Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

(SKKN 2022) một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 8 trường THCS a sử dụng atlat địa lí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 29 trang )

MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

1
2
3
4
5
6
7

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do trọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nhgiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2 . NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiếm kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

8

nghiệm.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo
Danh mục các SKKN được Hội đồng SKKN Ngành GD


9
10
11
12
13

huyện xếp giải.

TRANG
1
1
1
1
2
3
3
3
5
20
21
23
24

BẢNG THỐNG KÊ TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
STT
1
2
3
4
5

6

Các từ, cụm từ viết tắt
HS
THCS A
GV
SKKN
THPT
SGK

Dịch các từ, cụm từ đã viết tắt
Học sinh
Trung học cơ sở A
Giáo viên
Sáng kiến kinh nghiệm
Trung học phổ thông
Sách giáo khoa


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trước đòi hỏi thực tiễn, nước ta đang trên con đường hội nhập và phát
triển thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần
thiết. Luật giáo dục cơng bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học
phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng
làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Chính vì vậy
mà người giáo viên cần xác định rõ nhiệm vụ, chức năng của mình trong giảng
dạy.

Mơn Địa lí là mơn khoa học riêng trong nhà trường phổ thơng. Dạy học
mơn Địa lí theo phương pháp dạy học tích cực hiện nay, việc rèn luyện kĩ năng
địa lí cho học sinh là việc rất cần thiết không thể thiếu được cho mỗi bài học, tiết
học và xun suốt tồn bộ chương trình dạy và học Địa lí ở các cấp học nói
chung và cấp Trung học cơ sở nói riêng.
Bên cạnh hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức cần rèn luyện kĩ năng địa
lí cho các em cũng hết sức quan trọng để đạt chuẩn kiến thức - kĩ năng môn học.
Trên thực tế, môn Địa lí 8 những năm qua đạt hiệu quả chưa cao, một trong
những nguyên nhân là Giáo viên rèn luyện các kĩ năng Địa lí hiệu quả chưa cao,
trong đó có kĩ năng sử dụng về Atlat Địa lí Việt Nam. Vậy muốn nâng cao chất
lượng dạy học cần thiết phải có các kĩ năng sử dụng Atlat. Học sinh có thể ghi
nhớ kiến thức thơng qua Atlat, từ Atlat kết hợp với các kiến thức đã học để rút ra
nhận xét, giải thích được sự vật và hiện tượng Địa lí.
Đối với học sinh của Trường THCS Cẩm Thạch huyện Cẩm Thủy, đa số
các em còn lúng túng, chưa thành thạo kĩ năng khai thác kiến thức từ Atlat. Với
kinh nghiệm của bản thân tích luỹ được trong quá trình giảng dạy, tơi xin mạnh
dạn trình bày kinh nghiệm: “ Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 8 trường
THCS Cẩm Thạch huyện Cẩm Thủy sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hướng dẫn học sinh có kĩ năng khai
thác kiến thức trong Atlat Địa lí Việt Nam. Giúp học sinh có sự say mê, thích thú
khi học mơn Địa lí để nâng cao chất lượng giáo dục.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu “ Một số biện pháp
hướng dẫn học sinh lớp 8 trường THCS Cẩm Thạch huyện Cẩm Thủy sử dụng
Atlat Địa lí Việt Nam”, được thể hiện trong bài khảo sát năm học 2019 – 2020
1


với tổng số học sinh khối 8 là 86 em, năm học 2020 – 2021 với tổng số học sinh

khối 8 là 85 em.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong đề tài:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề
tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thông qua
kết quả các bài kiểm tra, dự giờ, phỏng vấn học sinh... có thể đánh giá chất
lượng và hiệu quả các bài tập về sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Nhằm tìm hiểu và đánh giá thực
trạng có bao nhiêu học sinh cịn yếu, kém khi thực hành kỹ năng sử dụng Atlat
Địa lí Việt Nam.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Ngày nay trong giảng dạy mơn Địa lí, giáo viên rất chú trọng đến việc sử
dụng kênh hình để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức như: bản đồ treo
tường, lược đồ, các tranh ảnh, bảng biểu, số liệu thống kê trong sách giáo khoa.
Thời gian gần đây do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại ngành
Giáo dục được trang bị nhiều phương tiện tiên tiến khoa học như: máy vi tính,
máy chiếu, hình ảnh trên intente giúp cho việc giảng dạy của giáo viên nâng cao
hiệu quả, do đó việc sử dụng Atlat để dạy nhiều giáo viên chưa thực sự chú
trọng cịn mang tính chất minh họa kiến thức.
Trong dạy học Địa lí, Atlat Địa lí Việt Nam là hình ảnh trực quan sinh
động của các đối tượng Địa lí, cũng là cơ sở hình thành các biểu tượng Địa lí và
từ biểu tượng để đi đến khái niệm. Như vậy Atlat Địa lí Việt Nam vừa là phương
tiện để dạy học nhưng vừa chứa đựng nguồn tri thức để học sinh khai thác.
Trước yêu cầu đòi hỏi đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính

tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì việc rèn luyện, hướng dẫn cho học
sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam rất quan trọng.
Alat Địa lí Việt Nam là tài liệu học tập và tra cứu kiến thức Địa lí, đồng
thời cịn là tài liệu duy nhất được sử dụng trong các kì thi. Với vai trị to lớn như
vậy nên trong q trình dạy học xem Atlat Địa lí Việt Nam là “ kho kiến thức”
chứ không phải chỉ sử dụng để “minh họa” cho nội dung bài giảng. Giáo viên là
người hướng dẫn rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam,
cũng đồng thời hình thành các em kĩ năng tự học, tự tìm tịi khám phá tri thức,
từ đó các em sẽ u thích mơn học, có động cơ học tập đúng đắn, biết vận dụng
vào thực tiễn cuộc sống.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM.
Thực tế, nhiều học sinh coi môn Địa lí là mơn học phụ nên chỉ chú trọng
vào các mơn chính như Tốn, Văn, Tiếng Anh, do đó ít dành thời gian học mơn
Địa lí cũng chính vì vậy mà chất lượng tương đối thấp được thể hiện qua các bài
kiểm tra, nhất là bài kiểm tra cuối học kì.
Đối với học sinh lớp 8 Trường THCS Cẩm Thạch huyện Cẩm Thủy: Qua
thời gian giảng dạy tôi nhận thấy khả năng sử dụng Atlat của các em còn rất yếu.
Các em chưa biết cách khai thác thông tin từ các bản đồ, lược đồ, biểu đồ trong
Atlat vào các bài học để phát hiện kiến thức cũng như củng cố kiến thức, vì vậy
mà kết quả học tập chưa cao, điều đó làm cho các em khơng hứng thú với môn
học. Hơn nữa ở độ tuổi này các em đang phát triển tâm sinh lí nên nhiều em có
3


những thay đổi về tính cách dễ bị bạn bè lơi kéo, đua địi, ham chơi khơng chịu
khó học tập.
Trong q trình giảng dạy tơi thấy việc sử dụng Atlat trong nhà trường
cịn rất hạn chế vì số lượng chưa đủ, nhiều em không đủ điều kiện để mua. Nhà
trường thì khơng thể trang bị đầy đủ cho tất cả các em được điều này đã làm hạn

chế nhiều đến việc học của các em và việc hướng dẫn của giáo viên. Kết quả cho
thấy điểm bài thi, bài kiểm tra của các em rất thấp, tỉ lệ yếu kém còn nhiều. Đặc
biệt khi giáo viên chọn học sinh để bồi dưỡng học sinh giỏi thì các em khơng
muốn tham gia vì ngại học, vì cho rằng đây chỉ là môn học phụ.
Trong điều kiện dịch bệnh covid đang diễn biến hết sức phức tạp, và là
trường nằm trong địa bàn vùng cao, cịn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất về
điều kiện học tập của học sinh, nhiều em điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn,
bố mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà già yếu do đó có phần ảnh hưởng khơng nhỏ
đến việc học tập của các em. Đây thực sự là nỗi trăn chở của bản thân, làm thế
nào để học sinh thích học mơn Địa lí, chú ý nghe giảng và thực hiện tốt việc học
tập mà giáo viên yêu cầu.
Từ thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu để để rút ra kinh nghiệm làm sao đó
học sinh khơng cịn lúng túng trước các dạng câu hỏi, bài tập sử dụng Atlat Địa
lí Việt Nam. Tơi mong muốn hình thành cho các em kĩ năng địa lí một cách
thành thạo để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

4


2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
2.3.1. Định hướng chuẩn bị tâm thế và điều kiện tối thiểu để rèn kĩ
năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
- Đối với giáo viên: Ngay từ đầu năm học giáo viên cần giới thiệu khái
quát nội dung kiến thức và kĩ năng cần đạt khi sử dụng Atlat ở lớp 8. Các em
hiểu được vai trò to lớn khi sử dụng Atlat trong chương trình địa lí tự nhiên Việt
Nam và xác định được mục đích và động cơ học tập đúng đắn, Từ đó các em sẽ
thích thú và chủ động và u thích mơn hoc.
Đồng thời GV cần phải phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà
trường, Đội thiếu niên, giáo viên chủ nhiệm lớp, phụ huynh học sinh để thường
xuyên nhắc nhở, kiểm tra, đôn đốc ý thức học tập của các em sau mỗi tuần học.

- Đối với HS: Để giúp các em có kĩ năng sử dụng tốt Atlat Địa lí Việt
Nam cần phải trang bị đầy đủ: Cuốn Atlat, sách giáo khoa, sách bài tập, tư liệu
tham khảo, vở ghi, đồ dùng học tập.
2.3.2. Tìm hiểu Atlat, sách giáo khoa, tài liệu về kĩ năng sử dụng Atlat
Địa lí Việt Nam.
Atlat Địa lí Việt Nam có vai trị là tài liệu học tập và tra cứu kiến thức địa
lí, giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng địa lí, phương pháp học tập và năng lực
5


nghiên cứu, sử dụng Atlat trong các kì thi. Atlat Địa lí Việt Nam có bố cục rất
phong phú và khoa học nên có thể giúp cho việc dạy học trên lớp đạt hiệu quả,
mỗi trang Atlat chứa đựng những kiến thức cụ thể và rất phong phú mang đặc
trưng của mơn Địa lí. Đây là một hệ thống hồn chỉnh của các bản đồ, biểu đồ
có nội dung liên quan mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau, được sắp xếp
theo trình tự chương trình và nội dung sách giáo khoa với ba phần chính: Địa lí
tự nhiên, Địa lí kinh tế - xã hội, Địa lí các vùng kinh tế .
Nhưng trong từng bài cụ thể mức độ khai thác, sử dụng Atlat không giống
nhau. Đối với học sinh lớp 8 đòi hỏi kĩ năng sử dụng Atlat phải thành thạo và
được rèn luyện một cách thường xuyên qua từng tiết học. Như vậy sử dụng Atlat
sẽ đạt kết quả cao hơn trong học tập.
Sử dụng Atlat để dạy học Địa lí, GV khơng phải là người “độc quyền” sử
dụng Atlat Địa lí mà phải là người tổ chức, hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ
Atlat. Vì vậy giáo viên cần phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác Atlat,
thơng qua đó để rèn luyện các kĩ năng Địa lí và phương pháp tự học cho học
sinh để các em phát huy tốt hơn ở cấp THPT sau này. Đồng thời giúp các em
hình thành kĩ năng để làm bài tốt trong các kì thi, nhất là kì thi học sinh giỏi các
cấp.
Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa địa lí 8 xem những bài nào, mục nào,
đơn vị kiến thức nào có liên quan đến kĩ năng sử dụng Atlat để có kế hoạch lồng

