ca và Đường vào tình sử của Đinh Hùng được thực hiện trên cơ sở
tìm hiểu quan niệm nghệ thuật và tư duy thơ; tìm hiểu những ảnh hưởng từ
bối cảnh thời đại, thế giới; tìm hiểu các loại hình và nghệ thuật xây dựng
khơng gian trong thơ Đinh Hùng.
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các bài thơ của tác giả
Đinh Hùng với hai tập thơ đã được công bố là Mê hồn ca (1954) và Đường
vào tình sử (1961).
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn là:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: áp dụng đối với các bài thơ cụ

thể được sử dụng làm dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ các luận điểm.
- Phương pháp thống kê, so sánh: nhằm có được những đánh giá chính

xác về phong cách thơ Đinh Hùng.

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: nhằm tìm hiểu sự vận động

có tính lịch sử của thơ Đinh Hùng trong bối cảnh cụ thể đồng thời làm sáng rõ
ảnh hưởng của các luồng tư tưởng, xã hội đối với thơ Đinh Hùng.
-Phương pháp nghiên cứu tiểu sử: thơng qua việc nghiên cứu tiểu sử

Đinh Hùng, tìm hiểu những yếu tố trong cuộc đời tác giả có ảnh hưởng tới quan


12

niệm, tư duy thơ.
-Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: tìm hiểu những đặc trưng riêng

của thơ Đinh Hùng liên quan đến không gian nghệ thuật.
- Phương pháp nghiên cứu loại hình: trên cơ sở các đặc trưng thẩm mỹ

của thể loại để tìm hiểu ngơn ngữ, hình ảnh, nhân vật… trong thơ Đinh Hùng.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần tiếp tục làm rõ vai trị của yếu tố không gian nghệ thuật
trong thơ như là một yếu tố kiến tạo tác phẩm, là phương tiện nghệ thuật giúp
biểu hiện thế giới nội cảm của nhà thơ.
- Khẳng định những sáng tạo về không gian nghệ thuật thơ Đinh Hùng.
- Khẳng định tài năng, vị trí và những đóng góp của Đinh Hùng vào
tiến trình vận động của thơ hiện đại Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Đinh Hùng và vấn đề không gian nghệ thuật trong thơ Đinh
Hùng
Chương 2: Loại hình khơng gian trong Mê hồn ca và Đường vào tình sử

Chương 3: Nghệ thuật kiến trúc không gian trong Mê hồn ca và Đường
vào tình sử


13

CHƯƠNG 1: ĐINH HÙNG VÀ VẤN ĐỀ KHÔNG GIAN NGHỆ
THUẬT TRONG THƠ ĐINH HÙNG
1.1. ĐINH HÙNG VỚI MÊ HỒN CA VÀ ĐƯỜNG VÀO TÌNH SỬ
Đinh Hùng khơng chỉ là một nhà thơ có tài vì ơng cịn viết tiểu thuyết, kịch
thơ, bút kí, phê bình văn học,… và ở thể loại nào ông cũng đạt được những
thành công nhất định. Khởi đầu là một thi sĩ nhưng những năm cuối đời, một
loạt các tiểu thuyết của ông được đăng hàng ngày trên các tờ báo đã làm bật lên
cái tên Hoài Điệp Thứ Lang và xác lập được tư cách nhà văn cho Đinh Hùng.
Các sáng tác của Đinh Hùng phong phú về số lượng lẫn thể loại, và ở thể loại
nào, ở bất kì tác phẩm nào, ơng cũng viết với thái độ rất nghiêm túc. Nhưng cái
làm nên tên tuổi Đinh Hùng, cái tình yêu lớn nhất của thi sĩ vẫn chính là thi ca.
Đinh Hùng - một hồn thơ kỳ ảo với vũ trụ thơ thuần khiết, song hành với
thực tại là hiện tượng thi ca đầy phức tạp và bí ẩn. Số phận cuộc đời cũng như
thơ văn của Đinh Hùng chịu nhiều đau khổ, bị chìm khuất dưới những vịng
xốy của thời cuộc cùng với những định kiến và quan niệm hẹp hòi về nghệ
thuật. Cho đến ngày nay, dù rất nhiều người thừa nhận tài năng của Đinh Hùng
nhưng những vần thơ của ông vẫn ít được độc giả biết đến. Bóng tối của sự lãng
quên vẫn còn bao phủ gia tài thi ca của Đinh Hùng. Trong khi đó, thi phẩm của
các nhà thơ cùng thời với ông như: Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương, Trần Dần,
Xuân Diệu, Hoàng Cầm,… đều đã được in ấn, xuất hiện hàng loạt trên thi đàn.
Nhưng Đinh Hùng cùng với vũ trụ thi ca lung linh và huyền ảo của ơng lại vắng
bóng và để lại khoảng trống trong dòng chảy của văn học dân tộc.
Hai tập thơ Mê hồn ca và Đường vào tình sử đã khẳng định lại chỗ đứng
của Đinh Hùng trong phong trào Thơ Mới. Với Mê hồn ca, Đinh Hùng có vị trí

