Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

BÁO cáo bài tập NHÓM tổ CHỨC LAO ĐỘNG đề tài PHÂN TÍCH điều KIỆN LAO ĐỘNG yếu tố THẨM mỹ CÔNG NGHIỆP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.03 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-------o0o-------

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
Đề tài:
PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
YẾU TỐ THẨM MỸ CƠNG NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Quang Chương
Nhóm sinh viên thực hiện:
Họ và tên

Mã số sinh viên

Lớp, Khóa

Đặng Đức Dân

20192325

Lớp Quản lý công nghiệp 01 - K64

Trần Lê Thắng

20192399

Lớp Quản lý công nghiệp 01 - K64

Bùi Thị Trang



20192405

Lớp Quản lý công nghiệp 02 - K64

Nguyễn Khánh Linh

20192363

Lớp Quản lý công nghiệp 02 - K64

Nguyễn Tiến Dũng

20192331

Lớp Quản lý công nghiệp 01 - K64

Hà Nội, 2022


MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển và đang có những sự thay đổi,
chuyển biến trong cả lĩnh vực sản xuất, văn hóa, xã hội cùng với những tăng trưởng mạnh
về kinh tế, sự ổn định về xã hội. Vì thế trong doanh nghiệp, ngồi những nhu cầu cơ bản
của con người thì cịn cần có sự thỏa mãn về các nhu cầu như: Nhu cầu xã hội; Nhu cầu

về thẩm mỹ; Nhu cầu về nhận thức; Nhu cầu được thể hiện mình trong mơi trường làm
việc. Những nhu cầu này đã và đang dần được quan tâm hơn trong môi trường làm việc
của các xí nghiệp cơng nghiệp, các đơn vị hành chính và cả trong môi trường sư phạm.
Ngày nay nhu cầu thẩm mỹ trong doanh nghiệp cần phải được nâng cao, nó vừa giúp
doanh nghiệp có một “bộ mặt” đẹp vừa tạo ra một khơng gian chun nghiệp kích thích
khả năng lao động của người lao động khi họ cảm thấy có niềm vui, sự thỏa mãn và tự
hào đối với doanh nghiệp của mình , từ đó hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được
nâng cao.
Việc ứng dụng các môn nghệ thuật như kiến trúc, kiến trúc phong cảnh, trang trí
màu sắc, âm nhạc và ánh sáng để tổ chức môi trường lao động trong các doanh nghiệp là
một phần quan trọng giúp cải thiện chất lượng môi trường làm việc của người lao động.
Chính vì thế việc tìm hiểu yếu tố thẩm mĩ trong lao động là vô cùng cần thiết để tạo môi
trường làm việc khoa học, giúp thỏa mãn nhu cầu về điều kiện lao động, tạo động lực làm
việc tích cực cho người lao động. Qua đó cịn giúp lực lượng sản xuất có chất lượng hơn
và góp phần nâng cao năng suất lao động. Với tất cả những lý do đó, nhóm chúng em đã
quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích điều kiện lao động – Yếu tố thẩm mỹ cơng
nghiệp”
Để hồn thành đề tài lần này, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên bộ môn
“Quản trị chiến lược” - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội - thầy Nguyễn Quang
Chương đã truyền đạt những kiến thức của học phần, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ
chúng em trong quá trình chúng em thực hiện và hoàn thành bài báo cáo này.
Trong q trình thực hiện đề tài cịn có những hạn chế về thời gian và trình độ của
các thành viên trong nhóm nên bài báo cáo của chúng em khơng tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong thầy và các bạn góp ý để bài báo cáo của chúng em được hồn thiện hơn.
Cuối cùng, chúng em xin kính chúc thầy dồi dào sức khỏe, luôn thành công trong
công tác giảng dạy và trong cơng việc của mình.

2



ĐẶT VẤN ĐỀ
1.

Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp cần phải đặt ra mục tiêu là
tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá thành sản xuất hợp lý để
có thể tồn tại và giữ được vị thế. Việc không đáp ứng được đầy đủ điều kiện lao động có
thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và năng suất lao động của người lao động. Để đạt
được mục tiêu thì các doanh nghiệp cần phải kết hợp hài hòa, linh hoạt các yếu tố nhân
lực và vật lực một cách khoa học nhất, biết quan tâm đến điều kiện làm việc, sực khỏe
của người lao động nhằm giúp họ hăng say, làm việc tích cực hơn. Và nhóm chúng em đã
quyết định lựa chọn đề tài tìm hiểu về “Yếu tố thẩm mỹ công nghiệp” là một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện lao động của người lao động.
2.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu
-

Tổ chức lao động tại các doanh nghiệp;

-

Điều kiện lao động tại một số các phân xưởng sản xuất.

Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu xoay quanh yếu tố thẩm mỹ công nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến
người lao động, sự hài lòng của người lao động khi được đáp ứng yếu tố này trong doanh
nghiệp và một số giải pháp cải thiện điều kiện lao động sau khi nghiên cứu yếu tố này.

3.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin tài liệu thứ cấp về các doanh nghiệp áp dụng thẩm
mỹ công nghiệp giúp cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Thông tin về yếu
tố thẩm mỹ công nghiệp, đánh giá của người lao động được tham khảo từ sách, internet,
các bài đăng tạp chí chun ngành có liên quan…
4.

Cấu trúc đề tài
Ngồi phần mục lục, đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo thì đề tài này gồm 3
chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết
Chương II: Phân tích các yếu tố thẩm mỹ công nghiệp tới lao động
Chương III: Ý nghĩa và đánh giá ứng dụng các yếu tố thẩm mỹ trong công nghiệp

3


4


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Các khái niệm liên quan tới đề tài
1.1.1. Khái niệm về lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm thỏa mãn những nhu cầu về
đời sống của chính bản thân, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài
người. Mọi sản phẩm của xã hội từ khoa học, nghệ thuật, chính trị tới những thứ nhỏ nhất
như cơm ăn, áo mặc,… đều là do lao động của con người tạo ra.

