Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

PHÉP BIỆN CHỨNG về mối LIÊN hệ PHỔ BIẾN và vận DỤNG PHÂN TÍCH mối LIÊN hệ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH tế và bảo vệ môi TRƯỜNG SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.66 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
==========o0o==========

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG
PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Họ và tên
Mã sinh viên
Lớp tín chỉ
STT
Giảng viên hướng dẫn

:
:
:
:
:

Phạm Yến Nhi
2114110237
TRIE114.CLC.7
73
ThS. Nguyễn Thị Tùng Lâm

Thanh Hóa, tháng 12 năm 2021






MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................... 4
1.

2.

3.

Phép biện chứng duy vật……………………………………………………...4
1.1

Khái quát về phép biện chứng ...............................................................4

1.2.

Khái niệm phép biện chứng duy vật.......................................................5

1.3.

Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật...........6

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến..................................................................7
2.1.

Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến..........................................7

2.2.


Tính chất của các mối liên hệ.................................................................8

2.3.

Ý nghĩa phương pháp luận.....................................................................8

Vấn đề tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái...........................9
3.1. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái…………….9
3.2. Thực trạng mâu thuẫn…………….......................................................................11

3.3. Vận dụng giải quyết mâu thuẫn.................................................................12
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................15

1


HẦN MỞ ĐẦU
“Con người không dệt nên mạng lưới cuộc sống. Chúng ta chỉ là một sợi
dây trong đó. Bất cứ điều gì chúng ta làm với mạng lưới ấy đều tác động tới chính
chúng ta. Tất cả mọi thứ đều được buộc chặt vào nhau. Tất cả mọi thứ đều kết nối
với nhau.” (Tù trưởng Seattle). Con người luôn khơng ngừng phát triển, phát triển
để có được sự tự do. Nhưng dù chúng ta tiến xa khỏi vạch xuất phát bao nhiêu,
khơng một ai có thể phủ nhận mối quan hệ ràng buộc giữa sự phát triển của con
người và môi trường tự nhiên. Để rồi triết học giúp tơi hiểu ra rằng: “Cái giá của tự
do chính là trách nhiệm.”
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước nhảy vọt vơ
cùng to lớn, là một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương khi đứng giữa đại
dịch, thuộc nhóm nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới năm 2020. Mặc dù là

một quốc gia đang phát triển, ở cả quá khứ và hiện tại, Việt Nam luôn dành sự quan
tâm và đầu tư bảo vệ môi trường. Với lợi thế là một đất nước giàu có về tài nguyên
cả trên đất liền và trên biển, Việt Nam đã và đang tận dụng tất cả những nguồn lực
khoa học công nghệ kỹ thuật trong nước và từ các bạn bè quốc tế nhằm khai thác
nguồn tài nguyên dồi dào này. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu to lớn trong
phát triển kinh tế, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trở thành vấn nạn trầm trọng
cần được lưu tâm đến trong thời đại ngày nay. Diện tích và chất lượng rừng tự nhiên
những năm trở lại đây suy giảm rất nhanh, tải nguyên khoáng sản đối mặt với nguy
cơ bị khai thác cạn kiệt. Đi kèm với việc khai thác trái phép là việc sử dụng khơng
hợp lí khiến cho tài nguyên biển, đặt biệt là tài nguyên sinh vật biển ở ven bờ và các
hệ sinh thái khác bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, dân số tăng, tỷ lệ dân
thành thị tăng làm ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn lên mức báo động, đặc
biệt là Hà Nội và Hồ Chí Minh có những ngày mức độ ơ nhiễm khơng khí ở mức
nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều bệnh tật về đường hô hấp đối với các đối tượng trẻ em,
2


người lớn tuổi và những người thể lực yếu cũng như có nguy cơ nhiễm bệnh hơ hấp
cao.
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu của bài tiểu luận này chính là chỉ ra phép biện
chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Động lực nghiên cứu của em lấ cảm hứng từ
lời nhận định của Henry David Thoreau: “Dường như đã thành quy luật rằng bạn
không thể thông cảm cho cả con người và thiên nhiên.” Bản thân em cho rằng, con
người vẫn chưa hồn thiện, chúng ta ln phạm phải những sai lầm. Triết học và
nghiên cứu có thể giúp đỡ con người bù đắp những tổn thương mang tính hủy hoại
mà chúng ta gây ra cho môi trường tự nhiên, qua đó nghiêm túc nhìn nhận lại xu
hướng phát triển của bản thân nền kinh tế sao cho phù hợp với quỹ đạo chung của
thế giới tự nhiên. Mục đích của bài tiểu luận này là tìm hiểu mối liên hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái cũng như chiến lược của Chính phủ

trong việc triển khai phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Cuối cùng rút ra
bài học về mối liên hệ phổ biến, vận dụng vào việc triển khai các kế hoạch và đề án
tăng trưởng kinh tế song song với bảo vệ, phục hồi và phát triển môi trường sinh
thái.

