Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

(SKKN 2022) một số biện pháp đổi mới hình thức sinh hoạt lớp nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.8 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI HÌNH THỨC SINH
HOẠT LỚP NHẰM PHÁT HUY PHẨM CHẤT, NĂNG
LỰC HỌC SINH LỚP 4

Người thực hiện: Lê Thị Liên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thọ Thế
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm

THANH HOÁ NĂM 2022
MỤC LỤC


2
TT

1.
1.1
1.2
1.3
1.4
2.
2.1
2.2
2.3


2.3.1
2.3.2
2.3.2.
1
2.3.2.
2
2.3.2.
3
2.3.2.
4
2.4
3.
3.1
3.2

NỘI DUNG

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
Thực trạng
Các giải pháp thực hiện
Thay đổi hình thức nhận xét, đánh giá cuối tuần đối với
tập thể và cá nhân học sinh
Đa dạng hóa hình thức, nội dung sinh hoạt theo hướng
nhằm phát huy năng lực xử lý tình huống, năng lực tư

duy và sáng tạo của học sinh.
Sinh hoạt theo chủ điểm

TRANG

2
3
3
3
3
4
5
5
5
5

Kể chuyện.

6

Nêu gương người tốt, việc tốt

6

Hoạt động trải nghiệm.

9

Hiệu quả của sáng kiến.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận
Kiến nghị

12
12
13


3

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Sinh hoạt lớp là dạng hoạt động tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản
cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể
học sinh đoàn kết. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình
hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các năng lực và phẩm chất cơ bản,
cần thiết cho bản thân.
Học sinh Tiểu học cần hình thành và phát triển năng lực: tự phục vụ, tự
quản, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; Các phẩm chất: Chăm học, chăm
làm, tự tin, trách nhiệm, trung thực, kỉ luật, đoàn kết, yêu thương.( Theo TT22
đã sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 5).
Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học
sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời. Học
sinh tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện
của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân . Khuyến khích cha mẹ học
sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và
phát triển phẩm chất, năng lực.( Điều 6 của TT22).
Để đạt được các mục tiêu trên thì nhà trường khơng chỉ tổ chức dạy học
các mơn theo quy định mà cịn tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa,
hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ cho học sinh. Các hoạt động này là

một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh có hứng thú, thu hút học sinh
đến trường, yêu lớp góp phần vào việc phổ cập đúng độ tuổi. Một trong những
hoạt động không thể thiếu của nhà trường đó chính là giờ sinh hoạt lớp cuối
tuần.
Mục tiêu của tiết sinh hoạt nhằm đánh giá các hoạt động của lớp diễn ra
trong tuần, định hướng các hoạt động sẽ phải thực hiện ở tuần tới. Giờ sinh hoạt
cuối tuần tuy thời gian không nhiều so với những mơn học nhiều tiết nhưng lại
có nhiều hiệu quả: Nó kết thúc một tuần học và chuẩn bị tâm thế sang một tuần
học mới. Đồng thời lớp có tổ chức chặt chẽ về mọi mặt, học sinh ngoan hơn,
đoàn kết hơn, kiểm soát và giúp đỡ nhau học tập tiến bộ hơn. Song để đạt được
hiệu quả như mong muốn, trong điều kiện nhà trường thuộc địa bàn khó khăn là
vấn đề không đơn giản. Bởi khi tổ chức sinh hoạt lớp, tơi nhận thấy các em
khơng có mấy hứng thú với tiết học. Đa số học sinh không mạnh dạn đưa ra ý
kiến quan điểm của mình, hầu như suốt buổi sinh hoạt lớp chỉ là hoạt động của


4
giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp. Vậy làm thế nào để gây hứng thú cho
học sinh, không làm cho giờ sinh hoạt bị căng thẳng, nhàm chán, biết lơi cuốn
học sinh vào những hoạt động tích cực trong giờ sinh hoạt lớp? Đây là nỗi trăn
trở không chỉ riêng tôi mà của rất nhiều giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm lớp.
Chính vì vậy, tơi chọn đề tài “ Một số biện pháp đổi mới hình thức sinh hoạt
lớp nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh lớp 4”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu để tìm ra các biện pháp, giải pháp đổi mới hình thức sinh hoạt
lớp nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh lớp 4.
Ghi lại những việc đã làm thành công để đúc rút kinh nghiệm cho bản
thân.
Đề xuất các biện pháp, giải pháp hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp
để áp dụng trong phạm vi trường Tiểu học.