1.1.2. Khái niệm về tổ chức lao động
Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động của người lao động, là một hệ thống
các hình thức, phương pháp cụ thể để kết hợp con người với các yếu tố vật chất – kỹ
thuật nhằm đạt được kết quả của quá trình lao động. Tổ chức lao động ở trình độ cao trên
nền tảng của những thành tựu khoa học, những kinh nghiệm tiên tiến đã được áp dụng
một cách hệ thống vào sản xuất để nhằm sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vật
chất và lao động, không ngừng nâng cao năng suất lao động đồng thời bảo vệ và phát
triển người lao động một cách toàn diện.
1.1.3. Khái niệm về nơi làm việc
Nơi làm việc là một phần diện tích và khơng gian sản xuất, mà trong đó được trang bị
đầy đủ các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để đảm bảo cho một người lao động
hay một nhóm người lao động hồn thành những nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh nhất
định.
Nơi làm việc vừa là khâu đầu tiên của quá trình sản xuất, vừa là nơi thể hiện các kết
quả cuối cùng của mọi hoạt động tổ chức sản xuất và tổ chức lao động trong doanh
nghiệp. Tại nơi làm việc, con người vận dụng các khả năng thể lực và trí lực, sử dụng các
công cụ lao động để tác động lên các đối tượng lao động và làm chochugns thay đổi về
chất và biến thành sản phẩm đáp ứng mục tiêu của tổ chức; đây còn là nơi rèn luyện, giáo
dục và đào tạo mỗi người lao động, đồng thời cũng là nơi thể hiện rõ nhất tài năng, sự
sáng tạo và tinh thần hăng say của người lao động trong doanh nghiệp. Vì thế, để thúc
đẩy khả năng tăng năng suất lao động và đạt hiệu quả sản xuất cao, cần phải tổ chức và
phục vụ tốt nơi làm việc.
1.1.4. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc
Tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế nơi làm việc với
các trang bị cần thiết, tiến hành trang bị cho nơi làm việc theo thiết kế và sắp xếp, bố trí
chúng theo cách hợp lý và khoa học để tạo điều kiện cho người lao động thực hiện một
cách có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã được phân công.
5



Phục vụ nơi làm việc là cung cấp một cách đầy đủ, đồng bộ và kịp thời các phương
tiện vật chất kỹ thuật và các đối tượng cần thiết để quá trình sản xuất diễn ra liên tục và
đạt hiệu quả cao.
Hoàn thiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc đòi hỏi cần cập nhật những thành tựu
mới của các khoa học – kỹ thuật có liên quan đến quá trình sản xuất – kinh doanh và con
người để đưa vào áp dụng trong thực tiễn của tổ chức, doanh nghiệp. Điều đó góp phần
quan trọng vào việc nâng cao năng suất lao động, bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện
người lao động.
1.1.5. Cải thiện điều kiện lao động
Cải thiện điều kiện lao động là làm thế nào để đưa các yếu tố của điều kiện lao động
vào trạng thái tốt nhất, tối ưu nhất để chúng không gây ảnh hưởng xấu đến người lao
động và môi trường xung quanh. Ngược lại chung cịn có tác động thúc đẩy củng cố sức
khỏe, nâng cao khả năng làm việc của người lao động. Cải thiện điều kiện lao động có ý
nghĩa quan trọng trong tổ chức lao động khoa học.
1.2.

Yếu tố thẩm mỹ công nghiệp trong lao động
1.2.1. Thẩm mỹ và thẩm mỹ công nghiệp
Thẩm mỹ

Thẩm mỹ là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong quan hệ với nhu cầu
thưởng thức và sáng tạo cái đẹp. Trong các hình thức hoạt động thưởng thức và sáng tạo
cái đẹp thì nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ.
Trong giao tiếp các yếu tố thẩm mỹ được biểu lộ qua giao tiếp. Nhờ giao tiếp con
người có thể củng cố và tăng cường thông tin được truyền đi mặt khác con người có được
sự thỏa mãn thẩm mỹ bởi bản thân qua trình giao tiếp. Trong sản xuất, thẩm mỹ được
biểu lộ như một nguyên tắc nhất thiết phải tính đến khi xây dựng những giá trị vật chất từ
diện mạo, màu sắc, hình dáng, chất liệu của vật phẩm, thậm chí cả mối tương quan giữa
các bộ phận của vật phẩm được sản xuất. Xét một cách toàn diện, có thể nói các yếu tố
thẩm mỹ khơng thể tách rời được q trình hoạt động của con người, nó vừa là kết quả

của hoạt động thực tiễn nhận thức, phương thức nhận thức, phương tiện phản ánh thế giới
vừa tác động trở lại nâng cao cuộc sống con người
Thẩm mỹ công nghiệp
Thẩm mỹ công nghiệp là hoạt động sáng tạo nhằm mục đích thiết lập một mối trường
đồ vật hài hòa thỏa mãn đầy đủ nhất về các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
Mục đích đó đạt được bằng cách xác lập các chất lượng hình thức của đồ vật được tạo bởi
nền sản xuất công nghiệp. Thẩm mỹ công nghiệp là vạch phổ giao thoa giữa cái đẹp của
lĩnh vực văn hóa vật thể và cái đẹp của kỹ thuật ứng dụng.
6


Nắm vững được thẩm mỹ công nghiệp giúp tạo dựng được thế giới vật thể thứ hai hài
hịa trong tính chất nhân văn và tính chất thực dụng của các phương tiện sống. Với bản
chất đó cũng như các bộ môn thuộc lĩnh vực thẩm mỹ khác, môn thẩm mỹ công nghiệp
trước hết đề cập đến việc nghiên cứu về cấp độ của cái đẹp đáp ứng nhu cầu về văn hóa
tinh thần trong đời sống con người của các sản phẩm. Mặt nữa, nó cũng xem xét đến các
góc độ có liên quan tới một số lĩnh vực khoa học xã hội khoa học tự nhiên và khoa học
kỹ thuật khác của các sản phẩm ấy. Thẩm mỹ công nghiệp có giá trị giáo dục cải tạo xã
hội một cách thẩm thấu và thẩm mỹ cơng nghiệp có giá trị giáo dục cải tạo xã hội một
cách thẩm thấu và thẩm mỹ công nghiệp là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất
lượng của sản phẩm.
1.2.2. Yếu tố thẩm mỹ trong lao động
Yếu tố thẩm mỹ trong lao động được hiểu là những giá trị tác động tới tâm lý người
lao động, hiệu quả sản xuất và an tồn lao động… Trong lao động khơng chỉ có một mà
có thể có nhiều yếu tố thẩm mỹ cùng tham gia. Việc đưa các yếu tố thẩm mỹ vào lao
động sản xuất là một biện pháp có hiệu quả lớn nhằm hạ thấp sự mệt mỏi và nâng cao
năng suất lao động.
Nhóm các yếu tố về thẩm mỹ cơng nghiệp quan trọng bao gồm: Kiểu dáng, kết
cấu của dụng cụ, thiết bị; màu sắc; âm nhạc; cảnh quan, môi trường;…


7


PHẦN 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ THẨM MỸ CƠNG NGHIỆP TỚI LAO ĐỘNG
2.1.

