Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

bài tập lớn công nghệ blockchain

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.52 KB, 28 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
HỆ CHẤT LƯỢNG CAO

BÀI TẬP LỚN
MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG

CƠNG NGHỆ BLOCKCHAIN

NHĨM 1

HÀ NỘI - 12/2021


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
HỆ CHẤT LƯỢNG CAO

BÀI TẬP LỚN
MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN

Giáo viên hướng dẫn: Giang Thị Thu Huyền
Danh sách nhóm:
1. 24A4030011

Phạm Hồng Anh

2. 24A7511733
3. 24A4030228
4. 24A4033068


Đỗ Hồng Khánh Linh
Nguyễn Thị Hịa
Phạm Mai Linh

Hà Nội - 12/2021

(NT)


LỜI CẢM ƠN
Những tuần tìm hiểu ngắn ngủi vừa rồi là cơ hội cho chúng em tổng hợp và hệ thống
hóa lại những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức chuyên
môn. Tuy chỉ có khoảng thời gian ngắn, nhưng qua quá trình thực tập, chúng em đã được mở
rộng tầm nhìn và tiếp thu rất nhiều kiến thức thực tế. Từ đó em nhận thấy, việc cọ sát thực tế
là vơ cùng quan trọng – nó giúp sinh viên xây dựng nền tảng lý thuyết được học ở trường vững
chắc hơn. Trong q trình thực tập, từ chỗ cịn bỡ ngỡ cho đến thiếu kinh nghiệm, em đã gặp
phải rất nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của cô Hương Giang khoa HTTQL và
sự cổ động tinh thần của các bạn lớp K24CLC-QTA đã giúp chúng em có được những kinh
nghiệm q báu để hồn thành tốt kì thực tập này cũng như viết lên bài báo cáo cuối kỳ.
Bài tập lớn môn Năng lực số Ứng dụng với đề tài “Công nghệ Blockchain” là kết quả
của quá trình tìm hiểu tích cực, nghiên cứu kĩ lưỡng, cũng là của sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng
dẫn của cô giáo và bạn học trong suốt thời gian qua. Qua trang viết này nhóm nghiên cứu xin
gửi lời biết ơn tới những người đã giúp đỡ bọn em trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa
học vừa rồi.
Trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu tìm hiểu, chúng em nhận thấy mình đã cố
gắng nhưng vì kiến thức vẫn có hạn chế nên vẫn cịn thiếu sót, mong thầy cơ bổ sung để bài
tập được hồn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 1



Áp dụng cho đào tạo trình độ
và phạm vi đánh giá:

Tên học phần/ Mã học
phần/ Tín chỉ

Số phần áp dụng
(chia theo yêu cầu đáp ứng
chuẩn đầu ra)

Áp dụng cho 01 bài kiểm tra
tích lũy học phần đối với đào
tạo trình độ đại học chính quy

Năng lực số ứng dụng
Mã:
Số tín chỉ: 03 tín chỉ

BÀI TẬP LỚN gồm 02 phần
tương ứng với chuẩn đầu ra
học phần

Họ và tên sinh viên/ Nhóm sinh viên/ Mã sinh viên (có Tên người đánh giá/ giảng
thể ghi danh sách sinh viên nếu áp dụng bài tập nhóm) (*)
viên
1. Phạm Hồng Anh
1. 24A4030011
2. Đỗ Hồng Khánh Linh
2. 24A7511733

Giang Thị Thu Huyền
3. Nguyễn Thị Hòa
3. 24A4030228
4. Phạm Mai Linh
4. 24A4033068
Hạn nộp bài lần 1
Ngày sinh viên nhận yêu cầu
Thời điểm nộp bài của sinh
(Nếu quá hạn, sinh viên
lần 1 của BÀI TẬP LỚN
viên
chỉ đạt điểm tối đa là Đạt)
Tuần đầu của môn học
Ngày sinh viên nhận yêu cầu
lần 2 của BÀI TẬP LỚN
2 tuần trước thời điểm bảo vệ
BTL

Tuần thứ 2 của môn học

……………………

Hạn nộp bài lần 2
Thời điểm nộp bài của sinh
(Nếu quá hạn, sinh viên
viên
chỉ đạt điểm tối đa là Đạt)
Trước thời điểm bảo vệ
BTL 1 tuần


Tiêu đề bài tập lớn

……………………

Công nghệ Blockchain

Xác nhận/ cam đoan của sinh viên:
Tôi xác nhận rằng tôi đã tự làm và hoàn thành bài tập này. Bất cứ nguồn tài liệu tham khảo
được sử dụng trong bài tập này đã được tôi tham chiếu một cách rõ ràng.