1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi xác định đối tượng cụ thể để nghiên cứu và thực hiện
sáng kiến như sau:
Đối tượng học là học sinh lớp Bốn do tôi chủ nhiệm.
Áp dụng cụ thể ở các tiết sinh hoạt lớp để nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu: Một số biện pháp đổi mới hình thức sinh hoạt lớp
nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh lớp 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát, trò chuyện cùng học sinh, phân tích, tổng hợp.
Phương pháp nêu gương, xử lí các tình huống khác nhau.
Phương pháp tìm hiểu đặc điểm sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học.
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận.
Trong cơng tác chủ nhiệm, tiết sinh hoạt đóng vai trị khá quan trọng.
Thực hiện tốt tiết sinh hoạt sẽ tác động tích cực đến các tiết học khác trong toàn
tuần học của lớp và là cơ sở để theo dõi, đánh giá quá trình rèn luyện và tiến bộ
của mỗi học sinh xuyên suốt cả năm học.
Căn cứ vào điều 41, chương V Điều lệ Trường tiểu học theo Thông tư số
41/2010TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, học sinh cần:
1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà
trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.


5
2. Hiếu thảo với cha mẹ, ơng bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo,
nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, người khuyết
tật và người có hồn cảnh khó khăn.
3. Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân.
4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ
tài sản nơi cơng cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật

tự an tồn giao thơng.
5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Căn cứ vào kế hoạch chủ nhiệm lớp đề ra từ đầu năm học.
2.2. Thực trạng.
2.2.1. Thuận lợi.
Năm học 2021- 2022, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4A
với tổng số 33 học sinh, trong đó có 16 nữ và 17 nam. Các em phần đơng được
gia đình quan tâm, có đầy đủ sách vở, đồ dùng phục vụ cho việc học tập.
Phịng học rộng rãi, thống mát, đủ ánh sáng, bàn ghế đạt tiêu chuẩn.
Học sinh đều cố gắng học tập, chăm ngoan, lễ phép, biết vâng lời.
2.2.2. Khó khăn.
Gia đình các em đa phần là thuần nơng, bố mẹ đi làm cơng ty cả ngày nên
ít có thời gian dạy dỗ con cái.
Học sinh ở nhà với ông bà là 7 em, 1 em là bố mẹ ly hơn ở với bố. Lớp có
số học sinh nam nhiều nên rất nghịch, thường xuyên quậy phá, nói chuyện riêng
trong giờ học. Một số em còn thụ động, chưa chăm học cịn phải để thầy cơ nhắc
nhở về ý thức học tập và rèn luyện. Chính vì những điều trên mà trong giờ sinh
hoạt mặc dù ban cán sự rất cố gắng song không đủ thời gian nhắc nhở tất cả các
bạn trong lớp. Trong khi đó cịn phải triển khai kế hoạch tuần tới nên hiệu quả
giờ sinh hoạt chưa cao. Đồng thời chưa phát huy được năng lực của học sinh
trong lớp. Hơn thế nữa, tổ chức sinh hoạt lớp lặp lại một cách nhàm chán khơng
thể kích thích được hứng thú của học sinh, tạo áp lực cho học sinh trong tuần
học kế tiếp. Từ đó dẫn đến nề nếp học tập chưa tốt và việc thực hiện thi đua
cũng còn hạn chế.
2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng.
Qua khảo thực tế công tác chủ nhiệm lớp đến giữa học kì 1 năm học 2021
-2022, kết quả chất lượng hai mặt năng lực và phẩm chất chưa cao, cụ thể như