3


HẦN NỘI DUNG
1.

Phép biện chứng duy vật

1.1. Khái quát về phép biện chứng
Ph.Ăng-ghen đã định nghĩa về phép biện chứng như sau: “Phương pháp biện
chứng là phương pháp xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng vào tư
duy chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại giữa chúng, trong sự móc xích của chúng,
trong sự vận động của chúng, trong sự phát sinh và tiêu vong của chúng”. Cùng với
sự phát triển của ý thức, phương pháp tư duy biện chứng được thể hiện trong triết
học qua ba giai đoạn, ba hình thức lịch sử khác nhau.
Phép biện chứng chất phác thời cổ đại được xem là hình thức sơ khai của
phép biện chứng. Thành trì của nó bén rễ và phát triển mạnh mẽ ở Trung Hoa cổ đại,
Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Đặc biệt phải kể đến là triết học Hy Lạp cổ đại, nơi tinh
thần của phép biện chứng tự phát được phát triển đạt đến đỉnh cao. Các nhà triết học
ở phương Đông lẫn phương Tây thời cổ đại đã xem thế giới khách quan thay đổi
trong những sợi dây liên hệ vơ cùng tận. Tuy nhiên, vì họ chưa đạt tới trình độ mơ
xẻ, phân tích giới tự nhiên nên thế giới mà họ nhìn thấy chưa phải là sản phẩm cuối
cùng của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.
Giai đoạn thứ hai thể hiện ở phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức, khởi đầu
từ Cantơ và đỉnh cao là Hêghen. Biện chứng trở thành một mũi tên, nơi mà điểm đầu

và điểm cuối của nó đều là tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là biểu hiện của các ý
niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm. Có
thể nói, đây là lần đầu tiên lịch sử phát triển của tư duy nhân loại chứng kiến các nhà
triết học Đức trình bày một cách bao qt và có hệ thống những nội dung quan trọng
nhất của phép biện chứng.
4


Tiếp sau đó, chính C.Mác và Ph. Ăng-ghen đã thành công xây dựng lại kim
tự tháp lật ngược của Hê-ghen, tìm ra những hạt nhân hợp lý nhất bị lớp vỏ kì bí kia
bao phủ, cuối cùng sáng tạo nên phép biện chứng duy vật - giai đoạn phát triển cao
nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học. Phép biện chứng duy vật ra đời là
sự kế thừa trên tinh thần phê phán tính chất duy tâm của triết học cổ điển Đức.
1.2.

Khái niệm phép biện chứng duy vật
Cũng như triết học nói chung, phép biện chứng duy vật được xem là một môn

khoa học đề cập đến những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển trong
thế giới tự nhiên, của nhân loại , và của thế giới tư duy trừu tượng.
Phép biện chứng duy vật là lý luận khoa học nghiên cứu cả hai mặt quan
trọng của nó, bao gồm:
 Biện chứng khách quan: là đặc tính vốn có của thế giới tự nhiên và xã hội.
Bản thân sự vận động của nó tuân theo những quy luật khách quan, nằm
ngoài sự kiểm soát và chi phối của ý thức con người.
 Biện chứng chủ quan: là đặc tính thuộc tư duy của con người. Sự liên hệ lẫn
nhau giữa các mặt của ý thức như khái niệm, phán đoán, tư tưởng đều tuân
theo những quy luật nhất định, hay do bản thân chủ thế đó quyết định.
Nhìn từ góc độ triết học, biện chứng khách quan được phản ánh bởi biện
chứng chủ quan. Tuy nhiên, khơng phải bất kì cá nhân nào cũng có khả năng phản

ánh chính xác biện chứng khách quan vì thế giới trong nhận thức của con người là
hình ảnh phản chiếu bởi lăng kính chủ quan của họ. Biện chứng duy vật, cũng vì
vậy, là cơng cụ hỗ trợ con người để đảm bảo thế giới khách quan được phản ánh
chính xác bởi tư duy con người.

