Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.05 KB, 3 trang )
Kinh nghiệm sử dụng túi bao trái phòng sâu đục
trái cây có múi
Hiện nay, bên cạnh các biện pháp hóa học, sinh học, biện pháp canh
tác; các chuyên gia về bảo vệ thực vật khuyến khích nhà vườn áp
dụng biện pháp bao trái để giảm thiểu thiệt hại do sâu đục trái hại cây
có múi gây ra. Biện pháp bao trái vừa bảo vệ trái hiệu quả, vừa bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mang lại an toàn cho con người và
môi trường. Tuy nhiên, thời điểm nào bao trái và loại túi bao nào
thích hợp cho từng mùa là những câu hỏi của nhiều nhà vườn.
Hiện nay, nhà vườn sử dụng phổ biến 3 loại túi để bao trái gồm: túi
bao chuyên dùng được sản xuất trong nước, túi bao chuyên dùng
của Đài Loan và túi nylon 2 quai.
Các thực nghiệm cho thấy, túi bao chuyên dùng sản xuất trong nước
được may từ chất liệu mỏng, thông thoáng, giúp trái bưởi có thể
quang hợp trao đổi với môi trường bên ngoài dễ dàng; giúp màu sắc
trái đẹp tự nhiên và có thể quan sát được trái cây từ bên ngoài bao.
Loại túi bao này mềm, có dây rút để cột miệng bao nên thao tác bao
trái dễ dàng và tiết kiệm thời gian; có thể kết hợp với các loại cần
bao trái nên có thể bao được trái ở trên cao. Tuy nhiên, loại túi này
mau mục, rách khi bị ướt nên chỉ thích hợp bao trái trong mùa nắng;
không nên tưới phun lên cây làm ướt túi. Cũng cần lưu ý, tránh để túi
bao bị cọ xát vào các bộ phận của cây vì túi dễ bị sờn rách khiến côn
trùng có thể châm chích hoặc đẻ trứng vào trái. Ông Huỳnh Phước
Thạnh (thị trấn Kế Sách, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cho biết
bao bằng loại túi này, tỷ lệ bưởi bị sâu đục trái gây hại chiếm khoảng
5-10% tổng số trái được bao.
Loại túi bao trái của Đài Loan làm từ chất liệu có khả năng chống
thấm nước, độ bền của túi có thể sử dụng được 2 lứa trái; chống
sâu, côn trùng chích hoặc đẻ trứng. Túi có chức năng phản quang,
giúp bảo vệ da trái không bị rám nắng do ánh nắng mặt trời. Tuy
nhiên, loại túi này chỉ thích hợp bao cho các trái ở dưới thấp vì phải