Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu thiết kế thi công mô hình băng chuyền phân loại hàng hóa tự động ứng dụng mã QR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 76 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong q trình vận chuyển sản phẩm hay hàng hóa đầu vào hay đầu ra, khâu
phân loại đóng vai trị hết sức quan trọng, nhằm phân bổ hàng hóa theo trật tự hay quy
tắc của nhà quản lý đề ra để có thể tối ưu hóa q trình vận chuyển vào và ra việc tự động
điều khiển, giám sát và quản lý hàng hóa và sản phẩm giúp tăng năng suất, độ tin cậy và
dễ quản lý nhằm tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận tải nhất là các công ty,
doanh nghiệp vận tải số. Hiện nay các hoạt động phân loại hàng hóa cịn thực hiện bằng
phương pháp thủ công hay sử dụng trang thiết bị nhập ngoại có giá thành và chi phí vận
hành cao. Do đó vấn đề tiếp cận, thiết kế và tự làm chủ hệ thống điều khiển và giám sát
quá trình phân loại hàng hóa là cần thiết và mang tính thực tiễn cao.Nhằm đáp ứng nhu
cầu của các ngành công nghiệp vận tải và dịch vụ vận tải, đề tài đã đề xuất xây dựng mơ
hình có khả năng phân loại sản phẩm tối ưu hóa q trình vận chuyển hàng hóa ra vào
nhà máy, kho bãi hay phương tiện.
Ngày nay việc giám sát , phân loại và quản lý sản phẩm xuất nhập kho bãi hay
nhà máy hiện nay đều cần phải có một phương pháp thống nhất và hiệu quả giúp tối ưu
hóa q trình phân loại hàng hóa và tăng độ chính xác và tin cậy cao nhất ngay cả khi di
chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác đồng thời có thể hạn chế việc phụ thuộc vào
hình dạng cũng như chất liệu hay thời hạn của hàng hóa. Từ những yêu cầu trên, mã vạch
ra đời là một hình thức lưu trữ thơng tin hàng hóa hay sản phẩm theo quy tắc của nhà sản
xuất. Qua quá trình phát triển và thay đổi mã QR là một loại mã đang ngày càng phổ biến
và thay thế cho các hình thức mã vạch truyền thống và xuất hiện cả bên ngoài hoạt động
sản xuất. Trên cơ sở đó tác giả xin chọn đề tài : “ Nghiên cứu thiết kế thi cơng mơ hình
băng chuyền phân loại hàng hóa tự động ứng dụng mã QR”.

SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

v




ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ..................................................................... i
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..................................... ii
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ....................................... iii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... iv
TÓM TẮT ĐỀ TÀI................................................................................................v
MỤC LỤC ........................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...............................................................................1
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.

Tính cấp thiết của đề tài: ...........................................................................1
Khả năng ứng dụng vào thực tế và lý do chọn đề tài: ..............................1
Mục tiêu đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..............................2
Cấu trúc của đồ án tốt nghiệp: .................................................................3

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN ........................................................4
2.1.
2.1.1.

2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.
2.2.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.4.
2.4.1.
2.4.2.
2.5.
2.5.1.
2.5.2.

Tổng quan về điều khiển ...........................................................................4
Khối vào: ...................................................................................................5
Bộ nhớ (Memory): ....................................................................................5
Khối xử lý – điều khiển: ...........................................................................6
Khối ra:......................................................................................................6
Điều khiển nối cứng ..................................................................................6
Điều khiển lập trình ..................................................................................7
Thiết bị điều khiển khả trình .....................................................................7
Vi điều khiển ...........................................................................................11
Vi điều khiển Arduino ............................................................................13
Arduino UNO R3 ....................................................................................14
Arduino Atmega 2560 .............................................................................16
So sánh các phương pháp điều khiển ......................................................19
So sánh điều khiển lập trình với điều khiển nối cứng .............................19
So sánh điều khiển dùng vi điều khiển với PLC .....................................19


SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

vi


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ .......20
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.

Các hình thức phân loại hàng hóa trong cơng nghiệp: ...........................20
Các u cầu và phương án thiết kế hệ thống: ........................................20
Trình tự cơng việc tiến hành: ..................................................................22
Tổng quan về nguyên lý hoạt động:........................................................22
Các loại mã vạch hay dùng: ....................................................................23

CHƯƠNG 4: TÍNH TỐN THIẾT KẾ VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ .............26
4.1.
4.1.1.
4.1.2.
4.1.3.
4.2.
4.2.1.
4.2.2.

4.2.3.
4.3.
4.4.
4.4.1.
4.4.2.
4.4.3.
4.4.4.
4.5.

Phần cơ khí..............................................................................................26
Thiết kế về băng tải .................................................................................27
Tính tốn chọn động cơ băng chuyền: ....................................................30
Tính tốn trục: .........................................................................................31
Phần điện điện tử: ...................................................................................36
Lựa chọn thiết bị điều khiển ...................................................................36
Lựa chọn cảm biến: .................................................................................36
Chọn xi lanh phân loại hàng hóa:............................................................38
Sơ đồ mạch điện:.....................................................................................39
Thiết kế chương trình ..............................................................................44
Chương trình chính .................................................................................44
Chương trình setup ..................................................................................45
Chương trình loop: ..................................................................................48
Nạp trương trình cho Arduino bằng phần mêm Arduino IDE ................48
Thiết kế giao diện hệ thống: ...................................................................52

CHƯƠNG 5: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ...............................................55
5.1.
5.2.

Thi công và đặt mã QR ...........................................................................55

Thực nghiệm: ..........................................................................................57

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ................................................................................59
6.1.
6.2.
6.3.

