Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

(SKKN 2022) Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ôn thi vào 10 THPT môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Lâm Xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 25 trang )

MỤC LỤC
STT

MỤC

TRANG

1

1.

Mở đầu

1

2

1.1

Lí do chọn đề tài

1

3

1.2

Mục đích nghiên cứu

1


4

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

5

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

6

2.

Nội dung sáng kiến

2

7

2.1

Cơ sở lí luận của sáng kiến


2

8

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

2

9

2.3

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

315

10

2.4

11

3

Kết luận, kiến nghị

17


12

3.1

Kết luận

17

13

3.2

Kiến nghị

17

Tham khảo

18

14

Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường

15

1. Mở đầu
1. 1. Lí do chọn đề tài.
Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục nước

ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Hòa chung với xu thế của thời đại, giáo
dục Việt Nam đã và đang phát triển nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả để từng
bước hội nhập với khu vực và tồn cầu.Và ơn thi vào lớp 10 THPT là một nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của các trường THCS. Nhưng vấn đề đó hiện nay ở các


2
trường cịn gặp nhiều khó khăn về phương pháp, kỹ năng ôn luyện, cách lựa
chọn tài liệu ôn thi...Trong chương trình các mơn học ở bậc THCS, mơn Ngữ
văn là mơn học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Cùng với các mơn khác, mơn
Ngữ Văn góp phần tích cực hoàn thành mục tiêu giáo dục. Các kiến thức và kĩ
năng của môn Ngữ văn là cơ sở giúp cho học sinh học tốt các môn học khác.
Cùng với việc tạo điều kiện cho học sinh nắm bắt những tri thức và rèn
luyện kĩ năng, mơn Ngữ văn cịn có tác dụng rất lớn trong việc phát triển năng
lực trí tuệ, từ văn học ta biết yêu thương hơn, biết tơn trọng lẽ phải, sống có ước
mơ và niềm tin vào tương lai.
Do có vị trí quan trọng như vậy nên mơn Ngữ văn ln có mặt trong tất cả
các kì thi đối với học sinh ở bậc học phổ thơng. Đối với học sinh lớp 9, ngồi
các kì thi học sinh giỏi Ngữ Văn là một trong những môn thi bắt buộc trong kỳ
thi vào 10 THPT, thế nhưng đây lại là nỗi ám ảnh với rất nhiều bạn học sinh bởi
hàm lượng kiến thức đồ sộ với các tác phẩm văn học và nhiều dạng bài tập đa
dạng.. Kết quả của kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT là một tiêu chí để đánh giá
chất lượng dạy và học văn của các trường THCS. Vậy nên, để có thể đạt điểm
cao mơn Văn, các em học sinh lớp 9 cần phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đồng thời
có kế hoạch ơn thi rõ ràng, hợp lý.
Xuất phát từ những vấn đề trên. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn
Ngữ văn 9 nhiều năm tôi luôn trăn trở làm thế nào để chất lượng thi vào 10
THPT của môn Ngữ Văn 9 đạt kết quả cao vừa tạo hứng thú cho các em trong
giờ ôn tập. Chính vì vậy tơi mạnh dạn đưa ra : “Một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng ôn thi vào 10 THPT môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 9 ở

trường THCS Lâm Xa”
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
Phân tích được thực trạng thi vào 10 THPT mơn Ngữ văn 9 hiện nay tại
trường THCS Lâm Xa để tìm ra một số giải pháp tối ưu nhất trong giảng dạy ôn
thi vào 10 cho học sinh lớp 9 môn Ngữ văn, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà
trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hướng tới mục tiêu
chung của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có tri
thức, có đạo đức, sức khỏe đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Qua sáng kiến hướng dẫn học sinh áp dụng kiến thức Ngữ văn 9 vào thực
tiễn đáp ứng nguyên lí giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với
giáo dục gia đình và giáo dục xã hội nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh khối 9 trường THCS Lâm Xa, Bá Thước, Thanh Hóa.
- Nội dung chương trình mơn Ngữ văn 9.
- Các tài liệu ôn thi vào 10 THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.


3
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên
cứu tài liệu hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Nghiên cứu
SGK, sách tham khảo, sách chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn Ngữ văn.
1.4.2.Phương pháp quan sát: Quan sát thái độ, mức độ hứng thú và sự tích cực
học tập của học sinh qua môn Ngữ Văn 9 ở trường THCS Lâm Xa.
1.4.3. Phương pháp phân tích, thống kê: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học,
mức độ tích cực của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng
SKKN.

1.4.4. Phương pháp thực nghiệm.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Kiến thức môn Ngữ văn ôn thi vào 10 THPT rất rộng, làm thế nào để hệ
thống hóa được những kiến thức cơ bản, trọng tâm. Thời gian ơn thi có hạn, chất
lượng học sinh khơng đồng đều. Vì vậy việc tìm tịi phương pháp, biện pháp ôn
thi khả quan đem lại chất lượng cao, đạt chỉ tiêu nhà trường giao là một vấn đề
nan giải đối với những giáo viên ôn thi lớp 9.
Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục của trường THCS Lâm Xa có
đi lên đáng kể. Song vấn đề cần bàn đến ở đây là chất lượng đại trà môn Ngữ
văn thi vào lớp 10 các năm trước kết quả cịn rất khiêm tốn. Điều này khiến cho
bản thân tơi và một số giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9 không
khỏi băn khoăn, suy nghĩ với mong muốn tìm ra giải pháp tối ưu giúp học sinh
khối 9 thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn đạt được kết quả cao hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi
- Về tài liệu : Hiện nay, tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy, ơn tập mơn Ngữ
văn THCS nói chung và mơn Ngữ văn lớp 9 nói riêng về cơ bản nhà trường
cung cấp tương đối đầy đủ như: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu ôn
thi vào 10 của Sở giáo dục…giúp cho giáo viên và học sinh tham khảo, chọn lọc
nội dung, phương pháp ôn tập phong phú hơn.
- Giáo viên chuẩn kiến thức, có năng lực, nhiệt tình, tinh thâng trách nhiệm
cao trong giảng dạy.
- Ban Giám hiệu quan tâm, tạo điều kiện.
2.2.2. Khó khăn
Thứ nhất: Kỹ năng viết của học sinh còn kém, học văn nhưng nhác viết.
Thứ hai: Học sinh ngại học môn văn, học thiên về các môn tự nhiên.
Thứ ba: Sự phân luồng học sinh chưa chính xác, dẫn đến chất lượng học sinh
chưa đồng đều.

