Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

(SKKN 2022) Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học bài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ở phân môn Lịch sử lớp 4A, Trường Tiểu học Hạ Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC BÀI “CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM
LƯỢC MÔNG - NGUYÊN ” Ở PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 4A,
TRƯỜNG TIỂU HỌC HẠ TRUNG- BÁ THƯỚC- THANH HOÁ.

Người thực hiện: Nguyễn Văn Tuân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hạ Trung
SKKN thuộc lĩnh vực: Mơn Lịch sử

THANH HĨA NĂM 2022


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Nắm vững nội dung, chương trình phân mơn Lịch sử lớp 4
để xác định được mối quan hệ giữa kiến thức chương trình Lịch


sử 4 với nội dung bài dạy.
2. 3.2. Nắm vững Yêu cầu cần đạt bài dạy, lựa chọn được phương
pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp học phù hợp, phát huy tính
tích cực của học sinh.
2.3.3. Dựa vào nội dung bài, chia mạch kiến thức và nhấn mạnh
các phần để làm nổi bật trọng tâm bài.
2.3.4. Tìm hiểu kiến thức, tư liệu có liên quan đến bài học để giúp
học sinh nắm vững bài, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2.3.5. Hướng dãn học sinh học tập qua việc tiếp xúc với các
nguồn sử liệu trong thực tế, kết hợp giáo dục, liên hệ thực tế phù
hợp.
2.3.6. Ứng dụng Công nghệ thông tin (Sử dụng phần mềm
PowerPoint, làm video) để hỗ trợ, minh họa các tư liệu lịch sử,
các hình ảnh sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2.3.7. Vận dụng kiến thức được tích hợp trong các mơn học ở
Tiểu học để phục vụ cho bài dạy, giúp học sinh hiểu bài sâu hơn,
củng cố lại kiến thức bài học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.

TRANG
1
1
1
2
2
2

2
3
4
4

5

6
6
8

9

12

13
14
14
15


3
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong lịch sử đất nước, khi dạy người, ông cha ta đã rất coi trọng giáo dục
mơn Lịch sử. Thấm thía điều ấy, ngay từ năm 1942 khi lãnh đạo Mặt trận Việt
Minh và nhân dân Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho cuộc tổng khởi nghĩa giải
phóng dân tộc, Bác Hồ đã viết: "Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam" [1]. Câu thơ giản dị ấy đã nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng
của lịch sử dân tộc đối với mỗi người dân đất Việt.

Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây việc dạy và việc học Lịch sử còn
nhiều vấn đề đáng quan tâm. Biểu hiện cụ thể là học sinh thờ ơ với môn Lịch sử,
nắm lịch sử nước nhà một cách hời hợt, mơ hồ, không ghi nhớ được những sự
kiện lịch sử cơ bản, dẫn đến những nhầm lẫn ngây ngô, hiểu nhầm lịch sử trầm
trọng. Trong các kì thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng,
điểm thi môn Lịch sử quá thấp; số học sinh chọn môn Lịch sử để thi chỉ là một
con số rất khiêm tốn. Thực tế đó làm nhói lịng những người làm cơng tác giáo
dục và những người có trách nhiệm với giống nịi, với dân tộc.
Bản thân tơi cũng như tất cả những người làm công tác giáo dục đều biết:
Học sinh khơng hiểu lịch sử thì làm sao khơi dậy và duy trì lịng u nước?
Khơng có lịng u nước thì làm sao dám đứng lên bảo vệ độc lập và chủ quyền
quốc gia, nhất là trong bối cảnh ngoại bang đang ngày đêm rình rập xâm phạm
chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, âm mưu xâm lấn lãnh thổ và biển đảo Quốc
gia? Nhưng khi được khơi gợi, giáo dục về lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước
qua các nhân vật, sự kiện lịch sử trong những tiết học có liên quan, nhiều học
sinh ngơ ngác, thậm chí khơng cịn nhớ gì về kiến thức lịch sử đã học (Trong đó
có bài “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mơng - Ngun” ). Một phần
thực tế đó cho thấy kiến thức về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên của quân dân thời nhà Trần chưa để lại ấn tượng sâu đậm nào trong các
em, gián tiếp góp phần làm thế hệ trẻ lãng quên, thờ ơ với lịch sử. Điều đó
khiến những người đứng trên bục giảng phải trăn trở. Vì vậy, tơi mạnh dạn chọn
đề tài: Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy - học bài “Cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ” ở phân môn Lịch sử lớp 4A,
Trường Tiểu học Hạ Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hố.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Phạm vi của đề tài này, tơi đề cập, nghiên cứu về việc tìm tòi, áp dụng những
giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học bài “Cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên” (Lịch sử lớp 4) tại lớp 4A,
trường Tiểu học Hạ Trung- Bá Thước- Thanh Hoá trong năm học 2021 - 2022.
- Với mong muốn nâng cao chất lượng bài dạy “Cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Mông - Nguyên ” sẽ góp phần làm cho học sinh biết được cha

ơng ta đã ba lần đánh tan quân giặc Mông - Nguyên nổi tiếng hùng mạnh kia
một cách vẻ vang như thế nào; biết được tinh thần đồn kết, đồng lịng đánh giặc
bảo vệ Tổ quốc của quân dân, vua tôi (Hào khí Đơng A) của thời Trần ra sao, để
rồi từ đó khơi dậy trong các em lịng tự hào về những trang sử vẻ vang của dân


4
tộc. Qua đó giúp các em biết trân trọng truyền thống u nước và giữ nước của
cha ơng nói chung và của quân dân nhà Trần nói riêng. Từ đó góp phần làm cho
các em hứng thú hơn với tiết học lịch sử; bồi dưỡng cho các em lòng yêu nước,
thể hiện lòng yêu nước bằng việc làm, thái độ cụ thể trong thực tế đời sống.
- Bản thân có thêm kinh nghiệm trong giảng phân mơn Lịch sử nói chung,
bài “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên” nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy - học bài “Cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên” ở phân môn Lịch sử lớp 4A,
Trường Tiểu học Hạ Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp phỏng vấn; điều tra, khảo sát thực tế lớp học.
+ Phương pháp nghiên cứu, thu thập tài liệu.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp trao đổi, toạ đàm với đồng nghiệp.
+ Phương pháp trải nghiệm.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm (kết quả học tập của học sinh).
+ Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Đặc trưng nổi bật của nhận thức Lịch sử là con người không thể tri giác trực
tiếp những gì thuộc về quá khứ. Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, là hiện thực

trong quá khứ, nó tồn tại khách quan khơng thể phán đốn, suy luận, …. để biết lịch
sử [2].
Việc dạy Lịch sử trong chương trình lớp 4 ở trường Tiểu học nhằm cung
cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng,
nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dịng thời gian của lịch sử
Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế kỉ XIX [3]. Bằng những sự
kiện lịch sử, giáo viên chọn lọc, phân tích, tái hiện lại quá khứ đúng như nó đã
từng tồn tại nhằm khắc sâu kiến thức lịch sử cho học sinh, cho HS tiếp cận
những thông tin từ sử liệu, tiếp xúc những chứng cứ, những dấu vết của quá
khứ, tạo ra ở học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các nhân
vật, sự kiện Lịch sử.
Học sinh Tiểu học nhanh nhớ, nhanh quên; trí nhớ trực quan - hình tượng
phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic [4]. Học sinh có tích cực, có
hứng thú học tập, tự mình chủ động nắm bắt được kiến thức bài học thì mới có
thể ghi nhớ lâu, vận dụng linh hoạt kiến thức đó trong thực tế cuộc sống. Đó
cũng chính là quan điểm dạy học mới: Dạy học là quá trình HS tự khám phá, tự
tìm ra kiến thức, kĩ năng. Phương pháp dạy phân mơn Lịch sử cũng khơng nằm
ngồi định hướng đó. Bên cạnh đó, việc ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong
dạy học phân môn Lịch sử không chỉ giúp bài giảng sinh động, hấp dẫn hơn, học