Kết luận ...................................................................................................59
Giới hạn của đề tài: ................................................................................59
Hướng phát triển đề tài: ..........................................................................60

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................61
PHỤ LỤC ............................................................................................................62

SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

vii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QR : Quick Response
DC : Direct Current motors
IDE : Integrated Development Environment
USB : Universal Serial Bus
PLC : Programmable Logic Controller


SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

viii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát của thiết bị điều khiển lập trình ..............................................4
Hình 2.2: Lưu đồ điều khiển dùng Rơle ...........................................................................7
Hình 2.3: PLC Siemens S7-1200 ....................................................................................8
Hình 2.4: Lưu đồ điều khiển bằng PLC............................................................................8
Hình 2.5: Bo mạch vi điều khiển Arduino Uno R3 ........................................................15
Hình 2.6: Bo mạch vi điều khiển Arduino Mega 2560 ..................................................17
Hình 3.1: Hệ thống phân loại hàng hóa một băng chuyền .............................................21
Hình 3.2: Hệ thống phân loại hàng hóa nhiều băng chuyền ...........................................21
Hình 3.3:Sơ đồ hệ thống phân loại sử dụng mã QR .......................................................22
Hình 3.4:Mã vạch một chiều ..........................................................................................23
Hình 3.5: Mã vạch hai chiều ...........................................................................................23
Hình 3.6: Mã QR ............................................................................................................24
Hình 3.7: Module quét mã vạch MH-ET LIVE Scanner v3.0........................................25
Hình 4.1:Hình ảnh kích thước hàng hóa mẫu .................................................................27
Hình 4.2: Khung băng tải Nhơm định hình ....................................................................28
Hình 4.3: Mạch điều khiển động cơ DC L298N ............................................................29
Hình 4.4: Sơ đồ phân bố lực ...........................................................................................31
Hình 4.5: Biểu đồ nội lực trên trục .................................................................................33
Hình 4.6: Bản vẽ băng chuyền........................................................................................34
Hình 4.7: Bản vẽ chân đế băng chuyền ..........................................................................35


SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

ix


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

Hình 4.8: Cảm biến hồng ngoại ......................................................................................38
Hình 4.9: Xi lanh điện 12V ............................................................................................39
Hình 4.10: Sơ đồ mạch khởi động và đèn báo................................................................40
Hình 4.11: Sơ đồ các chân ngõ vào ra và tín hiệu của Arduino .....................................41
Hình 4.12:Sơ đồ mạch điện hệ thống điều khiển............................................................42
Hình 4.13: Sơ đồ khối hệ thống phân loại hàng hóa ứng dụng mã QR ..........................43
Hình 4.14: Sơ đồ bố trí thiết bị trong tủ điện..................................................................44
Hình 4.18: Giao diện của Arduino IDE ..........................................................................48
Hình 4.19: Hình ảnh kết nối Arduino vào máy tính bằng cáp USB ...............................49
Hình 4.20: Khai báo chủng loại Arduino cho IDE .........................................................49
Hình 4.21: Khai báo cổng USB kết nối giữa Arduino với máy tính ..............................50
Hình 4.22: Kết nối khơng thành cơng.............................................................................51
Hình 4.23: Dữ liệu đã được tải xuống Arduino thành cơng ...........................................52
Hình 4.24: Giao diện điều khiển trên máy tính ..............................................................53
Hình 4.25: Lưu đồ giao diện chương trình .....................................................................54
Hình 5.1: Hình mã QR code ...........................................................................................55
Hình 5.2: Hình ảnh mơ hình băng chuyền ......................................................................56
Hình 5.3: Hình ảnh nút điều khiển và đèn báo ngồi tủ điện .........................................56
Hình 5.4: Hình ảnh hệ thống điện trong tủ điện .............................................................56
Hình 5.5: Động cơ DC JGB37-520 12V ........................................................................57


SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

x


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các đối tượng đầu vào .....................................................................................5
Bảng 2.2: Các đối tượng đầu ra ........................................................................................6
Bảng 2.3: Bảng thông số cơ bản của Arduino UNO R3 DIP .........................................16
Bảng 2.4: Thông số kỹ thuật của bo mạch vi điều khiển Arduino Atmega 2560. .........18
Bảng 4.1: Bảng thông số cơ bản của mạch điều khiển động cơ DC L298N ..................29
Bảng 4.2: Số thiết bị ngoại vi của mơ hình ....................................................................36
Bảng 4.3: Bảng thơng số xilanh 12VDC ........................................................................39
Bảng 5.1: Bảng lỗi phát sinh và cách khắc phục trong quá trình thực nghiệm ..............58

SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

xi


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

CHƯƠNG 1:


TỔNG QUAN

1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong quá trình vận chuyển sản phẩm hay hàng hóa đầu vào hay đầu ra, khâu
phân loại đóng vai trị hết sức quan trọng, nhằm phân bổ hàng hóa theo trật tự hay quy
tắc của nhà quản lý đề ra để có thể tối ưu hóa quá trình vận chuyển vào và ra.
Tự động điều khiển, giám sát và quản lý hàng hóa và sản phẩm trong ngành cơng
nghiệp nói chung và ngành vận tải dịch vụ nói riêng là một trong các giai đoạn hàng đầu
nhằm tăng khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả và chất lượng của các doanh nghiệp
vận tải nhất là các công ty, doanh nghiệp vận tải số.
Trong các kho bãi của các công ty, doanh nghiệp dịch vụ vận tải, ln ln có
một lượng lớn hàng hóa vào và ra liên tục vì vậy cần một hệ thống phân loại hàng hóa
nhanh chóng và hiệu quả.
Hiện nay các hoạt động phân loại hàng hóa cịn thực hiện bằng phương pháp thủ
công hay sử dụng trang thiết bị nhập ngoại có giá thành và chi phí vận hành cao`Do đó
vấn đề tiếp cận, thiết kế và tự làm chủ hệ thống điều khiển và giám sát quá trình phân
loại hàng hóa là cần thiết và mang tính thực tiễn cao.
1.2. Khả năng ứng dụng vào thực tế và lý do chọn đề tài:
Tự động hóa là q trình cho phép giảm sức lao động của con người và tăng năng
suất lao động qua đó giúp giảm chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm. Trong
mọi thời đại, vấn đề giá thành luôn là một vấn đề được quan tâm bậc nhất, các nhà sản
suất luôn cạnh tranh về giá nên khi giá thành sản suất giảm sẽ giúp giá bán giảm theo
mà vẫn giữ được lợi nhuận từ đó tăng tính cạnh tranh. Chính vì vậy con người ln tìm
tối ưu q trình sản suất, từ đó ngành tự động hóa ra đời. Từ lâu con người đã nhận ra
khả năng lao động của máy móc, khơng chỉ giải phóng sức người mà cịn đảm bảo tính
ổn định, liền mạch của q trình sản suất giúp tăng tính đồng bộ về độ chính xác cũng
như chất lượng sản phẩm. Vì vậy tự động hóa khơng những giúp giảm bớt lao động cho
con người mà còn tăng chất lượng và năng suất lao động.
Quy trình tự động hóa cịn giúp việc quản lý trở nên dễ dàng và hiệu quả vì nó

giúp hạn chế tác động và sai sót của con người đến mức tối đa. Ngồi ra nó cịn thay đổi
điều kiện làm việc của cơng nhân khi có thể giải quyết các cơng việc nhàm chán lặp đi
lặp lại hay các công việc trong môi trường độc hại.
Trong thời buổi hiện nay, các loại sản phẩm cũng như hàng hóa có thể từ nhà sản
suất đến tay nhà phân phối hay người tiêu dùng chủ yếu là do hoạt động vận tải. Chính

SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

vì vậy ngành dịch vụ vận tải hàng hóa ln tìm cách để có thể vận chuyển hàng hóa sản
phẩm nhanh, an tồn và chính xác nhất. Do vậy cần có một quy trình nhanh chóng cho
các hàng hóa và sản phẩm có thể nhanh chóng ra vào kho bãi. Cho nên tự động hóa quy
trình phân loại hàng hóa là việc làm cấp thiết.
Phân loại hàng hóa là một phần trong nền cơng nghiệp tự động hóa ngày nay.
Nhu cầu phân loại hàng hóa ngày càng lớn , yêu cầu máy móc thay thế cho sức người
và đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước. Và đề tài này có nhiều ứng dụng trong thực tế
như đã trình bày như trên.
Do đó, nhu cầu về một hệ thống phân loại hàng hóa nhanh, chính xác, hiệu quả
và đáp ứng nhu cầu làm việc liên tục, kéo dài có tính thống nhất và quy ước chặt chẽ
nhưng vẫn đảm bảo tính đa dạng và đơn giản là thực sự cần thiết. Từ các yêu cầu trên
mã vạch là hình thức xác nhận thơng tin hiệu quả và chính xác nhất.
Mã vạch đã và đang được dùng phổ biến trong việc phân loại sản phẩm hàng hóa
trên khắp thế giới và đang ngày càng phát triển. Việc sử dụng mã vạch không chỉ giúp
cho việc quản lý dễ dàng hơn mà còn đảm bảo cho việc tự động hóa q trình phân loại

khi có thể giúp hệ thống nhận diện chính xác nhất thơng tin cơ bản của hàng hóa với
một thời gian ngắn nhất. Dựa vào tính chất trên tác giả đã chọn làm đề tài: “Nghiên cứu
thiết kế thi cơng mơ hình băng chuyền phân loại hàng hóa tự động ứng dụng mã QR”.
1.3. Mục tiêu đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu thiết kế thi cơng mơ hình phân loại hàng hóa ứng dụng mã QR phân
loại nhiều hàng hóa.
Sinh viên thiết kế thi cơng mơ hình băng tải nhỏ, phân loại hàng hóa dạng thùng
dung mà QR.
Trong đề tài này sinh viên nghiên cứu một phần của băng chuyền phân loại sản
phẩm trong kho hàng trên mô hình phân loại hàng hóa có trong thực tế.
Đề tài chỉ dừng lại ở việc tính tốn và thiết kế dựa trên mơ hình và chế tạo mơ
hình phân loại hàng hóa bằng mã QR.
Cơ sở phương pháp luận:
-

Tìm hiểu các loại máy phân loại hàng hóa bằng mã QR trong thực tế.

SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-

GVHD: TRẦN THU HÀ

Tiến hành đánh giá ưu nhược điểm của từng loại và lựa chọn.
Tính tốn thiết kế và chế tạo mơ hình.


Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Nghiên cứu các tài liệu, sách báo và giáo trình liên quan, tài liệu chun ngành
về tính tốn cũng như điều khiển, lập trình trên các trang web và các diễn đàn trên mạng
Internet. Gồm các phương pháp sau:
Tìm hiểu và tham khảo các hàng hóa sẵn có trên thị trường để thiết kế mơ hình
nghiên cứu và ứng dụng cơng nghệ điện điện tử có sẵn vào điều khiển hệ thống.
Áp dụng kiến thức cơ sở ngành như: Bộ truyền động nguyên lý chi tiết máy, cơ
lý thuyết,... vào việc tính tốn thực tế. Ngồi ra cịn tìm hiểu kiến thức về các thiết bị
như : đơng cơ DC , mach cầu H, ....
Vận dụng kiến thức liên ngành nhữ kỹ thuật điện điện tử, vi điều khiển để thiết
kế mô phỏng mạch điều khiển.
Chế tạo và lắp đặt hệ thống điện điều khiển cho toàn hệ thống mơ hình phân loại
hàng hóa bằng mã QR.
1.4. Cấu trúc của đồ án tốt nghiệp:
Đề tài thực hiện gồm các nội dung chính nhứ sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
CHƯƠNG 4: TÍNH TỐN THIẾT KẾ VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ
CHƯƠNG 5: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN

SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


CHƯƠNG 2:

GVHD: TRẦN THU HÀ

LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN

2.1. Tổng quan về điều khiển
Trong quá trình sản xuất cơng nghiệp u cầu tự động hố ngày càng tăng, đòi
hỏi kỹ thuật điều khiển phải đáp ứng được những yêu cầu đó, với mục tiêu tăng
năng suất lao động bằng con đường tăng mức độ tự động hóa các q trình và thiết
bị sản xuất nhằm mục đích tăng sản lượng, cải thiện chất lượng và độ chính xác của
sản phẩm.
Tự động hóa trong sản xuất nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ các thao tác
vật lý của công nhân vận hành máy thông qua hệ thống điều khiển. Những hệ thống
điều khiển này có thể điều khiển quá trình sản xuất với độ tin cậy cao, ổn định mà
không cần sự tác động nhiều của người vận hành. Điều này địi hỏi hệ thống điều
khiển phải có khả năng khởi động, kiểm soát, xử lý và dừng một quá trình theo yêu
cầu hoặc đo đếm các giá trị đã được xác định nhằm đạt được kết quả mong muốn ở
sản phẩm đầu ra của máy móc và thiết bị sản xuất. Một hệ thống như vậy được gọi
là hệ thống điều khiển.
Trong kỹ thuật tự động điều khiển, các bộ điều khiển chia làm 2 loại:
-

Điều khiển nối cứng
Điều khiển logic khả trình (PLC)

Một hệ thống điều khiển bất kỳ được tạo thành từ các thành phần:
-

Khối vào/ Khối ra

Khối xử lý – điều khiển

Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát của thiết bị điều khiển lập trình

SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

2.1.1. Khối vào:
Còn được gọi là giao tiếp ngõ vào có nhiệm vụ biến đổi các đại lượng vật lý đầu
vào ( từ các tiếp điểm của cảm biến, hay các nút nhấn, điện trở đo sức căng….)
thành các mức tín hiệu số ON/OFF (digital) hay tín hiệu liên tục (analog) tùy theo
bộ chuyển đổi ngõ vào và cấp vào cho khối xử lý trung tâm (CPU).
Bảng 2.1: Các đối tượng đầu vào
Bộ chuyển đổi

Đại lượng đo

Đại lượng ra

Cơng tắc (Switch)

Sự dịch chuyển/vị trí

Điện áp nhị phân

(ON/OFF)

Cơng tắc hành trình (Limit
switch)

Sự dịch chuyển/vị trí

Điện áp nhị phân
(ON/OFF)

Bộ điều chỉnh nhiệt
(Thermostat)

Nhiệt độ

Điện áp nhị phân
(ON/OFF)

Cặp nhiệt điện
(Thermocouple)

Nhiệt độ

Điện áp thay đổi

Nhiệt trở (Thermister)

Nhiệt độ

Trở kháng thay đổi


Tế bào quang điện (Photo cell)

Ánh sáng

Điện áp thay đổi
(analog)

Tế bào tiệm cận (Proximity
cell)

Sự hiện diện của đối
tượng

Trở kháng thay đổi

Điện trở đo sức căng (Strain
gage)

Áp suất/sự dịch chuyển

Trở kháng thay đổi

2.1.2. Bộ nhớ (Memory):
Lưu chương trình điều khiển được lập trình bởi người dùng và các dữ liệu
khác như cờ, thanh ghi tạm, trạng thái đầu vào, lệnh điều khiển đầu ra… Nội dung
các bộ nhớ đã được mã hóa dưới dạng mã nhị phân.

SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH


5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

2.1.3. Khối xử lý – điều khiển:
Là khối xử lý trung tâm (CPU) thay thế người vận hành thực hiện các thao
tác đảm bảo q trình hoạt động. Từ thơng tin tín hiệu vào hệ thống điều khiển tuần
tự thực thi các lệnh trong chương trình lưu trong bộ nhớ, xử lý các đầu vào và đưa
kết quả xuất hoặc điều khiển cho phần giao diện đầu ra (Output) như: cuộn dây, mơ
tơ…. Tín hiệu điều khiển được thực hiện theo 2 cách:
-

Dùng mạch điện nối kết cứng
Dùng chương trình điều khiển

2.1.4. Khối ra:
Cịn được gọi là phần giao diện đầu ra. Tín hiệu ra là kết quả của quá trình xử
lý của hệ thống điều khiển. Lúc này tín hiệu ngõ vào được biến đổi thành mức tín
hiệu vật lý thích hợp bên ngồi như: đóng mở rơle, biến đổi tuyến tính số- tương
tự…..
Bảng 2.2: Các đối tượng đầu ra
Thiết bị ở ngõ ra

Đại lượng ra

Đại lượng tác động


Động cơ điện

Chuyển động quay

Điện

Xy lanh- Piston

Chuyển động thẳng/áp lực

Dầu ép/ khí ép

Solenoid

Chuyển động thẳng/áp lực

Điện

Lò xấy/ lò cấp nhiệt

Nhiệt

Điện

Van

Tiết diện cửa van thay đổi

Điện/dầu ép/khí ép


Rơle

Tiếp điểm điện/ chuyển động
vật lý có giới hạn

Điện

2.2. Điều khiển nối cứng
Trong các bộ điều khiển nối cứng, các thành phần chuyển mạch như các rơle,
cotactor, các công tắc, đèn báo, động cơ,....được nối cố định với nhau. Toàn bộ

SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

chức năng điều khiển, cách tiến hành chương trình được xác định qua cách thức nối
các rơle, công tắc… với nhau theo sơ đồ thiết kế. Khi muốn thay đổi lại hệ thống
thì phải nối dây lại cho hệ thống điều khiển nên đối với hệ thống phức tạp thì việc
làm này địi hỏi tốn nhiều thời gian, chi phí nên hiệu quả đem lại không cao.
Các bước thiết lập sơ đồ điều khiển bằng rơle ( Hình 2.1 )

Xác định nhiệm vụ điều khiển
Sơ đồ mạch điện

Chọn phần tử mạch điện

Dây nối liên kết các phần tử
Kiểm tra chức năng
Hình 2.2: Lưu đồ điều khiển dùng Rơle
2.3. Điều khiển lập trình
2.3.1. Thiết bị điều khiển khả trình
Trong cơng nghiệp nhu cầu tự động hóa ngày càng tăng, địi hỏi kỹ thuật điều
khiển phải đáp ứng đủ các yêu cầu:
+ Dễ dàng thay đổi chức năng điều khiển dựa trên các thiết bị cũ.
+ Thiết bị điều khiển dễ dàng làm việc với các dữ liệu, số liệu.
+ Kích thước vật lý gọn gàng, dễ bảo quản, dễ sửa chữa.
+ Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.
Hệ thống điều khiển dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu trên phải sử dụng bộ
vi xử lý, bộ điều khiển lập trình, điều khiển qua các cổng giao tiếp với máy tính.
Tiêu biểu là bộ điều khiển logic khả trình PLC (Programable Logic
Controller) là loại thiết bị cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển

SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

thông qua các ngôn ngữ lập trình. Với chương trình điều khiển của PLC đã tạo cho
nó trở thành một bộ điều khiển số nhỏ gọn, dễ dàng thay đổi thuật toán, số liệu và
trao đổi thơng tin với mơi trường xung quanh.

Hình 2.3: PLC Siemens S7-1200

Các chương trình điều khiển được định nghĩa là tuần tự trong đó các tiếp điểm,
cảm biến được sử dụng để từ đó kết hợp với các hàm logic, các thuật tốn và các
giá trị xuất của nó để điều khiển tác động hoặc không tác động đến các cuộn dây
điều hành. Trong q trình hoạt động, tồn bộ chương trình được lưu vào bộ nhớ
và tiến hành truy xuất trong quá trình làm việc.
Các bước thiết lập sơ đồ điều khiển bằng PLC (hình 2.2)

Xác định nhiệm vụ điều khiển

Thiết kế thuật giải
Soạn thảo chương trình
Kiểm tra chức năng
Hình 2.4: Lưu đồ điều khiển bằng PLC

SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

Khi thay đổi nhiệm vụ điều khiển người ta cần thay đổi mạch điều khiển bằng
cách lắp lại mạch, thay đổi phần tử mới đối với hệ thống điều khiển bằng Rơle.
Trong khi đó khi thay đổi nhiệm vụ điều khiển ta chỉ cần thay đổi chương trình điều
khiển đối với hệ thống điều khiển bằng PLC.
Để có thể thực thi một chương trình điều khiển, PLC được trang bị tính năng
như một máy vi tính, trong đó có một bộ xử lý trung tâm, một hệ điều hành, một bộ
nhớ lưu chương trình, dữ liệu và có cổng ra, vào để kết nối với thiết bị ngoại vi hay

để trao đổi thông tin với một thiết bị khác. Ngồi ra PLC cịn tích hợp các bộ đếm,
bộ định thời gian,...
Bộ nhớ PLC bao gồm:
Vùng chứa chương trình ứng dụng chia làm ba miền:
-

OB1: Khối tổ chức chính, mặc định, thực thi vịng lặp.

-

Function: Miền chứa chương trình con được tổ chức thành hàm có
biến hình thức để trao đổi dữ liệu với chương trình đã gọi nó, được
phân biết bởi các số nguyện.

-

Interup: Miền chứa chương trình ngắt được tổ chức thành hàm và có
thể trao đổi dữ liệu với bất cứ hàm nào khác. Chương trình này sẽ
được thực hiện khi có sự kiện ngắt xảy ra.

Vùng chứa tham số hệ điều hành chia làm 5 miền khác nhau:
-

Process image input hay cịn kí hiệu là I là miền bộ đệm dữ liệu ngõ
vào số. Trước khi thực hiện trương trình , PLC sẽ đọc tất cả giá trị
logic của cổng vào rồi cất giữ vào I. Khi chạy chương trình PLC sẽ sử
dụng các giá trị này trong vùng I mà không dùng trực tiếp từ ngõ vào
số.

-


Process image output hay có kí hiệu là Q là miền bộ đệm dữ liệu ngõ
ra số. Khi kết thúc trương trình, PLC sẽ chuyển giá trị logic của bộ
đệm Q tới các ngõ ra số.

-

Memory là miền các biến cờ, vùng nhớ này khơng mất sau mỗi chu kì
qt nên được dùng để lưu các tham số cần thiết.

SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

-

Timer: miền nhớ phục vụ bộ thời gian bao gồm việc lưu trữ các giá trị
đặt trước , các giá trị tức thời cũng như giá trị logic đầu ra của Timer.

-

Couter là miền nhớ phục vụ bộ đếm bao gồm việc lưu trữ các giá trị
đặt trước , các giá trị tức thời cũng như giá trị logic đầu ra của Couter.

Vùng chứa các khối dữ liệu bao gồm:

-

Data block là miền chứa các dữ liệu được tổ chức thành khối. Kích
thước hay số lượng khối do người dùng quy định. Vùng này bao gồm
vùng nhớ biến, thanh ghi ảnh nhập, thanh ghi ảnh xuất, những bit nhớ
nội và bit đặc biệt.