1.
2.
3.
4.

Chữ ký xác nhận của sinh viên
Phạm Hoàng Anh (NT)
Đỗ Hoàng Khánh Linh
Nguyễn Thị Hòa
Phạm Mai Linh

Ngày 22 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
1. ĐỊNH NGHĨA VỀ BLOCKCHAIN .................................................................................. 1
2. LỊCH SỬ CỦA BLOCKCHAIN ....................................................................................... 1
3. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC RA ĐỜI VÀ SỬ DỤNG BLOCKCHAIN............................... 2
3.1. Lưu trữ thông tin ................................................................................................................ 2
3.2. Chống lại sự thay đổi dữ liệu ............................................................................................. 2

3.3. An toàn cao ........................................................................................................................ 2
4. CẤU TRÚC CỦA BLOCKCHAIN ................................................................................... 3
4.1. Dữ liệu................................................................................................................................ 3
4.2. Hash của khối hiện tại ........................................................................................................ 3
4.3. Hash của khối trước ........................................................................................................... 3
5. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA BLOCKCHAIN ..................................................................... 4
5.1. Không thể làm giả, không thể phá hủy .............................................................................. 4
5.2. Bất biến .............................................................................................................................. 4
5.3. Tính bảo mật dữ liệu cao ................................................................................................... 4
5.4. Minh bạch .......................................................................................................................... 4
5.5. Hợp đồng thông minh ........................................................................................................ 4
5.6. Cơ sở dữ liệu phân tán ....................................................................................................... 4
6. PHÂN LOẠI BLOCKCHAIN ........................................................................................... 5
6.1. Public Blockchain .............................................................................................................. 5
6.2. Private Blockchain ............................................................................................................. 5
6.3. Permissioned Blockchain ................................................................................................... 5
7. CÁC PHIÊN BẢN CHÍNH CỦA BLOCKCHAIN .......................................................... 6
7.1. Blockchain 1.0 - Tiền tệ và Thanh toán ............................................................................. 6
7.2. Blockchain 2.0 0 – Tài chính và Thị trường ...................................................................... 6
7.3. Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động ............................................................. 6
8. CÁC CƠ CHẾ ĐỒNG THUẬN TRONG BLOCKCHAIN ............................................ 7
8.1. Proof of work (Bằng chứng Công việc) ............................................................................. 7
8.2. Proof of stake (Bằng chứng cổ phần) ................................................................................ 7
8.3. Delegated Proof of Stake (Ủy quyền cổ phần) .................................................................. 7


8.4. Proof of Authority (Bằng chứng ủy quyền) ....................................................................... 7
8.5. Proof of Weight (Bằng chứng khối lượng) ........................................................................ 7
8.6. Byzantine Fault Tolerance (Đồng thuận chống gian lận) .................................................. 7
9. ỨNG DỤNG CỦA BLOCKCHAIN .................................................................................. 8

9.1. Tiền ảo ............................................................................................................................... 8
9.2. Tài chính phi tập trung ....................................................................................................... 9
9.3. Nghệ thuật, vui chơi, giải trí ............................................................................................ 10


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

W. Scott Stornetta và Stuart Haber
(Nguồn: Internet)

Cấu trúc Blockchain
(Nguồn Internet)


Lích sử các phiên bản Blockchain
(Nguồn Internet)

Các loại tiền điện tử
(Nguồn Internet)


Tài chính phi tập trung (DeFi)
(Nguồn Internet)

NFT (Non-fungible token)
(Nguồn Internet)


Metaverse
(Nguồn Internet)



