Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

SANG THU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.93 KB, 10 trang )

SANG THU
A. TÁC GIẢ: Hữu Thỉnh, Vĩnh Phúc
- Trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ
- Thơ ơng ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm
- Ông viết nhiều và hay về con người, cuộc sống nông thôn vào mùa thu
B. TÁC PHẨM
1. Hoàn cảnh sáng tác: 1977, “Từ chiến hào đến thành phố”
2. Nội dung
- Bức tranh thiên nhiên phù hợp từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng và rõ rệt qua cảm nhận
tinh tế của tác giả.
3. Đặc sắc nghệ thuật
- Thể thơ: 5 chữ
- Hình ảnh thân thuộc, dân dã giàu sức gợi cảm
4. Mạch cảm xúc: Theo trình tự khơng gian
- Từ hẹp → rộng
- Vơ hình, trừu tượng, mơ hồ → hữu hình, cụ thể, rõ nét
- Từ những cảm nhận, quan sát về sự chuyển mình của thiên nhiên → những suy
ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời
5. Những nhận định về tác phẩm, tác giả
– Từ cuối sang thu, đất trời có những biến đổi nhẹ nhàng mà rõ ràng. Đây là sự biến
đổi được Hữu Thỉnh nâng lên bằng cảm nhận tinh tế, thơng qua các hình ảnh giàu sức
biểu cảm trong bài Sang thu
– Sang thu là một bài thơ hay. Tác giả không sa vào cách miêu tả ước lệ, khuôn sáo
mà bằng những cảm nhận tinh tế qua những hình ảnh thơ tự nhiên mộc mạc mà mới
lạ, những hình ảnh này được đặt trong sự vận động nhẹ nhàng mà không làm mất đi
cái hồn của thiên nhiên là rất trong và rất tĩnh.
– Bằng hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm. Cùng thể thơ
năm chữ, Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinh tế để tạo ra
một bức tranh chuyển giao từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, êm dịu, trong sáng nên
thơ… ở vùng đồng bằng Bắc Bộ của đất nước. Bài thơ của Hữu Thỉnh đánh thức tình
cảm của mỗi người về tình yêu quê hương đất nước và suy ngẫm về cuộc đời.


– “Sang thu” là bức tranh mộc mạc về miền quê Bắc Bộ: nhẹ nhàng, êm dịu, trong sang
và nên thơ. Thông qua bài thơ, tác giả thể hiện những triết lý về cuộc đời qua những gì
giản đơn, nhỏ bé của cuộc sống. Tất cả tạo nên đặc sắc cho bức tranh giao mùa hiếm
có của thiên nhiên Việt Nam. Qua đó giúp người đọc có những cảm xúc đong đầy, tự
hào và thêm thương yêu Tổ quốc.
– Nét đặc sắc làm nên giá trị của bài thơ Sang thu là sự tinh tế và nhất là cái đối ngẫu,
hàm súc rất Đường thi.
– Sang thu, khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khng mà cũng thầm thì triết lí
đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê
hương đem đến cho thế hệ trẻ tình yêu đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam.
– Là cảnh vườn thu, ngõ xóm của đồng bằng Bắc Bộ, không gian hẹp hơn với những
mùi hương quen thuộc và gần gũi như hương ổi, hình ảnh đặc trưng của tiết thu xứ
Bắc là gió heo may se se lạnh, đặc biệt, hình ảnh sương thu vốn quen thuộc trong thơ
ca truyền thống nhưng ở đây được gợi tả cụ thể, độc đáo, có hồn hơn nhờ phép nhân


