Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tâm lý – đạo đức y học theo các bạn vệ sinh tâm lý cho lứa tuổinào là quan trọng nhất phân tích rõ vì sao hãy phân tích những biện pháp vệ sinh tâm lý cho lứa tuổi đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 21 trang )

TR ỜNG ĐẠI HỌC BUÔN MA THUỘT
KHOA Y- BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG

---
---

TIỂU LUẬN
MÔN: TÂM LÝ - ĐẠO ĐỨC Y HỌC
ĐỀ TÀI : THE

CÁC BẠN VỆ SINH TÂM LÝ CHO LỨA TUỔI

NÀO LÀ QUAN TRỌNG NHẤT , PHÂN TÍCH RÕ VÌ SAO ? HÃY
PHÂN TÍCH NHỮNG BIỆN PHÁP VỆ SINH TÂM LÝ CHO LỨA
TUỔI ĐÓ ?

GIẢNG VIÊN HƯ
N

DẪN: THS. NGUYỄN THỊ TÚ TRANG
THỰC HIỆN : NHÓM 6
LỚP : 21YA1

ĐăkLăk, 26 tháng 3 năm 2022


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 6 - 21YA1

1. Phạm Tú Quyên

MSSV : 21YA1056



2. Hoàng Thân Tưởng

MSSV :21YA1073

3. Đỗ Hà Thảo Tiên

MSSV:21YA1065

4. Nguyễn Minh Vũ

MSSV:21YA1075

5. Nguyễn Hương Trầm

MSSV:21YA1067

6. Võ Thị Diễm Quỳnh

MSSV:21YA1055

7. Nguyễn Hồng Trâm

MSSV:21YA1066

8. Ngơ Thị Thảo

MSSV:21YA1060

9. Hồng Mỹ Tâm


MSSV: 21YA1057

10. Nguyễn Thị Bích Quy

MSSV:21YA1053

11. Nguyễn Thanh Thảo Vy

MSSV:21YA1076

12. Văn Thị Hiền Trân

MSSV:21YA1068

13. Nguyễn Thị Thu Trang

MSSV: 21YA1069


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU……....……………………………………………………………….

4

NỘI DUNG ………………………………………………………………………….

5


A. VỆ SINH TÂM LÝ TUỔI NHỎ………………………………………………...

5

I.Sự phát triển tâm lý từ khi sinh ra đến tuổi vị thành niên…………………………...

5

1.Đời sống trong bụng mẹ và khi sinh ra…………………………………………….

5

1.1.Trước khi sinh ra………………………………………………………………..

5

1.2. Sự ra đời………………………………………………………………………..

5

2.Năm đầu đời…………………………………………………………………………

6

3.Khoảng 2-3 tuổi……………………………………………………………………..

7

4.Khoảng 3 - 6 tuổi……………………………………………………………………


8

5.Khoảng 6 – 12 tuổi………………………………………………………………….

9

II.Biện pháp vệ sinh tâm lý……………………………………………………………. 10
B. Vệ sinh tâm lý tuổi thiếu niên (10-15 tuổi)………………………………………. 11
I.Giai đoạn phát triển tâm lý tuổi thiếu niên…………………………………………... 11
II.Đặc điểm tâm sinh lý………………………………………………………………... 12
III. Biện pháp vệ sinh tâm lý…………………………………………………………… 13
C. Vệ sinh tâm lý lứa tuổi thanh niên và người trưởng thành……………………… 14
I.Giai đoạn phát triển tâm lý và đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi thanh niên và người
.trưởng thành…………………………………………………………………………… 15
II. Biện pháp vệ sinh tâm lý…………………………………………………………… 15
D. Vệ sinh tâm lý ở tuổi già…………………………………………………………..
I. Giai đoạn phát triển tâm lý ở người già……………………………………………..
II. Đặc điểm tâm sinh lý……………………………………………………………….
III. Biện pháp vệ sinh tâm lý…………………………………………………………..
TỔNG
19

KẾT

15
15
15
16

.................................................................................................................



TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………
21

LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển là quá trình thay đổi mức độ chức năng của cá nhân qua toàn bộ cuộc đời ,
là sự thay đổi bắt đầu từ lúc thụ thai và tiếp tục suốt cuộc đời cho đến khi chết. Sự thay
đổi về mặt thể chất,về các quá trình nhận thức , về cảm xúc, thay đổi về vận động và cở
thể, về các mối quan hệ trong xã hội, đặc biệt là thay đổi về mặt tâm sinh lý.
Trong quá trình phát triển chúng ta quan niệm rằng sức khỏe của con người là trạng thái
thoải mái về cơ thể, tâm lý và xã hội. Vệ sinh tâm lý cũng là hệ thống các biện pháp
nhằm củng cố và tăng cường trước hết là sức khỏe tâm lý và sau đó là sức khỏe thể chất
của con người.
Nhiệm vụ của tâm lý là:
Tạo điều kiện cho con người phát triển nhân cách khỏe mạnh, hài hòa.
Phát triển khả năng lao động, ngăn ngừa sự mệt mỏi quá sức về các tác động của
stress.
Giáo dục mối quan hệ phù hợp giữa ý chí và tình cảm.
Hướng dẫn những thói quen có ích, ngăn ngừa những thói quen xấu.
Nội dung của vệ sinh tâm lý rất phong phú và phức tạp. Những nội dung này luôn gắn
liền với từng lĩnh vực hoạt động,từng giai đoạn trưởng thành, từng hoàn cảnh, điều kiện
sống cụ thể của mỗi người.Nội dung của vệ sinh tâm lý gắn liền và chặt chẽ với những
vấn đề vệ sinh khác như vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường và nhất là vấn đề phòng và
chữa bệnh cho con người. Sau đây chúng ta có thể đề cập đến một số nội dung về vệ sinh
tâm lý cụ thể.
Bài tiểu luận này đã giúp chúng em học hỏi được rất nhiều trong việc rèn luyện cách viết
cũng như diễn giải một vấn đề và trao dồi tư duy . Song đây vẫn là bài tiểu luận đầu tiên
cho nên không tránh khỏi những sai sót về nội dung cũng như hình thức . Kính mong
thầy cơ giáo sửa chữa và góp ý để bài tiểu luận này có thể hồn thiện hơn. Nhóm 3 xin

chân thành cảm ơn cơ !