5
sinh hứng thú hơn với mà còn tạo điều kiện để học sinh quan sát, ghi nhớ tốt
hơn, nâng cao chất lượng bài dạy. Trong số đó, bài “Cuộc kháng chiến chống
qn xâm lược Mơng - Ngun” là một ví dụ cụ thể.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm gần đây, thực tế cho thấy học sinh học phân môn Lịch sử
thường tiếp thu một cách thụ động do nhiều giáo viên chỉ nêu câu hỏi vấn đáp để
học sinh tìm hiểu và trình bày cốt sao cho học sinh chỉ cần nhớ tên nhân vật và sự
kiện lịch sử, rút ra được nội dung bài học là đủ. Một số giáo viên và cả học sinh

cịn quan niệm Lịch sử khơng phải là mơn học chính mà chỉ chú trọng vào hai
mơn Tốn và Tiếng Việt. Chính vì vậy nên khơng đầu tư vào chất lượng dạy và
học phân môn Lịch sử. Dẫn đến tình trạng giáo viên cắt xén thời gian, nội dung
chương trình. cịn học sinh học Lịch sử chỉ để đối phó. Do đó, học sinh khơng
hứng thú trong các giờ lịch sử và đặc biệt khơng hình dung được sự sinh động về
các sự kiện lịch sử, nhanh chóng quên các kiến thức lịch sử đã được học.
Với chương trình Lịch sử lớp 4, khoảng thời gian đã diễn ra các sự kiện lịch
sử rất dài và cách các em rất xa (Khoảng 700 năm Trước Công ngun đến thế kỉ
XIX), nhân chứng lịch sử khơng cịn; dấu tích, chứng tích lịch sử mai một nhiều theo
thời gian; văn bản viết lưu giữ được không nhiều và ghi bằng chữ Hán hoặc chữ
Nôm; sự hiểu biết về các giai đoạn lịch sử ở chương trình lớp 4 của phụ huynh học
sinh cũng khiêm tốn hơn so với chương trình Lịch sử lớp 5 (Cuộc kháng chiến chống
Pháp, kháng chiến chống Mĩ, xây dựng CNXH). Tất cả những điều này gây khó
khăn cho học sinh lớp 4 khi tìm kiếm tư liệu hay tiếp cận các nguồn sử liệu phục vụ
cho bài học, làm cho các em không hứng thú với tiết học Lịch sử. Chính vì vậy, khi
giáo viên hỏi về các sự kiện lịch sử, các mốc thời gian lịch sử, … thì các em tìm ở
trong sách giáo khoa và trả lời, song về đến nhà là quên ngay. Có nhiều em học sinh
lớp 4 học tiết Lịch sử ôn tập ( Bài 20 và tiết ơn tập cuối năm) nhưng chẳng cịn nhớ
thời nhà Trần ta đã đánh thắng quân giặc nào, số ít những em nhớ được thì cũng
chẳng nhớ qn Mơng - Nguyên đã sang xâm lược nước ta mấy lần ? Ta đã dùng kế
sách gì để đánh giặc. Học sinh lớp 4, lớp 5 và cả những học sinh lớp trên khi được
hỏi về “Hào khí Đơng A” thì đều cho rằng thời Trần, ta đánh giặc Đông A…...
Trước những vấn đề đó, tơi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh (tại lớp
lớp 4A vào tháng 12 năm học 2021 - 2022) về nội dung kiến thức có liên quan
đến bài“Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên” và thu được
kết quả như sau:
Nêu được một vài
HS nắm
việc chứng tỏ
được: Dưới

Nắm được Nắm được sự
tinh
thần quyết
thời Trần, ta quân Mông kế sách
tâm
chống
giặc
Số
đã đánh
Nguyên sang đánh giặc Mông - Nguyên
Lớp H Năm học thắng giặc
xâm lược
của nhà
của quân dân nhà
S
Mơng nước ta 3 lần
Trần
Trần ( Hào khí
Ngun.
Đơng A)
SL
TL
SL
TL
SL TL
SL
TL
2021 4A 24
14
58,3

6
25.0
5
20,8
2
8,3
2022
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Nắm vững nội dung, chương trình phân môn Lịch sử lớp 4 để xác
định được mối quan hệ giữa kiến thức chương trình Lịch sử lớp 4 với nội dung
bài dạy.


6
Kiến thức lịch sử ở tiểu học khơng được trình bày theo một hệ thống chặt
chẽ mà chỉ chọn ra những sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một
giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy vậy, những kiến thức trong phân môn lịch sử
vẫn đảm bảo tính hệ thống và tính logic của lịch sử ở mức độ thích hợp nhất
định.
Phân mơn lịch sử ở lớp 4 bao gồm một số sự kiện, nhân vật lịch sử phản
ánh những cột mốc đánh dấu sự phát triển của các giai đoạn lịch sử, những
thành tựu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của ông cha ta từ buổi đầu
dựng nước và giữ nước đến buổi đầu thời Nguyễn. Nội dung chương trình gồm
35 tiết với các dạng bài học cơ bản sau:
- Dạng bài về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế - văn hố xã hội. Ví dụ bài: Nước Văn Lang (bài 1), Nước Âu Lạc (bài 2), Nhà Hậu Lê và
việc tổ chức, quản lí đất nước (bài 17), Nhà Nguyễn thành lập (bài 27), ... [5].
- Dạng bài về khởi nghĩa, kháng chiến, chiến tranh. Ví dụ bài: Khởi nghĩa
Hai Bà Trưng (bài 4), Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (bài
5),Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (bài 8), Cuộc
kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai ( bài 11), Cuộc kháng chiến

chống quân xâm lược Mông - Nguyên ( bài 14), Trịnh - Nguyễn phân tranh ( bài
21), ….[5].
- Dạng bài về nhân vật lịch sử.Ví dụ bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ
quân (bài 7) [5].
- Dạng bài về kiến trúc, nghệ thuật. Ví dụ bài: Chùa thời Lí ( bài 10),
Kinh thành Huế ( bài 28 ) [5].
- Dạng bài tổng kết ôn tập[5].
Như vậy bài “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên”
thuộc dạng bài về khởi nghĩa, kháng chiến, chiến tranh. Nó nằm trong giai đoạn
lịch sử “Nước Đại Việt thời Trần”.
Nắm bắt được vị trí của bài dạy trong nội dung chương trình Lịch sử lớp 4,
người giáo viên sẽ biết vận dụng những kiến thức có kiên quan ở những bài trước đó
để giúp học sinh nắm vững bài “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên” hơn. Cụ thể: biết rõ hơn vai trò của Thái sư Trần Thủ Độ với việc thành lập
nhà Trần (Bài 12: “Nhà Trần thành lập”) để hiểu rõ hơn sức mạnh tinh thần từ câu
nói “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” khi ông biểu hiện quyết tâm
chống giặc Mông - Nguyên. Hoặc khi đề cập đến chiến thắng quân Mông - Nguyên
lần thứ ba, giáo viên có thể liên hệ đến những chiến thắng trước đó trên sơng Bạch
Đằng của Ngơ Quyền (Bài 5: “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo”) và
chiến thắng của Lê Đại Hành (Bài 8: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
lần thứ nhất”) nhằm tô đậm hơn sự tiếp nối truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại
xâm của cha ông , ….
2.3.2. Nắm vững Yêu cầu cần đạt bài dạy, lựa chọn được phương
pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp học phù hợp, phát huy tính tích cực
của học sinh.


