Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

(SKKN 2022) giải pháp sử dụng trò chơi trong các tiết dạy toán giúp học sinh lớp 8 trường THCS ban công tích cực, hứng thú trong học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 25 trang )


MỤC LỤC
1.Mở Đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
1.4.4. Phương pháp nghiên cứu điều tra
1.4.5. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm
1.4.6. Phương pháp nghiên cứu tổng kết rút kinh nghiệm
2. Nội dung sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.2.1. Thực trạng chung
2.2.2. Thực trạng đối với giáo viên
2.2.3. Thực trạng đối với học sinh
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp thứ nhất
2.3.2. Giải pháp thứ hai
2.3.3. Giải pháp thứ ba
2.3.4. Giải pháp thứ tư
2.3.4.1. Cấu trúc chung của trò chơi
2.3.4.2. Các mức độ sử dụng trị chơi trong q trình dạyhọc
2.3.4.3. Ngun tắc thiết kế trò chơi học tập
2.3.4.4. Nguyên tắc sử dụng trò chơi
2.3.4.5. Cách chơi
2.3.5. Một số ví dụ minh họa
2.3.5.1. Trị chơi mang tên : Ơ chữ


2.3.5.2. Trị chơi mang tên : Đi tìm kho báu
2.3.5.3. Trị chơi mang tên : Chạy tiếp sức
2.3.5.4. Trò chơi mang tên : Nhanh tay – Nhanh mắt
2.3.5.5. Trị chơi mang tên : Giải tốn nhanh – Thử đốn
tranh – Giành giải lớn
2.3.5.6. Trị chơi mang tên : Nếu ......thì
2.4. Hiệu quả của SKKN đem lại
2.4.1. Đối với bản thân
2.4.2. Đối với học sinh
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang 1
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 4
Trang 4
Trang 4

Trang 5
Trang 5
Trang 5
Trang 5
Trang 6
Trang 6
Trang 6
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 8
Trang 8
Trang 11
Trang 12
Trang 14
Trang 15
Trang 17
Trang 18
Trang 18
Trang 18
Trang 19
Trang 19
Trang 20


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12

Nội dung
Phương pháp
Sáng kiến kinh nghiệm
Trung học cơ sở
Học sinh
Học sinh giỏi
Giáo viên
Ban giám hiệu
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục
Số lượng
Tổng số học sinh
Sách giáo khoa

Tên viết tắt
PP
SKKN
THCS
HS
HSG

GV
BGH
GD&ĐT
GD
SL
TS HS
SGK


1

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Đổi mới phương pháp dạy học trong đó có phương pháp dạy học toán là
một yêu cầu tất yếu và cần thiết của giáo dục nước ta hiện nay. Hướng đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hố học tập của học sinh, khơi dậy và
phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc
lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, tạo niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh.
Theo điều 28.2 Luật giáo dục[1] (14/6/2005) đã ghi: “Phương pháp giáo
dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS,
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Vì vậy, tơi đã đặt ra cho mình mục
tiêu giáo dục nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản cho học sinh và
sử dụng phương pháp phù hợp để phát triển năng lực trí tuệ, khả năng tư duy,
quan sát, dự đốn ,... . Từ đó có khả năng thích ứng với những thay đổi của cuộc
sống, biết diễn đạt ý tưởng của mình và nắm bắt được ý tưởng của người khác.
Hình thành cho học sinh tư duy tích cực độc lập sáng tạo, nâng cao khả năng

phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Toán học là mơn học “khơ khan”, học sinh thường có tâm lí sợ và ngại
học. Do vậy giáo viên cần có giải pháp tạo hứng thú, niềm say mê, tích cực học
Toán hơn cho các em. Trong các phương pháp dạy học tích cực như đặt và giải
quyết vấn đề, sơ đồ tư duy, thảo luận nhóm, dạy học theo dự án, …thì phương
pháp trị chơi dễ tạo được hứng thú, tích cực học tập cho học sinh “Chơi mà học
và học mà chơi”, để khắc sâu kiến thức và góp phần phát triển năng lực, phẩm
chất. Xã hội càng hiện đại, văn minh thì hiển nhiên trẻ em càng có điều kiện và
cần chơi những trị chơi, nhưng lạm dụng điện tử thì khơng được dư luận đồng
tình. Tơi đã tự hỏi tại sao bây giờ trẻ em ít chơi những trị chơi đơn giản, dễ làm,
có tính giáo dục nhân cách, mang lại kiến thức bổ ích như trước kia mà chúng
chỉ thích chơi những trị chơi điện tử như: bắn súng, đua xe… Chính điều trăn
trở đó đã nảy ra trong tôi một ý nghĩ là hãy đưa các trò chơi học tập vào hoạt
động giảng dạy.
Với đối tượng học sinh trường THCS Ban Cơng thì khả năng tiếp thu kiến
thức của các em còn chậm. Đặc biệt khả năng tư duy, sáng tạo của các em cịn
nhiều hạn chế, đối với mơn tốn thì các em bị thiếu hụt kiến thức rất nhiều, kĩ
năng phân tích bài toán hạn chế, việc nhận biết một số khái niệm chưa chính
xác, khả năng lập luận tư duy rất yếu, đứng trước một bài tốn các em gần như
khơng xác định được hướng giải quyết và rơi vào bế tắc. Xuất phát từ vấn đề
trên tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp sử dụng trò chơi trong các tiết dạy Tốn
giúp học sinh lớp 8 trường THCS Ban Cơng tích cực, hứng thú trong học
tập” nhằm mục đích đóng góp ý kiến nhỏ của mình trong việc tìm ra giải pháp
tốt giúp học sinh khối lớp 8 ở trường có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản
và phát triển tư duy toán học, giúp các em tự tin, hứng thú hơn khi học toán.


2


1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được ba mục địch sau:
1/ Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo định hướng lấy học
sinh làm trung tâm.
2/ Giúp học sinh gạt bỏ tâm lí học Tốn khó và sợ học Tốn, các kiến
thức Tốn vì thế mà dễ nhớ, dễ thuộc.
3/ Giúp cho học sinh hứng thú với bài giảng mơn Tốn trên lớp. Từ đó
tạo cho học sinh có sự hứng thú, say mê, tích cực học tập, giúp học sinh nắm
bắt kiến thức của tiết dạy, kích thích sự phấn chấn, hào hứng học tập của học
sinh, từ đó giúp học sinh hệ thống được kiến thức và khắc sâu lý thuyết, phát
triển tư duy suy luận toán học, phát huy tính chủ động, sáng tạo. Tổ chức trị
chơi nhằm tác động đến tình cảm, tâm lí và đem lại niềm vui tươi, sự hứng thú.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số trị chơi trong học tâp, giúp HS tích cực hứng thú trong học tập.
- Các giải pháp sử dụng trị chơi trong tiết dạy mơn Tốn lớp 8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận :
Nghiên cứu một số tài liệu [2]về khoa học phương pháp dạy học mơn
Tốn học trong nhà trường bậc THCS, nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ năm học của các cấp …để xây dựng lí luận cho đề tài.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo SGK Tốn
8[3], chuẩn kiến thức kĩ năng mơn Tốn THCS[4]; Hướng dẫn điều chỉnh nội
dung dạy học mơn Toán cấp THCS của Bộ giáo dục và đào tạo (Công văn
4040/BGD ĐT- GDTrH ngày 16/9/2021 của Bộ giáo dục và đào tạo). [5]
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
Giảng dạy trực tiếp, dự giờ, quan sát, đàm thoại, tổng kết kinh nghiệm để
vận dụng, truyền đạt cho học sinh những kiến thức Toán học cơ bản, hấp dẫn.
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ :
Điều tra, thống kê, lập bảng biểu so sánh dữ liệu, đánh giá …
1.4.4. Phương pháp nghiên cứu điều tra :