Thứ tư: Với phương pháp không tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành
người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều, đánh giá kiểm tra học sinh một
chiều, học sinh ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nên các tiết học trở nên gị
bó, khơng hiệu quả. Khi gặp các tình huống thực tế học sinh chưa áp dụng giải


4
thích được hoặc cịn lúng túng trước các hiện tượng đó nên khơng khắc sâu được
kiến thức mơn học, vậy nên chất lượng bài làm cũng chưa cao.
Thứ năm: Học sinh đa số là con em dân tộc, vùng nông thôn nên nhận thức
của các em về việc học chưa cao. Đa phần các em mất gốc từ lớp dưới nên việc
lựa chọn thi vào THPT rất lơ là. Các em chưa có ý thức và chăm chỉ trong q
trình ơn thi. Về phía gia đình cịn nhiều phụ huynh học sinh chưa thực sự quan
tâm đầu tư cho con em mình mà chỉ cho con lấy được cái bằng. Trong khi đó:
Mơn Ngữ Văn khơng phải là mơn học dễ, nó kết hợp kiến thức của nhiều mơn
học có tự nhiên có xã hội, có Tốn học, Sinh học, Lịch sử, GDCD; Vì vậy nếu
khơng sắp xếp thời gian học tập hợp lí thì chắc chắn học sinh khơng hiểu bài và
dẫn đến chán học.
Kết quả khảo sát thực tế nhà trường ở hai năm học 2017 – 2018 và 20182019 về kết quả thi vào 10 THPT môn Ngữ văn 9 như sau:
KẾT QUẢ THI VÀO 10 THPT MÔN NGỮ VĂN 9 HAI NĂM HỌC
Bảng I

Năm học

Lớp Tổng Điểm Giỏi
số
HS
SL
%
2017-2018 9A

23
0
9B
23
0
46
0
2018-2019 9A
23
0
9B
25
0
48
0

Điểm
khá
SL %
0
0
0
1 4,3
1
4
2 4,2

Điểm trung
bình
SL

%
8
34,8
10
43,5
18
39,1
10
43,5
13
52
23
47,9

Điểm
yếu,kém
SL
%
15
65,2
13
56,5
28
60,9
12
52,2
11
44
23
47,9


Qua thực tế giảng dạy và khảo sát cho thấy nhiều học sinh cịn thờ ơ với
mơn Ngữ văn, khơng hứng thú với bộ mơn, số học sinh u thích mơn Ngữ văn,
ham tìm hiểu kiến thức Ngữ văn cịn hạn chế. Các em chưa tích cực phát biểu
trong giờ học nên việc học tập trở nên gò ép, kết quả học tập chưa cao. Để tạo
hứng thú trong giờ học cho học sinh khi học môn Ngữ văn, tạo động lực, tiền đề
nâng cao chất lượng giáo dục vào 10 THPT môn Ngữ văn, tôi mạnh đưa ra một
số giải pháp sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng ôn thi vào 10
THPT môn Ngữ Văn 9 ở trường THCS Lâm Xa.
2.3.1. Bản thân thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm để luôn kịp thời đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.
Người giáo viên phải luôn trau dồi, bồi dưỡng kiến thức mới, hiểu được
đối tượng bộ môn, nắm một cách hệ thống nội dung kiến thức bộ môn, đồng thời
phải khá am tường về thực tiễn đời sống liên quan đến mơn học, có nghiệp vụ
sư phạm tốt và phương pháp giảng dạy tích cực để vận dụng linh hoạt vào dạy
học và phát huy năng lực học sinh trong từng tiết dạy, bài dạy.
2.3.2. Hệ thống hóa kiến thức ôn tập.


5
Đề thi vào lớp 10 nhằm kiểm tra học sinh một cách toàn diện về kiến thức,
kỹ năng. Trước khi ôn tập giáo viên phải hệ thống hóa kiến thức của chương
trình lớp 9, đặc biệt là bám vào nội dung chương trình thi mơn Ngữ văn của bộ,
sở giáo dục gửi cho các trường hàng năm. Sau đó sắp xếp kế hoạch ôn tập phù
hợp kiến thức từng phần: Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đi sâu vào trọng tâm những kiến thức quan
trọng, kết hợp với thực hành, luyện tập kỹ năng nhân biết, thơng hiểu, vận dụng.
Tránh tình trạng dạy lan man, dạy tủ, ôn lý thuyết mà không thực hành. Khi thực
hành cần luyện nhiều dạng đề khác nhau.

Để đạt kết quả cao học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản trọng tâm các
phần như sau:
2.3.2.1. Phần văn học
* Văn học Việt Nam
- Văn học trung đại: Truyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Hồng Lê
nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân
Tiên (Nguyễn Đình Chiểu).
- Văn học hiện đại:
+ Nghị luận: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan), Tiếng nói văn
nghệ (Nguyễn Đình Thi).
+ Tác phẩm truyện: Làng (Kim Lân), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long),
Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng), Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh
Khuê), Bến quê (Nguyễn Minh Châu).
+ Tác phẩm thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính
(Phạm Tiến Duật), Đồn thuyền đánh cá (Huy Cận), Bếp Lửa (Bằng Việt), Ánh
trăng (Nguyễn Duy), Mùa Xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Viếng Lăng Bắc (Viễn
Phương), Sang thu (Hữu Thỉnh), Nói với con (Y Phương).
* Văn học nước ngồi: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Chó sói và cừu
trong thơ ngụ ngôn của La phông ten (H.Te), Cố hương( Lỗ Tấn), Rơ-bin-xơn
ngồi đảo hoang (Đi phơ), Bố của Xi-mơng (Mơ-pát-xăng).
* Văn bản nhật dụng:Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà), Đấu tranh cho một
thế giới hòa bình (Mác-két), Tuyên bố thế giới..
2.3.2.2. Phần Tiếng việt
* Phần Từ ngữ: Các vấn đề từ vựng; Sự phát triển nghĩa của từ; Phương thức
chuyển nghĩa của từ,
* Phần Ngữ pháp: Từ loại; Cụm từ; Thành phần câu; Kiểu câu; Các biện pháp tu
từ; các phương châm hội thoại; khởi ngữ; lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp; các
thành phần biệt lập; nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý; các phép liên kết câu.
2.3.2.3. Phần Tập làm văn
Ôn tập lí thuyết và rèn luyện kỹ năng làm các dạng bài nghị luận :

* Nghị luận xã hội: - Nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý.
- Nghị luận xã hội về sự việc, hiện tượng đời sống.
* Nghị luận văn học: - Nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích.
- Nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ.


