Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC PHÂN ĐOẠN DICLOMETAN CÂY MẢNH CỘNG (CLINACANTHUS NUTANS)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA HÓA HỌC

Phạm Thùy Hương

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HỐ HỌC
PHÂN ĐOẠN DICLOMETAN CÂY MẢNH CỘNG
(CLINACANTHUS NUTANS)

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành Hóa dược
(Chương trình đào tạo chuẩn)

Hà Nội – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA HÓA HỌC

Phạm Thùy Hương

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HỐ HỌC
PHÂN ĐOẠN DICLOMETAN CÂY MẢNH CỘNG
(CLINACANTHUS NUTANS)

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành Hóa dược
(Chương trình đào tạo chuẩn)


Cán bộ hướng dẫn: TS. Phạm Văn Phong
: TS. Nguyễn Văn Tài


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn đến các khoa phòng cũng
như ban lãnh đạo trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên và ban lãnh đạo Viện Dược
Liệu đã tạo điều kiện cho tơi được thực hiện khóa luận tại đơn vị.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và đặc biệt tới hai người thầy là TS. Nguyễn
Văn Tài và TS. Phạm Văn Phong, những người đã có cơng giúp em có những định
hướng quan trọng và luôn sẵn sàng tạo điều kiện để em có thể hồn thiện khóa luận
một cách tốt nhất.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong khoa Hóa Thực vật, nhất
là ThS. Nguyễn Thị Thu Trang, những người đã trực tiếp giúp em thực hiện những
phần cơng việc tại phịng thí nghiệm, cũng như có những trao đổi hữu ích, giúp em
học hỏi được nhiều kinh nghiệm.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn đã ln động viên, giúp
đỡ em trong quá trình làm luận luận văn
Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài qua
tham khảo tài liệu, trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng góp nhưng chắc chắn khơng tránh
khỏi những sai sót. Vì vậy em rất chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của Quý
Thầy, Cô và bạn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2021
Sinh viên

Phạm Thùy Hương


TÓM TẮT
Clinacanthus nutans Lindau được gọi là cỏ rắn thuộc họ Acanthacea. Loại cây

này có cơng dụng chữa bệnh đa dạng và tiềm năng trong y học cổ truyền để điều trị
phát ban da, côn trùng và rắn cắn, tổn thương do vi rút herpes simplex, bệnh tiểu
đường và bệnh gút ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc. Từ việc nghiên
cứu thành phần hóa học phân đoạn diclometan cây Mảnh Cộng đã đem lại các kiến
thức mới về mặt hóa học và sinh học của các hợp chất được phân lập.
Các kết quả nghiên cứu của khóa luận:
1. Đã xây dựng được quy trình chiết các hợp chất từ phân đoạn DCM, hiệu
suất chiết là 3,02% so với khối lượng mẫu cây Mảnh Cộng khô ban đầu.
2. Đã phân tích sắc ký lớp mỏng (TLC) cặn chiết diclometan để xác định hệ
dung mơi thích hợp cho phân tách các hợp chất trong cặn chiết này.
3. Bằng cách sử dụng sắc ký cột thường kết hợp rửa chất, kết tinh lại đã phân
lập được 4 chất là MC47-55, DIII1, MCD1, MCD2.
4. Đã xác định được cấu trúc của các hợp chất MC4755 là Lupeol và DIII1
là Beta-sitosterol bằng các phương pháp phổ hiện đại (1H-NMR, 13C-NMR,
DEPT).


MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TLC

Sắc ký lớp mỏng

CC

Sắc ký cột thường

FC

Sắc ký cột nhanh


Mini-C

Sắc ký cột tinh chế

IR

Phổ hồng ngoại

EI-MS

Phổ khối lượng va chạm điện tử

NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

1H-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton

13C-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon-13

DEPT

Phổ D

DCM


Diclometan

N-BuOH

N-butanol

dd

Doublet

s

Singlet


MỤC LỤC CÁC BẢNG CÁC SƠ ĐỒ CÁC HÌNH

Bảng 1: Hiệu suất điều chế phần chiết từ cây Mảnh Cộng .................................19
Bảng 2. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất MC4755 ...............................................24
Hình 1: một số cây thuộc họ Ơ rơ (Acanthaceae) ...................................................3
Hình 2: Cây mảnh cộng và hoa cây mảnh cộng ......................................................5
Hình 3: Các sản phẩm từ cây Mảnh Cộng .................................................................8
Hình 4: Các dẫn xuất chlorophyll phân lập từ Mảnh Cộng. ...............................12
Hình 5: Cấu trúc hóa học của hợp chất MC4755..................................................25
Hình 6: Cấu trúc hóa học của hợp chất DIII1 ........................................................26
Sơ đồ 1: Vị trí phân loại của chi Clinacanthus theo Takhtajan ............................2
Sơ đồ 2: Quy trình chiết các lớp trong cây Mảnh Cộng.......................................22
Sơ đồ 3: Quy trình phân tách cặn chiết Diclometan .............................................23



PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phổ DEPT của MC4755
Phụ lục 2: Phổ 13C-NMR của MC4755
Phụ lục 3: Phổ 1H-NMR của MC4755
Phụ lục 4: Phổ 1H-NMR của MCD1
Phụ lục 5: Phổ 1H-NMR của MCD2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................................................. 2
1.1 GIỚI THIỆU VỀ HỌ ACANTHACEAE .............................................................2
1.1.1 Vị trí phân loại:............................................................................................2
1.1.2 Thực vật học và phân bố: ............................................................................3
1.1.3 Một số đặc điểm của cây họ Ơ rơ (Acanthaceae) [5] ..................................4
1.2 ĐẶC ĐIỂM LỒI CLINACANTHUS NUTANS ...............................................4
1.2.1 Tên gọi .........................................................................................................4
1.2.2 Mơ tả thực vật ..............................................................................................5
1.3 TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CÂY MẢNH CỘNG ...........................................5
1.3.1 Tác dụng chống viêm ..................................................................................6
1.3.2 Tác dụng chống oxy hóa .............................................................................6
1.3.3 Tác dụng kháng virus ..................................................................................6
1.3.4 Hoạt tính chống nọc độc rắn........................................................................6
1.3.5 Hoạt tinh kháng acetylcholinesterase ..........................................................6
1.3.6 Tác dụng chống ung thư ..............................................................................7
1.3.7 Nghiên cứu về độc tính ...............................................................................7
1.3.8 Hoạt tính đáp ứng miễn dịch .......................................................................7
1.4 CƠNG DỤNG CỦA MẢNH CỘNG TRONG Y HỌC DÂN GIAN ...................8

1.5 MỘT SỐ BÀI THUỐC THEO ĐÔNG Y TỪ CÂY MẢNH CỘNG ...................9
1.6 TÍNH VỊ ................................................................................................................9
1.7 CƠNG NĂNG CHỦ TRỊ ......................................................................................9
1.8 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HĨA HỌC .................................................10
1.8.1 Ngồi nước ................................................................................................10
1.8.2 Trong nước ................................................................................................13
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM .......................................................................................... 15
2.1 HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ ................................................................................15
2.1.1 Hóa chất .....................................................................................................15
2.1.2 Thiết bị .....................................................................................................15


2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, PHÂN TÁCH CÁC HỖN HỢP VÀ
PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT .................................................................................15
2.2.1 Phương pháp chiết hồi lưu ........................................................................16
2.2.2 Phương pháp chiết hai pha lỏng ................................................................16
2.2.3 Sắc ký lớp mỏng (TLC) .............................................................................16
2.2.4 Sắc ký cột thường ......................................................................................17
2.2.5 Phương pháp kết tinh lại............................................................................18
2.2.6 Các phương pháp xác định cấu trúc hợp chất ...........................................18
2.3 THỰC NGHIỆM .................................................................................................19
2.3.1 Nguyên liệu thực vật .................................................................................19
2.3.2 Điều chế phần chiết từ cây mảnh cộng......................................................19
2.3.3 Phân tích cặn diclometan bằng TLC .........................................................19
2.3.4 Phân lập các chất trong cặn DCM .............................................................20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................... 21
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................21
3.2 ĐIỀU CHẾ CÁC CẶN CHIẾT TỪ CÂY MẢNH CỘNG .................................21
3.3 PHÂN TÁCH CẶN CHIẾT DICLOMETHAN .................................................22
3.4 XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA CÁC CHẤT PHÂN LẬP .................................23

3.4.1 Chất MC47-55 ...........................................................................................23
3.4.2 Chất DIII1..................................................................................................25
3.4.3 Chất MCD1 ...............................................................................................26
KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 30


