Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VỘI VÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.19 KB, 3 trang )

PHÂN TÍCH VỘI VÀNG
I-

II-

MỞ BÀI
Xuân Diệu (1916 - 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam, được mệnh
danh là "ơng hồng thơ tình" nổi tiếng với nhiều tác phẩm đặc sắc viết về tình yêu.
+ "Vội vàng" là một trong những tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của Xuân Diệu, là
tiếng nói con tim của một kẻ đang say mê trong tình yêu với những cung bậc cảm xúc
khác nhau.
THÂN BÀI
1. Khái quát
- Xuất xứ: In trong tập thơ “Thơ thơ”, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất
của Xuân Diệu
- Nhan đề Vội vàng: quan niệm sống, triết lí sống của Xuân Diệu
2. Đoạn 1: Ngay trong khổ thơ đầu tiên, Xuân Diệu đã thể hiện khát vọng táo bạo
đến hoang đường.
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt nữa
Tơi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
- Tuy nhiên ẩn sâu trong khát vọng ngơng cuồng, táo bạo ấy lại là một tình yêu
cuộc sống đến tha thiết, khắc khoải.
- Điệp cấu trúc: “Tôi muốn … cho” thể hiện khát khao thiết tha, mãnh liệt của
thi sĩ, Đó là muốn tắt nắng để màu đừng nhạt, muốn buộc gió để hương đừng
bay, vậy là người thi sĩ muốn lưu lại những vẻ đẹp tự nhiên, thanh khiết của
cuộc đời để mãi lưu giữ khoảnh khắc của thời tươi đẹp này
- Câu thơ ngắn + nhịp thơ dứt khoát
 Nhấn mạnh mức độ mãnh liệt của khát vọng cá nhân. Đó là ước muốn táo
bạo muốn chống lại tạo hóa để dược tận hưởng mãi mãi sắc màu, hương vị


cuộc sống
 Tình yêu tha thiết đối với cuộc sống
3. Đoạn 2: Tiếng reo vui trước bức tranh thiên nhiên tươi đẹp
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tơi khơng chờ nắng hạ mới hồi xn.
- Từ thể thơ 4 chữ, nhà thơ chuyển sang những câu thơ 8 chữ, nhịp thơ như trải
tỏ ra, chậm rãi, nhẹ nhàng như nhịp tâm hồn thi sĩ đang tận hưởng những tinh
hoa của đất trời mùa xuân
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân phong phú, tươi vui, rộn rã, căng tràn sức sống
với hoa thơm trái ngọt, ong bướm lả lơi, năm tháng ngọt ngào say đắm. Thoát


khỏi hệ thống ước lệ của văn học trung đại, đối mắt “xanh non, biếc rờn” của
XD đã phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất
- Điệp ngữ "này đây" được lặp đi lặp lại 5 lần như một lời mời gọi, kết hợp với
thủ pháp liệt kê, vừa diễn tả sự giàu có, phong phú bất tận của thiên nhiên vừa
thể hiện cảm giác hân hoan, vui sướng của tác giả.
- "Này đây" là sự hiện hữu của hương sắc cuộc đời, của thiên nhiên trần thế,
không phải xa xôi mà gần gũi ngay trước mắt, không phải ở tương lai hay quá
khứ mà ngay trong hiện tại lúc này.
- Tính từ "xanh rì", "phơ phất" giàu sức gợi tả vẽ nên cảnh thiên nhiên mùa
xuân non tơ, tràn đầy sức sống
=> Bức tranh xn khơng chỉ có cảnh vật đẹp tươi mà còn tràn đầy ánh sáng và