ghép hình thành và thường xuyên củng cố, rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat cho
học sinh trong dạy học.
Cần tham khảo thêm tài liệu hướng dẫn sử dụng Atlat để có thể hướng dẫn
cho học sinh một cách tỉ mỉ và khoa học, giáo viên cũng luôn phải học hỏi, trau
dồi, nắm vững kiến thức, kĩ năng để có thể chủ động hướng dẫn học sinh học tập
tốt hơn.
2.3.3. Hướng dẫn hình thành và củng cố kĩ năng sử dụng Atlat cho
học sinh được lồng ghép trong các tiết học.
Đối với chương trình Địa lí lớp 8, trong kế hoạch giáo dục (cịn gọi là phân
phối chương trình) khơng có tiết nào dành riêng cho việc hướng dẫn kĩ năng sử
dụng Atlat trong q trình học. Do đó để giúp cho học sinh biết sử dụng tốt Atlat
giáo viên phải tranh thủ mọi lúc mọi nơi để hướng dẫn cho các em trong các tiết
học trên lớp hay ngoại khóa.
Vì vậy để lồng ghép hình thành kĩ năng sử dụng Atlat cho học sinh trong
các tiết học, bản thân đã thống kê những bài có thể lồng ghép và dự kiến nội
dung lồng ghép dưới đây:
Tên bài

Phần/mục lồng ghép
và dự kiến thời gian

Nội dung lồng ghép và trang
sử dụng Atlat
6


Bài 23. Vị trí, giới
hạn, hình dạng lãnh
thổ Việt nam


Bảng 23.2/ mục 1
(3 phút)

Bài 24: Vùng biển Phần kiểm tra bài cũ
Việt Nam
(5 phút)
Bài 26. Đặc điểm tài Mục 1 (7 phút)
nguyên khoáng sản
Việt Nam

Bài 27. Thực hành
đọc bản đồ Việt nam
(Phần hành chính và
khống sản)

Mục 1. (3 phút)
Câu a.
Câu b.
Câu c.

Mục 2. (3 phút)

Bài 28. Đặc điểm địa
hình Việt Nam

Mục 1. Mục 2
(5 phút)

Mục 2 (3 phút)


-GV hướng dẫn HS Xác định
vị trí, giới hạn, hình dạng nước
ta. (trang 4,5)
-Hướng dẫn HS Xác định vị trí
các điểm cực của nước ta.
(trang 4,5)
-Sửa lỗi sai cho HS khi xác
định vị trí, giới hạn Việt nam
-Hướng dẫn HS biết sự phân
bố khoáng sản của nước ta
(trang 8)
-Liên hệ một số khoáng sản
chính của tỉnh Thanh Hóa
(trang 8)
-GV hướng dẫn Xác định được
vị trí tỉnh Thanh Hóa (trang 4)
-Hướng dẫn Xác định vị trí
phần đất liền các điểm cực
nước ta (trang 4,5)
- Hướng dẫn HS Lập bảng
thống kê theo mẫu có bao
nhiêu tỉnh giáp biển, bao nhiêu
tỉnh không giáp biển, các tỉnh
giáp Trung Quốc, Lào, Cam pu
chia. (trang 4, 5)
-Xác định đúng và vẽ lại các kí
hiệu vào vở một số loại
khống sản và nơi phân bố của
chúng. (trang 8)
-GV hướng dẫn HS biết đặc

điểm địa hình nước ta: đồi núi
là chủ yếu; hướng nghiêng địa
hình; hướng chính của địa
hình, phân bậc địa hình...
(trang 6,7)
- Hướng dẫn HS quan sát tranh
7


ảnh (trang 7)
Bài 29. Đặc điểm các Mục 1. Mục 2. Mục 3 -GV hướng dẫn HS xác định
khu vực địa hình
(5 phút)
vị trí và nắm được đặc điểm
của 3 khu vực địa hình: Đồi
núi; đồng bằng; bờ biển và
thềm lục địa. (trang 6, 7)
Bài 30. Thực hành
Câu 1. (3 phút)
đọc bản đồ địa hình
Câu 1a.
-Hướng dẫn HS xác định tên
Việt Nam.
các dãy núi: Pu đen đinh,
Hoàng Liên Sơn, con Voi, các
cánh cung... (trang 6)
Câu 1b.

Chủ đề: khí hậu Việt
nam


-Xác định tên các dịng sơng
lớn: sơng Đà, sơng Hồng, sơng
Chảy.... (trang 7)

Câu 2. Câu 3 (3 phút) -GV hướng dẫn HS xác định
tên các cao nguyên; các đèo
lớn. (trang 6, 7)
Mục I/2 (3 phút)
-Hướng dẫn HS biết vị trí và
đặc điểm các miền khí hậu
nước ta (trang 9)
Mục II. (3 phút)

Bài 33. Đặc điểm
sơng ngịi Việt Nam.

Mục 1 (3 phút)

Bài 34. Các hệ thống
sông lớn ở nước ta.

Mục 1,2,3 (5 phút)

Bài 36. Đặc điểm đất
Việt Nam.

