Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
Dàn ý phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng
Dàn ý số 1
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.
- Nêu vấn đề cần phân tích: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ
Tây Tiến.
II. Thân bài
1. Khái niệm
- Cảm hứng lãng mạn: Cảm hứng sáng tác dựa trên cái tôi chủ quan của tác giả, vượt
lên trên thực tế, thoát li hiện thực và đề cao cái tôi.
- Cảm hứng lãng mạn trong văn học giai đoạn 1945 - 1975:
● Ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
● Tin tưởng vào tương lai tươi sáng, chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
- Tinh thần bi tráng: Không né tránh thực tại, tuy buồn thương, gian khổ nhưng không
bi lụy, ngược lại vô cùng hào hùng, mạnh mẽ.
2. Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến
* Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến
- Nỗi nhớ da diết của Quang Dũng đối với đoàn quân Tây Tiến.
- Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc đầy tươi đẹp, hùng vĩ, nét đẹp trong cuộc sống sinh
hoạt của người dân miền núi được nhìn qua con mắt lãng mạn của người nghệ sĩ,
người lính Tây Tiến.
● Cảnh núi non hùng vĩ, nên thơ nhưng cũng không kém phần hiểm nguy, dữ dội:
“Sông Mã xa rồi... chơi vơi”, “Dốc lên... ngàn thước xuống”; “Đêm đêm
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
Mường Hịch cọp trêu người”...
● Cảnh sinh hoạt của nhân dân miền núi: “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”,
“Mường Lát hoa về trong đêm hơi”, “Nhớ ôi... thơm nếp xôi”, “Doanh trại
bừng lên... xây hồn thơ”, “Người đi Châu Mộc... hoa đong đưa”...
=> Trong cái khó khăn, gian khổ, khắc nghiệt, những người lính Tây Tiến vẫn hướng
đến những điều tốt đẹp.
* Tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
- Viết về chiến tranh, Quang Dũng không hề nhắc đến súng đạn, khung cảnh chiến
trường nhưng ta cũng có thể cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh: “Tây Tiến
đồn binh khơng mọc tóc…”, “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”... nhưng vượt lên trên
tất cả, họ vẫn “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”, “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
=> Hình tượng người chiến sĩ bất khuất, oai phong, lẫm liệt.
- Nhà thơ diễn tả sự hi sinh của những người đồng đội nhưng chúng không hề bi lụy
mà lại mang tinh thần bi tráng: “Áo bào thay chiếu... khúc độc hành”.
3. Giá trị của cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng
- Hai cảm hứng này hòa quyện, gắn kết với nhau làm nên linh hồn của nhà thơ, tạo
nên vẻ đẹp độc đáo của người lính Tây Tiến.
- Chúng góp phần đắc lực vào việc chuyển tải nội dung, tư tưởng của Quang Dũng...
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây
Tiến.
Dàn ý số 2
1. Mở bài:
- Giới thiệu về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.
- Giới thiệu về cảm hứng lãng mạn như một nét cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
2. Thân bài:
- Giải thích cảm hứng lãng mạn là gì và sự thể hiện cảm hứng lãng mạn trong tác
phẩm văn chương:
+ Cảm hứng lãng mạn trong văn học được hiểu là xu thế vươn lên, vượt lên trên thực
tại khách quan bằng cảm xúc chủ quan của người nghệ sĩ, thể hiện những khát vọng
mạnh mẽ hướng về những vẻ đẹp khác lạ trong thế giới của mơ ước, tưởng tượng, ở
tương lai hay quá khứ.
+ Cảm hứng lãng mạn vì thế thường khai thác những đề tài như thiên nhiên, tình u,
tơn giáo, hồi tưởng, kỉ niệm,... đồng thời đi tìm cái đẹp trong những cái khác lạ, phi
thường, độc đáo, vượt lên những cái tầm thường, quen thuộc của đời sống hằng ngày.
Nó đề cao nguyên tắc chủ quan, phát huy cao độ sức mạnh của tưởng tượng, liên
tưởng, cảm hứng lãng mạn cũng thường tìm đến cách diễn đạt khoa trương, phóng đại,
thủ pháp tương phản, ngơn ngữ giàu tính biểu cảm và tạo được ấn tượng mạnh mẽ.
- Sự thể hiện cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Cần phân
tích cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến trên hai phương diện: nội dung cảm
hứng (nỗi nhớ về một thời chiến chinh gian khổ, nhiều mất mát hy sinh nhưng cũng
thật hào hùng; hình tượng thiên nhiên; hình tượng người lính Tây Tiến); nghệ thuật
thể hiện (bút pháp tương phản trong việc thể hiện hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống
và chất thơ từ chính cuộc sống đó, tính chất bi tráng của hình tượng người lính, giọng
điệu trữ tình và bi tráng của tác phẩm,...).
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người: địa hình gập ghềnh, hiểm trở với
núi cao, vực thẳm, sơng sâu; thiên nhiên hoang sơ, bí ẩn nhưng cũng toát lên vẻ đẹp
hùng vĩ, thơ mộng, trữ tình với tất cả vẻ quyến rũ, làm say lịng người.
+ Vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến: những khó khăn, thử thách khơng ngăn
được bước chân người lính vốn là những chàng trai Hà Thành hào hoa, tinh tế; những
nét bi thương "khơng mọc tóc,", "mồ viễn xứ",... là những âm trầm trong bản hùng ca
về những con người "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh".
- Nhận xét, bàn luận về ý nghĩa, giá trị của sự thể hiện cảm hứng lãng mạn trong bài
thơ Tây Tiến:
+ Cảm hứng lãng mạn và giá trị của bài thơ Tây Tiến: Cảm hứng lãng mạn giúp tác
giả khắc hoạ vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến
cùng vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây, tạo nên một tác phẩm độc
đáo trong thơ ca thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Cảm hứng lãng mạn và sự thể hiện phong cách của tác giả: nét hồn nhiên, tinh tế, vẻ
đẹp hào hoa, phóng khống, đậm chất lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.
3. Kết bài:
Cảm nhận, ấn tượng riêng của cá nhân về vẻ đẹp của cảm hứng lãng mạn trong bài thơ
(có thể so sánh với một số bài thơ ra đời trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp).
Cảm hứng lãng mạn và bi tráng trong Tây Tiến - Mẫu 1
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
Quang Dũng là nhà một trong số những nhà thơ có nhiều sáng tác xuất sắc trong
kháng chiến chống thực dân Pháp với hồn thơ đặc biệt lãng mạn, phóng khống và
hào hoa. Ơng đã để lại rất nhiều tác phẩm tiêu biểu, nổi bật trong đó có bài thơ Tây
Tiến. Một trong số những yếu tố làm nên nét nổi bật trong bài thơ Tây Tiến của Quang
Dũng chính là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng . Nhờ hai nguồn cảm hứng
như vậy mà Quang Dũng thành công trong việc xây dựng hình ảnh người lính lãng
mạn mạn mà vẫn đậm chất bi tráng.
Đoàn quân Tây Tiến thành lập năm 1947 với nhiệm vụ là phối hợp với bộ đội Lào để
bảo vệ biên giới Việt-Lào bao gồm phần lớn là thanh niên Hà Nội. Làm đại đội trưởng
ở đó đến cuối năm 1948 thì Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Nhà thơ nhớ về
đơn vị cũ nên viết bài thơ này ở Phù Lưu chanh. Có lẽ chính vì vậy mà nỗi nhớ về
đoàn quân Tây Tiến, về những tháng ngày làm việc cùng với biết bao anh em khiến
cho nhà thơ ni dưỡng cho mình trạng thái cảm xúc mãnh liệt trong những vần thơ
và hình ảnh thơ trong bài.
