Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

TIỂU LUẬN NHÓM GIAO DỊCH THƯƠNG mại QUỐC tế đề tài bảo HIỂM HÀNG hóa XUẤT NHẬP KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
........***........

TIỂU LUẬN NHÓM
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài:
BẢO HIỂM HÀNG HĨA XUẤT NHẬP KHẨU

LỚP TÍN CHỈ: TMA302(GD1-HK1-2021).9
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 9
Trần Thị Nhung
Đỗ Thị Hương
Tạ Thị Thanh Thảo
Lường Anh Điệp

191772004
0
191772002
6
1917720
1917720


Hà Nội, tháng 9 năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
........***........


TIỂU LUẬN NHÓM
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài:
BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

LỚP TÍN CHỈ: TMA302(GD1-HK1-2021).9
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 9
Trần Thị Nhung
Đỗ Thị Hương
Tạ Thị Thanh Thảo
Lường Anh Điệp

1917720040
1917720026
1917720
1917720


Hà Nội, tháng 9 năm 2021


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, với xu hướng tồn cầu hố kinh tế và sự phát triển về
khoa học- kỹ thuật, các quốc gia trên thế giới đã cải thiện mạnh mẽ về năng lực sản
xuất, chất lượng sản phẩm và gia tăng lượng hàng hố bn bán với nhau, đưa các
mặt hàng xuất khẩu trở thành mặt hàng chủ lực mang lại giá trị gia tăng cho nền
kinh tế. Và Việt Nam chúng ta cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Đất nước ta
đang trên con đường hiện đại hóa nền kinh tế với sự phát triển mạnh mẽ của tất cả

các thành phần kinh tế. Càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế nhiều hơn nữa thì
hoạt động bn bán hàng hóa lại càng diễn ra mạnh mẽ. Điều này cho thấy một tiềm
năng lớn về dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế.
Tuy nhiên, khi vận chuyển hàng hóa, dù là đường bộ, đường sắt, đường thủy hay
đường hàng không, các doanh nghiệp, tổ chức đều khơng thể tránh khỏi những khó
khăn, rủi ro bất ngờ ngồi ý muốn. Do đó, để đảm bảo tài chính cho các doanh
nghiệp, bảo hiểm hàng hóa đã ra đời giúp cho các doanh nghiệp ổn định được hoạt
động sản xuất kinh doanh, yên tâm mở rộng quy mô doanh nghiệp của mình khi có
rủi ro xảy ra. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) ngày càng được quan tâm
phát triển, là một nghiệp vụ truyền thống, và đến nay nó đã trở thành một tập quán
quốc tế. Thế nhưng ngành bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, cơng tác dự báo rủi
ro, phịng ngừa và hạn chế tổn thất cho hàng hố XNK vẫn cịn chưa mạnh, chưa
hiệu quả trong khi kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng. Vì vậy nhu cầu
nâng cao hiệu quả, phát triển bảo hiểm hàng hoá XNK ngày càng trở nên cấp thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Yếu tố ngoại thương trở thành một đòi hỏi khách quan, một yếu tố khơng thể thiếu
được của q trình tái sản xuất ở tất cả các nước. Và tất nhiên, cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế sẽ kéo theo dịch vụ vận chuyển ngày càng
phát triển. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một nghiệp vụ truyền thống của
bảo hiểm hàng hải và đến nay nó đã trở thành tập quán thương mại quốc tế. Dựa
vào tính cấp thiết của đề tài, tiểu luận được thực hiện nhằm các mục đích nghiên
cứu những vấn đề cơ sở lý luận về bảo hiểm hàng hố XNK; phân tích, đánh giá


thực trạng tình hình xuất nhập khẩu. Từ đó đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm
phát triển ngành.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tiểu luận “Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu’’ thực hiện những nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
Thứ nhất, đưa ra cơ sở lý thuyết một cách toàn diện về bảo hiểm hàng hóa xuất

nhập khẩu, bao gồm các nội dung khái niệm, phân loại, vai trò.
Thứ hai, đưa ra những nội dung cơ bản về xuất nhập khẩu bằng đường biển, đường
hàng không, đường bộ, đường sắt.
Thứ ba, nghiên cứu thực trạng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam
hiện nay và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển ngành, tăng cường lợi
thế cho doanh nghiệp và nhà nước
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là đề tài bảo hiểm hàng hóa XNK
Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong thực trạng bảo hiểm
hàng hoá XNK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng kết hợp các phương pháp truyền thống
như: phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải; phương pháp so sánh; phương
pháp hệ thống; phương pháp phân tích SWOT…
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về ý nghĩa lý luận: Đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao phát triển ,
giảm thiểu khó khăn của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam
Về ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra được những điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế cạnh tranh
của chính sách bảo hiểm hàng hố XNK. Từ đó đưa ra các biện pháp phát huy điểm
mạnh, khắc phục các điểm yếu cho phía doanh nghiệp và nhà nước.


