Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Những sai lầm phổ biến khi học ngoại ngữ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.21 KB, 4 trang )

Những sai lầm phổ biến khi học ngoại ngữ
5 lỗi phổ biến nhất khi học một ngoại ngữ
Học một ngoại ngữ mới không bao giờ là dễ dàng, nhưng nó sẽ khó khăn hơn rất
nhiều nếu bạn mắc phải 5 lỗi phổ biến dưới đây.

Thật là một huyền thoại khi nói rằng những người thông minh sẽ giỏi hơn trong
việc học ngôn ngữ. Trên thực tế, hầu hết các kỹ năng học ngôn ngữ là những thói
quen có thể được hình thành thông qua một chút kỷ luật và sự tự nhận thức.



Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến nhất mà những người học ngôn ngữ mắc phải và
cách làm thế nào để sửa chữa chúng.
Không nghe đủ
Có một trường học ngôn ngữ tin rằng việc học ngôn ngữ bắt đầu với một "giai
đoạn im lặng". Nhưng cũng như trẻ sơ sinh học để sản xuất ngôn ngữ bằng cách
nghe và bắt chước âm thanh, người học ngôn ngữ cần phải luyện nghe để học.
Điều này có thể củng cố vốn từ vựng và cấu trúc, đồng thời giúp học viên thấy
được các thành phần trong ngôn ngữ.

Nghe là kỹ năng giao tiếp mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng
sẽ có khó khăn khi thực hành kỹ năng nghe, trừ khi bạn sống ở nước ngoài hoặc
tham dự các lớp học ngoại ngữ. Vậy giải pháp là thế nào? Bạn có thể tìm các bài
hát, chương trình TV và các bộ phim nói trong ngôn ngữ mà bạn đang học, và lắng
nghe, lắng nghe, lắng nghe, càng thường xuyên càng tốt.
Thiếu tò mò
Trong việc học ngôn ngữ, thái độ có thể là một yếu tố quan trọng trong việc một
học viên tiến bộ như thế nào.

Nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học về thái độ trong việc học ngôn ngữ cho thấy
những người có thành kiến về nền văn hóa liên quan đến ngôn ngữ mà họ theo học


thì thường kém trong việc học ngôn ngữ đó, ngay cả khi họ học trong nhiều năm
như là một môn học bắt buộc.

Trong khi đó, một người học quan tâm về nền văn hóa liên quan đến ngôn ngữ
mình học thì sẽ thành công hơn trong việc học ngôn ngữ đó. Những học viên tò mò
về văn hóa sẽ dễ tiếp thu ngôn ngữ và cởi mở hơn với việc hình thành các mối
quan hệ với người bản xứ.
Suy nghĩ cứng nhắc
Các nhà ngôn ngữ học nhận thấy các học viên có khả năng chịu đựng kém về sự
mơ hồ thì có xu hướng đấu tranh với việc học ngôn ngữ.

Việc học ngôn ngữ bao gồm rất nhiều sự không chắc chắn - học viên sẽ gặp phải từ
mới hàng ngày, và với từng quy tắc ngữ pháp sẽ có một ngoại lệ biện chứng hoặc
động từ bất quy tắc. Cho đến khi người học đạt được sự trôi chảy như người bản
địa, thì sẽ luôn có một mức độ của sự mơ hồ.

Những học viên có thói quen hễ cứ nhìn thấy một từ mới và tra nghĩa từ trong từ
điển thay vì đoán ý nghĩa từ ngữ cảnh có thể cảm thấy căng thẳng và mất phương
hướng. Cuối cùng, họ có thể sao nhãng việc học ngôn ngữ vì thất vọng. Đó là một
lối suy nghĩ khó phá vỡ, nhưng những bài tập nhỏ có thể giúp bạn dần thay đổi lối
suy nghĩ này. Hãy tìm một bài hát hoặc văn bản trong ngôn ngữ mà bạn đang học
và thực hành việc đoán ý chính, ngay cả khi có một vài từ bạn chưa biết.
Một phương pháp duy nhất
Một số học viên được thoải mái nhất với kỹ năng nghe và nhắc lại. Một số người
khác thì cần cuốn sách giáo khoa ngữ pháp để tìm hiểu ý nghĩa của tiếng nước
ngoài. Mỗi phương pháp tiếp cận này thì đều tốt, nhưng sẽ là một sai lầm khi bạn
chỉ dựa vào một phương pháp.

Người học ngôn ngữ cần sử dụng nhiều phương pháp để thực hành các kỹ năng
khác nhau và xem những khái niệm được giải thích theo nhiều cách khác nhau.

Hơn nữa, sự đa dạng có thể tránh cho người học không bị mắc kẹt trong một lối
mòn của việc học.

Khi lựa chọn một lớp học, học viên nên tìm kiếm một khóa học trong đó bạn có thể
thực hành cả 4 kỹ năng ngôn ngữ (đọc, viết, nghe và nói). Để tự học, hãy thử một
sự kết hợp dùng sách giáo khoa, các bài học âm thanh, và các ứng dụng học ngôn
ngữ.

Nỗi sợ

Việc một người có thể viết bằng ngôn ngữ nước ngoài, ghép một động từ, hoặc
hoàn thành một bài kiểm tra từ vựng thì không quan trọng. Để học, tiến bộ và có
thể thực sự sử dụng ngôn ngữ, chúng ta cần phải nói chuyện.

Đây là giai đoạn khi người học ngôn ngữ có thể ngồi im thin thít và cảm giác ngại
ngùng hoặc thiếu tự tin có thể cản trở tất cả các nỗ lực của họ. Trong văn hóa
phương Đông khi mà việc giữ thể diện là một giá trị xã hội mạnh mẽ, giáo viên dạy
tiếng Anh như là một ngoại ngữ thường phàn nàn rằng sinh viên, mặc dù trải qua
nhiều năm học tiếng Anh, nhưng lại không hề nói ngôn ngữ này. Họ quá sợ về việc
nói sai về ngữ pháp hoặc phát âm sai có thể khiến họ ngượng trước người khác.

Điều quan trọng là những sai lầm giúp chúng ta trong việc học ngôn ngữ bằng cách
hiển thị các giới hạn của ngôn ngữ, và sửa chữa lỗi trước khi những lỗi này trở
thành thâm căn cố đế. Học viên càng nói nhiều, họ càng tiến bộ nhanh hơn.

×