Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Tại Quần Thể Di Tích Đền Trần Xã Đức Tiến, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 96 trang )

BỘ NỘI VỤ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HĨA TÂM LINH TẠI
QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN XÃ ĐỨC TIẾN,
HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH

Khóa luận tốt nghiệp ngành
Ngƣời hƣớng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã SV
Khóa
Lớp

: VĂN HĨA DU LỊCH
: THS. NGUYỄN QUANG TRUNG
: PHAN THỊ THÊU
: 1805VDLA053
: 2018 - 2022
: ĐH VDLA 18A

HÀ NỘI - 2022


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài khóa luận này, tơi vơ cùng biết ơn sự giúp đỡ rất
nhiệt tình từ phía các thầy cơ giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè cả về tinh
thần cũng như kiến thức khoa học.


Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới THS. Nguyễn
Quang Trung – người thầy tâm huyết đã hướng dẫn tận tình, tạo cho tác giả
động lực mạnh mẽ, say mê nghiên cứu với ý thức làm việc nghiêm túc suốt
thời gian qua.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm,
các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý xã hội – Trường đại học Nội Vụ Hà
Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến. Tôi xin cảm
ơn tất cả các anh chị và cơ chú trong ban quản lý khu di tích Đền Trần tại tỉnh
Thái Bình đã cung cấp những tài liệu cần thiết, q báu để tơi hồn thành bài
khóa luận.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến đồng nghiệp, bạn
bè và gia đình đã ln bên cạnh động viên, giúp đỡ tác giả vượt qua khó
khăn nhất.

Tác giả thực hiện

Phan Thị Thêu


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “ Hoạt động du lịch văn hóa
tâm linh tại quần thể di tích đền Trần tại xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà,
tỉnh Thái Bình” là một cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân. Tất cả
những sự giúp đỡ cho việc hồn thành bài khóa luận này đều được trích dẫn
đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.
Tác giả thực hiện

Phan Thị Thêu



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VHTT & DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

HĐQT

Hội đồng quản trị

DTLSVH

Di tích lịch sử văn hóa.

BQL

Ban quản lý

NXB

Nhà xuất bản

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc

KHXH


Khoa học xã hội

GS

Giáo sư


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến tham quan tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện
Hưng Hà ....................................................................................................................43
Bảng 2.1: Danh sách nhân lực du lịch tại quần thể đền Trần, xã Tiến Đức .............50
Bảng 2.3: Các hạng mục quần thể di tích đền thờ, lăng mộ các vua Trần xã Tiến
Đức- huyện Hưng Hà ................................................................................................53


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................2
4. Đối tƣợng nghiên cứu. ....................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2
6. Nội dung nghiên cứu: .....................................................................................3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu. ..............................................................................3
8. Cấu trúc khóa luận .........................................................................................3

NỘI DUNG ................................................................................................................ 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH ................ 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. .............................................4
1.2. Một số khái niệm liên quan. .......................................................................5
1.2.1. Văn hóa và du lịch văn hóa ......................................................................5
1.2.2. Khái niệm tâm linh ....................................................................................7
1.2.3. Khái niệm về lễ hội ..................................................................................10
1.2.4. Khái niệm văn hóa tâm linh....................................................................10
1.2.5. Quan niệm du lịch văn hóa tâm linh ......................................................11
1.3. Đặc điểm của hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam ..........14
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ..................................................................................16
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HĨA TÂM LINH
TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN XÃ TIẾN ĐỨC, HUYỆN HƢNG HÀ,
TỈNH THÁI BÌNH .................................................................................................. 17
2.1. Khái qt về tỉnh Thái Bình .....................................................................17
2.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên ................................................................................17


2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa ....................................................................17
2.1.3. Các lễ hội tại tỉnh Thái Bình ..................................................................19
2.2. Văn hóa lịch sử nhà Trần và những ảnh hưởng tới vùng đất Thái Bình. ..20
2.2.1. Văn hóa lịch sử nhà Trần với lịch sử Việt Nam ....................................20
2.2.2. Nhà Trần tại mảnh đất Long Hưng tỉnh Thái Bình..............................20
2.3. Khái quát đền Trần xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. ...24
2.3.1. Lịch sử hình thành ..................................................................................24
2.3.2. Hệ thống đền thờ .....................................................................................26
2.4. Thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể di tích đền Trần, xã Tiến
Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình ............................................................28
2.4.1. Giá trị tín ngưỡng và tinh thần ...............................................................28
2.4.2. Giá trị văn hóa lịch sử và huyền thoại. ..................................................32