6
Hệ thống kiến thức trước khi ôn thi là một bước vơ cùng quan trọng nhằm
mục đích giúp học sinh xác định được các tác phẩm trọng tâm, từ đó đưa ra kế
hoạch học tập và ôn luyện hiệu quả. Bên cạnh đó, các em có thể trang bị và bổ
sung kiến thức từ sớm để chuẩn bị cho giai đoạn luyện đề thi hoặc rèn luyện
thêm kỹ năng viết đoạn văn, bài văn.
2.3.3. Tổng hợp ôn tập kiến thức theo từng chuyên đề, chủ đề cụ thể
Sau khi hệ thống kiến thức cơ bản thì bước tiếp theo học sinh lớp 9 cần làm
là bắt đầu ôn tập kiến thức theo chuyên đề, chủ đề. Giáo viên sẽ tổng hợp các tác
phẩm cùng chuyên đề, chủ đề, chủ điểm lại với nhau.
Ví dụ Chuyên đề:
Về Phần Văn: Chuyên đề : TRUYỆN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1. Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
2. Truyện Kiều (Nguyễn Du)
3. Đoạn trích “Hồi thứ mười bốn”- Hồng Lê nhất thống chí (Ngơ gia văn
phái)
4. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”-Truyện Lục Vân Tiên
(Nguyễn Đình Chiểu)
Chuyên đề : VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
1.Từ 1945 đến 1954: Đồng chí ( Chính Hữu ), Làng ( Kim Lân )
2. Từ 1954 đến 1975: Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận ), Bài thơ về tiểu đội
xe khơng kính ( Phạm Tiến Duật ), Bếp lửa ( Bằng Việt ), Khúc hát ru những em
bé lớn trên lưng mẹ ( Nguyễn Khoa Điềm ), Nói với con ( Y Phương ),Sang thu
( Hữu Thỉnh), Con cò ( Chế Lan Viên ), Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng ),

Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long ), Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê
3. Từ sau 1975: Viếng lăng Bác (Viễn Phương), Ánh trăng (Nguyễn Duy ),
Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải ),Bến quê ( Nguyễn Minh Châu )
Về phần Tiếng việt: Chuyên đề : CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
- Thành phần tình thái.
- Thành phần cảm thán.
- Thành phần gọi – đáp.
- Thành phần phụ chú.
Ví dụ: Chủ đề
*Chủ đề: HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Gồm có các tác phẩm: Đồng chí, Tiểu đội xe khơng kính, Ánh trăng
*Chủ đề: TRUYỆN KIỀU
- Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Chị em Thúy Kiều
- Cảnh ngày xuân
- Kiều ở lầu Ngưng Bích
Đưa vào một nhóm chun đề để có một cái nhìn chung nhất, khái qt nhất
về đề tài, đồng thời tìm ra điểm tương đồng giống nhau và những nét khác biệt
giữa các tác phẩm để học sinh khắc sâu kiến thức hơn. Để ôn tập theo từng
chuyên đề, học sinh nên hệ thống kiến thức theo sơ đồ tư duy, bảng biểu và bám
sát kiến thức chuẩn trong sách giáo khoa .
2.3.4. Bám sát cấu trúc đề thi


7
Hiện nay, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn vào 10 thường chia làm 2 phần: Phần
Đọc – hiểu và Phần tạo lập văn bản. Trong phần tạo lập văn bản học sinh sẽ làm
hai dạng bài đó là nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Các em học sinh lớp 9
có thể ơn tập theo 2 dạng bài này để đạt mục tiêu điểm thi môn Ngữ Văn. Đối
với dạng bài nghị luận xã hội, học sinh cần chăm chỉ đọc sách báo và tin tức để

bổ sung thêm những kiến thức về đời sống xã hội, từ đó đưa ra những luận điểm,
dẫn chứng chặt chẽ giúp bài văn nghị luận xã hội thêm phần phong phú và sâu
sắc. Còn đối với bài nghị luận văn học thì học sinh cần nắm vững các tác phẩm
văn học đồng thời vận dụng được kiến thức văn học và lý luận văn học giúp cho
bài văn có chiều sâu, có quan điểm cá nhân giúp bài văn tạo ấn tượng và đạt
được điểm cao.
*Cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Tỉnh Thanh Hóa:
Phần I: ( 3,0 điểm ): Đọc – hiểu
- Ngữ liệu trong hoặc ngồi chương trình và SGK.
- Thực hiện trả lời 4 câu hỏi dựa trên chuẩn kiến thức và kỹ năng hiện
hành, mức độ từ dễ đến khó. Phần trả lời ngắn yêu cầu viết từ 7-10 câu.
Phần II: ( 7,0 điểm ): Tạo lập văn bản
Câu 1: ( 2,0 điểm ): Nghị luận xã hội
Căn cứ ngữ liệu mở của phần đọc - hiểu, yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200
chữ ( khoảng từ 20-25 dòng giấy thi ).
Câu 2 : ( 5,0 điểm ): Nghị luận văn học
Vận dụng khả năng đọc- hiểu và kiến thức văn học, trọng tâm chương trình Ngữ
văn 9 để viết bài nghị luận văn học (văn học Việt Nam, văn học địa phương).
2.3.5. Rèn luyện kỹ năng làm bài thi.
Nắm được kiến thức, học sinh sẽ viết đủ ý, nhưng vận dụng tốt các kỹ năng
thì học sinh sẽ có được bài làm hay và thuyết phục giáo viên chấm để giành
điểm cao. Để đạt được kết quả này học sinh cần lưu ý 3 kỹ năng: Kỹ năng đọc
hiểu văn bản, kỹ năng làm bài nghị luận xã hội và kỹ năng làm bài nghị luận văn
học
2.3.5.1. Kỹ năng đọc hiểu văn bản.
Trong đề thi, kiểm tra Ngữ văn phần đọc hiểu văn bản chủ yếu sử dụng kiểu
đề có 2 phần :
Phần 1: Đưa ra một văn bản ( Văn bản văn học, văn bản nhật dụng, văn bản văn
xuôi, văn bản thơ..
Phần 2: Đề đưa ra câu hỏi ở mức độ từ thấp đến cao: : Nhận biết, thông hiểu và