NỘI DUNG
A. VỆ SINH TÂM LÝ TUỔI NHỎ
I.Sự phát triển tâm lý từ khi sinh ra đến tuổi vị thành niên
Đây là giai đoạn mãnh liệt nhất của sự phát triển. Trong suốt thời kỳ này, nhân cách, trí tuệ,
kỹ năng vận động, xã hội,mối quan hệ và tình cảm của trẻ được hình thành
Sự phát triển tâm lý ở thời kì này chia ra làm 5 giai đoạn :Đời sống trong bụng mẹ và khi
sinh ra , Năm đầu đời , từ 2-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-12 tuổi.
1.Đời sống trong bụng mẹ và khi sinh ra
1.1.Trước khi sinh ra
Thai nhi có giác quan và sẽ phát triển các giác quan có vai trị quan trọng trong giao tiếp
Nhạy cảm và phản ứng với giọng nói của người mẹ (và trẻ sẽ nhận biết khi sinh ra)
Ví dụ: thính giác từ tháng thứ năm trong bụng mẹ
Nhạy cảm với tiếng động, trẻ nghe tiếng động cơ thể của mẹ và âm thanh bên ngồi
Ví dụ: bé nhận thức tiếp xúc qua thành bụng
Hình thức trí nhớ đầu tiên , thai nhi sẽ quen với âm thanh thường xuyên
1.2. Sự ra đời
Đây là sự ra đời vừa là thể chất ( sinh nở) và tinh thần ( tổ chức tư duy dần dần được cơ
cấu ) Sự tách rời mẹ-con đầu tiên , từ nay bé khơng cịn là một phần của mẹ, bé hiện hữu
một cách tách biệt.


Đơi khi người mẹ có khó khăn về mặt cảm xúc dẫn đến tình trạng trầm cảm sau khi sinh
Với vai trị là bác sĩ thì cần tâm sự ,thăm hỏi với người mẹ trong giai đoạn này để giải tỏa
bớt những căng thẳng hay stress mang lại ,có vai trị nâng đỡ các bà mẹ gặp khó khăn
càng sớm càng tốt trấn an và nâng đỡ và tư vấn vai trò làm mẹ

Giai đoạn này đánh dấu bằng một mối quan hệ rất gần gũi về tâm lý và cơ thể. Để đánh

giá mối quan hệ này người ta nói đến sự cộng sinh hoặc sự hợp nhất, nghĩa là, mẹ và con
dường như chỉ là một người.
* Bé sơ sinh là một đối tác tích cực trong giao tiếp
Khi sinh ra, bé có một số phản xạ (phản ứng vận động không tự nguyện): Phản xạ
mút ,ngẫu nhiên nắm bắt đồ vật mà không thể đưa chúng vào miệng, cử động các ngón
tay, cánh tay, chân ...
Dần dần, bé sẽ thích ứng phản ứng của mình với các tình huống gặp phải.
Vậy bé tích cực trong mối quan hệ với người khác ( nhìn, cười, la, bi bơ). Điều quan
trọng là để ý xem trẻ muốn nói gì với chúng ta
Thomas Berry Brazelton , một bác sĩ nhi khoa người Mỹ đã nghiên cứu giai đoạn này
của cuộc sống:
Ông ngạc nhiên bởi các kỹ năng xã hội và quan hệ của trẻ sơ sinh . Trong công việc của
mình,ơng quan tâm giúp phụ huynh khám phá ra những kỹ năng đó của bé
Tìm cách để dành ưu tiên cho mối quan hệ cha hoặc mẹ-trẻ và đặc biệt là mối quan hệ
mẹ -trẻ vì mối hệ này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và tâm lý của
trẻ ở hiện tại và tương lai.
Ví dụ: Tiếng la dữ dội của bé khi nhu cầu không được đáp ứng làm cho mẹ hiểu là bé
chưa có khả năng chờ đợi. "Bé là tất cả, ngay lập tức." . Ở tuổi này, điều quan trọng là trẻ
nhận được những gì trẻ yêu cầu. Ở đây vai trò của người mẹ rất quan trọng cho sức khỏe
tâm thần trong tương lai và cho cách cấu tạo tâm lý tốt của trẻ.
2.Năm đầu đời


Cơ cấu môi trường: dần dần trẻ phân biệt được sự khác nhau giữa cái gì là của trẻ, và
của “người khác".
Bắt đầu xuất hiện ngơn ngữ: nói từ đơn, 12 từ rồi nhiều hơn
Phát triển vận động : cười đáp ứng,có thể giữ được đầu ,biết lật ,ngồi một mình. Khoảng
12 tháng biết đi
* Mối quan hệ với mẹ (hoặc người làm chức năng người mẹ) được đánh dấu bởi tính hai
mặt. Cơ bản vẫn cịn: lo hãi xa c6ách (tháng thứ 4), và lo hãi bị bỏ rơi (tháng thứ 8) trong