Điều tra thực trạng dạy và học mơn Tốn trong trường THCS Ban Cơng.
[6]
Tổ chức lấy ý kiến của các giáo viên trong nhóm chuyên môn trong
trường và trong huyện về PP “Giải pháp sử dụng trị chơi trong các tiết dạy
Tốn giúp học sinh lớp 8 trường THCS Ban Cơng tích cực, hứng thú trong
học tập” và cách thức sử dụng phương pháp, những lưu ý khi sử dụng, từ đó
phân tích chỉnh lí các hoạt động học tập để đưa vào thực nghiệm chính thức.
1.4.5. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm :
Thực nghiệm thăm dị.
Thực nghiệm chính thức chọn đối tượng học sinh và lớp học để dạy thực
nghiệm, kết quả đạt được rút ra từ kết quả học tập của học sinh (việc làm bài tập
ở trên bảng tại lớp, kết quả làm bài khảo sát...). [6]


3

1.4.6. Phương pháp nghiên cứu tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học:
Tích lũy qua các giờ dạy trên lớp, qua các buổi phụ đạo, bồi dưỡng học
sinh; học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp khác.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
* Trị chơi dạy học: Trong lý luận dạy học, tất cả những trò chơi gắn với
việc dạy học như là phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập ... khơng tính
đến nội dung và tính chất của trị chơi thì đều được gọi là trò chơi dạy học. [2]
Trò chơi dạy học cịn được hiểu[2] là loại trị chơi có luật, có định hướng
đối với sự phát triển trí tuệ của người học, thường do giáo viên nghĩ ra và dùng
nó vào mục đích giáo dục và dạy học. Trị chơi dạy học được hiểu là trị chơi có
nhiệm vụ giáo dục. Những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp
để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy
học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên học sinh tìm kiếm và lĩnh

hội tri thức, học tập và rèn luyện kỹ năng.
Hoạt động vui chơi là hoạt động mà ý nghĩa của nó nằm trong chính q
trình hoạt động, trong bản thân trị chơi chứ khơng nằm ở kết quả chơi. Trò chơi
là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của trò chơi chính
là các quy tắc được xác định từ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động
trong trò chơi, luật của trị chơi có thể tường minh hoặc có thể khơng.
Trị chơi học tập là trị chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với
kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học,
giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi
học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đó học vào các tình huống của trị
chơi và do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ
năng đó học. [2] Như vậy trong trị chơi học tập các kỹ năng mơn tốn được
đưa vào trị chơi.
Chính vì thế chơi, học mà chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh
THCS giúp các em ngày càng hoàn thiện về nhân cách. Chơi là một yêu cầu
mang tính sinh học của trẻ em .Có thể nói, nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập
trong đời sống các em. Chính vì vậy các em ln tìm mọi cách và tranh thủ
thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Chính và lẽ đó mà trong mọi giờ học, mọi
tiết học, ở tất cả các môn nói chung và mơn Tốn nói riêng đều phải thiết kế trò
chơi vào trong từng tiết học nhằm khắc sâu kiến thức cũ, giới thiệu kiến thức
mới. Trò chơi trong giờ học được xem như nội dung, phương pháp, phương tiện
để giảng dạy các mơn học nói chung và mơn Tốn nói riêng.
Trong q trình chơi, đã xây dựng cho các em tác phong khẩn trương,
nhanh nhẹn, tính kỷ luật, sự sáng tạo… góp phần giáo dục đạo đức, hình thành
nhân cách cho học sinh. Khi tham gia trò chơi các em vận dụng kiến thức đã
học,vận dụng trí thơng minh và sự sáng tạo của mình để khắc sâu kiến thức.
Bên cạnh đó người giáo viên có cơ hội động viên, khích lệ học sinh hăng
say học tập tham gia chơi nhiệt tình, từ đó tạo cho trẻ một tinh thần thoải mái vì
trẻ “học mà chơi, chơi mà học”.



4

Như vậy, trị chơi khơng chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo
dục.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1 Thực trạng chung:
Từ thực tế giảng dạy qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy, trong rất nhiều
các phương pháp dạy học tích cực thì phương pháp dạy học thơng qua tổ chức
các trò chơi tạo được hiệu quả tâm lý cao nhất, đây là phương pháp cuốn hút
được sự tham gia của tất cả các học sinh ( dù ở mức học lực giỏi, khá, trung bình
hay yếu đều rất hào hứng ). Là phương pháp dạy học tạo ra được sự gần gũi, tự
tin, và đoàn kết của học sinh… và cũng là một phương pháp kích thích tư duy,
sáng tạo giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức. Đây là một phương pháp rất
phù hợp với định hướng giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, phát triển học sinh
một cách tồn diện ( đức, trí, thể, mĩ..). [7]
2.2.2. Thực trạng đối với giáo viên:
Qua thực tế dự giờ một số đồng nghiệp trong và ngồi nhà trường tơi thấy
phương pháp này được sử dụng còn hạn chế, rất ít thầy cô đưa vào sử dụng do
một số nguyên nhân như: Chưa tìm được các trị chơi hợp lý với bộ môn, sợ
mất nhiều thời gian của tiết học, khó tổ chức và quản lý…Đây là lí do khiến tơi
tìm hiểu sâu và viết lên sáng kiến này.
2.2.3. Thực trạng đối với học sinh:
Trong q trình dạy Tốn ở Trường THCS Ban Công do đối tượng học
sinh ở đây đa số là người dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế của nhân dân cịn
nhiều khó khăn, một số bậc cha mẹ phải đi làm ăn xa nên không có điều kiện,
thời gian để quan tâm đến việc học tập của con cái họ. Nhiều em sau khi tan học
về cịn phải làm việc phụ giúp gia đình nên khơng có nhiều thời gian cho việc
học tập ở nhà, một số em khác vẫn còn ham chơi, chưa ý thức được lợi ích của
việc học tập, về nhà các em chưa chịu khó làm bài tập, học bài cũ dẫn đến:

Các em bị “hổng” kiến thức nhiều: Nhiều em nhớ các khái niệm, định
nghĩa, định lí khơng chính xác dẫn đến việc xác định các yếu tố trong toán học
không đúng, không định hướng được cách giải quyết khi gặp các bài tập ở dạng
vận dụng kiến thức tổng hợp.
Năng lực tư duy, lập luận, về một bài toán cịn yếu.
Năng lực trình bày bài làm chưa khoa học, lập luận thiếu chặt chẽ, nhiều
khi còn ngộ nhận kết quả mà bản thân chưa chứng minh được.
Bảng số 1. Kết quả bài khảo sát mơn Tốn đầu kì I của lớp 8 năm
học 2021 - 2022:
Bảng 1
Số HS có hứng thú
Số HS chưa có hứng thú
Tổng số HS
SL
%
SL
%
50
15
30%
35
70%
Qua Bảng 1 cho thấy số HS hứng thú học tập môn Toán là rất thấp.