7
2.3.2.1. Yêu cầu cần đạt của bài học “Cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Mông - Nguyên” là:
HS biết:

+ Dưới thời nhà Trần, quân Mông - Nguyên đã 3 lần sang xâm lược nước
ta.
+ Quân và dân nhà Trần: nam nữ, trẻ già đều đồng lòng bảo vệ Tổ quốc.
+ Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ơng nói chung và
qn dân nhà Trần nói riêng. [3] [6].
2.3.2.2. Phương pháp dạy học:
Bám sát, nắm chắc Yêu cầu cần đạt bài học, người giáo viên đặt nó vào điểm chung
của dạng bài về khởi nghĩa, kháng chiến, chiến tranh để lựa chọn phương pháp dạy học đặc
trưng. Cụ thể:
Đây là loại bài có nội dung hấp dẫn, lơi cuốn sự chú ý của học sinh. Do đó,
giáo viên phải tái hiện sự kiện sinh động, cụ thể. Sử dụng câu hỏi về sự phát sinh
của cuộc kháng chiến chống qn Mơng - Ngun: hồn cảnh, bối cảnh lịch sử
của cuộc kháng chiến. Mặt khác, đối với loại bài này phần quan trọng nhất là trình
bày diễn biến, phát triển của sự kiện lịch sử. Vì vậy phải cho học sinh nắm vững
mốc thời gian bắt đầu diễn ra cuộc kháng chiến, địa danh, nhân vật lịch sử, các
đường tiến công, diễn biến trận đánh ...... bằng cách nêu vấn đề, đặt câu hỏi, .....
Sau phần diễn biến là hướng dẫn học sinh tìm hiểu kết quả của cuộc
kháng chiến và rút ra ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm. Đối với loại bài này,
giáo viên giúp học sinh nhận thức mối quan hệ nhân quả của cuộc kháng chiến.
Với bài “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mơng - Ngun” thì
miêu tả, tường thuật kết hợp với trực quan là những phương pháp chủ đạo. Giáo
viên có thể tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu về tư liệu lịch sử rồi mô tả, tường
thuật lại diễn biến của sự kiện, giáo viên có vai trị hỗ trợ, bổ sung giúp học sinh
tái hiện lại lịch sử, xây dựng lại biểu tượng lịch sử một cách hoàn chỉnh hơn.
Từ những phương pháp dạy học đặc trưng nói trên, tơi đã lựa chọn, sử
dụng một số phương pháp dạy học cụ thể như:
+ Phương pháp nêu vấn đề: dùng trong phần giới thiệu bài, định hướng
Yêu cầu cần đạt, xác định nhiệm vụ học tập (Tinh thần quyết tâm kháng chiến
chống quân Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần thể hiện như thế nào? Nhà
Trần đã dùng kế sách đánh giặc như thế nào trước sức mạnh khủng khiếp của

quân giặc? Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta đi tìm hiểu bài học hơm nay.)
+ Phương pháp làm việc cá nhân: (nêu kết quả của các trận đánh, kể
chuyện Trần Quốc Toản, …)
+ Phương pháp hợp tác nhóm: áp dụng với những nội dung, những câu
hỏi khó (Ví dụ: thảo luận để tìm ra kế sách đánh giặc của nhà Trần, nguyên
nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến,…)
+ Phương pháp trị chơi đóng vai: đóng vai vua Trần, vai Trần Thủ Độ,
các vai bơ lão, …


8
2.3.2.3. Với những phương pháp nêu trên, hình thức tổ chức lớp sẽ là hoạt
động theo nhóm, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động cả lớp, được vận
dụng linh hoạt trong mỗi hoạt động của bài.
2.3.3. Dựa vào nội dung bài, chia mạch kiến thức và nhấn mạnh các
phần để làm nổi bật trọng tâm bài.
- Bố cục của bài bao gồm nội dung kiến thức:
+ Quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta
+ Quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần.
+ Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần.
+ Kết quả, ý nghĩa của chiến thắng [5] .
Dựa vào mạch kiến thức nói trên, giáo viên tổ chức cho học sinh tiếp cận
các nguồn sử liệu để giải quyết các nhiệm vụ học tập, chiếm lĩnh kiến thức.
Trong đó, để nổi bật trọng tâm bài, giáo viên chú ý nhấn mạnh đến quyết tâm
đánh giặc của vua tôi nhà Trần. và nguyên nhân của chiến thắng (vua tơi, qn
dân đồn kết, đồng lịng đánh giặc; có tướng giỏi, qn lính thiện chiến; có kế
sách đánh giặc phù hợp.)
2.3.4. Tìm hiểu kiến thức, tư liệu có liên quan đến bài học để giúp học
sinh nắm vững bài, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Nội dung bài học trong sách giáo khoa với cấu trúc, bố cục đã được nêu ở

mục 2.3.3, là những kiến thức cô đọng, cung cấp thông tin chủ yếu của bài học.
Nhưng khơng phải tồn bộ nội dung bài học và các kết luận đều được trình bày
sẵn trong sách giáo khoa và học sinh chỉ cần học thuộc là đạt yêu cầu. Muốn đạt
được yêu cầu, Yêu cầu cần đạt của bài học, giúp học sinh hiểu rõ, hiểu sâu, nắm
chắc bài thì cả giáo viên và học sinh đều phải tìm hiểu những kiến thức và tư
liệu liên quan đến bài học. Đó là các câu chuyện lịch sử; là điển tích cổ cịn lưu
lại đến nay; là phong tục, tập quán; là những câu ca dao, tục ngữ còn lưu truyền
trong nhân dân,…. Đối với bài “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông
– Nguyên”, tôi đã hướng dẫn học sinh cùng tìm hiểu thêm những kiến thức có
liên quan để chuẩn bị tốt cho bài học. Cụ thể:
* Thứ nhất: Tìm hiểu về vị trí của nước Mông Cổ (so với nước Việt
Nam); tên gọi của quân Mơng - Ngun.
Đã có nhiều học sinh, thậm chí là giáo viên băn khoăn: qn Mơng Ngun có phải là quân giặc đến từ Trung Quốc như quân Tống, quân Nam Hán,
… trước đó khơng? Và đã có rất nhiều học sinh mơ hồ, cho đó là đúng và có
những giáo viên cũng không đủ tự tin để phủ nhận điều đó. Vì vậy, tơi đã
khuyến khích học sinh chuẩn bị bài qua việc: Tìm trên bản đồ thế giới vị trí của
nước Mơng Cổ, quan sát về khoảng cách địa lí của nước Mơng Cổ đến nước
Việt Nam ta. Bản thân người giáo viên cần tìm hiểu về quân Mông - Nguyên để
biết: Mông - Nguyên: triều Nguyên của đất nước Mơng Cổ (Tên gọi khi Mơng
Cổ thơn tính được Nam Tống ở Trung Quốc vào năm 1279). Quân Mông Nguyên là quân giặc đến từ phương Bắc (Mông Cổ - Trung Quốc) [7] ; [8].


9
* Thứ hai: Tìm những dẫn chứng, những câu nói về sức mạnh của quân
Mông - Nguyên.
+ Người giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát, tìm vị trí của châu Á,
châu Âu trên bản đồ thế giới, so sánh độ lớn của hai châu lục này với đất nước
Việt Nam để thấy được sự xâm chiếm, tung hoành khắp châu Á, châu Âu thời
bấy giờ của đế quốc Mơng Cổ lớn đến mức độ nào, từ đó hình dung được rõ hơn
thế lực, sức mạnh của đội quân này.

+ Yêu cầu học sinh tìm hiểu qua người thân và qua các phương tiện
truyền thông, các nguồn sử liệu câu nói hình tượng miêu tả về sức mạnh khủng
khiếp của đội qn Mơng Cổ. (Câu nói: “Vó ngựa Mơng Cổ đi đến đâu, cỏ
không mọc được ở chỗ ấy”.) [9].
+ Nếu được sự chuẩn bị cụ thể, kĩ càng như thế, học sinh sẽ hiểu rõ hơn
về sức mạnh ghê gớm của quân Mông - Nguyên, thấy được sự đe doạ, mối nguy
hiểm lớn đối với đất nước Đại Việt thời bấy giờ.
* Thứ ba: Thời điểm 3 lần quân Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta;
số lượng quân địch ở mỗi lần xâm lược.
Dù không yêu cầu học sinh phải nhớ thời điểm diễn ra 3 cuộc kháng chiến
chống quân Mông - Nguyên, người giáo viên cũng cần cung cấp cụ thể hơn thời
điểm diễn ra 3 cuộc kháng chiến (Lần 1: năm 1258 với 3 vạn kị binh và bộ binh;
Lần 2: năm 1285 với 50 vạn quân; Lần 3: năm 1287 - 1288 với khoảng 50 vạn
quân. Trong khi đó, dân số Đại Việt lúc bấy giờ khoảng 3 triệu người). Qua đó,
học sinh thấy được chỉ trong 30 năm (1258 -1288), quân Mông - Nguyên đã
xâm lược nước ta 3 lần và thấy được sự tấn cơng dồn dập, khốc liệt, quyết thơn
tính nước Đại Việt của chúng, thấy được sự đe doạ, tình thế hiểm nguy của nước
Đại Việt lúc bấy giờ [8].
* Thứ tư: Tìm hiểu để giới thiệu cho học sinh về bức phù điêu “Các bô
lão trong Hội nghị Diên Hồng” hay bức tranh vẽ cảnh binh lính thời Trần đang
thích chữ “Sát Thát” vào tay được tạc trên con đường gốm sứ ở Hà Nội; giúp
các em thấy rõ hơn tinh thần quyết tâm đánh giặc của nhân dân thời Trần [10].
* Thứ năm: Tìm hiểu về thể loại hịch trong văn học, bài “Hịch tướng sĩ”
của Trần Hưng Đạo; câu trích dẫn của bài Hịch trong sách giáo khoa: “ Dẫu cho
trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. …”