vận dụng.
* Mức độ nhận biết: Thường hướng vào các vẫn đề về thể loại, đề tài, phương
thức biểu đạt, các biện pháp tu từ, hình ảnh chi tiết, thông tin trực tiếp của văn
bản….
* Mức độ thông hiểu: Thường hướng vào các vấn đề ( Nêu nội dung chính của
văn bản, lí giải nội dung văn bản, ý nghĩa của các biện pháp tu từ, chi tiết quan
trọng trong văn bản…)
* Mức độ vận dụng: Hướng vào các vấn đề ( Đánh giá hình thức, nội dung của
văn bản, vận dụng ý nghĩa hoặc rút ra bài học từ văn bản để giải quyết các tình
huống thực tiễn.


8
Các dạng câu hỏi thường gặp
1. Câu hỏi 1: Dạng câu hỏi nhận biết: hỏi thể thơ, PTBĐ, PCNN...
2. Câu hỏi 2: Dạng câu hỏi thông hiểu: Hỏi hiệu quả nghệ thuật của các biện
pháp nghệ thuật.
3. Câu hỏi 3: Dạng câu hỏi thông hiểu: Yêu cầu nêu suy nghĩ về một vấn đề, câu
nói đặt ra từ ngữ liệu.
4. Câu hỏi 4: Dạng câu hỏi vận dụng: yêu cầu học sinh nêu quan điểm riêng về
vấn đề được đưa ra từ ngữ liệu.
Các bước tìm hiểu đề:
+ Bước 1: Đọc kĩ văn bản ( Nội dung và xuất xứ văn bản )
+ Bước 2: Đọc thật kĩ các câu hỏi, xác định đúng nội dung câu hỏi, gạch chân
những từ ngữ quan trong.
+ Bước 3: Xác định nội dung câu trả lời.
Cách thức làm bài phần đọc hiểu:
- Học sinh cần trả lời trực tiếp câu hỏi ( hỏi gì đáp nấy, tránh lan man, dài
dịng. Câu trả lời cần ngắn gọn, chính xác và đầy đủ.
- Nên dùng kí hiệu thống nhất như trong đề thi.

- Trình bày sạch đẹp.
Ví dụ : Cho đoạn thơ sau:
“Khơng có kính rồi xe khơng có đèn.
Khơng có mui xe thùng xe có xước.
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước.
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ
2. Hình ảnh những chiếc xe khơng kính được miêu tả qua những chi tiết nào?
3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong 2 câu thơ cuối và nêu tác dụng
4. Nêu vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe Trường sơn qua khổ thơ
5. Từ đoạn thơ em hãy nêu trách nhiệm của bản thân với đất nước ( viết đoạn
văn khoảng 5-7 dòng)
2.3.5.2. Kỹ năng làm bài nghị luận xã hội
* Cách làm văn nghị luận xã hội
a. Phân loại
Thơng thường sẽ có hai loại chính: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị
luận về một hiện tượng xã hội. Ngoài ra cịn có nghị luận về một vấn đề xã hội
rút ra trong tác phẩm văn học.
b. Các thao tác lập luận
Trong đoạn văn nghị luận 200 chữ thường sử dụng các thao tác lập luận sau:
- Thao tác lập luận giải thích.
- Thao tác lập luận phân tích.
- Thao tác lập luận chứng minh.
- Thao tác lập luận bình luận.
- Thao tác lập luận so sánh.
- Thao tác lập luận bác bỏ.
c. Cách làm bài
* Phân loại dạng đề nghị luận : Có thể chia làm ba dạng



9
a. Dạng 1: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Các ý triển khai :
* Giải thích: Từ ngữ, ý kiến.
* Phân tích, chứng minh
- Tại sao ý lại như vậy?
- Dẫn chứng làm rõ.
* Bình luận
- Bàn luận mở rộng, lật ngược vấn đề nghị luận.
- Vấn đề đó đang diễn ra trong xã hội như thế nào?
* Bài học và liên hệ bản thân
- Từ đó, rút ra bài học cho bản thân và mọi người.
- Hành động thực tế.
- Kết thúc vấn đề bằng câu thơ, châm ngơn, khẩu hiệu, danh ngơn tạo ấn tượng.
Ví dụ:
Đề bài: Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến được nêu trong phần đọc hiểu: “Cách tốt nhất thích ứng với cuộc sống này
là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình”.
Hướng dẫn viết:
1. Hình thức : Đúng yêu cầu của một đoạn văn. Đủ số từ quy định; diễn đạt
mạch lạc, rõ ràng làm sáng tỏ cho chủ đề.
2. Nội dung: Làm sáng tỏ các nội dung sau:
* Giải thích:
- Thực tế là gì? Thực tế là trạng thái của những điều thực sự tồn tại - hiện thực.
- “Chấp nhận thực tế”: là biết chấp nhận hiện thực, chấp nhận tình trạng hiện tại
và sống hịa hợp với nó; “tin vào chính mình” là tin tưởng khả năng, sự lựa chọn
của bản thân.
* Phân tích, chứng minh
- Vì cuộc sống ln chứa đựng nhiều điều bất ngờ không thể biết trước, khơng
ngoại trừ những điều khơng như mong muốn có thể xảy đến với chúng ta. Như