6

sau:

số
H
S
33

Kết quả
Tốt
Đạt
Cần cố gắng

Năng lực
NL1 NL2
NL3
6
5
6
23
25
24
4

3

3

PC1
7
24

2

Phẩm chất
PC2
PC3
6
5
24
25
3

3

PC4
7
23
3

Từ thực trạng trên của lớp chủ nhiệm, bản thân tôi cũng rất trăn trở, băn
khoăn, tìm ra các giải pháp để đổi mới hình thức sinh hoạt lớp nhằm phát huy
phẩm chất, năng lực của học sinh.
2.3. Các giải pháp cụ thể.
2.3.1. Thay đổi hình thức nhận xét, đánh giá cuối tuần đối với tập thể
và cá nhân học sinh:
Theo quan sát của tơi thì trong các tiết sinh hoạt lớp, thơng thường chúng
ta hay chú ý đến mặt học tập, chưa tập trung vào các mặt hoạt động khác nên
hiệu quả chưa cao. Giáo viên hay cho ban cán sự lớp lên đánh giá tổng kết về
tình hình học tập và rèn luyện của học sinh trong tuần học ( ưu điểm, nhược
điểm, kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn); Tuyên dương, phê bình học
sinh; Giáo viên triển khai kế hoạch và thực hiện hoạt động của tuần tới.

Nếu tuần nào cũng làm như vậy sẽ tạo cho các em thói quen dần dần coi
việc đó là bình thường như vậy sẽ khơng có tính giáo dục cao. Chính vì vậy mà
ngay từ đầu năm tơi đã quy định ban cán sự lớp sẽ họp và tổng kết lại tình hình
trong tuần. Tiết sinh hoạt dưới sự điều hành của lớp trưởng sẽ cho một số bạn
còn mắc khuyết điểm tự nhận xét về mình và tự đưa ra hình thức điều chỉnh bản
thân. Hoặc dùng hình thức viết nhận xét kín đưa riêng cho từng học sinh và yêu
cầu khắc phục nhược điểm để có ý thức vươn lên trong học tập.
2.3.2. Đa dạng hóa hình thức, nội dung sinh hoạt theo hướng nhằm
phát huy năng lực xử lý tình huống, năng lực tư duy và sáng tạo của học
sinh.
Để làm giảm bớt sự nhàm chán, căng thẳng cho học sinh tơi cịn cho học
sinh sinh hoạt các nội dung khác như sinh hoạt theo chủ điểm, đọc báo, kể
chuyện, nêu gương người tốt việc tốt và hoạt động trải nghiệm,…
2.3.2.1 Sinh hoạt theo chủ điểm
Thực hiện chủ điểm tháng 11: Tôn sư trọng đạo (Lập thành tích chào
mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, hướng về các thầy cô giáo.)


7
Mục tiêu giáo dục:
Giáo dục cho học sinh hiểu được ngày 20/11 là ngày hội của thầy cô giáo,
biết được công lao dạy dỗ của thầy cô nhằm giúp các em nên người. Trách
nhiệm của các em là phải cố gắng học tập tốt, lễ phép, kính trọng để đáp lại cơng
ơn thầy cơ.
Giáo dục thái độ, tình cảm, lịng kính trọng và biết ơn đối với thầy, cơ
giáo.
Giáo dục hành vi thói quen: Ln lễ phép chào hỏi, vâng lời thầy, cô giáo,
người lớn tuổi. Học tốt, rèn luyện tốt để đáp lại công ơn thầy cô.
Cách thức tiến hành:
Hoạt động 1: Ơn bài hát: “ Những bơng hoa những bài ca”.