Cảm hứng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt một tác phẩm thể hiện đồng thời suy nghĩ, tình
cảm mãnh liệt của người viết từ đó nó trở thành một vũ khí vơ hình tác động khơng
nhẹ đến người đọc. Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến được thể hiện trong
việc hướng tới những cái đẹp, những cái lạ, những cái khác thường trong cuộc sống
hàng ngày hay tô đậm cái phi thường và ấn tượng mạnh mẽ về những cái phi thường.
Còn cảm hứng bi tráng giúp người viết tái hiện những hình ảnh trong thực tế với
những khó khăn và thách thức nhưng mọi thứ hiện lên vẫn không hề tầm thường, nhỏ
bé. Cảm hứng lãng mạn và bi tráng luôn luôn song hành với nhau trong suốt bài thơ
đan xen hòa quyện với nhau trong từng phần phần làm nên những nét đặc sắc rất riêng
của Tây Tiến.
Cảm hứng lãng mạn trước hết được thể hiện qua những câu thơ miêu tả về thiên nhiên
vùng núi Tây Bắc. Cảnh vật thiên nhiên trong nỗi nhớ của Quang Dũng là hiện thực
cuộc sống đó là sự khắc nghiệt hoang sơ, dữ dội. Nhưng qua cách viết của tác giả thì
trước thực tế như vậy, người lính vẫn luôn cảm nhận được sự thơ mộng của cảnh vật
trong trạng thái lạc quan, yêu đời. Từ nỗi nhớ mở đầu về dịng sơng Mã, nhà thơ nhớ
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
về chặng đường hành quân. Trước tiên đó là hình ảnh màn sương dày đặc lạnh buốt
che lấp mỗi bước đi của đoàn quân khiến cho họ trở nên mệt mỏi “Sài Khao sương lấp
đoàn qn mỏi”. Hay đó là hình ảnh dốc núi quanh co, hiểm trở:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
Bên cạnh việc sự thực khắc nghiệt của cuộc sống được tơ đậm thì nhà thơ Quang
Dũng cũng tái hiện lại những chi tiết hình ảnh mượt mà nhẹ nhàng và đầy màu sắc của
trí tưởng tượng bay bổng. Đó là hình ảnh “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Đi qua
địa danh Mường Lát vào ban đêm họ như thấy mùi hương hoa theo về, đi trong màn
sương dày đặc lạnh buốt mà tưởng như trong một đêm hơi bồng bềnh, huyền ảo. Có lẽ
chính sự tưởng tượng và cảm hứng lãng mạn đã tạo nên một chi tiết vơ cùng thi vị và
nên thơ dành cho người lính Tây Tiến. Không chỉ vậy nét thơ mộng của cảnh vật tiếp
tục được tái hiện ở câu thơ “Nhà ai Pha Lng mưa xa khơi” câu thơ chỉ tồn thanh
bằng khiến cho chúng ta cảm nhận được một cảm giác bình n nhẹ nhàng và thoải
mái. Chúng ta có thể hình dung ra một khung cảnh thơ mộng khi người lính sau một
chặng đường vất vả vượt dốc cao có thể dừng chân bên trên dốc núi phóng tầm mắt
nhìn ra xa để để ngắm nhìn một khơng gian mịt mù sương núi. Khơng dừng lại ở đó,
vẫn dưới cái nhìn của một tâm hồn nhạy cảm, thiên nhiên Tây Bắc tiếp tục được tái
hiện trong những vần thơ miêu tả cảnh sông nước:
“Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Đây là cảnh thiên nhiên vào một buổi chiều ở Châu Mộc có sương giăng mắc bảng
lảng, mơ hồ với dịng sơng thi vị nên thơ và bến bờ hoang dại với cả những hồn lau.
Trên nền thiên thiên này nổi bật lên hình ảnh con người, dáng đứng trên độc mộc. Đó
là dáng đứng đẹp, khỏe khoắn, hùng dũng và hiên ngang của con người Tây Bắc.
Những câu thơ trên cũng cho thấy sự đối lập giữa cái dữ dội của thiên nhiên (dòng
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
nước lũ) với sự mềm mại tươi mát của hoa đong đưa. Những cánh hoa như có cảm
xúc biết làm dun làm dáng bên dịng nước… Chỉ bằng vài nét gợi tả Quang Dũng
đã khắc họa được một bức tranh phong cảnh với vẻ đẹp huyền ảo, xa xăm và thơ
mộng cho thiên nhiên Tây Bắc.
Khơng chỉ thiên nhiên, cảm hứng lãng mạn cịn được thể hiện ở hình ảnh người lính
Tây Tiến – những thanh niên của tuổi trẻ Hà thành đầy phong lưu, nhiệt huyết. Điều
này thể hiện ở cách nhìn của người lính đối với thiên nhiên. Họ nhìn màn sương với
cảm giác bồng bềnh: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Họ tếu táo vui, đùa trước độ
cao của dốc núi qua hình ảnh “súng ngùi trời”. Họ phóng tầm mắt mình ra xa để cảm
nhận hơi ấm từ những ngơi nhà mịt mù trong sương: “Nhà ai Pha Luông mưa xa
khơi”. Đặc biệt họ hịa mình vào đêm liên hoan nhộn nhịp, sống động với: “Khèn lên
man điệu nàng e ấp /Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”. Có lẽ cảm hứng lãng mạn được
thể hiện đậm nét nhất khi Quang Dũng tái hiện chân dung người lính Tây Tiến bằng
những nét vẽ gân guốc, lạ hóa, phi thường “khơng mọc tóc”, “xanh màu lá”, “dữ oai
hùm”, “mắt trừng gửi mộng”. Qua những chi tiết miêu tả ngoại hình kỳ lạ chúng ta
thấy được vẻ kiêu hùng oai phong, lẫm liệt của những chiến sĩ can trường. Chính vẻ
đẹp lãng mạn như vậy đã nâng đỡ người chiến sĩ vượt qua những khó khăn của thực tế
nghiệt ngã. Qua đó chúng ta cũng cảm nhận được về tinh thần lạc quan của thế hệ
thanh niên trong cuộc kháng chiến đến mà sự trở về là là một điều mong manh.
Song song với cảm hứng lãng mạn, cảm hứng bi tráng cũng làm nên vẻ đẹp của người
lính Tây Tiến và sự thành cơng của bài thơ. Người lính Tây Tiến phải đối diện với rất
nhiều khó khăn trong thực tế. Đó có thể là hình ảnh sương dày đặc trên đường hành
quân, cũng có thể là những lần vượt dốc lội suối với những hiểm nguy và tất nhiên cái
chết cũng luôn cận kề. Những cơn sốt rét rừng hành hạ rồi nơi rừng thiêng nước độc
khơng có thuốc đầy đủ khiến cho người lính “khơng mọc tóc”, “xanh màu lá”. Chính
vì như vậy những nấm mồ vơ danh nằm rải rác khắp mọi nơi lạnh lẽo:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Sự hi sinh của những người lính Tây Tiến chính là nỗi đau, sự mất mát lớn đối với
không chỉ tác giả mà với toàn dân tộc Việt Nam mọi thế hệ. Thế nhưng, qua ngòi bút
của Quang Dũng, sự hi sinh ấy, cái bi ấy đã vơi bớt đau thương, khơng cịn là bi lụy
nữa mà trở thành hình tượng bi tráng – hình tượng những người con đất Việt dũng
cảm, anh hùng. Sáng lên ở đoàn quân Tây Tiến là tinh thần quyết tâm vượt qua khó
khăn, gian khổ, ở tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh ” Chiến trường đi chẳng
tiếc tuổi xanh”. Quang dũng đã thật tài tình khi miêu tả cái chết của người lính trong
chiếc áo bào “Áo bào thay chiếu anh về đất” để thể hiện cái tráng. Thật là một hình
ảnh xúc động! Tấm áo người lính được gọi một cách trang trọng là “áo bào” – tấm
chiến bào rực rỡ của các danh tướng ngày xưa ra trận. Cách nói trang trọng ấy đã giảm
phần thê lương của cái chết. “Anh về đất” – Họ không chết mà chỉ đi tiếp con đường
của tổ tiên để giữ vững non sông đất nước. Anh đang trở về với đất mẹ, với Tổ tiên
khi đã hoàn thành nhiệm vụ với Tổ quốc. Âm thanh miêu tả âm thanh của dịng sơng
Mã cũng là một cách để thể hiện cái trắng ở đây : “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Không giọt lệ rơi, không lời ai điếu, không loạt đạn tiễn đưa mà chỉ một tiếng gầm đã
diễn tả đầy đủ nỗi đau dữ dằn thấm thía. Cái chết của người lính hồn tồn khơng cịn
thê thảm, đau thương mà ngược lại, nó tráng lệ và cao đẹp vơ cùng!