gắn với câu thành ngữ “Da ngựa bọc thây” để chỉ việc xả thân ngoài chiến trận;
tinh thần hi sinh hết mình, sẵn sàng xả thân vì đất nước của Trần Hưng Đạo.
(Ngày xưa, khi các viên tướng lĩnh chiến đấu ngoài mặt trận bị hy sinh phải lột
da ngựa bọc xác để chôn cất) [9] ; [10].

* Thứ sáu: Tìm hiểu, khắc hoạ rõ nét hơn hình ảnh, tài thao lược của các
tướng sĩ mà tiêu biểu là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Giúp các em biết được
ông là một trong 10 vị tướng tài của thế giới ở mọi thời đại (Nước Việt Nam có hai vị
tướng trong số 10 vị tướng tài ấy. Đó là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp) [11] .
Đồng thời định hướng để các em chuẩn bị cho tiết học qua việc tìm hiểu về lịng biết
ơn, ngưỡng vọng của nhân dân ta với Trần Hưng Đạo (tìm hiểu về tục lệ thờ Mẫu, thờ


10
Đức Thánh Trần qua câu tục ngữ “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Cha ở đây
chính là Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo), giỗ vào ngày 20 tháng 8 âm lịch; Mẹ
chính là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, giỗ vào ngày 02 tháng 3 âm lịch) [12] ; [13] .
2.3.5. Hướng dẫn học sinh học tập qua việc tiếp xúc với các nguồn sử
liệu trong thực tế, kết hợp giáo dục, liên hệ thực tế phù hợp.
2.3.5.1. Hướng dẫn học sinh học tập qua việc tiếp xúc với các nguồn
sử liệu trong thực tế.
Lịch sử đã qua đi nhưng khơng hồn tồn biến mất mà cịn để lại dấu
vết của nó qua kí ức của nhân loại (văn học dân gian, phong tục tập quán, lễ
hội, ...); qua những thành tựu văn hố vật chất (thành qch, đình chùa,
miếu mạo, tượng đài, ...); qua các hiện tượng lịch sử, qua ghi chép của
người xưa, qua tên làng, tên đường phố; qua thái độ của người đương thời
đối với các sự kiện lịch sử (ngày kỉ niệm, ngày lễ lớn, ...); .... Vì vậy, khi
dạy học Lịch sử nói chung và khi dạy bài “Cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Mơng - Ngun” nói riêng, tơi đã hướng dẫn để các em trực tiếp
tiếp cận với các nguồn sử liệu nói trên, tìm kiếm, chọn lọc những kiến thức liên
quan đến bài dạy.
+ Tơi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu các câu tục ngữ, các phong tục, tập
quán nói về lòng ngưỡng vọng, biết ơn của nhân dân ta đối với Trần Hưng Đạo.
Hiểu câu “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ” để biết được phong tục thờ
Thánh Mẫu và Đức Thánh Trần của nhân dân ta. [12]. Qua đó kết hợp giáo dục

các em tiếp nối và giữ gìn phong tục đẹp đồng thời giáo dục học sinh thái độ trang
nghiêm, đúng mực; ý thức giữ vệ sinh môi trường khi đến thăm quan đền, chùa,...
+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu điển tích của cụm từ “giặc Bụt” trong dân
gian: giúp các em biết được: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông –
Nguyên lần thứ nhất, khi thua trận, rút chạy về Vân Nam (Trung Quốc), do sợ bi
quân Trần truy đuổi đằng sau nên quân Mơng Cổ khiếp đảm đến nỗi đói khát
cũng khơng dám tính đến chuyện dừng lại cướp lương thực để ăn. Do đó, người
Việt mỉa mai gọi chúng là “giặc Bụt” [14].
+ Tơi khuyến khích học sinh tìm hiểu về chùa Đa Bút (Phúc Long Tự) ở
(Minh Tân- Vĩnh Lộc- Thanh Hoá); Lễ hội Đền Trần (ở Nam Định, Quảng
Ninh,...), Lễ hội Đền Kiếp Bạc (Chí Linh – Hải Dương), [10]... để học sinh hiểu
lịch sử, nhắc nhớ cho các em trang sử vàng chống giặc Mông – Nguyên của cha
ông xưa. Từ đó khơi gợi giáo dục lịng biết ơn, lòng tự hào về những người đã
làm nên những trang sử oai hùng cho dân tộc.


11

Ban thờ Tam tòa Thánh Mẫu và
Đức Thánh Trần tại Chùa Đa Bút
(Minh Tân- Vĩnh Lộc- Thanh Hoá)

Ban thờ Đức Thánh Trần tại Chùa Đa
Bút (Minh Tân- Vĩnh Lộc- Thanh
Hoá)

Qua đây, giúp học sinh thấy: Trần Hưng Đạo- vị tướng tài ba, nhà
quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử- đã hiển Thánh trong lòng nhân dân,
được nhân dân phụng thờ. Tơi nghĩ, đó là cách dạy Lịch sử mang lại hiệu
quả cao, học sinh khơng chỉ chủ động tìm hiểu, ghi nhớ kiến thức mà còn

tăng thêm hiểu biết và chắc chắn kiến thức đó sẽ in sâu đậm trong trí óc
của các em.
2.3.5.2. Giáo dục, liên hệ thực tế phù hợp
Trong thời gian gần đây, khi Biển Đông đang dậy sóng, rất cần có những
con người với tinh thần như “Hào khí Đơng A” của Đại Việt thời Trần để đấu
tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Qua bài học, các em đã được biết
“Hào khí Đơng A” là hào khí thời Trần (chữ “Trần” đọc theo lối triết tự là
“Đơng A”). Đó là khí thế chống giặc ngoại xâm được tạo bởi sự đồng lịng, đồn
kết của tồn dân tộc, khiến cho vó ngựa của đội quân hùng mạnh nhất thế giới
đã tung hoành khắp châu Âu, châu Á phải dừng bước, khuỵu ngã trước một đất
nước nhỏ bé là Đại Việt. Tôi đã khơi gợi để học sinh không chỉ tự hào về điều đó
mà cịn truyền cho các em ngọn lửa của tinh thần u nước, của “Hào khí Đơng
A” để các em cùng với tồn dân tộc nói lên tiếng nói phản đối việc Trung Quốc
xâm lấn, gây căng thẳng ở Biển Đông. Tiếp nối truyền thống của cha ông bảo vệ
độc lập, chủ quyền Quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, các em
biết hướng về biển đảo thân yêu bằng việc học tập, tu dưỡng đạo đức, bằng các
bài viết, các bài thơ, các bức thư nói lên suy nghĩ, tình cảm của mình.
2.3.6. Ứng dụng Công nghệ thông tin (Sử dụng phần mềm
PowerPoint, làm video) để hỗ trợ, minh họa các tư liệu lịch sử, các hình
ảnh sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Bài “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên” ở sách
giáo khoa Lịch sử ở lớp 4 viết rất cơ đọng, ngắn gọn. Trong khi đó, q trình
lĩnh hội kiến thức của học sinh là “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng,
từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn ”.Vì thế nên trong bài học lịch sử này, việc sử
dụng tư liệu kết hợp với tranh ảnh, đồ dùng trực quan để miêu tả, khắc hoạ ý chí
quyết tâm đánh giặc của vua tơi nhà Trần, diễn biến và kết quả của cuộc kháng
chiến giúp các em ghi nhớ sâu sắc những hình ảnh của lịch sử để lại, nắm vững
hơn nội dung bài học.
Tuy nhiên, hình ảnh trong sách giáo khoa chỉ có hai bức tranh nhỏ minh
họa: “Cảnh các bô lão trong Hội nghị Diên Hồng” và hình ảnh “Cọc gỗ được