LỜI MỞ ĐẦU
Cây cỏ là những loại thuốc chữa bệnh đầu tiên của con người, ngày nay cho
dù nhiều loại dược phẩm hóa học được phát triển, cây thuốc vẫn là một công cụ quan
trọng trong việc điều trị bệnh tật ở nhiều nền văn hóa. Tổ chức y tế thế giới ước tính
khoảng 80% dân số thế giới dựa vào y học cổ truyền trong việc chăm sóc sức khỏe,
ở Việt Nam con số này là 30%. Điều này cho thấy tầm quan trọng của thực vật trong
việc tìm ra loại thuốc mới có nhiều tiềm năng ứng dụng trong dược học.
Với sự phát triển của hóa học đặc biệt là lĩnh vực hóa học các hợp chất thiên
nhiên, kết hợp với các ngành sinh học, dược học và y học, người ta có thể xác định
chính xác hoạt chất chính có tác dụng chữa bệnh của các bài thuốc cổ truyền.
Việt Nam là vùng có khí hậu nhiệt đới, điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
các loài thực vật. Các lồi thuộc họ Ơ rơ (Acanthaceae) rất phong phú và đa dạng
được phân bố khắp nơi thường được sử dụng làm thuốc trị bệnh như kháng viêm,
kháng vi rút, phát ban, rắn cắn… Một trong số cây họ ơ rơ có tác dụng trị bệnh được
người dân sử dụng là cây Mảnh cộng.
Cây mảnh cộng (Clinacanthus nutans), theo một số nghiên cứu của các tác giả
Thái Lan và Malaysia, loài cây này đã được khẳng định là một loại thuốc dân gian
hữu ích trong điều trị phát ban da, rắn cắn, virus herpes simplex (HSV), virus
varicella-zoster (VZV) [24]. Trên thực tế, chiết xuất từ lá có tác dụng giảm đau,
chống viêm, dịch chiết ethanol 80% có tác dụng chống virus sốt xuất huyết và điều
chỉnh hoạt động miễn dịch [27].
Qua tìm hiểu cho thấy, các nghiên cứu trong nước về cây Mảnh cộng rất ít. Vì
vậy việc khảo sát thành phần hóa học trong cây mảnh cộng để làm rõ các tác dụng

dược lý là cần thiết.
Các nhiệm vụ được đặt ra trong khóa luận tốt nghiệp này là:
1. Điều chế cao chiết từ cây mảnh cộng;
2. Xây dựng quy trình chiết tách một số hợp chất hóa học từ cao chiết cây mảnh
cộng;
3. Xác định thành phần hóa học cơng thức cấu tạo của một số hợp chất trong cao
chiết.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 GIỚI THIỆU VỀ HỌ ACANTHACEAE
1.1.1 Vị trí phân loại:

Theo hệ thống phân loại của Takhtajan (2009), Clinacanthus sp. Có vị
trí phân loại trong giới thực vật như sau [6]

Thực vật bậc cao

Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)

Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)

Phân lớp Hoa môi (Lamiidae)

Liên bộ Hoa môi (Lamianae)

Bộ hoa Mõm sói (Scrophulariales)


Họ Ơ rơ (Acanthaceae)

Chi Clinacanthus

Sơ đồ 1: Vị trí phân loại của chi Clinacanthus theo Takhtajan

2


1.1.2 Thực vật học và phân bố:

Họ Ơ rơ (danh pháp khoa học: Acanthaceae) là một họ thực vật hai lá mầm
trong thực vật có hoa, chứa khoảng 214-250 chi (tùy hệ thống phân loại) và
khoảng 2.500-4.000 loài, trong khi đó các hệ thống phân loại của APG chấp
nhận ít chi hơn nhưng lại nhiều loài hơn (khoảng 220 chi và khoảng 4.000
loài)[37]. Ở Việt Nam là 40 chi với khoảng 200 lồi.

Cây quả nổ

Dây bơng xanh

Lá cẩm

Bạch hạc

Hình 1: một số cây thuộc họ Ơ rơ (Acanthaceae)

3



1.1.3 Một số đặc điểm của cây họ Ơ rơ (Acanthaceae) [5]

Thân: Phần lớn là cây thảo nhiều năm, cây bụi, cỏ đứng hay dây leo, ít
khi là cây gỗ.
Lá: đơn, mọc đối, không lá kèm. Phiến lá nguyên hay có răng cưa.
Cụm hoa: Hoa mọc riêng lẻ hay tụ lại thành chùm, gié ở nách lá hay
ngọn cây. Nhiều lồi trong họ có cụm hoa có nhiều lá bắc và lá bắc con xếp kết
hợp, có lơng hay gai.
Hoa: Lưỡng tính, khơng đều, mẫu 5. Mỗi hoa mọc ở nách một lá bắc
và có hai lá bắc con.
Bao hoa: Năm lá rời hay dính nhau ở đấy, năm cánh hoa dính nhau
thành một ống hình kèn gần như khơng đều hoặc phía trên xịe thành hai mơi
khơng đều, mơi trên do hai cánh sau tạo thành,môi dưới do ba cánh hoa dưới
hợp lại.
Bộ nhị: 2 nhị dài và 2 nhị ngắn (bộ nhị 2 dài) hoặc giảm còn 2 nhị. Nhị
đích trên ống tràng xen kẽ cánh hoa. Bao phấn thường có một rìa lơng như bàn
chải trên lưng.
Bộ nhụy: 2 lá nỗn ở vị trí trước – sau, dính liền thành bầu trên 2 ơ, mỗi
ơ chứa 2 hay nhiều nỗn, đính nỗn trung trụ. Đĩa mật to bao quanh đáy bầu
nỗn.
Quả: thường là quả 2 nang ơ, chứa 2 hay nhiều hạt ở mỗi ơ.
Hạt: Khơng có nộ nhũ khô, được tung đi xa nhờ cán phôi to và có thể
bật lên như một lị xo khi quả nứt ra, mỗi hạt có một cuống do cán nỗn hóa
mộc.
1.2 ĐẶC ĐIỂM LỒI CLINACANTHUS NUTANS
1.2.1 Tên gọi
Tên thường gọi: Mảnh cộng
Tên khác: Bìm bịp, lá cầm, cây xương khỉ.
Tên khoa học: Clinacanthus nutans
Tên đồng nghĩa: Clinacanthus burmanni Nees