Có thể thấy, cảm hứng lãng mạn và bi tráng luôn đi liền với nhau trong suốt tác phẩm.
Nhờ có hai nguồn cảm hứng như vậy mà Quang Dũng đã có thể tạc nên bức tượng đài
bất tử về người lính trên nền thiên nhiên với nhiều màu sắc đẹp đẽ. Cả nội dung và
nghệ thuật của bài thơ một lần nữa lại được in đậm.
Tóm lại, cảm hứng lãng mạn và bi tráng là hai cảm ứng độc đáo trong bài thơ Tây
Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Chính nhờ hai nguồn cảm hứng như vậy mà Quang
Dũng đã tạo nên một kiệt tác khiến cho người đọc có thể hình dung được về bức
tượng đài mang tên người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp yêu đời
lạc quan nhưng cũng đầy kiên cường trước những khó khăn thử thách của thực tế.
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
Cảm hứng lãng mạn và bi tráng trong Tây Tiến - Mẫu 2
“Tây Tiến” là một trong những bài thơ hay nhất viết về người chiến sĩ cầm sún, bảo vệ
Tổ quốc, tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Với bút pháp
lãng mạn, với cốt cách tài hoa và phong độ hào hùng của một nhà thơ chiến sĩ, Quang
Dũng đã chạm khắc vào thời gian, vào thơ ca, và lịng người hình ảnh chiến sĩ vơ danh
của Thăng Long - Hà Nội, của dân tộc Việt Nam anh hùng. Là một thi phẩm xuất sắc
đạt gần đến độ tồn bích, bài thơ Tây Tiến ở đoạn nào cũng có những câu đặc sắc,
những hình ảnh thơ độc đáo. Nhưng sức hấp dẫn của bài thơ chính là vẻ đẹp của chủ
nghĩa lãng mạn và tinh thần bi tráng khi khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến người lính cách mạng xuất thân từ thành thị tham gia vào cuộc kháng chiến gian khổ
mà hào hùng của dân tộc.
Cảm hứng lãng mạn trong văn học là cảm hứng khẳng định cái tơi tràn đầy cảm xúc,
hướng về lí tưởng. Nó đi tìm cái đẹp trong những cái khác lạ, phi thường độc đáo,
vượt lên những cái tầm thường, quen thuộc của đời sống hàng ngày, nó đề cao nguyên
tắc chủ quan, phát huy cao độ sức mạnh của trí tưởng tượng liên tưởng. Cảm hứng
lãng mạn cũng thường tìm đến cách diễn đạt khoa trương, phóng đại, đối lập, ngơn
ngữ giàu tính biểu cảm và tạo được ấn tượng mạnh mẽ. Cảm hứng lãng mạn trong văn
học Việt Nam từ 1945 đến 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương
diện lý tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng
cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Cảm hứng lãng mạn đã
trở thành cảm hứng chủ đạo trong sáng tác, nó nâng đỡ con người có thể vượt lên mọi
thử thách trong máu lửa của chiến tranh gian khổ để hướng đến ngày chiến thắng.
Cảm hứng lãng mạn thể hiện đậm nét trước hết ở cái tơi của Quang Dũng. Nó trào ra
từ đầu bài thơ đầy ắp và mãnh liệt một nỗi nhớ - nhớ chơi vơi, một nỗi nhớ rất lạ, hình
như nhẹ tênh mà nặng trĩu vơ cùng, để rồi sau đó tn chảy ào ạt như một dịng suối
trong suốt bài thơ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
Nỗi nhớ trải dài theo dịng sơng Mã trùng điệp theo hình non thế núi. Nhớ đến hụt
hẫng, trống vắng trong lòng người. Tây Tiến là một đồn qn, nhưng tiếng gọi “ơi”
lại trìu mến như tiếng gọi với một người thân. Ba vần “ơi” như da diết vang vọng vào
vách núi. Đó là nỗi nhớ của tác giả với Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến. Nỗi nhớ da
diết, lan tỏa thấm đượm trong từng câu thơ, hình ảnh thơ. Cái tơi Quang Dũng có mặt
khắp nơi, lắng đọng từng chỗ, từ cảnh chiến trường hiểm trở, hoang sơ đến cảnh sơng
nước thanh bình thơ mộng đến đêm hội đuốc hoa đầy màu sắc xứ lạ phương xa, từ nỗi
nhớ bản làng “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” đến “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều
thơm” thật hào hoa, lãng mạn.
Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến còn thể hiện đậm nét trong bút pháp lãng
mạn. Những thủ pháp cường điệu, đối lập được sử dụng rộng rãi, sáng tạo đã tô đậm
cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hào hùng, hùng vĩ và cái tuyệt mĩ
của con người và thiên nhiên. Thiên nhiên miền Tây Bắc qua ngòi bút lãng mạn của
Quang Dũng được cảm nhận với vẻ đẹp đa dạng, vừa độc đáo, vừa hùng vĩ dữ dội,
vừa thơ mộng trữ tình, vừa hoang sơ mà ấm áp, làm say đắm lịng người. Trí tưởng
tượng bay bổng khiến thi nhân hình dung ra một “đêm hơi’, khơng chỉ có sương rừng
ướt lạnh mà cịn có cái lãng đãng, huyền ảo, cảm được cái oai linh của thần núi, thấy
được cái “hồn lau nẻo bến bờ” và nghe thấu được cả tiếng “Sông Mã gầm lên khúc
độc hành”.
Nhà thơ nhớ những cuộc hành quân gian khổ qua những chặng đường núi non hiểm
trở, thử thách ghê gớm với các chiến sĩ Tây Tiến vốn là những thanh niên đất Hà
thành lần đầu tiên đến Miền Tây. Các tên bản, tên mường như Sài Khao, Mường Lát,
Pha Luông, Mường Hịch... được nhắc đến không chỉ gợi bao nỗi nhớ vơi đầy mà còn
để lại nhiều ấn tượng về sự xa xơi, heo hút, hoang sơ. Nó vừa gợi ra sự gian nan, bí
ẩn, thách thức, vừa gợi sự tò mò, háo hức của những chàng trai thành thị. Tất cả khung
cảnh thiên nhiên đều được khắc họa với ấn tượng mạnh nhất. Đoàn binh hành quân
trong sương mù ẩm ướt dày đặc đến mức che lấp cả đoàn quân. Nhưng ngay trong
cảnh khắc nghiệt, người chiến sĩ Tây Tiến vẫn phát hiện ra vẻ đẹp của “hoa về trong
đêm hơi”. Những bông hoa núi với hương thơm ngan ngát hiện ra dần dần mờ ảo qua
đêm sương, qua cái nhìn say mê lãng mạn, khiến cái mệt mỏi của đoàn quân dường
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
như tan biến. Bao đèo cao, dốc thẳm dựng thành phía trước mà người chiến sĩ Tây
Tiến phải vượt qua:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Dốc lên thì khúc khuỷu, gập ghềnh, ngoằn ngoèo; dốc xuống thì thăm thẳm, dựng
đứng. Câu thơ giàu chất tạo hình như họa lại một chặng đường hành quân hiểm trở.
