Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Cẩn trọng với đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua việc đầu tư vào mua cổ phiếu doanh nghiệp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.05 KB, 4 trang )

Cẩn trọng với đầu tư gián tiếp nước
ngoài thông qua việc đầu tư vào mua
cổ phiếu doanh nghiệp
Để thoát khỏi nước kém phát triển vào trước năm 2010 và cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa vào năm 2020 thì tăng trưởng
kinh tế phải đạt tốc độ cao, liên tục và trong thời gian dài. Mục tiêu đó đòi
hỏi phải có một lượng vốn đầu tư khổng lồ, lên tới trên 40% Tổng Sản
Lượng Quốc Gia ( GDP ).
Trong khi tích lũy trong nước ( tiết kiệm ) để đầu tư mới đạt dưới 30%, thì
vốn đầu tư nước ngoài là một nguồn quan trọng cần thu hút mạnh mẽ.
Nguồn vốn này sẽ gia tăng, không chỉ do nhu cầu thu hút của nước ta mà
còn xuất phát từ nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài trong điều kiện
toàn cầu hóa, Việt Nam mở cửa sâu, rộng hơn, đồng USD giảm giá trên thị
trường thế giới làm cho các nhà đầu tư bỏ vốn vào những nơi có "cánh kéo"
tỷ giá lớn và thường chỉ có tăng lên…
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có nhiều loại : đầu tư trực tiếp (FDI), hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) và đầu tư gián tiếp (thông qua việc đầu tư vào
mua cổ phiếu doanh nghiệp, nhất là mua trái phiếu Chính phủ trên thị
trường chứng khoán…). Trong các loại trên, nguồn FDI được đầu tư trực
tiếp cho sản xuất kinh doanh và kéo dài đến mấy chục năm, theo giấy phép
đăng ký; nguồn ODA chủ yếu được đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng và
được cam kết hoàn trả cũng sau nhiều năm. Nói cách khác, hai nguồn này
là dòng vốn dài hạn, khi đã đưa vào thì phải nhiều năm mới được rút ra.
Nguồn vốn nước ngoài đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán lại là
dòng vốn ngắn hạn, đưa vào cũng rất nhanh và rút ra cũng rất nhanh, tính
theo phiên trong từng ngày, tùy theo động thái nóng, lạnh của giá cổ phiếu,
trái phiếu trên thị trường chứng khoán hay sự tác động của chính sách quản
lý của nhà nước bản địa. Tính "đầu cơ" của nguồn vốn này thường cao hơn
nhiều so với tính "đầu tư" ("đầu cơ" chỉ nhằm thu lợi nhanh - mua ồ ạt lúc
giá cổ phiếu, trái phiếu thấp để nâng giá, sau đó lại bán ồ ạt lúc giá cổ
phiếu, trái phiếu cao; "đầu tư" cũng nhằm thu lợi nhuận nhưng đầu tư nhằm


