Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Cơ sở hóa sinh BỆNH NHƯỢC CƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.86 KB, 1 trang )

BÀI BÁO CÁO NHÓM 9
CHỦ ĐỀ: BỆNH NHƯỢC CƠ
-

-

-

-

1. Nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh nhược cơ liên quan đến sự yếu cơ và tình trạng dễ mệt mỏi do sự phá hủy các thụ thể
acetylcholine qua trung gian tế bào và tự kháng nguyên: Nhược cơ do hậu quả tự miễn dịch
đối với các thụ thể acetylcholin sau synap, làm gián đoạn sự truyền dẫn thần kinh cơ. Yếu tố
khởi phát quá trình sản xuất tự kháng thể là chưa được làm rõ, nhưng bệnh có liên quan đến
bất thường của tuyến ức, tuyến giáp tự miễn và các bệnh lý tự miễn khác (như, viêm khớp
dạng thấp [RA],  Lupus ban đỏ hệ thống [SLE], thiếu máu ác tính).
2. Cách chẩn đốn bệnh.
Thử nghiệm Prostigmin: tiêm thuốc kháng men Cholinesterase để cho các phân tử Ach chậm
bị phá huỷ, nhờ đó các cơ hoạt động được. Thử nghiệm dương tính khi các triệu chứng nhược
cơ giảm đi rõ rệt.
Ghi điện cơ: thấy điện thế hoạt động của cơ đáp ứng giảm dần đối với kích thích dây thần
kinh lặp đi lặp lại.
Chụp XQ thường và có bơm khí trung thất: xác định được hình ảnh tuyến ức và u tuyến ức. –
Chụp CT và MRI: xác định được hình thái, tính chất tổn thương của tuyến ức cũng như mối
tương quan giải phẫu với các cơ quan khác trong trung thất.
Soi trung thất và sinh thiết: xác định bản chất của tổn thương tuyến ức.
Xét nghiệm tìm các tự kháng thể kháng Achr: là xét nghiệm rất có giá trị trong chẩn đốn
cũng như theo dõi và tiên lượng bệnh.
3. Các thuốc điều trị.


-

Thuốc kháng cholinesterase để giảm triệu chứng

-

Corticosteroid, các thuốc điều biến miễn dịch (ví dụ như globulin miễn dịch IV (IVIG), trao
đổi huyết tương), ức chế miễn dịch và phẫu thuật cắt tuyến giáp để làm giảm phản ứng tự
miễn dịch.

-

Ở những bệnh nhân bị nhược cơ bẩm sinh, các thuốc trên khơng có lợi và nên tránh. Bắt
buộc đặt nội khí quản hoặc thở máy cho bệnh nhân suy hô hấp.

4. Cơ chế và giải thích.
- Thứ nhất là do trong cơ thể người mắc bệnh nhược cơ xuất hiện các tự kháng thể phá hủy các
thụ thể acetylcholin (Ach). Dẫn đến, các thụ thể này không gắn được vào màng sau synap và
không thể dẫn truyền xung động thần kinh tới cơ, làm cơ bị yếu lực.
- Thứ hai là trong cơ thể người mắc nhược cơ xuất hiện các tự kháng thể kháng lại enzym kinase
đặc hiệu cơ. Thụ thể ACh sẽ khó được biệt hóa và hình thành khi enzym này bị kháng.
- Thứ ba là do u tuyến ức gây ra, điều này làm hệ miễn dịch của người bệnh trở nên mẫn cảm.
Khi tuyến ức phát triển mạnh sẽ tự sản xuất ra các kháng thể chống lại các thụ thể Ach.
-

Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho rằng tiền sử gia đình có
bệnh nhược cơ, mắc những bệnh có thể làm nặng lên
bệnh nhược cơ (như cường giáp hay suy giáp, nhiễm
trùng mắt…) cũng có thể là những nguyên nhân gây tăng
nguy cơ mắc bệnh nhược cơ.




×