12
cắm ở sơng Bạch Đằng” [5]. Vì vậy, tơi đã tìm hiểu, sưu tầm thêm các hình ảnh,
tư liệu có liên quan đến nội dung bài học; sắp xếp chúng theo trình tự các hoạt
động diễn ra trong bài học để minh họa hoặc cung cấp thêm tư liệu nhằm nổi bật
trọng tâm của bài, giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học, giúp các em ghi
nhớ sâu sắc những hình ảnh của lịch sử để lại.
Như đã đề cập ở mục 2.3.3, bố cục của bài “Cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Mông – Nguyên” bao gồm nội dung kiến thức:
+ Quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta.
+ Quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần.
+ Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần.
+ Kết quả, ý nghĩa của chiến thắng.
Tôi đã sắp xếp một số hình ảnh minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học bài Lịch sử “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên”như
sau:
- Với nội dung thứ nhất: Quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta.
Tôi đã minh họa hình ảnh về vị trí nước Mơng Cổ (khi chúng tiến đánh Đại Việt),
lãnh thổ mà chúng tung hoành, thơn tính được (châu Á, châu Âu); minh họa hình ảnh
quân Mông - Nguyên hùng mạnh, thiện chiến, kết hợp việc trích dẫn câu nói “Vó ngựa
Mơng Cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được ở chỗ ấy” để học sinh thấy được sự đe doạ, mối
nguy hiểm lớn đối với đất nước Đại Việt thời bấy giờ.

Lược đồ thế giới [7]

Quân Mông – Nguyên [10]


13


Đội quân Mông - Nguyên hùng mạnh, thiện chiến, tung hoành khắp
châu Âu và châu Á [10]
- Với nội dung thứ hai: Quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần.
Ngồi hình 1 có trong sách giáo khoa, tơi đã minh họa thêm hình ảnh bức
phù điêu “Các bơ lão trong Hội nghị Diên Hồng” và bức tranh vẽ cảnh binh lính
thời Trần đang thích chữ “Sát Thát” vào cánh tay để làm nổi bật hơn về sự đoàn
kết, đồng lịng đánh giặc của vua tơi nhà Trần [10].

- Với nội dung thứ ba: Kế sách đánh giặc của vua tơi nhà Trần.
Tơi đã dùng các hình ảnh sau để minh họa:
+ Cảnh giặc Mơng - Ngun đói khát, mệt mỏi khi gặp kế sách “Vườn
không nhà trống” của ta.
+ Hình ảnh Dấu tích bãi cọc Bạch Đằng


14
- Với nội dung thứ tư: Kết quả, ý nghĩa của chiến thắng.
Tơi đã sử dụng các hình ảnh minh hoạ sau:
+ Hình ảnh giặc trúng kế cắm cọc gỗ trên sơng Bạch Đằng
+ Hình ảnh Thốt Hoan chui vào ống đồng để qn lính khiêng chạy trốn về
nước.

Qn Mơng – Nguyên ở Thăng long
(Tranh vẽ) [10]

Giặc trúng kế cắm cọc gỗ trên sơng
Bạch Đằng (tranh vẽ) [10]

Dấu tích bãi cọc Bạch Đằng [10]


Giặc trúng kế cắm cọc gỗ trên sông
Bạch Đằng (tranh vẽ) [10]


15
* Ngoài ra, với nội dung phần liên hệ, giáo dục: tơi sử dụng tranh Trần
Quốc Toản bóp nát quả cam ở trên bến Bình Than ( Tập đọc lớp 2 Chương trình
GDPT 2006) [15]; tranh đền thờ Đức Thánh Trần [13] ..... để minh hoạ.
Một số hình ảnh (trích dẫn) ứng dụng phần mềm PowerPoint, video
không chỉ để minh hoạ mà còn gây hứng thú học tập cho học sinh, làm cho bài
giảng thêm sinh động, góp phần làm cho học sinh hiểu bài sâu hơn, ghi nhớ kiến
thức chắc chắn, bền vững hơn.
2.3.7. Vận dụng kiến thức được tích hợp trong các mơn học ở tiểu
học để phục vụ cho bài dạy, giúp học sinh hiểu bài sâu hơn, củng cố lại kiến
thức bài học.
- Với bài Lịch sử “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Ngun”,
tơi thấy có rất nhiều kiến thức có liên quan được tích hợp trong một số mơn học (như
Tiếng Việt, Đạo đức, ......, Hoạt động ngoài giờ lên lớp ) ở chương trình Tiểu học. Vì
vậy, giáo viên cần thực hiện quan điểm dạy học tích hợp để khai thác, liên hệ phù
hợp nhằm làm cho giờ dạy đạt hiệu quả cao. Giáo viên cần gợi cho học sinh nhớ và
nêu lại những bài đã học có kiến thức liên quan đến tiến trình bài học đồng thời củng
cố lại kiến thức cho các em, làm cho học sinh hiểu bài một cách có hệ thống, có cơ
sở.
* Một số bài, một số địa chỉ mà tôi đã vận dụng để phục vụ cho bài dạy
là:
+ Bài Tập làm văn lớp 3, Tuần 19 ( Nghe – kể: Chàng trai làng Phù Ủng )
minh hoạ cho trách nhiệm, tinh thần yêu nước của nhân dân đồng thời giới thiệu
về một trong những người tài ba của đội quân Đại Việt trong cuộc kháng chiến
chống quân Mông – Nguyên (Phạm Ngũ Lão - Người ngồi đan sọt trong câu
chuyện). Tôi đã vận dụng liên hệ và nêu ở Hoạt động 2: Ý chí quyết tâm đánh

giặc của vua tơi nhà Trần) [16].
+ Bài Chính tả lớp 3, Tuần 19 (Nghe – viết: Trần Bình Trọng): một danh
tướng đời Trần với câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam chứ khơng thèm làm
vương đất Bắc” ( Liên hệ và nêu ở Hoạt động 2) [16].
+ Bài Tập đọc- Kể chuyện “Bóp nát quả cam” (Tiếng Việt lớp 2 Chương
trình GDPT 2006), Tuần 33 ) minh hoạ cho tấm gương, tinh thần yêu nước của
Trần Quốc Toản. (liên hệ và nêu ở Hoạt động 5: Kể chuyện về tấm gương yêu
nước của Trần Quốc Toản) [15].
+ Trích đoạn kịch “Yết Kiêu” trong phân môn Tập làm văn lớp 4 (Tuần 9:
Luyện tập phát triển câu chuyện; HS đọc thêm ): giới thiệu về một vị tướng giỏi
thời Trần, có tài bơi lặn, mưu trí và rất trung thành. [17].
* Bên cạnh đó, tơi cũng đã tổ chức trị chơi ơ chữ ( Phần Phụ lục), thi kể
chuyện lịch sử về các danh tướng thời Trần trong tiết Luyện Địa lí và Lịch sử ở
buổi 2; tham mưu với nhà trường tổ chức các tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp với nội dung, chủ đề “Em yêu Lịch sử ” hoặc “Theo dịng lịch sử” để
lồng ghép kiến thức có liên quan đến bài “Cuộc kháng chiến chống quân xâm