của “một vì sao Bắc Đẩu” (Du Tử Lê) cịn với Đường vào tình sử, ơng đã được
trao Giải qn quân thơ toàn quốc ở miền Nam Việt Nam. Sự tiếp nhận hai tác
phẩm này của Đinh Hùng ở các độc giả cũng như các nhà nghiên cứu có sự


14

khác nhau, mỗi người mỗi ý kiến. Các nhà thơ tên tuổi của miền Nam vào
những năm 60, 70 của thế kỷ trước đã từng khơng ít lần tranh cãi về giá trị của
hai tập thơ Mê hồn ca và Đường vào tình sử.
1.1.1. Mê hồn ca - thế giới huyền diệu, ma mị đầy ám ảnh
Mê hồn ca là tập thơ ra đời vào năm 1954 ở Hà Nội, sau đó được tái bản
ba lần: hai lần đầu ở Sài Gòn vào năm 1968 bởi Nhà xuất bản Văn Uyển và năm
1970 bởi Nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng; lần thứ ba vào năm 1995 do Nhà
xuất bản Hội Nhà văn ở Hà Nội ấn hành. Tập thơ gồm có 19 bài, tất cả đều được
Đinh Hùng viết trước năm 1943, và được chia ra làm 5 phần: Thơ nguyên
thuỷ, Thần tượng, Chiêu niệm, Mê hồn và Ngoại tập. Ngay từ những tiêu đề,
tác giả đã cho người đọc một ý niệm khái quát về vũ trụ thi ca mang tên ông.
Năm 1954, thi sĩ Hồ Dzếnh, phụ trách nhà xuất bản Tiếng Phương Đơng sau
đổi lại là Bình Minh, cho in thi phẩm Mê hồn ca của Đinh Hùng.
Là sáng tác đầu tay, Mê hồn ca bộc lộ những nét riêng trong quan điểm
sáng tác của tác giả; đồng thời, cũng thể hiện khá rõ những đặc điểm của Thơ
mới lãng mạn ở chặng cuối trong tiến trình phát triển của nó. Người đương thời
khơng phải ai cũng cảm và hiểu được thơ Đinh Hùng, nhưng những người đã
hịa điệu được với hồn thơ Đinh Hùng thì ln dành cho ông những đánh giá
thật đặc biệt. Bùi Giáng đã phải thốt lên: “Nguồn thơ của Đinh Hùng trong Mê
hồn ca là nguồn thơ lạ nhất trong thi ca Việt Nam” [10].
Trần Phong Giao khẳng định: “Trong tất cả những tác phẩm của Đinh
Hùng, gặp trường hợp chỉ được quyền cất giữ một cuốn thì tơi sẽ khơng ngần
ngại gì trong việc chọn lựa Mê hồn ca. Vì đó là tất cả vũ trụ thơ anh. Vì đó là

tất cả Anh” [68]. Cùng quan điểm đó, tác giả Cao Thế Dung cho rằng: “giá trị
lớn của thơ Đinh Hùng trước sau vẫn một Mê hồn ca. Thi phẩm ấy vốn như
lồi dị thảo và như mười ngón tay của một nhan sắc từ dưới vực sâu chơi vơi
giơ lên cao mà với tìm cái tuyệt vời của tình ái. Mê Hồn Ca còn tiêu biểu cho