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Hash
Private key

Hàm băm
Khóa riêng tư

Genesis block

Khối nguyên thủy

IFTTT

If-This-Then-That

P2P network

Mạng ngang hàng

Public Blockchain

Mạng Blockchain công cộng

Private Blockchain

Mạng Blockchain riêng tư

Permissioned Blockchain

PoW
PoS
DPoS

Mạng Blockchain cần phê duyệt
Bằng chứng Công việc (Proof of Work)
Bằng chứng Cổ phần (Proof of Stake)
Ủy quyền cổ phần (Delegated Proof of Stake)

PoA

Bằng chứng ủy quyền (Proof of Authority)

BFT

Đồng thuận chống gian lận (Byzantine Fault Tolerance)

DeFi

Tài chính phi tập trung (Decentralised finance)

NFT

Non-fungible token


LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với nhiều tiềm năng nhưng cũng
kèm theo đó là những nguy cơ tiềm ẩn về những tổn thất do các cuộc tấn công mạng. Những
cuộc tấn công này gây ra những ảnh hưởng to lớn đến xã hội nói chung và nền kinh tế nói

riêng.
Các cơng ty ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thiệt hại 81,3 tỷ USD do bị tin tặc
tấn công trong 12 tháng (tính đến cuối tháng 9/2015). Thiệt hại do các cuộc tấn công mạng ở
châu Á nhiều hơn 20 tỷ USD so với Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu, chiếm hơn 25% tổng thiệt
hại toàn cầu (315 tỷ USD).

Vào tháng 12 năm 2020, T-Mobile lại một lần nữa bị tấn công trong năm nay,
đây là sự cố thứ tư trong ba năm qua. Điều này là do cơ sở hạ tầng an ninh mạng yếu
kém, và thiếu các biện pháp bảo vệ bổ sung để tiết kiệm chi phí so với tiền phạt tại chỗ
mà Ủy ban Thương mại Liên bang phải trả. Không rõ liệu rằng T-Mobile có phải là
một trong số đó hay khơng. Tháng 3 năm 2020 được xác nhận là cuộc tấn công lần đầu
tiên vào T-Mobile, khi tội phạm mạng giành được quyền truy cập vào tài khoản email
và đánh cắp dữ liệu của nhân viên T-Mobile và một số khách hàng của họ. Sự cố tấn
công lần thứ hai trong năm là bao gồm những thông tin được coi là độc quyền của khách
hàng chẳng hạn như số điện thoại, thông tin các cuộc gọi hay số điện thoại liên kết với
tài khoản. T- Mobile đã nói rằng nó chỉ ảnh hưởng khoảng 0.2% trong số 100 triệu cơ
sở dữ liệu khách hàng, ước tính là khoảng 200,000 người dùng.
Đó là ví dụ điển hình về những tổn thất mà cuộc cách mạng này đem đến. Chính
vì vậy cần những cơng nghệ mới ra đời để giải quyết vấn đề này; Blockchain được kỳ
vọng là sẽ đảm bảo tính an tồn và xa hơn là cách mạng hoá các giải pháp bảo mật.
Với thực trạng đó, bài tập lớn này có mục tiêu là tìm hiểu về blockchain và những
ứng dụng của nó trong cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0. Các kết quả sau việc tìm hiểu
và nghiên cứu về chủ đề này sẽ được chia ra làm 9 mục chính.


1. ĐỊNH NGHĨA VỀ BLOCKCHAIN
Đầu tiên chúng ta có thể hiểu như sau: “block” dịch từ tiếng anh ra có nghĩa là khối,
“chain” dịch ra có nghĩa là chuỗi. Từ đó ta có thể hiểu đơn giản Blockchain tức là một chuỗi
khối có chứa thơng tin. Mối khối trong chuỗi này đều chưa thông tin về thời gian khởi tạo và
được liên kết với khối trước đó, kèm theo tem thời gian và dữ liệu giao dịch.

Nó được ví như một cuốn sổ cái (cuốn sổ kế tốn chính của công ty) lưu trữ các giao
dịch, thoả thuận hợp đồng hay bất kỳ dữ liệu gì mà chúng ta cần ghi chép một cách độc lập và
xác minh sự tồn tại của nó. Đây chính là nơi mọi hoạt động liên quan đến tiền của công ty
được giám sát chặt chẽ.
Trong trường hợp này, Blockchain là một cuốn sổ cái hoạt động trong lĩnh vực công
nghệ và dữ liệu được lưu trữ là các dữ liệu số.