Dốc núi ngoằn ngoèo, dốc vút lên ngàn thước, rồi lại đổ xuống thẳng đứng ngàn
thước. Câu thơ cũng gập ghềnh với nhiều thanh trắc và cách ngắt nhịp 4/3 bẻ gập câu
thơ tạo thế núi hoang dại, khủng khiếp. Độ cao của dốc như được đo bằng hơi thở dồn
dập của người lính vượt đèo, nên càng ấn tượng. Những đỉnh núi cao mù sương, cao
vút như chạm mây, mây nổi thành cồn heo hút ở lưng trời. Mũi súng trên vai của của
người chiến binh được nhân hóa tạo thành hình ảnh “súng ngửi trời” vừa diễn tả được
độ cao nhất, hoang sơ, lạ lẫm vừa hàm chứa vẻ đẹp tâm hồn người lính. Đó là chất
tinh nghịch, hồn nhiên rất lính của người chiến binh Tây Tiến. Thiên nhiên hồnh
tráng, hùng vĩ nhưng người lính khơng hề bị chìm đi mà vẫn nổi lên đầy thách thức.
Nó khẳng định ý chí và quyết tâm của người chiến sĩ chiếm lĩnh mọi tầm cao để đi tới.
Thiên nhiên núi đèo xuất hiện như để thử thách lịng người, người lính trèo lên đỉnh
núi như đi trong mây quả cảm và lãng mạn vơ cùng.
Cảnh đồn qn đi trong mưa: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” thật dữ dội mà nên
thơ. Mưa mịt mù khiến những ngôi nhà sàn Pha Luông ở lưng chừng núi thấp thoáng
trong mưa như bồng bềnh trên biển khơi. Câu thơ tồn thanh bằng gợi khơng gian
mênh mơng, ngập chìm trong mưa qua cái nhìn từ trên cao trải xuống. Trong màn mưa
rừng, tầm nhìn của người lính Tây Tiến vẫn hướng về những bản mường, những mái
nhà dân hiền lành, yêu thương, nơi các anh đã và đang đem máu xương và lòng dũng
cảm để bảo vệ. Gian khổ với các chiến sĩ còn là “thác gầm thét” dữ dội hòa với tiếng
hú man dại, ghê gớm của thú rừng. “Cọp trêu người” như mang theo cái oai linh, bí ẩn
của rừng đại ngàn. Vẻ hoang dại ấy không chỉ mở ra ở khơng gian cụ thể mà cịn được
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
khám phá ở thời gian “đêm đêm”, “chiều chiều”. Tác giả miêu tả thời gian, nhưng lại
gợi được không gian núi rừng, lúc nào cũng âm u, hoang vu như trong bóng tối. Nó
ln là mối đe dọa sẵn sàng nuốt chửng con người. Đặc biệt họ tồn là những người
lính trẻ thủ đơ mới lần đầu rời thành phố đến rừng đại ngàn. Vì thế ấn tượng về Tây
Bắc với những địa danh xa ngái, càng xa lạ, dữ dội, ác liệt, không kém cuộc đọ sức
với quân thù. Nhưng cảnh ấy cũng càng kích thích chiến sĩ khơng ngại ngần xơng pha
với tinh thần hào hứng hăng say.
Đối lập với sự khắc nghiệt là vẻ đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên Tây Bắc. Vẻ đẹp thơ
mộng của thiên nhiên Tây Bắc như được kết bằng hoa rừng: “Mường Lát hoa về trong
đêm hơi”; “Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa”. Đặc biệt đoạn thơ:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa
Tất cả gợi nhớ cảnh Châu Mộc trong một buổi chiều sương phủ trên dòng nước mênh
mơng, hoang dại thật huyền ảo. Cảnh vật như nhịe đi, như mềm mại và có hồn hơn.
Chữ “ấy” ở câu trên và chữ “thấy” ở câu dưới bắt thành một vần lưng giàu âm điệu.
Hoa lau nở trắng sáng, lá lau lay động xào xạc trong gió vốn là những thi liệu cổ điển
quen thuộc nhưng khi đi vào thơ của Quang Dũng như mang hồn lưu luyến của cảnh
chia ly. Nổi bật trên dòng nước là dáng uyển chuyển thanh tú trên thuyền độc mộc của
các cô gái Tây Bắc. Hình ảnh “hoa đong đưa” vừa là hình ảnh tả thực: những bông
hoa khẽ lay động đong đưa làng duyên trên dòng nước lũ vừa như ẩn dụ, gợi tả vẻ đẹp
của các cô gái Tây Bắc như những bơng hoa rừng đong đưa trên sơng nước. Đó là
những vần thơ thi trung hữu họa, khiến người đọc như lạc vào cái đẹp của cõi mơ. Mơ
nhưng rất thực, làm say lòng người, nhất là các chiến sĩ Tây Tiến lãng mạn, trẻ trung,
nó ẩn chứa tình u sâu nặng với thiên nhiên đất nước của Quang Dũng và của các
chiến sĩ Tây Tiến. Hình ảnh những cơ gái Tây Bắc, những con người Tây Bắc được
gợi nhớ trong bài thơ càng tơ đậm thêm chất huyền bí, thơ mộng của núi rừng. Sau
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
bao ngày đêm hành quân gian khổ, băng rừng vượt núi, trèo đèo lội suối, những người
lính tạm dừng chân bên bản làng quây quần bên những nồi xơi bốc khói. Mùi thơm
hương nếp mới và ấm tình quân dân đã xua tan bao nhọc nhằn gian khổ:
Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xơi
Gói xơi ấm tình cơ gái Mai Châu, những cô gái miền sơn cước xinh đẹp làm nhiệm vụ
nuôi quân không quản ngại vất vả, hiểm nguy đã để lại trong lịng người lính trẻ một
nỗi nhớ không nguôi. Nỗi nhớ cất lên thành lời tha thiết “Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên
khói”. Hai chữ “mùa em” kết tinh cả hương nếp ngày mùa lẫn tình em ấm áp. Làng
bản Mai Châu, bóng hình sơn nữ, hương nếp xơi quyện lại trong hình ảnh thơ thành
nỗi nhớ ngọt ngào, bâng khuâng, lãng mạn trong tâm hồn của người lính trẻ.
Những đêm liên hoan văn nghệ ở doanh trại bừng lên sôi nổi, vui tươi trong ánh lửa
đuốc lung linh, trong âm thanh của tiếng kèn réo rắt, trong tâm hồn say sưa đắm đuối
của người lính trẻ:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Ngọn đuốc rừng thắp sáng đêm liên hoan văn nghệ truyền thống đã thành “hội đuốc
hoa” khiến khung cảnh tuy thiếu thốn mà rực rỡ lung linh bao ước mơ, hạnh phúc. Hai
chữ “kìa em” diễn tả cái nhìn ngỡ ngàng đến say mê, rạo rực của người lính trẻ. Hình
ảnh các cơ gái Tây Bắc bất ngờ hiện ra lộng lẫy trong bộ áo xiêm rực rỡ dưới ánh
đuốc lung linh nhưng vẫn giữ nguyên vẻ e ấp, tình tứ trong điệu múa lạ như múa sạp,
múa xòe... trong tiếng khèn mang linh hồn của núi rừng càng trở nên lôi cuốn. Tâm
hồn các chiến sĩ mộng mơ, lãng mạn. Nét đẹp những đêm liên hoan văn nghệ trên biên
cương xa xôi như đã “xây hồn thơ” cho thấy tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, giàu
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
lí tưởng trong kí ức của chiến sĩ trẻ. Giọng thơ hân hoan, say mê hoài niệm nhung nhớ
một thời gian khổ mà hào hùng, lãng mạn đầy ắp nghĩa tình. Qua đó càng cho thấy đời
sống tinh thần vô cùng trong sáng, phong phú, lãng mạn của đoàn quân Tây Tiến ở nơi
chiến trường gian khổ ác liệt xưa.