5


1.3.

Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin có hai đặc trưng cơ bản

sau đây:
Một là, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin là là cơng trình
được xây dựng trên nền móng của thế giới quan duy vật khoa học. Có thể nhận định
rằng, phép biện chứng duy vật chẳng những được vạch ra ranh giới ngăn cách cơ
bản với phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức, mà còn cho thấy sự cách biệt về sự
tiến bộ khi được đặt lên bàn cân so sánh với những tư tưởng triết học biện chứng
trước đó.
Hai là, thế giới quan và phương pháp luận trong phép biện chứng duy vật
của chủ nghĩa Mác-Lênin ln có sự thống nhất chặt chẽ và do đó khơng dừng lại ở
việc giải đáp những bí ẩn về sự vận động phức tạp của thế giới mà còn chiếc chìa
khóa của tư duy, đặt viên gạch đầu tiên cho q trình cải tạo thế giới. Khơng chỉ
giải thích đúng đắn về tính biện chứng của thế giới, mỗi nguyên lý, quy luật trong
phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin còn là phương pháp luận khoa
học của việc nhận thức và cải tạo thế giới. Vì vậy, phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mac-Lênin cung cấp những phương pháp lí luận chung nhất mở ra cánh cửa
nhận thức và cải tạo thế giới , trên cơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biến, những
quy luật nền tảng của các quá trình vận động, phát triển diễn ra trong tự nhiên, xã

hội và tư duy . Khơng chỉ mang tính khác quan mà cịn rất toàn diện, hiện đại , lịch
sử - cụ thể, phương pháp luận phân tích mâu thuẫn nhằm tìm ra ngun lí, động lực
của thế giới vật chất, thế giới tư duy. Vì những điểm vượt trội trên mà phép biện
chứng duy vật được xem như một công cũ vĩ đại trong cuộc cách mạng nhận thức và
cải tạo thế giới.
Qua những đặc trưng cơ bản trên, phép biện chứng duy vật là yếu tố quyết
định trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mac-Lênin,
tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mac-Lênin. Song song với đó,
6


đây cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo
trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
2.

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

2.1. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
Thời điểm con người có được nhận thức về thế giới, họ sẽ đặt ra những câu
hỏ về những mối liên kết xung quanh mình. Nếu mặt đất dưới chân họ là một cái tổ
lớn, bản thân mỗi người chỉ là một phần nhỏ bé của nó mà thơi. Nhưng nếu như giữa
những phần nhỏ bé nhất không tồn tại sự liên kết và ràng buộc, liệu chúng ta cỏ thể
tồn tại ? Theo quan điểm biện chứng duy vật, mối liên hệ dùng là thuật ngữ chỉ sự
quy định, tác động và chuyển hóa qua lại lẫn nhau xảy ra giữa các mặt khác nhau
của sự vật hiện tượng.
Hãy cùng nhìn vào thị trường kinh tế như một ví dụ của mối liên hệ. Cung và
cầu của bất kì hàng hóa dịch vụ nào cũng ln tồn tại trong q trình ảnh hưởng và
quy định lẫn nhau, khơng ngừng chuyển hóa lẫn nhau. Khi nhu cầu tăng lên tạo đòn
bẩy cho nguồn cung ứng phát triển…
Bàn về mối liên hệ phổ biến, có thể đề cập đến hai hàm nghĩa: hoặc là chỉ

tính phổ biến của các mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng của thế giới, hoặc là để chỉ
các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng.
Các mối liên hệ này được biểu hiện thông qua các mặt đối lập, sự khẳng định
và phủ định, cái chung và cái riêng, thông qua lượng và chất,…
Vì vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ
đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định. Tất cả
góp phần tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng của các mối liên hệ trong giới tự
nhiên, xã hội và tư duy và ngược lại.