2. LỊCH SỬ CỦA BLOCKCHAIN
Vào năm 1991, W. Scott Stornetta và Stuart Haber đã mơ tả Blockchain, mục đích của
nó là làm nổi bật các dấu thời gian cho các tài liệu và làm cho chúng trở nên bất biến. điều
này cho thấy rằng bạn không thể sửa đổi ngày theo bất kỳ cách nào.

Lập trình viên ẩn danh Satoshi Nakamoto đã xuất bản một tài liệu kỹ thuật được gọi là
một hệ thống tiền điện tử ngang hàng, nơi ông mô tả Bitcoin về mặt Blockchain, chức năng
mạng và vai trò. Việc cung cấp tên miền Bitcoin.org vào thời điểm đó cho thấy nhóm của
Satoshi Nakamoto đã khởi động dự án Bitcoin vào ngày 18 tháng 8 năm 2008. Điều đáng chú
ý là công nghệ Blockchain vẫn chưa đến với Bitcoin, giống như tất cả các lĩnh vực khác. Các
loại tiền điện tử khác, hầu như khơng có loại tiền điện tử nào khác từng được tạo ra.
1


Lịch sử của tiền điện tử chính Bitcoin bắt đầu vào ngày 3 tháng 1 năm 2009, khi Satoshi
Nakamoto chính thức "khai thác" khối chính của mạng Bitcoin. 50 Bitcoin trong khối đầu tiên
được coi là khối nền tảng và 10 Bitcoin mà Satoshi Nakamoto đã gửi cho Hal Finney cũng
đánh dấu giao dịch chính vào ngày 12 tháng 1. Blockchain được coi là nền tảng cốt lõi của
Bitcoin, công nghệ Blockchain đóng vai trị quan trọng một sổ cái ghi lại tất cả các giao dịch.
Thông qua việc sử dụng mạng ngang hàng và hệ thống thông tin phi tập trung, chuỗi khối
Bitcoin được quản lý tự động.
Sự xuất hiện của Blockchain đã khiến Bitcoin trở thành tiền điện tử chính để làm sáng
tỏ vấn đề gian lận chi tiêu khi cùng một lượng tiền mặt được chi tiêu hai lần. Công nghệ này

của Bitcoin đã trở thành nguồn cảm hứng cho một số ứng dụng khác cũng như các đồng tiền
sau này.

3. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC RA ĐỜI VÀ SỬ DỤNG BLOCKCHAIN
3.1. Lưu trữ thông tin
Blockchain được dùng để lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với
nhau. Nó được quản lý bởi tất cả mọi người tham gia hệ thống thay vì một bên thứ 3 riêng lẻ
như nhà nước hay ngân hàng trung ương. Đồng thời cho phép truyền tải dữ liệu một cách an
tồn bằng một hệ thống mã hóa phức tạp và được mở rộng theo thời gian.
3.2. Chống lại sự thay đổi dữ liệu
Hơn nữa, công nghệ này được tạo ra để chống lại sự thay đổi dữ liệu trong hệ thống. Nó
cũng có một tính năng rất đặc biệt đó là việc truyền tải dữ liệu khơng địi hỏi một trung gian
nào để xác nhận thông tin. Bởi vì trong hệ thống Blockchain tồn tại rất nhiều nút hoạt động
độc lập có khả năng xác thực các thơng tin trong hệ thống mà khơng địi hỏi “dấu hiệu của
niềm tin”.
3.3. An toàn cao
Đây là một hệ thống đảm bảo sự an toàn rất cao cho các dữ liệu trước các nguy cơ bị
đánh cắp. Nhất là các dữ liệu nhạy cảm như tài khoản ngân hàng online, tài khoản thẻ thanh
toán,… Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống Blockchain bị tấn cơng, thì các phần khác
khơng bị ảnh hưởng và vẫn tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.
Thông tin khi được nhập vào trong chuỗi khối Blockchain thì sẽ khơng thể thay đổi và
chỉ được bổ sung thêm khi có sự chấp thuận của tất cả mọi người trong hệ thống.

