Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

(SKKN 2022) một số giải pháp rèn luyện kỹ năng lập dàn ý trong văn miêu tả ở môn ngữ văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.98 KB, 18 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Tập làm văn là một phân mơn quan trọng trong chương trình Ngữ văn ở bậc
THCS. Thông qua môn học này, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con
người, thiên nhiên, các hoạt động xã hội và nhìn lại chính bản thân mình qua các bài
văn, đoạn văn điển hình. Các em có dịp hướng tới cái chân, thiện, mĩ từ đó làm nảy
nở tình u con người, yêu thiên nhiên, gắn bó với con người, với thiên nhiên và thế
giới xung quanh mình... khiến cho tâm hồn, tình cảm càng thêm phong phú. Đó là
những nhân tố góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em, đồng thời thông
qua việc luyện viết các bài tập làm văn, các em có được những kĩ năng cơ bản để
phục vụ cuộc sống, đặc biệt là kĩ năng viết. Vậy để giúp học sinh viết tốt một bài Tập
làm văn thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh lập dàn ý tốt. Khi thành thạo các kĩ
năng học sinh sẽ viết được bài văn rõ ràng, mạch lạc đầy đủ theo đúng yêu cầu của
từng kiểu văn bản. Muốn vậy cần lập dàn ý trước khi viết bài.
Dàn bài được xem là xương sống của một bài văn. Trong q trình viết văn, từ
xương sống đó mà chúng ta thêm da thịt vào để có một bài văn hồn chỉnh. Chính
như thế mà Goethe, nhà văn nổi tiếng của Đức, quả quyết: "Tất cả đều phụ thuộc vào
bố cục". Vì vậy, lập dàn ý giúp học sinh bám vào các ý đã nêu trong dàn bài, nắm
vững phương pháp viết văn, từ đó viết thành bài văn theo lời văn của mình, ngồi ra
cịn rèn luyện khả năng trình bày, diễn đạt theo những cách khác nhau mà không sợ
lạc đề, mất ý, thiếu ý khi làm văn. Có như vậy thì mỗi bài văn sẽ là một tác phẩm của
chính mình.
Mặc dù lập dàn bài có vai trị quan trọng trong q trình hồn thành một bài
văn nhưng thực tế các em thường có thói quen bỏ qua công đoạn này. Các em mới từ
tiểu học lên vì vậy các kĩ năng làm bài và đặc biệt là lập dàn ý của các em còn rất hạn
chế. Gặp một đề văn các em thường đọc đề rồi viết ngay. Do vậy mà trong bài viết
của các em việc sắp xếp ý rất lộn xộn, chỗ ý trùng chỗ thiếu ý...
Lập dàn bài là một thao tác tư duy rất quan trọng. Nó định hướng cho học sinh
khi thực hiện các tiến trình để viết một bài văn. Nếu làm một bài văn mà không lập
dàn bài chẳng khác nào chúng ta đi giữa đêm tối mà không có ngọn đuốc soi đường.
Có thể nói lập dàn bài là một công đoạn quyết định giá trị một bài văn. Chính vì vậy


mà tơi đã đề cập đến đề tài: “Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng lập dàn ý trong
văn miêu tả ở môn Ngữ văn 6”.
1.2. Điểm mới của đề tài:
Từ trước đến nay cũng có rất nhiều tài liệu nghiên cứu để giúp học sinh học tốt
các phân môn của môn Ngữ văn như: Để học tốt Văn – Tiếng Việt 6,7,8,9 của (Nhà
1


xuất bản Giáo dục) , song chưa có tài liệu nào đề cập đến vấn đề “Rèn kĩ năng lập
dàn ý cho học sinh” nên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện đề tài trên. Nội
dung đề tài sẽ định hướng cho giáo viên trong giờ dạy Tập làm văn để đạt hiệu quả
cao nhất - đó là mối quan tâm của rất nhiều giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn
trong trường THCS. Đề tài đã phân tích, trình bày kĩ càng các kĩ năng để giúp học
sinh biết lập dàn bài và viết tốt một bài tập làm văn miêu tả. Từ đó, giúp học sinh có
sự chuyển biến rõ rệt, số học sinh yếu kém càng thêm u thích mơn học. Học sinh
tích cực, chủ động hơn trong các hoạt động tự học. Ngoài ra giáo viên cịn phát hiện
kịp thời, chính xác những học sinh có tư duy tố chất, kỹ năng tốt chọn vào đội tuyển
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở THCS, góp phần nâng cao chất lượng đội
tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi.
Mỗi tiết Tập làm văn bây giờ khơng cịn nhàm chán mà thực sự thu hút, lơi
cuốn, kích thích hứng thú học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giờ dạy môn
Ngữ văn. Kết quả đạt được trong quá trình học tập của học sinh về kiến thức cũng
như thái độ đều hứng thú, yêu thích mơn học. Học sinh đã biết tự mình xây dựng dàn
ý cho bài văn miêu tả, từ đó có định hướng đúng đắn, viết tốt và sáng tạo một bài văn
miêu tả. Điều đó cho thấy đề tài đã góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng môn
Ngữ văn.
1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài:
Đề tài có thể áp dụng lâu dài và rộng rãi cho giáo viên vào trong quá trình dạy
học và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ Ngữ văn lớp 6 cấp THCS.
Đề tài được xây dựng từ việc tích lũy những kinh nghiệm qua các năm dạy môn