2.4.3. Giá trị nghệ thuật ....................................................................................37
2.4.4. Giá trị tự nhiên, không gian, cảnh quan, môi trường. ..........................40
2.5. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch tại quần thể di tích đền Trần, xã
Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. ...................................................42
2.5.1. Thị trường và khách du lịch ...................................................................42
2.5.2. Thực trạng về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất. ......................................46
2.5.3. Đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch ..........................................................49
2.5.4. Tổ chức quản lý khai thác.......................................................................50
2.5.5. Đầu tư và quy hoạch ...............................................................................52
2.5.6. Sản phẩm du lịch văn hóa ......................................................................54
2.5.7. Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch.................................................56
2.6. So sánh hoạt động du lịch tại một số di tích đền Trần khác .................58
2.6.1. Hoạt động du lịch tại di tích đền Trần Cơn Sơn - Kiếp Bạc ( Hải
Dương) ...............................................................................................................58
2.6.2. Hoạt động du lịch tại di tích đền Trần ( Nam Định ) ............................59
2.6.3. Hoạt động du lịch tại đền Trần Nhương ( Hà Nam) .............................60
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ..................................................................................63


Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN
HĨA TÂM LINH TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN, XÃ TIẾN ĐỨC
HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH ............................................................. 65
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................65
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di
tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. ....................65
3.2.1. Đề cao trách nhiệm của quản lý khu di tích ..........................................65
3.2.2. Đa dạng hóa về các sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển sản phẩm
du lịch đặc thù hơn. ...........................................................................................66
3.2.3. Nâng cao nhận thức của người dân địa phương và ý thức bảo tồn
nguồn tài nguyên du lịch văn hóa. ...................................................................67

3.2.4. Nâng cao giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. .............68
3.2.5. Giải pháp về thông tin truyền thông, tăng cường quảng bá xúc tiến về
du lịch .................................................................................................................71
3.3. Kiến nghị ....................................................................................................72
3.3.1. Sở văn hóa và thể thao du lịch tỉnh Thái Bình ......................................72
3.3.2. Với ban quản lý khu di tích .....................................................................73
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ..................................................................................74
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 78


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thái Bình nằm ở vùng Đơng Bắc Bộ, tuy cịn là một tỉnh nghèo, chưa
phát triển mạnh về công nghiệp và ngành du lịch, song tỉnh Thái Bình đang
từng bước phát triển hoạt động du lịch văn hóa tâm linh bởi nơi đây là vùng
đất có mật độ các di tích lịch sử văn hóa được xếp vào loại cao nhất trong cả
nước. Nhờ vào những ưu thế đó mà những năm gần đây Thái Bình đang rất
tích cực đầu tư và quảng bá cho hoạt động du lịch của mình đặc biệt là du lịch
văn hóa tâm linh. Đáng kể nhất là các dự án đầu tư du lịch, tu bổ quần thể di
tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà nơi tơn miếu linh thiêng của một
dịng họ Trần, cũng là nơi lưu giữ dấu tích về một triều đại oai hùng trong lịch
sử Việt Nam, đó là triều đại nhà Trần.
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, Triều đại nhà Trần
(1226-1400) đã giữ một vị thế vô cùng quan trọng và những dấu ấn không
phai mờ trong lịch sử Việt Nam cũng như những ảnh hưởng đáng kể tới vùng
đất Thái Bình.
Qua các cuộc nghiên cứu và khảo cổ học, các nhà sử học và các nhà
khoa học đã đi đến một kết luận: “huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày

nay, nơi tọa lạc quần thể di tích đền Trần và lăng mộ thờ các vị vua quan
nhà Trần” và không chỉ là quê hương 4 đời của họ Trần kể từ đời vua Trần
Cảnh (Trần Thái Tơng), mà cịn là đất phát tích, sáng nghiệp của vương
triều nhà Trần.
Hiện nay, SVHTT & DL tỉnh Thái Bình đã và đang quy hoạch để phát
triển quần thể di tích này trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh, một thương
hiệu của tỉnh. Từ những nội dung trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoạt động
du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức,
huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình” nhằm tìm hiểu ý nghĩa của quần thể di
tích đối với một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, cũng như

1


những giá trị của quần thể di tích đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Thái
Bình. Qua đó tác giả mong muốn giới thiệu tới mọi người một điểm đến du
lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh Thái Bình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm mục đích tìm hiểu giá trị du lịch văn hóa tâm linh tại di tích đền
Trần. Nội dung của đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp những thông tin, sự hiểu
biết cặn kẽ về những giá trị văn hóa tâm linh tới du khách thăm quan và du
lịch tại đền Trần
Nhằm đưa ra các biện pháp phát triển du lịch thông qua khai thác giá trị
văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần , xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà,
tỉnh Thái Bình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng nền tảng cơ sở lý luận về loại hình du lịch văn hóa tâm linh.
- Thực hiện khảo sát thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh ở
quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và
phát triển du lịch tại di tích này.

- Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch ở di tích này thơng qua
hoạt động du lịch văn hóa tâm linh quảng bá các giá trị văn hóa và bảo tồn di
tích lịch sử tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
4. Đối tƣợng nghiên cứu.
Hoạt động kinh doanh du lịch tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình.
Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Các giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng tại khu di tích .
5. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu : Quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

2


6. Nội dung nghiên cứu:
Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần, xã
Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình phát triển du lịch ở di tích.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp phân tích: để xây dựng khung lý thuyết của
đề tài
- Phương pháp điều tra: để thu thập số liệu thực tế.
- Phương pháp: thống kê, so sánh: để xử lý kết quả điều tra.
8. Cấu trúc khóa luận
Những mục đích và lý do kể trên, ngồi phần mở đầu và các phụ lục,
đề tài của tôi bao gồm 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh;
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Quần thể
di tích đền Trần, Xã Tiến Đức, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình;

Chương 3: Một số giải pháp đối với hoạt động du lịch văn hóa du lịch
tâm linh tại quần thể di tích Đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh
Thái Bình.

3


NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HĨA TÂM LINH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài.
Hiện nay các cơng trình nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh đã có
rất nhiều sự đổi mới cụ thể như sau: .
Đầu tiên là nghiên cứu về lịch sử nhà Trần từ trước đến nay có rất
nhiều cơng trình nổi tiếng như : “cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Nguyên – Mông” của hai tác giả đại học tổng hợp Hà Nội là Hà Văn Tấn và
Đặng Thị Tâm in từ thập niên 60 của thế kỷ XX, để tìm hiểu thêm về nhà
Trần nhà xuất bản văn hóa thơng tin ( 2006) đã cho xuất bản cuốn sách “ Trần
miếu di sản và tín ngưỡng dân gian” – cuốn sách này đã cho người đọc thơng
tin hồn chỉnh nhất về di tích nhà Trần cùng với những thông tin về lễ khai ấn
mùa xuân và lễ hội Đức Thánh Trần.
Một số tác phẩm liên quan đến du lịch văn hóa tâm linh ở Thái Bình đã
được đề cập trong loại hình du lịch văn hóa và phát triển bền vững các di sản
văn hóa ở vùng quê lúa như “Đất và người Thái Bình” của hai tác giả Phạm
Minh Đức và Bùi Duy Lan, bên cạnh đó một số bài viết tiêu biểu được đăng
lên tạp chí du lịch trong nước về du lịch Thái Bình. Trong đó “ Ngàn năm đất
và người Thái Bình” của SởVăn hóa –Thơng tin Thái Bình, 1990 nói về văn
hóa, lịch sử và các giá trị tín ngưỡng tại vùng đất nơi đây, một số tài liệu luận
văn cấp học của trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đã đi sâu
vào nghiên cứu du lịch Thái Bình ở nhiều góc độ khác nhau như Phạm Văn
Duy với đề tài: “nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình ”

hoặc nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh của Trần Thị Dung với đề tài: “
giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích Đền Trần, xã
Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”. Các đề tài cũng chủ yếu tập
trung vào sự phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng và
những tác động của du lịch tới đời sống con người.
Tác giả chọn đề tài “Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di

4


tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình” bài viết cịn
nhiều thiếu xót, rất mong được các tác giả quan tâm và hoàn thiện hơn trong
các cơng trình nghiên cứu sau.
1.2. Một số khái niệm liên quan.
1.2.1. Văn hóa và du lịch văn hóa
Hiện nay có hàng trăm khái niệm khác nhau về văn hóa. Tác giả xin
trích dẫn chứng một số định nghĩa cơ bản và quen thuộc, có liên quan đến đề
tài nghiên cứu như sau:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”
[11tr.25].
Khái niệm văn hóa được hiểu theo nghĩa nhân văn rất rộng. Nguyên
tổng giám đốc UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural
Organiation), ông Mayo (F.Mayor), đưa ra một khái niệm về văn hóa vừa
mang tính khái qt vừa có tính đặc thù: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì
làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện
đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” [8
tr.798]
“Văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hóa nhân loại, thể hiện đời

sống tinh thần của con người dưới hình thức vật chất: là kết quả của hoạt
động sáng tạo, biến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ
vật có giá trị sử dụng và thẩm mĩ nhằm phục vụ cuộc sống con người.
Khái niệm về du lịch:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá
tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.” [ Luật du lịch
2017, chương 1, điều 3]