hóa. Xúc cảm của thi nhân nghiêng về cảm nhận giây phút giao mùa hết sức tinh tế với
những rung động nhẹ nhàng, tình cảm thiết tha gắn bó với q hương.
– Sang thu của Hữu Thỉnh khơng chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà cịn có hình
tượng con người trước những chuyển biến của cuộc đời.
– Hữu Thỉnh viết về đời sống bằng một thứ văn hoá nhà quê thật đẹp và thật ngộ.
– Hữu Thỉnh đã “đưa thơ về với cuộc sống thường nhật”, khám phá bí ẩn thẳm sâu
trong tâm hồn con người bằng những suy tư chân thật tự đáy lịng mình.
– Hữu Thỉnh là thi sĩ của những câu thơ đầy ma lực, nó như lơi dắt người đọc thơi miên
trên các thi liệu dân gian. Hành trình đổi mới thơ ơng cịn thể hiện ở việc đào sâu hơn
nữa chất suy tư trước đây để tạo nên một kiểu kết tinh mới.
C. PHÂN TÍCH
1. Những tín hiệu ban đầu trong phút giao mùa
a, Tín hiệu nơi khơng gian, vườn ngõ
* Chuyển ý: Mở đầu bài thơ là những tín hiệu ban đầu nơi không gian vườn ngõ:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”
*Hỏi - Trả lời:
- “Bỗng”: sự bất ngờ, đột ngột, ngỡ ngàng, ngạc nhiên
→ Bất chợt nhận ra thu đã về
- Thu đến trong thơ Hữu Thỉnh một cách rất riêng (so sánh với một số tác phẩm khác)
- “Hương ổi”: mùi hương đặc sản, mùi hương riêng của làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ
Việt Nam
→ Mộc mạc, bình dị, gần gũi, quen thuộc
→ “Quà quê” dân dã
- “Phả”: sự lan tỏa, hòa quyện, đan xen; bốc mạnh và tỏa ra thành luồng.
- “Gió se”: làn gió nhè nhẹ, se lạnh
→ Thổi vào cảnh vật, thổi vào lịng người → mơn man, xao xuyến
⟹ Sự chuyển mình ban đầu của thiên nhiên lúc sang thu nhẹ nhàng, dịu êm
⟹ Hữu hình hóa
*Lập luận:
Từ “bỗng” vang lên như một tiếng reo, một phát hiện diễn tả cái đột ngột, sự bất ngờ
không báo trước cùng ngạc nhiên của thi nhân trong một buổi sớm mai thức giấc ngỡ
ngàng nhận ra dấu hiệu của khác thu sang. Quả thật, đọc đến những câu thơ tiếp theo,
ta không thể phủ nhận thu đến trong thơ Hữu Thỉnh một cách rất riêng, rất khác. Đó
khơng phải là “hương cốm mới” trong thơ Nguyễn Đình Thi, cũng nào giống “áo mơ
phai” trong hồn thu của Xuân Diệu. Và cũng chẳng phải lá vàng, trời xanh, hoa cúc như
trong thơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Khuyến hay “ngô đồng lác đác” nằm ở trang thơ của
Tuệ Nga khi trời hiu hắt sang thu. Mà là “hương ổi”, mùi hương đặc trưng của làng quê
ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, bình dị, mộc mạc, gần gũi, quen thuộc. Mùi hương ấy là
mùi hương mà ta thường bắt gặp trong những năm tháng của tuổi thơ, là thứ “quà
quê” vẫn vấn vương trong lòng những người con xa xứ, đó đồng thời cũng là sự quyện
hịa cùng mùi khói bếp của thuở xưa chốn cũ hay nơi thơn dã ngập bình n, hạnh
phúc. Tuy khơng nồng nàn như hương hoa huệ, hoa nhài, quyến rũ như loài hoa hồng
vẫn thường được mệnh danh là “nữ vương của các loài hoa”, cũng chẳng cao sang,

quý phái như hoa lan, hoa thiên lý. Song nó đủ làm thức dậy cả không gian vườn ngõ.
“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” đó là một lời nhận định vơ cùng chính xác. Bởi chỉ


qua chi tiết “hương ổi” nhưng Hữu Thỉnh đã thành công đưa người đọc về với cả một
khoảng trời tuổi thơ với những cánh diều cất lên mãi trên vòm trời cao rộng và dịng
sơng xanh mát. Có thể nói, thi nhân đã dùng lời thơ của mình để vẽ lên một bức tranh
sáng, đẹp về cái nhìn sang thu. “Phả” gợi sự lan tỏa, hòa quyện, đan xen; là bốc mạnh
và tỏa ra thành luồng. Người thư ký của tâm hồn ấy đã sử dụng rất đắt từ ngữ gợi tả,
chỉ dùng một từ đơn lẻ, mộc mạc thôi nhưng cũng gợi cho đọc giả liên tưởng đến một
mùi hương như đang đặc sánh lại, ngào ngạt, nồng nàn, bay đi xen lẫn trong khơng khí.
“Thu lại về theo ngọn gió heo may
Trời chợt lạnh, gió lùa trên phố xá”
“Gió se” là làn gió nhè nhẹ, se lạnh. Gió chở hương ổi đi gõ cửa khắp nhà nhà, gặp
người người, đem thứ hương thơm ấy lan tỏa, vấn vương từng ngõ ngách nơi quê
hương, thôn dã. Lắng đọng hồn mình trong từng câu thơ, con chữ, những kẻ mộng mơ
đang tận hưởng bản giao hịa của khơng gian lúc thu sang bỗng nhận ra gió khơng chỉ
thổi vào cảnh vật mà nó cịn đem cả mùa thu về, thổi cả vào lòng người gợi ra cảm giác
mơn man, xao xuyến. Phải chăng cơn gió heo may trong thơ Hữu Thỉnh đã nương nhờ
vào hương ổi, từ đó trở nên một cách thật độc đáo, khác lạ. Bởi nó nào như làn gió
xuân ấm áp, cũng chẳng phải thứ gió oi ả mang màu nắng của mùa hạ hay lạnh lẽo của
trời đơng. Hương ổi và gió se từ khi nào đã trở thành sứ giả của thu, nó đến khẽ khàng,
khẽ đến mức chỉ có những tâm hồn tinh tế và trái tim đồng điệu mới có thể nhận ra
được. Có thể nói cái thu sang qua thơ của thi nhân đã được hữu hình hóa, đánh dấu
sự chuyển mình ban đầu của thiên nhiên lúc sang thu nhẹ nhàng, dịu êm. Đọc đến đây,
ta lại nhớ đến những câu thơ mà Xuân Diệu từng viết hoàn toàn trái ngược với làn gió
nhẹ nhàng trong thơ Hữu Thỉnh:
“Đã nghe rét mướt luồn trong gió”
Những luồng run rẩy rung rinh lá”...
b, Cảm xúc của thi nhân