Ngữ văn 6 ở Trường THCS.
-----*-----

2


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
2.1.1. Số liệu thống kê tình hình trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài.
Năm học 2020-2021, tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ văn
khối 6. Trước khi chưa có đề tài này tơi đã làm cuộc khảo sát kĩ năng lập dàn ý cho
học sinh trong văn miêu tả.
Kết quả:
Mức độ kĩ năng lập dàn ý của học sinh

Lớp
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu, kém
số
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6.1 37

2
5.4
4
10,8
12
32,4
19
51.3
6.2 37
3
8.1
5
13,5
13
35.1
18
48.6
6.3 37
2
5,4
3
8.1
12
32,4
20
54,1
Qua bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy kết quả lập dàn ý của học sinh
chưa cao. Kỹ năng lập dàn bài tốt, khá cịn ít, trong khi đó kỹ năng lập dàn bài trung
bình, yếu chiếm số lượng cịn nhiều. Do đó, việc tìm hiểu thực trạng vấn đề và đưa ra
các giải pháp để nâng cao hiệu quả và chất lượng trong tiết Tập làm văn là rất cần

thiết.
2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
a. Về phía giáo viên:
Vẫn cịn nhiều giáo viên giảng dạy chưa thực sự tâm huyết với nghề, việc đầu tư
cho tiết dạy cịn hạn chế, chỉ đầu tư khi có người dự giờ hoặc thao giảng. Giáo viên
lên lớp đôi khi cịn theo kiểu học truyền thống cơ đọc, trị chép hoặc kiến thức bài
giảng đều trùng khớp với nội dung sách giáo khoa, chưa mang đến cho học sinh được
điều mới mẻ nên học sinh nhàm chán và có suy nghĩ khơng cần chú ý vì đã có trong
sách giáo khoa hết rồi.
Một số giáo viên vận dụng phương pháp đổi mới chưa phù hợp, hình thức dạy
học chưa phong phú, chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động của học sinh trong
học tập.
b. Về phía học sinh:
Các em học sinh lớp 6 mới ở bậc tiểu học lên chưa quen với phương pháp học của
học sinh THCS nên khả năng tiếp thu kiến thức của các em rất hạn chế và nhất là khả
năng diễn đạt.
Một số em biểu hiện ý thức học tập còn kém, chưa tự giác trong học tập, khơng
thích học, chưa có niềm say mê với văn học mà chỉ học một cách đối phó. Ngồi ra,
3


phim ảnh, truyện tranh và đặc biệt là các trò chơi điện tử cũng làm ảnh hưởng đến
việc học tập của các em.
Thời gian dành cho việc rèn luyện kĩ năng cịn q ít.
Học sinh cịn xem nhẹ việc lập dàn ý khi làm văn nên các em khơng tìm ra đặc
điểm nổi bật của đối tượng muốn miêu tả.
Do học sinh có thói quen từ dưới lớp 5 chỉ học thuộc các bài Tập làm văn mẫu
nên lên lớp 6 các em khi nhận đề đọc đề và làm ngay ,không cần lập dàn ý.
Không hiểu lập dàn ý là gì ? Nên học sinh khơng biết làm thế nào để huy động
ý, lúng túng khi sắp xếp ý.