Hoạt động 2: Cho cả lớp thi nhau hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về thầy cô.
Hoạt động 3: Viết thơng điệp gửi thầy cơ giáo của mình.
Kết quả: Các em cảm nhận được sự vất vả của thầy cơ. Từ đó cố gắng học
tập và rèn luyện bản thân.
2.3.2.2 Kể chuyện.
Thay vì để cán sự bộ mơn tự kể chuyện tôi hướng dẫn các em cho cả lớp
xem phim có liên quan đến nội dung sinh hoạt trong tuần.
Ví dụ, khi chiếu phim “ Câu chuyện về túi khoai tây” người dẫn chương
trình có thể đặt câu hỏi: Sự thù ghét, lịng ốn hận có đem lại lợi ích gì khơng?
Hình ảnh những củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước nói về điều gì trong cuộc
sống?Trong cuộc sống, nếu ta ln giữ trong lịng sự ốn giận hay thù ghét
người khác ta sẽ cảm thấy thế nào? Qua câu chuyện trên, em hãy cho biết vì sao
ta nên có lịng vị tha, cảm thơng với lỗi lầm của người khác?
Học sinh thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời cho tất cả các câu hỏi
trên. Giáo viên sẽ phân tích thêm nội dung, ý nghĩa của từng đáp án để các em
hiểu rõ hơn từ đó rút ra được bài học cho bản thân và vận dụng vào cuộc sống.
Bài học rút ra từ đoạn video là: Mỗi người trong chúng ta phải ln có lịng vị
tha, cảm thơng, chia sẻ và khơng gây thù ốn. Lịng vị tha, sự cảm thơng với
những lỗi lầm của người khác khơng chỉ là món q q giá để ta trao tặng mọi
người, mà nó cịn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân
mình.
Phương pháp này đem lại hiệu quả giáo dục rất lớn mà giáo viên khơng
phải "nói nhiều", "giáo huấn nhiều". Nên lựa chọn sử dụng những phim gần gũi
liên quan với những kỹ năng sống mà giáo viên đang lựa chọn giáo dục cho học
sinh. Điều này là rất quan trọng vì nếu chọn sai nội dung thì việc giáo dục sẽ
giống như "râu ông nọ cắm cằm bà kia".


8
2.3.2.3 Nêu gương người tốt, việc tốt:

Trong q trình cơng tác, tôi nhận thấy việc nêu gương người tốt, việc tốt,
những tấm gương hiếu học, … trước lớp có tác dụng rất tích cực trong vấn đề
giáo dục đạo đức học sinh và giúp các em xây dựng mơ ước, hoài bão cho tương
lai. Mỗi câu chuyện là một tấm gương, một bài học, một lời khuyên để học sinh
soi rọi mình vào, từ đó các em âm thầm thay đổi cách nghĩ, quan niệm sống,
hành vi ứng xử và thái độ học tập.
Mỗi tuần tôi lựa chọn những vấn đề xảy ra trên lớp của mình. Thơng
thường các tình huống ấy là: Việc thường xuyên không thuộc bài của học sinh,
chưa chăm học, nghỉ học khơng lí do; có thái độ kì thị đối với học sinh có hồn
cảnh khó khăn....Với những tình huống như thế ngồi việc tư vấn nhắc nhở, tơi
sưu tầm những câu chuyện có tình huống tương tự cho các em đọc trước lớp và
đưa ra lời nhận xét. Bên cạnh đó tơi cịn u cầu tất cả các em trong lớp sưu tầm
các câu chuyện về gương người tốt, việc tốt, tấm gương hiếu học mang đến lớp
và đọc cho cả lớp nghe. Em nào sưu tầm được câu chuyện hay, có ý nghĩa thiết
thực thì được cộng điểm thi đua và được tuyên dương.
Một trong những câu chuyện mà các em sưu tầm mang đến lớp để kể cho
các bạn nghe vào thứ 6 hàng tuần có thể tìm thấy trên chun mục “ Gương
người tốt việc tốt ” đó là:
Câu chuyện 1: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid -19, thực hiện lời kêu gọi
của Chính phủ về việc ủng hộ Qũy phòng chống dịch Covid-19, được sự đồng ý
của bố mẹ, hai em Lê Xuân Hiếu và Phạm Thị Xuân học sinh lớp 4B Trường
TH&THCS Xuân Thịnh huyện Triệu Sơn đã mổ lợn tiết kiệm gửi vào quỹ số
tiền 360 000 đồng. Số tiền tuy không lớn nhưng thể hiện tinh thần “ Tuổi nhỏ
làm việc nhỏ” của các em. Câu chuyện này giúp các em cảm nhận được tình u
nước khơng phải là những điều q xa xơi mà rất bình thường gần gũi. Từ đó
các em có sự liên hệ bản thân trong công tác học tập và rèn luyện.