5


Qua đó, ta thấy quan niệm: “văn hóa du lịch”, là một hiện tượng khách
quan. Là sự thỏa mãn những hiện tượng trên trước môi trường tự nhiên và xã
hội gọi là văn hóa du lịch. Hay có nhiều cách hiểu khác nhau, du lịch văn hóa
là một khoa học nhằm nghiên cứu về các giá trị khác nhau. Văn hóa và du lịch
đều có những mối quan hệ mật thiết, chúng tương tác với nhau, cùng phát
triển duy trì sự bền vững. Du lịch và văn hóa có những mối tương tác qua lại
với nhau chúng được thể hiện như sau: Sự tương tác giữa văn hóa và du lịch
Các sản phẩm văn hóa khi phục vụ nhu cầu được làm vui và thỏa mãn
du khách qua việc mua sắm. Thỏa mãn nhu cầu của du khách về tinh thần,
văn hóa giao tiếp của con người bản địa. Nền nông nghiệp của một nước. Hệ
thống giáo dục của đất nước đến du khách.
Các thành tựu về khoa học kỹ thuật tiên tiến
Ngôn ngữ quốc gia đến các du khách quốc tế.
Hoạt động khí hậu của một quốc gia với du khách.
Tơn giáo và tín ngưỡng của một quốc gia.
Sự tương tác giữa ảnh hưởng từ du lịch vào văn hóa
Tơn giáo và tín ngưỡng của một quốc gia các giữa ảnh hướng từ du

lịch vào văn hóa
Có thể xâm hại với văn hóa bản địa của một quốc gia. Có thể do lợi ích
trước mắt mà người ta trình diễn văn hóa nghệ thuật sai lệch với ý nghĩa văn
hóa. Do sự thiếu nhiều hiểu biết, văn hóa bị thương mại hóa, kinh doanh các
sản phẩm văn hóa từ các loại hình du lịch.
(Nguồn: Tham khảo Bài giảng mơn Nghiệp Vụ Văn Hóa Du Lịch, PGS.
Trần Thúy Anh)
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân
kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên
quan đến du lịch. (luật du lịch 2017, điều 3 chương 1)

6


Hoạt động du lịch được hiểu là những trải nghiệm, khám phá trong
một chuyến du lịch. Tất cả những hoạt động đó được thực hiện trong
chuyến đi chính là hoạt động du lịch. Tuy nhiên, hoạt động du lịch không
nhất thiết phải di chuyển, cử động và hao phí sức lực mà thư giãn cũng là
một hoạt động du lịch.
Hoạt động du lịch là yếu tố quyết định trong chuyến du lịch đó vui và
bổ ích hay khơng. Tùy thuộc vào mục đích du lịch của mỗi người và có thể
lên lịch trình kế hoạch về các hoạt động du lịch sao cho hợp lý. Nếu muốn đi
du lịch để khám phá, tìm kiếm những điều kỳ thú thì lựa chọn các hoạt động
du lịch như: Leo núi, lặn biển, tham quan các địa điểm ít người biết tới,…
Cịn muốn du lịch sinh thái để xả stress thì nên lựa chọn các hoạt động du lịch
như: Bơi lội, tắm nắng, đi dạo vãn cảnh,…
1.2.2. Khái niệm tâm linh
Khái niệm tâm linh
Lâu nay, quan niệm tâm linh thường mang đậm sắc màu huyền hoặc kỳ

bí. Nhắc đến tâm linh, chúng ta thường lập tức nghĩ đến linh hồn, sự tái sinh,
Nhân - Quả, Nguồn Năng lượng Tối cao,… như nguồn dữ liệu sẵn có bên
trong tiềm thức. Song chưa hiểu hết những triết lý tuyệt vời này, ý nghĩa quan
trọng của chúng đối với một cuộc sống bình an, hạnh phúc, viên mãn cịn
củng cố sức mạnh đích thực, sức mạnh nội tâm. Đôi khi chúng ta cũng tin,
nhưng chỉ là một niềm tin… mù qng. Đó là lý do vì sao con người vẫn còn
nếm trải những đau khổ trong cuộc sống.
Trong sách “Tâm linh Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy Hinh quan
niệm rằng: “Tâm linh là thể nghiệm của con người (tâm) về cái Thiêng (linh)
trong tự nhiên và xã hội thông qua sống trải, thuộc dạng ý thức tiền logic
không phân biệt thiện ác.” [3,tr.52]
Tác giả giải thích tâm linh là một khát vọng trí tuệ của con người, q
trình tồn tại, phát triển, con người khơng bằng lòng khai thác tự nhiên hái quả

7


săn mồi...sinh con đẻ cái như mọi động vật khác. Con người ln khao khát
tìm hiểu và lý giải thiên nhiên (trời, đất, nước, mn lồi ...) và chính con
người để cải thiện cuộc sống. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa con người và
động vật. Qua kinh nghiệm cụ thể, về lâu dài, mỗi dân tộc đều có nét tâm linh
riêng biệt, nhưng cũng nhờ vào cách lý giải về trời, đất và con người. Giải
thích những lực vơ hình tác động đến đời sống con người. Đấng quyền năng
và vơ hình nên được gọi là thần thánh. Một số hiện tượng tâm linh chuyển
thành niềm tin có hoặc khơng có thờ cúng. Đó là tâm linh của tơn giáo, như
thờ tổ tiên, cúng hồn lúa… Cịn tâm linh phát triển thành tâm linh tôn giáo,
người ta cho rằng tâm linh của một vị lãnh đạo tôn giáo nào đó có logic nhất
định chứ khơng phải tâm linh. Nhưng dù vậy, mỗi một nhóm người đều ít
nhiều có được linh khí của một vị giáo chủ nhờ linh tính của tín ngưỡng.
Qua những quan niệm trên có thể thấy rằng, tâm linh chỉ tồn tại ở con