Mục 1 (3 phút)

-GV hướng dẫn HS xác định

vị trí các khu vực khí hậu, nắm
được đặc điểm khí hậu (nhiệt
độ, lượng mưa, gió...) (trang 9)
- Hướng dẫn HS quan sát và
rút ra nhận xét về đặc điểm
sơng ngịi nước ta (nhiều sơng,
hướng chảy chính, sơng có 2
mùa nước, giàu phù sa...)
(trang 10)
- Hướng dẫn HS quan sát biết
vị trí và đặc điểm của 3 khu
vực sơng ngịi : Bắc Bộ, Trung
Bộ và Nam Bộ. (trang10)
-GV hướng dẫn quan sát và rút
ra nhận xét về đặc điểm và sự
phân bố các nhóm đất chính
8


Bài 37: Đặc điểm
sinh vật Việt Nam

Mục 1. Mục 2

Bài 38: Bảo vệ tài
nguyên sinh vật Việt
Nam
Bài 40: Thực hành:
Đọc lát cắt tự nhiên
tổng hợp


Phần kiểm tra bài cũ
(5 phút)

Bài 41: Miền Bắc và
Đông Bắc Bắc Bộ

Mục1. Mục 2

Bài 42 Miền Tây bắc
và Bắc Trung Bộ

(3 phút)

Mục 2/a (3 phút)

(3 phút)

của nước ta. (trang 11)
-GV hướng dẫn quan sát rút ra
nhận xét về đặc điểm và sự
phân bố các hệ sinh thái của
sinh vật Việt Nam (trang 12)
-Củng cố và sửa lỗi sai cho HS
khi xác định vị trí các hệ sinh
thái rừng.
-Hướng dẫn HS quan sát và
nhận xét về hướng tuyến cắt,
địa hình. (trang 6,7)
Trang 13:

-GV hướng dẫn HS quan sát
xác định vị trí, giới hạn của
miền Bắc và Đơng Bắc Bắc
Bộ.

Mục 3. (2 phút)

-Giải thích được tại sao có
mùa đơng lạnh nhất cả nước.

Mục1 (2phút)

- Hướng dẫn HS quan sát rút
ra đặc điểm tự nhiên của miền.
Trang 13:
-GV hướng dẫn HS quan sát
xác định vị trí, giới hạn của
miền Tây Bắc và Bắc Trung
Bộ.

Mục 2. Mục 3
(3 phút)
Bài 43: Miền Nam
Trung Bộ và Nam Bộ Mục1 (2phút)

- Hướng dẫn HS quan sát rút
ra đặc điểm tự nhiên nổi bật
của miền.
Trang 14
- Hướng dẫn HS quan sát xác

định vị trí, giới hạn của miền.

Mục 2. Mục 3
(3 phút)

- Hướng dẫn HS quan sát rút
ra đặc điểm tự nhiên của miền
Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Giáo viên có thể tận dụng một số tiết ơn tập để lồng ghép hình thành và
củng cố kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí cho các em một cách phù hợp trong từng
9


tiết dạy mà vẫn đảm bảo đạt chuẩn kiến thức - kĩ năng. Thời gian để lồng ghép
hướng dẫn sử dụng Atlat trong các tiết có hạn do đó giáo viên cần phải khéo léo
diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu để bảo đảm tiết học có chất lượng.
2.3.4. Một số ví dụ lồng ghép dựa vào sách giáo khoa địa lí 8 giúp học
sinh có kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Một số ví dụ dưới đây có thể lồng nghép vào tiết học với các phần/ mục đã
được nêu ở trên để hướng dẫn học sinh sử dụng khai thác kiến thức từ Atlat địa
lí tự nhiên Việt nam:
1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (trang 4,5) cho biết phần đất liền Việt Nam
tiếp giáp với các nước nào? Xác định vị trí các điểm cực bắc, nam, đông,
tây của nước ta?
2. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (trang 4,5) hãy xác định vị trí tỉnh, thành phố
mà em đang sống?
3. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (trang 4,5) lập bảng thống kê các tỉnh theo
mẫu. Cho biết có bao nhiêu tỉnh ven biển?
4. Quan sát Atlat địa lí Việt nam (trang 8) nêu sự phân bố một số khống sản
có trữ lượng lớn nước ta. Liên hệ với địa phương Thanh Hóa.

5. Quan sát Atlat địa lí Việt Nam (trang 8) vẽ lại các kí hiệu và ghi vào vở học
nơi phân bố của mười loại khống sản chính theo mẫu sách giáo khoa.
6. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (trang 6,7) nêu hướng chủ yếu của địa hình
nước ta. Kể tên các cánh cung núi và cho biết phân bố chính ở đâu?
7. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày giới hạn
và đặc điểm vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc của nước ta?
8. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6,7 ( hoặc trang 13) đi theo vĩ tuyến
220B, từ biên giới Việt- Lào đến biên giới Việt- Trung ta phải vượt qua:
a. Các dãy núi nào?
b. Các dịng sơng lớn nào?
9. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6,7 và kiến thức đã học, đoạn từ dãy
Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi
a. qua các cao nguyên nào?
b. Nhận xét về địa hình và nham thạch của các cao nguyên này?
10. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6,7. Cho biết quốc lộ 1A từ Lạng
Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo lớn nào?
11.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang số 9) và kiến thức đã học, em hãy:
nhận xét và giải thích sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ nước ta?
12. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9 và tìm hiểu kiến thức cho biết nước
ta có mấy miền khí hậu? nêu đặc điểm khí hậu từng miền.
13. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9, cho biết hướng gió thổi vào mùa hạ
và hướng gió thổi vào mùa đơng.
14. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, nêu các hướng chảy chủ yếu
của sơng ngịi?
10


15. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, cho biết nước ta có mấy hệ thống
sơng lớn? Kể tên? Địa phương em sống có sơng lớn nào chảy qua?
16. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11, nêu tên các nhóm đất chính của

nước ta? Liên hệ các nhóm đất chính ở địa phương Thanh Hóa.
17. Quan sát Atlat địa lí Việt Nam trang 12, nêu sự phân bố một số vườn quốc
gia của nước ta. Liên hệ Thanh Hóa ?
18. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13, kể tên các cánh cung núi ở miền
Bắc và Đông bắc Bắc Bộ. Cho biết ảnh hưởng của chúng đến khí hậu của
miền như thế nào?
19. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13, nêu hướng chính của địa hình
miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ. Nhận xét đặc điểm nổi bật về độ cao của
địa hình.
20. Quan sát Atlat địa lí Việt Nam trang 14, kể tên các cao nguyên của miền
Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
2.3.5. Giáo viên lựa chọn nhóm cốt cán phụ trách mơn địa lí trong lớp
học
Giáo viên cần linh hoạt phân hóa đối tượng học sinh trong dạy học, lựa
chọn những em có năng lực học tốt bộ mơn để thành lập nhóm học sinh cốt cán
trong lớp học, phân nhóm học sinh chậm tiếp thu bài và giao nhiệm vụ cho
nhóm cốt cán thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra, giúp đỡ những em chậm tiến.
Nhóm cốt cán có thể giúp đỡ các bạn trong quá trình học, 15 phút đầu giờ
học... và mọi lúc mọi nơi.
Trong quá trình dạy học giáo viên phải luôn kiểm tra, đôn đốc các nhóm
học tập và gần gũi, thân thiện, động viên, khích lệ học sinh, kịp thời phát hiện
và giúp đỡ các em khi gặp khó khăn e ngại, mặc cảm, tự ti. Định hướng cho các
em ý thức tự học, tự nghiên cứu và hứng thú trong học tập bộ môn.
2.3.6. Những vấn đề cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat:
2.3.6.1. Một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
1. Nắm được bố cục, cấu trúc của Atlat.
2. Nắm vững hệ thống ký hiệu trong bảng chú giải.
3. Đọc kĩ câu hỏi để xác định trang Atlat cần tìm.
4. Khai thác tốt các bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu... trong Atlat.
2.3.6.2. Các bước cơ bản khai thác một trang Atlat Địa lí Việt Nam

Bước 1: Xác định đối tượng địa lí và trang Atlat cần sử dụng.
Bước 2: Đọc, hiểu hệ thống kí hiệu của trang Atlat.
Bước 3 : Xác định tên, đặc điểm, mối quan hệ của các đối tượng trong
trang Atlat, từ đó Phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra nhận xét kết luận.

11


Lưu ý: Mỗi trang Atlat gồm 2 nội dung: Nội dung chính (các đối tượng
thể hiện trên bản đồ chính). Nội dung phụ (gồm biểu đồ, bản đồ phụ, tranh
ảnh...)
2.3.6.3. Một số kĩ năng cơ bản khai thác Atlat Địa lí Việt Nam lớp 8.
2.3.6.3.1. Kĩ năng bản đồ trong Atlat Việt Nam.
Trong Atlat Việt Nam, bản đồ là phương tiện trực quan, là nguồn tri thức
Địa lí quan trọng, được xem là cuốn sách giáo khoa Địa lí thứ hai. Qua bản đồ,
học sinh có thể nhìn một cách bao quát những sự vật hiện tượng Địa lí tự nhiên,
những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt trái đất mà học sinh khơng có điều kiện
quan sát trực tiếp. Bản đồ trong Atlat có khả năng phản ánh sự phân bố và những
mối quan hệ của các đối tượng Địa lí tự nhiên một cách cụ thể mà khơng một
phương tiện nào khác có thể làm được.
Như vậy để hiểu, khai thác và sử dụng bản đồ cho học sinh trong quá trình
học, giáo viên cần hướng dẫn rèn luyện các kĩ năng làm việc với bản đồ từ đơn
giản đến phức tạp, từ dễ đến khó sau đây:
2.3.6.3.1.1. Kĩ năng đọc bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam.
Trước hết, GV hướng dẫn HS phải nắm chắc kĩ năng đọc bản đồ, phải có
cái nhìn khái qt, tổng thể các đối tượng Địa lí được biểu hiện trên bản đồ.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Xác định đối tượng địa lí và trang Atlat cần sử dụng.
Bước 2: Vận dụng các bước đọc bản đồ để tìm hiểu các đối tượng Địa lí:
- Xác định các đối tượng Địa lí tự nhiên được thể hiện trên bản đồ. Đọc

bảng chú giải để biết được đối tượng, hiện tượng Địa lí được biểu thị bằng kí
hiệu thế nào (đường, điểm, diện tích....)
Bước 3: HS trình bày kết quả khi đọc bản đồ, GV kết luận và chuẩn xác
kiến thức.
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, sắp xếp các hệ thống sông lớn ở
nước ta vào ba vùng sơng ngịi tương ứng?

12


Bước 1: Sử dụng Atlat trang 10
Bước 2: Đọc tên bản đồ: Các hệ thống sông. Đối tượng, hiện tượng địa lí
được thể hiện trên bản đồ là các hệ thống sơng, được thể hiện bằng đường và
diện tích.
- Dựa vào bản đồ các hệ thống sông để Sắp xếp các hệ thống sông lớn ở
nước ta vào ba vùng sơng ngịi tương ứng.
Bước 3: Trình bày kết quả:
Sơng ngịi Bắc Bộ
Sơng ngịi Trung Bộ Sơng ngịi Nam Bộ
- Hệ thống sông Hồng.
- Hệ thống sông Cả. - Hệ thống sơng Đồng
- Hệ thống sơng Thái Bình. - Hệ thống sơng Thu Nai.
- Hệ thống sơng Kì Cùng Bồn.
- Hệ thống sông Mê
Bằng Giang
- Hệ thống sông Đà Công.
- Hệ thống sông Mã
Rằng.
13