Yếu tố kiểu dáng, kiến trúc

Khi xây dựng nhà kho, nhà xưởng để sản xuất các doanh nghiệp thường rất lo lắng
làm thế nào để xây dựng được phần cứng, lắp đặt trang thiết bị máy móc, bố trí dây
chuyền sản xuất, hệ thống thốt nước, thơng gió... sao cho đạt tiêu chuẩn ngay từ đầu,
hạn chế việc sửa chữa trong q trình sử dụng.
Vị trí nhà kho, nhà xưởng
Đây là một trong những yếu tố tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của nhà kho, nhà xưởng. Một nhà kho, nhà xưởng đạt chất lượng cần phải đảm bảo
các yếu tố như khơng gần khu vực có mơi trường ơ nhiễm, dễ bị ứ nước, ngập lụt. Đường
nội bộ trong nhà kho, nhà xưởng phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, có hệ thống thốt
nước, khơng gây ơ nhiễm và đảm bảo vệ sinh. Vị trí nhà kho, nhà xưởng cần đảm bảo có
đủ nguồn nước sạch và thuận tiện về giao thông.
Tiêu chuẩn về thiết kế
Khu vực sản xuất phải được thiết kế theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào
cho đến sản phẩm cuối cùng có như vậy mới đảm bảo chất lượng sản phẩm, hạn chế tình
trạng ô nhiễm.
Có sự cách biệt giữa khu sản xuất và không sản xuất, giữa các khu tiếp nhận
nguyên liệu, từng khâu trong q trình sản xuất, đóng gói thành phẩm, kho hàng, khu vệ
sinh, khu thay trang phục, khu nhà ăn để tránh ô nhiễm chéo.
Kho chứa đựng và bảo quản sản phẩm phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu theo
từng loại hình sản xuất để tránh sự xâm nhập của côn trùng, động vật gây hại.
Thiết kế, bố trí nhà xưởng tiêu chuẩn phải phù hợp với cơng nghệ mơ hình sản
xuất như vậy mới tránh được tình trạng chồng chéo giữa các cơng đoạn sản xuất.

Kết cấu nhà kho, nhà xưởng
Nhà kho, nhà xưởng cần bố trí phù hợp và thuận lợi cho q trình sản xuất và dễ
áp dụng các biện pháp xử lý vệ sinh.
Trần nhà: sáng màu và làm bằng các vật liệu không thấm nước, không rạn nứt, tránh
mốc, đọng nước và các chất bẩn.
Sàn nhà: sáng màu và được làm bằng các vật liệu không thấm nước, dễ cọ rửa, không
trơn, không gây độc đối, dễ lau chùi, khử trùng và thốt nước tốt.
Tường và góc tường nhà: tường phải phẳng, các góc nhà phải làm trịn, sáng màu, khơng
gây ơ nhiễm, không thấm nước, dễ cọ rửa và khử trùng.
8


Cửa ra vào: nhẵn, không thấm nước, tốt nhất là sử dụng hệ thống cửa tự động đóng, mở
và đóng kín.
Cửa sổ: phải dễ lau chùi, được thiết kế sao cho hạn chế tối đa bám bụi bên cạnh đó phải
thuận tiện cho việc làm vệ sinh thường xuyên.
Hệ thống thơng gió: Phù hợp với đặc thù sản xuất, kinh doanh của cơ sở, để phòng ngừa,
hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường do không khí hay nước ngưng tụ.
Hướng của hệ thống thơng gió phải bảo đảm gió khơng được thổi từ khu vực nhiễm bẩn
sang khu vực sạch.Hệ thống thơng gió phải được thiết kế an tồn, dễ bảo dưỡng và kiểm
tra, có lưới bảo vệ bằng các vật liệu không gỉ, dễ tháo rời để làm vệ sinh.
Hệ thống chiếu sáng: Cần cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo để có thể q trình
sản xuất được thực hiện dễ dàng. Cường độ ánh sáng phải phù hợp với yêu cầu của nhà
xưởng, nhà kho. Nguồn sáng cần được che chắn an toàn để tránh bị vỡ và bảo đảm trong
trường hợp vỡ, các mảnh vỡ không rơi người lao động
Hệ thống cấp thoát nước của nhà kho, nhà xưởng
Hệ thống cung cấp nước của nhà kho, nhà xưởng phải đầy đủ và có các phương
tiện để lưu trữ, phân phối nước, kiểm sốt nhiệt độ để đảm bảo tính an toàn và phù hợp
trong sản xuất.
Nước sử dụng trong q trình sản xuất phải sạch và khơng chứa các chất ô nhiễm

khác, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn nước để uống và sinh hoạt theo quy định của
Bộ Y tế.
Nhà kho, nhà xưởng phải có đầy đủ nước sạch, đủ để cung cấp cho quá trình sản
xuất. Thiết bị chứa nước phải được thiết kế phù hợp cho việc dự trữ và sử dụng hợp vệ
sinh. Nếu trong trường hợp sử dụng nước hồi lưu, phải xử lý và duy trì sao cho đảm bảo
an tồn, khơng ảnh hưởng đến mơi trường cùng như q trình sản xuất. Q trình xử lý
phải được kiểm sốt bằng các biện pháp hữu hiệu.
-

Hiệu quả hoạt động của bất kỳ thiết bị nào đều phụ thuộc vào giao diện khép kín
của sự tác động tương hỗ giữa người và cơng cụ.

-

Khả năng sinh học của con người thường chỉ điều chỉnh được trong một phạm vi
giới hạn nào đó, vì vậy thiết bị thích hợp cho một nghề thì trước tiên phải thích
hợp với người sử dụng nó.

-

Máy móc thiết bị được thiết kế vượt quá khả năng thể lực, trí tuệ hay thần kinh
tâm lý con người điều khiển máy sẽ dẫn đến giảm hiệu quả vận hành máy, kéo dài
thời gian thực hiện công việc, tăng những sai sót và rủi ro.