những năm đầu đời. Bước đầu trải nghiệm sự vui thích: vai trị của da (sờ) và miệng (bữa
ăn) và những ấm ức đầu tiên (ví dụ như cai sữa)
 Biến động xa cách từ từ và cá thể hóa
Sự xa cách quá lâu giữa cha mẹ và trẻ có thể gây ra những hậu quả bệnh lý : bé dần dần
thu mình lại và rơi vào trang thái trầm cảm : đó là « hội chứng vắng mẹ »
Trạng thái trầm cảm xảy ra ở một số trẻ bị xa cách mẹ sớm. Rối loạn tình cảm này đã
được nhà phân tâm Rene Spitz lý thuyết hóa
Ba giai đoạn vắng mẹ:
 Giai đoạn khóc (vì trẻ biết trước là tiếng khóc làm mẹ quay về)
 Giai đoạn rên rỉ, giảm cân và ngưng phát triển
 Giai đoạn thu mình và từ chối tiếp xúc
* Kết luận về năm đầu đời:
Chúng ta đã làm nổi bật tầm quan trọng của khía cạnh tình cảm trong mối quan hệ đầu
tiên mẹ-con .
Mối quan hệ người chăm sóc – trẻ cũng có khía cạnh tình cảm. Người chăm sóc đóng vai
trị như một người mẹ thay thế mà mà trẻ hằng mong đợi.
Từ các kiến thức này, chúng ta có thể làm việc với người lớn. Tình huống các bệnh nhân
rất lệ thuộc (rất cần được chăm sóc) làm liên tưởng đến tính lệ thuộc của trẻ. Người chăm
sóc (thầy thuốc) cảm thấy khó chịu đựng và bị áp lực trước thái độ u sách, tồn quyền,
« tất cả, ngay lập tức », nên có thể cảm thấy có tính hai mặt với bệnh nhân. Người chăm


sóc có thể làm tất cả (như mẹ làm thỏa mãn con) hoặc khơng làm gì cả (như mẹ bị ấm ức)

Phân tích các hiện tượng quan hệ này gắn liền với bối cảnh sẽ giúp người chăm sóc phản
ứng một cách chun nghiệp và khơng xét đốn bệnh nhân.
3.Khoảng 2-3 tuổi

Cuối năm thứ hai, trẻ bắt đầu khẳng định mình như một người tự chủ
Xuất hiện khả năng thể hiện điều này và điều khác, hiểu được thế giới, suy nghĩ , giao

tiếp trong đầu cuất hiện ngôn ngữ ( từ ngữ ,phong phú, câu , đạt được khoảng 3 -5 tuổi)
Trẻ bắt đầu giao tiếp với người khác, có các hoạt động như đi đứng ( tự chủ về vận động )
Bắt đầu tò mò và khám phá thế giới xung quanh .Bây giờ trẻ có thể quyết định , điều
khiển cơ thể của mình. Trong tiềm thức của trẻ bắt đầu xuất hiện từ « Khơng » khả năng
khẳng định mới đối với sự đối nghịch của cha mẹ, tạo khoảng cách giữa trẻ và thế giới.
Trẻ đạt được sự tự chủ với người khác. Bắt đầu khẳng định nhân cách của mình: học sạch
sẽ và học hỗn lại sự hài lịng và lịng ham muốn của mình và chịu đựng sự ấm ức
*Kết luận về giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi : Trong giai đoạn này, trẻ hướng về sự tự
chủ nhiều hơn từ các kinh nghiệm của trẻ qua các trò chơi với người khác, qua
việc học tập (vệ sinh, ăn uống và mặc quần áo) và cuối cùng, qua sự tự chủ về
ngôn ngữ khá hơn.
4.Khoảng 3 - 6 tuổi
Sử dụng ( ngôi thứ nhất ) để nói về bản thân => khái niệm về nhân thân
Giai đoạn phong phú về câu hỏi và khám phá thế giới xung quanh trẻ
 Giai đoạn ( tại sao? )
Việc trẻ tị mị là bình thường và lành mạnh nhưng có thể gây mệt cho cha mẹ vì cha mẹ
bị trẻ hỏi nhiều. Ví dụ : trẻ hỏi về giới tính khác nhau


Khám phá các bộ phận mới của cơ thể, nhất là bộ phận sinh dục của bản thân. Sụ khám
phá này đi kèm với sự vui thích và kích thích. Điều này là bình thường
Nhận thức sự khác biệt giới tính điều này giúp trẻ từ từ xác định bản thân là trai hay gái
Thật vậy, trẻ sẽ khám phá ra rằng một số người có dương vật (nam) và những người khác
thì khơng có. Sự khác biệt về giới tính gợi nơi trẻ những câu hỏi về nguồn gốc của trẻ, về
sự mang thai ... Người ta nói đến sự "tị mị về giới tính " của trẻ.
Trẻ hiểu rằng trẻ khác với người khác.
Người sáng lập ngành phân tâm học, S. Freud đã phát triển một lý thuyết được gọi là Mặc
cảm Oedipe. Theo lý thuyết này, trẻ sẽ trải nghiệm tình yêu dành cho cha hoặc mẹ khác
giới với trẻ và cảm thấy thù địch với cha hoặc mẹ cùng giới với trẻ.
Ví dụ: Bé gái sẽ bắt đầu từ từ tách mẹ để phát triển một tình cảm gắn bó với cha.. Chúng

ta thường nghe các bé gái nói " lớn lên, con sẽ lấy cha ..." hoặc ta thấy bé trai gắn bó với
mẹ, nhìn mẹ với cặp mắt u thương ...
Khi đó, vai trị của cha mẹ là nhắc nhở con về sự khác biệt thế hệ giữa cha mẹ-con cái.
Điều này cần thiết để mỗi người có vị trí riêng của mình, nghĩa là, với nhân thân nam , nữ
, cha mẹ hoặc con cái
Dần dần, trẻ sẽ hiểu rằng điều đó là khơng thể, có một sự cấm đốn , hạn chế ham muốn
của mình. . Trẻ sẽ dần dần tách rời tình yêu với cha hoặc mẹ khác giới để đồng hóa với
cha mẹ cùng giới.
Ví dụ, ta thấy những bé gái đeo trang sức, giày dép của mẹ hoặc trang điểm để giống mẹ
Từ từ trẻ sẽ chuyển từ mối quan hệ hai người (cha hoặc mẹ khác giới) sang mối quan hệ
ba người :đó là "mối quan hệ tam giác"
Kết luận giai đoạn 3-6 tuổi :
Giai đoạn này đánh dấu một sự chuyển biến của các mối quan hệ giữa trẻ với cha mẹ..