người và là kết quả của những trải nghiệm của con người trong q trình sống
trong một mơi trường nhất định. Từ đó hình thành nên nét tâm linh riêng của
mỗi quốc gia. Tâm linh không phải là niềm tin tôn giáo, mà tâm linh bao trùm
họ. Niềm tin tôn giáo chỉ có thể tồn tại trong mơi trường tâm linh, nơi con
người có niềm tin vào thần, phật, thần thánh và những điều linh thiêng khác.
Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong cuốn “Văn hóa tâm linh” về tâm linh
như sau: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là
niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tơn giáo”. Đó là cái thiêng
liêng cao cả, niềm tin ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm.
[4,tr.14]
Như vậy, từ các quan niệm trên ta có thể tạm hiểu về tâm linh như sau:
Tâm linh là một hình thái ý thức của con người.
Quan niệm Tâm linh là ngưỡng vọng của con người về những biểu
tượng, hình ảnh thiêng liêng.

8


Phân biệt tâm linh tín ngưỡng và mê tín dị đoan
Mê Tín dị Đoan

Tín ngưỡng

Mê tín dị đoan là sự mê tín, dị đoan Quan niệm Tâm linh là một tín
và cách thức truyền bá rộng rãi. Tin ngưỡng tâm linh tồn tại ở nhiều khía
khơng có lý do, nó thậm chí khơng cạnh của đời sống tinh thần. Người cả
cần cuộc sống. Vì vậy, mê tín dị đoan đời tin Phật, Trời, đi tu, tin Đạo, niệm
chỉ tồn tại trong nền văn hóa khoa Phật, Trời thì sẽ thốt khỏi kiếp nạn.
học trình độ thấp, khi con người Hoặc những người khơng tin theo tơn
khơng đủ trình độ để phân tích, giải giáo nào, nhưng vẫn tin vào Phật

thích đúng sai, vô nghĩa. Hoặc lợi Thánh, hãy đến các thơn, xã, bản
dụng tình huống bất lực, tuyệt vọng, làng, chùa để thắp hương, lễ Phật, cầu
hoang mang của mọi người để ứng mong sự phù hộ, bình an, sức khỏe,
phó kịp thời. Hoặc trong phút thăng may mắn. Nó cũng xuất phát từ việc
hoa của lễ hội, phút say sưa dễ dẫn một số người muốn dựa vào thần
đến mê tín, mê tín đến mức phi lý.

thánh để trục lợi, thương mại hóa

Ví dụ: Tín vào thuật bói tốn, chữa niềm tin, bắt đầu nói ra nhiều phép lạ,
cúng dường cho người khác, khiến

bệnh bằng phù phép.

người khác tin tưởng ảo tưởng, hành
động theo niềm tin đó, lãng phí sức
khỏe, lãng phí tiền của. vơ ích, và
thậm chí gây nguy hiểm đến tính
mạng., đó là mê tín. Vì vậy, tâm linh
hay mê tín dị đoan muốn tồn tại đều
phải có niềm tin. Nhưng niềm tin mê
tín dị đoan khơng có định kiến và mù
quáng.

9


1.2.3. Khái niệm về lễ hội
Lễ hội là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lịng tơn kính
của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con

người trước cuộc sống mà bản thân họ chauw có khả năng thực hiện. Lễ hội
là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng hỗn dung nhiều tơn giáo của cộng đồng,
mong cầu bình n, hạnh phúc cho con người, sự sinh sôi nảy nở của gia súc,
sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào
bốn chữ “ nhân khang, vật thịnh”. Lễ hội là hoạt động tập thể người, liên
quan đến tín ngưỡng và tơn giáo…[8,tr 894]
Khách du lịch về tham gia lễ hội được hòa nhập vào cộng đồng địa
phương, vào cảm xúc tâm linh, được bày tỏ lịng thành kính với các bậc thánh
thần. Đồng thời, họ cũng có dịp tìm hiểu, khám phá những giá trị văn hóa
truyền thống ẩn chứa trong những nghi lễ, những trò diễn dân gian đậm đà
bản sắc dân tộc. Đây chính là những yếu tố hấp dẫn và cuốn hút khách du lịch
từ đó tạo ra nguồn động lực cho loại hình du lịch lễ hội được phát triển.
1.2.4. Khái niệm văn hóa tâm linh
Theo tác giả Nguyễn Duy Hinh trong cuốn “ Tâm linh Việt Nam” thì:
“Văn hóa tâm linh là một mặt hoạt động văn hóa xã hội của con người, được
biểu hiện ra những khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang những giá trị
thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng
trong cuộc sống tín ngưỡng tơn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ (e dè, sợ
hãi hay huyền diệu) của con người”. [3,tr.27]
Văn hóa tâm linh bao gồm cả văn hóa vơ hình và văn hóa hữu hình.
Văn hóa hữu hình như khơng gian tâm linh như nhà thờ, đình, chùa, miếu,
đền...hay các biểu tượng như tượng phật, tượng chúa…Văn hóa tinh thần là
những ý niệm linh thiêng trong mỗi con người chúng ta có ý niệm đó được
thể hiện qua hành động của họ, văn hóa tâm linh còn được thể hiện qua
hành động.