16
lược Mông - Nguyên” nhằm ôn tập, củng cố kiến thức, giúp học sinh ghi nhớ
kiến thức một cách chắc chắn, bền vững hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua một năm áp dụng các biện pháp nêu trên vào thực tế dạy học, tôi thấy
học sinh hào hứng, phấn khởi khi đến bài Lịch sử “Cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Mông - Nguyên”, các em đã nắm chắc, hiểu sâu nội dung bài
học, bổ sung cho bản thân kiến thức, hiểu biết về những danh tướng thời Trần,
về phong tục, tập quán, những điển tích trong dân gian, sử liệu liên quan đến
“Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên”. Ba lần chiến thắng
vẻ vang khiến cho vó ngựa của đội quân nổi tiếng hùng mạnh Mông - Nguyên

phải khuỵu ngã trước sự đồn kết, đồng lịng, quyết tâm diệt giặc của vua tôi,
quân dân nhà Trần hiện lên rõ nét, sống động trong tâm trí học sinh. Các em
được trực tiếp tiếp cận với các nguồn sử liệu nên đã chủ động, phát huy tính tích
cực của mình trong giờ học để rồi kiến thức của bài học được các em tiếp thu
một cách tự nhiên, có cơ sở và hiệu quả nhất.
Khơng chỉ dừng lại ở đó, các em đã xem mỗi tiết Lịch sử là một ngày hội,
một cuộc thi nho nhỏ để tìm ra kiến thức mới, được trở lại khí thế hào hùng của
dân tộc trước kia đã cách xa các em rất lâu.Từ đó làm cho các em thêm yêu quê
hương, yêu đất nước hơn, biết thể hiện lòng yêu nước bằng việc làm, thái độ cụ
thể trong thực tế đời sống.
Trong tiết Lịch sử Ôn tập (bài 20; bài 29) và tiết Lịch sử Ôn tập cuối năm
(đối với học sinh lớp 4A năm học 2021 - 2022) của chương trình Lịch sử lớp 4,
khi ôn lại nội dung bài “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mơng Ngun” và những kiến thức có liên quan, tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau:

Lớ
p

4A

Số
HS

Năm học

24 2021 – 2022

HS nắm được: Nắm được
Dưới thời
quân Mông
Trần, ta đã

– Nguyên
đánh thắng
sang xâm
giặc Mông - lược nước ta
Nguyên.
3 lần

Nêu được một
vài sự việc chứng
Nắm được
tỏ tinh thần quyết
kế sách đánh tâm chống giặc
giặc của nhà Mông – Ngun
Trần
của qn dân nhà
Trần (Hào khí
Đơng A)

SL

TL

SL

TL

SL

TL


SL

TL

24

100

24

100

22

91,7

18

75

Với sự thành cơng của tiết dạy, được trải nghiệm, chứng kiến qua việc dự
giờ, hầu hết giáo viên ở trường Tiểu học Hạ trung- huyện Bá Thước đã thay đổi
cách suy nghĩ khi giảng dạy phân mơn Lịch sử và đã có sự quan tâm xứng đáng
đến mơn học này. Đây cũng chính là tiền đề, là cơ sở giúp học sinh yêu thích
mơn học, góp phần giải quyết tình trạng đáng báo động về thực trạng dạy học
Lịch sử hiện nay.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiêm: Giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng dạy - học bài “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược



17
Mông - Nguyên ” ở phân môn Lịch sử lớp 4A, Trường Tiểu học Hạ Trung,
huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hố, bản thân tơi đã rút ra được những kinh
nghiệm sau:
- Trước hết, muốn các em học tốt phân môn Lịch sử thì giáo viên phải là
người u thích Lịch sử, phải tự trang bị cho mình kho tàng kiến thức về lịch sử.
Việc bồi đắp kho tàng này không bao giờ là đủ mà phải được thực hiện liên tục,
thường xuyên, suốt cuộc đời. Bởi vậy, giáo viên cần tìm đọc những cuốn sách về
lịch sử, những câu chuyện, bộ phim, điển tích lịch sử, xem các tài liệu trên mạng
Internet để hiểu hơn về lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới. Giáo viên có
yêu lịch sử thì mới có thể truyền được tình u đó đến học sinh của mình.
- Giáo viên cũng cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, tài liệu, nắm vững các
kiến thức cơ bản, Yêu cầu cần đạt của bài học, đảm bảo hệ thống kiến thức
chính xác, có hệ thống để từ đó lựa chọn phương pháp dạy - học thích hợp.
- Giáo viên khơng nhất thiết phải rập khn và gói gọn kiến thức trong
sách giáo khoa mà cịn phải biết chủ động gợi mở, hướng dẫn cho học sinh tiếp
cận với các nguồn sử liệu, các phong tục, tập quán, ....để các em chủ động, trực
tiếp tham gia vào quá trình dạy- học qua sự chuẩn bị của mình, các em chủ động
nắm bắt được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và mở rộng thêm
kiến thức mới.
- Thực hiện quan điểm dạy học tích hợp, kết hợp liên hệ, giáo dục sát hợp
với thực tế.
Với các biện pháp nêu trên và kinh nghiệm của bản thân tơi cùng với sự
đóng góp của các bạn đồng nghiệp trong nhà trường thì đề tài đã được áp dụng
thành công tại Trường Tiểu học Hạ Trung- huyện Bá Thước- tỉnh Thanh Hố. Từ
những kết quả trên đây, tơi thấy những biện pháp của đề tài này có khả năng áp
dụng rộng rãi khi dạy bài “Cuộc kháng chiến chống qn xâm lược Mơng –
Ngun” nói riêng và áp dụng khi dạy dạng bài về khởi nghĩa, kháng chiến,

chiến tranh nói chung. Tuy nhiên,các biện pháp đó cần phải được vận dụng một
cách linh hoạt, sáng tạo và có sự điều chỉnh hợp lí sao cho phù hợp với đặc
điểm, điều kiện của từng bài để có thể đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
3.2. Kiến nghị.
- Nhà trường cần đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, mua
thêm các tài liệu tham khảo để bổ sung kiến thức phục vụ dạy học phân mơn Lịch
sử.
- Tổ chức thi tìm hiểu Lịch sử địa phương, danh nhân, sự kiện lịch sử
trong phạm vi nhà trường.
- Tổ chức các sân chơi bổ ích cho học sinh như Rung chng vàng, Theo
dịng lịch sử, Nhà sử học nhỏ tuổi để các em vừa chơi mà vừa học.
- Vào những ngày lễ như dịp 22 tháng 12, nhà trường nên mời các nhân
chứng sống về lịch sử để kể chuyện, ôn lại truyền thống của dân tộc để giúp các
em hiểu hơn về lịch sử, có như vậy các em mới yêu mến, tự hào về cha ông, về
lịch sử dân tộc mình.
Trên đây là “ Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy - học bài “Cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ” ở phân môn Lịch sử lớp
4A, Trường Tiểu học Hạ Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá”. Đã được tơi
vận dụng có hiệu quả. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ chân tình


18
của các bạn đồng nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp để cho sáng kiến kinh
nghiệm được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
Hạ Trung, ngày 20 tháng 03 năm 2022
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung

của người khác.
Nguyễn Thị Hằng

Nguyễn Văn Tuân

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
Tài liệu
Tác giả
Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản:
1 Lịch sử nước ta
Việt Minh tuyên truyền bộ - 1942
2 Lịch sử Việt Nam
Nhà xuất bản Giáo dục - 1978
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nhà
3 Sách giáo viên Lịch sử và Địa lí lớp 4
xuất bản Giáo dục - 2005
Bộ SGK Cùng học để phát triển
4 Đặc điểm Tâm lí của Học sinh Tiểu học
năng lực
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nhà
5 Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 4
xuất bản Giáo dục - năm 2010
Tài liệu Chuẩn kiến thức, kỹ năng lớp 4
6
Bộ Giáo dục và Đào tạo
(phần Lịch sử )
7 Bản đồ thế giới; Lược đồ thế giới
Nhà xuất bản Giáo dục
Cuộc kháng chiến chống quân