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU
1.1

Các khái niệm về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu


Bảo hiểm: Bảo hiểm là một chế độ bồi thường về mặt kinh tế, trong đó

người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn
thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro đã thỏa thuận gây ra với điều kiện
người được bảo hiểm đã đóng một khoản tiền, gọi là phí bảo hiểm cho đối
tượng bảo hiểm và theo điều kiện bảo hiểm đã quy định. (Giáo trình BH, Đại
học Ngoại thương)
Trong đó:
 Đối tượng bảo hiểm (Subject-matter insured): Là đối tượng nằm
trong tình trạng chịu sự đe dọa của rủi ro, mà vì thế người có lợi ích
bảo hiểm trong đối tượng bảo hiểm đó phải tham gia vào một loại
hình bảo hiểm nào đó. (Tài sản, Con người, Trách nhiệm dân sự)
 Điều kiện bảo hiểm: là sự quy định phạm vi trách nhiệm của người
bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm về: Rủi ro, tổn thất và không
gian, thời gian.
 Bên bảo hiểm – Người bảo hiểm (Insurer): là pháp nhân được thành
lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật để kinh doanh
bảo hiểm (Điều 3 – Luật KDBH 2000), là người nhận trách nhiệm về
rủi ro từ hợp đồng bảo hiểm. Được quyền thu phí bảo hiểm từ những
người tham gia bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm, tiền bồi thường khi sự
kiện bảo hiểm xảy ra.
 Bên được bảo hiểm (Insured/ Assured): là người có lợi ích bảo
hiểm, người bị thiệt hại khi rủi ro xảy ra và được người bảo hiểm bồi
thường. Người được bảo hiểm là người có tên trong hợp đồng bảo
hiểm và là người phải nộp phí bảo hiểm.
 Người thụ hưởng: là tổ chức hay cá nhân được người tham gia bảo
hiểm chỉ định trong hợp đồng bảo hiểm sẽ nhận được sự trợ giúp và
bồi thường từ công ty bảo hiểm.


 Trị giá bảo hiểm (Insurance Value - V): Là trị giá bằng tiền của tài
sản, thường được xác định bằng giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm

ký kết HĐBH, có thể bao gồm cả phí BH.
TS mới: V = giá mua + chi phí liên quan (nếu có)
Vhh= C+I+F = CIF
TS đã qua sử dụng: V = giá trị còn lại = nguyên giá – khấu hao
V = giá trị đánh giá lại
 Số tiền bảo hiểm (Insurance Amount - A): Là một khoản tiền do
người được bảo hiểm yêu cầu và được người bảo hiểm chấp nhận,
được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, nhằm xác định giới hạn trách
nhiệm của người bảo hiểm trong bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.
 Phí bảo hiểm (Insurance Premium - I): Là khoản tiền mà người
tham gia BH phải trả để nhận được sự bảo đảm trước các rủi ro đã
được người BH chấp nhận


Xuất nhập khẩu: Theo luật Thương mại (2005), xuất nhâ pv khẩu là hoạt
đông
v mua bán hàng hoá của Thương nhân Viê tvNam với thương nhân nước
ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hố, bao gồm cả hoạt đơ ng
v tạm nhâ pv
tái xuất và tạm xuất tái nhâ pv, chuyển khẩu hàng hố.



Bảo hiểm hàng hóa: là một cam kết bồi thường trong đó người bảo hiểm sẽ
bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa vận chuyển
bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra (những rủi ro này được quy định trong
hợp đồng bảo hiểm). Để được bảo hiểm, người được bảo hiểm phải trả một
khoản phí gọi là phí bảo hiểm.




Bảo hiểm hàng hố xuất nhập khẩu: là một cam kết bồi thường trong đó
người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp
hàng hóa trong q trình vận chuyển xuất nhập khẩu bị tổn thất, hư hỏng do
rủi ro gây ra (những rủi ro này được quy định trong hợp đồng bảo hiểm). Để
được bảo hiểm, người được bảo hiểm phải trả một khoản phí gọi là phí bảo
hiểm.

1.2.

Các loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu


(1) Bảo hiểm đường bộ: Đối tượng bảo hiểm là hàng hoá xuất nhập khẩu được
vận chuyển trên đường bộ và các chi phí có liên quan
(2) Bảo hiểm đường sắt: Đối tượng bảo hiểm là hàng hoá xuất nhập khẩu được
vận chuyển trên đường sắt và các chi phí có liên quan
(3) Bảo hiểm đường biển: Đối tượng bảo hiểm là hàng hoá xuất nhập khẩu được
vận chuyển trên biển và các chi phí có liên quan
(4) Bảo hiểm đường hàng khơng: Đối tượng bảo hiểm là hàng hố xuất nhập
khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không và các chi phí có liên quan
1.3.

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

1.3.1

Các khái niệm về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu




Khái niệm hợp đồng bảo hiểm: là một văn bản pháp lý do người bảo hiểm (
Insurer) và người được bảo hiểm ( the Insured) ký kết, trong đó người bảo
hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất của đối
tượng bảo hiểm do những rủi ro được hiểm gây ra cịn người được bảo hiểm
cam kết trả phí bảo hiểm ( Premium).



Khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: là một văn bản
pháp lý do người bảo hiểm ( Insurer) và người được bảo hiểm ( The Insured)
ký kết, trong đó có các điều khoản cam kết bồi thường cho người được bảo
hiểm nếu trong quá trình xuất nhập khẩu xảy ra các rủi ro, mất mát, thiệt hại.

1.3.2

Hình thức của hợp đồng bảo hiểm

Về hình thức thì hợp đồng bảo hiểm phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.
Có 2 hình thức chính:
 Đơn bảo hiểm ( Insurance Policy): là một văn bản do người bảo hiểm cấp
cho người được bảo hiểm.
 Giấy chứng nhận bảo hiểm ( Certificate of Insurance): là văn bản pháp lý
do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm.
Để đảm bảo quyền lợi của các bên trong hợp đồng bảo hiểm, mặt 1 của đơn bảo
hiểm và nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm phải bao gồm các điều khoản
chủ yếu sau:


Tên và địa chỉ pháp lý của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.




Tên hàng hóa yêu cầu được bảo hiểm.




Số của vận đơn.



Tên tàu vận tải hàng hóa.



Ngày khởi hành.



Các cảng liên quan đến quá trình vận tải.



Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm.



Điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm.




Cơ quan giám định tổn thất.



Địa điểm và cách thức bồi thường.



Ngày, tháng ký kết hợp đồng và chữ ký của người bảo hiểm.