2


4. CẤU TRÚC CỦA BLOCKCHAIN
Mỗi khối (block) sẽ được lưu trữ gồm 3 phần:



Dữ liệu



Hash của khối hiện tại



Hash khối trước

4.1. Dữ liệu
Dữ liệu sẽ tùy thuộc vào từng loại Blockchain. Chẳng hạn như Blockchain của Bitcoin
sẽ chứa dữ liệu giao dịch, dữ liệu giao dịch gồm: Thông tin người gửi, người nhận và số lượng
coin được gửi; Blockchain về bảo hiểm y tế sẽ lưu trữ các thông tin về đối tượng được hưởng
bảo hiểm, lịch sử sức khỏe của đối tượng đó,…
4.2. Hash của khối hiện tại
Hash của khối hiện tại như một đặt điểm để nhận dạng. Nó là duy nhất và khơng trùng
nhau giống như vân tay của chúng ta vậy. Bất kỳ sự thay đổi nào trong khối thì hash cũng sẽ
thay đổi.
4.3. Hash của khối trước
Nhờ hash này mà các khối (block) liên kết tạo ra một chuỗi (chain). Bất cứ sự thay đổi
một khối sẽ khiến các khối tiếp theo không phù hợp. Tuy nhiên khối đầu tiên sẽ không được
liên kết với bất cứ khối nào. Vì nó được tạo ra đầu tiên.Khối đầu tiên này được gọi là “Genesis
block” dịch ra tiếng Việt là “Khối nguyên thủy”.
3


5. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA BLOCKCHAIN
5.1. Khơng thể làm giả, không thể phá hủy
Các chuỗi Blockchain gần như không thể bị phá hủy được. Chỉ có máy tính lượng tử mới

có thể can thiệp vào và giải mã chuỗi Blockchain. Nó chỉ bị phá hủy hồn tồn khi khơng cịn
internet trên toàn cầu.
5.2. Bất biến
Dữ liệu trong Blockchain gần như khơng thể sửa đổi được. Nó chỉ có thể sửa đổi được
bởi chính người đã tạo ra nó nhưng phải được sự đồng thuận của các nút trên mạng và các dữ
liệu đó sẽ lưu giữ mãi mãi.
5.3. Tính bảo mật dữ liệu cao
Các thông tin, dữ liệu trong các chuỗi Blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối.
Chỉ có người nắm giữ private key mới có quyền truy xuất dữ liệu đó.
5.4. Minh bạch
Ai cũng có thể theo dõi được đường đi của dữ liệu trong Blockchain từ địa chỉ này tới
địa chỉ khác và có thể thống kê tồn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
5.5. Hợp đồng thông minh
Là các kỹ thuật số được nhúng bởi một đoạn code IFTTT trong hệ thống, cho phép chúng
thực thi mà không cần bên thứ ba tham gia vào hệ thống; đảm rằng tất cả các bên tham gia
đều biết được chi tiết hợp đồng và các điều khoản sẽ được tự động thực hiện một khi các điều
kiện được bảo đảm.
5.6. Cơ sở dữ liệu phân tán
Blockchain được lưu trữ bởi hàng triệu máy tính cùng lúc, khơng có bản lưu trữ tập
trung.
5.7. Độ bảo mật cao
3 lý do:
5.7.1. Cơ chế Hash
Các khối Blockchain có liên kết chặt chẽ với nhau theo quan hệ móc xích qua các Hash.
Hash cuối của khối trước là dấu hiệu kết nối với HASH đầu của khối sau. Khi sửa đổi một
khối thì Hash của các khối sẽ mất kết nối logic.
5.7.2. Cơ chế đồng thuận
Để làm cho block hợp lệ thì bạn phải can thiệp vào các khối và thay đổi Hash một lúc.
Nhưng vì máy tính có thể tính tốn rất nhanh. Mỗi giây, chúng có thể tính tốn hằng trăm ngàn
4