Ví dụ 2. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam Đọc tên các miền khí hậu, vùng
khí hậu của mỗi miền?
Tương tự như các bước nêu trên:
- Sử dụng Atlat trang 9.
- Tên bản đồ: Khí hậu. Đối tượng địa lí được thể hiện là: miền khí hậu,
vùng khí hậu của mỗi miền.
- HS trình bày như sau:
+ Miền khí hậu phía Bắc có các vùng
+ Miền khí hậu phía Nam có các vùng
khí hậu: Tây Bắc Bộ, Đơng Bắc Bộ,
khí hậu: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,
Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Nam Bộ.
2.3.6.3.1.2 Kĩ năng hiểu bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam.
Đây là kĩ năng ở mức độ cao hơn và phải kết hợp với kiến thức để đáp
ứng yêu cầu của đề ra.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu. Xác định đối tượng địa lí và trang
Atlat cần sử dụng.
Bước 2: Nắm chắc đọc bản đồ kết hợp với kiến thức Địa lí để trình bày
các đối tượng, hiện tượng Địa lí tự nhiên được thể hiện trên bản đồ.
Bước 3: Trình bày sản phẩm HS, giáo viên kết luận và chuẩn kiến thức.
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy trình bày giới hạn và đặc điểm
vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc của nước ta?
Tương tự như các bước nêu trên:
- Sử dụng Atlat trang 6,7
- Kết hợp với kiến thức địa lí tự nhiên để trình bày bày giới hạn và đặc
điểm vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đơng Bắc của nước ta:

- HS trình bày kết quả đạt được:
Vùng núi Tây Bắc:
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả
- Là vùng núi hùng vĩ, đồ sộ nhất
nước ta.
- Hướng núi chủ yếu:
Tây Bắc – Đông Nam
- Dãy: Hoàng Liên Sơn; Pu Đen
Đinh….
- Cảnh quan nổi tiếng: Sa Pa, Núi
Phan xi păng, Vườn quốc gia Bến
En…

Vùng núi Đông Bắc
- Nằm ở tả ngạn sông Hồng (đi từ dãy
Con Voi đến vùng đồi núi ven biển
Quảng Ninh)
- Là một vùng đồi núi thấp và vùng đồi
trung du phát triển rộng
- Hướng dãy núi chủ yếu là hình cánh
cung
- Các dãy núi chính: Các cánh cung
Đơng Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông
Gâm.
14


- Ảnh hưởng đến khí hậu: lạnh do - Ảnh hưởng đến khí hậu: đón gió mùa
độ cao địa hình…
Đơng Bắc

- Cảnh quan đẹp: Vịnh Hạ Long; Vườn
quốc gia Cúc Phương…

Ví dụ 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm địa hình
dãy Trường Sơn Bắc?
Bước 1: Dựa vào bản đồ các miền tự nhiên (trang13) để phân tích đặc
điểm địa hình dãy núi Trường Sơn Bắc.
Bước 2: Căn cứ vào phương pháp thể hiện và hệ thống kí hiệu, kết hợp
với kiến thức Địa lí để phân tích đặc điểm dãy núi Trường Sơn Bắc như: Vị trí,
nơi bắt đầu và kết thúc, độ cao, hướng địa hình...
Bước 3: Học sinh trình bày sản phẩm:
Đặc điểm địa hình dãy Trường Sơn Bắc:
15


- Vị trí: Từ phía Nam sơng Mã đến dãy Bạch Mã, chạy dọc theo biên giới
Việt – Lào, dài khoảng trên 500 km.
- Là vùng núi thấp chạy theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam
- Có hai sườn khơng cân đối: Sườn Đông hẹp và dốc, sườn Tây thoải
- Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra phía biển như Hoành Sơn , Bạch Mã
2.3.6.3.1.3 Kĩ năng vận dụng bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam.
Đây là kĩ năng ở mức độ cao nhất, kết hợp với kiến thức vận dụng để trả
lời câu hỏi trong quá trình học hay làm bài kiểm tra, bài thi.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu. Xác định đối tượng địa lí và trang
Atlat cần sử dụng.
- Bước 2: Vận dụng kiến thức về bản đồ kết hợp với kiến thức Địa lí xác
lập mối quan hệ giữa các đối tượng, sự vật - hiện tượng Địa lí tự nhiên trên bản
đồ.
- Bước 3: Trình bày kết quả.

Ví dụ minh họa:
Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, Trình bày và giải thích sự khác
biệt về khí hậu giữa các miền?
Tương tự các bước nêu trên:
- Sử dụng Atlat trang 9 để trình bày và giải thích sự khác biệt về khí hậu
giữa các miền.
- Kết hợp với kiến thức bản đồ và kiến thức Địa lí để xác lập các mối
quan hệ giữa khí hậu, địa hình, vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ.
- HS trình bày kết quả như sau:
+ Miền khí hậu phía Bắc ( từ vĩ tuyến 160B trở ra) có mùa đơng lạnh,
tương đối ít mưa, nữa cuối mùa đơng ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều
+ Miền khí hậu phía Nam (từ vĩ tuyến 160B trở vào) có khí hậu cận xích
đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu
sắc.
+ Sự khác biệt trên là do: Lãnh thổ trải dài dưới tác động của độ cao và
hướng địa hình; vào mùa đơng phía Bắc gần chí tuyến chịu ảnh hưởng trực tiếp
của gió mùa Đơng Bắc nên có mùa đơng lạnh, phía Nam gần xích đạo chịu ảnh
hưởng của gió tín phong Đơng Bắc nên có nền nhiệt cao, lượng mưa ít.

16


2.3.6.3.2. Kĩ năng Khai thác biểu đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam
Có nhiều loại biểu đồ như cột, hình tròn, biểu đồ đường, biểu đồ kết
hợp.... trong Atlat Địa lí việt Nam. khai thác kiến thức từ biểu đồ yêu cầu phân
tích, so sánh các số liệu đã được trực quan hóa trên biểu đồ để rút ra những nhận
xét, kết luận về các đối tượng, hiện tượng địa lí.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Xác định đối tượng địa lí và trang Atlat cần sử dụng.
Bước 2: Cách khai thác kiến thức từ biểu đồ:

- Đọc tên của biểu đồ, chú giải, đơn vị, thể hiện và các thành phần bên
trong của biểu đồ.