1.3.3

Các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao
 Hợp đồng bảo hiểm chuyến ( Voyage policy): là hợp đồng bảo hiểm cho
một chuyến hàng trong quá trình vận tải trên một quãng đường nhất định
được ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về
hàng hóa trong phạm vi một chuyến, theo điều khoản từ kho giao hàng đến
kho nhận hàng.
Hợp đồng bảo hiểm chuyến thường áp dụng trong trường hợp số lượng hàng
ít, chuyên chở một lượt, một chuyến.
 Hợp đồng bảo hiểm bao ( Floating policy): là loại hợp đồng bảo hiểm
được áp dụng trên nhiều chuyến hàng trong một khoảng thời gian nhất định.
Hợp đồng bảo hiểm bao áp dụng trong trường hợp số lượng hàng hóa vận
chuyển lớn, được vận chuyển nhiều chuyến trong một khoảng thời gian nhất
định ( thường là 1 năm).
1.3.4


Nghĩa vụ của người bảo hiểm và người được bảo hiểm trong hợp

đồng
 Nghĩa vụ của người bảo hiểm


Phải công khai tuyên bố các quy tắc, thể lệ, điều kiện bảo hiểm,
giá cả bảo hiểm cho người được bảo hiểm biết



Bồi thường đầy đủ cho người được bảo hiểm khi có tổn thất thuộc
trách nhiệm bảo hiểm.



Bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm đối với người thứ ba.




Áp dụng các biện pháp đề phòng, ngăn ngừa, hạn chế tổn thất.

 Nghĩa vụ của người được bảo hiểm


Mua bảo hiểm cho hàng hóa.




Thơng báo mọi tin tức về đối tượng bảo hiểm, về sự thay đổi hoặc
tăng thêm rủi ro cho người bảo hiểm biết.



Nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn.



Khi có tổn thất phải:



Thơng báo cho người bảo hiểm biết và yêu cầu giám định.



Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, đề phòng, hạn chế tổn thất.



Lập các chứng từ cần thiết và bảo lưu quyền khiếu nại đối với bên
thứ 3.


1.3.5

Báo cho công ty bảo hiểm biết để làm các thủ tục tổn thất chung.


Nội dung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, căn cứ vào điều 10 của quy tắc chung
về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của Tổng cơng ty bảo hiểm
Việt Nam thì một hợp đồng bảo hiểm cần phải có những nội dung sau:
 Tên người được bảo hiểm
 Đối tượng cần được bảo hiểm
 Loại bao bì, cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hóa được bảo hiểm
 Trọng lượng hay số lượng hàng hóa được bảo hiểm
 Tên tàu biển hoặc loại phương tiện vận chuyển
 Cách thức xếp hàng được bảo hiểm trên phương tiện vận chuyển. Điều
kiện và phí bảo hiểm được lựa chọn và áp dụng tùy theo cách thức xếp
hàng
 Nơi phương tiện vận tải khởi hành và nơi nhận được hàng hóa được bảo
hiểm
 Thời gian ( ngày, tháng, năm) phương tiện vận tải hàng hóa rời bến
 Giá trị hàng hóa được bảo hiểm và số tiền được bảo hiểm
 Điều kiện bảo hiểm
 Nơi thanh toán tiền bồi thường tổn thất đối với đối tượng bảo hiểm



Hình 1: Mẫu đơn bảo hiểm hàng hóa


 Một số nội dung cần lưu ý trong hợp đồng bảo hiểm
a. Giá trị bảo hiểm xuất nhập khẩu
 Giá CIF = C + I + F
C: giá hàng hóa tại cảng đi
F: cước phí vận tải

I: phí bảo hiểm
Trong cơng thức này C và F đã biết. Phí bảo hiểm (I) được tính theo tỷ lệ phí
bảo hiểm . Tỷ lệ phí bảo hiểm ( giá cả bảo hiểm) do cơng ty bảo hiểm đề ra
và tính theo phần trăm của giá trị bảo hiểm.
Ta có: Phí bảo hiểm:
I = R x CIF
Trong đó:
 Giá CIF = C + R x CIF + F =
 Giá bảo hiểm ( V) = giá CIF =

C +F
1−R
C +F
1−R

Khi xuất, nhập khẩu theo điều kiện CIF hoặc CIP thì theo tập quán, giá trị
bảo hiểm sẽ bao gồm cả mười phần trăm ( 10%) lãi dự tính.
 Khi xuất khẩu theo điều kiện CIF thì:
V = CIF + 10%
 Khi xuất khẩu theo điều kiện CIP thì:
V = CIP + 10%
Hoặc
 Giá trị bảo hiểm ( V) = C+F×( a+1)1-R
Trong đó:
C: Giá hàng tại cảng
F: Cước phí vận chuyển đến cảng
a: Số % lãi dự tính
R: Tỷ lệ phí bảo hiểm




b. Số tiền bảo hiểm xuất nhập khẩu


Số tiền bảo hiểm ( A): là khoản tiền cụ thể được ghi trong đơn bảo hiểm để
xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm.



Bảo hiểm toàn phần: số tiền bảo hiểm bằng giá trị thực tế của hàng hóa
được bảo hiểm

A = V =CIF


Bảo hiểm dưới mức ( A < V): Số tiền bảo hiểm nhỏ hơn trị giá bảo hiểm,
nghĩa là người được bảo hiểm tự bảo hiểm lấy một phần còn người bảo hiểm
chỉ bồi thường trong phạm vi bảo hiểm.

A = b × V = b × CIF


Bảo hiểm vượt mức ( A>V): Trong trị giá bảo hiểm khai báo, người được
bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính do việc xuất nhập khẩu mang
lại. Tuy nhiên, tiền lãi này không được vượt quá 10% giá trị bảo hiểm.

A = ( 1+a) × V = ( 1+ a) × CIF = ( 1+a)

×


C +F
1−R

Trong đó
a: là lãi suất ước tính
Trong xuất nhập khẩu, nếu số tiền bảo hiểm chỉ bằng giá trị hóa đơn hay giá
FOB hoặc giá CFR thì người được bảo hiểm chưa bảo hiểm đầy đủ giá trị hay
nói cách khác là bảo hiểm dưới giá trị.
c. Phí bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm (I): là một khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm phải trả cho
người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro đã thỏa thuận
gây nên. Phí bảo hiểm thường được tính tốn trên cơ sở xác suất của những rủi
ro gây ra tổn thất hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo trang trải tiền
bồi thường và cịn có lãi.
Như vậy:
I = R x A nếu A < V
Hoặc
I = R x V nếu A = V
Khi xác định R phải cộng thêm cả phụ phí bảo hiểm ( chuyển tải, chiến tranh,
đình cơng …).