Hash. Điều này ảnh hưởng đến độ bảo mật. Lúc này, nhờ vào cơ chế đồng thuận sẽ quyết định
ai là người sẽ thêm block mới. Mục đích để để chuỗi khơng bị ghi đè. Từ đó đảm bảo tính toàn
vẹn và bảo mật.
5.7.3. Mạng ngang hàng (P2P network)
Các Blockchain sử dũng kiến trúc mạng ngang hàng thay vì một trung tâm quản lý. Điều
này có nghĩa là ai cũng có thể tham gia vào mạng lưới. Mỗi cá thể trong mạng lưới đóng vai
trị như một nút (node). Họ sẽ nhận một bản copy đầy đủ của Blockchain. Họ sử dụng bản
copy này để xác nhận mọi thứ vẫn theo trình tự. Tất cả các nút tạo sự đồng thuận. Nếu sự đồng
thuận này lớn hơn 50% tức là khối đã hợp lệ và được thêm vào chuỗi khối.
Mạng ngang hàng kết hợp cùng sự đồng thuận và cơ chế Hash tạo thành một lớp bảo vệ
tránh các hoạt động gây hại.

6. PHÂN LOẠI BLOCKCHAIN
6.1. Public Blockchain
Đây là hệ thống Blockchain mà bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên
Blockchain được.
Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này địi hỏi phải có hàng nghìn hay thậm
chí là hàng vạn nút tham gia. Do đó để tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều bất khả
thi vì chi phí rất cao.
Ví dụ về Public Blockchain: Bitcoin, Ethereum,…
6.2. Private Blockchain
Đây là hệ thống Blockchain cho phép người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có
quyền ghi vì điều này thuộc về một bên thứ ba tuyệt đối tin cậy. Bên thứ ba này có thể hoặc
không cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp. Bên thứ ba toàn quyền quyết
định mọi thay đổi trên Blockchain. Vì đây là một Private Blockchain, cho nên thời gian xác
nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch.
6.3. Permissioned Blockchain
Đây là một dạng của Private Blockchain nhưng bổ sung thêm một số tính năng nhất định.

Nó kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào Public và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào
Private.
Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng
mình.
5


7. CÁC PHIÊN BẢN CHÍNH CỦA BLOCKCHAIN

7.1. Blockchain 1.0 - Tiền tệ và Thanh toán
Là phiên bản sơ khai và đầu tiên của Blockchain. Ứng dụng chính của phiên bản này là
các cơng việc liên quan đến tiền mã hố. Nó bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo
lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số.
Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc với rất nhiều người nhất, đôi khi khá nhiều người lầm
tưởng Bitcoin và Blockchain là một.
7.2. Blockchain 2.0 – Tài chính và Thị trường
Đây là phiên bản thứ 2 của blockchain. Ứng dụng của nó là xử lý tài chính và ngân hàng:
Mở rộng quy mơ của Blockchain, đưa Blockchain tích hợp vào các ứng dụng tài chính và thị
trường. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên
quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.
7.3. Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động
Hiện tại đây đang là phiên bản cao nhất của Blockchain. Ở phiên bản này, công nghệ
Blockchain sẽ vượt khỏi biên giới chỉ phục vụ cho lĩnh vực tài chính. Nó hướng đến các lĩnh
vực khác như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật,…

6


8. CÁC CƠ CHẾ ĐỒNG THUẬN TRONG BLOCKCHAIN
Cơ chế đồng thuận trong Blockchain có thể hiểu như cách thức mà mọi người quản lý