5

Bảng 2
Lớp
Năm học

Sĩ số
Điểm dưới Tb Điểm Tb Điểm khá, giỏi
8
2021 -2022
50
26
18
6
Tỉ lệ %
52
36
12
Qua Bảng 2 cho thấy chất lượng mơn Tốn khối 8 là rất thấp.
Qua kết quả khảo sát ở trên tôi thấy số lượng học sinh đạt điểm khá giỏi
rất ít (12%), số lượng học sinh đạt điểm dưới trung bình cịn nhiều 52%). Từ
thực tế trên, tôi đã đề ra một số giải pháp để giúp học sinh lớp 8 trường THCS
Ban Công phát triển tư duy, tạo hứng thú học tập thông qua hoạt động trị chơi
trong các tiết dạy tốn để củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho HS trong kỳ thi
giữa kì và cuối kì.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1.Giải pháp thứ nhất: Tăng cường kỉ luật, kỉ cương trong lớp học:
- Ngay từ khi bắt đầu nhận lớp và dạy tiết đầu tiên giáo viên cần trao đổi
rõ ràng với học sinh các yêu cầu cần thiết đối với môn học, chẳng hạn:
- Học sinh phải có đầy đủ SGK, vở ghi, vở làm bài tập ở nhà, vở nháp, đồ
dùng học tập như: Thước, compa, khuyến khích HS mua máy tính bỏ túi để hỗ
trợ các em trong tính tốn.
- Ở nhà phải học bài cũ, làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
- Phân công cho HS kiểm tra chéo vở làm bài tập ở nhà của bạn.
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh
bằng nhiều hình thức khác nhau: Trả lời câu hỏi trực tiếp, vận dụng kiến thức để

giải bài tập trên bảng, qua phiếu học tập, vở nháp, làm bài tập qua nhóm Zolo,..
- Giáo viên cần quan sát lớp bao quát để tránh hiện tượng HS không
nghiêm túc như: Làm việc riêng, nói chuyện riêng trong giờ học, khơng chú ý
học tập,…
2.3.2. Giải pháp thứ hai: Tạo khơng khí trong lớp học cởi mở, vui vẻ,
thân thiện:
Đầu mỗi tiết học giáo viên có thể tổ chức một trị chơi học tập vui vẻ (3-5
phút) để học sinh có tâm thế thoải mái cho việc học tập các nội dung tiếp theo;
Giáo viên nên giành chút ít thời gian để giáo dục cho HS tinh thần đoàn kết,
thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ở lớp, ở trường, ở gia đình và ngoài xã hội.
2.3.3. Giải pháp thứ ba: Phát huy năng lực sáng tạo và giải quyết vấn
đề của học sinh:
Trong mỗi tiết học GV cần hết sức tôn trọng các ý kiến phát biểu của HS
(có thể là phát biểu đúng hoặc sai), nếu là phát biểu sai, hoặc bài tập giải sai GV
cần khơi dậy để các HS khác tìm lỗi và sửa sai, nếu cả lớp khơng thực hiện được
thì GV cần phân tích lỗi sai để HS tránh được ở các lần sau.
- GV cần khuyến khích sự tìm tịi và sáng tạo của HS, tun dương những
cách giải tốn hay, khuyến khích HS trong một bài tốn đừng nên bằng lịng với
một cách giải mà cần tìm thêm cách giải khác (nếu có thể).


6

2.3.4. Giải pháp thứ tư: Sử dụng linh hoạt, hợp lí các trị chơi trong
từng tiết học:
Tùy thuộc vào nội dung của từng tiết học mà GV chọn ra những trị chơi
nào cho phù hợp với tiết học đó, tránh sự trùng hợp với cùng một trò chơi trong
các tiết học khác nhau, làm cho HS cảm thấy nhàn chán.
2.3.4.1. Cấu trúc chung của trò chơi dạy học :
Trò chơi dạy học có mọi đặc điểm của trị chơi thơng thường, nhưng về

cấu trúc nó kết hợp các yếu tố chơi và các yếu tố sư phạm trong một tổ hợp hoạt
động và quan hệ hiện thực, gồm những thành tố sau:
- Mục đích chơi : Là những nhiệm vụ học tập của học sinh trong khi
tham gia chơi. Khi trò chơi kết thúc, mức độ đạt được của mục đích chơi được
phản ánh ở kết quả hiện thực mà học sinh thu được và kết quả đó cũng là kết quả
giải quyết các nhiệm vụ học tập. Học sinh học được những gì cụ thể thì chính
những cái đó phải thể hiện trong kết quả chơi. [2]
- Các hoạt động chơi: Là những hoạt động thực sự mà người tham gia trò
chơi tiến hành để thực hiện vai, nhiệm vụ và vai trị của mình trong trị chơi. [2]
- Luật chơi : Là những quy định nhằm bảo đảm sự định hướng các hoạt
động và hành động chơi vào mục đích chơi hay nhiệm vụ học tập, hành động
chơi có đáp ứng các nhiệm vụ học tập hay khơng. [2]
- Đối tượng hoạt động : Là các kiến thức và kỹ năng cụ thể cần đạt được
trong mỗi tiết học với những nội dung học tập của học sinh. [2]
- Người chơi: Là người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp qua các hoạt
động của trò chơi.
2.3.4.2. Các mức độ sử dụng trị chơi trong q trình dạy học
Mức độ 1: Sử dụng trò chơi trước khi học: Giáo viên tổ chức cho người
học chơi để kích hoạt khơng khí lớp học, tạo sự hưng phấn cho học sinh trước
khi học tập.
Mức độ 2: Sử dụng trò chơi như một hình thức học tập: Giáo viên tổ
chức trị chơi để học sinh tiếp nhận nội dung một cách sinh động, hào hứng.
Mức độ 3: Sử dụng trò chơi như một nội dung học tập: Giáo viên tổ
chức chơi để học sinh trải nghiệm tình huống trong lúc chơi, từ đó học sinh tự
khám phá nội dung học tập.
Tương ứng với ba mức độ trên có thể đặt tên ba loại trị chơi là trị
chơi khởi động, trị chơi kích thích học tập và trị chơi khám phá tri thức với
những đặc điểm được phân biệt trong bảng dưới đây:
Khởi động
Kích thích học Khám phá tri thức

tập
Mục tiêu Tạo hưng phấn trước Kích thích tính Khám phá tri thức
khi học
tích cực học tập
Tác dụng Thư giãn, kích hoạt Học hào hứng, Trải nghiệm, tạo
tâm thế học tập
sơi động
tình huống có vấn
đề
Đặc điểm Chơi ra hơi, học ra Thao tác chơi là Thao tác chơi là


7

u cầu

học
Trị chơi đa dạng

hình thức học tập nội dung học tập
Sử dụng kĩ thuật, Sáng tạo
công nghệ

Trong 3 loại trò chơi nêu trên, trò chơi khám phá tri thức có tác dụng
cao trong việc kích thích tính tích cực của học sinh trong việc khám phá tri
thức. Việc tổ chức trò chơi khám phá tri thức về thực chất là thực hiện phương
pháp dạy học nêu vấn đề hoặc tạo tình huống có vấn đề nhằm kích thích
hoạt động nhận thức học tập của học sinh.
2.3.4.3. Nguyên tắc thiết kế trị chơi học tập.
Mỗi trị chơi phải có luật chơi, hành động chơi, mục đích chơi. Trị chơi