Sự nằm viện có thể đẩy một số bệnh nhân phát triển một mối quan hệ quyến rũ người
chăm sóc..
Chính bác sĩ là người điều chỉnh vị trí của bệnh nhân, để giúp bệnh nhân ở đúng vị trí, và
ln tôn trọng họ như là một chủ thể (như cha mẹ làm cho con).
5.Khoảng 6 – 12 tuổi
6 tuổi ( kết thúc giai đoạn Œdipe) => (Thời kỳ tiềm ẩn )
Ở giai đoạn này đời sống cảm xúc, tình cảm của trẻ khá phong phú, đa dạng và cơ bản
mang tính tích cực.
Hoạt động xung năng do khám phá giới tính dịu lại
Sự phát triển tâm lý dường như được giải tỏa về giới tính và hướng về sự phát triển xã
hội và nhận thức.
Công cụ chức năng của trẻ: ngơn ngữ, vận động, nhận thức làm cho trẻ có thể học học
tập ở trường
Tuổi mà trẻ tập trung chủ yếu vào thành tích học tập và việc học tập. Ví dụ như trẻ học
đọc

Về mối quan hệ: trẻ sẽ mở rộng lãnh vực xã hội (cho đến bây giờ, trẻ giới hạn trong gia
đình) ra phía bên ngồi tách ra khỏi gia đình một phần và tạo ra những mối quan hệ mới
với bạn bè. Thời kỳ này kết thúc bằng sự khởi đầu của tuổi vị thành niên nghĩa là tuổi dậy
thì .
* Kết luận
Sự phát triển của con người được diễn ra theo từng giai đoạn.
Trong những giai đoạn này, một số tiến trình tâm lý hình thành.
Các giai đoạn này có thể nói là "quyết định", Đó là những giai đoạn thay đổi, vì thế dễ
bị tổn thương.
Là bác sĩ, chắc chắn các bạn phải đối diện với những bệnh nhân có hành vi như các trẻ
nhỏ. Họ muốn các bạn quan tâm đến họ, muốn được chăm sóc cho ăn uống thậm chí tắm
rửa. Hiện tượng này có thể kỳ lạ nhưng thực tế nó lại thường xun và bình thường. Nó
giúp bệnh nhân tự bảo vệ khỏi bệnh tật bằng cách tìm sự thoải mái ở mơi trường xung
quanh như khi họ cịn nhỏ.......


Vì thế người thầy thuốc có thể sử dụng sự thối lùi này một cách tích cực vì trạng thái lệ
thuộc như trẻ con của bệnh nhân giúp bệnh nhân chấp nhận một cuộc phẫu thuật, một sự
điều trị bằng thuốc, những sự chăm sóc đặc biệt hoặc một sự nghỉ ngơi hoàn toàn. Tuy
nhiên cũng phải lưu ý đừng để hành vi này kéo dài quá lâu, và phải giúp bệnh nhân tái
thích nghi với kiểu hoạt động của người lớn.
II.Biện pháp vệ sinh tâm lý
Sự quan tâm đến sức khỏe tâm lý của trẻ phải được bắt đầu ngay từ khi người mẹ mang
thai. Trạng thái tâm lý của mẹ có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi, nhất là ở những tháng
cuối. Do đó, lúc mang thai, người mẹ không những tránh những công việc nặng nhọc về
thể lực, mà còn phải tránh cả những gánh nặng vè tâm lý, những tác động stress bệnh lý
cấp tính hoặc kéo dài.
Khi mới ra đời, tuy về mặt sinh học, đứa trẻ đã là một cơ thể con người, song về mặt tâm
lý, nhân cách của nó, đây mới là giai đoạn đầu của quá trình hình thành và hồn thiện.
Nhờ có những tiến bộ của khoa học, đời sống, xã hội mà ngày nay, nhiều bà mẹ đã biết

cách nuôi dưỡng và giáo dục con cái, biết tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển
nhân cách của trẻ. Trong giai đoạn phát triển này của trẻ, những biện pháp vệ sinh tâm lý
đan xen và liên hệ chặt chẽ với các biện pháp giáo dục khoa học.Cần hết sức tránh tạo ra
những thói quen xấu cho trẻ. Những nhu cầu thiết yếu của trẻ cần cố gắng đáp ứng đầy
đủ, kịp thời, còn những nhu cầu khác, cần đáp ứng có chọn lọc và khơng nên gây cho trẻ
thói quen địi gì được nấy. Cần dần dần hình thành thói quen tự lập cho trẻ.
Đặc biệt, khơng nên dùng những hình phạt nặng nề đối với trẻ, kể cả những hình phạt về
tâm lý.Vì những hình phạt này nhiều khi để lại những hậu quả xấu, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến phát triển nhân cách của trẻ. Đơi khi những hình phạt này trở thành ngun
nhân của những bệnh rối loạn tâm căn sau sang chấn hoặc bệnh thái nhân cách của trẻ.
B. Vệ sinh tâm lý tuổi thiếu niên (10-15 tuổi)
Vệ sinh tâm lý tuổi vị thành niên là quan trọng nhất vì khi ở lứa tuổi đó có rất nhiều biến
động nhiều thay đổi về mặt tâm lý
Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển trong đó tăng trưởng phụ thuộc của trẻ phụ
thuộc vào sự đọc lập của người trưởng thành. Giai đoạn này thường bắt đầu từ khoảng
10 tuổi và kéo dài cho đến cuối tuổi thiếu niên hoặc đầu 20. Trong giai đọan vị thành
niên, trẻ em trải qua sự thay đổi rõ ràng về phát triển thể chất, trí tuệ, và cảm xúc .