trong hệ thống Blockchain có thể đồng ý cho một giao dịch xảy ra trong hệ thống. Dưới đây
là các loại cơ chế đồng thuận phổ biến trong Blockchain.
8.1. Bằng chứng Công việc (PoW - Proof of Work)
Cơ chế đồng thuận phổ biến nhất, được dùng trong Bitcoin, Ethereum, Litecoin,
Dogecoin và hầu hết các loại tiền mã hoá. Đây là cơ chế đồng thuận tiêu tốn khá nhiều điện
năng.
8.2. Bằng chứng cổ phần (PoS - Proof of Stake)
Đây là cơ chế đồng thuận phổ biến trong Decred, Peercoin và trong tương lai là Ethereum
và nhiều loại tiền mã hoá khác. Cơ chế đồng thuận này phân cấp hơn, tiêu hao ít năng lượng
và khơng dễ gì bị đe doạ.
8.3. Ủy quyền cổ phần (DpoS - Delegated Proof of Stake)
Đây là cơ chế đồng thuận phổ biến trong Steemit, EOS, BitShares. Cơ chế đồng thuận
này có chi phí giao dịch rẻ; có khả năng mở rộng; hiệu suất năng lượng cao. Tuy nhiên vẫn
một phần hơi hướng tập trung vì thuật tốn này lựa chọn người đáng tin cậy để uỷ quyền.
8.4. Bằng chứng ủy quyền (PoA - Proof of Authority)
Đây là cơ chế đồng thuận phổ biến thường thấy trong PoA.Network, Ethereum Kovan
testnet. Cơ chế đồng thuận này có hiệu suất cao, có khả năng mở rộng tốt.
8.5. Bằng chứng khối lượng (PoW - Proof of Weight)
Đây là cơ chế đồng thuận phổ biến trong Algorand, Filecoin. Cơ chế đồng thuận này có
thể tùy chỉnh và khả năng mở rộng tốt. Tuy nhiên quá trình thúc đẩy việc phát triển sẽ là một
thử thách lớn.
8.6. Đồng thuận chống gian lận (BFT - Byzantine Fault Tolerance)
Đây là cơ chế đồng thuận phổ biến trong Hyperledger, Stellar, Dispatch và Ripple. Cơ
chế đồng thuận này có năng suất cao, chi phí thấp, có khả năng mở rộng. Tuy nhiên vẫn chưa
thể tin tưởng hồn tồn. Thuật tốn này có 2 phiên bản là: Practical BFT (Đồng thuận chống
gian lận/ Tướng Byzantine bao vây Blockchain trong thực tế) và Federated Byzantine
Agreement (Liên minh Byzantine cùng đồng thuận).

7



9. ỨNG DỤNG CỦA BLOCKCHAIN
9.1. Tiền ảo

Blockchain tạo thành nền tảng cho các loại tiền điện tử như Bitcoin. Bằng cách trải
rộng các hoạt động của mình trên một mạng lưới máy tính, Blockchain cho phép Bitcoin và
các loại tiền điện tử khác hoạt động mà không cần cơ quan Trung ương. Điều này không chỉ
làm giảm rủi ro mà cịn loại bỏ nhiều phí xử lý và giao dịch. Nó cũng có thể cung cấp cho
những người ở các quốc gia có tiền tệ hoặc cơ sở hạ tầng tài chính khơng ổn định một loại tiền
tệ ổn định hơn với nhiều ứng dụng hơn và mạng lưới cá nhân và tổ chức rộng lớn hơn mà họ
có thể sử dụng để kinh doanh, cả trong nước và quốc tế.
Sử dụng ví tiền điện tử cho các tài khoản tiết kiệm hoặc làm phương tiện thanh toán
đặc biệt sâu sắc đối với những người khơng có giấy tờ tùy thân. Một số quốc gia có thể bị
chiến tranh tàn phá hoặc có chính phủ thiếu bất kỳ cơ sở hạ tầng thực sự nào để cung cấp
thông tin nhận dạng. Cơng dân của các quốc gia như vậy có thể khơng có quyền truy cập vào
tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản mơi giới và do đó, khơng có cách nào để cất giữ của cải
một cách an toàn.

8


9.2. Tài chính phi tập trung (DeFi)

DeFi (Decentralised finance) là hệ thống mà các sản phẩm tài chính có sẵn trên một
mạng Blockchain phi tập trung công khai. Điều này có nghĩa chúng được mở ra cho bất kỳ ai
sử dụng mà khơng cần thơng qua những trung gian.
Blockchain có thể hoạt động 24/7 bằng cách áp dụng DeFi vào ngân hàng và các dịch
vụ tài chính:



Người tiêu dùng có thể thấy các giao dịch của họ được xử lý trong vịng vài phút.



Các ngân hàng cũng có cơ hội trao đổi tiền giữa các tổ chức nhanh chóng và an tồn
hơn.