phải có tính thi đua giữa những người chơi, tức là có thắng thua. Mỗi trị chơi
nói chung đều nhằm mục đích củng cố những kiến thức, kỹ năng cụ thể hoặc có
những kiến thức tổng hợp như giải tốn, phối hợp nhiều nội dung kiến thức hình
học, số, phép tốn….Giáo viên cần chốt dạng bài tập.
Cần lựa chọn trò chơi phù hợp: Để lựa chọn trò chơi phù hợp, giáo viên
cần xác định được mục tiêu của trò chơi đưa ra là gì nhằm hình thành kiến thức
mới, luyện tập, củng cố kiến thức nào, giáo dục năng lực, phẩm chất, kĩ năng
gì?... Điều này được xác định dựa trên mục tiêu bài học.
Trò chơi đưa ra phải đa dạng, phong phú, hấp dẫn, luật chơi đơn giản dễ
hiểu, dễ chơi, phải phù hợp với chủ đề bài học với đặc điểm và trình độ học
sinh, với quỹ thời gian, với hồn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, có tác dụng
khích lệ tinh thần học tập cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, tránh bỏ
rơi học sinh yếu kém ngồi cuộc. Đặc biệt, trị chơi phải không gây nguy hiểm
cho học sinh và môi trường xung quanh.
Khơng nên chọn những trị chơi chỉ được mặt vui nhộn, nhưng lại thiếu
tác dụng giáo dục về kiến thức, phẩm chất, năng lực cũng như kĩ năng học tập.
Trò chơi phải được luân phiên thay đổi một cách hợp lí để khơng gây
nhàm chán cho học sinh.
2.3.4.4. Ngun tắc sử dụng phương pháp trò chơi
Để phương pháp trò chơi phát huy hiệu quả trong dạy học Toán giáo viên
cần lưu ý những nguyên tắc sau: [2]
- Để phát huy hiệu quả trong dạy học Tốn, cần có sự chuẩn bị tốt. Mọi
học sinh đều hiểu trò chơi học tập và tham gia dễ dàng, học sinh phải nắm được
quy tắc chơi và phải tôn trọng, tuân thủ luật chơi. Giáo viên cần quy định rõ thời
gian, địa điểm chơi, không lạm dụng quá nhiều kiến thức và thời lượng bài học.
- Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều
kiện cho học sinh tham gia. Tổ chức, điều khiển tất cả các khâu, từ chuẩn bị, tiến
hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi.
- Tác phong giáo viên chững chạc, nghiêm túc nhưng lại vui vẻ, gần gũi,
hòa đồng với học sinh, lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, ln tạo sự hấp

dẫn và pha trộn ít hài hước trong mỗi trị chơi.
- Sau mỗi trị chơi phải có thưởng phạt phân minh. Tuy nhiên, nên tránh
xử phạt đối với đội thua, người thua, mà tập trung tuyên dương, khen thưởng


8

(nếu có) đối với người thắng, đội thắng. Nếu có phạt thì nên sử dụng các hình
thức phạt nhẹ nhàng như: lò cò quanh lớp, làm 1 trò theo yêu cầu của đội thắng

- Sau khi chơi, giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa
giáo dục của trò chơi.
2.3.4.5. Cách chơi:
- Chia được các đội chơi phù hợp, cân đối lực lượng, hợp với yêu cầu trò
chơi.
- Giới thiệu trò chơi, luật chơi, quán triệt ý thức kỷ luật khi chơi. Đây là
khâu rất quan trọng, giáo viên nên giới thiệu trò chơi một cách ngắn gọn, súc
tích, dễ hiểu, thu hút và hấp dẫn người chơi (nếu luật chơi khó thi giáo viên có
thể chơi mẫu trước). Động viên học sinh chơi nhiệt tình, hết mình, chơi đẹp,
đảm bảo nề nếp, nội qui nhà trường.
2.3.5. Một số ví dụ minh họa:
2.3.5.1. Trị chơi mang tên: “Trị chơi ơ chữ”
Trị chơi này áp dụng dựa theo bản quyền của trị chơi trên kênh truyền
hình VTV. [2]
a) Cách tạo ô chữ.
- Khi soạn bài, tôi thiết kế một hệ thống ơ chữ tốn học với các ô chữ
hàng ngang và một ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một đơn vị kiến
thức trong bài học và sẽ có một chữ cái chìa khố. Mỗi ơ hàng ngang có một
câu hỏi để học sinh giải đáp. Sau khi giải hết các ô chữ hàng ngang với các chữ
cái xuất hiện, học sinh sẽ tìm được ơ chữ hàng dọc. Ơ chữ hàng dọc sẽ là nội

dung kiến thức cơ bản nhất của bài học.
b) Sử dụng ơ chữ.
- Với ơ chữ tốn học, tơi thường sử dụng vào hoạt động luyện tập, hoặc có
thể sử dụng để kiểm tra kiến thức sau khi học một chương. Để thực hiện trị chơi
giải ơ chữ, tơi dành thời gian khoảng 5 phút.
* Cách thứ nhất: Hoạt động nhóm.
Bước1: Chia lớp làm ba nhóm, giáo viên phát phiếu học tập cho các em
thảo luận nhóm.
Bước 2: Giáo viên chiếu ô chữ lên máy chiếu. Đồng thời kẻ ô chữ vào ba
bảng phụ treo lên bảng.
Bước 3: Học sinh ba nhóm thi đua nhau lên bảng điền vào các ơ chữ.
Nhóm nào hồn thành ơ chữ trước và đúng sẽ chiến thắng.
Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ơ chữ hàng dọc và trình bày hiểu
biết của em về ơ chữ hàng dọc đó.
Bước 5: Giáo viên chiếu ơ chữ hồn chỉnh lên máy chiếu. Nhận xét, chốt
kiến thức và tuyên dương nhóm làm tốt.
* Cách thứ hai: Hoạt động độc lập.
Bước 1: Giáo viên đóng vai trị là một người dẫn chương trình.


9

Bước 2: Cho học sinh tự do lựa chọn ô chữ hàng ngang tuỳ thích, giáo
viên đọc câu hỏi, học sinh trả lời.
Bước 3: Sau khi lần lượt học sinh giải các ơ chữ hàng ngang, các chữ cái
chìa khố sẽ xuất hiện; giáo viên cho học sinh tìm ơ chữ hàng dọc và trình bày
hiểu biết của em về ô chữ hàng dọc.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và tuyên dương những học sinh làm tốt.
c) Ví dụ : Trị chơi giải ơ chữ (Dạy bài Hình vng – Hình 8)
Giáo viên chiếu các ơ chữ cho người chơi đốn kèm một lời gợi ý, người

chơi có quyền trả lời bất cứ lúc nào nếu giành được quyền ưu tiên trước.
Nếu đoán đúng nhiều phần quà hấp dẫn đang đợi về tay bạn.

Hàng 1: Hai đường chéo của hình bình hành cắt nhau tại ….. của mỗi
đường.
Hàng 2:Tứ giác vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi.
Hàng 3: Tứ giác có hai đường chéo vng góc tại trung điểm của mỗi
đường.
Hàng 4: Các đường chéo của hình vng là đường ……của các góc.
Hàng 5:Tên tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung
điểm của mỗi đường.
Hàng 6: Một phong trào thi đua trong trường học.
Sắp xếp các chữ màu đỏ ta được tên ô chữ: NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT
NAM.
Ví dụ 2: Trị chơi ơ chữ bí mật (Dạy bài ơn tập chương tứ giác – Hình 8)


10

Với các trị chơi học tập này, tơi có thể sử dụng để củng cố bài học hoặc
cũng có thể sử dụng trong các tiết ôn tập chương. Đặc biệt khi giáo viên muốn
nhấn mạnh một từ quan trọng, cần thiết trong việc học toán.
Cách chơi: Giáo viên chiếu slide và đóng vai trị là một người dẫn
chương trình.
Ơ chữ gồm 6 chữ cái tương ứng với 5 câu hỏi ( Có một câu hỏi trả lời
đúng lật được 2 ô).
Giáo viên chiếu lần lượt từng câu hỏi, bạn nào giơ tay nhanh nhất, trả
lời đúng được lật ô chữ, các em có thể đốn từ khóa khi chưa cần lật hết các ô
chữ, nếu không sau khi lật được cả 6 ơ ( Cịn sắp xếp lộn xộn), học sinh đốn từ
khóa (có thể được gợi ý). Bạn nào đốn được từ khóa thắng cuộc.