Đặc biệt bức chân dung người lính Tây Tiến được vẽ những nét vẽ phi thường, khác
lạ:
Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
Qn xanh màu lá giữ oai hùm
Cả đồn binh khơng mọc tóc vì sốt rét rừng khắc nghiệt, hoặc vì chủ trương cạo trọc
tóc để tiện cho việc đánh giáp lá cà với địch. Quang Dũng không né tránh hiện thực
của cuộc kháng chiến gian khổ này. Thơ ca kháng chiến chống Pháp cũng thường nói
về căn bệnh sốt rét rừng: “Anh với tơi biết từng cơn ớn lạnh. Sốt run người vầng trán
ướt mồ hơi” trong Đồng chí của Chính Hữu.
Nhưng Quang Dũng cảm nhận sự thật này trong cảm hứng lãng mạn, anh hùng nên
khắc họa được vẻ đẹp kiêu dũng của người lính vượt lên xem thường mọi gian khổ
thiếu thốn. Từ ngữ mạnh bạo mang âm hưởng mạnh mẽ. Chữ “đồn binh” có âm vang
và mạnh hơn chữ “đồn qn”; cịn “khơng mọc tóc” thì gợi nét ngang tàng, chủ động,
hiên ngang lẫm liệt của đoàn quân Tây Tiến trước hoàn cảnh. “Quân xanh màu lá dữ
oai hùm” là màu da xanh xao do sốt rét rừng, nhưng qua nét bút lãng mạn và cảm
hứng anh hùng của Quang Dũng thì màu xanh ấy lại mang vẻ tươi xanh đầy sức sống
của núi rừng. Hình ảnh “mắt trừng gửi mộng qua biên giới” gợi ánh mắt quyết liệt,
hướng đến quân thù, khao khát giết giặc lập công cho tổ quốc. Nhưng bên ngồi dáng
vẻ oai phong đó là tâm hồn trẻ trung, trong sáng, giàu mộng mơ. “Đêm mơ Hà Nội
dáng kiều thơm” – lối diễn đạt này có vẻ cầu kỳ nhưng phù hợp với tâm hồn những
người lính trẻ thu đô xa người yêu đi kháng chiến. Nhớ về các cơ gái hà thành, bóng
dáng những thiếu nữ Hà Nội yêu kiều thơ mộng không hề phai nhạt trong tâm hồn
những người lính ngay cả trong khói lửa chiến tranh. Lãng mạn đó là vẻ đẹp lạc quan,
yêu đời của những người lính xuất thân từ thành thị đi kháng chiến.
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
Còn bi tráng trong tác phẩm văn học được thể hiện ở việc miêu tả hiện thực, không né
tránh cái bi, tức cái gian khổ, đau thương. Cái bi nhưng không phải là bi lụy mà là bi
tráng, hào hùng. Là cái chết nhưng không bi lụy mà là cái chết hào hùng lẫm liệt, cái
chết đi vào cõi bất tử. Cái bi thường được biểu hiện ở giọng điệu, âm hưởng, màu sắc
tráng lệ hào hùng.
Tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến thể hiện ở chỗ lời thơ không né tránh cái bi,
thường đề cập đến cái chết, nhưng đó khơng phải là cái chết bi lụy mà là cái chết hào
hùng, mãnh liệt, cái chết của người chiến sĩ đi vào cõi bất tử.
Trên nền thiên nhiên Tây Bắc dữ dội và huyền ảo, nhà thơ tơ đậm hình ảnh đồn quân
Tây Tiến hào hùng và hào hoa bằng bút pháp lãng mạn, nhưng khơng thốt li hiện
thực và cảm hứng bi tráng. Bài thơ viết về chiến tranh, nhưng Quang Dũng khơng hề
nói đến trận đánh, tiếng súng. Nhưng người đọc vẫn hình dung được sự khốc liệt của
chiến tranh. Bởi bài thơ viết nhiều về sự hi sinh của người lính. Nhưng bằng ngịi bút
tài hoa lãng mạn và cảm hứng bi tráng, Quang Dũng đã miêu tả điều đó một cách
thấm thía, xúc động, hào hùng. Cái chết, sự hi sinh bao giờ cũng gợi cảm xúc đau
thương. Hình ảnh những nấm mồ “rải rác biên cương mồ viễn xứ” càng nhân lên cảm
xúc bi thương đó, nhưng cách Quang Dũng dùng từ Hán Việt trang trọng đã khiến cái
bi thương lạnh lẽo mờ đi. Hơn nữa câu thơ tiếp theo:
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Đã khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ một thời khơng chỉ tự nguyện chấp
nhận mà cịn vượt lên cái chết, sẵn sàng dâng hiến cả sự sống, cả tuổi trẻ cho nghĩa
lớn của dân tộc. Họ đã ra đi với tất cả lòng say mê của người thanh niên yêu nước, yêu
lý tưởng, dâng hiến cả đời xanh, đời trai trẻ đầy hi vọng của mình cho tổ quốc. Đây
khơng phải chỉ là cách nói của thơ ca mà thực sự đây là dũng khí tinh thần và hành
động của nhiều thế hệ trong những năm kháng chiến. Với lí tưởng đánh giặc thanh
thản đến lạ lùng như thế thì cái chết có nghĩa lý gì với họ.
Các tráng sĩ xưa ở chốn sa trường từng lấy da ngựa bọc thây làm niềm kiêu hãnh thì ở
đây các chiến sĩ Tây Tiến với chiếc chiếu đơn sơ của đồng bào tặng hay chỉ bằng tấm
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
áo đẫm máu và mồ hôi của các anh cũng tạc nên sự hi sinh bất tử. Sự kết hợp một từ
Hán Việt và một từ thuần Việt: “áo bào” khiến tấm áo liệm thân của liệt sĩ trở nên
trang trọng. Sự hi sinh của các anh là “về đất”, về lòng đất mẹ thân yêu. Một sự hy
sinh thầm lặng, thanh thản như một chiến sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ. Giây phút vĩnh
biệt đồng đội vang lên không phải bằng lời ngợi ca hay những giọt nước mắt, mà
trong tiếng gầm của dòng Sơng Mã như một “khúc độc hành” bi tráng. Dịng sơng
được nhân hóa như có linh hồn, có tâm trạng, cất lên tiếng khóc xót xa, thương tiếc,
uất hận căm thù trong âm hưởng dữ dội, hào hùng của Sông Mã. Sự hi sinh của người
lính Tây Tiến thấm đẫm tinh thần bi tráng và đậm đà chất sử thi. Và từ đây các anh đã
hòa quyện vào cỏ cây, sông núi, trở thành hồn thiêng của đất nước. Bài thơ 3 lần nói
đến cái chết, cái chết nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất là cái chết trang trọng này:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Sang trọng vì được bao bọc trong tấm chiến bào, được về tụ nghĩa với đất mẹ quê
hương và nhất là được thiên nhiên tấu lên khúc nhạc dữ dội và oai hùng để tiễn đưa
hương hồn các chiến sĩ. Ở đây thủ pháp nhân hóa và cường điệu đã đẩy chất bi tráng
lên đến đỉnh cao, kì diệu của nó.
