Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề cương Luận văn - Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất đối với doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.24 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số ngành: 8380107

Họ tên học viên:

NGUYỄN HUỲNH THÁI

Mã số:
Lớp:
Cán bộ hướng dẫn: TSKH. ĐẶNG CÔNG TRÁNG

Hải Dương - 03/2021


TRANG THÔNG TIN CÁ NHÂN HỌC VIÊN
1. Họ và tên học viên:

NGUYỄN HUỲNH THÁI

Tel: ...............................Email: ................................................................


2. Chuyên ngành:..........................................................................................
3. Lớp: 5D11_LKT1 Khóa: 2019 - 2021
4. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thành Đơng
5. Giáo viên hướng dẫn: TSKH. ĐẶNG CƠNG TRÁNG
Tel: .................................Mail: ................................................................
6. Tên đề tài: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất đối với doanh nghiệp - Từ thực tiễn tại Thành
phố Hồ Chí Minh
Học viên thực hiện

Nguyễn Huỳnh Thái


MỤC LỤC
Trang
1.Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................4
2.Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................5

2.1.Mục tiêu tổng quát..............................................................................5
2.2.Mục tiêu cụ thể...................................................................................6
2.3.Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................6
3.Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................7
4.Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................8

4.1.Giới hạn về nội dung...........................................................................8
4.2.Giới hạn về không gian.......................................................................8
4.3.Giới hạn về thời gian...........................................................................8
5.Nội dung và phương pháp nghiên cứu...............................................................9

5.1.Nội dung nghiên cứu...........................................................................9

5.2.Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin, số liệu......................9
6.Cấu trúc dự kiến của luận văn.........................................................................10

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI
THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT..............10
1.1.Một số vấn đề về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất........10
1.2.Lý luận pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. .11
1.3.Kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất..........11
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ
THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......11

2


2.1.Thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
.........................................................................................................11
2.2.Thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất đối với doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
.........................................................................................................11
2.3.Các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất.......................................................................11
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH.......................................................................................11
3.1.Sự cần thiết phải hồn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất...............................................................................11
3.2.Định hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước

thu hồi đất........................................................................................11
3.3.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất và nâng cao hiệu quả thi hành tại Thành
phố Hồ Chí Minh.............................................................................11
Kết luận...................................................................................................12
Danh mục các cơng trình khoa học liên quan đến đề tài đã công bố......12
Phụ lục của luận văn...............................................................................12
7.Dự kiến tiến độ thực hiện đề tài........................................................................12
8.Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................13

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN
Tên đề tài: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất đối với doanh nghiệp - Từ thực tiễn tại Thành phố
Hồ Chí Minh

3


1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia và là nguồn lực để phát triển
đất nước. Hiện nay, khi đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế
thị trường thì đất đai ngày càng trở nên có giá trị, nó được đem ra làm vật trao
đổi, dùng làm tài sản bảo đảm trong quan hệ tín dụng và dùng để góp vốn vào
doanh nghiệp phục vụ việc sản xuất kinh doanh. Vì tầm quan trọng và tính
đặc thù của nó nên Nhà nước đã quy định đất đai là tài sản cơng thuộc sở hữu
tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý1.
Những năm gần đây, thực hiện đường lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, chúng ta đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng và cải
thiện cơ sở hạ tầng, các dự án này đều cần đến quỹ đất. Việc thu hồi đất đã
đem lại những kết quả tích cực trong yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, góp

phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động; các dự án thu
hồi đất để xây dựng các cơng trình an sinh xã hội cũng góp phần đảm bảo hơn
nữa đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có đất bị thu hồi
cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ,
công nhân trở thành những người thất nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương
mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Với tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, về quy mơ thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số
nhưng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất
công nghiệp và 44% dự án đầu tư nước ngồi. Chính vì thế, nhiều dự án hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã, đang và sẽ triển khai thực hiện trên địa bàn
thành phố, đặt ra những thách thức to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và
Nhân dân nơi đây. Một trong những thách thức đó là giải quyết hài hòa mối
1

Xem Điều 53 Hiến pháp năm 2013

4


quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, các chủ đầu tư và các doanh nghiệp
bị thu hồi đất.
Nhận thức được điều đó, lãnh đạo thành phố đã quyết liệt chỉ đạo và ban
hành các chính sách về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nhằm giải quyết hài
hịa lợi ích của người sử dụng đất, lợi ích của xã hội và lợi ích của nhà đầu tư.
Trong những năm qua, mặc dù các ngành, các cấp và nhất là ở cơ sở đã có
nhiều cố gắng, song cả trong chính sách và tổ chức thực hiện việc đền bù thiệt
hại vẫn còn nhiều tồn tại như: một số nơi chậm triển khai hoặc triển khai
chưa phù hợp với chính sách, hồ sơ quản lý đất đai chưa đầy đủ, nhiều địa