Ngồi ra tơi cịn tổ chức theo cách sau:( với một số tiết khơng có máy
chiếu) khi soạn bài tôi chuẩn bị 2 bảng:
Bảng 1
Kết quả 1
Kết quả 2
………..
Kết quả k
Bảng 2
Câu hỏi 1
Câu hỏi 2
………….
Câu hỏi k

Chữ cái 1
Chữ cái 2
………….
Chữ cái k

Cách chơi:
Bước1: Chia lớp làm các nhóm, mỗi nhóm từ 4 -6 em, giáo viên phát mỗi
nhóm một phiếu đã in bảng 1.
Bước 2: Giáo viên chiếu hoặc phát phiếu học tập, yêu cầu và bảng 2 lên
màn hình đồng thời phát hiệu lệnh bắt đầu cuộc chơi. Thời gian khoảng 5 phút.
Bước 3: Học sinh lần lượt thực hiện các câu hỏi ở bảng 2. Tìm ra kết quả
của mỗi câu hỏi đối chiếu với chữ cái cùng dòng rồi điền chữ cái đó vào ơ dưới
kết.
quả tương ứng, làm xong học sinh nộp phiếu cho giáo viên.
Bước 4: Giáo viên thu phiếu của các nhóm.



11

Bước 5: Giáo viên công bố nội dung của các phiếu, chốt kiến thức và
phương pháp làm bài.
Nhóm nào có thời gian hồn thành ít nhất và đúng nhất sẽ giành chiến
thắng.
2.3.5.2. Trị chơi mang tên “Đi tìm kho báu”
Áp dụng: Trị chơi học tập này cũng có thể thay thế các nội dung một cách
linh hoạt nội dung kiến thức cần củng cố, ôn luyện cũng như để phù hợp với
từng đối tượng học sinh, học sinh thảo luận theo nhóm.

Cách chơi: Giáo viên chiếu hình ảnh và phổ biến.
+ Mỗi tổ là một hải đội, vượt đại dương để đi tìm kho báu.
+ Quãng đường đến kho báu phải qua 4 trạm. Để vượt qua mỗi trạm, các
đội phải giải câu hỏi tương ứng ở trạm đó: đội giải đúng và nhanh nhất được 4
điểm, các đội giải đúng nhưng chậm hơn sẽ lần lượt đạt 3 điểm, 2 điểm và 1
điểm, đội giải sai thì phải dừng cuộc chơi ở trạm đó.
+ Nếu có nhiều đội cùng vượt qua trạm 4 thì đội nào nhiều điểm hơn sẽ
đạt kho báu.
Ví dụ: (Dạy tiết 49.Luyện tập -Tốn lớp 8 - Bài phương trình chứa ẩn ở
mẫu).
Tơi soạn các câu hỏi như sau:
Câu hỏi
Đáp án
Trạm 1: Tìm điều kiện xác định của phương Trạm 1:ĐKXĐ: x ≠ 1và x ≠ -1
x
x4
Trạm 2: Sắp xếp đúng là:

trình sau:

x 1 x 1
E– D- C–A- B
Trạm 2: Sắp xếp các phần sau theo thứ tự hợp
Trạm 3: Sai ở kết luận nghiệm
2x 1
1
1 
của phương trình. Đúng phải
lý để được lời giải bài tốn
x 1
x 1
là Phương trình vơ nghiệm
A.  x  1 (loại vì khơng thỏa ĐKXĐ)
Trạm 4:
B. Vậy phương trình vơ nghiệm.
ĐKXĐ: x ≠ 1 và x ≠ - 1
C.  2 x  1  x  1  1  3x  3
Quy đồng mẫu hai vế và khử
2x 1 x  1
1



D.
mẫu:
x 1 x 1 x 1


 



E. ĐKXĐ: x ≠ 1
 x  1  x  1  x  1  x  1
Trạm 3. Tìm chỗ sai trong lời giải phương
x x 1

x  4 x 1


12

Suy ra x  x  1   x  4   x  1
 x2 + x = x2 + 4x - x – 4
2
x  5x
2
 2x = 4
 x=2
 5  x  5x  5  x  5
x5
Vậy tập nghiệm của phương
2
 x 2  10 x  25  0   x  5   0  x  5 (loại trình đã cho là S = { 2 }
vì khơng thỏa mãn ĐKXĐ)
Vậy tập nghiệm của phương trình là: S =
{5}
trình

x  5x
 5 . ĐKXĐ: x ≠ 5

x5
2

Trạm 4. Giải phương trình

x
x4

x 1 x 1

2.3.5.3.Trị chơi mang tên “Chạy tiếp sức”:
Giáo viên chuẩn bị sẵn một số bài Tốn hoặc câu hỏi có nội dung liên
quan đến tiết dạy. Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, phấn, bút dạ.
Cách chơi 1: Giáo viên đưa đề bài lên bảng phụ (Hoặc màn hình chiếu)
Cho các đội thảo luận, làm bài theo dãy hoặc khu vực (Tương đương với số
nhóm đề bài giáo viên đưa ra), HS trao đổi một số phút (Tùy mức độ yêu cầu).
Giáo viên bốc thăm chọn ra 2 (hoặc 3) đội chơi. Khi có hiệu lệnh của giáo
viên; lần lượt từng thành viên của 2 ( hoặc 3) đội dùng phấn hoặc bút lên viết
đáp án tương ứng vào phần bảng của đội mình.
Mỗi lần lên bảng chỉ được ghi một câu trả lời (hoặc một bước trong tồn
bộ cơng việc của đội). Học sinh này ghi xong, chạy về trao phấn cho bạn để bạn
đó được lên bảng. Người lên sau có thể sửa kết quả của người lên trước, nhưng
khi sửa thì khơng được làm thêm việc khác, hết lượt có thể vịng lại lượt 2, 3...).
Thời gian chơi được quy định trước (nên từ khoảng 1- 3phút), đội nào
xong trước là đội giành chiến thắng về mặt thời gian. Khi hết giờ chơi, giáo viên
ra hiệu lệnh dừng cuộc chơi. Giáo viên và cả lớp cùng đánh giá, cho điểm, đội
chiến thắng là đội hết ít thời gian mà có kết quả tốt nhất.
Ví dụ: (Dạy bài phép nhân phân thức - Tốn 8) .
Trong hoạt động khởi động, để tiếp cận phân thức nghịch đảo, tơi tổ chức
thi đua với trị chơi học tập như sau:

Luật chơi: Trị chơi gồm 2 nhóm, mỗi nhóm có 3 bạn chơi.
Bạn thứ nhất: Viết một phân thức đại số bất kỳ .
Bạn thứ hai: Viết một phân thức đại số khác sao cho tử thức của phân thức
đó chính là mẫu thức và mẫu thức chính là tử thức của phân thức bạn thứ nhất
vừa viết.
Bạn thứ ba: Hãy nhân 2 phân thức mà hai bạn vừa viết để được một phân
thức rồi rút gọn nếu có thể.
Nhóm nào đúng và nhanh nhất nhóm đó giành chiến thắng.
Giáo viên giới thiệu hai phân thức nghịch đảo.
Cách chơi 2:
Áp dụng: Sử dụng cho các tiết luyện tập hay hoạt động khởi động, luyện
tập….


13

Chuẩn bị: Giáo viên chia lớp thành n nhóm (Để đảm bảo trật tự trong giờ
học và quản lý học sinh thì tơi thường chọn 4 nhóm chơi), mỗi nhóm 4 học sinh,
sao cho mỗi nhóm đều có học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình…
Trong mỗi nhóm học sinh tự đánh số từ 1 đến 4.
Giáo viên chuẩn bị 4 nội dung công việc được đánh số từ 1 đến 4. Mỗi nội
dung được phô tô thành 4 bản và cho vào một phong bì riêng.
Các cơng việc được chọn theo nguyên tắc: Thực hiện công việc 1 được
kết quả 1, dùng kết quả 1 để thực hiện công việc 2, dùng kết quả 2 để thực hiện
công việc 3, dùng công việc 3 để thực hiện cơng việc 4.
Cách chơi: HS hoạt động ngồi theo nhóm.
Tổ chức mỗi nhóm học sinh ngồi theo hàng dọc, hàng ngang hay vòng
tròn quanh 1 cái bàn tuỳ theo điều kiện riêng của lớp.
Giáo viên phát đề số1cho học sinh số1của các nhóm, đề số2 cho học sinh
số 2.