-

Local data block là miền dữ liệu địa phương, được các khối trương
trình tổ chức và sử dụng cho các biến nháp tức thời và trao đổi dữ liệu
của biến hình thức với những khối đã gọi nó. Toan bộ vùng dữ liệu sẽ
bị xoa khi dùng xong.

Các đối tượng dữ liệu: là các ô nhớ liên quan tới thiế bị. Các đối tượng dữ liệu
bao gồm : Timer, couter, giá trị analog, các thanh ghi lũy và bộ đếm tốc độ
cao. Truy cập vào các đối tượng dữ liệu bị giới hạn hơn là vùng nhớ dữ liệu.
Vịng qt chương trình của PLC:
PLC thực hiện các cơng việc theo chu trình lặp. Mỗi vòng lặp được gọi là
một vòng quét. Mỗi vòng quet được bắt đầu bằng việc chuyển dữ liệu từ vùng bộ
đệm ảo rồi thực hiện các lệnh trong khối tổ chức. Sau đó là giai đoạn chuyển nội
dung của bộ đệm ảo tới các cổng ra số. Cuối cùng kết thúc bằng giai đoạn xử lý các
yêu cầu truyền thông và kiểm tra trạng thái bộ nhớ trung tâm.
Thời gian PLC thực hiện vòng quét là thời gian quét. Thời gian quét không
cố định và không phải thời gian mỗi vòng quét là như nhau phụ thuộc vào việc bao
nhiêu trương trình được thực hiện và khối lượng dữ liệu truyền thông. Cho nên việc
xử lý dữ liệu và gửi thơng tin điều khiển tới đối tượng có thời gian trễ đúng bằng
thời gian vòng quét. Thời gian vịng qt càng ngắn thì tính thời gian thực hay thời
gian phản ứng của trương trình càng cao.


SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

Chuỗi công việc trong chu kỳ quét phụ thuộc vào chế độ của bộ xử lý trung
tâm bao gồm hai chế độ Run và Stop. Run thì trương trình được thực thi, Stop
trương trình khơng được thực thi.
Nếu dùng các khối chương trình đặc biệt có chế độ ngắt thì chương trình của
khối đó sẽ thực thi trong vịng qt khi xuất hiện tín hiệu báo ngắt cùng chủng loại.
Các khối chương trình này có thể thực hiện tại mọi vịng qt chứ khơng gị ép chỉ
trong đoạn thực hiện trương trình.
Ưu nhược điểm của PLC:
Ưu điểm:
-

Thiết kế bền chắc thích hợp với điều kiện làm việc trong mơi trường cơng
nghiệp.

-

Có khả năng xử lý tín hiệu logic khác nhau 24VDC-240VDC cùng một lúc.

-

Có thể tăng thêm số đầu ra cơ bản


-

Lập trình và thay đổi chương trình đơn giản.

-

Khả năng giám sát dây chuyền sản xuất và có khả năng phát hiện lỗi thiết bị
từ máy tính điều khiển.

-

Hoạt động theo thời gian thực.

Nhược điểm:
-

Giá thành cao chi phí thay thế đắt và khó lịng thay thiết bị lỗi khi có hỏng
hóc.

-

Năng lực tính tốn khơng cao phụ thuộc vào thiết bị tính tốn bên ngồi.

2.3.2. Vi điều khiển
Trong những thập niên cuối thế kỉ XX, từ sự ra đời của công nghệ bán dẫn, kĩ
thuật điện tử đã có sự phát triển vượt bậc. Các thiết bị điện tử sau đó đã được tích hợp
với mật độ cao và rất cao trong các diện tích nhỏ, nhờ vậy các thiết bị điện tử nhỏ hơn
và nhiều chức năng hơn. Các thiết bị điện tử ngày càng nhiều chức năng trong khi giá
thành ngày càng rẻ hơn, chính vì vậy điện tử có mặt khắp mọi nơi.


SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

Bước đột phá mới trong công nghệ điện tử, công ty trẻ tuổi Intel cho ra đời bộ
vi xử lý đầu tiên. Đột phá ở chỗ: "Đó là một kết cấu logic mà có thể thay đổi chức
năng của nó bằng chương trình ngồi chứ không phát triển theo hướng tạo một cấu
trúc phần cứng chỉ thực hiện theo một số chức năng nhất định như trước đây. Tức là
phần cứng chỉ đóng vai trị thứ yếu, phần mềm (chương trình) đóng vai trị chủ đạo đối
với các chức năng cần thực hiện. Nhờ vậy vi xử lý có sự mềm dẻo hóa trong các chức
năng của mình. Ngày nay vi xử lý có tốc độ tính tốn rất cao và khả năng xử lý rất lớn.
Vi xử lý có các khối chức năng cần thiết để lấy dữ liệu, xử lý dữ liệu và xuất dữ
liệu ra ngoài sau khi đã xử lý. Và chức năng chính của Vi xử lý chính là xử lý dữ liệu,
chẳng hạn như cộng, trừ, nhân, chia, so sánh... Vi xử lý khơng có khả năng giao tiếp
trực tiếp với các thiết bị ngoại vi, nó chỉ có khả năng nhận và xử lý dữ liệu mà thơi.
Để vi xử lý hoạt động cần có chương trình kèm theo, các chương trình này điều
khiển các mạch logic và từ đó vi xử lý xử lý các dữ liệu cần thiết theo yêu cầu.
Chương trình là tập hợp các lệnh để xử lý dữ liệu thực hiện từng lệnh được lưu trữ
trong bộ nhớ, công việc thực hành lệnh bao gồm: nhận lệnh từ bộ nhớ, giải mã lệnh và
thực hiện lệnh sau khi đã giải mã.
Để thực hiện các công việc với các thiết bị cuối cùng, chẳng hạn điều khiển
động cơ, hiển thị kí tự trên màn hình .... địi hỏi phải kết hợp vi xử lý với các mạch
điện giao tiếp với bên ngoài được gọi là các thiết bị I/O (nhập/xuất) hay còn gọi là các
thiết bị ngoại vi. Bản thân các vi xử lý khi đứng một mình khơng có nhiều hiệu quả sử