15

một thứ mỹ cảm bén nhạy và bềnh bồng giữa những yêu ma và huyền hoặc”.
Đinh Hùng với Mê hồn ca đã dẫn người ta đến xứ sở Thoát duyên trần
cấu, xứ sở của Sông núi giao thần, của rừng rậm hoang dã, của Trời ảo diệu,
của Kì nữ, của Người gái thiên nhiên… Người ta sửng sốt trước trí tưởng
tượng của Đinh Hùng, ông đã tạo dựng được một thế giới độc đáo và đậm chất
tượng trưng. Đọc Mê hồn ca, có cảm tưởng như cái chết đã theo đuổi Đinh
Hùng như hình với bóng, đốt thắp tâm tư thi sĩ khiến ông hướng về nguồn thơ
tượng trưng và cho ra đời những áng thơ tuyệt bút: sầu có, mộng có, ảo tưởng
có, kì lạ có, siêu thốt có.
Ở phần Ngun thủy, nhà thơ hầu như hồn tồn chìm đắm vào thế giới
nội tâm của mình, triền miên rong đuổi những hoang tưởng lãng mạn. Đầu tiên
là sự xuất hiện của nhân vật người thượng cổ với người gái thời thiên nhiên
ngun thuỷ mà theo thi nhân thì đó là chuẩn mực của đạo đức: Nàng lớn lên
giữa mùa xuân hoa cỏ/ Nửa linh hồn u ám bóng non xanh/ Ngoài thiên nhiên nở
bừng thân mĩ nữ /Nàng yêu ta, huyền hoặc mối kì tình (Người gái thiên nhiên).
Ta như lạc bước vào trong một thế giới khác, một thế giới biệt lập với thế giới
đang hiện hữu. Thế giới đó do thi nhân “kiến trúc” trên một niềm miên viễn
chiêm bao với tâm trạng lạc loài giữa đồng loại và tìm thấy hồn thời gian qua
vọng tưởng. Ở Nguyên thủy, thơ Đinh Hùng bộc lộ một cảm giác cô độc đặc
biệt đến bi thiết.
Sang Thần tượng, Đinh Hùng chuyển từ rung cảm thuần tuý sang bình
diện con người. Vì thế cho nên, trong Thần tượng ta thấy rất nhiều những vần

thơ tơn giáo hóa tình u như: Kỳ nữ, Hoa sử, Hương trinh bạch. Mơ ước
được trở về với thời nguyên dã được thi nhân thể hiện bằng một bóng dáng mỹ
nhân đã trút bỏ xiêm y và trở thành thần tượng. Đinh Hùng đóng vai gã si tình
để tỏ bày lịng ngưỡng mộ. Hơn thế, người thơ còn muốn trở thành một Bạo
chúa để độc quyền sở hữu. Tình u với đơi cánh bay lượn chập chờn trong cõi


16

nhớ mong và người con gái cùng thi nhân gặp gỡ trong giấc mộng linh hồn đã
trở thành ám ảnh đến tê dại cả tâm can. Nhan sắc thật mong manh và vô cùng
diễm tuyệt. Đinh Hùng chưa kịp hưởng men say tình ái đã phải chịu những
sóng gió cuộc đời cuốn vội từng lớp tang thương.
Tiếp đến Chiêu niệm, người thơ đi tìm mình, đi tìm chân lý tuyệt đối của
tình u trong đất lạnh, trong vóc dáng thương u gói trịn hồi vọng: Trời
cuối thu rồi - Em ở đâu?/Nằm bên đất lạnh chắc em sầu?/ Thu ơi! Đánh thức
hồn ma dậy/ Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu (Gửi người dưới mộ). Phần thơ
Chiêu niệm dựng lên một thế giới đắm đuối, say mê, đầy hoang sơ man dại,
chết chóc lạnh lùng và nhiệm màu huyền bí. Tưởng như nhà thơ đã xây dựng ở
đây cả một khu nghĩa trang huyền ảo với những bài thơ: Gửi người dưới mộ,
Màu sương linh giác, Tìm bóng tử thần, Cầu hồn... Những vần thơ Chiêu
niệm tn dài như dịng lệ không bao giờ khô cạn, kéo lê thê như nỗi ám ảnh
trong mỗi câu, mỗi chữ với nhịp điệu tiếc nuối, than van, bóng tử thần vẫn chập
chờn, đe doạ.
Mãi mê thương nhớ và buồn sầu không nguôi, thi nhân ném hồn mình vào
cõi Mê hồn. Cái đau và cái nhớ chợt như tan biến. Trong ánh sáng đột nhiên
bừng dậy, ta kinh ngạc bao nhiêu khi thấy mất hết ý nghĩa của tiếng khóc, câu
cười, chỉ cịn lại nỗi say sưa trác tuyệt: Trận cười tan hợp núi sông/ Cơn mê kỳ
thú lạ lùng cỏ hoa/ Hý trường đổi lớp phong ba/ Mượn tay nguỵ tạo xố nhồ
biển dâu (Sông núi giao thần).