Khi có hiệu lệnh, học sinh số 1 của các nhóm nhanh chóng mở đề số 1,
giải rồi chuyển giá trị x tìm được cho bạn số 2 của nhóm mình. Khi nhận được
giá trị x đó, học sinh số 2 mới được phép mở đề, thay giá trị của x vào, giải
phương trình để tìm y rồi chuyển đáp số cho bạn số 3 của nhóm mình. Học sinh
số 3 cũng làm tương tự … Học sinh số 4 chuyển giá trị tìm được của mình cho
giáo viên.
Nhóm nào nộp kết quả đúng đầu tiên thì thắng cuộc.
Tác dụng: Trị chơi này giúp các em rèn tính độc lập, tự tin, bình tĩnh
trong các tình huống có thể bị rối ( phẩm chất này rất cần thiết khi học sinh làm
bài thi hoặc kiểm tra).
Trị chơi trên ngồi việc củng cố kiến thức cho học sinh cịn có tác dụng
rèn luyện về thể chất ( học sinh được vận động ) và rèn luyện các phẩm chất đạo
đức như: Tôn trọng kỷ luật, hăng say chơi hết mình, giúp đỡ, gắn bó với đồng
đội.
Ví dụ: ( Dạy tiết 46 Đại số – Luyện tập) – Tốn lớp 8.
Câu hỏi
Đáp án:
Phong bì 1: Giải phương trình - Bạn số 1 giải phương trình: 2(x – 2) + 1 = x
–1 được tập nghiệm là S = {2}
2(x – 2) + 1 = x – 1.
Phong bì 2: Thế giá trị x (bạn - Bạn số 2 thế giá trị x = 2 bạn số 1 vừa tìm
số 1 vừa tìm được) vào rồi tìm được vào phương trình (x +3)y =x + y và tìm
y.
Ta có: (2 + 3)y = 2 + y  y = 0,5
y trong phương trình
Bạn số 3 thế giá trị y = 0,5 bạn số 2 vừa tìm
(x + 3)y = x + y.
1 3z  1
Phong bì 3: Thế giá trị của y được vào phương trình
+

=
3
6
(bạn số 2 vừa tìm được) vào
3y 1
rồi tìm z trong phương trình
và tìm z.
1
3z  1
3y 1
+
=
3
6
3

Phong bì 4: Thế giá trị của z
(bạn số 3 vừa tìm được) vào

3

Ta có :

1
3z  1
3.0,5  1
2
+
=
z=

3
6
3
3


14

rồi tìm t trong phương trình

- Bạn số 4 thế giá trị z =

1
3

z(t 2 -1)= (t 2 + t) đk: t > 0.

2
bạn số 3 vừa tìm
3

được vào phương trình
1 2
(t + t) với điều kiện t > 0 và tìm t.
3
2
1
Ta có: (t 2 - 1) = (t 2 + t)  t = 2
3
3


z(t 2 -1) =

Sau khi học sinh hoàn thành, nộp kết quả. Giáo viên chiếu đề bài và đáp
án lên màn hình, chốt kiến thức và phương pháp làm bài và công bố đội thắng
cuộc.
2.3.5.4. Trò chơi mang tên “Nhanh tay, nhanh mắt”
Áp dụng: Trò chơi này được áp dụng được gần như tất cả các bài trong
chương trình tốn học, học sinh thảo luận theo nhóm hoặc cá nhân.
Chuẩn bị: những miếng bìa mica các mầu có gắn sẵn các nam châm. Với
những miếng bìa này giáo viên có thể ghi tất cả các nội dung cần học sinh quan
tâm. Dụng cụ này có thể sử dụng rất nhiều lần.
Cách chơi: Chia làm 2 đội hoặc cho 2 học sinh chơi. Ai nhanh lấy được
nhiều miếng bìa theo yêu cầu của giáo viên thì đội đó ( hay người đó) thắng
cuộc.
Tác dụng: Học sinh lại có thêm một trị chơi lí thú, trị chơi này các em
cũng có thể tự làm và tự tổ chức chơi với nhau và có thể áp dụng cho tất cả các
mơn học. Qua trị chơi này các em rèn khả năng nghe tốt, phản xạ nhanh và đặc
biệt đây là một cách thú vị để các em rèn luyện về các phần của bài học.
Giáo viên có thể lấy dạng bài tập trắc nghiệm điền khuyết làm trò chơi
loại này bằng cách phần nội dung cần điền giáo viên ghi sẵn ra các tấm bìa mica
úp xuống sau đó cho các đội chơi lần lượt lên lật lên và thật nhanh gắn vào chỗ
trống cho đúng.
Ví dụ 1: (Dạy bài : Chia đơn thức cho đơn thức - Số học 8)
Giáo viên gắn các miếng bìa trên bảng như hình vẽ sau :
y2

x2

2y2

2x2

- 2xy

-5y
5xy

2x2y

-5x

5x

-2x2
-2x

5y
5x2y2
-2y2


15

Tôi soạn các câu hỏi như sau: Thực hiện phép tính?
a, 15x2y2 : 3 xy2 b, -20xy3 : 4 xy2 c, 4x3y2 : (-2 xy2)
d, (-18x2y4) : (-9 xy2)
e, …………..
2.3.5.5.Trò chơi mang tên “Giải toán nhanh -Thử đoán tranh - Giành
thưởng lớn”
Áp dụng: Trò chơi này

áp dụng dựa theo bản quyền
của trị chơi trên kênh truyền
hình VTV. Trị chơi này tôi áp
dụng cho bài luyện tập, ôn tập
hoặc hoạt động khởi động,
luyện tập……Giáo viên linh
hoạt với số câu hỏi, nội dung
câu hỏi phù hợp bài học.

Chuẩn bị: Giáo viên: Máy tính, máy chiếu và các câu hỏi soạn trên máy
tính..
Cách chơi: Các bạn hãy giải nhanh các bài toán bằng cách lần lượt gỡ 4
mảnh ghép đã che một bức tranh “cần giải đáp”. Người trả lời đúng và nhanh
nhất sau mỗi bài tốn sẽ có quyền giải đáp bức tranh này. Nếu giải đáp bức tranh
sai thì sẽ mất quyền chơi và cơ hội giành cho bạn khác.Trò chơi kết thúc khi bức
tranh được giải đáp đúng.
Gợi ý : Đây là bức ảnh của một nhà giáo nhân dân Việt Nam. Ông từng
được mạnh danh là “ Thầy của những nhà khoa học lớn ” Đố em biết ông là ai ?
Tác dụng: Qua trò chơi tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Giáo dục học sinh phẩm chất u thương, lịng biết ơn các nhà khoa học
có nhiều phát minh quan trọng…
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Ơn tập chương” phân thức đại số - Tốn 8
Tơi soạn các câu hỏi như sau:
Câu 1: Khẳng định sau đúng hay sai ? Câu 3: Khẳng định sau đúng hay sai ?
x 1
1
 2
3
x 1 x  x 1


x2 y3 x

xy 4
y

Câu 2: Đa thức A trong đẳng thức Câu 4 : Tìm đa thức B trong đẳng
x 1
x2 -1
A
x
2

thức
sau

là: x + 4 đúng hay
2
x  16

sai ?