Đa số các em rất hạn chế về kĩ năng này nên việc dành thời gian lập dàn ý
trước khi làm bài rất ít em thực hiện .
Như vậy, những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng khơng ít tới chất lượng bài
làm văn của học sinh nói riêng cũng như chất lượng bộ mơn Ngữ văn nói chung.
c. Về phía phụ huynh học sinh, xã hội:
Điều kiện kinh tế cịn khó khăn, đa số phụ huynh ít quan tâm đến việc học của
con em mình nên cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc học tập và chất lượng dạy và
học bộ mơn.
2.2. Các giải ph¸p:
Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 2, phân môn Tập làm văn chủ
yếu hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiểu bài văn miêu tả. Trong văn miêu tả có 2 dạng
đó là văn tả cảnh, văn tả người. Kiểu bài này cũng không còn mới đối với học sinh
cấp 1, lên cấp 2 đòi hỏi cao hơn, kiến thức rộng hơn, nhưng thực chất các em mới
nắm được dạng bài, chứ chưa có kĩ năng làm bài. Vậy để làm được bài văn miêu tả
ngoài các kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh thì lập dàn ý là khâu quan trọng
nhất. Dàn ý của một bài văn miêu tả cũng có 5 bước:
Bước 1: Tìm hiểu đề
Bước 2: Tìm ý
Bước 3: Lập dàn ý
Bước 4: Viết bài
Bước 5: Đọc lại và sửa chữa
Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:
2.1. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề:
Tìm hiểu đề là kĩ năng quan trọng trước khi quan sát và tìm ý cho bài văn, vì
nó định hình cho học sinh đối tượng được miêu tả là tả người hay tả cảnh.
Trước tiên, giáo viên chọn được đề bài tập làm văn cho phù hợp, gần gũi với
các em để các em có khả năng trực tiếp quan sát. Sau đó giáo viên hướng dẫn cho học
4



sinh đọc kĩ và phân tích đề bài để tìm ra được yêu cầu về nội dung, hình thức (thể
loại), vì vậy đây là việc làm rất quan trọng đối với học sinh.
Ví dụ với đề bài:
Con đường từ nhà em đến trường rất quen thuộc đối với em. Hãy tả con
đường đó vào buổi sáng, khi em đi học.
Giáo viên cho học sinh đọc đề bài sau đó giáo viên đặt một số câu hỏi để gây
sự chú ý cho học sinh vào bài học:
? Bài văn này thuộc thể loại nào? - Văn miêu tả cảnh vật.
? Vì sao em biết được? - Phần này thường thể hiện ngay sau từ Hãy...
? Hãy xác định đối tượng miêu tả trong đề bài ? - Con đường.
? Tả con đường vào thời gian nào? – Vào buổi sáng khi em đi học.
? Đặc điểm của con đường được miêu tả là gì? – Rất quen thuộc đối với em.
Cách 1: Giáo viên vừa đặt câu hỏi kết hợp dùng phấn màu gạch chân dưới các
từ xác định thể loại; đối tượng; phạm vi miêu tả.
Con đường từ nhà em đến trường rất quen thuộc đối với em. Hãy tả con
đường đó vào buổi sáng, khi em đi học.
Cách 2: Hoặc kẻ bảng phân tích đề, đặt câu hỏi kết hợp điền vào bảng sau:
Phạm vi đối tượng miêu tả
Thể loại
Đối tượng
Không gian
Thời gian
Đặc điểm
Tả cảnh vật
Con đường Từ nhà em đến Vào buổi sáng Rất quen thuộc
trường
khi em đi học
đối với em
Việc tìm hiểu đề như trên giúp cho học sinh khơng những có cái nhìn tổng qt,
tránh những chỗ hiểu sai mà còn giúp cho học sinh xác định được yêu cầu đề bài cụ

thể trên ba phương diện: Thể loại; đối tượng và phạm vi miêu tả ( thông thường đối
tượng miêu tả thường liên quan đến các phạm vi: Không gian - thời gian - đặc
điểm.Tuỳ theo đề bài mà phần giới hạn đối tượng miêu tả có ít, có nhiều hoặc khơng
có.
2.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh tìm ý trong văn miêu tả:
Khi học sinh đã xác định được yêu cầu của đề bài thì thao tác quan trọng tiếp
theo là các em phải tìm ý cho đề văn. Trước khi học sinh tiến hành tìm ý giáo viên
phải hướng dẫn học sinh quan sát để tìm được nét riêng, nét tiêu biểu của đối tượng
cần miêu tả.
Học sinh có thể quan sát bằng nhiều giác quan. Nhờ phát huy được lợi ích của
các cách quan sát mà mà học sinh có được cảm nhận và cảm xúc phong phú, chân
thành về đối tượng. Từ đó, tạo ra cho các em những tình cảm sâu sắc về đối tượng,
giúp các em tìm được ý và tạo dựng được một dàn ý có đầy đủ nội dung và có văn
phong hay.
5


Ví dụ với đề bài : Hãy tả một đêm trăng nơi em đang ở.
Sau khi cho học sinh tìm hiểu đề, giáo viên chia tổ sau đó trình chiếu hình ảnh
về đêm trăng cho học sinh quan sát.