Khi xuất nhập khẩu theo điều kiện FOB hoặc CFR thì:
I = R x CIF = R x C+F1-R
Khi xuất khẩu theo điều kiện CIP hay CIF thì
I = R x 110% x CIF ( hay CIP)
d. Giám định tổn thất
Giám định tổn thất là việc làm của người giám định viên nhằm xác định tình
trạng tổn thất, mức độ tổn thất và nguyên nhân gây nên tổn thất hàng hóa. Đây là
cơ sở khiếu nại, bồi thường các bên sau này.

e. Thủ tục khiếu nại bồi thường


Một bộ hồ sơ khiếu nại bồi thường gồm:



Đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm gốc



Hóa đơn thương mại, bản chính



Bản sao hóa đơn gốc hoặc các hóa đơn chi phí



Chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng hàng



Thư kèm tính toán số tiền khiếu nại



Giấy yêu cầu bồi thường hàng hóa tổn thất




Phiếu đóng gói, bản cuối.



Tùy từng trường hợp khiếu nại cụ thể, cần kèm thêm các chứng từ.

 Thủ tục khiếu nại:
Trường hợp hàng hóa bị tổn thất, người được bảo hiểm hoặc đại diện của họ cần
thực hiện các bước chính sau đây:
 Đối với hàng hóa bị tổn thất riêng
 Khi phát hiện hàng hóa bị tổn thất phải thông báo và yêu cầu người bảo
hiểm hoặc đại lý của họ giám định ngay bằng cách gửi Giấy yêu cầu giám
định ( theo mẫu) trong vòng 60 ngày kể từ khi hàng được bốc dỡ khỏi
phương tiện vận tải có ghi tên trên đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
 Gửi ngay thư khiếu nại hoặc bảo lưu quyền khiếu nại cho người chuyên
chở hoặc chính quyền cảng về tổn thất do họ gây ra.

 Đối với tổn thất chung
 Ký vào các văn bản liên quan đến tổn thất chung theo yêu cầu của chủ
phương tiện vận tải


 Thông báo cho người bảo hiểm để làm thủ tục bảo lãnh hoặc ký quỹ tổn
thất chung.
 Đối với các tổn thất dưới 200 USD, nếu có đầy đủ chứng từ xác nhận tình
trạng tổn thất do người chuyên chở hoặc người thứ ba gây ra thì khơng
cần u cầu giám định.

 Đối với hàng hóa bị tổn thất tồn bộ

 Thơng báo ngay cho người bảo hiểm biết mọi thông tin đã thu thập được
 Cùng với người bảo hiểm tiến hành mọi thủ tục và biện pháp giải quyết
có hiệu quả kinh tế nhất.
 Cách tính tốn, bồi thường tổn thất

 Đối với tổn thất riêng:
 Đối với tổn thất toàn bộ ( Total loss): là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo
một hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại.
Người bảo hiểm sẽ được bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm (A) hoặc theo
giá trị bảo hiểm (V)
Số tiền bồi thường (P) = A hoặc (P) = V ( nếu A < V)
Số tiền bảo hiểm (A) là toàn bộ hoặc một phần giá trị bảo hiểm do người
được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm chi trả. Theo nguyên tắc, số tiền
bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm: là giá trị của đối tượng bảo hiểm lúc bắt đầu bảo hiểm
cộng thêm phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác.
 Đối với tổn thất bộ phận ( Partial loss): là một phần của đối tượng bảo
hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại. Tổn thất bộ
phận có thể thể hiện về số lượng, trọng lượng, phẩm chất, giá trị.


 Đối với tổn thất chung
 Tỷ lệ đóng góp tổn thất chung (R) : = L/V
Trong đó:
L: tổng giá trị tổn thất chung
L=

∑ l 1, l 2 ,l 3

V: tổng giá trị tài sản

V=

∑ v1,v 2,v3

L1,l2,l3 và v1, v2, v3 có thể phát sinh từ 3 đối tượng cơ bản: chủ tàu, chủ
hàng, người chuyên chở.
 Số tiền đóng góp cho từng quyền lợi (C): Ci = R x Vi
 Mức đóng góp thực tế của từng quyền lợi ( W): Wi = Ci – li
1.4.

Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

1.4.1 Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Trong thương mại quốc tế, bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình chuyên
chở từ nước người bán đến nước người mua cũng là một dịch vụ quan trọng
không thể tách rời và đã trở thành tập quán trong giới thương mại quốc tế.
Phương tiện vận tải và hàng hóa chuyên chở là những tài sản có giá trị rất
lớn, để đảm bảo cho cơng việc kinh doanh được bình thường, liên tục và ổn
định khi có các rủi ro xảy ra, các nhà kinh doanh đã biết gắn chặt cơng việc
kinh doanh của mình với dịch vụ bảo hiểm. Bên cạnh đó, q trình vận
chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác có liên quan đến nhiều
quốc gia, chủ thể khác nhau nên bảo hiểm ra đời không những đáp ứng được
được những nhu cầu về đảm bảo an tồn cho chủ hàng mà cịn góp phần thúc
đẩy mối quan hệ quốc tế thông qua con đường thương mại. Vì vậy bảo hiểm
hàng hóa xuất nhập khẩu là sự cần thiết khách quan.
1.4.2 Tác dụng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hoạt động ngoại thương ngày càng
phát triển thì bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cũng đạt đến sự chuẩn hóa
cao hơn. Xét về tổng thể bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có những tác
dụng sau:



Thứ nhất: Đảm bảo về mặt tài chính cho những người được bảo hiểm khi có
rủi ro xảy ra gây nên tổn thất cho các đối tượng được bảo hiểm, thì được
người bảo hiểm bồi thường tổn thất. Nhờ việc được bảo hiểm về khoản tổn
thất mà công việc kinh doanh của họ diễn ra bình thường, khơng bị đình trệ
hay phá sản.
Thứ hai: Hơn nữa bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu còn thúc đẩy ý thức về
đề phòng, hạn chế tổn thất, tăng cường an toàn vật chất tài sản trong kinh
doanh : vì có đóng bảo hiểm nên các thương nhân sẽ chú trọng nhiều tới
những rủi ro có thể xảy ra gây thiệt hại nhiều cho hàng hóa của mình, do đó
họ có ý thức hơn trong vấn đề đề phòng tối đa các rủi ro đó.
Thứ ba: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa giúp tập trung nguồn
vốn rất lớn cho nền kinh tế, góp phần tạo việc làm, tăng thu cho ngân sách
nhà nước.
Thứ tư: Mang lại lợi nhuận đáng kể cho các nhà kinh doanh bảo hiểm, lợi
nhuận này là chênh lệch giữa phí bảo hiểm thu được từ những người tham
gia bảo hiểm và những khoản thực tế phải bồi thường.
Thứ năm: Việc nâng cao tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo
hiểm trong nước cịn có tác dụng góp phần cải thiện cán cân thanh tốn quốc
gia.
Thứ sáu: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu góp phần thúc đẩy sự phát triển
của thương mại quốc tế và mối quan hệ giữa các nước thêm bền vững.
Như vậy bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một loại hình bảo hiểm rất
quan trọng và khơng thể tách rời hoạt động thương mại quốc tế bởi nó mang
lại những tác dụng to lớn đối với các bên liên quan trong quá trình xuất nhập
khẩu cũng như với nền kinh tế mỗi nước và thương mại thế giới đặc biệt là
trong xu thế ngày nay khi mà tồn cầu hóa kinh tế đang diễn ra ngày càng
mạnh mẽ.
CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HÀNG HÓA XUẤT NHẬP

KHẨU
I.

Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng
đường biển


1.

Khái niệm và sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng
đường biển
1.
Khái niệm
Là một dạng bảo hiểm được áp dụng đối với hàng hóa, tài sản hay vật thể được vận
chuyển bằng đường biển từ địa điểm này sang địa điểm khác. Đơn vị cung cấp bảo
hiểm sẽ cam kết trả phí bảo hiểm cũng như bồi thường cho bên được bảo hiểm
trong trường hợp xảy ra những rủi ro, thiệt hại đối với hàng hóa trong quá trình bảo
hiểm.
Là nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng là hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Ðây
cũng chính là một trong số các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải đã hình thành và phát
triển từ rất sớm.
2. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển
Khi xuất nhập khẩu hàng hoá chuyên chở bằng đường biển, người bán và người
mua phải mua bảo hiểm cho hàng hố của mình vì:
Thứ nhất, hàng hố vận chuyển bằng đường biển có thể sẽ gặp rất nhiều rủi ro gây
ra những hư hỏng, mất mát như tàu bị mắc cạn, đắm, đâm vào nhau, cháy, nổ, mất
tích, khơng giao hàng,…khi đó việc mua bảo hiểm sẽ giúp giảm bớt rủi ro cho hàng
hoá do hạn chế tổn thất nhờ tăng cường bảo quản kiểm tra đồng thời kết hợp các
biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất.
Thứ hai, trách nhiệm của người chuyên chở rất hạn chế và việc khiếu nại địi bồi

thường rất khó khăn.
Thứ ba, có bảo hiểm mới bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp trong trường hợp có
tổn thất và tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh.
Bên cạnh đó việc mua bảo hiểm hàng hố xuất nhập khẩu cũng có thể đem lại
nguồn lợi nhuận cho chính doanh nghiệp đó.
Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế mở, ngành bảo hiểm ra đời không những đáp
ứng nhu cầu đảm bảo an tồn cho chủ hàng mà cịn góp phần thúc đẩy mối quan hệ
kinh tế quốc tế thông qua con đường thương mại và có ảnh hưởng sâu sắc đến vấn
đề kinh tế- xã hội cho cả nước nhập và xuất khẩu. Trong khi đó, bên cạnh vận
chuyển hàng hố bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng khơng thì vận chuyển
hàng hố bằng đường biển chiếm 90% khối lượng hàng hố xuất nhập khẩu của thế
giới. Chính vì vậy có thể nói việc bảo hiểm hàng hố xuất nhập khẩu chuyển chở
bằng đường biển là sự cần thiết khách quan, và đến nay đã trở thành tập quán
thương mại quốc tế.
2. Đặc điểm và trách nhiệm của các bên liên quan trong q trình xuất nhập
khẩu hàng hố vận chuyển bằng đường biển
2.1. Đặc điểm quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường
biển
- Việc xuất nhập khẩu hàng hố thường được thực hiện thơng qua hợp đồng giữa
người mua và người bán với nội dung về: số lượng, phẩm chất, ký mã hiệu, quy


cách đóng gói, giá cả hàng hố, trách nhiệm th tàu và trả cước phí, phí bảo hiểm,
thủ tục và đồng tiền thanh tốn...
- Trong q trình xuất nhập khẩu hàng hố có sự chuyển giao quyền sở hữu lơ hàng
hoá xuất nhập khẩu từ người bán sang người mua.
- Hàng hoá xuất nhập khẩu thường được vận chuyển qua biên giới quốc gia, phải
chịu sự kiểm soát của hải quan, kiểm dịch... tuỳ theo quy định, thông lệ của mỗi
nước. Đồng thời để vận chuyển ra (hoặc vào) qua biên giới phải mua bảo hiểm theo
tập quán thương mại quốc tế.