Mê hồn ca xuất hiện trên thi đàn giữa thời loạn ly, đất nước chia đôi nên
việc phát hành có phần hạn chế. Tuy vậy, ai đã đọc Mê hồn ca cũng đều bị cuốn
hút, ám ảnh bởi hình ảnh ma mị liêu trai, ám ảnh bởi sự sống đầy mộng mị của
trần gian và chốn âm cảnh. Và hơn hết, cảm phục trí tưởng tượng bay bổng đầy
sáng tạo của Đình Hùng.
Cho đến hơm nay, tên tuổi của Đinh Hùng đã dần hồi sinh khi những nhà


17

thơ sau này như Du Tử Lê, Lê Đạt, Vy Thùy Linh… chịu sự ảnh hưởng của
ông, thế nhưng ông vẫn chưa có vị trí xứng đáng trên thi đàn. Năm 1954, trong
bài “Tựa” cho cuốn Mê hồn ca xuất bản lần đầu tiên, nhà thơ Hồ Dzếnh viết:
“Hai mươi năm nay, Đinh Hùng là một tâm hồn cô đơn. Nhưng lúc này, nhà
thơ khơng cịn lẻ loi nữa: tác phẩm của thi sĩ sẽ gửi đi đã được cuộc đời đón
nhận” [76]. Tầm vóc thi ca của thi sĩ Đinh Hùng có thể sánh với bất kỳ tác
phẩm của nhà thơ hiện đại nào. Và thi ca của ông vẫn cịn là sự huyền bí chờ sự
giải mã.
1.1.2. Đường vào tình sử - thế giới tình yêu đầy mơ mộng
Năm 1954, Đinh Hùng vào sống ở Sài Gòn . Năm 1961, ơng cho in tập thơ
Đường vào tình sử đươc chia thành hai phần: Truyện lòng và Tiếc bướm. Vốn
dĩ ban đầu, chúng là hai tập thơ khác nhau nhưng rồi Đinh Hùng đã quyết định
nhập lại và lấy một cái tên chung là Đường vào tình sử. Sách được in tại Kim
Lai Ấn Quán và do Nam Chi Tùng Thư phát hành, gồm 2000 quyển. Tập thơ đã
đoạt giải thưởng thi ca miền Nam vào năm 1962. Có thể nói, Đường vào tình
sử đã đánh dấu một hướng mới trong sáng tác thơ ca của Đinh Hùng. Nếu như
Mê hồn ca là câu chuyện thơ đầy mộng mị, ma quái và bí hiểm như trong
truyện của Bồ Tùng Linh thì Đường vào tình sử nhẹ nhàng hơn, thực hơn. Tập
thơ bao gồm những bài thơ tình đẹp, khơng khí dịu nhẹ, ảo mộng.
Trong tập Đường vào tình sử những nét độc đáo với dịng suy cảm kì dị

được gọi về từ thiên cổ khơng cịn thấy xuất hiện nữa. Những suy tư và hoài
vọng của thi nhân được gói trịn lại nơi kỉ niệm và tình u đơi lứa với những
rung cảm đầy lãng mạn. Đinh Hùng đã viết những câu thơ thật đẹp, làm rung
động trái tim của bao người: Em muốn đôi ta mộng chốn nào?/ Ước nguyền đã
có gác trăng sao/ Chuyện tâm tình dưới hoa thiên lý/ Còn lối bâng khuâng: Ngõ
trúc đào (Tự tình dưới hoa). Đọc 60 bài của tập Đường vào tình sử, chúng ta
nhận thấy đây hồn tồn là một tập thơ tình, hơn thế, cịn là một tập thơ tình