7


2.2. Tính chất của các mối liên hệ
Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất
cơ bản của các mối liên hệ.
- Tính khách quan của các mối liên hệ: phản ánh sự tác động, chuyển hóa qua
lại, thậm chí là sự thay đổi tự thân của sự vật hiện tượng tạo nên sự liên hệ vơ hình
nằm ngồi khả năng kiểm sốt của tư duy chủ quan. Ví dụ như con người khơng có
quyền lựa chọn cách mình sinh ra, nên mối liên hệ ruột thịt giữa đứa trẻ và anh chị
nó là khách quan; mối quan hệ tương tác do lực hấp dẫn, đồng hóa-dị hóa,…
- Tính phổ biến của các mối liên hệ: khơng có bất cứ sự vật hiện tượng nào
ngẫu nhiên được sinh ra sau đó độc lập tồn tại; đồng thời chúng luôn là một cấu trúc
hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi
lẫn nhau. Ví dụ như mối liên hệ giữa các thành phần trong chuỗi thức ăn hay mỗi cơ
thể sống là một hệ thống mở tương tác với mơi trường,…
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ: các sự vật, hiện tượng hay q
trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trị, vị trí khác
nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; hơn nữa, cùng một mối liên hệ nhất định
nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau những
tính chất và vai trị sẽ khác nhau. Ví dụ, mối liên hệ tình bạn có thể thay đổi thành

đối tác, tình thân hoặc tình yêu.
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, ta rút ra được tính tồn diện trong việc
xem xét sự vật, hiện tượng, cụ thể:
 Phải xem xét tất cả các mặt, yếu tố, bộ phận, mối liên hệ của sự vật, hiện
tượng
 Phải đặt sự vật hiện tượng trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác.
8


 Phải phân loại các mối liên hệ, quan tâm các mối liên hệ bên trong, cơ bản,
tất nhiên, chủ yếu vì chúng là những mối liên hệ quan trọng.
 Nhìn nhận bản thân các mối liên hệ khơng đứng n, trong hồn cảnh này có
thể là tất nhiên nhưng hoàn cảnh khác lại là ngẫu nhiên và ngược lại.
Chỉ trên những cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lí có hiệu
quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận
trong hoạt động thực tiễn, ngun lí về mối liên hệ phổ biến địi hỏi để cải tạo được
sựvật, chúng ta phải bằng hoạt động thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ
nội tại của sự vật cũng như mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác.
Muốn vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp, nhiều phương tiện khác nhau
để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng. Mọi sự vật hiện tượng đều tồn
tại trong không gian thời gian nhất định và mang dấu ấn của khơng gian thời gian
đó. Do đó chúng ta cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi
vấn đề thực tiễn đặt ra.
3. Vấn đề tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái
3.1.

Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái

Giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mơi trường ln có mối quan hệ tác động

qua lại lẫn nhau, đó chính là mối liên hệ biện chứng bao gồm hai mặt thống nhất và
mâu thuẫn. Tăng trưởng kinh tế chính là sản phẩm duy ý của con người nên nó là cái
tồn tại chủ quan. Cịn mơi trường sống có nguồn gốc từ trong tự nhiên, tồn tại một
cách khách quan độc lập với ý thức của con người. Song, việc bảo vệ môi trường sinh
thái lại phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, con người trực tiếp tác động
làm môi trường tốt lên hay xấu đi. Tăng trưởng kinh tế và hệ sinh thái tự nhiên đều do
tư duy của nhân loại quyết định, vì vậy có thể nói rằng chúng nhận sự tác động hai
chiều lên nhau. Sự thống nhất trong mối quan hệ phổ biến giữa chúng hướng đến quá
trình hình thành một chỉnh thể mang tên kinh tế-xã hội. Điều đó được thể hiện qua
một số khía cạnh như sau:
9


• Về tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên: Quy mô nền kinh tế ảnh hưởng
đến mức độ tiêu dùng nguồn tài nguyên. Cụ thể, đối với các quốc gia phát triển thì sự
phát triển kinh tế bền vững đòi hỏi việc cắt giảm tối đa năng lượng bị lãng phí nhờ
máy móc hiện đại trong khi nước kém phát triển hơn thì mù quáng đặt nặng vấn đề
khai thác để xuất thô một cách bừa bãi. Mặt khác, phát triển kinh tế giúp nâng cao đời
sống con người, đồng thời nâng cao nhận thức con người, ý thức về bảo vệ mội trường
cũng tăng lên.
 Về tác động lên bầu khí quyển: Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ tạo điều
kiện cho con người phát minh ra những máy móc, cơng cụ sản xuất hạn chế tầm ảnh
hưởng lên môi trường. Nhiều khu công nghiệp đang nỗ lực giảm thiểu lượng khí thải
bay vào bầu khí quyển. Việc xây dựng và vận hành các nhà máy, khu xử lí rác thải
cũng góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc bảo vệ môi trường.
 Về môi trường nước: Tăng trưởng kinh tế cũng đồng nghĩa với việc hệ thống
xử lí nước sạch càng được nâng cấp, máy móc xử lí rác thải càng hiện đại giúp giảm
thiểu lượng rác đổ ra biển, hồ, sông,.. Kinh tế phát triển nguồn nước cũng được bảo vệ
an tồn hơn.
Như vậy, nếu nhìn từ một khía cạnh nào đó thì phát triển kinh tế đã tác động