Hướng dẫn trẻ vị thành niên vượt qua giai đoạn này là một thách thức đối với cha mẹ
cũng như các bác sỹ lâm sàng.
I.Giai đoạn phát triển tâm lý tuổi thiếu niên
Ở lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em.
Vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng
những tên gọi khác nhau như ‘ thời kỳ quá độ’, ‘ tuổi kháo bảo’,’ tuổi khủng hoảng’, ‘
tuổi bất trị’,….. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang
tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn chính là người trưởng
thành, tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển như thể chất, trí
tuệ, đạo đức lẫn tình cảm…. của giai đoạn này.
Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “ vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều

này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống cũng như
các hoạt động… Mặt khác, ở những trẻ em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ
phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn – điều này do hồn cảnh sống, hoạt
động khác nhau của các em tạo nên. Hoàn cảnh đó có hai mặt:
Thứ 1: Những yếu điểm của hồn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người
lớn chẳng hạn như trẻ chỉ chú tâm vào việc học , ngoài việc học ra không
tham gia vào những hoạt động khác để giúp phát triển trí tuệ. Nhiều bậc
phụ huynh cũng có xu thế khơng để cho trẻ hoạt động, làm những công việc
khác nhau, vui chơi … chỉ muốn con mình tập trung vào việc học
Thứ 2: Những yếu tố của hồn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn
như sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc phụ huynh q bận,
khơng có nhiều thời gian bên cạnh con, ít khi nói chuyện và tâm sự với các
con, gia đình gặp khó khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều
để sinh sống, khiến trẻ cảm thấy cơ dơn,khơng có sự quan tâm cuẩ cha mẹ
đồng thời khơng được vui chơi, giải trí như bao bạn bè. Điều đó đưa đến trẻ
tính độc lập, tự chủ hơn trong cuộc sống
Đối với một số trẻ em, tri thức, sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều,
nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít.
Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở trường mà chỉ quan tâm đến
những vấn đề khác, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi
để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộc sống để tỏ ra mình như
người lớn. Ở một số em khác khơng biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài,


nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện cho mình có những đứac tính của
người lớn như dũng cảm, tự chủ, độc lập… còn quan hệ với bạn gái như trẻ
con.
II.Đặc điểm tâm sinh lý
Nhân cách phát triển mạnh mẽ, tự ý thức đã bắt đầu hình thành các quan niệm về cuộc
sống rõ ràng hơn, các mối quan hệ xã hội được mở rộng. Tự nhận thức về bản thân của

thiếu niên, xu hướng vươn lên làm người lớn, cảm giác mình là người lớn đã tác động
mạnh mẽ đến thiếu niên làm các em nảy sinh nhận thức mới. Đó là nhận thức về sự
trưởng thành của bản thân. Cảm giác về sự trưởng thành khiến các em quan tâm nhiều
hơn đến bản thân, tìm hiểu những phẩm chất và năng lực riêng của bản thân cũng như của
người khác, quan tâm đến những cảm xúc, tình cảm mới, những mối quan hệ giữa người
với người, đặc biệt là quan hệ nam và nữ. Quan tâm đến vị thế của mình trong xã hội, từ
đó hình thành nên một hệ thống giá trị hướng đến thế giới của người lớn, cố gắng bắt
chước người lớn về mọi phương diện từ vẻ bề ngoài đến cách ứng xử,..
Từ sự tự nhận thức về bản thân và người khác, các em xuất hiện nhu cầu đánh giá bản
thân, đánh giá người khác, so sánh mình với người khác để tìm ra những ưu, nhược điểm
của bản thân. Các em biết đánh giá và phê phán bản thân, biết xấu hổ, tỏ ra hói hận, muốn
phục thiện khi nhận thức được mình đã làm sai điều gì đó.
Tuổi thiếu niên cũng là lứa tuổi bắt dầu hình thành quan điểm riêng, lý tưởng, niềm tin.
Các em bắt đầu có khả năng nhận xét, đánh giá về hệ thống giá trị, về các chuẩn mực đạo
đức, so sánh nó với những trải nghiệm thực tế, từ đó hình thành những quan điểm riêng.
Đây cũng là một cấu tạo tâm lý mới đặc trưng của thiếu niên. Tuy nhiên, các giá trị,
chuẩn mực đạo đức của thiếu niên chưa có nền tảng vững chắc, do thiếu niên chưa hình
thành thế giới quan khoa học, nên dễ thay đổi, nhất là dưới tác động của bạn bè. Hơn nữa,
nhiều giá trị đạo đức của các em được hình thành tự phát nên có thể có những ngộ nhận,
hiểu biết phiến diện, khơng chính xác về một số giá trị đạo đức dẫn đến sự phát triển
những nét tiêu cực trong tính cách. Vì vậy, người làm công tác giáo dục nên chú ý đến
điểm này.
III. Biện pháp vệ sinh tâm lý
Ở lứa tuổi này, nhân cách của trẻ được phát triển một cách mạnh mẽ, trẻ đã tự ý
thức, đã bắt đầu hình thành các quan niệm về cuộc sống rõ ràng hơn và quan hệ xã hội
bước đầu được mở rộng...


Hoạt động chủ đạo của trẻ lúc này là học tập. Các biện pháp vệ sinh tâm lý được
đan xen với hoạt động học tập và tổ chức học tập cho trẻ. Cần tránh tạo ra gánh nặng