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận nhóm viết vào bảng phụ ( giáo
viên cho học sinh chuẩn bị sẵn bảng phụ và bút lông). Giáo viên nêu một số câu hỏi
để hướng học sinh tập trung vào nội dung yêu cầu của đề và gợi ý cho các em có thể
phát hiện những nét đặc sắc của bầu trời, cây cối, cảnh vật... mà các em chưa nhận ra
để bổ sung những thiếu sót. (giáo viên chú ý cho các em đây khơng phải là hình ảnh
đêm trăng nơi các em đang ở mà liên tưởng xem hình ảnh trong tranh có điểm gì
giống với đêm trăng ở nơi em đang ở.)
Sau khi giáo viên cho học sinh quan sát và đọc kĩ đề bài hướng dẫn các em tìm
ý theo các cách sau :

Cách1: GV yêu cầu học sinh liệt kê các ý theo sự tưởng tượng bằng trí nhớ của
mình để giúp học sinh ghi lại các ý lộn xộn của bài văn ,sau đó sắp xếp theo thứ tự
miêu tả .
Cách 2: Hướng dẫn các em tìm ý bằng cách đặt câu hỏi.
? Em nhìn thấy cảnh gì trong tranh?
? Em quan sát được cảnh đó vào lúc nào? Đứng ở đâu để quan sát?
? Quan sát theo trình tự nào và sử dụng các giác quan nào để quan sát?
? Quan sát như vậy, em nhìn thấy những gì trong khơng gian ấy ?
? Khi trăng chưa lên, cây cối, cảnh vật, con người hoạt động như thế nào?
?Khi trăng bắt đầu mọc; lúc trăng lên cao; khi về khuya; quang cảnh hiện ra
dưới trăng ra sao ?
? Chú ý chi tiết nào để tả trong đêm trăng này?
? Đó là một đêm trăng như thế nào? Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu?
(Nhận xét, quan sát).
6


? Từ chi tiết, cảnh vật được tả, em liên tưởng đến điều gì? Và so sánh với
những hình ảnh trên như thế nào? ( So sánh, tưởng tượng)
? Em có suy nghĩ như thế nào về đêm trăng đó? (Nhận xét, suy ngẫm...).
Từ trình tự các câu hỏi trên, học sinh trả lời và ghi nhanh ra giấy hoặc bảng
phụ sau đó so sánh đối chiếu với tranh mà mình quan sát được.
Việc quan sát qua tranh, ảnh...tạo cho học sinh sự hứng thú, bộc lộ được cảm
xúc của bản thân trước đối tượng được miêu tả. Từ đó, các em dễ dàng biết cách tìm
và dùng từ, chọn ý, đặt câu...giúp cho việc miêu tả sinh động và hấp dẫn hơn.
Cách 3: Tìm ý bằng cách sắp xếp hoặc nối các ý mà GV đã cho sẵn .
2.3 Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đề văn miêu tả:
Đây là việc làm cần thiết, cho học sinh biết được dàn ý là xương sống của bài
văn, giúp cho học sinh không bị lạc đề, thiếu ý khi viết. Ngồi ra cịn giúp cho học
sinh phân biệt được dàn ý đại cương và dàn ý chi tiết để các em biết được khi nào lập

dàn ý đại cương, khi nào thì lập dàn ý chi tiết. Các em phải nắm vững khái niệm:
Dàn ý là trình tự sắp xếp các ý chính của bài để dựa vào đó mà nói hoặc viết cịn Dàn
ý đại cương là trình tự ghi hệ thống những đề mục lớn, khi nhìn vào người đọc thấy
được nội dung bài viết, xác định người viết có bám sát đề hay không. Như vậy, kĩ
năng lập dàn ý đều phải được rèn luyện trước mỗi đề văn sẽ viết.
Quá trình lập dàn ý cần gắn với tìm ý, đây là kĩ năng rất quan trọng. Thực tế,
trong khi làm bài, đa số các em khơng có thói quen lập dàn bài. Chính vì thế, các em
thường gặp khó khăn trong việc xác định được trình tự, nội dung của đề văn phải
làm. Do vậy, giáo viên phải hướng dẫn cho các em nắm chắc bố cục bài văn miêu tả.
Ví dụ, khi học bài: Phương pháp tả cảnh (SGK Ngữ văn 6 – tập 2) có đưa ra
dàn ý sau:
- Bố cục bài văn tả cảnh thường có 3 phần:
+ Mở bài: giới thiệu cảnh được tả.
+ Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự
+ Kết bài: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
Ví dụ: Bài văn tả người:
Nếu dựa vào dàn ý này để triển khai thì học sinh sẽ khó thực hiện được vì dàn
ý chưa được cụ thể. Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn tìm ý, rèn kĩ năng và bắt buộc
phải lập dàn ý bằng cách sắp sếp các ý đã tìm được theo trình tự trên để thao tác này
trở thành thói quen và thực hiện được theo từng đối tượng.
Tóm lại, mục đích của việc rèn luyện kỹ năng lập dàn ý trong văn miêu tả cho
học sinh là giúp các em phát triển được khả năng tìm ý, tạo dựng được một dàn ý có