4


Hình 2: Cây mảnh cộng và hoa cây mảnh cộng
1.2.2 Mơ tả thực vật
Tiểu mộc hơi trườn. Lá có phiến to, thon 7-9 × 2–2,5cm láng, bìa giún, đầu
thon nhọn. Gié dày, xụ ở ngọn nhánh, lá hoa hẹp, hoa đỏ, cao 3-5cm đài cao 1cm, có
lơng trĩn, vành dài 5cm, có mơi đứng, mơi dưới 3 răng, tiểu nhụy 2, bao phấn vàng
xanh. Nang dài 1,5cm. [4]
Nơi sống và thu hái
Lồi cây mảnh cộng được tìm thấy và nghiên cứu ở các nước Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam [18]. Ở Việt Nam cây mảnh cộng mọc
hoang và được trồng ở các tỉnh phía Nam và khu vực Bắc Bộ như Hồ Bình, Thanh
Hố, Hà Tây, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước.
Mọc ở hàng rào, rừng thay lá, bình ngun, bờ bụi. Có thể thu hái cây lá quanh
năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thu hái: toàn bộ cây trên mặt đất.
1.3 TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CÂY MẢNH CỘNG
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, Mảnh cộng là một cây thuốc có chức
năng có nhiều tác dụng chữa bệnh đầy hứa hẹn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất
từ lá Mảnh cộng có tác dụng chống oxy hóa, chống tăng sinh, chống ung thư, kháng
vi rút và chống viêm.
5


1.3.1 Tác dụng chống viêm
Panthong và cộng sự đã chỉ ra răng các chiết xuất từ lá của C.nutans có hoạt
tính chống viêm mạnh. [33]
Payong Wanikiat cũng cho thấy tác dụng kháng viêm mạnh của các chất chiết

xuất từ loài Clinacathus nutans thơng qua mơ hình gây phù chân chuột bằng
carrageenin và phù tai chuột băng ethyl phenylpropionat. Kết quả cho thấy khả năng
ức chế mạnh myeloperoxidase của cả hai mơ hình.
1.3.2 Tác dụng chống oxy hóa
Theo Patchareewan Pannangpecth và cộng sự đã khảo sát tác dụng chống oxy
hóa từ cao chiết ethanol của cây Mảnh cộng. Trong nghiên cứu này tác dụng chống
oxy hóa dựa trên hoạt động thu dọn triệt để gốc tự do DPPH và ức chế đáng kể việc
sản xuất peroxid trong các đại thực bào chuột kích thích bởi myristat phorbol acetat
(MPA) và bảo vệ hồng cầu chồng lại AAPH gây tán huyết. [21]
Nghiên cứu của Yoke Keong Yong cho thấy kết quả chống oxy hóa tốt các
gốc tự do 1,1- diphenyl-2-picryhydrazyl và galvinoxyl từ dịch chiết cloroform của
Mảnh cộng nhưng ít hiệu quả đối với gốc tự do nitric oxid và hydrogen peroxide.[35]
1.3.3 Tác dụng kháng virus
Tại Thái Lan lá Mảnh cộng được sử dụng để điều trị nhiễm herpes. Jayavasu
và cộng sự dã nghiên cứu đã nghiên cứu khả năng bất hoạt các virus herpes simplex
type 2 (HSV-2) với acyclovir từ chiết xuất lá Mảnh cộng. Kết quả cho thấy chiết xuất
từ lá đã có ức chế sự hình thành mảng bám do HSV-2 của dịng tế bào thận. [10]
Nhóm tác giả Wirotesangthong đã nghiên cứu hiệu quả khả năng chống lại
virus cúm H1N1 của dịch chiết từ lá Mảnh cộng khi thử nghiệm trên chuột. [19]
1.3.4 Hoạt tính chống nọc độc rắn
Nghiên cứu cho thấy dịch chiết nước của lá Mảnh cộng có tác dụng chống lại
nọc rắn khi thử nghiệm trên chuột bị hoành cơ hoành-thần kinh. Dịch chiết nước từ
lá có khả năng làm giảm tỷ lệ tử vong từ 100% đến 63±3,34%, trong khi đó dịch chiết
cồn 95% (2g/kg) là không hiệu quả khi tiêm tĩnh mạch, màng bụng hoặc cho uống.
[15]
1.3.5 Hoạt tinh kháng acetylcholinesterase
Nghiên cứu của Lau KW và cộng sự đã đánh giá hiệu lực của cao chiết
methanol của lá Mảnh cộng trong 14 ngày với liều 250 mg/kg, 500 mg/kg, 1000
6