18

tuyệt hay với khơng khí ảo huyền, dịu nhẹ : Cành tơ, lá ngọc cũng tương thân/
Hạnh phúc ngày xưa đã tới gần/ Đầu ngọn cây xoan, con bướm lượn/ Hoa màu
hy vọng, nắng chiều xuân (Hy vọng chiều xuân). Ở toàn bộ tập thơ, hầu như lời
và ý đều dung dị, mang vẻ đẹp của thứ ngôn ngữ như làn ánh sáng diễm ảo,
từng nỗi băn khoăn, từng niềm ước vọng chạy xôn xao như tiếng thời gian đuổi
nhau trên rừng cây trút lá. Thơ Đinh Hùng khơng cịn mang tính chất qi dị với
cảm giác siêu thốt, nhiệm mầu mà con người trong khi thất vọng thường bám
víu lấy để cầu mong an ủi như ở Mê hồn ca nữa. Ở đây, người thơ đã đi tìm bản
thân trong chiều sâu tâm giác, trong thứ ngôn ngữ xuất thần với suy tư dấy loạn
nội tâm. Do đó, lời thơ Đinh Hùng đã vượt qua được bức trường thành nhân thế
để chiếu từng tia sáng mong manh nhưng sắc bén giữa những tâm hồn đồng
điệu. Tình u vẫn có uy lực dẫn dắt thi nhân đi vào muôn ngàn lối ân tình. Dù
trái đất có tan vào cơn mộng ảo, dù mỗi buổi chiều đều ảm đạm sắc thê lương,
dù mùa thu phôi pha hay mùa đông úa tàn, sầu mộng, thi nhân vẫn tình nguyện
vì em mà sống đời ngư phủ, thả con thuyền trên mái tóc em buồn lênh đênh và
sau cùng để chiêm ngưỡng em như chiêm ngưỡng một hành tinh xa lạ. Có thể
thấy, trong tập Đường vào tình sử, dường như Đinh Hùng đã phần nào lả
buông cung điệu, chất liêu trai, ma mị của trường phái tượng trưng mà thay vào
đó là chất men say tình ái, nỗi đau thương, sầu mộng đượm buồn và dễ gợi nỗi

cô đơn quen thuộc của phong trào Thơ mới: Anh say ngất tình em trong khóe
mắt/ Say hương thầm trên mái tóc tơ nhung (Ân tình dạ khúc).
Tuy nhiên, Đường vào tình sử khơng phải là tập thơ bao gồm các bài
được sáng tác trong cùng một thời điểm mà là sự góp nhặt nhiều bài thơ ở nhiều
thời kỳ đã đăng tải rải rác từ trước đó. Có lẽ vì vậy mà tập thơ khơng có sự đồng
điều, thống nhất nên khơng gây được ấn tượng sâu đậm trong tâm thức người
đọc như Mê hồn ca. Tuy nhiên, ở Đường vào tình sử vẫn có nét riêng của Đinh
Hùng, cái “chất” đã đưa ông vào vị trí xứng đáng trong nền thi ca Việt Nam.


19

Nhận định về tập thơ này, ông Du Tử Lê viết: “Nhận xét đầu tiên của tôi khi đọc
xong tập Đường vào tình sử là ở tập này, Đinh Hùng khơng đều tay. Ơng
khơng tạo được cho mình một cõi riêng. Một vùng bao la thần kỳ mang tên
Đinh Hùng. Ở tập thơ này, theo thiển ý của tơi, nó mang nhiều tính cách đánh
dấu giai đoạn, ghi khắc kỷ niệm chứ khơng hồn tồn mặc khốc một dịng tư
tưởng. Tuy thế với Đường vào tình sử người đọc cũng bắt gặp cái nguồn mang
mang, bàng bạc tinh thần Đông Phương. Tinh thần tìm về cõi mộng, lấp lánh vũ
trụ miên trường” [4].
Là một thi sĩ có mặt từ thời tiền chiến sau đó di cư vào Nam, Đinh Hùng
vẫn tiếp tục sự nghiệp văn học của mình và Đường vào tình sử chính là tập thơ
đánh dấu sự thành cơng của ơng ở mảnh đất phương Nam khi nó được trao Giải
thưởng Văn chương toàn quốc về thi ca năm 1962.
1.2. QUAN NIỆM THƠ ĐINH HÙNG
1.2.1. Quan niệm về thơ của Đinh Hùng
Đinh Hùng xuất hiện trên thi đàn Việt Nam với một vóc dáng hết sức kỳ
lạ. Cái kỳ lạ của một kẻ lang thang cô độc trên cõi đời đầy bấn loạn ấy làm mê
hoặc bao trái tim nhạy cảm của những người yêu thơ.
Đinh Hùng làm thơ và nổi tiếng từ thời tiền chiến. Ngay từ thời đó, thơ