- Hàng hố được vận chuyển thơng qua người vận chuyển, tức là người bán và
người mua đều không kiểm soát được rủi ro, tổn thất trên đường vận chuyển.
Q trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển có liên quan đến nhiều bên,
trong đó có bốn bên chủ yếu là: người bán (bên xuất khẩu), người mua (bên nhập
khẩu), người vận chuyển và người bảo hiểm. Vì vậy, cần phải phân định rõ ràng
trách nhiệm của các bên liên quan và khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa các bên
liên quan phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình.
Ưu điểm:
Có thể vận chuyển được nhiều chủng loại hàng hoá với khối lượng lớn mà
các phương tiện vận tải khác không thể đảm nhận được.
 Các tuyến vận chuyển đường biển thường rộng lớn,vì vậy nên trên một tuyến
có thể tổ chức được nhiều chuyến tàu trong cùng một lúc cho cả hai chiều.
 Việc xây dựng và bảo quản các tuyến đường biển dựa trên sơ sở lợi dụng
điều kiện thiên nhiên của biển nên không phải đầu tư về vố, nguyên vật liệu
và sức lao động. Cũng do đó mà giá cả vận chuyển đường biển thấp hơn so
với các phương tiện khác
 Góp phần phát triển tốt mối quan hệ kinh tế với các nước, góp phần tăng
ngoại tệ,…
 Nhược điểm
 Vận chuyển bằng đường biển tiềm ẩn nhiều rủi ro: rủi ro do yếu tố tự nhiên,
kỹ thuật hoặc yếu tố con người và xã hội…
 Tốc độ của tàu biển cịn chậm, do đó mà hành trình trên biển dài, và khả
năng gặp rủi ro cũng trở nên cao hơn.
2. Trách nhiệm của các bên liên quan
 Người mua (Người nhập khẩu):



Có trách nhiệm nhận hàng của người chuyên chở theo đúng số lượng, chất lượng
ghi trong hợp đồng vận chuyển và hợp đồng mua bán, lấy giấy chứng nhận kiểm

đếm, biên bản kết toán giao nhận hàng với chủ tàu, biên bản hàng hóa đổ vỡ hư
hỏng do tàu gây nên (nếu có).


Người bán (Người xuất khẩu) :

Chuẩn bị hàng hóa theo đúng hợp đồng về số lượng, chất lượng từ loại hàng, bao bì
đóng gói, thời hạn tập kết hàng ở cảng, thủ tục hải quan, kiểm dịch…


Bên cạnh đó người bán trong một số trường hợp phải có trách nhiệm mua bảo hiểm,
cũng có thể tự nguyện mua bảo hiểm hoặc không mua bảo hiểm (Mua vì lợi ích của
mình và khơng vì lợi ích của mình:


Nếu xuất nhập khẩu hàng hố khơng theo điều kiện CIP hoặc CIF thì
việc mua bảo hiểm của người bán là tự do quyết định, và việc này xuất
phát vì lợi ích của mình

Trong q trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu thì quá trình vận chuyển bị
ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như phương tiện vận tải, thời tiết, con người, tai nạn,
mất mát…dẫn đến những tổn thất cho chính người bán hàng hóa đó. Do vậy, doanh
nghiệp hay cụ thể là người bán nên mua bảo hiểm hàng hóa vì nó có một vai trị đặc
biệt quan trọng. Dựa vào tên gọi của bảo hiểm, chúng ta có thể thấy được vai trị
của nó là bồi thường rủi ro và đề phòng, hạn chế tổn thất. Trong nhiều điều khoản
của Incoterms 2020 cũng có đề cập đến việc mua bảo hiểm hàng hóa, dù việc mua
bảo hiểm cho hàng hóa của mình là bắt buộc hay không nhưng trong nhiều trường
hợp người bán vẫn chọn mua bảo hiểm hàng hóa vì lợi ích của chính mình.
Với DDP Incoterms 2020, người bán khơng có nghĩa vụ với người mua về việc ký
kết hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng. Tuy nhiên trong điều kiện này người bán

chuyển giao hàng hóa sang cho người mua khi hàng hóa đã được đưa tới địa điểm
giao hàng đã quy định trong hợp đồng, dưới sự định đoạt của người mua, đã thông
quan nhập khẩu, sẵn sàng để dỡ xuống. Tức là hàng hóa được chuyển rủi ro từ
người bán sang người mua tại điểm chỉ định thuộc nước người mua. Do vậy đoạn
rủi ro của người bán trong trường hợp này là từ kho người bán đến kho của người
mua. Đoạn này kéo dài và mang lại rủi ro cao cho người bán trong quá trình vận
chuyển. Đây cũng là điều khoản mà người bán phải chịu mức trách nhiệm cao nhất
cho nên để phòng tránh những rủi ro trong quá trình giao hàng người bán nên mua
bảo hiểm cho hàng hóa của mình để bảo vệ lợi ích của chính mình.


Nếu xuất nhập khẩu hàng hố theo điều kiện CIP hoặc CIF thì việc
người bán mua bảo hiểm là trách nhiệm và mua khơng vì lợi ích của mình

Nếu người bán và người mua thống nhất phương thức vận chuyển hàng hoá dựa
theo điều kiện CIF và CIP trong Incoterms (giả thiết Incoterms 2020) thì việc sẽ
phải mua bảo hiểm cho hàng hoá là một điều hiển nhiên. Trong hai điều kiện này
việc mua bảo hiểm được quy định rõ ràng là do người bán mua, và hành động mua
bảo hiểm hàng hố này của người bán khơng phải vì lợi ích của mình mà là vì lợi
ích của đối phương – người mua. Người bán có trách nhiệm phải mua bảo hiểm để
bảo vệ quyền lợi của người mua nếu trong q trình hàng hố đi từ cảng đi tới cảng
đến gặp phải vấn đề mất mát hay hư hỏng. Do điểm chuyển giao rủi ro từ người
bán sang người mua trong cả CIF và CIP đều là cảng đi (CIP vận chuyển bằng
đường biển), khi hàng hoá đã được chuyển toàn bộ lên phương tiện vận chuyển (tuy
nhiên người bán vẫn phải chịu mọi chi phí vận chuyển đến cảng đến) mà quãng
đường từ cảng đi tới cảng đến hoàn toàn là trên biển, mà vận tải bằng đường biển
tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, do đó để tránh tổn thất nặng nề và mất mát quá lớn thì việc
mua bảo hiểm hàng hố sẽ là một điều tất yếu, và trách nhiệm mua bảo hiểm ở
trong hai điều kiện này thuộc về người bán, và trong từng điều kiện CIF hay CIP thì
đều có u cầu cụ thể chính xác về việc người bán sẽ mua bảo hiểm tối thiểu theo