8
Wikipedia Tiếng Việt
Mông - Nguyên
9 Từ điển thành ngữ Việt Nam
Nhà xuất bản Giáo dục.
Tìm hiểu qua sách, báo Giáo dục, mạng
10
Internet.
Nguyễn Khắc Thuần - Nhà xuất
11 Danh tướng thế giới
bản Giáo dục
Trang web: Thế giới tâm linh
12 Thế giới tâm linh huyền bí
huyền bí.net
Dịng tộc họ Trần Tiền Hiền
13 Lịch sử dòng tộc họ Trần
(Mộ Đức – Quảng Ngãi)
14 Bách khoa toàn thư
Wikipedia Tiếng Việt
Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 Chương
15
Bộ Giáo dục và Đào tạo
trình GDPT 2006)
16 Sách giáo khoa Tiếng Việt 3
Bộ Giáo dục và Đào tạo
17 Sách giáo khoa Tiếng Việt 4
Bộ Giáo dục và Đào tạo


19


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP
PHÒNG GD VÀ ĐT, CẤP SỞ GD VÀ ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Tuân
Chức vụ :
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hạ Trung
Cấp đánh giá
xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
(Ngành GD cấp
huyện/ tỉnh; Tỉnh
Thanh Hoá)
Kinh nghiệm giáo dục Phòng GD&ĐT
1
đạo đức cho học sinh TH. huyện Bá Thước
Một số biện pháp rèn kỹ
năng chia số có hai, ba
chữ số cho số có một chữ Phịng GD&ĐT
2
số học sinh lớp 3C ở huyện Bá Thước
Trường Tiểu học Hạ
Trung.
Một số biện pháp rèn kỹ
năng chia số có hai, ba
chữ số cho số có một chữ
Sở GD&ĐT
3

số học sinh lớp 3C ở
Thanh Hóa
Trường Tiểu học Hạ
Trung.
4
Một số biện pháp giúp Phịng GD&ĐT
học sinh lớp 4 thành thạo huyện Bá Thước
việc rút gọn phân số và
quy đồng mẫu số các

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2011-2012

B

2014-2015

C


2014-2015

C

2017-2018


20

5

phân số
"Một số kinh nghiệm
rèn tính nhẩm, tính
nhanh khi làm các bài
tập số học cho học sinh
lớp 4C trường Tiểu học
Hạ Trung – Bá Thước".

Phòng GD&ĐT
huyện Bá Thước

C

2019-2020

PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Lịch sử :
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC

MÔNG - NGUYÊN.
I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, HS biết:
- Dưới thời nhà Trần, quân Mông - Nguyên đã 3 lần sang xâm lược nước ta .
- Quân và dân nhà Trần: nam nữ, trẻ già đều đồng lòng bảo vệ Tổ quốc.
- Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ơng nói chung và
qn dân nhà Trần nói riêng.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Phẩm chất chăm chỉ; trung thực; trách
nhiệm; nhân ái; yêu nước.
- Góp phần, phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao
tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực ngôn ngữ;
Năng lực thể chất; Năng lực khoa học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: bài giảng có ứng dụng phầm mềm PowerPoint; tư liệu về 3 lần kháng
chiến chống qn xâm lược Mơng- Ngun; tìm hiểu về phong tục thờ Thánh
Mẫu, thờ Đức Thánh Trần trong nhân dân, truyện “Lá cờ thêu sáu chữ
vàng”, ....
- HS: Tìm, quan sát vị trí của nước Mơng Cổ; tìm hiểu về phong tục thờ
Thánh Mẫu, thờ Đức Thánh Trần (chùa Đa Bút); tìm câu nói về sức mạnh của
qn Mơng Cổ; tìm hiểu về Lễ hội Đền Trần, đền Kiếp Bạc qua người thân, qua
các phương tiện truyền thông.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:


21
Hoạt động của
GV
1. Hoạt động Mở đầu:
- Tại sao nhà Trần được gọi là “Triều đại
đắp đê”?
- GV nhận xét, đánh giá

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới :
- Nêu vấn đề: Thời nhà Trần, ba lần quân
Mông- Nguyên sang xâm lược nước ta. Nhà
Trần đã làm thế nào, dùng kế sách gì để đối
phó với giặc ? Các em sẽ tìm hiểu bài học hơm
nay để trả lời các câu hỏi này.
2.1. Quân Mông - Nguyên xâm lược nước
ta..
Yêu cầu cần đạt: HS biết được mối hiểm
nguy của Đại Việt khi quân Mông- Nguyên
sang xâm lược
+ Giới thiệu cho HS biết: quân Mông - Nguyên
để chỉ quân của triều Nguyên ở đất nước Mông
Cổ.
- Treo lược đồ thế giới, u cầu HS chỉ vị trí
của nước Mơng Cổ

- Hướng dẫn học sinh nêu thế mạnh của
quân xâm lược Mơng- Ngun. (Nếu HS
khơng nêu được thì GV cung cấp) :
+ Đây là đội quân mạnh nhất thế giới thời
bấy giờ. Lúc đó, chúng đang tung hồnh
khắp châu Âu và châu Á. Câu nói “Vó
ngựa Mơng Cổ đi đến đâu, cỏ khơng mọc
được ở chỗ ấy” thể hiện điều đó.
- GV chỉ và hướng dẫn HS quan sát vị trí
của châu Âu, châu Á, so sánh với vị trí đất
nước Việt Nam (Đại Việt) ta.

Hoạt động của

HS

Hình ảnh hỗ
trợ qua bài
giảng có ứng
dụng phần mềm
PowerPoint

- 1 - 2 HS trả lời.
Lớp nhận xét.

- Theo dõi

- HS thực hành
chỉ vị trí nước
Mơng Cổ (theo
tìm hiểu, chuẩn bị
của mình)

- HS nêu theo sự
chuẩn bị: ..
- HS quan sát vị
trí của châu Âu,
châu Á, so sánh
với vị trí đất
nước Việt Nam
(Đại Việt) ta.

- Minh hoạ hình
ảnh lược đồ thế

giới, có tơ màu
nước Mơng Cổ,
Việt Nam, Trung
Quốc, có mũi tên
chỉ sự xâm lược từ
Mơng Cổ, qua
Trung Quốc rồi
xuống đến Việt
Nam.
- Minh hoạ video,
hình ảnh đội quân
Mông Cổ thiện
chiến, hùng mạnh
kéo quân trùng điệp
khắp thảo ngun
rộng lớn.
- Xuất hiện hình
ảnh “Lược đồ thế
giới ” có tô màu


22
- GV nhấn mạnh về sự đe doạ, mối nguy
hiểm lớn đối với đất nước Đại Việt thời
bấy giờ.
2.2. Tìm hiểu ý chí quyết tâm đánh giặc
của vua tơi nhà Trần
Yêu cầu cần đạt: HS nắm được tinh thần
quyết tâm đánh giặc của quân dân nhà
Trần

* Tổ chức trò chơi “Sắm vai”: Yêu cầu HS
đọc thầm SGK (trang 40), thực hành đóng
vai theo 4 nhóm thể hiện lời nói, việc làm
của vua tơi nhà Trần có trong 2 đoạn văn
đó.

đất nước Việt Nam

? Tìm những sự việc cho thấy vua tôi nhà - HS trả lời....
Trần rất quyết tâm đánh giặc.
- Trần Thủ Độ nói: “Đầu thần chưa rơi
xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

- Minh hoạ ảnh
chụp bức phù
điêu, tranh: Các
bô lão trong Hội
nghị Diên Hồng.

- Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô của
các bô lão: “Đánh!”.
- Trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần
Hưng Đạo có câu: “Dẫu cho trăm thân
này phơi ngồi nội cỏ, nghìn xác này gói
trong da ngựa, ta cũng vui lòng...”
- Các chiến sĩ tự thích vào tay mình 2 chữ
“ Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ)

- Minh hoạ bức
tranh (được khắc

trên con đường gốm
sứ ở Hà Nội) vẽ
cảnh binh lính thời
Trần đang thích chữ
“Sát Thát” vào cánh
tay

- Các nhóm thực
hiện phân cơng,
sắm vai (1 HS dẫn
chuyện, 1 HS
đóng vai vua
Trần, 1 HS đóng
vai Trần Thủ Độ,
1 em đóng vai
Trần Hưng Đạo, 1
số em đóng vai
các vị bơ lão, ....)
-1- 2 nhóm trình
bày phần đóng
vai trước lớp.
Lớp nhận xét,
đánh giá.
+ HS dựa vào
SGK và phần sắm
vai tiếp nối nhau
- Nhận xét, đánh giá phần sắm vai của HS. phát biểu ý kiến:....