phát triển để thu lợi nhuận lâu dài).
Trên thế giới hiện có nhiều quỹ đầu tư mang nặng tính đầu cơ và đã có
nhiều tấm gương tày liếp về sự tham gia của các quỹ mang tính đầu cơ này.
Chỉ với vài ba tỉ USD, một quỹ đầu tư đã làm cho đồng bảng Anh phải rút
khỏi thị trường châu Âu cách đây vài chục năm. Cũng với quỹ đầu tư đó
(cộng với sự yếu kém trên thị trường tài chính trong nước) cách đây mươi
năm đã khiến cho châu Á lâm vào cuộc khủng hoảng tiền tệ, bắt đầu từ
Thái Lan, sau đó tác động dây chuyền đến nhiều nước, như Indonesia,
Malaysia, Philippines, Hàn Quốc… làm cho người dân ở những nước này
kinh hoàng (chỉ sau một đêm ngủ dậy đã thấy tài sản của mình sụt xuống
còn một nửa), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) phải khẩn cấp hỗ trợ hàng trăm tỉ
USD. Quỹ đầu tư trên chỉ bị thua khi "chiến đấu" với Trung Quốc và Hồng
Kông - hai đối thủ có lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ!
Gần đây nhất là tình hình lại diễn ra ở Thái Lan, trong ba năm qua đồng
baht Thái Lan đã tăng giá mạnh so với đồng đô la Mỹ (tăng 17%); từ cuối
tháng 11, đầu tháng 12 năm rồi, mỗi tuần có hàng tỉ USD đổ vào thị trường
chứng khoán Thái Lan. Đứng trước tình hình này, Chính phủ Thái Lan đã
đưa ra quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát dòng vốn tài chính ngắn
hạn trên; nhưng chỉ một ngày sau, chỉ số chứng khoán Thái Lan đã sụt giảm
tới 15%, tức là có đến 820 tỉ baht (tương đương với 22,9 tỉ USD) đã rút
khỏi thị trường. Mặc dù sau đó Chính phủ đã điều chỉnh chính sách; và thị
trường đã phục hồi, nhưng tính chung cả năm chỉ số chứng khoán chỉ tăng
2%, mức tăng thấp nhất so với các nước trong khu vực.
Đối với thị trường chứng khoán nước ta từ cuối năm 2005 đến nay, đặc biệt
thời gian gần đây đạt nhiều kỷ lục (cả về chỉ số chứng khoán, số lượng
công ty niêm yết, số nhà đầu tư, giá trị vốn hóa thị trường…). Một trong
những nguyên nhân của các kỷ lục này là có sự tham gia của các nhà đầu tư
nước ngoài. Hiện có khoảng 1.700 nhà đầu tư nước ngoài hiện đang nắm
giữ khoảng 30% số lượng cổ phiếu các công ty niêm yết và tỷ lệ không nhỏ
trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu ngân hàng niêm yết; 23

quỹ đầu tư chứng khoán với lượng vốn đầu tư ước trên 2,3 tỉ USD. Nếu
trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài hầu như chỉ có mua, không có bán,
gần đây đã chuyển sang vừa mua, vừa bán, có phiên bán nhiều hơn mua…
Do có nguồn vốn lớn, tính chuyên nghiệp cao , nên các nhà đầu tư nước
ngoài đang làm cho các nhà đầu tư trong nước, nhất là các nhà đầu tư cá
nhân, nhỏ lẻ bị "cuốn" theo. VN-Index đã vượt ngưỡng 1.000 điểm, gấp 3,3
lần đầu năm 300 điểm; hệ số PE (thị giá so với thu nhập cổ phiếu) đã lên
đến trên 38 lần, cao gấp đôi hệ số tương ứng của thị trường chứng khoán
các nước. Đối với nhiều loại cổ phiếu, các con số trên còn cao "ngất
ngưởng" hơn. Có bốn vấn đề đáng lưu ý :
Giới đầu tư tài chính quốc tế thông qua đầu tư gián tiếp để "đánh nhanh,
thắng nhanh", thị trường gặp rủi ro họ đã thu được lợi lớn, còn các tổ chức,
cá nhân và nhà nước bản địa thường gánh chịu hậu quả.
Đối với các nước đang phát triển, thị trường chứng khoán còn quá non trẻ
so với hàng trăm năm của các nước khác, thường có sức thu hút các dòng
vốn đầu tư ngắn hạn gia tăng; nhưng nếu dòng vốn này đột ngột tăng vọt,
thì đó lại là dấu hiệu đáng lo ngại, cần hết sức cẩn trọng, bởi đột ngột tăng
thì cũng dễ đột ngột giảm nếu có dấu hiệu bất ổn trên thị trường hoặc sự
siết chặt quản lý của nước sở tại.
Thị trường chứng khoán là thị trường cao cấp nhất trong các loại thị trường.
Khi giá trị vốn hóa đã chiếm tỷ lệ khá (hiện đạt khoảng 22,7% GDP), khi
quả bóng giá chứng khoán cao ngất ngưởng…, nếu gặp rủi ro thì sẽ không
chỉ gây mất ổn định cho thị trường chứng khoán mà còn cả cho hệ thống tài
chính.
Thu hút vốn trên thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn đầu tư dài
hạn là chủ yếu, chứ không phải là "sòng bạc".
Mở cửa thị trường là tất yếu của hội nhập, nhưng đối với thị trường tài
chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, cần hết sức cẩn trọng
do sự nóng, lạnh bất thường của nó tác động nhanh đến sự vào, ra của dòng
vốn tài chính ngắn hạn.

Ngọc Minh




×