10


1.2.5. Quan niệm du lịch văn hóa tâm linh

Du lịch văn hóa tâm linh là một thực thể đã tồn tại hàng trăm năm trên
thế giới. Trước đây, người ta thường dùng từ hành hương để nói về những
chuyến du lịch của mình. Tuy nhiên, từ hành hương khơng thể hiện hết bản
chất, ý nghĩa và mục đích của chuyến đi. Hành hương mang nhiều ý nghĩa
tâm linh, nhưng không phải mỗi chuyến đi của mọi người đều mang mục đích
duy nhất là ý nghĩa tơn giáo mà một bộ phận họ tham gia hành hương nhưng
thích du lịch hơn là tín ngưỡng. Ngay cả những người đi du lịch với niềm tin
tâm linh là mục đích chính của họ, không thể không nảy sinh tâm trạng thú vị
cho du khách để thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên và tiếp xúc với
những nơi đẹp nhất trên thế giới. Cư dân, tận hưởng tiện ích của các dịch vụ
du lịch. Vì vậy, du lịch đó cần có một khái niệm phù hợp hơn, trong đó phải
bao hàm cả yếu tố du lịch và tâm linh.
Du lịch văn hóa tâm linh là sự kết hợp giữa của du lịch và văn hóa tâm
linh. Đây là hai nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của con người, nhằm làm
đẹp cuộc sống, đồng thời thăng hoa trong tâm hồn. Du lịch nhằm mở mang
kiến thức về thiên nhiên, con người nơi đến và giúp xả căng thẳng rất hiệu
quả. Theo tác giả Tâm linh ở đó có nghĩa là nói về tơn giáo. Tín ngưỡng bao
gồm tín ngưỡng tơn giáo và tín ngưỡng dân gian nhằm thỏa mãn niềm tin vào
những biểu tượng thiêng liêng mà họ tơn thờ. Vì vậy, các địa điểm du lịch
thường là những nơi linh thiêng và ý nghĩa. Các tơn giáo, tín ngưỡng, như
đền, miếu, thánh đường hay phế tích ... Ở nơi đó, họ khơng chỉ có được thơng
tin đầy đủ về nguồn gốc tín ngưỡng của mình mà trong chuyến hành hương,
họ cịn được sống cùng nhau trong một môi trường tâm linh: thờ cúng, cầu
nguyện và hành trì an lạc, rèn luyện tinh thần, tạo sức mạnh cho niềm tin,
chuyển hóa ý thức.
Tóm lại, du lịch văn hóa tâm linh cũng là một loại hình du lịch văn hóa
chỉ ứng dụng các đối tượng tơn giáo, tín ngưỡng tâm linh vào hoạt động du

11



lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo và tham quan. Nâng cao nhận
thức của du khách. Du lịch tâm linh và văn hóa cũng có thể sử dụng các khái
niệm thay thế như du lịch tín ngưỡng tâm linh, du lịch tơn giáo, du lịch đó
phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa, bao gồm cả
giá trị vật chất và tinh thần. Tiếp tục bảo quản các hiện vật có ý nghĩa tôn giáo
như bảo tháp, xã, chùa, nhà thờ họ ... hoặc các nghi lễ.
Điểm đến của du lịch văn hóa tâm linh
Theo quan điểm Marketing:“Điểm đến du lịch là một địa điểm mà
chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, chính trị,
kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch”.
Điểm đến du lịch là nơi chủ yếu tập trung chính một loại hình du lịch
văn hóa tâm linh nào nhằm phục vụ du lịch và loại hình du lịch văn hóa tâm
linh. Trong đó điểm đến là các di tích gắn với tơn giáo và tín ngưỡng như
chùa, đình, đền...
Di tích tơn giáo
Chùa ( Tự) ở Việt Nam có lẽ Chùa là nhiều nhất. Chùa là nơi thờ tự
Phật, tín ngưỡng dân gian, nhưng gian chính phải thờ Phật.Chùa là những di
tích cổ nhất cịn lại Việt Nam, đặc biệt miền Bắc, Ba miền, phong cách chùa
cũng rất khác nhau.
Ví dụ: Chùa Ba Vàng, chùa Tam Chúc, Chùa Hương…
Nhà thờ: là của đạo Thiên Chúa, có thể gọi là Giáo đường, Thánh
đường, có các cấp bậc hẳn hoi: Vương cung thánh đường, Chính tịa, Tơng
tịa, nhà thờ xứ, nhà thờ họ. Nơi thờ tự của Hồi giáo cũng gọi là Giáo đường.
Ví dụ: Nhà thờ đá Sa Pa ( Lào Cai), nhà thờ lớn, Hà Nội, nhà thờ Phát
Diệm, Ninh Bình, nhà thờ Gỗ (Kon Tum).
Di tích tín ngưỡng
Đền ( Từ): thờ Thần, Thánh. Có thể là Thiên Thần, Nhiên Thần, Địa