Người thiết kế, cần xem xét ngay từ đầu không tách rời giữa thiết bị và người sử
dụng như một đơn vị sản phẩm tổ hợp.
9


Một trong những nguyên nhân lớn trong việc người lao động khơng cảm thấy gắn

bó với cơng ty nằm ở khơng gian làm việc. Khơng gian làm việc có thể truyền cảm hứng
làm việc cho nhân viên giúp tăng năng suất lao động. Kiến trúc phòng làm việc cần phải
đẹp, hài hịa, bảo đảm các điều kiện vệ sinh cơng nghiệp và trang thiết bị và dụng cụ làm
việc có kết cấu gọn, đẹp, màu sắc hài hòa, dễ dàng sử dụng và phù hợp với tâm lý và sở
thích của người lao động. Khi đó, người lao động sẽ có sự hứng thú, tâm trạng thoải mái
khi làm việc và góp phần nâng cao năng suất lao động. Forber ghi nhận một số khảo sát
cho thấy một văn phòng được thiết kế sáng tạo có thể giúp tăng năng suất ít nhất 20%.
2.2.

Yếu tố màu sắc

Theo nghiên cứu, mắt người bình thường có thể phân biệt tới 120 màu sắc khác
nhau do hệ số sắc phản chiếu sáng của chúng khác nhau. Hệ số đó cao hay thấp có thể
gây ra ở con người những cảm giá lãnh lẽo, mát mẻ, ấm áp hay nóng bức, kích thích suy
nghĩ hay kích thích để phân biệt đồ vật một cách nhanh chóng hay dùng trong an tồn lao
động. Cách phối hợp màu sắc tại khu vực làm việc là vô cùng quan trọng, vừa thể hiện
phong cách của doanh nghiệp, vừa tạo cảm giác thoải mái cho người lao động.
Màu sắc ảnh hưởng đến năng suất lao động
Các nghiên cứu gần đây nhất đã cho thấy màu sắc và tâm lý có mối liên quan mật
thiết với nhau. Bởi màu sắc khơng chỉ tác động đến tâm trạng mà cịn ảnh hưởng đến hiệu
suất làm việc. Thế nên, muốn tạo ra môi trường làm việc hiệu quả doanh nghiệp phải biết
cách chọn lựa màu sắc văn phòng phù hợp.
-

Ảnh hưởng tâm lý: Tùy vào những trải nghiệm của bản thân, màu sắc sẽ ảnh
hưởng cảm xúc theo cách riêng. Chẳng hạn như bạn có thể kết nối màu vàng với
cảm xúc “vui vẻ”, “lạc quan” và “tươi mới”.
Ảnh hưởng biểu tượng: “Bầu trời màu xanh” là một ví dụ cho tình huống này. Mỗi
màu sáng liên quan đến một vật cụ thể.
Ảnh hưởng văn hóa: Một vài màu sắc có những ý nghĩa văn hóa khác nhau. Chẳng

hạn, màu trắng là sự trong sáng ở văn hóa phương Tây, cịn ở phương Đơng thì
đây là màu chết chóc.

Mỗi màu sắc có có ý nghĩa tích cực và tiêu cực tùy vào cường độ ánh sáng và hoàn
cảnh cụ thể. Do đó, cần cân nhắc lựa chọn màu sắc cho phù hợp để đạt được mục đích
mong muốn một cách dễ dàng hơn. Chúng ta có thể lấy ví dụ về một số màu sắc thông
dụng trong cuộc sống và ý nghĩa của chúng khi áp dụng vào môi trường lao động
-

Sử dụng màu xanh để tăng khả năng tập trung

Màu xanh lá nhạt và màu xanh nước biển là hai màu gần gũi với thiên nhiên giúp
nâng cao khả năng tập trung. Hai màu này cũng mang lại một cảm giác dễ chịu. Nếu
10


muốn nhân viên cảm thấy dễ chịu và làm việc với hiệu quả cao hơn thì màu xanh lá và
màu xanh nước biển là lựa chọn khôn ngoan để trang trí văn phịng.
Màu xanh lá đặc biệt tốt cho những người thường xuyên làm việc với thời gian dài
hơn bình thường. Màu xanh lá nhạt không gây cảm giác mỏi mắt, ngồi ra cịn giúp nhân
viên giữ được sự bình tĩnh và tập trung cao độ.
Màu xanh dương là màu giúp tăng hiệu suất lao động tốt nhất. Chính vì thế lựa
chọn màu xanh dương để sơn cả văn phòng và là màu chính của bàn ghế, đồ nội thất hay
là màu nền cho các khối màu sắc khác tại văn phòng.
-

Sử dụng màu đỏ giúp gây chú ý

Màu đỏ – biểu trưng cho tính năng động, đặc biệt hữu dụng cho các báo động.
Màu đỏ có khả năng truyền cảm hứng mạnh, làm tăng nhịp tim và lượng máu tuần hồn

đối với mỗi người. Nếu có thứ gì ở văn phịng mà bạn muốn tăng tính cảnh báo/ nhắc nhở
với nhân viên hãy chọn màu đỏ. Màu đỏ được sử dụng để tăng các hoạt động mang tính
vật lý nhiều hơn hoạt động trí óc. Để giúp nhân viên chú ý cao độ hay kích thích sự sơi
nổi ở họ, màu đỏ được lựa chọn để trang trí nhằm thu hút sự chú ý của nhân viên.
-

Sử dụng màu vàng kích thích sáng tạo

Trong khi đó màu vàng dịu được các nhà tâm lý xem là màu của sự lạc quan, tràn
đầy năng lượng, tươi mới. Màu vàng được cho là kích thích sự đổi mới. Văn phịng trang
trí với màu vàng là nơi làm việc gợi cảm hứng nhất đối với nhà thiết kế, nhà văn, hay các
bộ phận sáng tạo. Màu vàng kích thích sự sáng tạo, ở khơng gian làm việc của các
designer hay nhóm làm việc sáng tạo cần sử dụng trang trí màu vàng để kích thích trí
tưởng tượng của họ.
Khơng chỉ màu sơn tường của văn phòng với một màu sắc duy nhất, để đạt hiệu
quả tác động tốt đến tinh thần nhân viên bạn có thể phối hợp nhiều màu sắc từ vật dụng
trang trí, tủ để đồ và các block làm việc nhỏ hơn cho từng nhóm nhân viên để đạt hiệu
quả tốt nhất. Ngoài những gam màu tạo cảm giác tích cực, các doanh nghiệp cần các màu
gây ức chế, buồn bã như xám, be.
cam.