7


đầy đủ nội dung và có văn phong hay từ đó các em có thể viết các bài văn miêu tả
một cách hoàn chỉnh với nội dung chi tiết, bố cục đầy đủ và văn phong trôi chảy.
Để đạt được mục đích nói trên, giáo viên cần chú trọng đến các hoạt động quan
sát đối tượng với các kỹ năng nhận biết về không gian-thời gian-đặc điểm của đối

tượng miêu tả cũng như chú trọng đến một tiết dạy rèn luyện kỹ năng lập dàn ý theo
từng chủ đề, chủ điểm ở sách giáo khoa, có mở rộng thực tế.
Học sinh cũng cần được rèn luyện bằng nhiều thủ thuật và mục đích khác nhau
sao cho phù hợp với nội dung u cầu, tạo nên khơng khí sơi nổi, hứng thú trong học
tập làm cho giờ học hiệu quả hơn.
2.4. Hình thức trình bày dàn ý
*Sử dụng Power Point và máy chiếu trong giờ dạy học:
Có thể nói rằng việc áp dụng những phương tiện hiện đại vào dạy học đã tạo
điều kiện thuận lợi rất nhiều trong quá trình giảng dạy của giáo viên, bên cạnh đó
cũng giúp học sinh làm quen với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin và
khoa học kỹ thuật trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với sự
đổi mới của ngành giáo dục. Do vậy ứng dụng CNTT trong các tiết dạy là rất cần
thiết đặc biệt trong các tiết dạy văn miêu tả ở môn Ngữ văn lớp 6 vì nó đem lại hiệu
quả rất cao.
Học sinh được quan sát tranh một cách rõ ràng, dễ nhận biết đối tượng miêu tả.
Học sinh có nhiều thời gian để thảo luận và thực hành trước lớp.
Nâng cao khả năng làm việc cặp- nhóm của các em. Tạo cho khơng khí lớp học
sơi nổi và tích cực hơn.
Giáo viên có thời gian sửa được nhiều lỗi sai cho học sinh, từ đó học sinh có cơ
hội khắc phục được những thiếu sót của chính bản thân mình.
* Một số đề bài dạy minh họa :
Đề bài tả cảnh: Hãy tả một đêm trăng nơi em đang ở.
(SGK/36 – Ngữ văn 6- Tập 2)
Giáo viên cho học sinh đọc đề bài để xác định thể loại và nội dung của đề.
- Thể loại : Tả cảnh.
- Nội dung: đêm trăng nơi em đang ở.
Giáo viên trình chiếu hình ảnh một đêm trăng. Cho các em quan sát tranh và
hỏi xem các em có nhận biết được cảnh đêm trăng này ở đâu, có giống với cảnh đêm
trăng nơi em đang ở không và giống ở điểm nào…
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận theo nhóm, viết ra những gì mình quan sát

được. Các nhóm có thể so sánh kết quả với nhau sau khi quan sát.

8


Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bằng nhiều giác quan, trong đó có sự liên
tưởng, tưởng tượng, nhận xét về cảnh và ghi chép lại nhanh những gì quan sát được
vào bảng phụ.
Qua đó, giáo viên có thể gợi ý cho các em phát hiện những nét đặc sắc của bầu
trời, cây cối, cảnh vật... mà các em chưa nhận ra để bổ sung những thiếu sót.
Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên hướng dẫn các em lựa chọn từ ngữ chính
xác, thích hợp để lập dàn ý theo bố (cục 3 phần).
Bố cục
Dàn ý đại cương
Dàn ý chi tiết
Giới thiệu cảnh được tả: Cảnh
Giới thiệu cảnh đêm trăng đẹp khiến
Mở bài gì, ở đâu? Lý do tiếp xúc với em nhớ mãi. Nêu rõ hoàn cảnh được
cảnh, ấn tượng chung?
chứng kiến đêm trăng đó.
Thân
Tập trung tả cảnh vật chi tiết
Lần lượt miêu tả và kể có vận dụng
bài
theo một trình tự hợp lý:
các phép liên tưởng, tưởng tượng, so
sánh...)
+ Tả bao quát:
+ Tả bao quát: quang cảnh lúc trăng
chưa lên: Bầu trời, cảnh thôn quê, đường