mg/kg thể trọng trên hoạt động của acetylcholinesterase của chuột đực. Kết quả cho
thấy hoạt tính acetylcholinesterase được tìm thấy cao nhất ở gan, tiếp theo là não,
thận và tim. Như vậy khi uống dịch chiết methanol của lá trong 14 ngày có thể điều
chỉnh dẫn truyền thần kinh cholinergic bằng cách kích hoạt hoạt tính
acetylcholinesterase ở thận, gan và tim chuột. [16]
1.3.6 Tác dụng chống ung thư
Chiết xuất cloroform có tác dụng chống tăng sinh cao nhất trên dịng 0,03%)
và Raji (88,97 ±1,07%) ở 100 ug / ml và năm dòng tế bào ung thư khác phụ thuộc
vào nồng độ nhưng không phụ thuộc vào tế bào IMR-32.
Năm 2015, nhóm tác giả Danmin Huang đã chỉ ra rằng chiết xuất cồn 30 của
lá Mảnh cộng đã chứng minh các đặc tính chống khối u bằng cách điều chỉnh tăng
phản ứng miễn dịch và đàm bảo được đánh giá thêm như một tác nhân điều trị tiềm
năng đểề điều trị và phòng ngừa ung thư.[13]
Năm 2019, Nik Abd Rahman và cong su đã chỉ ra rằng chiết xuất C. nutans có
tác dụng chống khối u và chống oxy hóa trên mơ hình vú chuột 4 TI mà khơng có tác
dụng phụ và phản ứng viêm ở liều cao 1000 mg /kg. [20]
1.3.7 Nghiên cứu về độc tính
Các nghiên cứu về độc tính cấp từ dịch chiết etanol của Mảnh cộng lá khi cho
uống, tiêm dưới da, tiêm màng bụng không sản xuất bất cứ tác dụng phụ độc tính trên
động vật. Một nghiên cứu về dộc tính mãn khi sử dụng đường uống từ dịch chiết cho
chuột uống trong 90 ngày, sau khi khám các cơ quan nội tạng thì khơng thấy bất kỳ
sự bất thường nào.[15]
1.3.8 Hoạt tính đáp ứng miễn dịch
Nghiên cứu của Busarawan Sriwanthan và cộng sự khảo sát hoạt động của cao
chiết cồn từ lá của mảnh cộng trên hệ thống miễn dịch để nghiên cứu vai trò của Mảnh
cộng trong điều chỉnh phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian (CMIR) trong ống
nghiệm: tế bào lympho, chức năng của tế bào chết tự nhiên (NK), sự sản xuất tế bào
lympho đáng kể và giảm hoạt động của tế bào NK. Điều này cho thấy rằng hiệu quả
của mảnh cộng trong CMIR có thể một phần là do việc tạo ra IL-4 [8]

Các sản phẩm thương mại được làm từ Clinacanthus nutans hiện có trên thị
trường.

7


Trà Mảnh Cộng

Dầu cù là Mảnh cộng, nghệ, riềng

Bánh Mảnh Cộng

Thuốc khớp

Hình 3: Các sản phẩm từ cây Mảnh Cộng
1.4 CÔNG DỤNG CỦA MẢNH CỘNG TRONG Y HỌC DÂN GIAN
Mảnh cộng được dùng chữa các vết thương do trâu bò húc. Ở một số địa
phương nhân dân dùng chữa dị ứng, uống trong và bơi ngồi da.
Cây trồng làm hàng rào. Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khơ có mùi thơm
dùng để ướp bánh, lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng lên ó trật gân,
xương khớp, gãy xương. Thường dùng phối hợp với cây Mò Hoa Trắng giã ra lọc lấy
nước uống chữa bệnh lưỡi trắng ở trẻ em.
Ở Hải Nam (Trung Quốc) người ta dùng lá cây làm thuốc trị dao chém thương
tích và điều trị thiếu máu, phong thấp. Thường dùng cành lá khơ sắc uống, dùng ngồi
lấy lá tươi giã đắp.
8


Ở Lào và Campuchia được dùng đắp vào mi mắt để chữa viêm mắt.
Ở Indonesia lá được dùng trị lỵ.