17


- Đo tính các đại lượng: Cao nhất, thấp nhất, nhiều nhất, ít nhất, xu hướng
biến động tăng hay giảm...
- Thiết lập mối quan hệ của các đối tượng như mối quan hệ nhân quả, theo
khơng gian...
- Phân tích, so sánh, xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng Địa lí.
Bước 3: Rút ra nhận xét và kết luận.
Ví dụ minh họa: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy: nhận xét và
giải thích sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ nước ta?
- Xác định trang Atlat sử dụng là trang 9.
- Hướng dẫn HS Quan sát biểu đồ kết hợp bản đồ phụ.
- Trình bày kết quả như sau:
+ Lượng mưa trung bình của nước ta lớn 1500 mm - 2000 mm (do ảnh
hưởng của biển, của gió Tây Nam và bức chắn địa hình….)
- Lương mưa nước ta phân hóa theo mùa với một mùa mưa và một mùa
khô rõ rệt trong năm do chịu ảnh hưởng chi phối của hồn lưu gió mùa
+ Mùa khơ từ tháng 11- 4 năm sau ít mưa, lượng mưa thấp, do tác động
của gió mùa Đơng Bắc lạnh và khơ và gió tín phong khơ và nóng.
+ Mùa mưa từ tháng 5-10 mưa nhiều, lượng mưa lớn do gió Tây Nam và
giải hội tụ nhiệt đới, bão…
- Thời gian mùa mưa và mùa khơ cũng có sự khác nhau ở các địa phương:
+ Miền Nam, Miềm Bắc, Tây Nguyên mưa vào hạ thu (từ tháng 5-10)
+ Duyên hải Miền Trung do nằm ở sườn khuất gió nên có mưa lệch về thu
đơng
- Lượng mưa phân hóa khác nhau giữa các vùng lãnh thổ và các địa

phương:
+ Những khu vưc mưa nhiều, lượng mưa lớn trên 2000mm như Huế, Hà
Giang do nằm ở sườn đón gió
+ Những khu vực mưa ít dưới 400 mm Ninh Thuận, Bình Thuận do nằm ở
vùng khuất gió địa hình thấp…
+ Khu vực mưa trung bình từ 1600-2000mm phân bố rộng khắp trên nước
ta do nươc ta nằm trong khu vưc nhiệt đới ẩm gió mùa, chụi tác động của biển.
2.3.6.3.3. Kĩ năng phân tích Lát cắt địa hình trong Atlat Địa lí Việt
Nam.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Xác định đối tượng địa lí và trang Atlat cần sử dụng.
Bước 2: Kết hợp kiến thức bản đồ và kiến thức Địa lí để phân tích.
18


- Xác định vị trí, giới hạn của lát cắt địa hình. Lát cắt đi qua những vùng
địa hình nào.
- Phân tích từng đối tượng biểu hiện trên lát cắt
Bước 3: Trình bày kết quả.
Ví dụ minh họa: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm
địa hình qua lát cắt A-B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sơng Thái Bình.

- Xác định sử dụng trang 13 trong Atlat.
19


- Hướng dẫn HS quan sát lát cắt địa hình.
- So sánh, phân tích và rút ra nhận xét, kết luận
- Kết quả trình bày như sau:
+ Lát cắt A-B chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam

+ Đi qua Khu Việt Bắc, khu Đông Bắc và khu Đông Bắc Bắc Bộ qua các
dạng địa hình đồi núi cao phía Tây Bắc đồi thấp và trung bình ở trung tâm và
vùng đồng bằng Bắc Bộ ở phía đơng nam
+ Đi qua sơn nguyên Đồng Văn, núi PuTha Ca, núi Phia Ya, núi Phia
Boóc, cánh cung Ngân Sơn, Cánh cung Bắc Sơn, và qua sông: Sông Gâm, sông
Năng, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Kinh Thầy, và cửa sông
Thái Bình.
+ Các khu vực địa hình có sự khác nhau:
- Khu vực núi cao Từ sơn nguyên Đồng Văn đến thung lũng sông Cầu. Độ
dốc lớn và độ chia cắt địa hình lớn nhất trên tồn lát cắt. Lát cắt chạy qua sơn
nguyên với độ cao trung bình 1000 m có diện tích khá lớn.
- Khu địa hình thấp hơn là: Từ sơng Cầu đến sơng Thương
- Khu địa hình tương đối bằng phẳng là: Từ sông Thương đến cửa sơng
thái Bình.
2.3.6.4. Kĩ năng sử dụng Atlat khoa học và đạt hiệu quả:
- Các trang cần nhớ: trang 3 (kí hiệu chung) và trang 31 (mục lục)
- Nắm vững cấu trúc Atlat Địa lí Việt Nam gồm ba phần chính: địa lí tự
nhiên, địa lí kinh tế - xã hội, địa lí các vùng. Phần địa lí tự nhiên lớp 8 gồm:
+ Trang 3: kí hiệu chung
+ Trang 4, 5: Bản đồ hành chính
+ Trang 6,7: Bản đồ hình thể.
+ Trang 8: Bản đồ địa chất khoáng sản
+ Trang 9: Bản đồ khí hậu
+ Trang 10: Bản đồ các hệ thống sơng
+ Trang 11: Bản đồ các nhóm và các loại đất chính
+ Trang 12: Bản đồ thực vật và động vật
+ Trang 13: Bản đồ các miền tự nhiên: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ;
miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
+ Trang 14: Bản đồ các miền tự nhiên: miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
(Các trang tiếp theo dành cho chương trình lớp 9)