9


(Học sinh mổ lợn tiết kiệm ủng hộ vào quỹ phòng chống covid-19)
Câu chuyện 2: Ủng hộ sách cũ cho các bạn học sinh vùng lũ lụt.
Bão chồng bão, lũ chồng lũ tại các tỉnh miền Trung tháng 10 năm 2020,
nhiều trường học ngập sâu, thiết bị dạy học, sách vở bị vùi lấp, cuốn trôi…Nhà
cửa bị sập, cuộc sống gia đình khó khăn, các em nhỏ thiếu điều kiện để đến
trường. Với tinh thần tương thân tương ái, nhiều trường học trong cả nước đã
phát động phong trào quyên góp trong học sinh để ủng hộ nhân dân miền Trung.
Câu chuyện này khơi gợi cho các em tình yêu thương nhân loại, người và
người sống phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Bên cạnh đó, nó cịn phát
huy truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam “ Lá lành đùm lá rách”.


10

(Học sinh quyên góp sách ủng hộ các bạn học sinh khó khăn)
Câu chuyện 3: Các chiến sĩ “CSGT” cầm chổi tre quét rác trên đường phố.
Câu chuyện này giúp các em có nhận thức trong việc bảo vệ mơi trường.
Qua đó phát huy được tinh thần tự nguyện tự giác tham gia trực nhật, quét rác
dọn vệ sinh xung quanh phòng học để làm cho trường, lớp ngày càng sạch, đẹp
hơn. Hình thức hoạt động này ngồi việc giáo dục các phẩm chất cần thiết thì
cịn phát triển được năng lực của tất cả các đối tượng học sinh trong lớp.


11

(Các chiến sĩ CSGT cầm chổi tre quét rác trên đường,
làm nhiều người dân đi qua cảm phục)
2.3.2.4 Hoạt động trải nghiệm.
Tùy thuộc vào từng thời điểm mà giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn

các nội dung trải nghiệm phù hợp với các vấn đề thời sự. Trong hai năm học qua
vấn đề được quan tâm nhất, nóng bỏng nhất là phòng chống dịch Covid-19. Đại
dịch đã khiến cả thế giới đang cố phải chống chọi, toàn cầu đang phải rơi vào
giai đoạn khủng hoảng. Vì nó đã cướp đi hơn 6 triệu mạng sống của con người
trên khắp thế giới. Corona virus hay còn gọi là Virus Vũ Hán, bắt nguồn từ Vũ
Hán - Trung Quốc, nó lây lan ra tất cả các nước trên toàn thế giới và nó đang là
tâm điểm lớn nhất mà tồn cầu đang gánh chịu trong đó có Việt Nam.
Như chúng ta đã biết dịch viêm phổi cấp do vi rút Corona gây ra vẫn đang
diễn biến hết sức phức tạp. Vậy làm thế nào để đảm bảo sức khỏe cho mình
cũng như gia đình mình khi đi ra ngồi nhất là khi đi học, chúng ta cùng xem
video cách đeo và tháo khẩu trang cũng như qui trình rửa tay đúng cách.
Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn Lớp trưởng mở video hướng
dẫn đeo và tháo khẩu trang đúng cách của Bộ y tế cho cả lớp cùng xem và thực
hành:
Một chiếc khẩu trang y tế thơng thường có hai mặt, mặt khơng thấm có
màu xanh và mặt thấm có màu trắng. Ở trên khẩu trang có một thanh ngang để
khi mình đeo khẩu trang thì thanh ngang này sẽ ơm vào mũi của mình, ở hai bên
có hai dây để đeo vào tai của mình.
Bước 1: Chúng ta sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ của hai bàn tay sau đó
luồng vào hai dây để đeo vào hai tai của mình.


12
Bước 2: Dùng hai ngón trỏ của hai ngón tay vuốt nhẹ vào thanh ngang sao
cho thanh ngang ôm sát mũi.
Bước 3: Sử dụng ngón trỏ và ngón cái của hai bàn tay kéo nhẹ phần phía
dưới của khẩu trang xuống sao cho khẩu trang ôm sát mũi và cằm của mình.
Các em lưu ý khi đeo khẩu trang xong khơng dùng tay sờ lên mặt ngồi của
khẩu trang nhé. Sau khi sử dụng xong thì chúng ta dùng hai ngón trỏ và hai ngón
cái của bàn tay luồn vào hai cái tai, và lấy khẩu trang bỏ vào thùng rác và nhớ là

rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn.