phương phải điều chỉnh lại quy hoạch, sửa đổi thiết kế dự án, chờ đợi do
không giải phóng được mặt bằng hoặc do cơ sở hạ tầng không đảm bảo. Hậu
quả là làm ảnh hưởng tiến độ, gây thiệt hại lớn về kinh tế của các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất và Nhà nước, làm mất ổn định
tình hình chính trị - xã hội.
Những vấn đề trên đây đặt ra nhu cầu cấp thiết phải tiếp tục nghiên cứu
một cách hệ thống, đầy đủ về phương diện lý luận và thực tiễn pháp luật về
bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với doanh nghiệp trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá một cách tồn diện, tìm ra ngun nhân
của những tồn tại để có những giải pháp hữu hiệu góp phần hồn thiện pháp
luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và nâng cao hiệu quả thực thi trên
thực tế. Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Thực hiện
pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với doanh
nghiệp - Từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh” để làm Luận văn Thạc sĩ
Luật học cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

5


Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nghiên cứu một cách có hệ thống
những vấn đề lý luận về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, làm rõ
những quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất;
phân tích thực trạng pháp luật để nhận diện những tồn tại, vướng mắc và chỉ
ra những bất cập của pháp luật cùng những khó khăn trong thực tiễn thi hành.
Từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất và nâng cao hiệu quả thi hành tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước

thu hồi đất;
- Phân tích khái niệm, đặc điểm và các hình thức bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất.
- Phân tích, đánh giá những nội dung cơ bản pháp luật và đánh giá tình
hình thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả thực thi về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
và thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trong các quy định
của pháp luật hiện nay và sự cần thiết phải hoàn thiện vấn đề này, tác giả đặt
ra các câu hỏi liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu, từ đó xoay quanh các câu
hỏi, các vướng mắc thực tại để tìm hiểu nghiên cứu và giải đáp các vấn đề đó
nhằm hồn thiện đề tài của mình.
Cụ thể các câu hỏi nghiên cứu như sau:

6


(1). Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là gì?
(2). Đặc điểm của bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất?
(3). Các hình thức bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất?
(4). Quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất như thế nào?
(5). Thực trạng thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất đối với doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay ra sao?
(6). Các định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả thực thi về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu

hồi đất ở Việt Nam hiện nay?
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn bao gồm các vấn đề cụ thể sau:
- Các quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện pháp luật
đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
nói riêng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay;
- Các quan hệ pháp luật và các vấn đề liên quan đến bồi thường, hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất. Cụ thể: Các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
và các văn bản hướng dẫn thi hành về bồi thường; nội dung của Luật Đất đai
năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất;
- Các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của một
số nước trên thế giới dưới góc độ luật học so sánh;

7


- Thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất đối với doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam là đề
tài có phạm vi nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác
nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả giới hạn
phạm vi nghiên cứu ở một số nội dung cụ thể sau:
4.1. Giới hạn về nội dung
- Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi
ích quốc gia, cơng cộng của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn
thi hành;
- Việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc

phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng có
nội hàm bao gồm các nội dung bồi thường về đất, bồi thường thiệt hại về tài
sản gắn liền với đất; hỗ trợ đối với doanh nghiệp có đất bị thu hồi.
4.2. Giới hạn về không gian
Luận văn nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất đối với doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh.
4.3. Giới hạn về thời gian
Luận văn giới hạn nghiên cứu pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất từ năm 2003 (năm ban hành Luật Đất đai 2003 đến nay).

8


5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
Phân tích, tìm hiểu khái niệm bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất, ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ. Đánh giá quy định của pháp luật về
bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất kết hợp với thực tiễn áp dụng các
quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; chỉ ra những thành tựu,
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại. Trên cơ sở đó, đề
xuất các giải pháp hồn thiện pháp luật, nhằm đáp ứng các yêu cầu do thực
tiễn cuộc sống đặt ra, trong quá trình thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất.
5.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin, số liệu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, luận văn được thực hiện
trên nền tảng của phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; trên
cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của

Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng một số phương pháp như:
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh: sử dụng trong việc đánh giá
phân tích khái niệm, các quy định của pháp luật, so sách giữa quy định trong
luật và thực tiễn áp dụng trên thực tế.
- Phương pháp bình luận: đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về các quy
định của pháp luật liên quan đến bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
- Phương pháp thống kê mô tả và tư duy logic.
5.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

 Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp

9


- Các cơng trình nghiên cứu, đăng trên sách, tạp chí, bài báo khoa học
của các tác giả trong và ngoài nước. Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, giáo
trình, đề tài nghiên cứu khoa học mà các tác giả đã nghiên cứu và hồn thiện
trước đó…
- Các văn bản pháp luật và các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định,
Thông tư... về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
- Các tài liệu khác: Các số liệu thống kê; các báo cáo của cơ quan quản
lý và giám sát việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh; các thông tin trên các phương tiện thông tin đại
chúng chính thống.