x

x4

Đáp án: x(x - 1)
Bức tranh đó là Thầy giáo Tơn Thân

B



16

Thầy Tôn Thân tên thật là Tôn Thất Thân. Năm
1990 thầy được phong tặng danh hiệu Nhà Giáo Ưu Tú.
Năm 2006 thầy được tặng phong danh hiệu Nhà Giáo
Nhân Dân. Từ năm 1969-1985 thầy giảng dạy tại lớp
chuyên toán Trường THCS Trưng Vương-Hà Nội. Từ
năm 1985 đến nay thầy làm việc tại Viện Khoa học giáo
dục Việt Nam.Thầy là chủ biên bộ sách Toán THCS (từ
lớp 6 đến lớp 9). Thầy Tơn Thân là giáo viên dạy tốn
cấp II của nhiều nhân vật nổi tiếng: GS Ngô Bảo Châu,
GS Vũ Hà Văn, GS Lê Hồng Vân, GS Vũ Đình Hịa,
GS Đặng Vũ Minh, nhà báo Thu Uyên….. [2]

Cách tổ chức khác như sau:
Luật chơi:
Lần lượt mỗi đội chọn một miếng ghép, thời gian
suy nghĩ và trả lời là 10 giây.
- Nếu trả lời đúng câu hỏi được 10 điểm.
- Trong thời gian 10 giây nếu khơng có câu trả lời
hoặc trả lời sai sẽ bị mất lượt và nhường cho đội bạn trả
lời.
- Có thể đọc tồn bộ câu chủ đề khi đã mở được ít nhất ba miếng ghép có
nội dung.
- Đội thắng cuộc là đội đọc được câu chủ đề hoặc đội có nhiều điểm hơn
(nếu cả hai đội đều không đọc đúng câu chủ đề).
Nội dung các câu ứng với các số trong miếng ghép tôi soạn các câu hỏi
như sau:
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước Câu 4: Chúc mừng bạn được thưởng

biểu thức không phải là một phân 10 điểm
thức đại số :
Câu 5: Khoanh tròn vào chữ cái trước
0
x
cách viết sai:
A.
B.
2
x
3x  2
C.
x 1

2
3x  4
D.
0
3x  4
D.
0

Đáp án:

A.
C.

x

x x


y xy
x x 1

y y 1

2x

B. y  2 y

x x2  x
D. 
y xy  y
x

x 1

Câu 2: Khẳng định sau đúng hay sai? Đáp án: C. y  y  1
Đa thức B trong đẳng thức Câu 6: Khoanh tròn vào chữ cái trước
B
x2
cách viết sai:

Là: x2- 7
2
x  49

x 7

x x2


A.
Đáp án : Sai. Đúng phải là: x + 7
y xy
3x  3
x x 1
3
Câu 3: Bạn Quang nói rằng:
3x
C. y  y  1
3x  3 x  1

còn bạn Vân thì nói:
3x
x
2

x

2x

B. y  2 y
x x2  x
D. 
y xy  y


17

3x  4

Theo em ai nói đúng?
Đáp án: Câu 1: D.
0
Đáp án: Bạn Vân nói đúng
2.3.5.6. Trị chơi mang tên “nếu.. thì”:
Cách 1: Áp dụng: Dùng cho các tiết ơn tập hoặc các hoạt động khởi
động, luyện tập.
Chuẩn bị:Giáo viên chia cả lớp thành 3 đội chơi (Mỗi dãy một đội)
Chia bảng làm 3 phần như sau:
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nếu
Thì
Nếu
Thì
Nếu
Thì

Cách chơi:
- Giáo viên nêu luật chơi, yêu cầu chỉ được sử dụng những kiến thức ở
một phần nào đó (Trong 1 bài, trong một chương) do giáo viên yêu cầu.
- Khi có hiệu lệnh bắt đầu, một em của nhóm lên bảng viết mệnh đề nếu,
quay xuống lớp giao phấn cho học sinh thứ 2. Học sinh 2 lên bảng viết mệnh đề
thì, quay xuống lớp giao phấn cho học sinh 3 . . . Cứ như thế cho đến khi có hiệu
lệnh hết giờ. Nhóm nào viết được nhiều nhất các câu đúng thì chiến thắng.
Tác dụng: Giúp cho học sinh nhớ lại những kiến thức cũ đã học một cách
tự nhiên, hào hứng và nhanh chóng. Mặt khác tạo cho các em sự thi đua, cố gắng
vươn lên trong học tập.
Ví dụ: ( Dạy tiết 52 hình học - Ơn tập chương III - Tốn lớp 8)

- Chuẩn bị bảng như trên.
- Giáo viên chia lớp thành 3 đội.
- Giáo viên nêu yêu cầu: Dùng các kiến thức của bài “ Khái niệm hai tam
giác đồng dạng” và “Các trường hợp đồng dạng của tam giác; tam giác vng”,
hãy lần lượt lên hồn thiện bảng.
- Sau khi học sinh thực hiện, giáo viên đưa kết quả lên màn hình.
Chẳng hạn như:
Nếu
Thì
A’B’C’ đồng dạng ABC
ABC đồng dạng A’B’C’
A’B’C’ đồng dạng A”B”C” và A”B”C” A’B’C’ đồng dạng ABC
đồng dạng ABC
Ba cạnh của tam giác này tỉ lệ với ba cạnh của Hai tam giác đó đồng dạng
tam giác kia
Hai cạnh của tam giác này tỉ lệ với hai cạnh Hai tam giác đó đồng dạng
của tam giác kia và hai góc tạo bởi các cặp
cạnh đó bằng nhau


18

Hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc Hai tam giác đó đồng dạng
của tam giác kia
với nhau
Cạnh huyền và một cạnh góc vng của tam Hai tam giác vng đó đồng
giác vng này tỉ lệ với cạnh huyền và cạnh dạng
góc vng của tam giác vng kia
- Giáo viên xác định, chốt kiến thức và công bố đội thắng cuộc.
Tác dụng: Trò chơi này giúp các em khẳng định được những mệnh đề

đúng chính là những định lí, tính chất đã học, cịn với những mệnh đề sai các em
sẽ có một trận cười rất sảng khoái, giảm căng thẳng trong giờ học.
Hiện nay với việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm
chất của học sinh thì việc dạy học áp dụng phương pháp, kỹ thuật mới là rất cần
thiết trong đó có tổ chức các trị chơi học tập. Nếu như trước đây việc dạy học
giáo viên hướng dẫn chủ yếu nêu các câu hỏi, học sinh trả lời thì hiện nay giáo
viên tổ chức thành các hoạt động, các trò chơi giúp học sinh vui nhộn, hào hứng,
tiếp thu bài tốt hơn. Tơi dạy thực nghiệm trên các tiết Tốn của học sinh khối 8.
Để nhân rộng được sáng kiến này bản thân tơi và đồng nghiệp khơng chỉ tích
cực sưu tầm, biên soạn các câu hỏi, bài tập phù hợp và các bài tốn theo từng
dạng mà cịn thường xun tổ chức phong phú các hình thức trong đó có trị chơi
. Với việc làm đó tơi tin tưởng sáng kiến “Giải pháp sử dụng trò chơi trong
các tiết dạy Toán giúp học sinh lớp 8 trường THCS Ban Cơng tích cực, hứng
thú trong học tập” ln khẳng định được tính khả thi và giá trị áp dụng của nó.
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
2.4.1. Đối với bản thân.
Sau khi áp dụng sáng kiến, với sự so sánh đối chiếu kết quả trước và sau
khi áp dụng sáng kiến tơi thấy thơng qua trị chơi học tập, các em học sinh hứng
thú hơn, tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn, tạo cho học sinh các cơ hội
học tập đa dạng hơn. Ngồi ra các trị chơi học tập cịn góp phần rèn luyện các
phẩm chất đạo đức như: ý thức trách nhiệm cá nhân cao, dễ bỏ qua sai phạm của
người khác, tôn trọng kỷ luật, giúp đỡ đồng đội, gắn bó với đồng đội, tích cực
hoạt động vì danh dự của đồng đội và góp phần hình thành năng lực học sinh.
Tơi đã áp dụng đề tài chủ yếu vào học sinh khối 8 năm học 2021 - 2022.
Trên thực tế những giờ dạy tơi đã thường xun đan xen tổ chức các trị
chơi tốn học, tơi thấy các tiết học có tổ chức trò chơi các em hứng thú học tập
hơn nhiều, kiến thức đã được các em ôn tập, củng cố lại một cách nhẹ nhàng,
học sinh rất thích thú, rất hào hứng đón nhận trị chơi và tham gia có hiệu quả.
Kiến thức dần dần được các em nắm bắt thông qua các hoạt động đó một cách
nhẹ nhàng khơng gị bó, từ đó góp phần hình thành kỹ năng, phẩm chất và năng