23

(Kết hợp liên hệ về vai trò của Trần Thủ
Độ với việc Nhà Trần thành lập (bài 12) và
sức mạnh tinh thần câu nói của ơng)
- Kết hợp giải thích về thể loại Hịch (Một
thể văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa
hoặc người thủ lĩnh dùng để kêu gọi, cổ vũ
mọi người hăng hái chiến đấu, tiêu diệt kẻ
thù), giúp học sinh hiểu câu nói của Trần
Hưng Đạo thể hiện tinh thần hi sinh hết
mình, sẵn sàng xả thân vì đất nước (qua
câu thành ngữ “Da ngựa bọc thây”)
- GV kết luận về tinh thần quyết tâm đánh
giặc của quân dân nhà Trần (từ vua đến
quan, già, trẻ; gái trai, ...); giới thiệu cho
học sinh biết đó là “Hào khí Đơng A”.
- Liên hệ, mở rộng cho HS biết thêm các
tướng lĩnh khác trong cuộc kháng chiến
chống quân Mông - Nguyên mà HS đã được
học ở lớp 2; 3; 4 (Trần Quốc Toản; Phạm
Ngũ Lão; Yết Kiêu, ....)
2.3. Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà
Trần
Yêu cầu cần đạt: HS biết được kế sách
đánh giặc của nhà Trần
*Thảo luận cặp đơi (nhóm bàn)
? Nhà Trần đã dùng kế sách đối phó với
giặc như thế nào (khi chúng mạnh và khi
chúng yếu)

- Thảo luận

nhóm:
- Đại diện một số
nhóm nêu kết quả
thảo luận. Lớp
+ Khi giặc mạnh, vua tôi nhà Trần rút lui nhận xét
khỏi Thăng Long; Khi giặc mệt mỏi, khó
khăn về lương thực thì tổ chức tấn cơng
quyết liệt.
- GV kết hợp nêu cho HS biết: Đó là kế
sách “Vườn không, nhà trống”
- Kết hợp liên hệ với kế cắm cọc gỗ trên
sơng Bạch Đằng trước đó của Ngô Quyền
và Lê Đại Hành.
? Việc cả 3 lần vua tôi nhà Trần đều rút - HS trả lời

- Minh hoạ hình
ảnh qn Mơng Ngun ở Thăng
Long mệt mỏi, đói
khát .
- Minh hoạ tranh:
“Dấu tích bãi cọc
Bạch Đằng”; tranh
“Cọc gỗ được cắm


24
khỏi Thăng Long có tác dụng như thế
nào ?
-Việc cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi
Thăng Long có tác dụng rất lớn, làm cho

địch khi vào Thăng Long khơng thấy một
bóng người, khơng có lương thực để ăn, đói
khát mệt mỏi. Quân địch hao tổn, trong khi
đó ta lại bảo tồn được lực lượng.
- GV kết luận về kế sách đánh giặc phù
hợp, thông minh của vua tôi nhà Trần.
2.4. Kết quả của cuộc kháng chiến.
Yêu cầu cần đạt: HS nắm được kết quả,
nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến
chống quân Mông Nguyên.
? Với cách đánh giặc thơng minh đó vua
tơi nhà Trần đã thu được kết quả như thế
nào?
+ Lần thứ nhất chúng cắm cổ rút chạy,
khơng cịn hung hăng như khi vào xâm
lược
(kết hợp giải thích điển tích của cụm từ
“giặc bụt”)
+ Lần thứ hai, tướng giặc là Thoát Hoan
phải chui vào ống đồng để thoát thân
+ Lần thứ ba,......tiêu diệt chúng trên sông
Bạch Đằng
+ Sau 3 lần đại bại, quân Mông- Nguyên
không dám sang xâm lược nước ta nữa
- Liên hệ với những chiến thắng trên sơng
Bạch Đằng trước đó của Ngơ Quyền và Lê
Đại Hành.
* Thảo luận nhóm (6 nhóm)
+ Theo em, vì sao nhân dân ta đạt được
thắng lợi vẻ vang này ? (Vì qn dân ta

đồn kết,đồng lịng, quyết tâm đánh giặc;
có tướng giỏi, có kế sách đánh giặc phù
hợp ).

ở sông Bạch Đằng
(trưng bày ở viện
bảo tàng lịch sử)”

- HS đọc thầm
SGK và nêu:
- Các nhóm thảo
luận và cử đại
diện nêu kết quả.
Lớp nhận xét.
- Minh hoạ tranh
Thoát Hoan chui
vào ống đồng
chạy trốn về
nước.
- Minh hoạ tranh
“Giặc trúng kế cắm
cọc gỗ trên sông
Bạch Đằng”
- HS trả lời....
- Một số HS kể
trước lớp.
- Cả lớp theo
dõi, bổ sung.



25
- GV giới thiệu cho HS biết về Trần Hưng
Đạo: là một trong số 10 vị tướng tài của
thế giới ở mọi thời đại. Ơng hiển thánh
trong lịng nhân dân, được nhân dân phụng
thờ (tại các đền, chùa,...), giới thiệu tục lệ
thờ Mẫu, thờ Đức Thánh Trần của người
Việt qua câu tục ngữ “Tháng tám giỗ Cha,
tháng ba giỗ Mẹ”.
3.Hoạt động Luyện tập, thực hành.
*/ Kể chuyện về tấm gương yêu nước của
Trần Quốc Toản.
Yêu cầu cần đạt: HS biết được tấm gương
của Trần Quốc Toản trong cuộc kháng
chiến chống quân Mông Nguyên
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh, nhận
dạng nhân vật được vẽ trong tranh (Nhớ lại
bài Tập đọc, Kể chuyện lớp 2- Tuần 33)
- GV tổ chức cho HS kể những câu chuyện
đã tìm hiểu được về tấm gương yêu nước
của Trần Quốc Toản.
(Hướng dẫn HS có thể dựa vào bài Tập
đọc “Bóp nát quả cam” lớp 2 để kể. Nếu
HS khơng kể được thì GV kể).
- Hướng dẫn HS tìm đọc tác phẩm “Lá cờ
thêu sáu chữ vàng” của Nguyễn Huy
Tưởng để biết rõ hơn về nhân vật, chiến
công của Trần Quốc Toản.
- GV kết luận như phần tóm tắt nội dung
bài ở SGK

- Nếu cịn thời gian cho học sinh chơi trị
chơi "Ơ chữ kì diệu"
4. Hoạt động Vận dụng, Trải nghiêm.
- Yêu cầu hs nêu tên đường, tên phố hoặc
đền thờ, lễ hội mang tên Trần Hưng Đạo
hoặc tên các nhân vật lịch sử đã nêu trong
bài.
- Giáo dục HS: Biết ơn, trân trọng truyền

- Theo dõi

- Minh hoạ tranh
Ban thờ Tam tòa
Thánh Mẫu và
Đức Thánh Trần
tại Chùa Đa Bút
(Minh Tân - Vĩnh
Lộc - Thanh
Hố); tranh đền
Kiếp Bạc, ....

- Đọc phần tóm
tắt nội dung bài.

- 1 vài hs nêu.
Liên hệ về đền
Kiếp Bạc; lễ hội
đền Trần (ở Nam
Định, ở Quảng
Ninh, ....) qua

vốn hiểu biết, sự
chuẩn bị của HS

- Minh hoạ tranh
vẽ cảnh Trần Quốc
Toản trên bến Bình
Than.

- Minh hoạ hình
ảnh bìa của tác
phẩm “ Lá cờ thêu
sáu chữ vàng”


×