Chất bi tráng làm nên sắc diện bài thơ có mặt trong cả tác phẩm, nhưng nổi rõ và in
dấu đậm nét nhất chính là đoạn Quang Dũng miêu tả chân dung người lính Tây Tiến.
Những cặp hình ảnh đối lập giữa ngoại hình tiều tụy với phong thái “dữ oai hùm”;
giữa “mắt trừng” và “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”; và nhất là sự đối lập giữa gian
khổ, hy sinh với lý tưởng vì nước quên thân khiến sự hi sinh của người lính Tây Tiến
trở nên cao đẹp bi hùng. Chiến trường Tây Tiến ác liệt hoang vu, nhiều thú dữ, bệnh
sốt rét rừng gây nhiều tử vong... Nhiều chiến sĩ ngã xuống trên con đường hành quân
là cái bi, là hiện thực khốc liệt của chiến trường, Quang Dũng đã không né tránh cái bi
nhưng cái bi mang màu sắc, âm hưởng tráng lệ, hào hùng. Cái tráng này là của Quang
Dũng và của cả một lớp trai trẻ sống với bầu máu nóng: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết
sinh”. Cái tráng ấy lại gặp luồng gió yêu nước của thời đại anh hùng rực lửa nên càng
hào hùng, rực rỡ. Đúng là bài thơ đã lột tả được cái khí phách của một thời đại và
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
chắp cánh cho cái bi tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời đại thơ.
Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng bao trùm bài thơ làm nên vẻ đẹp riêng của
Tây Tiến, nhưng điều đó do đâu mà có? Ở đây có sự gặp gỡ giữa hồn thơ lãng mạn,
hào hùng của thi nhân cùng nhân vật trữ tình là những người lính Tây Tiến cũng hào
hoa, lãng mạn, với cái thời anh hùng rực lửa của buổi đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp, và chiến trường Tây Tiến ác liệt, dữ dội nhưng lại rất thơ mộng, trữ tình. Bốn
yếu tố khách quan và chủ quan này như đã hội tụ mãnh liệt và da diết trong nỗi nhớ
của Quang Dũng để trào ra cảm hứng lãng mạn và bật thành tinh thần bi tráng trong
phút xuất thần của hồn thơ để sinh ra đứa con đầu lòng hào hoa tráng kiện - Tây Tiến.
Như vậy, cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng ln gắn bó với nhau, nâng đỡ
nhau, cộng hưởng với nhau làm nên linh hồn bất diệt của bài thơ và tạo nên vẻ đẹp
độc đáo của chân dung người lính Tây Tiến và vẻ đẹp đặc sắc của thi phẩm. Có những
bài thơ đã sống cuộc đời thăng trầm và cũng quá nhiều trn chun, nhưng cuối cùng
cũng định hình trong lịng độc giả và khẳng định giá trị đích thực của mình trong thi
ca. Tây Tiến của Quang Dũng là một tác phẩm như thế. Bài thơ nhớ lại như một kỉ
niệm đẹp của thời kháng chiến, bởi đó là tiếng thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn và
tinh thần bi tráng của một thời đại anh hùng rực lửa, không thể nào quên.
Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng đã làm nên vẻ đẹp riêng và giá trị bền vững
của bài thơ Tây Tiến. Đó là vẻ đẹp của một thời hoa lửa hào hùng một đi không trở lại.
Những tiếng thơ bi tráng và hồn thơ lãng mạn hào hoa của Quang Dũng đã kịp ghi lại
và giữ cho đời một khung cảnh chiến trường đã đi vào lịch sử - một tượng đài bất tử
bằng thơ về người lính vơ danh ưu tú của dân tộc mà người đọc muôn đời yêu quý, tự
hào.
Cảm hứng lãng mạn và bi tráng trong Tây Tiến - Mẫu 3
Nhắc đến nhà thơ Quang Dũng không ai không thể ko nhớ đến Tây Tiến. Bởi lẽ nó đã
gắn bó một thời sâu sắc với nhà thơ, một kiệt tác văn học. Quang Dũng là nhà thơ tiêu
biểu của chùm thơ chiến sĩ. Với lời thơ hào hùng, lãng mạn những sáng tác của ơng
đều để lại âm vang trong lịng người đọc cho đến tận ngày nay. Và "Tây Tiến" là một
trong những tác phẩm như thế.
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
Khoảng cuối mùa xuân năm 1947, Quang Dũng gia nhập đồn qn Tây Tiến. Đó là
một đơn vị thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo
vệ biên giới Việt - Lào, đánh tiêu hao địch ở Thượng lào để hỗ trợ cho cuộc kháng
chiến ở những vùng khác trên đất Lào. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá
rộng, bao gồm vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam và Thượng Lào: từ Châu Mai, Châu
Mộc sang tận Sầm Nứa rồi vòng về qua miền tây Thanh Hố. những nơi này lúc đó
cịn rất hoang vu và hiểm trở, núi cao, sông sâu, rừng dày, nhiều thú dữ.
Những người lính Tây Tiến phần đơng là thanh niên Hà Nội, thuộc nhiều tầng lớp
khác nhau, trong đó có cả những học sinh, sinh viên (Quang Dũng thuộc số này). Sinh
hoạt của những người lính Tây Tiến hết sức gian khổ, ốm đau khơng có thuốc men, tử
vong vì sốt rét nhiều hơn là vì đánh trận. Tuy vậy, họ vẫn sống rất lạc quan và chiến
đấu dũng cảm. Vượt lên trên mọi thử thách khắc nghiệt của chiến tranh và hoàn cảnh
sống cực kỳ gian khổ, họ vẫn giữ được cái cốt cách hào hoa, thanh lịch, rất yêu đời và
cũng rất lãng mạn.
Bài thơ “Tây Tiến” có hai đặc điểm nổi bật: cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.
Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở "cái tơi" đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nó phát
huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi những yếu tố cường điệu và phóng đại,
những thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái
hùng vĩ và cái tuyệt mĩ.
Thiên nhiên Tây Bắc qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng, được cảm nhận với vẻ
đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp. Hình
ảnh những cơ gái, những con người Tây Bắc càng tô đậm thêm chất huyền bí, thơ
mộng của núi rừng. Chất lãng mạn được thể hiện chủ yếu ở cảm hứng hướng tới cái
cao cả, sẵn sàng xả thân, hy sinh tất cả cho lí tưởng chung của cộng đồng, của tồn
dân tộc.
“Tây Tiến” không hề che giấu cái bi. Nhưng bi mà không bi lụy. Cái bi được thể hiện
bằng một giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng. Chất lãng mạn hoà hợp
với chất bi tráng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
thơ là một nỗi nhớ da diết, bao trùm lên cả không gian và thời gian:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, khơng kìm nén nổi, nhà thơ đã thốt lên thành tiếng gọi.
Hai chữ “chơi vơi” như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hố nỗi nhớ,
khơi nguồn cho cảnh núi cao, sông sâu, vực thẳm, rừng dày… liên tiếp xuất hiện ở
những câu thơ sau:
Dốc lên khúc khủyu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Khổ thơ này là một bằng chứng “thi trung hữu họa” (trong thơ có họa). Chỉ bằng bốn
câu thơ, Quang Dũng đã vẽ ra một bức tranh hoành tráng diễn tả rất đạt sự hiểm trở và
dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng Tây Bắc, địa bàn hoạt động của đoàn quân
Tây Tiến. Hai câu thơ đầu, những từ đầy giá trị tạo hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”,
“cồn mây”, “súng ngửi trời” đã diễn tả thật đắc địa sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao
ngất trời cuả núi đèo Tây Bắc. Hai chữ “ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên và cũng
rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa có chất tinh nghịch của người lính. Núi cao tưởng
chừng chạm mây, mây nổi thành cồn “heo hút”. Người lính trèo lên những ngọn núi
cao dường như đang đi trên mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời. Câu thứ ba như bẻ đôi,
diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn
xuống sâu thăm thẳm.