Đặc biệt, nam giới có cảm giác tồi tệ khi làm việc ở văn phịng có màu tím hay

Để thiết kế khơng gian làm việc hiệu quả cần sự phối hợp màu sắc, bối cảnh sao
cho phù hợp. Một số điểm thú vị về màu sắc có thể kể tới:
-

Màu sắc có tính bão hịa cao có tác dụng kích thích cao hơn
Màu nhấn có thể tạo ra sự cân bằng trong không gian làm việc
Sự xuất hiện của quá nhiều màu sắc có thể khiến ta mất cân bằng

Thay vì chọn một cầu vồng màu, chỉ nên chọn một vài màu nhấn

11


-

Đỏ là màu nhấn tốt cho không gian đàm phán, vàng là màu sắc tốt cho sự tập trung
và định hướng

Ngồi ra bề mặt màu sơn cũng có tác động đến hiệu quả lao động như màu sơn có
độ bóng làm tăng năng lượng, hay để phân định không gian làm việc với không gian nhà
ở, chọn màu sắc cho khu vực làm việc khác hẳn với phần còn lại của ngơi nhà.
Tóm lại, tùy thuộc vào tính chất cơng việc, không gian làm việc, gu thẩm mỹ mà
các doanh nghiệp cần chọn lựa những gam màu phù hợp nhất để có thể đem lại cho nhân
viên sự thoải mái, từ đó đạt năng suất cao nhất.
2.3.

Yếu tố âm nhạc
Âm nhạc trong sản xuất được xem là một phương tiện thẩm mỹ
-

Có tác dụng kích thích sự hưng phấn trong hoạt động thần kinh

-

Nâng cao khả năng làm việc và tăng năng suất lao động

Mơi trường làm việc có âm thanh như tiếng nhạc hoặc tiếng trò chuyện văng vẳng
tốt hơn là sự im lặng trong việc kích thích khả năng sáng tạo trong cơng việc. Khơng đủ

tiếng ồn, trí não có xu hướng “tê liệt”; q ồn thì sự xao lãng cũng tăng theo; mức độ vừa
phải cỡ như âm nhạc thì tốt cho khả năng sáng tạo, theo trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo
sư Ravi Mehta. “Tiếng ồn ở mức độ vừa phải giúp nâng cao khả năng giải quyết vấn đề
một cách sáng tạo”
Vai trò của âm nhạc trong lao động
Âm thanh có nhịp điệu sẽ điều chỉnh sự co bóp của tim, hệ thần kinh và cơ bắp sẽ
hoạt động theo nhịp tim, nên dễ thực hiện và có hiệu quả hơn.
Bằng cơng trình nghiên cứu của mình, hai nhà sinh học người Nga, I.M.Đơ ghen
và I.R.Tackhanốp đã chứng minh rằng âm nhạc có ảnh hưởng đến hệ hơ hấp, hệ tuần
hồn và đến những khía cạnh khác trong cơ thể người. Nghe những bản nhạc yêu thích
giúp cải thiện hiệu suất cơng việc lên tới 10%. Các nhà khoa học cho rằng âm nhạc có tác
động tới vỏ não, giúp tăng cường trí nhớ và khă năng tập trung. Ảnh hưởng đến tâm
trạng, tình cảm: Âm nhạc là “ dược chất thần kì” giúp con người giảm mệt mỏi, sảng
khoái, hứng khởi.
- Từ xa xưa, khi lao động con người thường hợp sức nhau lại để cùng nhau xây
dựng nhà cửa, bảo vệ bộ tộc và phát triển đời sống. Để giúp nhau đạt hiệu quả trong đời
sống lao động vui chơi giải trí, những câu hị, điệu lí (Hị giã gạo, Lí đất giờng - phổ biến
những kinh nghiệm sản xuất, Hò đẵn gỗ của Đỗ Nhuận), bài hát giúp con người bớt mệt
mỏi, hăng hái, tích cực hơn trong cơng việc.

12


- Ngày nay, trong các nhà máy, xí nghiệp, nếu biết sử dụng âm nhạc một cách khoa
học thì năng suất lao động sẽ được nâng cao.Khơng chỉ có thế, âm nhạc còn tác động đến
cảm xúc và tư tưởng của con người..
- Việc sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất có tác dụng tốt tới trạng thái tâm lý
của người lao động, dẫn đến hạ thấp sự mệt mỏi và nâng cao sức làm việc của họ. Năng
suất lao động tăng từ 7 -10% khi sử dụng nhạc chức năng, số lượng các phế phẩm giảm
từ 5 - 7%.

Những nguyên tăc cân chú ý khi sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất:
- Thời gian sử dụng nhạc trong ngày lao động sản xuất cụ thể như sau: Theo cơng
trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Mỹ được trình bày trong cuốn “Nghệ thuật và
sản xuất” của v.v. Svili thì thời gian tối ưu có sử dụng nhạc trong ngày là 1giờ. Sử dụng
nhạc 1 giờ trong ngày có tác dụng tăng năng suất lao động lên 12%. Theo cơng trình
nghiên cứu của các nhà tâm lý học Liên Xô xác định thời gian sử dụng nhạc có hiệu quả
nhất là 2 giờ 30 phút. Căn cứ vào các cơng trình nghiên cứu của Mỹ và Liên Xơ có thể
đưa ra số thời gian sử dụng nhạc trong một ngày làm việc từ 1 giờ đến 2 giờ 30 phút.
- Nguyên tắc các lần mở nhạc là nhỏ giọt trong ngày lao động sẽ đem lại những kết
quả tốt nhất.
- Nhịp độ và âm độ của nhạc sử dụng trong lao động tuỳ thuộc tính chất của các
động tác lao động, theo trình độ hiểu biết âm nhạc của người lao động, thị hiếu của họ và
thời gian của ca sản xuất.
- Âm độ và nhịp độ (nhanh hay chậm) của nhạc phải điều chỉnh tuỳ theo mức độ tập
trung chú ý của người lao động vào cơng việc. Thí dụ cơng việc địi hỏi phải tập trung
chú ý nhiều thì âm độ của nhạc thấp và nhịp điệu phải càng thanh thản hơn. Ngược lại
cơng việc địi hỏi sự tập trung chú ý ít thì âm độ và nhịp độ của nhạc cao.
- Khơng dùng nhạc Jazz có nhịp độ và âm độ thay đổi thường xuyên vào lao động
sản xuất sẽ làm tăng sự mệt mỏi và hạ thấp sức làm việc của người lao động Khi sử dụng
âm nhạc trong lao động sản xuất phải tính đến thị hiểu và trình độ hiểu biết âm nhạc của
người lao động. Vì vậy trước khi sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất cần điều tra sở
thích âm nhạc của người lao động: “Anh (chị) thích những bản nhạc nào.
- Âm nhạc phổ biến nhất để cải thiện năng suất, theo một nghiên cứu của
CloudCover Music, là nhạc rock cổ điển, tiếp theo là pop. Mặt khác, hip-hop, heavy
metal, EDM và country được coi là gây mất tập trung nhất.
- Khơng dùng nhạc có lời trong lao động sản xuất vì nhạc có lời gây mất tập trung
chú ý vào cơng việc
Lợi ích của âm nhạc