trí tuệ và tránh thúc ép các em học quá sức các môn học văn hoá, thể thao, âm nhạc,
hội hoạ...
Ở lứa tuổi này, trẻ dễ có những khủng hoảng tâm lý đi kèm với những biến đổi
mạnh mẽ về sinh lý. Đối với trẻ em gái, nếu không được chuẩn bị chu đáo về tâm lý
cho lần thấy kinh nguyệt đầu trên thì các em dễ bị những mặc cảm nặng nề. Ở em trai,
sự phát triển tâm lý giới tính cũng chuyển sang thời kỳ mới. Nếu các em bị những tác
động xấu của video đen, phim ảnh đồi truỵ... thì dễ có những hành vi chống đối xã hội,
phi đạo đức. Các biện pháp vệ sinh tâm lý đối với lứa tuổi này gắn liền với công tác
giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội.
C. Vệ sinh tâm lý lứa tuổi thanh niên và người trưởng thành:
I.Giai đoạn phát triển tâm lý và đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi thanh niên và
người trưởng thành:
 Giai đoạn phát triển tâm lý ở lứa tuổi thanh niên
Lứa tuổi thanh niên được đánh dấu bằng sự trưởng thành về tất cả các mặt của con người.
Tâm lý của thanh niên dần ổn định hơn so với lứa tuổi trước đó. Trong giai đoạn này, con
người có đầy đủ sức khỏe để đảm nhận các nhiệm vụ xã hội và gia đình giao cho. Hoạt
động chủ đạo của lứa tuổi này là học tập và hoạt động xã hội.Về nhân cách lứa tuổi này
bắt đầu khám phá thế giới nội tâm của chính mình. Bắt đầu có ý thức về nghề nghiệp.
Đây cũng là lứa tuổi hay đánh giá về hình ảnh của cơ thể mình nhất. Thường họ khơng
hài lịng về chiều cao (q thấp hoặc q cao), vóc dáng cơ thể (quá gầy, quá béo)… Khi
bước vào tuổi 19, trở thành sinh viên, các thanh niên phải thích nghi với cuộc sống và
hoạt động mới. Sự thích nghi này của mỗi sinh viên là không giống nhau. Tùy thuộc vào
tính cách riêng và mơi trường cụ thể họ quy định.
+ Có những sinh viên dễ dàng, nhanh chóng hịa nhập với mơi trường mới. Nhưng lại gặp
khó khăn trong phương pháp và cách học.
+ Có người lại cảm thấy rất dễ dàng trong việc tiếp thu tri thức, cách học chuyên sâu.
Nhưng lại lúng túng, thiếu tự tin trong việc hịa nhập với bạn bè hay các nhóm hoạt động.
Một hiện tượng rất thường gặp trong tâm lý của thanh niên là bắt chước người mà họ yêu
quý. Đó có thể là một người nổi tiếng hoặc chính thầy cơ giáo, bố mẹ của mình. Từ cách
ăn mặc, cử chỉ, dáng đi đến phong cách, lối sống.

Giai đoạn này, tình bạn cùng giới, khác giới phát triển theo chiều sâu. Những bạn bè thời
THPT vẫn chiếm vị trí quan trọng. Ở nhiều người, tình bạn này là mãi mãi. Bên cạnh đó,


cịn có những người bạn mới ở nơi mình đến học tập, làm việc. Tình cảm bạn bè làm
phong phú thêm đời sống, tâm hồn, nhân cách của thanh niên.
Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, các đặc điểm nhân cách như ý chí, tình cảm, trí tuệ,
năng lực, mục đích sống… ngày càng có ý nghĩa.
 Giai đoạn phát triển tâm lý ở lứa tuổi trưởng thành
Đó là giai đoạn phát triển dài nhất của con người, và liên quan đến những thay đổi về thể
chất, cảm xúc và tâm lý khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn của mỗi người. Lần
lượt, nó có ba phân loại
+ Tuổi trưởng thành trẻ ( 25-40 tuổi): giai đoạn của năng suất cao nhất, vì nó trùng hợp
với việc hoàn thành giáo dục đại học và phát triển nghề nghiệp. Đây cũng là giai đoạn mà
lý tưởng nhất là nó được tạo ra, vì con người đang ở đỉnh cao của khả năng sinh sản và
trưởng thành cảm xúc cần thiết để đối mặt với những thay đổi mà quá trình này ngụ ý
+ Tuổi trung niên (40-50 tuổi): Từ tuổi 40, những thay đổi điển hình của mãn kinh ở phụ
nữ và mãn kinh ở nam giới bắt đầu, được đặc trưng bởi biến động nội tiết thay đổi cảm
xúc thay đổi cân nặng và chiều cao giảm ham muốn tình dục xuất hiện tóc bạc và biểu
hiện mất khối lượng xương và cơ.
+ Tuổi trưởng thành muộn (50-60 tuổi): Ngoài việc tăng cường các thay đổi về thể chất
bắt đầu ở giai đoạn trước, tuổi trưởng thành muộn được đặc trưng bởi một loạt các thay
đổi quan trọng có tác động đến các động lực xã hội. Sự giải phóng của trẻ em, trong
nhiều trường hợp ngụ ý bắt đầu một thời kỳ cô đơn cho cha mẹ. Đó là giai đoạn nghỉ hưu
và suy nghĩ lại về các ưu tiên, do đó kỹ năng, tài năng, sở thích và mối quan hệ xã hội đặc
biệt quan trọng. trong giai đoạn này, giảm ham muốn tình dục ở cả hai giới, các vấn đề về
bôi trơn âm đạo ở phụ nữ và rối loạn cương dương ở nam giới.
II. Biện pháp vệ sinh tâm lý:
Sự quan tâm của thầy cơ, cha mẹ, người thân góp phần quan trọng trong việc định hướng
tương lai của các thanh niên.Gia đình cần quan tâm đến đặc điểm tâm lý con cái. Hiểu

được tâm lý của thanh niên nói chung và bạn bè đồng trang lứa. Để hướng con cái mình
vào các hoạt động lành mạnh, bổ ích.
Theo thói quen, trong quan hệ với con cái đã bước vào tuổi thanh niên, các bậc cha mẹ
vẫn thường xem con như những đứa trẻ, mà ít chú ý đến nhu cầu nội tâm của con. Kiểu
quan hệ mang tính sai khiến, áp đặt cứng nhắc hoặc những biểu hiện tình cảm mẹ – con
thái quá đối với lứa tuổi này thường gây ra những hậu quả khơng mong đợi.
Có thể thấy, đối với giai đoạn phát triển tuổi này, vệ sinh tâm lý gắn liền với từng loại
hình hoạt động cụ thể mà cá nhân tham gia như hoạt động lao động, học tập vui chơi...
D. Vệ sinh tâm lý ở tuổi già
I. Giai đoạn phát triển tâm lý ở người già