khi không thể v ượt qua những khó khăn, nghịch cảnh, khả năng của bản thân có
giới hạn, … thì nên chấp nhận hiện tại, sống hịa hợp với nó. Tại sao vậy? Vì khi
ta chấp nhận hiện tại ta sẽ cảm thấy dễ chịu, đầu óc cũng đủ tỉnh táo để tìm ra
giải pháp tốt nhất.
- Và hãy “tin vào chính mình”, tin vào nghị lực, tài năng, lòng can đảm, sức
mạnh và sự tự tin đều tiềm ẩn bên trong con người v à sẽ có đủ khả năng vượt
qua những khó khăn ấy. Đó là cách tốt nhất để vực lại chính mình.
* Bình luận
- Nếu khơng “chấp nhận hiện thực và tin vào chính mình” thì sau những vấp
ngã, lỗi lầm ta sẽ dễ trách móc bản thân, như “ giá như…”, “ nếu biết trước
thì…”. Những việc làm ấy khơng những vơ nghĩa, mà ngược lại cịn khiến cho
ta dễ rơi vào tuyệt vọng, căng thẳng, giày vò bản thân. Khơng chỉ vậy, khơng
biết “ chấp nhận hiện thực” cịn tạo nên lối sống thiếu thực tế, tạo thói quen đổ
lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh, thiếu trách nhiệm với hành động, lời nói của
bản thân.
- Và cũng cần hiểu chấp nhận thực tế không phải là buông xuôi.


10
* Bài học và liên hệ bản thân
- Vì vậy, hãy biết “chấp nhận thực tế và tin vào chính mình” để mình ln vui
vẻ, hạnh phúc và trưởng thành.
b. Dạng 2: Nghị luận tích hợp về một hiện tượng xã hội.
Dạng đề về hiện tượng tiêu cực: Các ý triển khai:
* Giải thích (nếu có)
* Thực trạng: Vấn đề đó đang diễn ra như thế nào?
* Nguyên nhân do đâu và hậu quả để lại?
* Giải pháp thiết thực và bài học
* Liên hệ bản thân.
Dạng đề về hiện tượng tích cực: Các ý triển khai:

* Giải thích (nếu có)
* Phân tích, chứng minh
* Bình luận
* Bài học và liên hệ bản thân.
c. Dạng 3: Nghị luận về một thông điệp, ý nghĩa rút ra, gợi ra trong phần
đọc hiểu.
Đối với dạng đề này các ý triển khai gồm:
*Nêu vấn đề , tóm tắt nội dung câu chuyện.
*Giải thích, phân tích, và chứng minh vấn đề.
*Bàn luận vấn đề.
*Rút ra bài học và liên hệ bản thân.
2.3.5.3. Kỹ năng làm bài nghị luận văn học
Nghị luận văn học là dạng văn bản dùng để bày tỏ sự cảm thụ tác phẩm văn
học theo suy nghĩ của cá nhân, là những lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về
vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng
thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá
nhân của mình.
* Một số yêu cầu chung cần nắm khi viết một bài văn nghị luận văn học:
-Tìm hiểu tác giả, hồn cảnh sáng tác, năm tháng tác phẩm ra đời.
-Tìm hiểu tâm tư tình cảm tác giả.
Các vấn đề bàn luận là các vấn đề bàn bạc về văn học, có thể là tác giả, tác
phẩm, ý kiến nhận định về tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm.
Đối với thơ thì cần chú ý đến hình thức như nhịp điệu, cách gieo vần, cấu
trúc, nghệ thuật sử dụng ngơn từ… Lưu ý nhiều đến tính thẩm mỹ trong tác
phẩm.
Đối với tác phẩm văn xi thì chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình
tượng điển hình, tình huống truyện. Cần khai thác nội dung hiện thực và nội
dung tư tưởng của tác phẩm, thông điệp của tác giả. Các dẫn chứng cần chính
xác, chọn lọc.
MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

I. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Thường có các nội dung sau:
– Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
– Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật cuả bài thơ, đoạn thơ.


11
– Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
1. Yêu cầu.
– Đọc kĩ một đoạn thơ, bài thơ nắm: hoàn cảnh, nội dung, vị trí,…
– Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngơn ngữ gì đặc biệt.
– Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác
giả như thế nào?
2. Các bước tiến hành
a. Tìm hiểu đề:
– Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ?
– Thao tác lập luận.
– Phạm vi dẫn chứng.
b. Tìm ý: có nhiều cách tìm ý:
* Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình
cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó
được xây dựng bằng những thủ pháp nào?
* Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm,

c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…)
– Dẫn bài thơ, đoạn thơ.
* Thân bài:
– Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (dựa theo các ý

tìm được ở phần tìm ý).
– Bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ.
* Kết bài:
Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư
tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
II. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
1. Yêu cầu.
– Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến.
– Nghị luận cần phải có những hiểu biết về văn học.
– Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học.
– Thành thạo các thao tác nghị luận.
2. Các bước tiến hành:
a. Tìm hiểu đề:
– Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định.
– Xác định thao tác.
– Phạm vi tư liệu.
b. Tìm ý.
c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
– Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định…
– Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó.
* Thân bài: triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định.


12
* Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân.
III. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xi
1. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xi.
a. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).

– Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
– Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trị là hạt nhân của cấu trúc thể
loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại
đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm
nét nhất.
– Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.
+ Tình huống 1….ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Tình huống 2…ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
……
– Bình luận về giá trị của tình huống
c. Kết bài:
– Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
– Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.
2. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn
xi.
a. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
– Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
– Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
– Giới thiệu hồn cảnh sáng tác
– Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.
(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật…)
– Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm
c. Kết bài:
– Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
– Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó

3. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
3.1. Dàn bài giá trị nhân đạo.
a. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
– Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
– Giới thiệu hồn cảnh sáng tác
– Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn
học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con


13
người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin
vào khả năng vươn dậy của họ.
– Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.
+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.
– Đánh giá về giá trị nhân đạo.
c. Kêt bài:
– Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
– Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó
3.2. Dàn bài giá trị hiện thực.
a. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu về giá trị hiện thực
– Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:

– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
– Giải thích khái niệm hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung
thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
– Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.
– Đánh giá về giá trị hiện thực.
c. Kết bài:
– Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
– Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó
HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Cách viết phần mở bài
Cách 1:
Giới thiệu tác giả. Hoàn cảnh sáng tác. Chủ đề và đại ý tác phẩm. Trích đề, nêu
nhận xét chung.
Ví dụ:
Xuất hiện trên thi đàn Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX, Bà Huyện Thanh Quan
đã đi vào lòng người bằng nét bút trang nhã, điêu luyện. Bà làm thơ không
nhiều nhưng mỗi bài thơ là một tuyệt bút. Trên đường từ Thăng Long vào kinh
đô Huế nhậm chức, bà đã dừng chân trên đỉnh Đèo Ngang, xúc cảnh sinh tình
trước cảnh quan thiên nhiên trong nỗi buồn sâu lắng, bài thơ Qua Đèo Ngang
ra đời miêu tả cảnh vật đồng thời cịn bày tỏ mối u hồi về thời thế. Bài thơ đã
khắc tạc tên tuổi của bà vào lịch sử thi ca.
Cách 2:


14

Chọn những câu thơ có nội dung phù hợp với tác phẩm để dẫn dắt vào đề. Giới
thiệu tác giả. Hoàn cảnh sáng tác. Chủ đề và đại ý tác phẩm. Trích đề, nêu nhận
xét chung
Ví dụ:
“Chao ơi mong nhớ ôi mong nhớ !
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn”
(Chế lan Viên)
Đi về đâu hỡi cánh chim lẻ loi kia giữa chiều thu giăng mắc? Tự bao giờ,
mùa thu thường mang đến cho các thi nhân nỗi buồn man mác sâu kín, khơi gợi
nỗi nhớ nhung xa vắng. Trước cái se lạnh của đất trời, lãng phất lá vàng rơi nơi
vùng quê chiêm trũng đã lay động tâm hồn cụ Tam nguyên Yên Đổ để những ý
thơ cất lên như những tiếng tơ lịng thể hiện mối u hồi trước thời thế. Nguyễn
Khuyến được mệnh danh là thi sĩ của mùa thu, của làng quê Việt Nam. Bài thơ
Thu điếu ra đời miêu tả cảnh sắc mùa thu ở vùng nơng thơn Bắc bộ, qua đó bày
tỏ tâm sự u hồi sâu kín. Bài thơ là một tuyệt sắc về mùa thu trong văn học Việt
Nam.
Cách 3:
Mượn nội dung, tiêu đề để dẫn dắt vào đề. Giới thiệu tác giả. Hoàn cảnh sáng
tác. Chủ đề và đại ý tác phẩm. Trích đề, nêu nhận xét chung
Ví dụ:
Năm tháng rồi sẽ qua đi theo quy luật nghiệt ngã của thời gian, song có
một điều vẫn đọng mãi trong mọi người về một thời để nhớ, một thời không thể
nào quên. Vâng! Đó là những năm tháng đầy đau thương mà anh dũng trong
cuộc chiến đấu chống Mỹ vĩ đại. Khí thế hăm hở cả nước ra trận đã thổi vào
hồn thơ Phạm Tiến Duật như thứ ánh sáng chói chang như từng cơn lộng gió để
“Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” ra đời khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái
xe gan dạ dũng trên tuyến lửa Trường Sơn. Đặc biệt qua ba khổ đầu:
“Khơng có kính khơng phải vì xe khơng có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi


Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lắm cười ha ha …”
Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp của người lính, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách
mạng.
2. Cách viết đoạn văn phần thân bài
Đoạn văn phần thân bài trong bài phân tích thường được sắp xếp theo trình tự:
khái qt - phân tích - tổng hợp. Đối với thể loại trữ tình có thể được dựng đoạn
theo cách sau đây:
+ Câu mở đoạn (khái quát): Mượn một nét nghệ thuật để dẫn đến nội dung
khái quát hoặc giới thiệu ý chung của câu thơ, đoạn thơ, đoạn văn.
+ Trích dẫn câu thơ, đoạn thơ, đoạn văn.
+ Phân tích: Giải thích từ ngữ, câu
Nghệ thuật (giọng điệu, khơng gian, thời gian, từ ngữ, hình ảnh,
phép tu từ… và tác dụng để làm rõ nội dung)
Nội dung diễn đạt


15
Liên hệ tác giả, hoàn cảnh xã hội
Liên hệ so sánh văn học, cảm xúc của người phân tích.
Câu kết đoạn và chuyển ý (tổng hợp)
* LƯU Ý KHI VIẾT PHẦN THÂN BÀI
Trong q trình phân tích trình tự có thể thay đổi theo dụng ý riêng của
người viết và không nhất thiết đoạn nào cũng dựng như mẫu trên mà có biến hóa
cho sinh động. Thơng thường phần đầu tiên của thân bài nên giới thiệu về hoàn
cảnh xã hội. Ví dụ: khi phân tích bài thơ Đồng chí – Chính Hữu thì phần đầu
tiên của thân bài cần liên hệ hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng tám 1945.
Sau khi giới thiệu hoàn cảnh xã hội đương thời cần phân tích thêm về tiêu đề
bài thơ.Phần cuối cùng của thân bài cần liên hệ giá trị tư tưởng hay ý nghĩa
thực tiễn qua bài học.

3. Cách viết đoạn văn phần kết bài
Phần kết bài là cả một nghệ thuật. Làm sao đọng lại trong lòng người đọc
những cảm xúc sâu lắng. Cấu trúc thường là:
->Tổng hợp đánh giá chung về nghệ thuật và nội dung, hình thành kết luận
quan trọng.
->Cảm nghĩ chung của người phân tích.
Để kết bài cho hay, các em có thể chọn hai câu thơ thật hay, thật phù hợp để
kết bài tạo ấn tượng.
Ví dụ: Viết phần kết bài phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải:
Lời thơ giản dị chân thành, tứ thơ sâu lắng trong nhịp thơ nhẹ nhàng êm ái
như tiếng lòng của Thanh Hải trang trải trước thiên nhiên, con người, cuộc
sống. Bài thơ thể hiện quan niệm sống đẹp, sống là cống hiến cho cuộc đời, cho
q hương. Tấm chân tình đơn hậu, bình dị mà thiết tha yêu cuộc sống ấy sẽ
đọng mãi trong lòng mọi người chúng ta biết bao nghĩ suy và chúng ta phải làm
một “Mùa xuân nho nhỏ” để góp phần đưa “Tổ Quốc bay lên bát ngát mùa
xuân” (Lê Anh Xuân).
Lưu ý: - Để viết bài văn hoàn chỉnh cần chú ý thời gian làm bài. Cố gắng tính
tốn thời gian hợp lý sau cho bài làm văn phải đảm bảo đủ 3 phần mở bài - thân
bài - kết bài. Thông thường phần mở bài và kết bài mỗi phần tối đa 1/5 thời gian
cho phép. Phần thân bài từ 3/5 đến 3/4 thời gian. Phải tận dụng hết thời gian
được phép, tránh làm bài xong quá sớm hoặc không đủ thời gian (bài làm dang
dở).
- Học sinh cũng không thể bỏ qua những kỹ năng cơ bản đó là đọc đề, phân
tích đề và tìm ý cho bài làm. Nhiều học sinh đọc đề là bắt tay làm ln mà bỏ
qua việc phân tích, vạch ý. Việc nháp trước khi làm bài môn Ngữ văn lại càng ít
học sinh làm. Tuy nhiên, đây là những điều thầy cơ khun học sinh nên làm để
tránh bỏ sót ý, xa đề, lạc đề khi làm bài. Bên cạnh đó, một bài làm sạch đẹp, rõ
ràng, khơng có lỗi chính tả, phân chia đoạn và ý hợp lý sẽ là điểm cộng cho học
sinh.
2.3.6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh

Sau khi hướng dẫn ôn tập, cách làm bài thì giáo viên tổ chức kiểm tra vận
dụng, đánh giá học sinh. Đánh giá học sinh là một khâu rất quan trọng trong q
trình giảng dạy nó giúp giáo viên nắm bắt được khả năng thực tế của từng học


16
sinh trong lớp để từ đó giáo viên có biện pháp điều chỉnh kịp thời, khắc phục
những điểm còn yếu ở học sinh.
Trong quá trình kiểm tra giáo viên cần sử dụng nhiều cách thức đánh giá
khác nhau để đánh giá học sinh một cách chính xác. Ngồi các đề kiểm tra trong
tài liệu ơn thi, giáo viên có thể sưu tầm thêm các dạng đề kiểm tra khác. Trong
các đề kiểm tra các bài tập cần sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó và phải đảm
bảo những yêu cầu cơ bản nhất về kiến thức, kĩ năng, cấu trúc đề.
Giáo viên cần vận dụng cách kiểm tra, đánh giá theo nhiều chiều: Giáo
viên kiểm tra, đánh giá học sinh, học sinh kiểm tra, đánh giá lẫn nhau và nêu cao
ý thức tự kiểm tra, đánh giá ở mỗi học sinh. Chẳng hạn khi kiểm tra vấn đáp, sau
khi học sinh trả lời xong giáo viên gọi ngay một học sinh khác nhận xét. Khi cho
học sinh làm bài kiểm tra viết ngắn, giáo viên đưa ra hai đề thi khác nhau cho
học sinh làm sau đó giáo viên tổ chức để hai học sinh ngồi cùng một bàn chấm
chéo bài của nhau. Qua việc chấm bài của bạn học sinh sẽ tự đánh giá được khả
năng của bản thân.
Giáo viên cũng cần đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá và với
mỗi bài kiểm tra cần chấm chữa bài, ghi từng lỗi cụ thể đối với từng bài để học
sinh có nhận ra và sửa lỗi, đồng thời Giáo viên cũng nhận ra lỗi nào mà học
sinh mắc phải nhiều nhất để thơng qua đó định hướng lại cách dạy, phương pháp
dạy cho học sinh.
2.3.7. Quan tâm, bồi dưỡng thêm học sinh yếu kém
Việc bồi dưỡng học sinh yếu kém địi hỏi sự kiên trì, bền bỉ ở cả giáo viên
và học sinh. Giáo viên nên thường xuyên gần gũi, quan tâm đến học sinh từng
bước tạo niềm tin cho học sinh để các em cố gắng trong học tập.

Một học sinh học yếu môn Ngữ văn thường có rất nhiều “lỗ hổng” về kiến
thức và kĩ năng, do đó cần phải có thời gian để lấp hết các “lỗ hổng” này. Giáo
viên cần dành nhiều thời gian ngoài giờ để giúp đỡ các em. Để làm được việc
này thì giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề, say mê với công việc và phải
hết lịng vì học sinh.
Khi học tập trên lớp giáo viên có thể xếp chỗ ngồi để một học sinh học tốt
ngồi cùng với 2-3 học sinh học yếu và phân cơng em học sinh đó có trách nhiệm
giúp đỡ các bạn học yếu. Tuy nhiên giáo viên cần phải ln quan tâm đến những
học sinh này vì làm như vậy có thể sẽ khơng có tác dụng gì mà còn làm ảnh
hưởng đến em học sinh đang học tốt kia.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.
Qua hai năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021 áp dụng SKKN tôi
nhận thấy tiết ôn thi vào 10 THPT đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách
dạy những năm trước. Học sinh đã khá hứng thú trong học tập, ôn tập, u thích
mơn Ngữ Văn, đồng thời các em cũng tích cực chủ động sáng tạo hơn trong việc
chiếm lĩnh tri thức kết quả thi vào 10 THPT có sự thay đổi. Cụ thể:
KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG THI VÀO 10 THPT BỘ MÔN NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC: 2019-2020 VÀ HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2020-2021.