Ở Thái Lan lá tươi trị bỏng, sâu bọ đốt, eczema và mụn rộp, dịch chiết cồn của
của lá tươi được sử dụng để điều trị phát ban, rắn và côn trùng cắn, đặc biệt là tổn
thương bộ phận sinh dục do HSV và VZS. [24,27]
1.5 MỘT SỐ BÀI THUỐC THEO ĐÔNG Y TỪ CÂY MẢNH CỘNG
Bài 1: Chữa lở miệng ở người lớn và trẻ em: lá mảnh cộng tươi rửa sạch, giã
nát thêm ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Liều dùng: 20-60g/ngày [38]
Bài 2: Viêm gan mãn vàng da, nóng hâm hấp lịng bàn tay, sốt về chiều, tiểu
vàng, bứt rứt, khó ngủ, đại tiện táo bón,sắc mặt sạm: Tồn cây mảnh cộng: 30g khơ
râu bắp 20g, lá cây vọng cách 12g, lá quao 12g, sâm đại hành 16g, trần bì 10g, sắc
với 1000ml nước giữ sôi nhỏ lửa 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.[38]
Bài 3: Các khớp sưng đau mãn tính: toàn cây mảnh cộng 30g, rễ và thân cây
gối hạc 20g, toàn cây trâu cổ 20g, chùm gởi cây dâu tằm 20g. nấu với 1,2 lít nước
cịn 300ml chia 3 lần uống sau bữa ăn. Uống liên tục 5-15 ngày.[38]
Bài 4: Chữa trướng bụng do sơ gan hoặc viêm thận mạn tính: dùng khiên ngưu
tử 80g, hồi hương 40g. tất cả nghiền mịn trộn đều. mối ngày uống 1 lần mỗi lần uống
8g, uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi, uống liên tục 2-3 ngày [38]
Bài 5: Chữa đại tiểu tiện không thông: mảnh cộng đem tán mịn , mỗi lần uống
4 g, dùng nước chiêu thuốc [38]
Bài 6: Trị thối hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức lưng: lá cây mảnh cộng
tươi 80g, lá cây thuốc cứu tươi 50g, của sâm đại hành tươi 50g, giã nhuyễn cả 3 thứ
xào nóng với dấm, để ấm đắp vào chỗ đau, băng chặt lại mỗi tối trước khi đi ngủ,
sáng mở ra, liên tục 5-10 ngày.[38]
1.6 TÍNH VỊ
Theo đơng y mảnh cộng có vị cay, tính nóng, hơi có độc, vào 3 kinh: thủ thái
âm phế, túc thiếu âm thận và thủ dương minh đại tràng. [38]
1.7 CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ
Theo đơng y có tác dụng tả thấp nhiệt ở hó phận, trục đờm, tiêu ẩm lợi nhị tiện
là thuốc chữa tiện bí, cước khí, chủ trị hạ khí, lợi tiểu tiện, chữa cước thũng, sát khuẩn.
theo tài liệu cổ không được dùng khiên ngưu tử cùng với ba đậu


9


Có tác dụng lợi thủy, hành khí. Dùng trong trường hợp trướng bụng, chân tay
phù nề, ngực bụng đầy tức, khó thở, đại tiện bí, tiểu tiện ít.
Theo y học cổ truyền, tồn cây có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều
kinh [38]
1.8 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HĨA HỌC
1.8.1 Ngồi nước
Các nghiên cứu hóa học trên thế giới đã chỉ ra rằng Mảnh cộng có chứa
alkaloid, saponin, flavonoid, triterpenoid, diterpen, steroid, phytosterol, tannin,
quinone, phenolic, glycoside, iridoid, carbohydrate, protein và amino acid.
Dampawwan (1976), Huntrakul và Reutrakul (1977) đã phân lập được
stigmaserol, lupeol và β-sitosterol từ dịch chiết của lá, thân và rễ cây mảnh
cộng.[11,12]
Năm 1983, Lin Li Yu đã phân lập betulin, lupeol và β-sitosterol từ rễ cây mảnh
cộng [17]

Năm 1997, Teshima và cộng sự đã phân lập được 6 C-glucosyl flavone: vitexin
(5), isovitexin (6), shaftoside (1), isomollupentin-7-O-β glucopyranoside (2), orientin
(3) và isoorientin (4) từ dịch chiết methanol của thân và lá cây Mảnh cộng.[29]
10