niềm vui, hình ảnh "ánh sáng chớp hàng mi" và "thần vui" vô cùng gợi cảm.
Với Xuân Diệu mỗi ngày được sống, được chiêm ngưỡng ánh dương, được tận
hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày hân hoan vui sướng
- So sánh “tháng giêng ngon” – “cặp môi gần”
+ Tháng giêng là tháng đầu tiên của mùa xuân, là thời điểm mà mọi vật đều ở
mức độ đẹp đẽ nhất. Vẻ đẹp, sự hấp dẫn của tháng giêng được cảm nhận bằng
vị giác
+ Quan điểm mĩ học mới mẻ: Lấy con người làm thước đo vẻ đẹp thiên nhiên
( khác với thời xưa lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người)
+ Hình ảnh cặp mơi gần là biểu tượng của tình yêu. XD say đắm thiên nhiên
như say đắm một người tình
- Nhưng niềm vui sướng không trọn vẹn, thi sĩ đắm say nhưng cũng sớm vội
vàng tiếc nuối mùa xuân, lo âu trong lúc vui sướng nhất.
 Đoạn thơ thể hiện tình yêu cuộc sống đắm say và quan điểm thâm mỹ mới
mẻ, quan niệm sống tích cực của nhà thơ.
4. Đoạn 4: Lời giục giã cuồng nhiệt của nhà thơ
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình u,
Ta muốn thâu trong một cái hơn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
- Nếu ở khổ thơ thứ nhất tác giả sử dụng ngơi số 1 là Tơi, thì sang khổ thơ thứ 3
tác giả lại sử dụng đại từ nhân xưng “Ta”. Cách sử dụng chuyển ngôi mang một
ý nghĩa sâu sắc đó chính là sự đồng điệu giữa các tâm hồn. Ta rộng hơn cái tôi

rất nhiều. Ta là tất cả mọi người, hãy nhanh lên thôi, mỗi ngày trôi qua rất
nhanh cần phải gấp gáp vội vàng để có thể tận hưởng những phút giây hạnh
phúc của cuộc đời.


- Lời hối thúc giục giã: “Mau đi thôi!”
- Khát vọng mãnh liệt:
+ Câu thơ “Ta muốn ôm” được đặt ở chính giữa những dịng thơ, gợi lên hình
ảnh cái tôi ham hố muốn ôm trọng “cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”.
+ Điệp từ “ta muốn” tạo thành một cấu trúc câu đều đặn, hối hả như thúc giục
mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ của mình, hãy làm những điều mà chỉ có tuổi
trẻ mới làm được và trước hết là say đắm với thiên nhiên, tình yêu của mùa
xuân.
+ Thêm vào đó là các động từ chỉ tâm thế: ôm, riết, say, thâu, cắn diễn tả được
tình cảm vồ vập và niềm khao khát tận hưởng đến tham lam. Các động từ này
có sự tăng tiến rõ rệt trong ước muốn. Ban đầu chỉ là một cái ôm nhẹ nhàng
nhưng đủ cho sự khát khao, phải siết mạnh thì mới cảm nhận được tình yêu.
Khi gần nhà thơ say sưa thâu tóm tất cả vào mình và cuối cùng là hành động
mạnh nhất là cắn, như muốn chiếm hữu làm của riêng.
+ song song với những dịng cảm xúc tn trào ấy là hình ảnh mùa xuân hiện ra
mỗi lúc một non tơ, căng đầy nhựa sống: “Và non nước, và cây và cỏ rạng”.
 Bức tranh mùa xuân của Xuân diệu mới trọn vẹn làm sao, vừa có hơi thở
của thiên nhiên mùa xuân, vừa có hơi thở của tình u. Mùa xn và tình
u là hai điều đẹp tuyệt vời mang lại cho con người ta cảm giác hạnh phúc
lâng lâng.
+ Từ “cho” được lặp lại 3 lần thể hiện cảm xúc với mức độ mỗi lúc một dâng
trào, từ “chếnh choáng” đến “đã đầy” đến “no nê”, thể hiện các động thái
hưởng thụ đến thỏa thê.
+ Sự sống trong hình dung của Xuân Diệu hiện ra như một trái đời chín đỏ rực
rỡ ánh sáng, ngào ngạt hương thơm: “xuân nồng”

 Đoạn thơ thể hiện một triết lí sống, một ứng xử nghệ thuật của nhà thơ. Đó
là cách sống vội vàng, cuống quýt, chạy đua với thời gian để tận hưởng
những vẻ đẹp của cuộc đời. Đó là sự vội vàng của một con người ý thức
được những giới hạn của cuộc đời. Đó cũng chính là biểu hiện của sự thức
tỉnh ý thức cá nhân. Lối sống ấy có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó kêu gọi
mọi người hãy sống có ý nghĩa, biết quý trọng cuộc sống.
III- TỔNG KẾT
1. Nội dung: Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng
từng giây từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ
yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.
2. Nghệ thuật: Tư tưởng đó được thể hiện qua một hình thức nghệ thuật điêu luyện: sự kết
hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, những
sáng tạo độc đáo về ngơn từ và hình ảnh thơ



×