(Học sinh đeo khẩu trang đúng cách)
Cùng với việc đeo và tháo khẩu trang đúng cách thì rửa tay đúng cách
cũng là một trong những biện pháp góp phần phịng chống dịch Covid -19
+ Hướng dẫn quy trình rửa tay đúng cách: có 6 bước (Chiếu video)
Bước 1: Làm ướt tay bằng nước sạch. Bơm từ 3 đến 5ml dung dịch nước rửa
tay hoặc chà bánh xà phòng vào lòng bàn tay, sau đó chà hai lịng bàn tay vào
nhau.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón
tay.
Bước 4: Chà mặt ngồi các ngón tay của bàn tay này vào lịng bàn tay kia.
Bước 5: Chà ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa lại
tay bằng nước sạch và lau khô.


13

(Rửa tay đúng cách theo quy định của bộ y tế)
Lưu ý: Mỗi động tác chà tay phía trên phải thực hiện ít nhất 5 lần.
Vừa rồi chúng ta đã được xem video về đeo và tháo khẩu trang y tế thơng
thường cũng như quy trình rửa tay đúng cách. Hi vọng sau hoạt động này thì
chúng ta có thực hiện một cách tốt nhất, góp phần giữ gìn sức khỏe cho bản
thân, gia đình cũng như chung tay phịng chống dịch covid-19 một cách hiệu quả
nhất.

(Ảnh minh họa học sinh đeo khẩu trang)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.

Sau một năm vận dụng biện pháp “Đổi mới hình thức sinh hoạt cuối tuần
nhằm phát huy phẩm chất năng lực học sinh”, với việc hướng dẫn tổ chức một
cách linh hoạt, đa dạng, phong phú các hình thức sinh hoạt kết hợp với ứng dụng


14
công nghệ thông tin cho học sinh lớp chủ nhiệm, đến cuối năm học, tôi đã thu
được kết quả khả quan. Học sinh năng động hơn, có tinh thần đồn kết cao hơn.
Hầu như các phong trào do Liên đội, nhà trường phát động lớp đều tham gia tích
cực, nhiệt tình, hăng say phát huy hết khả năng của mình. Bên cạnh những thành
tích mà lớp đã đạt được về các phong trào do Liên đội phối hợp với nhà trường
tổ chức thì với việc tổ chức sinh hoạt cuối tuần hiệu quả đã tác động tích cực
đến tinh thần học tập của học sinh. Tình trạng khơng thuộc bài, không soạn bài
giảm đi đáng kể, các em học tập hăng hái sơi nổi, khơng cịn tình trạng lớp trầm,
mất tập trung . Kết quả đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh đến giữa kì 2
của năm học 2021-2022 cũng khá tốt. Cụ thể như sau:
Năng lực
Phẩm chất
Kết quả
NL1 NL2 NL3 PC1 PC2 PC3 PC4
Tốt
12
11
12
10
11
10
12
Sĩ số
Đạt

20
22
21
22
20
23
21
HS: 33 Cần cố gắng
1
0
0
1
1
0
0
Trong năm học vừa qua nhờ áp dụng thay đổi hình thức sinh hoạt cuối
tuần mà các em đã có ý thức rèn luyện một cách rõ rệt. Hiện tượng học sinh nói
tục, chửi bậy đã giảm hẳn, khơng có hiện tượng học sinh vơ lễ với thầy cơ giáo.
Học sinh đi học đúng giờ, yêu trường mến lớp, tham gia sôi nổi các hoạt động
của trường, lớp.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Bất kỳ ai làm công tác chủ nhiệm cũng xác định được mục đích của tiết
sinh hoạt cuối tuần. Song việc thực hiện tiết sinh hoạt cuối tuần đơn điệu, học
sinh tham gia sinh hoạt một cách tự do, tự phát, thích làm gì thì làm, khơng đồng
bộ, ít tập trung và kém hiệu quả. Chính vì vậy học sinh ít muốn tham gia học
tập, các tiết học trong buổi diễn ra nặng nề. Với hình thức tổ chức buổi sinh hoạt
cuối tuần như trên, lớp học đã có sự thay đổi lớn, khơng có tình trạng tự ý muốn
làm gì thì làm hay ngồi nói chuyện riêng mất trật tự nữa. Các tiết học sang tuần
được chuẩn bị tốt hơn. Học sinh bước vào một buổi học mới đầy phấn khởi, tự