tích cực đến bảo vệ mơi trường. Ngược lại, tính ổn định, trong lành của mơi trường
sinh thái tự nhiên cũng là điều kiện, cơ sở và động lực tăng trưởng kinh tế nhờ việc :
 Giúp con người cảm thấy thoải mái, hưng phấn trong cuộc sống, đảm bảo
sức khỏe tốt cũng là cách để tăng hiệu quả làm việc.
 Tạo nên mơi trường sống an tồn, ổn định nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng
giúp nền kinh tế đứng vững về lâu dài. Từ đó, có thể thấy sự phát triển kinh tế xã hội
một cách tiến bộ là khi có sự kết hợp hài hịa giữa hai mục tiêu: phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường sinh thái.
Mặc dù vậy, đáng buồn là thực trạng đang dần chứng tỏ mặt mâu thuẫn trong
mối liên hệ của hai vấn đề trên. Trên thế giới, nền kinh tế đang phát triển chóng mặt,
10


chính điều đó kéo theo nhiều hệ lụy xấu và mối hiểm họa đến môi trường. Tài nguyên
không phải là vô hạn, nếu chỉ tăng trưởng kinh tế mà không cải tạo mơi trường thì sẽ
đến lúc tăng trưởng kinh tế phải dừng lại do sự suy thối của mơi trường. Và rồi chính
con người sẽ là chịu đựng những nỗi đau do sự kiêu ngạo và ích kỉ của bản thân gây
nên. Ngược lại nếu tăng trưởng kinh tế đồng hành với bảo vệ mơi trường thì khơng
những đời sống con người ngày càng được cải thiện mà chính môi trường cũng được
cải thiện do khi nền kinh tế phát triển, ngân sách cho những dự án bảo vệ sinh thái
tăng lên, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ dần được thay thế bằng những nguồn tài
nguyên mới do con người tự tạo nên.
3.2.

Thực trạng mâu thuẫn
Hiện nay, môi trường đang là vấn đề nóng của tồn nhân loại. Thực trạng

cho thấy, khí hậu đang ngày một khắc nghiệt, khó đốn, thất thường. Cùng nhìn vào
Việt Nam như một ví dụ cho mơ hình nghiên cứu này.
Mặc dù nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm đứng đầu thế giới bất

chấp đại dịch, vấn đề môi trường ở Việt Nam đang làm rung lên những hồi chuông
cảnh báo: Tổng mức tiêu thụ điê n~ tăng gấp ba lần trong vòng mười năm qua, bỏ xa
mức tăng sản lượng điện. Sự phụ thuộc ngày càng cao vào nguồn nhiên liệu hóa
thạch đã đẩy năng lượng phát thải lên gần hai phần ba tổng lượng phát thải khí nhà
kính của cả nước, đặt ra vấn đề cấp bách là phải đẩy nhanh q trình chuyển đổi
năng lượng tái tạo khơng gây ô nhiễm môi trường. Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam
đã nổi lên là quốc gia phát thải khí nhà kính bình qn đầu người tăng trưởng nhanh
nhất trên thế giới – với mức tăng khoảng 5% mỗi năm. Nhu cầu sử dụng nước ngày
một tăng cao, trong khi năng suất nước vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 12% so với
chuẩn thể giới. Tình trạng khai thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên như cát,
lâm thủy sản và diện tích rừng ngày càng thu hẹp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến
triển vọng tăng trưởng dài hạn. Đồng thời, tác đô n~ g tiêu cực của biến đổi khí hậu đã
trở thành hậu quả khơn lường khơng thể tránh khỏi. Tốc độ đơ thị hóa cao và bùng
nổ dân số đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn về xử lí rác thải và giả thiểu ô
11


nhiễm. Trong vòng chưa đầy 15 năm tới, lượng rác thải của Việt Nam dự báo sẽ tăng
gấp đôi. Việt Nam cũng là một trong mười quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng
nề nhất bởi ô nhiễm không khí, đáng lo ngại nhất là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Bên
cạnh đó, nguồn nước bị nhiễm bẩn đang gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm
trọng đối với năng suất của các ngành quan trọng và với sức khỏe của người dân.
3.3.