dụng, nhưng khi là một phần của một máy tính, thì hiệu quả ứng dụng của Vi xử lý là
rất lớn. Vi xử lý kết hợp với các thiết bị khác được sử trong các hệ thống lớn, phức tạp
đòi hỏi phải xử lý một lượng lớn các phép tính phức tạp, có tốc độ nhanh. Chẳng hạn
như các hệ thống sản xuất tự động trong công nghiệp, các tổng đài điện thoại, hoặc ở
các robot có khả năng hoạt động phức tạp...
Bộ Vi xử lý có khả năng vượt bậc so với các hệ thống khác về khả năng tính
tốn, xử lý, và thay đổi chương trình linh hoạt theo mục đích người dùng, đặc biệt hiệu
quả đối với các bài toán và hệ thống lớn. Tuy nhiên đối với các ứng dụng nhỏ, tầm tính
tốn khơng địi hỏi khả năng tính tốn lớn thì việc ứng dụng vi xử lý cần cân nhắc. Bởi
vì hệ thống dù lớn hay nhỏ, nếu dùng vi xử lý thì cũng địi hỏi các khối mạch điện giao
tiếp phức tạp như nhau. Các khối này bao gồm bộ nhớ để chứa dữ liệu và chương trình
thực hiện, các mạch điện giao tiếp ngoại vi để xuất nhập và điều khiển trở lại, các khối
này cùng liên kết với vi xử lý thì mới thực hiện được công việc. Để kết nối các khối
này đòi hỏi người thiết kế phải hiểu biết tinh tường về các thành phần vi xử lý, bộ nhớ,
các thiết bị ngoại vi. Hệ thống được tạo ra khá phức tạp, chiếm nhiều không gian,

SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

mạch in phức tạp và vấn đề chính là trình độ người thiết kế. Kết quả là giá thành sản
phẩm cuối cùng rất cao, không phù hợp để áp dụng cho các hệ thống nhỏ.
Vì một số nhược điểm trên nên các nhà chế tạo tích hợp một ít bộ nhớ và một
số mạch giao tiếp ngoại vi cùng với vi xử lý vào một IC duy nhất được gọi là
Microcontroller-Vi điều khiển. Vi điều khiển có khả năng tương tự như khả năng của

vi xử lý, nhưng cấu trúc phần cứng dành cho người dùng đơn giản hơn nhiều. Vi điều
khiển ra đời mang lại sự tiện lợi đối với người dùng, họ không cần nắm vững một khối
lượng kiến thức quá lớn như người dùng vi xử lý, kết cấu mạch điện dành cho người
dùng cũng trở nên đơn giản hơn nhiều và có khả năng giao tiếp trực tiếp với các thiết
bị bên ngoài. Vi điều khiển tuy được xây dựng với phần cứng dành cho người sử dụng
đơn giản hơn, nhưng thay vào lợi điểm này là khả năng xử lý bị giới hạn (tốc độ xử lý
chậm hơn và khả năng tính tốn ít hơn, dung lượng chương trình bị giới hạn). Thay
vào đó, Vi điều khiển có giá thành rẻ hơn nhiều so với vi xử lý, việc sử dụng đơn giản,
do đó nó được ứng dụng rộng rãi vào nhiều ứng dụng có chức năng đơn giản, khơng
địi hỏi tính tốn phức tạp.
Vi điều khiển được ứng dụng trong các dây chuyền tự động loại nhỏ, các robot
có chức năng đơn giản, trong máy giặt, ơtơ...
Năm 1976 Intel giới thiệu bộ vi điều khiển (microcontroller) 8748, một chip
tương tự như các bộ vi xử lý và là chip đầu tiên trong họ MCS-48. Độ phức tạp, kích
thước và khả năng của Vi điều khiển tăng thêm một bậc quan trọng vào năm 1980 khi
intel tung ra chip 8051, bộ Vi điều khiển đầu tiên của họ MCS-51 và là chuẩn công
nghệ cho nhiều họ Vi điều khiển được sản xuất sau này. Sau đó rất nhiều họ Vi điều
khiển của nhiều nhà chế tạo khác nhau lần lượt được đưa ra thị trường với tính năng
được cải tiến ngày càng mạnh.
Vi điều khiển có rất nhiều loại, tuy nhiên có thể phân loại thành những dịng
chính dựa vào nhà sản như: Atmel, MicroChip, Samsung, Texas Instruments,
IDCREC, … Ngồi ra vi điều khiển cịn có thể phân loại theo dịng sản phẩm bo mạch
tích hợp sẵn như: Arduino UNO, Arduino Atmega 2560, STM32F401, STM32F407…
2.4. Vi điều khiển Arduino
Arduino một nền tảng mã nguồn mở phần cứng và phần mềm. Phần cứng bao
gồm một board mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8bit,
hoặc ARM Atmel 32-bit. Những Model hiện tại được trang bị gồm 1 cổng giao tiếp
USB, 6 chân đầu vào analog, 14 chân I/O kỹ thuật số tương thích với nhiều board mở
rộng khác nhau.


SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

Được giới thiệu vào năm 2005, Những nhà thiết kế của Arduino cố gắng mang
đến một phương thức dễ dàng, không tốn kém cho những người yêu thích, sinh viên và
giới chuyên nghiệp để tạo ra những thiết bị có khả năng tương tác với môi trường
thông qua các cảm biến và các cơ cấu chấp hành. Những ví dụ phổ biến cho những
người yêu thích mới bắt đầu bao gồm các robot đơn giản, điều khiển nhiệt độ và phát
hiện chuyển động. Đi cùng với nó là một mơi trường phát triển tích hợp (IDE) chạy
trên các máy tính cá nhân thơng thường và cho phép người dùng viết các chương trình
cho Aduino bằng ngôn ngữ C hoặc C++.
2.4.1. Arduino UNO R3
Arduino Uno R3 là một board mạch vi điều khiển được phát triển bởi
Arduino.cc, một nền tảng điện tử mã nguồn mở chủ yếu dựa trên vi điều khiển AVR
Atmega328P.
Phiên bản hiện tại của Arduino Uno R3 đi kèm với giao diện USB, 6 chân đầu
vào analog, 14 cổng kỹ thuật số I / O được sử dụng để kết nối với các mạch điện tử,
thiết bị bên ngồi. Trong đó có 14 cổng I / O, 6 chân đầu ra xung PWM cho phép các
nhà thiết kế kiểm soát và điều khiển các thiết bị mạch điện tử ngoại vi một cách trực
quan hình 2.3.
Arduino Uno R3 được kết nối trực tiếp với máy tính thơng qua USB để giao
tiếp với phần mềm lập trình IDE, tương thích với Windows, MAC hoặc Linux
Systems, tuy nhiên, Windows thích hợp hơn để sử dụng. Các ngơn ngữ lập trình như C
và C ++ được sử dụng trong IDE.


SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

Hình 2.5: Bo mạch vi điều khiển Arduino Uno R3
Ngồi USB, người dùng có thể dùng nguồn điện ngoài để cấp nguồn cho bo
mạch. Các bo mạch Arduino Uno khá giống với các bo mạch khác trong các loại
Arduino về mặt sử dụng và chức năng, tuy nhiên các bo mạch Uno không đi kèm với
chip điều khiển FTDI USB to Serial.
Có rất nhiều phiên bản bo mạch Uno, tuy nhiên, Arduino Nano V3 và Arduino
Uno là những phiên bản chính thức nhất đi kèm với vi điều khiển Atmega 328 8 bit
AVR Atmel trong đó bộ nhớ RAM là 32KB.
Khi tính chất và chức năng của nhiệm vụ trở nên phức tạp, thẻ nhớ SD Mirco
có thể được kết nối thêm vào Arduino để lưu trữ được nhiều thông tin hơn.
Ưu điểm : Gọn nhẹ, giá thành rẻ, tính phổ biến cao dễ thay thế, ngơn ngữ lập
trình đơn giản dễ nắm bắt, thư viện mã nguồn phong phú, dễ ứng dụng vào nhiều lĩnh
vực.

SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GVHD: TRẦN THU HÀ

Bảng 2.3: Bảng thông số cơ bản của Arduino UNO R3 DIP
Chức năng

Thông số

Vi điều khiển

Atmega328 họ 8bit

Điện áp hoạt động

5VDC

Tần số hoạt động

16Mhz

Dòng tiêu thụ

30mA

Điện áp vào

7-12 V DC

Giới hạn điện áp


6-20VDC

Số chân Digital I/O

14 chân

Số chân Analog

6 chân (độ phân giải 10 bit)

Dong tối đa mỗi chân

30mA

Dòng ra tối đa 5V

500mA

Dòng ra tối đa 3.3V

50mA

Bộ nhớ flash

32 KB

SRAM

2 KB


EEPROM

1 KB

2.4.2. Arduino Atmega 2560

SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TRẦN THU HÀ

Hình 2.6: Bo mạch vi điều khiển Arduino Mega 2560
Arduino Mega 2560 là board mạch vi điều khiển dựa trên chip xử lý Atmega
2560 được mở rộng thêm bộ nhớ và các chân I/O so với các bo mạch khác. Bo mạch vi
điều khiển này có 54 chân I/O digital và 16 chân analog được tích hợp trên bo mạch
giúp thiết bị này trở nên riêng biệt và nổi bật so với các thiết bị khác. Ngồi ra, trong
đó có 15 chân được sử dụng cho xuất xung PWM. Bảng 2.2 trình bày các thông số cơ
bản của Arduino Atmega 2560.

SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GVHD: TRẦN THU HÀ

Bảng 2.4: Thông số kỹ thuật của bo mạch vi điều khiển Arduino Atmega 2560.
Chức năng

Thông số

Vi điều khiển MCU

ATMEGA2560

Điện Áp Hoạt Động

5VDC

Nguồn Cấp

7-12V ( Giới Hạn 6-20V )

Dòng Max chân 5V

500mA

Dòng Max 3.3V

50mA

Dòng Max Chân I/O

40mA


Số ngõ vảo/ra

54 Chân Digital I/O (15
Chân PWM)

Số ngõ analog

16 Chân

Bộ Nhớ Flash

256K

Tấn số hoạt động của mạch dao
động

16Mhz

Bộ nhớ SRAM

8KB

Bộ nhớ EEPROM

4KB

Arduino Mega2560 có cổng USB được sử dụng để kết nối và chuyển mã từ
máy tính đến mạch Arduino Mega dựa trên phần mềm IDE. Sử dụng bộ dao động
thạch anh có tần số 16 MHz được tích hợp trên board. Tích hợp jack nguồn DC để cấp

nguồn cho bo mạch. Một số phiên bản Arduino khác thiếu tính năng này như Arduino
Pro Mini khơng đi kèm jack cắm nguồn DC.

SVTH: NGUYỄN ĐỨC ANH

18


×