làng, con người sinh hoạt...
+ Tả chi tiết:
+ Tả chi tiết: quang cảnh lúc trăng
- Từ ngoài vào trong, từ xa bắt đầu mọc: Trăng nhìn xa như thế nào?
đến gần...(vị trí quan sát cảnh...) Quang cảnh bầu trời, thơn xóm, cảnh lúc
- Cảnh chính hoặc cảnh quen trăng cịn lấp ló sau bụi tre...
thuộc mà em thường tiếp xúc.
+ Cảnh khi trăng lên cao: Bầu trời,
(Tập trung tả cảnh vật chi tiết vầng trăng, sao trời, nhà cửa, cây cối,
9


theo một trình tự hợp lý.)

Kết
bài

đường làng, cảnh sinh hoạt ... dưới ánh
trăng.
+ Cảnh trăng khi đêm về khuya
(cảnh vật, cây cối, âm thanh...).
Cảm nghĩ chung sau khi tiếp
Cảm nghĩ của em về đêm trăng đẹp
xúc, tình cảm: u, thích...hoặc
- Trăng ở quê em thật đẹp.
hành động, nguyện vọng của bản
- Em càng thêm yêu mến, gắn bó với
thân.
quê hương.


Đề bài tả người: Em hãy viết bài văn tả người thân u và gần gũi nhất với
mình (ơng, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...) ( SGK/94 – Ngữ văn 6- Tập 2)
GV giới thiệu đề bài. Yêu cầu học sinh xác định thể loại và nội dung của đề
bài :
- Thể loại: Miêu tả người.
- Nội dung : Tả một người thân yêu và gần gũi nhất đối với mình. Miêu tả tồn
diện về ngoại hình, lời nói, cử chỉ, việc làm, thói quen, tính cách... của người đó. Qua
bài viết, thể hiện được quan hệ thân thiết, ruột thịt của mình với đối tượng được miêu
tả. Giáo viên yêu cầu học sinh lập dàn ý đại cương sau đó lập dàn ý chi tiết.
Ví dụ:
Bố cục
Dàn ý đại cương
Dàn ý chi tiết
Giới thiệu người được tả:
- Giới thiệu về người được tả (Ơng, bà,
Tên là gì? Bao nhiêu tuổi? cha, mẹ, anh, chị, em...)
Mở bài
Có mối quan hệ như thế - Tình cảm (khái quát) của em về người
nào? Ấn tượng ban đầu?
được tả.
Thân
Miêu tả khái quát:
Miêu tả cụ thể ơng, bà, cha mẹ…
bài
- Hình dáng...
- Tả chân dung: tên gọi, tuổi tác, nghề
- Đầu tóc, mặt mũi, ăn nghiệp, hình dáng, giọng nói...
mặc...
(Miêu tả chi tiết những đặc
điểm đáng chú ý nhất về

hình dáng).
- Tính nết, hành động, cử - Tả hoạt động: những việc làm, kỉ niệm để
chỉ, lời nói, việc làm ...
lại ấn tượng đặc biệt cho em:
+ Chăm sóc em trong cuộc sống hàng
ngày: ăn, ngủ, học hành... (có thể là những
người lớn tuổi).
+ Tâm tình lúc vui buồn (có thể là những
10


người ngang tuổi).
+ Cùng mình chơi, vui, học tập, chia sẻ
giúp đỡ...(có thể là người em).
- Những đức tính của người được tả: Quan
tâm, mẫu mực, tâm lí...(Chú ý miêu tả cả nội
tâm  tăng sức hấp dẫn và thuyết phục).
Kết
bài

Cảm nhận chung về ông, bà, cha mẹ...
Nêu nhận xét hoặc tình - Cảm nghĩ sâu sắc của em về người ấy.
cảm, yêu thích về người - Biết ơn, tự hào, trân trọng, yêu mến, vâng
được tả.
lời, nhớ thương,... Mong ước...

Như vậy, chúng ta thấy việc rèn luyện kỹ năng lập dàn ý trong văn miêu tả ở
môn Ngữ văn 6 là một việc làm rất quan trọng và cần thiết để viết được một bài văn
hoàn chỉnh cả về hình thức lẫn nội dung. Bên cạnh đó giáo viên cũng nên chú ý cho
học sinh bố cục của một bài văn miêu tả cụ thể.