Ở người cao tuổi với sự tích lũy kinh nghiệm trong cuộc đời, sự gia tăng kiến thức và sự
thành thạo các kỹ năng trải qua những biến động của thời gian sẽ có tác phong khác
người trẻ tuổi. Ngồi sáu mươi tuổi, các nhóm tuổi già cũng có những tính chất khơng
giống nhau. Mặt khác, q trình lão hóa của cơ thể cùng với những bệnh tật đồng diễn
cũng đều có ảnh hưởng tới sự ứng xử của tuổi già. Cổ văn Trung Hoa có câu: “… ngũ
thập tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tịng tâm sở dục bất du củ ” có
thể được coi là sự tổng kết triết lý về tâm lý sống và hành động của con người. Điều đáng
chú ý là từ cá tính vơ tư, bình thản hoặc dễ cảm xúc đến những biểu cảm tự tin, tự chủ,
lạc quan, bi quan hoặc giận hờn, bùng nổ, có thể nói những phản ứng của cá nhân cịn tùy
thuộc rất nhiều vào bản thân người cao tuổi đã trải nghiệm .
- Tuổi thọ của con người có giới hạn; dù ngoại lệ có người sống trên một trăm năm
nhưng thực tế đến nay những người còn khả năng hoạt động phần lớn dưới 80 tuổi. Con
người nói chung, người cao tuổi nói riêng, đều tuân theo qui luật sinh học của sự phát
triển có tính quyết định tới các chức năng phức hợp về vận động và nhận thức. Sau khi
đạt tới đỉnh cao ở tuổi trưởng thành, cả hai chức năng cơ thể và nhận thức đều suy giảm
dần ở người cao tuổi. Đó là sự lão hóa, qui luật của tuổi già.
- Những người cao tuổi có những thay đổi lớn về mặt sinh học và xã hội. Hoạt động của
các hệ thống tuần hồn, hơ hấp, miễn dịch, nội tiết... thay đổi theo hướng suy giảm. Về

mặt xã hội họ được nghỉ ngơi theo luật định. Sự “nghỉ hưu” đã kéo theo những thay đổi
trong quan hệ xã hội của họ. Những mối quan hệ công tác nơi công sở trước đây chiếm
một tỷ trọng lớn trong đời sống, bây giờ họ chuyển sang những mối quan hệ với bạn bè
thời thơ ấu, thuở học sinh, người đồng hương và các quan hệ gia đình, họ hàng....
II. Đặc điểm tâm sinh lý

Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn: Con cháu thường bận rộn với
cuộc sống. Điều này làm cho người cao tuổi cảm thấy mình bị lãng quên, bị bỏ rơi. Họ rất
muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được người khác xem mình khơng là
người vơ dụng. Họ rất muốn được nhiều người quan tâm, lo lắng cho mình và ngược lại.
Họ sợ sự cơ đơn, sợ phải ở nhà một mình. Do đó, nên cư xử nhẹ nhàng, đừng để các cụ
cảm thấy họ bị hắt hủi, bỏ rơi. Người lớn tuổi càng được quan tâm, chăm sóc thì tâm lý
càng tốt và tuổi thọ càng cao hơn.
Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân: Đa số người cao tuổi nếu còn sức khỏe vẫn còn có thể
giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi lại phục vụ mình, hoặc có thể tham gia
được các sinh hoạt giải trí, cộng đồng. Nhưng cũng có một số người cao tuổi do tuổi tác
đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ thuộc vào con cháu. Do vậy dễ nảy
sinh tâm trạng chản nản, buồn phiền, hay tự dằn vặt mình. Người cao tuổi mà tuổi càng


cao thì sức khỏe lại càng giảm sút, đi lại chậm chạp, khơng cịn khả năng lao động, quan
niệm sống khác với thế hệ sau... nên chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị có thể
làm cho họ tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường. Đặc biệt,
những người lớn tuổi thường ốm đau, con cháu thường xuyên chăm sóc khiến họ gặp áp
lực, cảm thấy lo lắng khi làm phiền con cháu.
Nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu, muốn con
cháu sống theo khn phép đạo đức thế hệ mình nên họ hay bắt lỗi, nói nhiều và có khi
cịn làm cho người khác khó chịu. Với một bộ phận người cao tuổi bảo thủ và khó thích
ứng với sự thay đổi, cộng với sự giảm sút của sức khỏe, khả năng thực hiện cơng việc
hạn chế, nếu thời trẻ có những ước mơ không thực hiện được, hoặc không thỏa đáng,

không hài lịng... có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm. Họ trở thành những
người trái tính, hay ghen tỵ, can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con cháu vì họ cho
rằng mình có quyền đó.
Nóng nảy, dễ stress: Các cụ cao tuổi thường khá nóng tính và dễ tự ái, dễ tự ti, hay suy
nghĩ tiêu cực nên tâm lý cũng hay nóng nảy. Vị trí xã hội thay đổi, từ người chăm sóc gia
đình, trở thành người được con cháu chăm sóc. Người già thấy họ đã bị mất đi địa vị vốn
có nên rất dễ bị tác động và khả năng kiềm chế cũng không cao, dễ sinh sự với những
điều nhỏ nhặt. Những cụ sau khi nghỉ hưu rất hay phiền muộn, mất ngủ nên tinh thần họ
bị tuột dốc và thường xuyên bị stress. Ngồi stress thì người lớn tuổi cũng dễ mắc các
bệnh lý khác, nên chú ý quan tâm để tránh rơi vào các tình trạng tiêu cực.
Sự đa nghi, suy nghĩ nhiều này là nguyên nhân của sự lo lắng và tính nóng nảy. Người già
rất mẫn cảm với tất cả mọi thứ như một sự khủng hoảng tâm lý khiến sức khỏe suy giảm.
Chú trọng đến tâm sinh lý và quan tâm, chăm sóc các cụ sẽ giúp các triệu chứng này
giảm thiểu.
Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh – tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy người cao tuổi vẫn
sợ phải đối mặt với cái chết. Cũng có những trường hợp các cụ bàn việc hậu sự cho mình,
viết di chúc cho con cháu... có những cụ khơng chấp nhận, lảng tránh điều đó và sợ chết.
Với những thay đổi chung về tâm lý của người cao tuổi ở trên dẫn đến việc một bộ phận
người cao tuổi thường thay đổi tính tình. Các thành viên trong gia đình cần thơng cảm,
thấu hiểu để chia sẻ cùng người lớn tuổi trong nhà. Tâm lý người già có những bất ổn
nhất định nên chúng ta cần tìm hiểu chi tiết để dễ dàng tạo sự hịa hợp trong gia đình hơn.
Các thế hệ con cháu cần chuẩn bị sẵn tâm lý để đón nhận thực tế này nhằm có những ứng
xử phù hợp, và cần quan tâm, lo lắng cho các cụ nhiều hơn, thường xun trị chuyện và
khuyến khích các cụ tập thể dục nâng cao sức khỏe thân thể lẫn tâm lý người cao tuổi.