ơng đã có một vóc dáng riêng, chứng tỏ khả năng sáng tạo độc đáo của mình,
dựng lên được một thế giới thi ca mới cho riêng mình, khác biệt với dịng thơ
tình lãng mạn đã đi vào lối mòn. Từ những tác phẩm đầu tiên cho đến những bài
thơ cuối cùng của mình, Đinh Hùng vẫn giữ được lối đi riêng của mình. Sự
nghiệp thơ ca Đinh Hùng vì thế có một sự nhất qn từ đầu đến cuối. Trong khi
các nhà thơ tiền chiến như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên... có sự thay đổi
lớn trong quan niệm sáng tác trước và sau cách mạng tháng Tám thì Đinh Hùng
vẫn xem Tun ngơn nghệ thuật của mình là chân ái. Đây là một tun ngơn
nghệ thuật được người đương thời chú ý.


20

Đinh Hùng cùng nhóm Dạ Đài hùng hồn tuyên bố: “Cái sức rung động
của một bài thơ chỉ có thể vào sâu và lan rộng nếu đã thâu góp được cái sức
rung động của vô biên, nghĩa là của muôn nghìn cõi đất... Phải lập lại ngơn
ngữ trần gian, phải gột bỏ cho mỗi chữ cái tâm tình dung tục cũ. Một câu thơ sẽ
có một ý nghĩa – cái ý nghĩa rất thường – nhưng sẽ mang nặng biết bao nhiêu ý
nghĩa âm u và khác lạ” [73]. Trong thơ của mình, Đinh Hùng đã táo bạo thể
nghiệm sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, mở thêm một hướng đi
mới cho thi ca Việt Nam. Đó là một thế giới mở ra vô tận, không chỉ có những
điều trong hiện tại mà là thế giới của ngàn xưa: “Hãy đưa chúng ta đi ngược
vào dĩ vãng. Đi cho hết những trời xa đất lạ. Để chúng ta sống mn ngàn cõi
sống. Để chúng ta có hàng triệu năm dài và vơ vàn kí ức của những dân tộc đã
tàn vong, kí ức của cõi đời xa thẳm, ký ức của những thế kỷ đã lùi xa” [73].
Đinh Hùng đã thể hiện rất rõ quan điểm này trong thơ của mình, thi nhân kiến
tạo nên một thế giới vô cùng huyền nhiệm, thế giới hoang sơ của thời tiền sử
với thiên nhiên hoang dã.
Có thể thấy quan điểm nghệ thuật của Đinh Hùng chính là quan điểm
nghệ thuật vị nghệ thuật cực đoan. Đinh Hùng cho rằng, người nghệ sĩ lấy cái

đẹp làm trọng tâm, làm mục đích cuối cùng của sự sáng tạo. Nghệ thuật chỉ
phục vụ cái đẹp và trung thành với cái đẹp mà thơi. Bản năng tự do mà Đinh
Hùng nói đến chính là như vậy. Điều này hoàn toàn khác với quan điểm nghệ
thuật vị nhân sinh, một quan điểm luôn lấy con người làm cứu cánh cuối cùng
của sự sáng tạo.
Nói về việc sáng tác, Đinh Hùng không bao giờ đặt vấn đề cũ, mới trong
thi ca. Ông quan niệm tất cả chỉ là hình thức diễn tả tư tưởng, tình cảm. Đinh
Hùng nhấn mạnh, bản sắc đó là sự khơng trộn lẫn, khơng vay mượn. Nhà thơ
phải ln tìm ra những đường hướng mới cho thi ca, không đi lại những lối mịn
đã cũ, khơng lặp lại người khác và cũng khơng lặp lại chính mình. Lối thơ mà


×