tin hơn nhiều, trong lớp giảm nhiều hiện tượng học sinh không thuộc bài, không
làm bài tập. Ngược lại các em hăm hở xung phong trả bài cũ cũng như phát biểu
xây dựng bài. Khơng khí của lớp học trở nên sơi nổi. Học sinh làm cho giáo viên
đi sâu vào bài hơn. Thành tích học tập tăng lên rõ rệt.
Đây là biện pháp chủ yếu thay đổi cách sinh hoạt cuối tuần, coi trọng kỉ
năng giáo dục đạo đức học sinh, ý thức học tập và cách tổ chức học tập sao cho


15
khoa học và hiệu quả, nâng cao phẩm chất và năng lực học sinh. Xây dựng cho
các em một môi trường học tập lành mạnh, có nhận thức đúng đắn về mục tiêu
học tập và rèn luyện đạo đức, góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ
nghĩa phát triển toàn diện cả đức lẫn tài.
Yêu nghề, yêu trẻ thì người giáo viên chủ nhiệm lớp cần theo dõi bám sát
lớp, chia sẻ, uốn nắn, dìu dắt các em có hướng đi đúng đắn. Tơi hy vọng rằng
với nội dung và cách tổ chức, tiến hành tiết sinh hoạt cuối tuần như tơi đã trình
bày, thì q thầy cơ sẽ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp
trồng người. Tạo cho tình thầy trị gần gũi hơn, tình bạn của các em trong sáng
và cao đẹp hơn. Từ đó góp phần tạo ra những con người ưu tú cho xã hội.
3.2. Kiến nghị.
Để giáo dục đạo đức học sinh, nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt cuối tuần,
ban thi đua nhà trường cần quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, có hình
thức tun dương, khen thưởng kịp thời cho những em có thành tích tốt và có
các biện pháp tư vấn, giáo dục những học sinh có biểu hiện tiêu cực. Giúp các
em khẳng định mình trong học tập.
Giáo viên bộ mơn phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong công
tác giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh.
Phụ huynh học sinh thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để nắm
bắt tình hình học tập và những biểu hiện của các em ở trường. Ở nhà luôn dành
cho con cái một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để nhắc nhở, giúp đỡ các

em hoàn thành nhiệm vụ học tập. Ln động viên, khích lệ các em phấn đấu để
trở thành con ngoan trị giỏi. Ngồi ra cha mẹ phải là những người mẫu mực,
sống có trách nhiệm và làm gương cho các em noi theo. Quan tâm đến tâm tư
tình cảm của các em, thực sự hiểu và biết chia sẻ cùng các em .
Ban giám hiệu nhà trường mở các chuyên đề về công tác chủ nhiệm để tất
cả giáo viên trong trường có thể học hỏi lẫn nhau, nâng cao trình độ quản lí và
giáo dục học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Có rất nhiều hình thức tổ chức sinh hoạt lớp. Tùy thuộc vào nội dung của
chủ điểm, kế hoạch của nhà trường, tùy thuộc vào đối tượng học sinh, vào điều
kiện thực tế của nhà trường,... mà mỗi giáo viên có thể lựa chọn sử dụng những
hình thức sinh hoạt khác nhau. Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đưa ra một số
kinh nghiệm cơ bản mà tôi đã vận dụng cho đối tượng học sinh ở lớp tơi. Trong
q trình áp dụng vào thực tế và trao đổi kinh nghiệm, có thể có những khía
cạnh cịn kém thuyết phục và hạn chế. Tôi mong được sự quan tâm chia sẻ, góp
ý nhiệt tình và chân thành của các đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo để bản thân tôi


16
được tiếp thu nhằm hoàn chỉnh hơn phương pháp và biện pháp giảng dạy của
mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 3 tháng 4 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết.


Lê Thị Liên

TÀI LIỆU THAM KHẢO


17
1.Thông tư số 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và đào
tạo.
2. Thông tư số 41/2010/ TT- BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và đào
tạo.
3. Các hướng dẫn phòng chống dịch Covid – 19 của Bộ y tế.
4. Chuyên mục: “Gương người tốt, việc tốt”. ( Nguồn Internet.)



×