- Mỗi trang Atlat gồm 2 nội dung: Nội dung chính (các đối tượng thể hiện
trên bản đồ chính). Nội dung phụ (gồm biểu đồ, bản đồ phụ, tranh ảnh...).
- Đọc kĩ câu hỏi để xác định trang Atlat cần tìm.
- Khai thác tốt cả nội dung chính và nội dung phụ.
20


2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
Qua các tiết giảng dạy tôi đã áp dụng các phương pháp hướng dẫn trên,
tôi thấy học sinh lớp 8 Trường THCS Cẩm Thạch huyện Cẩm Thủy có kĩ năng
sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Học sinh xác định được ý nghĩa của môn học,
hiểu và nắm nội dung bài học một cách chủ động. Từng bước tạo được sự hứng
thú, khơi dậy lòng say mê học tập ở các em. Đồng thời các em biết vận dụng các
kiến thức Địa lí tự nhiên vào cuộc sống thực tiễn.
Kết quả học tập môn địa lí của khối 8 năm học 2019-2020 và học năm học
2020-2021, cho thấy tỉ lệ học sinh yếu và học sinh trung bình giảm, số học sinh
khá, giỏi tăng, chất lượng môn học đã được nâng lên. Cụ thể dưới đây:
Kết quả khảo sát trước và sau thực hiện đề tài:
Bài kiểm tra
Biết sử dụng Atlat
Chưa biết sử dụng
Khối/Sĩ
Atlat
Năm học
số
SL
%
SL
%
2019-2020

8/86
32
37,2
54
62,8
2020-2021
8/85
65
75,6
21
24,4

Tổng số
86

Kết quả học tập mơn địa lí khối 8:
Năm học 2019-2020
Giỏi
Khá
T.Bình
SL
%
SL
%
SL
%
3
3,5
27
31,4

55
64,0

Tổng số
85

Giỏi
SL
6

%
7,1

Năm học 2020-2021
Khá
T.Bình
SL
%
SL
%
39
45,9
40
47,0

Yếu, kém
SL
%
1
1,1


Yếu, kém
SL
%

21


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên bản thân tôi đã tự củng cố
thêm được phần nào kiến thức của mình. Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa
lí thường xuyên ở cấp trung học cơ sở tạo nền tảng cho các em sử dụng thành
thạo hơn khi lên cấp trung học phổ thông và thi tốt nghiệp trung học phổ thơng
sau này. Do đó hướng dẫn HS sử dụng Atlat Địa lí là điều cần thiết trong q
trình dạy và học, góp phần thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng
phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, tính độc lập, sáng tạo
của học sinh. Đồng thời nó cũng góp phần làm thay đổi cách kiểm tra, đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh từ kiểm tra, đánh giá chủ yếu
bằng lí thuyết chuyển sang kiểm tra, đánh giá bằng thực hành, khả năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn.
Giáo viên cần chọn những câu hỏi, bài tập phù hợp với từng bài học và
có cấp độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Bên cạnh đó giáo viên còn
phải tăng cường kiểm tra bài cũ, chấm chữa các bài tập trong sách giáo khoa và
tập bản đồ thực hành, vở bài tập…để biết được quá trình vận dụng từ lí thuyết
đến thực tiễn của học sinh như thế nào để kịp thời sửa lỗi các em còn mắc.
Như vậy, muốn chất lượng giáo dục đạt được hiệu quả thì điều kiện đầu
tiên chính là Người thầy cần phải cố gắng rất nhiều, phải yêu nghề, tận tụy, nhiệt
huyết mang các kiến thức, vốn hiểu biết cuả mình để dạy học sinh . Là giáo viên
trực tiếp giảng nhiều năm tôi thấy việc Hướng dẫn HS lớp 8 Trường THCS Cẩm

Thạch huyện Cẩm Thủy sử dụng Atlat Địa lí đã đem lại hiệu quả khá cao, học
sinh tiếp thu nội dung bài học tốt hơn, nắm vững kiến thức hơn, đồng thời rèn
luyện được các kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và từ đó tạo được sự hứng
thú, u thích mơn học, vì vậy chất lượng dạy học mơn Địa lí được nâng lên,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
3.2. KIẾN NGHỊ
Để nâng cao chất lượng bộ môn phù hợp với xu hướng phát triển chung
của ngành giáo dục, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau:
Những sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại A các cấp nên triển khai và
phổ biến rộng rãi tới các giáo viên bộ môn, để học hỏi, tiếp thu và vận dụng
trong dạy học.
Phối kết hợp giữa giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu, đoàn thể nhà trường,
phụ huynh học sinh để giáo dục học sinh, tạo hứng thú cho các em học tập nhằm
đạt kết qủa cao.
Nhà trường cần bổ sung thêm đồ dùng trực quan cịn thiếu như bản đồ,
tranh ảnh, mơ hình, tài liệu liên quan đến mơn Địa lí, cập nhật số liệu thông tin
22


mới nhất hàng năm về tình hình kinh tế, xã hội của đất nước và thế giới để phục
vụ cho công tác dạy và học.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tơi khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong được hội đồng khoa học, đồng nghiệp, thầy cơ và bạn đọc
góp ý để sáng kiến kinh nghiệm của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Atlat Địa lí Việt Nam - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Sách giáo khoa, sách giáo viên - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam - Bộ
giáo dục đào tạo.
3. Sách thiết kế bài giảng Địa lí 8 - Nhà xuất bản Hà Nội.
4. Chuẩn kiến thức- kĩ năng mơn địa lí - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
5. Sách bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 8 - Phạm Văn Đơng.
6. Tài liệu “Dạy và học tích cực” - Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
7. Sưu tầm các loại đề thi và đáp án nhiều năm mơn Địa lí 8.
8. Sách tham khảo, tư liệu liên qua đến bộ môn.
9. Mạng Internet và một số video của giáo viên.

24


×