*Chuyển ý: Thu sang mang khơng chỉ mang theo hương q và những cơn gió se lạnh
đầu mà nó cịn góp nhặt cả những giọt sương từ đó gợi nên cảm xúc của thi nhân:
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
*Hỏi - Trả lời:
- Sương: không phải sương mai long lanh đẫm trên cỏ mà là sương thu giăng bờ nối
ngõ
- Từ láy nhân hóa “chùng chình” gợi ra điều gì? (chùng chình vốn là từ miêu tả tâm
trạng của con người)
+ Làn sương mỏng, mềm mại
+ Dáng vẻ lãng đãng như đợi chờ cố ý chậm lại đầy lưu luyến
+ Tạo nên thần thái của mùa thu → mơ hồ, mông lung
+ Sương thu bịn rịn, bâng khuâng, còn vương vấn hạ
→ Nhẹ nhàng, êm ái - giàu hình ảnh
- “Ngõ” là gì?
+ Khơng gian nhỏ, hẹp
+ Gợi liên tưởng về làng q
+ “Ngõ giao mùa” → hình tượng hóa
- Là sương rung rinh hay rung động trong lịng thi sĩ “Hình như thu đã về”


- “Hình như”: tình thái từ
+ Diễn tả sự nghi hoặc, ngờ vực, chưa chắc chắn
→ Tín hiệu thu sang cịn mơ hồ, trừu tượng ảnh khơng rõ ràng
*Lập luận:
Khơng phải những giọt sương mai long lanh đẫm trên ngọn cỏ mà là sương thu giăng
bờ nối ngõ. Trong giây phút giao cảm với thiên nhiên, Hữu Thỉnh dường như đã cảm
nhận được sự chậm chạp, vấn vương của thu tới. Từ láy nhân hóa “chùng chình” gợi ra
cho người đọc liên tưởng đến một làn sương mỏng, mềm mại trong khúc giao thu ban
đầu. Và quả thật “Thơ ca mang đến cho con người những điều kỳ diệu”, vốn là từ dùng