điều kiện A, B, hay C, cụ thể trong CIF thì người bán phải mua bảo hiểm theo điều
kiện C, trong CIP thì theo điều kiện A và đều phải mua bằng tiền của hợp đồng, mua
bảo hiểm với giá trị 110% CIF hoặc CIP. Bên cạnh đó, trách nhiệm của người bán là
phải mua bảo hiểm ở công ty có uy tín, mua với thời hạn phù hợp và phải cung cấp
mọi chứng từ bảo hiểm cho bên mua. Nếu người mua muốn nâng cao mức bảo hiểm
để bảo vệ lợi ích của mình nhiều hơn thì cần đàm phán với bên bán. Nhưng suy cho
cùng việc mua bảo hiểm hàng hoá này tuy do người bán mua nhưng lại mua vì lợi
ích của người mua.
3. Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên
chở bằng đường biển
3.1. Các loại rủi ro
Rủi ro là những tai nạn, sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên hoặc những mối
đe doạ nguy hiểm khi xảy ra gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm.
Ví dụ: Tàu bị mắc cạn, đắm hoặc hàng bị hư hỏng….
Rủi ro bất ngờ xảy ra với phần hàng hóa thường được chia thành nhiều loại, nhưng
chủ yếu được chia theo nguyên nhân gây ra rủi ro và theo nghiệp vụ bảo hiểm. Cụ
thể của từng loại này như sau:
3.1.1. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra rủi ro
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra rủi ro, có thể phân thành các loại như sau:










Thiên tai ( act of God): là những hiện tượng tự nhiên mà con người khơng
chi phối được như: biển động, bão, gió, lốc, thời tiết xấu, sóng thần,…
Tai hoạ của biển (perils of the sea): là những tai nạn xảy ra đối với con tàu ở
ngoài biển như tàu bị mắc cạn, đắm, cháy, nổ, đâm va vào nhau, đâm phải đá
ngấm, tàu bị lật úp, bị mất tích,…Những rủi ro này được gọi là những rủi ro
chính ( major casualties).
Các tai nạn bất ngờ khác là những thiệt hại do tác động ngẫu nhiên bên ngồi
khơng phụ thuộc những tai hoạ của biển nói trên. Tai nạn bất ngờ khác có
thể xảy ra trên biển hoặc là trên bộ, trên không, trong quá trình vận chuyển,
xếp dỡ, giao nhận, lưu kho, bảo quản hàng hoá như: hàng bị vỡ, cong bẹp,
thối, thiếu hụt, mất trộm,…Những rủi ro này được gọi là những rủi ro phụ
( extraneous risk).
Rủi ro do các hiện tượng chính trị, xã hội hoặc do lối của người bảo hiểm
gây nên như:
 Các rủi ro chiến tranh : Chiến tranh, nội chiến, khởi nghĩa,…hoặc tàu
bị tịch thu, hàng bị bắt, bị chiếm giữ, thiệt hại do bom mìn,…;

Rủi ro đình cơng: Đình cơng, cấm xưởng, bạo động, nổi loạn của dân
chúng,…
 Hành động khủng bố hoặc do người khủng bố gây ra
Rủi ro do bản chất hoặc tính chất đặc biệt của đối tượng bảo hiểm nhưng
thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ.

3.1.2. Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm


Rủi ro thông thường được bảo hiểm:
Là các rủi ro được rủi ro được bảo hiểm một cách bình thường theo các điều kiện
bảo hiểm gốc: A, B, C. Đây là những rủi ro có tính chất bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra
ngoài ý muốn của người bảo hiểm như thiên tai, tai hoạ bất ngờ khác, bao gồm cả

rủi ro chính trị và rủi ro phụ.
Rủi ro thơng thường chia thành:
 Nhóm 1 bao gồm rủi ro chính:
 Mắc cạn:
Trường hợp tàu không được coi là bị mắc cạn: Tàu chạm đáy rồi nhưng vẫn
có thể tiếp tục hành trình; Tàu bị mắc cạn do con ước lên xuống của thuỷ
triều; Tàu bị mắc cạn ở những vùng sông rạch kênh đào mà bảo hiểm quy
định không cho loại tàu đó qua lại do q lớn về thể tích hoặc do quá nặng
về trọng tải, do tàu bị kéo lê trên bùn.
Trường hợp tàu được coi là mắc cạn nếu thoả mãn hai điều kiện: Một là,
tàu phải đi theo hành trình bình thường và là hậu quả của một sự kiện
khơng bình thường, khơng lường trước được như bão, bị cướp, bị địch
đuổi…Hai là, trường hợp đặc biệt tàu có nguy cơ bị chìm phải lái vào chỗ
cạn lúc thuỷ triều đang xuống nên mắc cạn.
Bảo hiểm chịu trách nhiệm về những tổn thất hàng hoá xảy ra ngay cả khi
mặc cạn là nguyên nhân gián tiếp và khơng phân biệt tổn thất đó xảy ra
trước, trong hoặc sau khi mắc cạn.
 Chìm đắm: Là hiện tượng phương tiện vận chuyển chìm hẳn xuống nước,
đáy tàu chạm sát đáy biển và hành trình tàu xem như chấm dứt. Nếu tàu bị
thủng hay do sóng gió làm tàu bập bềnh khơng chìm hẳn, chạy được nhờ
phương tiện lai dắt tiếp tục hành trình thì khơng được xem là chìm đắm.
Cịn nếu tàu chấm dứt hành trình nhưng khơng chìm hẳn hoàn toàn dưới
nước do chuyên chở các tài sản là vật thể nổi như nút chai, thùng rỗng, gỗ
diêm thì vẫn được xem là chìm đắm ngoại trừ trường hợp cố ý.
 Cháy : Bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường cháy do nguyên nhân
khách quan gây ra do thiên nhiên (sét đánh, sức nóng mặt trời) , do sơ suất
của con ngườ (hút thuốc; nhóm lửa) hoặc buộc phải đốt cháy để tránh bị
địch bắt, để tránh bệnh truyền nhiễm. Hàng tự phát bốc cháy không thuộc
trách nhiệm của bảo hiểm. Nếu chủ hàng chứng minh được hàng hoá xếp
lên tàu theo đúng kĩ thuật hoặc tập quán thương mại cũng như đảm bảo