Từ dàn ý đại cương, giáo viên có thể yêu cầu học sinh vận dụng vào để thực
hiện, nhưng đòi hỏi các em phải chọn trình tự miêu tả sao cho hợp lý. Chú ý linh hoạt
trong việc thực hiện thao tác lập dàn bài. Qua đó, những suy nghĩ và cảm xúc chân
thành của các em sẽ thể hiện được những tình cảm của mình với đối tượng được tả.
Giáo viên lưu ý cho học sinh tả cảnh bao giờ cũng có con người, vật, phong
cảnh thiên nhiên. Hoạt động của con người, chim muông làm cho cảnh vật thêm đẹp
và sinh động. Nên nhớ việc quan sát là để tìm ý, xác định nội dung cho việc viết bài
văn miêu tả. Vì thế cần phải tìm hiểu kĩ, phải nắm bắt được cái thần và nét riêng biệt
của đối tượng. Chính cái nét riêng đó tạo nên cái mới và độc đáo cho bài văn. Và là
cơ sở để ta lập dàn ý bài văn đầy đủ, khoa học, hợp lý... Điều này sẽ giúp học sinh
viết được một bài văn mạch lạc, rõ ràng, khơng lạc đề.

Một số hình ảnh minh hoạ:
Đề bài: Tả lại quang cảnh một dịng sơng.
(SGK/29 - Ngữ văn 6 - Tập 2)
11


Đề bài: Quang cảnh một buổi sáng (bình minh) trên biển.
(SGK/36- Ngữ văn 6 - Tập 2)

12


Đề bài: Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
(SGK/47- Ngữ văn 6 – Tập 2)

Đề bài: Tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
(SGK/49- Ngữ văn 6 – Tập 2)


13


Đề bài : Tả cảnh bão lụt ở quê em.
(SGK/49- Ngữ văn 6 – Tập 2)

Đề bài: Cảnh một đầm sen đang mùa hoa nở.
(SGK/120- Ngữ văn 6 – Tập 2)

14


Đề bài: Tả một em bé thơ ngây, bụ bẫm đang tập đi, tập nói.
(SGK/121- Ngữ văn 6 – Tập 2)

Kết quả đạt được:
Sau khi áp dụng đề tài nêu trên vào dạy học bộ môn, tôi thấy học sinh đã có sự
tiến bộ rõ rệt. Các em đã lập được dàn ý, trình bày bài văn theo một trình tự dàn ý
được lập, sử dụng từ ngữ chính xác, hình ảnh sinh động, tích cực tham gia các hoạt
động học tập. Các em đã biết thực hành và vận dụng được kiến thức vào làm bài, kỹ
năng lập dàn ý tốt hơn rất nhiều.
Tôi đã khảo sát các lớp 6.1, 6.2 và 6.3 sau khi áp dụng các nội dung của đề tài
vào dạy học. Kết quả so với các bài kiểm tra ban đầu có sự tiến bộ rõ rệt.
Kết quả:
Mức độ kĩ năng lập dàn ý của học sinh

Lớp
Tốt
Khá
Trung bình

Yếu, kém
số
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6.1 37
10
27
15
40.5
5
13.5
5
13.5
6.2 37
12
32.4
14
37.8
6
16.2
5
13.5
6.3 37
10

27
14
37.8
8
21.6
5
13.5
Bảng thống kê chất lượng bộ môn học kỳ 2:
Lớp Sĩ
Trước khi chưa áp dụng SKKN

Sau khi áp dụng SKKN
15


số

Khá, Giỏi
Sl
%

Trung bình
SL
%

6.1

37

9


24.3

16

43.2

6.2

37

10

27.0

16

43.2

6.3

37

8

21.6

15

40.5


Yếu, kém
SL
%
32.
12
4
29.
11
7
37.
14
8

Khá, Giỏi
SL
%

Trung bình
SL
%

20

15

40.5

2


5.4

12

32.4

1

2.7

14

37.8

5

13.5

24
18

54
64.
8
48.
6

Yếu, kém
SL
%


Từ bảng số liệu ở trên cho chúng ta thấy, chất lượng bộ môn đã chuyển biến rõ
rệt và cao hơn nhiều so với trước khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm. Điều này
khẳng định rằng, việc rèn luyện ký năng lập dàn ý trong văn miêu tả ở môn Ngữ văn
lớp 6 đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học. Bên cạnh đó, cũng thể
hiện rõ sự nỗ lực của thầy và trị trong q trình dạy và học. Giờ đây các em đã u
thích học bộ mơn hơn, các em khơng cịn lúng túng khi lập dàn ý cho đề bài văn miêu
tả nữa, các em luôn sôi nổi, chủ động trong học tập, ln tích cực tham gia phát biểu
ý kiến của mình trong suốt quá trình học tập làm cho lớp học luôn sinh động và chất
lượng học tập bộ môn Ngữ văn ngày càng được nâng cao hơn.
-----*-----