để gợi tả tâm trạng con người nhưng giờ đây lại được dùng cho “sương” điều đó đã
chứng tỏ bút pháp của người nghệ sĩ ấy vô cùng tế vi, hòa cùng với nhịp điệu của thi
ca, người đọc cảm nhận được sương giống như một kẻ lữ khách qua đường với dáng
vẻ lãng đãng như đợi chờ cố ý chậm lại đầy lưu luyến trước cảnh trời hay một vị giai
nhân trác tuyệt e thẹn, nhẹ nhàng với tà váy thướt tha đi qua từng triền đê, thơn làng,
ngõ xóm. Có thể nói đây là một chi tiết rất đắt giá, giàu hình ảnh, đậm chất hiện thực
nhưng cũng rất lãng tình, thơ mộng: sương thu bịn rịn, bâng khng, cịn vương vấn hạ
hay chính lịng thi nhân? Trong bài “Sổ tay tay thơ”, ta tìm được cái đồng điệu trong suy
nghĩ của thi sĩ Chế Lan Viên và nhà thơ Hữu Thỉnh:
“Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thơi
Cịn một nửa để mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó khơng là anh nhưng nó là mùa.”
“Ngõ” là một khơng gian nhỏ, hẹp; nhắc đến ngõ là nhắc đến hình ảnh và giai điệu,
chốn quen thuộc của một làng quê. Kết hợp cùng “sương chùng chình”, tự khi nào
“ngõ” đã được hình tượng hóa, trở thành một “ngõ giao mùa”. Từ sự sâu lắng, trầm
ngâm trước cảnh trời thu, nhà thơ bỗng ngỡ ngàng thốt lên “hình như thu đã về”. “Hình
như” là tình thái từ diễn tả sự nghi hoặc, ngờ vực, chưa chắc chắn. Có phải chăng
những tín hiệu mùa thu mà nhà thơ cảm nhận còn mơ hồ, trừu tượng, những sự vật
được cảm thấy nhiều hơn là nhìn thấy hay đó chính là rung động tinh tế của tâm hồn thi
nhân và nhịp điệu thiên nhiên. Cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên cùng ngờ vực ấy cũng xuất
hiện trong hồn thơ của thi nhân Từ Dạ Thảo:
“Hình như bên kia là mùa thu
Ngàn lá rụng mang theo lời tiễn biệt”
2. Bức tranh thiên nhiên chuyển mùa trong khơng gian rộng lớn
a, Hình ảnh dịng sơng và đàn chim
*Chuyển ý: Từ vườn ngõ nhỏ hẹp, bức tranh thiên nhiên chuyển mùa được cảm nhận
trong không gian rộng lớn
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”

*Hỏi - Trả lời:
- Một khơng gian thống rộng được mở ra với chiều cao của bầu trời, chiều sâu của
dịng sơng q
- Dịng sơng: khơng cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp
→ Êm ả, dềnh dàng, sông đang lắng lại, đang trầm xuống trong lững lờ như ngẫm
nghĩ, suy tư.
- Tương phản: chim - dịng sơng, dềnh dàng - vội vã


- “Bắt đầu” mới bắt đầu
→ Sự tinh tế trong cách sử dụng
→ Khúc giao thu đã dần hiện lên rõ rệt
*Lập luận:
Một khơng gian thống rộng được mở ra với chiều cao của bầu trời, chiều sâu của
dịng sơng quê. Và quả thực như một lời nhận xét của Sóng Hồng “Thơ là thơ đồng
thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.”, lắng đọng hồn mình trong từng
câu thơ, từng con chữ người đọc như được ngắm nhìn một bức tranh được tạo nên bởi
những vẫn thơ, một bức tranh khơng có đường viền với cảnh sơng nước, trời mây.
“Sơng”, “chim” là hai hình ảnh quá đỗi quen thuộc, cụ thể, hữu hình và rõ nét hơn chứ
khơng cịn phải là “sương”, “hương ổi”, “gió se” trừu tượng, mơ hồ nữa. Như Lưu Trọng
Lư đã từng bộc bạch “một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi”, bằng sự tài tình
trong cách sử dụng ngôn ngữ, cảnh vật trong thơ Hữu Thỉnh sống động, như một con
người mang theo linh hồn và hơi thở. Qua từ láy “dềnh dàng” ta cảm nhận được hình
ảnh dịng sơng khơng cịn gầm rú, thét gào, cuồn cuộn dữ dội màu đỏ phù sa, và gấp
gáp như trong những ngày mưa lũ những ngày hạ chí. Trong bài “Tức cảnh chiều thu”,
bà Huyện Thanh Quan từng viết:
“Xanh om cổ thụ trịn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.”
Dịng sơng lúc sang thu đã trở nên êm ả, êm đềm, lững lờ, nhẹ nhàng, thong thả. Ngôn
từ thường được ví như những chồi non lộc biếc nảy nở ra những đóa hoa thơm ngát