Năm 1998 nhóm tác giả Teshima tiếp tục phân lập thêm 5 glucosid chứa nhóm
sulfur: clinacosid A, clinacosid B, clinacosid C, cyclolinacosid A1 và cyclolinacosid
A2 từ dịch chiết của thân và lá Mảnh cộng. [30]
Năm 2001 Satakhum và cộng sự đã phân lập được 2 glycoglycerolipid: 1,2-Odilinolenoyl-3-O-β-D-galactopyranosylglycerol và 1-O-palmitoyl-2-O-linolenoyl-3O-(α-D-galactopyranosyl-(1"6')-O-β-D galactopyranosyl) glycerol từ lá cây Mảnh
cộng.[25]
Cũng trong năm 2001 nhóm tác giả Dechatiwongse Ayudhya và cộng sự đã

phân lập 132-hydroxy-(132-S)-phaeophytin b, purpurin 18 phytylester và
phaeophorbide từ dịch chiết chloroform của lá cây Mảnh cộng. [7]
Năm 2003, Janwitayanuchit W và cộng sự đã phân lập được trigalactosyl và
digalactosyl diglycerides từ dịch chiết lá Mảnh cộng. [14]
Năm 2004 Tuntiwachwuttikul và cộng sự đã phân lập được hỗn hợp 9
cerebroside và 1 moonoacyl monogalactosyl glycerol từ lá cây Mảnh cộng.[32]
11


Năm 2006, Sakdarat S và cộng sự đã phân lập được 8 chất từ dịch chiết hexan
và chloroform gồm: 132-hydroxy-(132-S)-chlorophyll-b, 132-hydroxy-(132-R)chlorophyll-b,
phaeophytin-b,

132-hydroxy-(132-S)-phaeophytin-b,
132-hydroxy-(132-S)-phaeophytin-a,

132-hydroxy-(132-R)132-hydroxy-(132-R)-

phaeophytin-a, purpurin-18-phytyl este và phaeophorbide-a. [22]
Năm 2009, Sakdarat S và cộng sự tiếp tục phân lập dược 3 dẫn xuất
chlorophyll từ dịch chiết chloroform của lá Mảnh Cộng đó là: 132-hydroxy- (132-R)phaeophytin b, 132-hydroxy-(132-S)-phaeophytin-a và 132-hydroxy-(132-R)phaeophytin. [23]

Hình 4: Các dẫn xuất chlorophyll phân lập từ Mảnh Cộng.
Năm 2013, bằng phương pháp GC-MS Yong và cộng sự đã xác định được 14
thành phần hóa học (n-pentadecanol; eicosane; 1-nonadecene; heptadecane;
dibutylphthalate; n-tetracosanol-1; heneicosane; rượu behenic;1-heptacosanol; acid
1,2-benzenedicacboxylic,
đơn
chức
(2-etylhexyl)

este;
nonadecyl
heptafluorobutyrate; eicosayl trifluoroacetate; 1,2-axit benzenedicacboxylic, este
dinonyl; và axit phthalic dodecyl nonylester) từ dịch chiết cloroform, metanol và
nước của lá Mảnh cộng. [36] Cũng trong năm này, Yang và cộng sự đã phân lập được
saponin, phenol, flavonoid, diterpenes và phytosterol từ dịch chiết methanol của lá
Mảnh cộng. [34]

12


Năm 2014, Chelyn và cộng sự đã xác định flavon C-glycosidic, bao gồm
isovitexin, vitexin, isoorientin, orientin và axisoside, trong dịch chiết ethanol của lá
Mảnh cộng bằng phương pháp HPLC để định lượng. [9]
Năm 2014, Tu và cộng sự đã phân lập được phytochemical chứa lưu huỳnh,
clinamide A (7), B (8) và C (9) và 2- cis-entadamide A (10), entadamide (11) từ dịch
chiết ethanol của phần trên mặt đất của cây Mảnh cộng. [31]

1.8.2 Trong nước
Tại Việt Nam năm 2014, Hồ Thị Hồng Phúc đã phân lập được một số chất từ
dịch chiết cồn 96%: Pterocarpin (13), trcosan-1-ol, stigmasterol, 4- methoxy
maackiain (12), 4-hydroxypterocarpin (14). [1]
Năm 2017, nhóm tác giả Nguyễn Thị Trang Đài đã phân lập được 4 hợp chất
triterpenoid từ cao dichloromethane của thân cây Mảnh cộng đó là fiedelin, morolic
acid acetat, acid betulinic, acid (3B)-hydroxyolean-12-en- 28-oic. [2]
Năm 2020, nhóm tác giả Nguyễn Thị Trang Đài tiếp tục phân lập được ba hợp
chất từ cao chiết dichloromethane của thân cây Mảnh cộng đó là methyl tetracosanoat,
candenatenin B, calycosin. [3]