12


thần, Địa thần, Nhân thần.
Ví dụ: Đền Trần, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Qn Thánh…
Đình: Thờ Thành hồng của các làng, đồng thời là nơi tụ họp, bàn việc
làng, là tính túy của làng xã.
Ví dụ: Đình Bảng ( Bắc Ninh) , Đình So ( Quốc Oai), Đình Tân Đơng (
Tiền Giang)…
Miếu: thờ Thánh nhân, Hồng tộc, cho đến các tiểu thần, tổ nghề,
hoặc cả Mẫu nữa.
Ví dụ:Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (An Giang), Miếu Ba Cô (đèo Bảo
Lộc, Lâm Đồng), Thượng Cơng Miếu (Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí
Minh)…
Phủ/ Điện: Thờ Mẫu trong đạo Mẫu, là tơn giáo bản địa. Miền Trung
gọi là Điện.
Ví dụ: Phủ Tây Hồ…
Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch văn hóa tâm linh
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: cơ sở vật chất của ngành du
lịch (dịch vụ nhà hàng, vui chơi, giải trí…là yếu tố then chốt đối với việc
đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch cung ứng nhu cầu của du khách.
Các yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai
thác tài nguyên, phục vụ khách du lịch, đồng thời góp phần quyết định độ dài
thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách trải nghiệm du lịch.
Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh
Luật du lịch Việt Nam 2017 (điều 3 chương 1):“ Sản phẩm du lịch là
tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa
mãn nhu cầu của khách du lịch”
Các yếu tố của sản phẩm du lịch bao gồm: điểm thu hút khách, tài
nguyên du lịch của điểm đến; dịch vụ của điểm đến, hình ảnh của điểm đến,

giá cả hàng hóa, dịch vụ của điểm đến.

13


Khách du lịch với mục đích văn hóa tâm linh
Theo Luật du lịch 2017 (Chương 1, điều 3): “ Khách du lịch là người
đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu
nhập ở nơi đến”.
Khách đi du lịch với mục đích trải nghiệm văn hóa tâm linh hoặc đi với
động cơ là nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, có thể đi với mục đích tham quan,
nghiên cứu, học tập về văn hóa hoặc kết hợp với mục đích khác như công vụ,
hội nghị, hội thảo.
Khách du lịch tâm linh ở Việt Nam thường hội tụ về các địa điểm như:
đền, chùa, đình, đài, lăng tẩm, tịa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và những
vùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc, gắn kết với văn hóa truyền
thống, lối sống địa phương.
1.3. Đặc điểm của hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam
Điều làm nên nét độc đáo của du lịch văn hoá tâm linh Việt Nam so với
phần còn lại của thế giới là:
Du lịch văn hố tâm linh liên quan đến tơn giáo, tín ngưỡng. Trong số
đó, ở Việt Nam tơn giáo Phật giáo có số lượng lớn nhất và cùng tồn tại với
các tôn giáo khác như Thiên chúa giáo, Đạo Cao đài, Đạo Hịa Hảo. Các giá
trị triết học, tín ngưỡng, Phật pháp, vật thể và phi vật thể phương Đông.
Du lịch văn hoá tâm linh Việt Nam gắn với cơ sở di tích tín ngưỡng thờ
cúng, suy tơn tri ân các anh hùng dân tộc, Thành Hồng Làng có cơng với đất
nước, dân tộc, trở thành du lịch cội nguồn dân tộc với đạo lý “uống nước nhớ
nguồn”. Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng ở Việt Nam đã được UNESCO công
nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
Du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam liên quan đến tín ngưỡng thờ

cúng tổ tiên, dịng họ, lịng biết ơn và lòng hiếu thảo với cha mẹ.
Du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam liên quan đến các hoạt động thể