hay kẻ nắm bắt âm thanh của tâm hồn, thật vậy, hình ảnh thơ đã gợi lên trong sự liên
tưởng của những người đang thưởng thức thi phẩm đến hình hài của một con người
trầm tư, sống chậm giữa dòng thành thị tấp nập ngược xuôi, tưởng như một “người bộ
hành phiêu lãng” hay:
“Người lữ khách bơ vơ
Một mình lê chân bước“
Mùa thu đến chiếu nhẹ, êm dịu, nhẹ nhàng mà rõ rệt, để lại cảm xúc khơng tên trào
dâng trong tâm trí thi nhân. Đối lập với dịng sơng lững lờ, chậm rãi là những cánh chim
không tên đang vội vã chuẩn bị bay về phía phương Nam để tránh rét, người đọc nhìn
thấy đằng sau hình ảnh ấy chính là những đứa con xa nhớ chốn xưa người cũ, bắt vội
chuyến xe để trở về cố hương. Nếu trước đây Xuân Diệu trong “Thơ duyên” phát hiện
được sự phân vân trong đôi cánh cò trên ruộng cùng sự thay đổi của cảnh vật:
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”
hay như Huy Cận phải tinh tế lắm mới nhận thấy “chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều
sa” thì giờ đây, Hữu Thỉnh đã cảm nhận được trạng thái “bắt đầu” của đàn chim ở
khoảnh khắc giao mùa, từ đó khẳng định được sự tế vi trong hồn điệu của mình.
b, Hình ảnh đám mây
*Chuyển ý: Trong “Dagestan của tôi” từng đề cập đến đặc trưng của thơ ca rằng mỗi
thi phẩm đều có những “câu thơ hay nhất trong bài thơ”. Khơng nằm ngồi điều ấy, Hữu
Thỉnh đã chắt chiu, kí thác tinh hoa của một tâm hồn thi sĩ, tinh túy của một thi ca vào
hai dịng thơ khắc tả hình ảnh đám mây:
“Có đám mây mùa hạ


Vắt nửa mình sang thu”
*Hỏi - Trả lời:
- Sự quan sát tinh tế của tác giả

- “Vắt” là gợi tả một trạng thái, tính chất vật như thế nào?
+ Mềm mại, mỏng manh, bồng bềnh, tơi xốp
+ Sự chuyển động nhẹ nhàng, chậm rãi, lững lờ, êm đềm
- Liên tưởng độc đáo, thú vị, bút pháp giàu hình ảnh, chất lãng mạn
- “Mây mùa hạ” tưởng như:
+ Dải lụa mềm mại vắt ngang trời xanh
+ Khăn voan của vị tiên đồng ngọc nữ nào để quên lơ lửng trên bầu trời
- “Nửa mình sang thu”: Đám mây như con người mang tâm trạng lưu luyến, bịn rịn,
bâng khuâng, dùng dằng, nửa muốn đi nửa khơng, vẫn cịn vấn vương hạ → tấm lịng
thi nhân
- Mây đầu hạ: bức tranh mn màu, màu của những hồi bão, tuổi trẻ ngơng cuồng;
màu của sức sống mãnh liệt, của nhiệt huyết dâng trào
- Sự dở dang, mất mát là một hiện thực mà ta dù muốn hay không cũng phải học cách
chấp nhận (vắt nửa – sự khơng hồn thiện)
*Lập luận:
Hai câu thơ đã khẳng định sự quan sát tinh tế, khéo léo trong cách sử dụng ngôn từ
của tác giả. Không phải là đám mây trong thơ Nguyễn Đình Cường:
“Mây tủi hờn cứ khóc suốt nhiều ngày
Khổ thiên hạ nước ngập tràn lênh láng
Làm núi lở, cây, hoa màu xiêu tán
Khổ dân tình ngồi than ngắn thở dài”
hay “lớp lớp mây cao đùn núi bạc” trong “Tràng Giang” của Huy Cận mà chỉ là một đám
mây lượn lờ giữa trời cao trong xanh. Có thể nói chỉ với động từ “vắt” nhưng Hữu Thỉnh
lại thành công gợi cho người độc liên tưởng đến một đám mây mềm mại, mỏng manh,
bồng bềnh, tơi xốp cùng sự chuyển động nhẹ nhàng, chậm rãi, lững lờ, êm đềm. Người
đọc dễ dàng nhận ra đây chính là một liên tưởng độc đáo, thú vị, bút pháp giàu hình
ảnh, chất lãng mạn. Quả thực như một lời nhận xét của Maiacopxki “Làm thơ là cân
một phần nghìn milligram quặng chữ”. Những “đám mây mùa hạ” tưởng như một dải
lụa mềm mại vắt ngang trời xanh, thứ lụa ấy chia làm hai nửa, mỗi nửa lại là một mùa
khác nhau. Nửa bên kia được nhuộm bằng dáng hình hạ chí, nửa mình này vắt sang