13



- Âm nhạc giúp tập trung: 88% người được khảo sát chia sẻ rằng nghe nhạc tại nơi
làm việc giúp họ hoạt động tốt hơn và chính xác hơn.
- Âm nhạc cải thiện bộ nhớ: Khoa học đã chứng minh rằng âm nhạc kích thích vùng
hải mã của não – nơi có vai trị quan trọng trong việc giữ và gợi lại trí nhớ về cảm xúc và
nhận thức. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà những người yêu âm nhạc rất giỏi trong việc
ghi nhớ lời bài hát yêu thích của họ.
- Âm nhạc có thể làm giảm căng thẳng và lo lắng: “Âm nhạc làm dịu những con thú
hoang dã” . Nghe nhạc cổ điển là một trong những cách tốt nhất để giúp nhân viên thư
giãn hơn với những căng thẳng và thách thức mà họ phải đối mặt trong môi trường làm
việc.
- Âm nhạc giúp tăng động lực làm việc: Khi có âm nhạc trong khơng gian làm việc
của mình, họ trở nên hào hứng hơn khi tới văn phịng – một mắt xích dẫn đến sự gắn bó
hơn với cơng ty và có được động lực lớn để làm cơng việc tốt nhất có thể.
- Âm nhạc có thể kéo gần những mối quan hệ: Nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng âm nhạc
ở nơi làm việc thực sự có thể mang mọi người lại với nhau. Bằng việc chơi, phát nhạc tại
nơi làm việc, bạn sẽ mang đến cho nhân viên một trải nghiệm chung mà họ có thể sử
dụng làm nền tảng cho những mối quan hệ quý mến và xây dựng đội nhóm tốt hơn.
- Âm nhạc cải thiện hiệu suất của nhân viên: Một nghiên cứu gần đây, lần đầu tiên
được báo cáo trên CBS News, cho thấy 90% nhân viên được khảo sát (từ nhiều ngành
nghề) cảm nhận hiệu suất làm việc của họ được cải thiện khi nghe nhạc trong giờ hành
chính.
- Âm nhạc làm cho mọi người hạnh phúc hơn trong công việc: Một cuộc khảo sát
tương tự cũng cho thấy 61% những người nghe nhạc tại nơi làm việc cảm thấy hạnh phúc
hơn, không chỉ tại nơi làm việc, mà cịn với tồn bộ cuộc sống nói chung.
2.4.

Yếu tố cây xanh


Cây xanh là một bộ phận của cảnh quan, vì thế tổ chức cây xanh đóng vai trị rất
quan trọng trong việc tổ chức cảnh quan, tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái cho người lao
động, nâng cao hiệu quả cơng việc, phát huy tính sáng tạo, đặc biệt đối với không gian
của các khu công nghiệp bởi nó cịn giúp cải thiện mơi trường hạn chế ơ nhiễm do các
khu công nghiệp gây ra.
Các mức độ cơ cấu không gian khác nhau trong khu công nghiệp:
-

Chỗ làm việc và khơng gian trực tiếp chỗ làm việc

-

Phịng / nhóm làm việc + Nhà / Cơng trình

-

Xí nghiệp
14


-

Khu công nghiệp và môi trường đô thị

Phương pháp sắp xếp này nhằm
-

Giải quyết các nhiệm vụ tổ chức MTLĐ một cách tổng hợp, hệ thống và triệt
để. Bảo đảm sự thích ứng nhanh, linh hoạt của MTLĐ với những tiến bộ khoa
học kỹ thuật và sự phát triển nhu cầu văn hóa của người lao động.


-

Rút ngắn thời gian làm kế hoạch, nghiên cứu, thiết kế cũng như chi phí lao
động xã hội cho cấc cơng tác làm kế hoạch và thiết kế môi trường lao động.

Chất lượng của kiến trúc cảnh quan trong tổ chức MTLĐ phải được kết hợp giữa
mức độ cơ cấu không gian và các môn nghệ thuật khác mới đạt hiệu quả cao.
Trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, tổ chức cảnh quan có nhiệm vụ tổ
chức, sắp xếp, liên kết và đề xuất các hình thái khơng gian kiến trúc phù hợp với hoạt
động sản xuất. Việc tổ chức dựa trên các cơ cấu không gian khác nhau của khu công
nghiệp, từ đó sẽ có được giải pháp khác nhau, nhằm tạo cho khơng gian một hình dáng
phù hợp với quy mơ, tính chất hợp lý với các chức năng sử dụng và nhu cầu thẩm mỹ của
con người.
Ví dụ về cây xanh trong mơi trường trường học:
Trong tình trạng các chỉ số về mơi trường và ơ nhiễm khơng khí của thành phố
ngày càng xấu đi, việc duy trì cây xanh trong trường học là điều vô cùng cần thiết giúp
điều hịa khí hậu, lọc sạch khơng khí, tạo bóng mát và góp phần ứng phó với biến đổi khí
hậu.
Cây xanh trường học còn tạo cảnh quan, nâng cao thẩm mỹ cho trường học, giảm
nóng bức, mang tới khơng gian tươi mát. Rất nhiều trường học trong thành phố, nơi nhà
trường chưa có điều kiện làm bạt che, mọi sinh hoạt dưới cờ, toàn trường của học sinh
đều diễn ra dưới bóng những cây phượng, xà cừ, điệp vàng, bằng lăng… Bao nhiêu thế
hệ học sinh khi nghĩ đến trường mình thường nghĩ ngay đến mùa hoa phượng nở, hoa
điệp vàng, tiếng ve kêu râm ran trên khắp các vòm cây.
Việc duy trì mảng xanh trong trường học càng cần thiết, bởi các thành phố lớn tại
Việt Nam hiện nay đang thiếu hụt mảng xanh trầm trọng. Tuy nhiên, cũng không thể phủ
nhận nguy cơ cây gãy đổ, thiếu an toàn vào mùa mưa với học sinh tại trường học. Cây
trồng trong TP với thực trạng bê tơng hóa hiện nay, thường khó có khả năng bám rễ sâu
vào lịng đất và do vậy, nguy cơ gãy đổ càng cao. Một cây phượng nếu sống bình thường

ngồi tự nhiên, bộ rễ sẽ to gấp ít nhất 2 lần so với tán lá của nó. Nhưng ở trường học hoặc
tại một số nơi trong TP, bộ rễ này nhiều khi chỉ bám cạn trên mặt đất và rất dễ đổ ngã.
Cây đã già và nguy cơ gãy đổ là cao.
Giải pháp nào để vẫn có thể tiếp tục duy trì mảng xanh trong trường học, đồng thời
đảm bảo an toàn cho học sinh?
15


-

Thứ nhất, cần tiến hành rà soát kiểm tra định kỳ cây xanh trong trường học hàng
năm, đặc biệt là trước mùa mưa bão. Tiến hành chặt tỉa cành, đánh giá mức độ
mục ruỗng, độ tuổi của cây, khả năng gãy đổ để quyết định thay bằng cây trồng
mới.