17
Bảng II
Năm học
2019-2020

Lớp
9


Tổng số
2020-2021
Tổng số

9

Giỏi

TSHS

Khá

TB
SL

%

Yếu
SL

Kém

SL

%

SL

%


% SL

%

36

1

2,7

15

41,7

20

55,6

0

0

0

0

36

1


2,7

15

41,7

20

55,6

0

0

0

0

38

3

7,9

19

50

16


42,1

0

0

0

0

38

3

7,9

19

50

16

42,1

0

0

0


0

So sánh bảng thực trạng ban đầu (bảng I ) ta thấy chất lượng thi vào 10
THPT bộ môn được nâng lên rõ rệt. Cụ thể: tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi đã
cao hơn, (năm học 2019-2010 và 2020-2021 so với năm học 2018-2019): Điểm
giỏi từ: 0%; tăng lên: 2,7% - 7,9 %; điểm khá từ: 4,2% tăng lên: 50%; điểm
yếu, kém 0% .Điều đó chứng tỏ việc vận dụng các giải pháp trong sáng kiến vào
dạy học có hiệu quả tốt. Học sinh nắm kiến thức sâu hơn, nhiều học sinh nhớ bài
được ngay tại lớp, biết cách tổng hợp kiến thức và vận dụng tốt vào thực tiễn đời
sống, giúp nâng cao chất lượng bộ mơn nói riêng và chất lượng giáo dục nhà
trường nói chung.
2.4.2. Đối với bản thân.
Khi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng ôn thi vào 10 THPT môn Ngữ Văn 9 cho học sinh ở trường THCS Lâm
Xa kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác khác, bản thân tôi thấy
tự tin khi đứng lớp, truyền đạt và khắc sâu được các kiến thức sinh học cho học
sinh, thấy được sự hứng thú và tiến bộ của học sinh rõ mệt thì sự tâm huyết và
đam mê nghề nghiệp của tôi cũng tăng theo.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp.
Việc áp dụng dụng sáng kiến kinh nghiệm các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng ôn thi vào 10 THPT môn Ngữ Văn 9 cho học sinh ở trường THCS
Lâm Xa là một cách thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao được đồng nghiệp
ủng hộ và áp dụng linh hoạt trong các tiết dạy ôn tập,củng cố của mình.
2.4.4. Đối với nhà trường.
Việc áp dụng dụng sáng kiến kinh nghiệm các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng ôn thi vào 10 THPT môn Ngữ Văn 9 cho học sinh ở trường THCS Lâm
Xa làm cho chất lượng giảng dạy bộ môn được nâng lên rõ rệt. Đồng thời tạo
phong trào lan tỏa sang các môn học khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng
đại trà chung của nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị.

3.1.Kết luận.
Trong nội dung sáng kiến của mình, tơi đã đề cập đến một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng ôn thi vào 10 THPT môn Ngữ Văn 9 cho học sinh ở
trường THCS Lâm Xa với mong muốn là làm cho học sinh thấy được sự hấp


18
dẫn của bộ mơn, hứng thú và ham thích nghiên cứu từ đó góp phần nâng cao
chất lượng dạy, học và ôn thi môn Ngữ Văn.
Qua kết quả kiểm nghiệm của sáng kiến, cùng với việc theo dõi học sinh
trong tiến trình áp dụng, tuy rằng thời gian áp dụng chưa nhiều nhưng so với
những năm chưa áp dụng sáng kiến thì mức độ hứng thú và tích cực của học
sinh và kết quả học tập với môn Ngữ Văn đã tăng lên nhiều, thể hiện ở số học
sinh hăng say phát biểu trong các tiết học tăng lên, kết quả bài thi của các em
cũng cao hơn, các em đã biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống một các
hữu ích. Đây chính là nguồn động lực cho người thầy luôn cố gắng vươn lên
trong sự nghiệp giáo dục của bản thân.
3.2. Kiến nghị.
Đối với đồng nghiệp tùy theo từng nội dung ôn tập, chú ý đến đối tượng
học sinh và điều kiện trường lớp nhà trường mà vận dụng một cách linh hoạt để
nâng cao chất lượng bộ mơn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Khi viết sáng kiến này tơi đã rất cố gắng để làm tốt và mong muốn đem
lại tính khả thi cao nhưng cũng khơng tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự
góp ý của q thầy cơ cho SKKN của tơi hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA
Bá Thước, ngày 15 tháng 04 năm 2022
HIỆU TRƯỞNG
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

NGƯỜI VIẾT

Quách Thị Mười

Bùi Thị Chinh


19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh, môn ngữ văn, cấp THCS, Bộ Giáo dục và
đào tạo.
2. Sách giáo khoa văn 9 tập 1,2 NXB Giáo dục.
3. Sách giáo viên văn 9 tập 1,2 NXB Giáo dục.
4. Tài liêu hướng dẫn ôn thi vào 10 THPT môn Ngữ văn các năm học.
5. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 9 - NXB Đại học sư
phạm, năm 2010.
4. Trang web:
5. Trang web:


20
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Bùi Thị Chinh
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Lâm Xa, Bá Thước, Thanh Hóa
Cấp đánh giá
xếp loại

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Ngành GD cấp
huyện

C

2013

Ngành GD cấp
huyện

B

2015

3.


“Một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng làm bài văn
nghị luận cho học sinh lớp 9A
trường THCS Lâm Xa”

Ngành GD cấp
huyện

B

2018

4.

“Một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng làm bài văn
nghị luận cho học sinh lớp 9A
trường THCS Lâm Xa”

Ngành GD cấp
tỉnh

C

2018

TT

Tên đề tài SKKN
“Biện pháp của giáo viên chủ

nhiệm nhằm nâng cao chất

1.

lượng hai mặt giáo dục của
học sinh lớp 9B ở trường
THCS Lâm Xa”
“Một số biện pháp rèn luyện

2.

kỹ năng cảm thụ thơ chữ tình
cho học sinh lớp 9 trường
THCS Lâm Xa”

PHỤ LỤC


21
1. ĐỀ THI VÀO 10 THPT THANH HĨA

Hình 1: Đề thi vào 10 THPT Thanh Hóa năm học ( 2019-2020 )

Hình 2: Đề thi vào 10 THPT Thanh Hóa năm học ( 2020-2021 )
2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TĨM TẮT KIẾN THỨC BẰNG SƠ ĐỒ


22
TƯ DUY CỦA HỌC SINH


Hình 3: Sơ đồ tư duy tóm tắt bài Đồng Chí

Hình 4: Sơ đồ tư duy tóm tắt các biện pháp tu từ tiếng việt


23
3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG THCS LÂM XA

Hình 5:Lễ khai giảng năm học 2020 – 2021

Hình 6:BGH nhà trường trao quà cho những học sinh có hồn cảnh khó khăn
có thành tốt trong học tập trong Lễ khai giảng năm học 2021 – 2022


24

Hình 7:Lễ khai giảng năm học 2021– 2022 – Một lễ khai giảng “đặc biệt”

Hình 8: Học sinh trường THCS Lâm Xa trong hoạt động ủng hộ đồng bào lũ lụt.


25

Hình 9: Học sinh trường THCS Lâm Xa trong cuộc thi Rung chng vàng

Hình 10: Học sinh trường THCS Lâm Xa trong buổi sinh hoạt ngoại khóa


×