3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1 Ý nghĩa đề tài:
Với đề tài này có vai trị, ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với phân môn Tập
làm văn lớp 6 nói riêng và bộ mơn Ngữ văn THCS nói chung.
Sau khi áp dụng đề tài và qua thực tế giảng dạy Tập làm văn, tôi rút ra rằng:
Lập dàn ý trước khi viết bài là khâu vô cùng quan trọng. Vì vậy, khi dạy Tập làm
văn, giáo viên hết sức chú ý việc lập dàn ý, thường xuyên kiểm tra các em, tun
dương ,khích lệ những em có dàn ý tốt.
Muốn đạt kết quả cao trong giảng dạy bộ môn trước hết giáo viên phải có trách
nhiệm, lịng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, biết đầu tư cho bài soạn cũng như bài
giảng có chất lượng. Phải xác định rõ mục đích yêu cầu trọng tâm của bài dạy, biết sử
dụng và kết hợp linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng
bộ môn, với nội dung bài học cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Vì vậy, giáo viên với vai trị tổ chức hoạt động của học sinh phải có cách hướng
dẫn học sinh xác định chính xác, cụ thể yêu cầu của bài, giúp học sinh chủ động tìm
16



thơng tin để làm bài. Từ đó, hướng dẫn rèn kĩ năng lập dàn ý trong văn miêu tả cho
học sinh. Để có bài văn đạt kết quả cao, giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát cụ
thể, rõ ràng và thông qua hệ thống câu hỏi để các em trả lời và lập được dàn bài. Từ
đó, học sinh nắm được trình tự quan sát nhiều hơn, cụ thể và tỉ mỉ hơn. Khi làm bài
các em không mơ hồ mà tích cực và hứng thú khi làm văn. Giáo viên phải biết khai
thác, sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học như máy chiếu, tranh
ảnh, bảng phụ, vật thật để gây hứng thú học tập cũng như hỗ trợ các em tiếp thu kiến
thức một cách vững chắc trong quá trình học. Làm tốt việc quan sát, tìm ý, lập dàn ý,
các em sẽ tự tin và làm văn có hiệu quả hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ
mơn Ngữ văn trong nhà trường cũng như lòng yêu văn học ở các em.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
a. Đối với nhà trường:
Cần đầu tư mua sắm thêm thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo bộ môn Ngữ
văn để cho học sinh và giáo viên mượn tham khảo.
Nhà trường nên tổ chức các buổi ngoại khố tìm hiểu về những cảnh đẹp ở
quê hương để các em có cơ hội quan sát, tìm hiểu cụ thể hơn.
Tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội được giao lưu, học tập kinh nghiệm của
đồng nghiệp nhằm nâng cao năng lực chuyên mơn.
b. Đối với giáo viên:
Để phần lập dàn ý có hiệu quả, giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài dạy, xác định
mục tiêu bài tập, hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý để lập dàn bài hồn chỉnh.
Giáo viên cần kiên trì trong việc kiểm tra, chỉnh sửa, đánh giá phần lập dàn bài
và viết bài của các em. Chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi, định hướng học sinh quan
sát tốt để có cơ sở để lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
Linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học.
Tích cực làm và sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin
trong các tiết dạy.
Không ngừng tự trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
để nắm bắt và đáp ứng kịp thời những đổi mới trong giáo dục.
c. Đối với học sinh:

Yêu thích bộ mơn, phải thực sự có ý thức nghiêm túc trong học tập, chuẩn bị tốt
những nội dung mà giáo viên hướng dẫn chuẩn bị ở nhà.
Cần có ý thức tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý đại cương- lập dàn ý chi tiết trước khi
viết bài.

17


Trên đây là những giải pháp thiết thực của bản thân về việc rèn luyện kỹ năng
lập dàn ý trong văn miêu tả ở chương trình Ngữ văn lớp 6 góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy bộ mơn Ngữ văn lớp 6.
Tôi rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học cũng
như sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tơi được hồn thiện và vận
dụng có hiệu quả hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

18



×