lực. Thơng qua các trị chơi các em cịn có các khả năng giao tiếp, phân cơng,
giúp đỡ nhau, rèn khả năng tư duy, hoạt động nhanh, nhạy, chính xác.
2.4.2. Đối với học sinh.
Sau khi áp dụng sáng kiến tơi thấy rằng các trị chơi học tập có tác dụng
rất tích cực, qua điều tra học sinh các lớp tơi thấy có trên 96% học sinh thích
được tổ chức trị chơi học tập trong q trình học tập. Tuy nhiên vẫn còn những


19

học sinh thụ động khơng muốn tham gia các trị chơi và cịn có những học sinh
có những phản ứng khơng tích cực trong q trình chơi.
Bảng 2. Kết quả kiểm tra sau tác động: (Kết quả khảo sát giữa học kỳ
II năm học 2021 – 2022. Khối lớp 8)
Bảng 3
Số HS có hứng thú
Số HS chưa có hứng thú
Tổng số HS
SL
%
SL
%
50
48
96%
2
4%
So sánh Bảng 3 với Bảng 1 cho thấy số HS hứng thú học tập mơn Tốn
học đã tăng lên rất rõ rệt, số HS chưa hứng thú chỉ cịn 4%.
* Chất lượng bộ mơn:

Bảng 4
Điểm Giỏi
Điểm Khá
Điểm TB
Điểm Yếu
Tổng số
HS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
50
9
18%
23
46%
12
24%
6
12%
So sánh Bảng 4 với Bảng 2 cho thấy số HS đạt điểm khá và giỏi tăng lên
rõ rệt.

Qua bảng kết quả ta thấy khi chưa áp dụng sáng kiến, nhiều học sinh
chưa có hứng thú học Tốn và số học sinh đạt điểm khá giỏi ít, tỉ lệ học sinh
điểm dưới trung bình cịn nhiều.

Sau khi áp dụng sáng kiến, tiết học sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi
học tập cho học sinh đã thu được kết quả tương đối tốt: Số học sinh khá giỏi
tăng, học sinh yếu kém giảm, đa số các em thích thú với các giờ học Toán, chất
lương tăng lên. Qua con số thống kê tôi thấy rõ mức độ tiến bộ của học sinh.
Qua giảng dạy, ôn tập tôi thấy các em tự tin hơn nhiều và có sự u thích say mê
trong học tập.
Như vậy có thể khẳng định phương pháp sư dụng trị chơi học tập có hiệu
quả tích cực trong giảng dạy mơn tốn 8 và có thể áp dụng rộng cho mơn tốn
THCS.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận:


20

Qua những kết quả trên ta thấy cách thức thiết kế một trị chơi học tập
mơn Tốn nhằm góp phần làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp
các em tiếp thu, củng cố kiến thức một cách tự giác và tích cực hơn, sâu sắc hơn.
Tổ chức các trị chơi Tốn học cho học sinh là một biện pháp tốt để tạo
hứng thú, khơng khí thi đua và nâng cao năng lực tư duy độc lập, tự chủ và sáng
tạo của học sinh, học sinh sẽ cố gắng đào sâu suy nghĩ để tìm ra con đường đi
đến thắng lợi trong các trị chơi. Ngồi ra điều quan trọng hơn nữa là khi học
sinh tham gia các trị chơi học sinh nắm chắc, khắc sâu và ơn tập được nhiều
kiến thức cơ bản, tạo cho học sinh một óc quan sát nhạy bén, linh hoạt và cũng
làm cho học sinh cảm thấy sảng khoái, vui vẻ để chuẩn bị cho những giờ học
sau.
Để một giờ dạy học toán đạt hiệu quả cao yêu cầu giáo viên phải khơng
ngừng đổi mới phương pháp, tìm tịi sáng tạo, vận dụng linh hoạt các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
Với cách tổ chức lớp học như trên áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi thấy

việc hoạt động học của học sinh tương đối tốt. Học sinh được tham gia hoạt
động nhiều, tích cực tìm tịi, khám phá kiến thức. Đa số học sinh hiểu bài và vận
dụng kiến thức linh hoạt, chất lượng giờ học được nâng cao, số học sinh đạt
điểm khá, giỏi tăng lên, số học sinh đạt điểm yếu, kém giảm nhiều, đa số học
sinh có ý thức tự giác học tập hơn.
3.2. Kiến nghị:
Đối với giáo viên: Để dạy tốt mơn tốn nói chung thì giáo viên phải luôn
không ngừng tự học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Phải
khơng ngừng trao đổi kinh nghiệm cũng như học hỏi kinh nghiệm từ đồng
nghiệp, phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các phương pháp
và kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh ở trường.
Đối với tổ chuyên môn: Cần đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn, chú
trọng vào các chuyên đề đổi mới kế hoạch bài học, đổi mới kiểm tra đánh giá.
Tổ chức các giờ dạy mẫu, các giờ dạy thực nghiệm nói chung và đối với mơn
tốn nói riêng để đúc rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy
học.
Trên đây là một số trò chơi giúp học sinh lớp 8 trường THCS Ban Cơng
hứng thú thơng qua các trị chơi. Trong quá trình áp dụng ở đơn vị đã đem lại
hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên là kinh nghiệm của cá nhân nên không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót, kính mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng
nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


21

XÁC NHẬN CỦA HIỆU
TRƯỞNG TRƯỜNG THCS
BAN CÔNG


Bá Thước, ngày 28 tháng 03 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Tiến Đạt

Lê Công Phương

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Luật giáo dục ngày 14/6/2005.
2. Nghiên cứu tài liệu từ Internet.
3. Sách giáo khoa Toán 8 tập 1, 2 nhà xuất bản GD.
4. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tốn THCS.
5.

Cơng văn 4040/BGD ĐT – GDTrH ngày 16/9/2021 của Bộ giáo dục và
đào tạo.

6. Tài liệu của BGH trường THCS Ban Công.
7.

Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của BCH TW tại
hội nghị trung ương 8 khóa


22

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH

NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên: Lê Công Phương
Chức vụ: Giáo viên
Cấp
Xếp Năm được
TT
Tên đề tài SKKN
đánh giá
loại đánh giá
xếp loại
1

Ứng dụng của hằng đẳng thức vào giải Phịng
một số bài tập tốn 8
GD&ĐT

C

2012

2

Phát triển tư duy cho học sinh giỏi tốn Phịng
thơng qua bài tốn bất đẳng thức
GD&ĐT

C

2015


3

Phát triển tư duy hình học cho học sinh Phịng
lớp 7 trường THCS Ban Cơng
GD&ĐT

C

2017

Một số kinh nghiệm để phát triển tư duy
Phịng
4 tốn học cho học sinh lớp 8 trường
GD&ĐT
THCS Ban Công

C

2019


×