14


thao tâm linh như thiền định, yoga cân bằng, tịnh tâm và siêu thoát trong đời
sống tâm linh. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là nét đặc trưng, tiêu biểu của
Việt Nam mà khơng thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.Du lịch văn hóa tâm
linh ở Việt Nam còn bao gồm các hoạt động liên quan đến yếu tố linh thiêng,
huyền bí (thờ Mẫu Tam Phủ)
Trên thế giới, có một số lễ hội đã trở thành quốc tế, giúp xây dựng
thương hiệu du lịch, đưa hình ảnh đất nước đến nhiều nơi nhưng vẫn giữ được
giá trị nguyên bản, chẳng hạn như lễ hội Songkran. Lễ hội truyền thống
Songkran ở Thái Lan hay lễ hội Chol Chnam ở Campuchia, lễ hội Carnival ở
Brazil, lễ hội Oktoberfest ở Đức, lễ Phục sinh, Giáng sinh…
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều tỉnh, thành phố trên cả
nước thường xuyên tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa kỷ niệm vào các dịp
lễ, Tết, kỷ niệm các sự kiện đặc biệt. Vai trò quan trọng của nhà nước và địa
phương để đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhân dân được hưởng thụ đời
sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phục vụ phát triển du lịch. Để phục vụ lễ
hội, nhiều di sản văn hóa phi vật thể, nhất là lễ hội truyền thống đã được phục
dựng, tái hiện với quy mơ rất lớn, góp phần tạo nên “bức tranh lễ hội” của
Việt Nam.
Ngược lại, do thiếu hiểu biết về di sản văn hóa, do xu hướng thương
mại hóa, xã hội hóa các hoạt động lễ hội, nên việc khơi phục, tái hiện lễ hội
truyền thống cịn thiếu sót, dễ nảy sinh tiêu cực, cộng đồng.

15



TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh hiện đang là một hình thức phát
triển rất mạnh ở nhiều nơi trên khắp thế giới, trong đó có quốc gia Việt Nam.
Du khách trải nghiệm theo loại hình du lịch này thường tìm đến các đình,
chùa, các thắng tích tơn giáo, tín ngưỡng để thăm quan, cúng bái, cầu nguyện.
Tại đây, du khách hịa vào dịng tín ngưỡng để cảm nhận vẻ yên bình, thanh
thản, an nhiên. Du lịch văn hóa tâm linh ln gắn với đức tin và hướng thiện
lành của con người.
Tóm lại, đây cũng là mục đích cao nhất của du lịch văn hóa tâm linh.
Ngồi ra, hoạt động du lịch đó phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng và bảo tồn
các giá trị văn hóa cả vật chất và tinh thần. Nghi lễ, lễ hội, văn hóa nghệ thuật,
ẩm thực… vì họ là đối tượng chính trong việc tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa
Văn hóa tâm linh thu hút du khách đến với mọi nơi đến.
Tác giả khóa luận chương 1 là chương kiến thức nền tảng với vấn đề cơ
bản của tổ chức hoạt động du lịch văn hóa tâm linh và nội dung liên quan đến
văn hóa tâm linh tại đền Trần, nhằm mục đích giải thích, hỗ trợ nội dung rõ
hơn các chương tiếp theo là chương 2, chương 3, cùng phần nội dung khác
trong đề tài khóa luận nghiên cứu.

16


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM
LINH TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN XÃ TIẾN ĐỨC, HUYỆN
HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH
2.1. Khái quát về tỉnh Thái Bình
2.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên
Thái bình là tỉnh thuộc ven biển và thuộc khu vực Đồng bằng Sông
Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế:

Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Vị trí địa lý: Nằm ở phía đơng nam đồng bằng sơng Hồng. Phía bắc
giáp các tỉnh Hưng n, Hải Dương và Hải Phịng, phía tây và tây nam giáp
các tỉnh Nam Định, Hà Nam; phía đơng giáp Vịnh Bắc Bộ.
Diện tích tự nhiên: 1.546,54 km và địa hình: Thái Bình là tỉnh đồng
bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 1%, độ cao phổ biến từ 1
đến 2m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đơng nam.
Thái Bình được bao quanh bởi hệ thống sơng và biển khép kín. Đường
bờ biển dài hơn 50 km, có 4 con sơng lớn chảy qua tỉnh: sơng Hóa dài 35,3
km ở phía bắc và đơng bắc, sơng Luộc (một phụ lưu của sơng Hồng) ở phía
bắc và tây bắc, với tổng chiều dài 53 km, và hạ lưu sơng Hồng ở phía tây và
nam., với tổng chiều dài 67 km. Sơng Trà Lý (phụ lưu chính của sông Hồng)
chảy qua miền trung của tỉnh từ từ tây sang đông, với tổng chiều dài khoảng
1000 mét. 65 km. Đồng thời có 5 cửa biển lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt,
Trà Lý, Lân).
2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể
Hiện nay tại Thái Bình có một số di tích nổi tiếng như:
Di tích cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng: Một trong những di tích lịch
sử tiêu biểu thời kỳ lịch sử này là đền Tiên La tại huyện Hưng Hà thờ Bát
Nạn Đại tướng quân Vũ Thị Thục.
Di tích về vua Lý Nam Đế và nhà nước Vạn Xuân: Đình Tử Các - miếu
Đồn tại huyện Thái Thụy, miếu Hai Thôn tại huyệnVũ Thư…

17


×