Nếu như câu thứ ba nhìn lên và nhìn xuống thì câu thứ tư là nhìn ngang. Có thể hình
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
dung cảnh những người lính tạm dừng chân bên một dốc núi, phóng tầm mắt ngang ra
xa qua một không gian mịt mùng sương rừng mưa núi thấp thống những ngơi nhà
như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi. Bốn câu thơ này phối hợp với nhau, tạo nên
một âm hưởng đặc biệt. Sau ba câu thơ được vẽ bằng những nét gân guốc, câu thứ tư
được vẽ bằng một nét vẽ rất mềm mại (câu thứ tư toàn thanh bằng). Quy luật này cũng
giống như cách sử dụng những gam màu trong hội hoạ: giữa những gam màu nóng,
tác giả sử dụng một gam màu lạnh làm dịu lại, như xoa mát cả khổ thơ.
Cái vẻ hoang dại dữ dội, chứa đầy bí mật ghê gớm của núi rừng Tây Bắc được nhà thơ
tiếp tục khai thác. Nó khơng chỉ được mở ra theo chiều khơng gian mà cịn được khám
phá ở cả chiều thời gian, luôn luôn là mối đe dọa khủng khiếp đối với con người:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Vậy là cảnh núi rừng Tây Bắc hoang sơ và hiểm trở, qua ngòi bút Quang Dũng, hiện
lên với đủ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ…
những tên đất lạ Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, những hình ảnh đầy
giá trị tạo hình, những câu thơ nhiều vần trắc đọc lên nghe vất vả và nhọc nhằn được
xoa dịu bằng những câu thơ có nhiều vần bằng ở cuối mỗi khổ thơ, đã phối hợp với
nhau thật ăn ý, làm hiện hình lên thế giới khác thường vừa đa dạng, vưà độc đáo của
núi rừng Tây Bắc. Đoạn thơ kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ:
Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt suối, lội đèo, những
người lính tạm dừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó, quây quần bên
những nồi cơm đang bốc khói. Khói cơm nghi ngút và hương thơm lúa nếp ngày mùa
xua tan vẻ mệt mỏi trên gương mặt những người lính, khiến họ tươi tỉnh hẳn lên. Hai
câu thơ này tạo nên một cảm giác êm dịu, ấm áo, chuẩn bị tâm thế cho người đọc
bước sang đoạn thơ thứ hai.
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác của Tây Bắc. Cảnh núi rừng hoang vu, hiểm
trở, dữ dội lùi dần rồi khuất hẳn để bất ngờ hiện ra vẻ mỹ lệ, thơ mộng, duyên dáng
của miền đất này. Những nét vẽ táo bạo, khoẻ, gân guốc ở đoạn thơ đầu, đến đoạn thơ
này được thay bằng những nét mềm mại, uyển chuyển, tinh tế. Và ngòi bút tài hoa của
Quang Dũng cũng được bộc lộ rõ nhất trong đoạn thơ này. Hồn thơ lãng mạn của
Quang Dũng bị hấp dẫn trước những vẻ đẹp mang màu sắc bí ẩn của con người và
cảnh vật nơi xứ lạ, phương xa.
Cảnh ấy, người ấy được thể hiện lên trong một thời gian làm nổi rõ nhất vẻ lung linh,
huyền ảo của nó: cảnh một đêm liên hoan lửa đuốc bập bùng và cảnh một buổi chiều
sương phủ trên sông nước mênh mang. Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ của những
người lính Tây Tiến có đồng bào địa phương đến góp vui được miêu tả bằng những
chi tiết rất thực mà cũng rất mộng, rất ảo:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu buồn e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Cả doanh trại “bừng sáng” gợi sự tưng bừng, sôi nổi hẳn lên khi đêm văn nghệ bắt
đầu. Trong ánh sáng lung linh của ngọn lửa đuốc trong âm thanh réo rắt của tiếng
khèn, cả cảnh vật, cả con người đều như ngả nghiêng, bốc men say, ngất ngây, rạo rực.
Hai chữ “kìa em” thể hiện một cái nhìn vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên, vừa mê say, vui
sướng. Nhân vật trung tâm, linh hồn của đêm văn nghệ là những cô gái nơi núi rừng
tây bắc bất ngờ hiện ra trong những bộ xiêm áo lộng lẫy vừa e thẹn, vừa tình tứ trong
một vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ đã thu hút cả hồn viá những chàng trai Tây Tiến. Nếu
cảnh một đêm liên hoan đem đến cho người đọc khơng khí mê say, ngây ngất thì cảnh
sơng nước Tây Bắc lại gợi lên được cái cảm giác mênh mang, mờ ảo:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa
Khơng gian dịng sông trong một buổi chiều giăng mắc một màu sương. Sông nước,
bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử. Trên dịng sơng đậm màu sắc cổ tích,
huyền thoại ấy, nổi bật lên dáng hình mềm mại, uyển chuyển của một cô gái Thái trên
chiếc thuyền độc mộc. Và như hồ hợp với con người, những bơng hoa rừng cũng
"đong đưa" làm duyên trên dòng nước lũ. Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng không tả
mà chỉ gợi, vậy mà cảnh vật thiên nhiên xứ sở qua ngòi bút của ơng như có hồn phảng
phất trong gió, trong cây. Ông không chỉ làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp của
thiên nhiên mà còn gợi lên cái phần thiêng liêng của cảnh vật. Đọc đến đoạn thơ này
ta như lạc vào thế giới của cái đẹp, thế giới của cõi mơ, của âm nhạc. Bốn câu thơ đầu
ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên tự tâm hồn ngây ngất, say mê của những
người lính Tây Tiến. Hơn ở đâu hết, trong đoạn thơ này, chất thơ và chất nhạc hồ
quyện với nhau đến mức khó mà tách biệt. Trên cái nền hùng vĩ, hiểm trở của núi rừng
và duyên dáng, thơ mộng, mĩ lệ của Tây Bắc, đến đoạn thơ thứ ba, hình tượng tập thể
những người lính Tây Tiến xuất hiện với một vẻ đẹp đầy tính chất bi tráng:
Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Quang Dũng đã chọn lọc, đã tinh lọc những nét tiêu biểu nhất của những người lính
Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể đặng khái quát được cái gương mặt chung
của cả đoàn quân. Cái bi và cái hùng là hai chất liệu chủ yếu của bức tượng đài, chúng
hoà quyện, xâm nhập vào nhau, nương tựa, nâng đỡ nhau, tạo nên vẻ đẹp bi tráng - cái
thần thái chung của cả bức tượng đài. Thơ ca thời kháng chiến chỉ viết về người lính
thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo. Chính Hữu trong bài “Đồng chí” đã trực
tiếp miêu tả căn bệnh ấy:
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hơi
Cịn Tố Hữu, khi vẽ chân dung anh vệ quốc quân trong bài “Cá nước” với những hình
ảnh thật cụ thể:
Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Cũng không quên ảnh hưởng của thứ bệnh quái ác đó. Quang Dũng trong Tây Tiến
khơng hề che giấu gian khổ, khó khăn, những căn bệnh hiểm nghèo và sự hy sinh lớn
lao của người lính. Chỉ có điều, tất cả những cái đó, qua ngịi bút của ơng, khơng được
miêu tả một cách trần trụi mà qua một cái nhìn đậm màu sắc lãng mạn. Những cái đầu
khơng mọc tóc của người lính Tây Tiến đâu phải là hình ảnh ly kỳ, giật gân, sản phẩm
của trí tưởng tượng bịa đặt của nhà thơ mà chứa đựng một sự thật nghiệt ngã. Những
người lính Tây Tiến người thì cạo trọc đầu để thuận tiện khi đánh nhau giáp lá cà với
địch, người thì bị sốt rét đến rụng tóc trọc đầu.
Cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính, qua cái nhìn của Quang
Dũng vẫn tốt lên cái oai phong dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng. Cái vẻ oai
phong, lẫm liệt ấy còn được thể hiện qua ánh mắt giận dữ “mắt trừng gửi mộng” của
họ. Những người lính Tây Tiến, qua ngịi bút của Quang Dũng, không phải là những
người khổng lồ không tim. Cái nhìn nhiều chiều của Quang Dũng đã giúp ông nhìn
thấy xuyên qua cái vẻ oai hùng dữ dằn bề ngoài của họ, là những tâm hồn, những trái
tim rạo rực, khao khát yêu đương (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm).
Như vậy, trong khổ thơ này, Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài tập thể những
người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét khắc họa dáng vẻ bên ngồi mà
cịn thể hiện được cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ. Ngịi bút của
Quang Dũng khi dựng lên hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến khơng hề
nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi lụy. Cảm hứng của ông mỗi khi chìm vào
cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đơi cánh của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn.
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
Chính vì vậy mà cái bi thương được gọi lên qua hình ảnh của những nấm mồ chiến sĩ
rải rác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi, một mặt đã được giảm nhẹ đi nhiều
nhờ những từ Hán Việt cổ kính, trang trọng: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” mặt
khác, chính cái bi thương ấy cũng lại bị mờ đi trước lí tưởng quên mình, xả thân vì tổ
quốc của những người lính Tây Tiến (Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh).
Những người lính tây Tiến tiều tụy, tàn tạ trong hình hài nhưng vẫn chói ngời vẻ đẹp lí
tưởng, mang dáng dấp của những người tráng sĩ thuở xưa, coi nhẹ cái chết tựa lông
hồng. Cái sự thật bi thương: những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường khơng có
cả đến manh chiếu để che thân, qua cái nhìn của Quang Dũng, lại được bọc trong
những tấm áo bào sang trọng. Cái bi thương ấy vợi đi nhờ cách nói giảm “anh về đất”
và rồi bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của dịng sơng Mã:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Trong cái âm hưởng vừa dữ dội, vừa hào hùng của thiên nhiên ấy, cái chết, sự hy sinh
của những người lính Tây Tiến khơng bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Giọng
điệu chủ đạo của đoạn thơ thứ ba này sang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vơ hạn
và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội. Bài thơ khép lại
bằng bốn câu thơ, một lần nữa, tô đậm thêm khơng khí chung của cái thời Tây Tiến,
tinh thần chung của những người lính Tây Tiến. Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn,
nhưng cái linh hồn của đoạn thơ thì vẫn tốt lên vẻ hào hùng:
Tây Tiến người đi khơng hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
Cái tinh thần “nhất khứ bất phục hoàn” thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm của cả
đồn qn Tây Tiến. Tâm hồn, tình cảm của những người lính Tây Tiến vẫn gắn bó
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
máu thịt với những ngày Tây Tiến, những nơi mà Tây Tiến đã qua. “Tây Tiến mùa
xuân ấy” đã thành một thời điểm một đi không trở lại. Lịch sử dân tộc không bao giờ
lặp lại cái thời thơ mộng, lãng mạn, hào hùng đến nhường ấy trong một hồn cảnh khó
khăn, gian khổ, khốc liệt đến như vậy.
Cảm hứng lãng mạn và bi tráng trong Tây Tiến - Mẫu 4
Quang Dũng là nhà thơ tài hoa với cái tơi lãng mạn, trữ tình, bay bổng. Thơ ơng ln
đậm chất trữ tình, đậm tình người, gieo vào lòng người nhiều dư vị riêng. Bài thơ
“Tây Tiến” rút trong tập “Mây đầu ô” là bản anh hùng ca bi tráng và lãng mạn của
quân và dân ta trong cuộc chiến chống quân xâm lược.
Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở “cái tơi” đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nó phát
huy cao độ trí tưởng tượng, những thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên
ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ và cái tuyệt mĩ. Đó là cái tài hoa của Quang Dũng.
Có thể nói đây là dịng cảm hứng xuyên suốt bài thơ, đọng lại trong lòng người nghe
những thanh vang về nét đẹp con người, thiên nhiên Tây Bắc. Thiên nhiên nơi đây
hiện lên thật nên thơ, trữ tình:
Sơng Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Là tiếng nói, là tiếng lịng, là nỗi nhớ “chơi vơi” của tác giả khi trong lịng cứ canh
cánh tình u đối với mảnh đất này. Một chữ “ơi” nặng tựa nghìn non, một chữ “ơi”
khiến cho câu thơ chùng xuống. Hình ảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ của núi rừng Tây
Bắc lần lượt hiện về qua từng câu chữ. Dường như thiên nhiên đất trời đã hòa quyện
trong nỗi nhớ da diết của tác giả. Một nỗi nhớ chẳng thể gọi thành tên
Từ cảm hứng lãng mạn chủ đạo đó Quang Dũng đã vẽ nên một bức tranh hùng tráng
của mảnh đất này:
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến
Dốc lên khúc khủyu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Chỉ bằng vài nét bút nhưng Quang Dũng đã đủ sức vẽ lên một bức tranh hùng trang,
đầy hiểm trở, khúc khuỷu của núi rừng Tây Bắc. Tác giả đã đặt hai từ láy “khúc
khuỷu” và “thăm thẳm” ở cạnh nhau như một dụng ý nghệ thuật nhằm tôn lên vẻ đẹp
hùng tráng khơng nơi nào có được của Tây Bắc. Đặc biệt hình ảnh “súng ngửi trời” rất
có sức nặng trong đoạn thơ. Nó khiến người đọc liên tưởng đến bài thơ “Đồng chí”
của Chính Hữu với hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.
Thực ra hình ảnh “súng ngửi trời” vừa mang ý nghĩa lãng mạng vừa gợi lên chiều cao,
sự hùng vĩ của thiên nhiên. Một sự kết hợp rất hồn hảo. Trong khơng khí chiến tranh
đang diễn ra ác liệt như vậy nhưng dường như tinh thần lãng mạn đối với những người
lính vẫn ln tràn đầy.
Hình ảnh trùng điệp, tuyệt đẹp của dòng thác chảy mạnh nơi sườn núi khiến người đọc
như lạc vào một thế giới khác. Câu thơ như bị bẻ đôi thành hai mảnh. Câu thơ cuối
đoạn lắng lại trong lòng người đọc một chút bình yên, lãng mạn, dịu êm nhất. Sự mệt
mỏi của người lính tiêu tan đi khi nhìn thấy màn mưa trắng xóa ở nơi xa.
Sự hùng hồn, bi tráng trong thơ Quang Dũng còn được thể hiện ở nhiều tầng lớp khác
nữa:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Hai từ láy chỉ thời gian “chiều chiều” và “đêm đêm’ đã gợi mở ra một không gian vừa
có chiều dài vừa có chiều sâu với thanh âm dữ tợn nơi núi rừng.
Và bỗng nhiên ở hai câu thơ tiếp, giọng thơ bỗng nhiên đột ngột chuyển đổi với cuộc
Tổng hợp: Download.vn