gam màu của mùa thu. Hạ và thu, sao có thể định hình, ấy vậy mà với ngịi bút tài ba
của mình, tác giả đã cho người đọc thấy một ranh giới mỏng manh, phân cách giữa hai
mùa. Trong “chiều sông Thương”, thi nhân cũng có những câu tương tự:
“đám mây trên Việt Yên
rủ bóng về Bố Hạ”
Đám mây ấy như một nhịp cầu nối liền hai mùa thu - hạ. Nếu trong triết học, Jules
Lagneau khẳng định không gian và thời gian không thể dung hịa thì đến với văn học,
ta bắt gặp vị thi sĩ Hữu Thỉnh đã dùng hình ảnh khơng gian để khái quát sự vận động
của thời gian, như một nhận định “Thơ là sản phẩm của tâm hồn, nên nó mang lắm
điều kì diệu”. Khơng những vậy, lắng đọng hồn mình trong từng câu thơ, con chữ,
nhưng trái tim đồng điệu ngỡ ngàng nhận ra “Nửa mình sang thu” còn là gợi đám mây
như con người mang tâm trạng lưu luyến, bịn rịn, bâng khuâng, dùng dằng, nửa muốn
đi nửa khơng, vẫn cịn vấn vương hạ hay phải chăng đó chính là tấm lịng thi nhân.


Mùa hạ chưa thật đi qua mà mùa thu đã chớm về. Cảnh sắc khúc giao thu qua bút
pháp tả cảnh của thi nhân hiện lên vừa sinh động vừa mơ hồ đã thể hiện cảm xúc say
sưa của một tâm hồn giao cảm với thiên nhiên. Phải chăng thế giới cảm xúc trong Hữu
Thỉnh vẫn luôn say sưa như thế để rồi cứ mãi khiến bạn đọc ta vấn vương nơi những
vần thơ nhẹ nhàng, những hình ảnh thơ gần gũi mà tinh tế lắm, như cái “vắt nửa mình”
của đám mây bước sang thu, hay như buổi chiều thu thật nhẹ nhưng cũng thật gọn để
“bước sang sông”:
“nắng thu đang trải đầy
đã trăng non múi bưởi
bên cầu con nghé đợi
cả chiều thu sang sông”
Bầu trời vẫn đang chuyển nhẹ nhàng sang sắc thu để rồi sẽ thành “trời xanh càng rộng
càng cao”, nhẹ nhàng và xanh ngắt hơn. Hai câu thơ trên còn là những suy tư, trăn trở
của tác giả, những bâng khuâng, tiếc nuối như muốn níu kéo chút chói chang, oi ả,
nồng nàn của mùa hạ. Tác giả từng tâm sự, khi viết bài thơ này, ông đã liên tưởng đến

những đám mây trọn vẹn một màu thu. Tuy nhiên, khi cảm xúc bật trào thành câu chữ,
có điều gì đó trong tâm hồn ơng đã quyến luyến, níu giữ ngịi bút ơng sang “một nửa”.
Đúng như một câu nói “thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm”, mây đầu hạ
giống như một bức tranh mn màu, màu của những hồi bão, tuổi trẻ ngông cuồng;
màu của sức sống mãnh liệt, của nhiệt huyết dâng trào. Có một mùa hạ như thế đấy,
một mùa hạ lãng mạn và rạng ngời, một mùa hạ của những giấc mơ. Và giữa mơ và
thực ln tồn tại một lằn ranh đỏ vơ hình nào đó khiến chúng khó có thể hịa làm một.
Sự dở dang, mất mát là một hiện thực mà ta dù muốn hay khơng cũng phải học cách
chấp nhận. Có phải chăng vì lẽ ấy mà đám mây chỉ “vắt nửa mình sang thu”. Những
đồng đội, những người lính ngồi chiến trường năm ấy cũng thế, họ đã nằm lại ở tuổi
sung mãn nhất của đời người:
“Đò lên Thạch Hãn xin…chèo nhẹ
Đáy sơng cịn đó bạn tơi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm”.
“Sóng nước” bỏ lại tuổi trẻ, bỏ lịa tương lai và những hồi bão vĩnh viễn chơn vùi nơi
chiến trường. Một kiếp lính ngắn ngủi kết thúc, những ước mơ năm đó cũng chẳng bao
giờ trở về, tựa hồ đám mây còn vắt vẻo nửa cuối hạ.
3. Những suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ về khúc giao mùa
a, Hình ảnh nắng, mưa, sấm
*Chuyển ý: Bài thơ được khép lại bằng những suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ
về khúc giao mùa:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa”
*Hỏi - Trả lời:
- Mùa thu đã đong đầy rót vào lịng phố hạ
- Thu đã về, hạ chí ngậm ngùi phai dấu
- Nắng, mưa, sấm: hình ảnh của thiên nhiên trong cuộc sống thường ngày
- Nắng: khơng cịn chói chang, vàng ươm rạo rực
- Mưa: chẳng cịn ào ạt trắng xóa, rào rào dồn dập