Đặc biệt là chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi, nhất là những
người già cô đơn, không nơi nương tựa…
III. Biện pháp vệ sinh tâm lý
Những thay đổi về sinh học, về xã hội để lại những dấu ấn đậm nét trên những

biến đổi về tâm lý. Họ có trạng thái thiếu cân bằng trong hoạt động, có mặc cảm bị bỏ
rơi, là người thừa, là gánh nặng của gia đình, xã hội, cũng có người địi hỏi sự đền bù
của xã hội và đề cao cơng lao của mình. Sự quan tâm chăm sóc chu đáo của gia đình,
xã hội, đặc biệt là do chăm sóc y tế và bảo đảm các chế độ của xã hội, tổ chức hợp lý
thời gian nghỉ ngơi có một ý nghĩa vệ sinh tâm lý rất to lớn đối với người cao tuổi.
Vì vậy, khi nghiên cứu tuổi già, đồng thời với việc quan tâm tới các đặc điểm sinh lý và
bệnh lý của lứa tuổi còn cần chú trọng tới các vấn đề tâm lý – xã hội của người cao tuổi.
Nếu sự chăm sóc bảo vệ con người về mặt thể chất giúp giữ gìn tuổi thọ thì sự chăm lo hỗ
trợ về mặt tâm lý-xã hội sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và gia tăng sinh lực
cho tuổi già


TỔNG KẾT
Vệ sinh tâm lý tuổi vị thành niên là quan trọng nhất vì khi ở lứa tuổi đó có rất nhiều biến
động nhiều thay đổi về mặt tâm lý cũng như sinh lý.
Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển quan trọng bởi trong giai đoạn này tăng trưởng
của trẻ bắt đầu có sự độc lập như người trưởng thành. Giai đoạn này thường bắt đầu từ
khoảng 10 tuổi và kéo dài cho đến cuối tuổi thiếu niên hoặc đầu 20. Trong giai đọan vị
thành niên, trẻ em trải qua sự thay đổi rõ ràng về phát triển thể chất, trí tuệ, và cảm xúc .
Hướng dẫn trẻ vị thành niên vượt qua giai đoạn này là một thách thức đối với cha mẹ
cũng như các bác sỹ lâm sàng. Quyết định rất nhiều đến lối sống sau này của trẻ . Đây
cũng là bước ngoặc quan trọng trong tương lai của trẻ , cũng là giai đoạn mà nhân cách
của trẻ được phát triển một cách mạnh mẽ,tự ý thức đã bắt đầu hình thành các quan niệm
về cuộc sống rõ ràng hơn và các quan hệ xã hội bước đầu được mở rộng, sự phát triển
này song song với phát triển tâm lý của trẻ , trong giai đoạn này các bậc cha mẹ cần chú
ý và quan tâm đến con mình hơn để tránh những suy nghĩ sai lệch trong nhân cách cũng
như những tính cách của trẻ .
Một số biện pháp giúp điều chỉnh hướng dẫn trẻ ở giai đoạn này
Cần có sự hướng dẫn của thầy cơ gia đình để giúp trẻ có những hành vi ý thức đúng đắng
hơn , thầy cô là tấm gương mẫu mực và tạo môi trường tốt cho trẻ để phát triển tốt hơn.

Tạo điều kiện để được học trong môi trường tốt , tạo nên môi trường tâm lý thuận lợi cho
sự hình thành nhân cách hài hịa trong gia đình , mọi người trong gia đình quan tâm,
chăm sóc và chia sẽ lẫn nhau ví dụ như có các cuộc họp thảo luận trong gia đình vào cuối
tuần những điều tốt và chưa tốt và định hướng các mục tiêu trong thời gian tới cho các
thành viên điều này cũng có thể giúp cho trẻ có những nhận thức và hiểu được những
điều cần làm .
Quan tâm hướng dẫn tận tình trẻ.
Rèn luyện trong khn khổ để có quy tắc , chuẩn mực .
Ngăn ngừa những thói quen xấu nếu xuất hiện những thói quen xấu này những bậc cha
mẹ cần định hướng , chỉ dẫn một cách đúng đắng để trẻ hiểu đó là hành vi không đúng
tránh dùng bạo lực để ngăn cấm trẻ


Tạo cho trẻ những thói quen tích cực , có ích hằng ngày và các bậc phụ huynh nên là
người thực hiện cùng trẻ .
Giáo dục cho trẻ về tình cảm và cảm xúc .
Phát triển khả năng học tập và học hỏi của trẻ để giúp trẻ năng động hơn sau này.
Tránh thúc ép trẻ học tập quá mức mà phải đan xen giữa việc học và việc chơi để tránh
gây stress cho trẻ trong việc học tập , có thể định hướng cho trẻ một mơn giải trí như hội
họa , âm nhạc … giúp giải tỏa những áp lực của việc học tập.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng tâm lý đạo đức y học – Giảng viên: Th.S Nguyễn Thị Tú Trang- Khoa y Bộ
môn Y tế công cộng – Trường ĐH Bn Ma Thuột
2. Google ( do tìm qua nhiều link nên bọn em không nhớ hết ạ)




×