-

Thứ hai, hướng dẫn học sinh các quy tắc an toàn trong mùa mưa bão, đề phòng
cây đổ, điện giật... Học sinh nên tránh không sinh hoạt dưới gốc cây, đặc biệt vào
những ngày trời gió to hoặc sau trận mưa bão. Học sinh cũng cần được học cách
quan sát xung quanh, khẩn trương chạy ra xa khi thấy cây bắt đầu có hiện tượng
rung lắc mạnh.

-

Thứ ba, khi quyết định trồng cây tại khuôn viên các trường học, nhà trường cần
tham khảo các chuyên gia về cây xanh trong trường học, để chọn được loài cây
phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khuôn viên trường học và nhu cầu của nhà
trường (như cây cho bóng mát, hoa đẹp, phát triển nhanh nhưng tuổi thọ lại ngắn;
cây cho bóng mát, khơng nhiều hoa, chậm phát triển hơn nhưng tuổi thọ cao và

vững chắc...).

-

Thứ tư, khi trồng cây cần lưu ý kỹ thuật trồng cây, đào hố đủ to, đủ sâu... giúp cho
bộ rễ phát triển sâu rộng, bám vững vàng vào đất. Kích thước cây trồng cũng cần
lưu ý, những cây đã to với đường kính thân lên tới 20-30cm, khi đem trồng sẽ
nhanh tạo bóng mát, nhưng rễ lại khơng bám sâu vào lòng đất và do vậy khả năng
đổ ngã cao hơn so với trồng cây nhỏ hơn.

Việc duy trì cây xanh trong trường học là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển
của học sinh và môi trường nói chung. Chính vì thế, rất mong các trường cần sáng suốt
trong các quyết định, để đảm bảo an toàn cho học sinh nhưng không làm mất cân bằng
sinh thái, và đặc biệt góp phần duy trì mảng xanh của TP.

16


PHẦN 3: Ý NGHĨA VÀ ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG YẾU TỐ THẨM MỸ CÔNG
NGHIỆP TẠI DOANH NGHIỆP
3.1.

Ý nghĩa của việc ứng dụng các yếu tố thẩm mỹ trong lao động

Sự bố trí khơng gian sản xuất và sự phù hợp với thẩm mỹ công nghiệp, kiểu dáng
và sự phù hợp của thiết bị với tính thẩm mỹ cao, âm nhạc chức năng, màu sắc… Với một
khơng gian bố trí hợp lý tạo cho con người có cảm giác thoải mái. Khi đó, người lao động
có thể sẽ giảm sự phàn nàn với những bất bình trong cơng việc, tăng sự hài lịng đối với
điều kiện lao động để từ đó giúp tăng năng suất lao động.
Nhu cầu thẩm mỹ trong mơi trường lao động là thuộc văn hóa lao động khơng

những nó thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong q trình lao động mà
cịn là giá trị sử dụng của cơng trình trong mơi trường kỹ thuật và khơng gian lao động.
Chính sự kết hợp và hồn thiện các yếu tố đó giúp phát triển nhân cách người lao động
trong quá trình sản xuất. Theo kết quả nghiên cứu xã hội học cho thấy sự phát triển nhu
cầu văn hóa thể hiện ở hai điểm:
-

Niềm vui với thành quả lao động, biểu hiện ở sự thỏa mãn và tự hào với công việc,
với môi trường lao động, sản phẩm và uy tín của xí nghiệp, công ty.

-

Nguyện vọng nâng cao mức sống vật chất, tinh thần.
Nhu cầu thẩm mỹ của người lao động thể hiện qua các mặt:

-

Tổ chức hợp lý quá trình lao động và mối quan hệ con người trong quá trình lao
động.

-

Tổ chức tốt các điều kiện lao động: Làm đẹp môi trường, không gian chỗ làm việc,
kể cả chỗ nghỉ ngơi, các tiện nghi phục vụ sinh hoạt và phục vụ công cộng khác.

-

Chất lượng cao của sản phẩm, công cụ lao động, thiết bị công nghệ, quần áo lao
động và những phương tiện khác.


3.2.

Đánh giá ứng dụng của việc áp dụng thẩm mỹ công nghiệp tại doanh nghiệp

Thiết kế kiến trúc, kiểu dàng của FPT Town thúc đẩy khả năng sáng tạo, tập trung
cho người lao động
Để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình thì tập đồn FPT đã đầu tư cho hệ
thống văn phịng và các tiện ích kèm theo giúp nhân viên có một mơi trường làm việc lý
tưởng. FPT đã xây dựng, thiết kế nơi làm việc với kiểu dáng kiến trúc vô cùng độc đáo,
mang đạm bản sắc, tinh thần người FPT với những màu sắc hài hòa tạo ra tâm lý thoải
mái, chuyên nghiệp cho người lao động.
17


Tòa nhà của FPT mang linh hồn đậm chất của người FPT với các chi tiết nội thất
từ trần, sàn, ghế ngồi tất cả đều được thiết kế với cảm hứng từ logo của FPT (hình những
chiếc lá và ngọn lửa). Điều này đã tạo cho các nhân viên của FPT có cảm giác chuyên
nghiệp và đặc trưng của doanh nghiệp. Ngoài ra, để khẳng định giá trị của doanh nghiệp,
FPT đã thiết kế quả địa cầu được kết hợp với khối biểu tượng “Mã gen của người FPT”
được đặt chính giữa sảnh đón tiếp mang hàm ý rằng FPT đã và đang vươn mình ra thế
giới.
Khu vực check-in của tịa nhà được áp dụng cơng nghệ nhận diện khn mặt. Khi
quẹt thẻ, hệ thống sẽ nhận diện đúng người và tầng nơi họ làm việc. Thẻ nhân viên khi
quẹt cũng tự động nhận diện hệ thống tầng họ làm việc và vị trí thang máy họ cần chờ.
Sự bố trí áp dụng cơng nghệ này giúp nhân viên dễ dàng check-in mà không tốn quá
nhiều thời gian chờ đợi và có thể nhanh chóng tới vị trí làm việc của mình. Khu vực sảnh
chờ thang máy và các lối đi đến các phòng làm việc được thiết kế sang trọng, hiện đại với
màu sắc tinh tế tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ cho nhân viên khi phải chờ thang máy.
Các phòng họp được thiết kế với tone màu đơn giản như màu trắng, cam, nâu nhạt
nhưng trông vô cùng hiện đại mang lại cảm giác vô cùng nhẹ nhàng khiến con người dễ