→ Vẫn còn phảng phất nhưng dữ dội đã nhường chỗ cho dịu êm


⟹ Mọi thứ dần đi vào ổn định của mùa thu
- Kết hợp: “vẫn còn”, “bao nhiêu”, “vơi dần” → lắng lại,chừng mực, ổn định hơn
+ Bước đi thời gian
+ Sự giao thoa của thiên nhiên giữa hai mùa
→ Khéo léo, tinh tế → chứng kiến biết bao mùa cây thay lá
⟹ Không chỉ cảm nhận bằng giác quan → đối chiếu, so sánh, đoán định, suy ngẫm
⤰ Bộc lộ kín đáo cảm xúc của con người
*Lập luận:
Mùa thu đã đong đầy rót vào lịng phố hạ. Thu đã về, hạ chí ngậm ngùi phai dấu.
“Nắng”, “mưa”, “sấm” vốn là hình ảnh của thiên nhiên trong cuộc sống thường ngày.
Phủi đi lớp bụi mờ trên bề mặt của ngôn từ, người đọc nhận ra thiên nhiên lúc sang thu
đã rõ rệt hơn rất nhiều. Nắng vẫn cịn nơi sân đình nhưng đã khơng cịn chói chang,
vàng ươm rạo rực, gắt lên như nắng của mùa hạ nữa. Còn mưa, mưa cũng vậy, chẳng
cịn ào ạt trắng xóa, rào rào dồn dập. Mọi thứ như vẫn còn phảng phất đâu đây nhưng
sự dữ dội đã nhường chỗ cho dịu êm. Ta nhận ra tất cả chung quanh dần đi vào ổn
định của mùa thu. Lắng đọng hồn mình trong từng câu từ, con chữ, những con người
đang thưởng thức bản giao hưởng mùa thu bằng lời thơ nhận ra khi kết hợp với các từ
chỉ tần suất như “vẫn còn”, “bao nhiêu”, “vơi dần”, tiết trời sang thu bỗng trở nên thật
sinh động, lắng lại, chừng mực hơn. Không chỉ diễn tả bước đi của thời gian, sự giao
thoa của thiên nhiên hai mùa mà còn thể hiện sự khéo léo, tinh tế và khẳng định tài
năng của nhà thơ trong cách sử dụng, diễn đạt ngôn từ. Đồng thời cũng nói lên cảm
nhận về khắc hạ đi, thu đến của một con người đã trải qua biết bao mùa cây thay lá.
Khơng cịn đơn thuần là những cảm nhận bằng giác quan của con người mà đó cịn là
cả sự đối chiếu, so sánh, đoán định, suy ngẫm. Câu thơ vừa tả cảnh, vừa bộc lộ kín
đáo cảm xúc của thi nhân trong mối giao hòa với thiên nhiên quê hương. Đọc đến đây,
ta lại nhớ đến đơi dịng thơ của Huỳnh Minh Nhật
“Tự bao giờ ta có một mùa thu

Mãi cháy nồng màu u sầu vàng võ”
b, Hình ảnh hàng cây đứng tuổi
*Chuyển ý: Trang thơ đã gấp lại bằng hai câu thơ mang đầy tính triết lý:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
*Hỏi - Trả lời:
- Tả thực: Hàng cây đứng tuổi, lâu năm, cổ thụ khơng cịn bị giật mình, bất ngờ bởi
những tiếng sấm
- Ẩn dụ:
+ Chứa những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời
+ “Sấm”: khó khăn, gian truân, trắc trở
+ “Hàng cây đứng tuổi”: Hồn người, đời người khi đã ở độ tuổi trung niên, bước sang
dốc bên kia của cuộc đời
→ Khi con người ở độ tuổi sang thu sẽ vững vàng, điềm tĩnh, chín chắn hơn trước
những tác động bất thường của ngoại cảnh
- Mùa thu đời người: khép lại những ám ảnh, sôi nổi với bất thường của tuổi trẻ
*Lập luận:


Thu sang bớt đi những cơn sấm bất ngờ. Hàng cây đứng tuổi, lâu năm, cổ thụ khơng
cịn bị giật mình, bất ngờ bởi những tiếng sấm. Và quả thực “Thơ ca bắt rễ từ lòng
người, nở hoa từ từ ngữ”, ta cảm nhận được đằng sau những câu thơ ấy là sự suy
ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời của thi nhân. Nhắc đến “sấm”, người ta nghĩ đến
ngay những khó khăn, thử thách, gian truân, trắc trở của ngoại cảnh. “Hàng cây đứng
tuổi” là hàng cây lâu năm, cổ thụ hay chính là thế giới sang thu của hồn người, đời
người. Ngụ ý chỉ khi con người bước vào độ tuổi sang thu, bước vào ngưỡng trưởng
thành, trải nghiệm và dấn thân nhiều hơn, kinh qua những cảm xúc từ mất mát tang
thương đến vỡ òa hạnh phúc. Bởi vậy họ sẽ vững vàng, điềm tĩnh, chín chắn hơn trước
những trước những tác động bất thường của ngoại cảnh. Nói cách khác mùa thu đời
người chính là khép lại những ám ảnh, sôi nổi với bất thường của tuổi trẻ. Như vậy, từ

sự cảm nhận về thiên nhiên, Hữu Thỉnh đã bày tỏ những úy ngẫm về cuộc đời con
người. Có thể nói, đó là sự trải nghiệm của chính cuộc đời thi nhân. Chắc chắn phải
sâu sắc và nhiều nếm trải, nhà thơ mới khái quát được những điều thấm thía như thế
về kiếp sống nhân sinh, gợi nhiều suy ngẫm. Quả thật, đất trời sang thu khiến cho lòng
người bâng khuâng, nhiều cảm xúc, suy nghĩ.
D. SƠ ĐỒ KIẾN THỨC
1. Những tín hiệu ban đầu trong phút giao mùa (k1)
a, Tín hiệu nơi khơng gian, vườn ngõ (2c)
- “Bỗng”: sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên
→ Bất chợt nhận ra thu đã về
- “Hương ổi”: mùi hương đặc trưng của làng quê Bắc Bộ
→ Mộc mạc, bình dị, gần gũi, quen thuộc
- “Phả”: sự lan tỏa, hòa quyện, đan xen;
- “Gió se”: làn gió nhè nhẹ, se lạnh
⟹ Làm rõ được sự chuyển mình ban đầu của thiên nhiên lúc sang thu nhẹ nhàng, dịu
êm
b, Cảm xúc của thi nhân (2c)
- Hình ảnh sương thu
- “chùng chình”: sương mềm mại
- “Ngõ”: không gian nhỏ, hẹp
- Là sương rung rinh hay rung động trong lịng thi sĩ “Hình như thu đã về”
- “Hình như”: tình thái từ: sự nghi hoặc, ngờ vực, chưa chắc chắn
→ Tín hiệu thu sang cịn mơ hồ, trừu tượng ảnh không rõ ràng
2. Bức tranh thiên nhiên chuyển mùa trong không gian rộng lớn (k2)
a, Hình ảnh dịng sơng và đàn chim (2c)
- Một khơng gian thống rộng được mở ra
- Dịng sơng: khơng cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp
→ Êm ả, dềnh dàng, sông đang lắng lại, đang trầm xuống trong lững lờ như ngẫm
nghĩ, suy tư.
- Tương phản: chim - dịng sơng, dềnh dàng - vội vã

- “Bắt đầu” mới bắt đầu
→ Khúc giao thu đã dần hiện lên rõ rệt
b, Hình ảnh đám mây (2c)
- “Vắt”: Mềm mại, bồng bềnh; sự chuyển động chậm rãi
- “Mây mùa hạ”: Dải lụa mềm mại vắt ngang trời xanh


- “Nửa mình sang thu”: Lưu luyến, bịn rịn, bâng khng, dùng dằng, nửa muốn đi nửa
khơng, vẫn cịn vấn vương hạ → tấm lòng thi nhân
3. Những suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ về khúc giao mùa (k3)
a, Hình ảnh nắng, mưa, sấm (2c)
- Nắng, mưa, sấm: hình ảnh của thiên nhiên trong cuộc sống thường ngày
- Nắng: khơng cịn chói chang, vàng ươm rạo rực
- Mưa: chẳng cịn ào ạt trắng xóa, rào rào dồn dập
- Kết hợp: “vẫn còn”, “bao nhiêu”, “vơi dần” → lắng lại,chừng mực, ổn định hơn
b, Hình ảnh hàng cây đứng tuổi (2c)
- Tả thực: Hàng cây đứng tuổi, lâu năm, cổ thụ khơng cịn bị giật mình, bất ngờ bởi
những tiếng sấm
- Ẩn dụ: Chứa những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời
+ “Sấm”: khó khăn, gian truân, trắc trở
+ “Hàng cây đứng tuổi”: Hồn người, đời người khi đã ở độ tuổi trung niên, bước sang
dốc bên kia của cuộc đời
Tổng hợp: NTKN



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×