được độ thoáng hơi thơng gió mà vẫn bị cháy thì nhà bảo hiểm vẫn chấp
nhận bảo hiểm.
 Đâm va: tàu va vào các vật thể di động (tàu khác, băng trôi, máy bay, vệ
tinh…) hay cố định bên ngoài khác nước ( tàu đang đậu, cầu cảng, giàn
khoan…).
 Nhóm 2 bao gồm các rủi ro thông thường
 Hành vi phi pháp của thuyền trưởng và thuỷ thủ đồn: bao gồm hành vi có ý
đồ xảo trá, lừa gạt hay cố ý gây nên tổn thất với con tàu và hàng hố
chun chở, có hại cho cho chủ tàu và người thuê tàu. Ngoài ra cịn có
hành vi bn lậu, lai tàu chệch hướng làm chậm trễ hành trình, làm đắm
tàu, đốt cháy hàng, vứt hàng xuống biển…Những hành vi không được coi
là phi pháp: những sai lầm về cách xét đoán hay bất cẩn; thuyền trưởng
hoặc thuỷ thủ đoàn làm theo lệnh của chủ tàu, chủ hàng.



Tàu mất tích: thời gian xác định tàu mất tích ở các nước là khác nhau. Ở
Việt Nam theo Luật Hàng hải, thời gian hợp lí để tuyên bố tàu mất tích là
ba lần thời gian theo hành trình và không vượt quá ba tháng nếu chiến
tranh là sáu tháng.
 Ném hàng xuống biển:
Hàng ném xuống biển phải xuất phát từ nguyên nhân có nguy cơ đe doa
thực sự đến hành trình và phải được thực hiện tuần tự: hàng trên boong tàu,
hàng gần nơi bị cháy. Ném hàng xuống biển thường phải theo lệnh của
người chỉ huy cao nhất trên tàu là thuyền trưởng (trừ một số trường hợp cấp
bách).
Hàng hố bị nước cuốn trơi, sóng lăn xuống biển, đứt dây chằng, buộc được
xem là ném hàng xuống biển. Ném hàng hoá hư hỏng do nội tỳ, ẩn tỳ, do
thời tiết xấu hay do chậm chễ hành trình thì không được xem là ném hàng
xuống biển.

Hàng ném xuống biển vẫn thuộc sở hữu của chủ ban đầu, nếu thấy khơng
ảnh hưởng đến giá trị sử dụng, học có quyền bỏ ra các chi phí để cứu vớt
hàng hố và chỉ được bảo hiểm bồi thường chi phí cứu vớt, không bồi
thường giá trị hàng bị ném xuống biển.
 Cướp biển: cướp biển là sự mở rộng của quy mô mất cắp, giao thiếu hàng.
Đây là trường hợp một nhóm người có tổ chức, có vũ khí được trang bị tàu
riêng hoành hành và cướp phá.
 Mất cắp, giao thiếu hàng:
Mất cắp bao gồm mất nguyên kiện hoặc bị cậy phá bao bì, kiện hàng để lấy
đi hàng hố bên trong.
Giao thiếu hàng có thể do nhầm lẫn, sơ suất giữa chủ hàng và người vận tải
trong khi giao nhận, nếu chứng minh chứng từ hợp lệ bao gồm hàng bị
thiếu ở trên đã được xếp lên tàu thì bảo hiểm vẫn chấp nhận bồi thường.
Hàng hoá giao thiếu do tổn thất thương mại, hao hụt tự nhiên, do bao bì
rách vỡ kém phẩm chất, khơng chịu đựng được trong q trình vận chuyển
thì khơng được xếp vào loại rủi ro này.
 Rủi ro phụ bao gồm:
 Hấp hơi: hấp hơi làm cho hàng hoá bị ẩm mốc, kém phẩm chất.
 Nóng: Do tăng nhiệt độ làm hư hại hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá tươi sống,
lương thực, thực phẩm, hàng đông lạnh…
 Lây hại: các loại lây hại bao gồm: mất mùi hương nhiễm mùi khác, bị mọt
mối, nấm mốc lây sang. Nếu mọt mối, sâu từ bao bì đựng hàng hố phá
hoại bao bì này hư hại đến chính hàng hố đựng trong bao bì đó thì vẫn
được bảo hiểm.
 Lây bẩn: là hàng hoá bị làm bẩn dẫn đến kém phẩm chất từ hàng hoá khác
lây sang theo thứ tự từ ngoài vào trong. Nếu hàng hố bị lâu bẩn từ bên
trong ra bên ngồi là nội tỳ của hàng hố thì khơng được bảo hiểm.
 Gỉ: do lây hại , do nươc mưa, nước biển…nếu hoen gỉ theo điều kiện tự
nhiên bình thường thì khơng được bảo hiểm (đi qua vùng nóng ẩm…).
 Móc cẩu: Là sự thiếu hụt hàng hố do q trình móc cẩu trong khi xếp dỡ

hàng tại cảng gây nên mất nguyên đai, nguyên kiện hoặc rách vỡ bao bì.
 Rủi ro phải bảo hiểm riêng:



×