Vận dụng giải quyết mâu thuẫn
Những nỗ lực của chính quyền đóng vai trị quan trọng và cốt lõi trong tình

hình hiện nay. Đặc biệt là việc áp dụng các chiến sách dài hạn nhằm thúc đẩy tăng
trưởng xanh và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên. Trong đó:
 Tập trung vào những chiến lược truyền thông, nâng cao nhận thức của

người dân, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái
 Đào tạo và đầu tư phát triển nguồn lực môi trường
 Huy động nguồn vốn cho những kế sách dài hạn: Phục hồi rừng, xây dựng
nguồn cung cấp năng lượng thay thế, ứng phó với biến đổi khí hậu
 Đầu tư cơng nghệ, chuyển đổi số, cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy kinh tế và
nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên
 Chống lãng phí tài nguyên, tiêu dùng bền vững, phát huy vai trò của các
địa phương, cộng đồng.
 Ban hành, sửa đổi những chính sách hành chính, chế tài pháp luật về môi
trường đặc biệt trong khai thác tài nguyên, xử lí nghiêm những vi phạm.
 Phát triển trên cơ sở tôn trọng các quy luật tự nhiên, thân thiện với môi
trường; ưu tiên phát triển kinh tế phù hợp với đặc tính sinh thái của từng
vùng và khu vực, ít chất thải, các-bon thấp…
12


13


ẾT LUẬN
Thông qua việc nghiên cứu đề tài trên, ta hiểu được sâu sắc hơn khái niệm và
những đặc trưng của phép biện chứng duy vật cũng như nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến của phép biện chứng duy vật. Từ bài học về nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến, rút ra được những bài học quý giá trong hoạt động nhận thức và thực tiễn .
Cuối cùng, bằng việc áp dụng những kiến thức trên, chúng ta đã có thể phân tích
được mối liên hệ phổ biến giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển kinh tế nhằm làm cho cuộc sống của con người ngày càng trở nên thịnh
vượng hơn là một nhu cầu tất yếu của nhân loại, nhưng nếu chỉ vì những lợi ích
trước mắt mà bỏ qua những tác động tiêu cực do các hoạt động của con người lên
mơi trường thì sự phát triển đó sẽ chỉ là sự phát triển có tính chất “vay mượn” và

khơng bền vững. Đã đến lúc loài người cần phải tiếp cận quan điểm phát triển từ góc
độ mơi trường, xem đây là vấn đề sống còn và đòi hỏi phải đi tìm ngun nhân sâu
xa của nó. Con người được tạo hóa ban tặng trí khơn, nhưng chúng ta chỉ là một
trong vơ số lồi được thiên nhiên che chở. Con người khơng có quyền và cũng
khơng nên ngu ngốc hủy hoại chính chiếc nơi đã ni dưỡng mình. Điều đó hơn một
lần nữa địi hỏi chúng ta phải nhìn nhận lại những giá trị triết học nhân văn mà các
nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ giữa con người
và tự nhiên - mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mơi trường. Đó là mục
tiêu chiến lược phải được đặt lên hàng đầu, trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà
phát triển kinh tế mạnh mẽ nhưng vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái vẫn chưa được
chú trọng quan tâm. Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra mà Đảng và Nhà nước ta cùng với
toàn dân phải cùng nhau chung tay thực hiện. Đừng để:
“…Chỉ khi cái cây cuối cùng chết đi, khi dịng sơng cuối cùng bị đầu độc và con cá
cuối cùng bị đánh bắt thì chúng ta mới nhận ra mình khơng thể ăn được tiền!”

14


ÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo., 2008. Những nguyên ld cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.
H.: Đại học Kinh tế quốc dân.
Tạp chí Cơng Thương. 2017. Phân tích mối quan hệ giữa mơi trường và phát triển
kinh tế ở Việt Nam. [online] Available at: < [Accessed 31 March 2021].
World Bank. n.d. Tổng Quan về Việt Nam. [online] Available at:
< [Accessed 8 October
2020].
Chinhphu.vn. 2012. Nội dung chiến lược phát triển kinh tế xã hội. [online] Available
at:
< />htexahoi?docid=1456&substract=&strutsAction=ViewDetailAction.do> [Accessed
31 March 2021].


15



×