 Thu thập thơng tin, số liệu sơ cấp
- Khảo sát người đại diện một số doanh nghiệp được bồi thường, hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất về: những ảnh hưởng của việc thu hồi đất đối với
doanh nghiệp; giá trị bồi thường, hỗ trợ; thủ tục nhận bồi thường, hỗ trợ; quan

điểm, mong muốn và những kiến nghị của họ về quy định của pháp luật trong
việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
- Điều tra, thu thập các tài liệu có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tại các Ban Quản lý
dự án và các địa phương có dự án đi qua.
6. Cấu trúc dự kiến của luận văn
Phần mở đầu: Với các nội dung đã trình bày ở phần trên
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI
THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
1.1. Một số vấn đề về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

10


1.2. Lý luận pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
1.3. Kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
2.1. Thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất đối với doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh
2.3. Các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ

NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất
3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất và nâng cao hiệu quả thi hành tại Thành
phố Hồ Chí Minh.

11


Kết luận
Danh mục các cơng trình khoa học liên quan đến đề tài đã công bố
Phụ lục của luận văn.

7. Dự kiến tiến độ thực hiện đề tài

TT

Công việc

Thời gian cần
thiết
(tuần)

Tìm kiếm và thu thập các tài liệu sách, giáo trình,
1


các văn bản quy phạm pháp luật, các luận văn, luận
án, bài báo khoa học, và các tài liệu có liên quan

4

đến đề tài.
Tìm kiếm và thu thập các tài liệu do các cơ quan, tổ
chức cung cấp; các số liệu thống kê; các báo cáo
2

của cơ quan nhà nước, các nghiên cứu sinh; các

3

thông tin trên các phương tiện thơng tin đại chúng
chính thống.
- Hệ thống hóa và sắp xếp các tài liệu.
3

- Đánh giá và chọn ra các thông tin, tài liệu phù hợp

2

với đề tài nghiên cứu.
- Viết chương 1
4

- Liên hệ với Cán bộ hướng dẫn nhờ góp ý, chỉnh
sửa
- Hồn thành chương 1 theo góp ý của CBHD


12

4


- Viết chương 2
5

- Liên hệ nhờ Cán bộ hướng dẫn xem xét, góp ý.

4

- Hồn thành chương 2 theo góp ý của CBHD
- Viết chương 3
- Liên hệ với Cán bộ hướng dẫn góp ý, chỉnh sửa
6

- Hồn thiện chương 3

4

- Gửi luận văn cho Cán bộ hướng dẫn đóng góp ý
kiến.
- Hồn chỉnh nội dung theo ý kiến đóng góp của
Cán bộ hướng dẫn.
7

- Hồn chỉnh tồn bộ nội dung luận văn


3

- Chuẩn bị bảo vệ trước hội đồng
8

Bảo vệ luận văn

8. Danh mục tài liệu tham khảo
[1]Đào Trung Chính, Đặng Hùng Võ, Nguyễn Thanh Trà (2013), Đánh giá
thực tiễn triển khai công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư theo quy định của pháp luật, Tạp chí khoa học và phát triển, (số
3), trang 335.
[2]Nguyễn Vinh Diện (2019), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
[3]Quốc Hội (2013), Luật Đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[4]Quốc Hội (2013), Hiến pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13


[5]Quốc Hội (2015), Bộ luật dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[6]Trần Phương Liên (2013), Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ
gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp - Thực trạng
và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà
Nội.
[7]Nguyễn Văn Long (2019), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất của hộ gia đình, cá nhân qua thực tiễn thi hành trên địa bàn
Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Đại học Ngoại Thương.
[8]Nguyễn Thị Nga (2014), Pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

Nhà nước thu hồi đất - Thực trạng và hướng hoàn thiện, Đề tài khoa
học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.
[9]Lê Ngọc Thạnh (2013), Pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
nơng nghiệp, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 4/2013.
[10] Lê Ngọc Thạnh (2017), Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
[11] Phạm Thị Thủy (2014), Việc làm cho nơng dân khi thu hồi đất ở Hà
Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
[12] Hồng Thị Thu Trang (2012), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất của các HGĐ, CN và thực tiễn áp dụng tại Nghệ An,
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
[13] Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Đất đai, NXB
Tư Pháp, Hà Nội.

14


[14] Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Dân sự Việt
Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
[15] TS. Nguyễn Quang Tuyến, Vấn đề thu hồi đất và bồi thường khi thu
hồi đất trong dự thảo Luật đất đai (sửa đổi, bổ sung), Tạp chí Luật
học số 12, năm 2008, tr42 – 46.
[16] TS. Nguyễn Quang Tuyến, Vấn đề lý luận xung quanh khái niệm
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, Tạp chí Luật học số 1, năm
2009, tr35 – 42.
[17] Nguyễn Quang Tuyến và Nguyễn Ngọc Minh (2010), Pháp luật về
bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Singapore và
Trung Quốc - Những gợi mở cho Việt Nam trong hoàn thiện pháp
luật về bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Tạp chí

Luật học, tháng 10/2010.
Giáo viên hướng dẫn

Trưởng Phòng Đào tạo SĐH

15



×