13



14


CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
2.1 HĨA CHẤT VÀ THIẾT BỊ
2.1.1 Hóa chất
Bản mỏng silicagel GF254 (MERCK) pha thuận hoạt hóa trong tủ sấy nhiệt
độ 105-110oC trong 60 phút.
Chất hấp phụ được chọn dùng để chạy sắc ký cột là silicagel 60 pha thường
(0,04-0,063 m) Merck.
Dung mơi dùng cho q trình thí nghiệm gồm: n-hexan, metanol, ethyl axetat,
diclorometan, n-butanol, etanol...và các thuốc thử đạt độ tinh khiết thích hợp sử dụng
trong phân tích TLC, chiết xuất, phân lập các chất.
Thuốc thử hiện hình các vết hữu cơ trên bản mỏng H2SO4 2%/Etanol hoặc
FeCl3/ Ethanol
2.1.2 Thiết bị
Tủ sấy Memmert.
Cân bán vi lượng phân tích Precisa,cân kĩ thuật Precisa.
Máy cát quay lớn Buchi và máy cất quay nhỏ Buchi.
Bếp đun bình cầu,sinh hàn hồi lưu.
Bếp đun cách thuỷ.
Bình chiết, phễu chiết, bình nón, bình cầu, cốc thủy tinh, ống nghiệm, pipet
pastuer.
Đèn UV tử ngoại hai bước sóng 245nm và 365nm.
Máy HPLC (Shimadzu LC20, Nhật Bản), gồm: bơm, bộ tiêm mẫu tự động,
detetor UV-VIS, phần mềm Labsoution để truy xuất hình ảnh và số liệu trên máy
HPLC.
Máy siêu âm có gia nhiệt hiệu Power sonic 405.

2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, PHÂN TÁCH CÁC HỖN HỢP VÀ
PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT
Để phân tích, phân tách các phần chiết và phân lập các hợp chất đã sử dụng
các phương pháp chiết, các phương pháp sắc ký phân tích như sắc ký lớp mỏng
(TLC), sắc ký điều chế như sắc ký cột thường (CC), sắc ký cột nhanh (FC), sắc ký
cột tinh chế (Mini-C) và phương pháp kết tinh chọn lọc.
15


2.2.1 Phương pháp chiết hồi lưu
Dược liệu được ngâm cùng với dung mơi trong một bình cầu đáy trịn và được
nối với hệ thống ngưng tụ. Đun nóng bình cầu chứa dược liệu và dung môi đến nhiệt
độ sôi,dung môi sẽ bốc hơi và quay trở lại bình chiết.
2.2.2 Phương pháp chiết hai pha lỏng
Phương pháp dựa trên sự phân bố khác nhau của các chất giữa hai pha lỏng
không hòa trộn (một pha nước và một pha hữu cơ). Các hợp chất hữu cơ sẽ được
chuyển từ một pha nước sang một pha hữu cơ còn các chất nền phân cực sẽ ở lại trong
pha nước. Quá trình chiết có thể được thực hiện ở các điều kiện đươc kiểm sốt ví dụ
như pH, độ phân cực của dung mơi chiết, tỷ lệ thể tích pha hữu cơ/pha nước, nhiệt
độ, …
2.2.3 Sắc ký lớp mỏng (TLC)
Sắc ký lớp mỏng trên silica gel là phương pháp thích hợp cho phân tích các
hợp chất hữu cơ. Vì sự phân tích TLC trên silica gel là một quá trình hấp phụ các hợp
chất được phân tách theo độ phân cực theo cách tương tự như trong sự phân tách sắc
ký cột. Sắc ký lớp mỏng là phương pháp phân tích để lựa chọn các hệ dung môi rửa
giải cho sắc ký cột. Để định tính các hợp chất, các giá trị Rf và màu sắc của các vệt
chất được phát hiện trên bản mỏng TLC cần được mô tả. Dựa vào sắc ký đồ TLC có
thể đánh giá định tính số lượng các hợp chất có trong hỗn hợp.
Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng silica gel tráng sẵn DCAlufolien 60 F254 (Merck, Darmstadt, CHLB Đức) với chiều dày lớp silica gel là 0,2
mm.

Đưa mẫu phân tích lên bản mỏng: Hịa tan mẫu thử trong dung mơi thích hợp
(1 mg/ml), sau đó dùng capilla đưa dung dịch mẫu thử lên bản mỏng (10 μl).
a) Dung môi triển khai
Các dung môi dùng trong TLC đều được làm khan và chưng cất lại trước khi
sử dụng. Các hệ dung môi được trộn theo tỷ lệ phù hợp với từng mẫu phân tích. Sau
khi pha phải lắc kỹ cho các dung mơi trong hệ trộn đều nhau rồi cho vào bình triển
khai sắc ký đáy bằng, có nút nhám kín đến chiều cao 0,5 cm. Để n đến khi bình
đươc bão hịa dung môi mới tiến hành triển khai bản mỏng.
b) Triển khai bản mỏng
Bản mỏng được cắt với kích thước phù hợp với tuyến xuất phát của dung mơi
dung mơi có chiều cao 1 cm. Dùng kẹp sắt đưa nhanh bản mỏng đã đươc tẩm mẫu
16


×