dàng tập trung hơn. Việc đăng ký phòng hợp sẽ được thực hiện trên hệ thống online, các
phịng họp được tích hợp hệ thống các thiết bị đèn chiếu, máy chiếu, điều hòa tự động để
phục vụ người tham gia khiến cho mọi người có thể dễ dàng tiếp cận với buổi họp
hơn,tránh mất thời gian. Cùng với việc bố trí bàn ghế, máy chiếu hợp lý giúp gia tăng sự
tập trung cho buổi họp và còn tạo được cảm giác lịch sự, chuyên nghiệp của phịng họp
Khơng gian làm việc dành cho nhân viên thì vô cùng sáng tạo và hết sức thư giãn,
thoải mái. Các khu vực nghỉ ngơi được bố trí xen kẽ giữa các phịng làm việc giúp nhân
viên FPT có thể giải trí, ăn uống, hồi phục năng lượng sau những giờ làm việc để có thể
cải kích thích trí sáng tạo và cải thiện năng suất làm việc sau giờ nghỉ. Các văn phịng
đều được thiết kế một cách vơ cùng hiện đại, bắt mắt với tone màu chủ đạo là xám trắng
kết hợp với các bức tranh về công nghệ, điều này giúp cho nhân viên thoải mái hơn, tăng
sự tập trung và sáng tạo khi thực hiện công việc. Ngoài ra trên bàn làm việc của mỗi nhân
viên cịn có một chậu cây xanh nhỏ tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái hơn cho người lao
động.
Mỗi văn phòng tại FPT sẽ mang tính cá nhân hóa tối đa, phù hợp với đặc điểm của
từng phòng ban, đơn vị, bộ phận điều này sẽ giúp nhân viên thấy được cảm giác mình là
một phần của doanh nghiệp mà cố gắng để có thể góp phần vào mục tiêu chung. Ngồi
ra, FPT cũng thiết kế rất nhiều khơng gian làm việc mở, sáng tạo để giúp nhân viên cảm
thấy thoải mái, thư giãn và tạo cảm hứng hơn trong công việc như là các phịng đọc kín
với những hình trang trí trên tường hay những phịng đọc chung với thiết kế như một căn
hộ tạo cảm giác gần gũi, tự do cho nhân viên.
18


Trong tịa nhà đều có những phịng với cơng năng riêng biệt như phòng ăn uống
nghỉ ngơi, phòng vắt sữa, phòng hút thuốc, phòng y tế… Khu căn tin của tịa nhà có thể
đáp ứng được chỗ ăn cho 2000 nhân viên cùng một thời điểm. Thiết kế khá là sang trọng,
mát mẻ với tone màu chủ đạo là xanh lá cây, trắng và vàng nâu kết hợp với việc sắp xếp
bàn ghế một cách ngay ngắn với thêm rất nhiều cây xanh tạo cảm giác thiên nhiên vô
cùng mát mẻ, thư giãn giúp nhân viên hồi phục lại năng lượng để tiếp tục cơng việc.

Ngồi các văn phịng, phịng họp, FPT còn thiết kế sử dụng các vật liệu thân thiện
với mơi trường, có hệ thống sân vườn cảnh quan với rất nhiều cây xanh, thảm cỏ, tạo nên
không gian tiện ích cho cán bộ nhân viên làm việc.
Hãng mát xu shi ta áp dụng yếu tố âm nhạc trong việc thúc đẩy nhân viên
Họ có một bài hát của riêng mình. Buổi sáng, sau khi xếp thành hàng người lao
động hát bài ca đó, nghe dặn dị và lời chúc của ban lãnh đạo. Điều đó có tác dụng giáo
dục tuyên truyền, nhấn mạnh đến mối quan hệ trực tiếp đến sự phồn vinh của hãng với sự
sung túc của người lao động và sự hùng mạnh của dân tộc Nhật Bàn nói chung. Vào Giai
đoạn bát tay vào làm việc, họ dùng nhạc có âm độ lớn, nhịp độ nhanh nhằm mục đích làm
cho người lao động bắt vào nhịp lao động một cách nhanh chóng. Trong giờ giải lao, họ
Dùng nhạc sinh động, vui tươi, trong đó có cả nhạc vả lời. Giờ giải lao buổi chiều hoặc
ca đêm cần nhạc sảng khoái, tỉnh táo nhằm phục hồi khả năng lao động.

19


Một số giải pháp chung cho các doanh nghiệp khi áp dụng “Yếu tố thẩm mỹ công
nghiệp”
Yếu tố thẩm mỹ từ thiết bị dụng cụ lao động đến cảnh quan mơi trường xung quanh có
tác dụng làm tăng sự thích thú làm việc cho người lao động, tuy nhiên, số người khơng
đồng ý về các yếu tố trong nhóm thẩm mỹ còn khá cao nên cần phải quan tâm hơn về vấn
đề này để tạo cảm giác thoái mái khi đi làm, tăng sự hài lòng cho nhân viên về điều kiện
lao động.
-

Những xưởng sản xuất chính sẽ ưu tiên về diện tích, các thiết bị dụng cụ, nguyên
vật liệu nên bố trí theo thứ tự ưu tiên và từng khu vực rõ ràng, khoa học để khác
phục diện tích chật hẹp và tiết kiệm thời gian tìm kiếm và di chuyển.

-


Cần thuê thêm diện tích mặt bằng nhà xưởng để mở rộng thêm diện tích sản xuất
tạo khơng gian rộng rãi cho người lao động làm việc.

-

Trồng cây xanh để tạo ra một môi trường xanh, thiết kế nơi nghĩ ngời cho cơng
nhân với chỗ thống mát để họ có trạng thái tinh thần tốt nhất, hồi phục sức khỏe
sau thời gian nghỉ giải lao.

-

Người lao động ý thức điều chỉnh âm lượng khi mở nhạc giải trí sao cho vừa phải,
tránh tác động đến mọi người xung quanh

20


KẾT LUẬN

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

22




×