Tiết kiệm chi phí cho người dùng.





Người dùng “thực sự” kiểm sốt tài sản của mình.
Khả năng tiếp cận lớn hơn.
Đảm bảo an toàn gần như tuyệt đối cho các giao dịch.

9


9.3. Nghệ thuật, vui chơi, giải trí

Blockchain được biết đến với dạng NFT (Non-fungible token) - 1 dạng chuỗi ký tự mã
hóa của các tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật - được sử dụng để chứng minh chủ sở hữu trước
đó của tác phẩm, như một phương tiện để có được tác phẩm nghệ thuật. Một trong những lợi
ích chính của cơng nghệ Blockchain là cách nó loại bỏ các trung gian hoặc người trung gian.
Âm nhạc là một ví dụ điển hình của một ngành cơng nghiệp mà sự thiếu hiệu quả đã thấy các
nghệ sĩ được trả thù lao kém so với những nỗ lực của họ (Inmusik).


Với sự gia tăng của các giao dịch mua trong trò chơi và các giao dịch thanh toán trong
game, nhiều game thủ giờ đây có kho lưu trữ khổng lồ về các thứ được kết nối với các tài
khoản khác nhau của họ. Bằng cách triển khai một Blockchain, cuối cùng các game thủ sẽ có
thể sở hữu những vật phẩm và kiểm sốt hồn tồn trạng thái của chúng. Chuyển các vật phẩm
trong trò chơi cho người khác cũng sẽ trở nên dễ dàng và an tồn hơn. Khơng ai có thể sao
chép chúng một cách phi pháp. Đặc biệt với sự phát triển của Game NFT, GameFi và
10


Metaverse (công nghệ tái hiện thực tế ảo và vũ trụ ảo tiên tiến), công nghệ Blockchain đang
ngày càng chiếm ưu thế trong ngành cơng nghiệp game khi nó thể hiện ưu thế vượt trội so với
các game khơng có yếu tố Blockchain như: liên quan chặt chẽ đến các giao dịch bằng tiền điện
tử nên nhanh chóng và an tồn, minh bạch; có yếu tố Play-to-earn (được trả các token tiền ảo
khi tham gia và đóng góp vào game). Thậm chí nhiều loại tài sản ảo trong thế giới Metaverse
đã có giá trị rất lớn, điển hình như thương vụ đầu tư đến 2,5 triệu USD dưới dạng tiền ảo của
một công ty Canada vào lô đất ảo của Decentraland (1 công ty phát triển phần mềm và tài sản
Blockchain).

11


KẾT LUẬN
Các kết quả thu được trong luận văn:
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về Blockchain và một số ứng dụng của công
nghệ này, cùng với sự giúp đỡ, góp ý tận tình của cơ cũng như các bạn trong lớp, bài
tập lớn đã đạt được một số kết quả nhất định. Bài tập lớn đã đưa ra một cái nhìn rõ ràng
về khởi nguồn, khái niệm, cấu trúc, phân loại cũng như những ứng dụng thiết thực của
nó trong thời đại công nghệ 4.0 trong việc bảo mật và xa hơn nữa là các mạng hoá các
giải pháp bảo mật. Về mặt nội dung, bài tập lớn đã đạt được một số kết quả sau:

- Tìm hiểu được về khởi nguồn Blockchain.
- Tìm hiểu được về khái niệm và cấu trúc của Blockchain.
- Tìm hiểu được về mục đích của việc sử dụng Blockchain.
- Tìm hiểu được về các loại Blockchain và đặc điểm của từng loại.
- Tìm hiểu được về các phiên bản chính Blockchain trong quá trình hình thành
và phát triển.
- Tìm hiểu được về các cơ chế đồng thuận trong Blockchain.
- Tìm hiểu được các ứng dụng của Blockchain và ưu điểm khi sử dụng
Blockchain để giải quyết các vấn đề.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Block Tiền ảo (2020). Công nghệ Blockchain là gì?. Truy cập ngày 4/12/2021.
2. Kiếm tiền. com (2021). Tài chính phi tập trung Defi là gì? Những điều bạn cần biết
về.DeFi.. />Truy cập ngày 4/12/2021.

13


×