Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng nhân tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.48 KB, 6 trang )

Dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống, phẩm chất vượt trội cần cù, thông
minh, dũng cảm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm… xuyên suốt từ thủa dựng nước,
khởi nguyên đến bây giờ. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha
ta đã ý thức được rằng, việc dùng người là quốc sách. Nó tuy khơng phải là ngun
nhân duy nhất nhưng có tác dụng trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia, sự trường
tồn và phát triển của dân tộc.
Phát huy được truyền thống và những phương sách dùng người của cha ông để lại,
từ khi ra đời đến nay, Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ, coi cán bộ
là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về trọng dụng nhân tài bắt nguồn từ tư tưởng trọng dân, tin dân, nêu cao vai
trò làm chủ đất nước của nhân dân, là sự nối tiếp và phát triển quan niệm cầu hiền
tài truyền thống trong điều kiện mới của đất nước. Theo Người, nhân tài là “người
tài đức, có thể làm những việc ích nước lợi dân”. Điều đó có nghĩa là, một người
được coi là nhân tài phải hội tụ đủ cả 2 yếu tố tài và đức, quan trọng hơn là tài và
đức ấy phải hướng đến những việc làm ích nước, lợi dân. Người khẳng định: “Có
tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng có tài làm việc gì cũng
khó”. Trong đó, người cho rằng, đức phải là cái gốc. “Cũng như sơng thì có nguồn
mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây
héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng
khơng lãnh đạo được nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công
đào tạo, huấn luyện và xây dựng một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ qua các thời kỳ. Người đã từng nói: "Vì lợi ích mười năm
phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Phẩm chất, truyền thống
quý báu đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển lên tầm cao mới, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Người
cũng thấy rõ, đánh giá đúng, thật sự trân trọng nhân tài của đất nước, tư tưởng, tấm
gương của Người khơi nguồn cho sức mạnh trí tuệ của dân tộc được phát huy
mạnh mẽ, ngay cả trong thời kỳ phát triển và hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện
nay.
Tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong đường lối của Đảng
cộng sản Việt Nam, do Người sáng lập và rèn luyện, qua nhiều Chỉ thị, Nghị quyết,


xuyên suốt qua các giai đoạn cách mạng. Cùng tinh thần sáng tạo Hồ Chí Minh
trong lịch sử, Người cũng thấy rõ, đánh giá đúng, thật sự trân trọng nhân tài của đất
nước, khơi nguồn cho sức mạnh trí tuệ của dân tộc được phát huy mạnh mẽ. Người
cũng để lại tấm gương sáng “năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm,


dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong
hành động vì lợi ích chung”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng từng người trí thức - những người nắm được
nhiều tri thức. Người coi đây là nguồn vốn trí tuệ quý báu của dân tộc. Từ Cương
lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, Người đã khẳng định lực
lượng cách mạng không chỉ bao gồm cơng nhân, nơng dân mà cịn phải có tiểu tư
sản, trí thức… Đến giai đoạn cuối của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc những
năm 1941 - 1945, có Hội Văn hóa cứu quốc (ra đời năm 1943) là thành viên Mặt
trận Việt Minh do Hồ Chí Minh sáng lập và Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
Hội Văn hóa cứu quốc đã tập hợp các nhà văn hóa, văn nghệ, cuốn hút ngày càng
rộng rãi học sinh, sinh viên, trí thức tư sản trong các thành phố hướng theo phong
trào Việt Minh. Để thu hút hơn nữa tầng lớp trí thức tham gia cách mạng, Việt
Minh đã giúp thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam ngày 30/6/1944. Đảng Dân chủ
Việt Nam tập hợp nhiều trí thức yêu nước nổi tiếng đã tự nguyện tham gia Mặt trận
Việt Minh ngay sau khi ra đời.
Tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa dân tộc đã diễn ra thắng lợi hoàn toàn trên cả
nước. Theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt
Nam tự cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hịa. Chính
phủ lâm thời gồm 15 thành viên do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và nhiều nhân sĩ, trí
thức khơng phải là đảng viên cộng sản như: Dương Đức Hiền, Nguyễn Mạnh Hà,
Nguyễn Văn Tố, Vũ Trọng Khánh, Vũ Đình Hịe, Đào Trọng Kim…
Với tinh thần “cầu người hiền tài” cùng gánh vác nhiệm vụ kiến thiết đất nước,
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trên báo Cứu quốc tình cảm và nhiệm vụ (của Chính
phủ do Người đứng đầu) trọng dụng người tài: “Kháng chiến phải đi đơi với kiến

quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành cơng. Kiến quốc có chắc
thành cơng, kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài
nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối,
khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham khảo ý kiến của các nhân sĩ, trí thức để thành lập
Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết (gồm 50 thành viên là các trí thức, nhân sĩ
nổi tiếng). Uỷ ban này đươc giao trách nhiệm nghiên cứu một kế hoạch kiến thiết
quốc gia và dự thảo những đề án kiến thiết đệ trình lên Chính phủ. Các nhân sĩ, trí
thức đã hưởng ứng lời mời trân trọng người tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Học giả
nổi tiếng Nguyễn Văn Tố được Quốc hội bầu giữ cương vị Trưởng ban thường trực
cùng với các ủy viên là những trí thức tiêu biểu thời đó: Bùi Bằng Đồn, Hồng


Văn Đức, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Hoàng Minh Giám, Dương Đức Hiền… Trong
Chính phủ có Huỳnh Thúc Kháng: Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phan Anh: Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng, Vũ Đình Hịe: Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Trần Đăng Khoa: Bộ trưởng
Bộ Giao thơng cơng chính… Tại Hội nghị đàm phán ở Fontainbleau, tháng 7/1946,
đồn Việt Nam có Phạm Văn Đồng là trưởng đoàn và các thành viên đều là các trí
thức có uy tín và tài năng.
Sau khi Tun ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hồ, trong
bối cảnh hết sức khó khăn phải đối đầu với 3 thứ giặc “giặc đói, giặc dốt, giặc
ngoại xâm”, trong các bài viết đăng trên báo Cứu Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
tỏ rõ quan điểm của chính quyền cách mạng trong việc kêu gọi người tài đức cùng
tham gia gánh vác công việc của nước, của dân.
Sau chuyến thăm Pháp với tư cách thượng khách (từ tháng 6/1946 đến tháng
9/1946), trên đường trở về Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chấp thuận nguyện
vọng của kỹ sư Phạm Quang Lễ cùng với bác sĩ Trần Hữu Tước, kỹ sư Võ Đình
Quỳnh, kỹ sư Võ Quý Huân theo Người về nước tham gia vào cuộc kháng chiến
đang đến gần. Bảy ngày sau khi về nước, ngày 27/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho kỹ sư Phạm Quang Lễ tiến hành nghiên cứu chế tạo

các loại vũ khí cho bộ đội. Kỹ sư Phạm Quang Lễ trở thành Cục trưởng Cục Quân
giới đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông nổi tiếng với cái tên Trần Đại
Nghĩa do Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn đặt. Khơng chỉ có Trần Đại Nghĩa, người tài
ở khắp nơi đã tụ về dưới ngọn cờ đại nghĩa vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh
phúc của nhân dân. Từ những nhân sĩ yêu nước như cụ Huỳnh Thúc Kháng,
Nguyễn Văn Tố, những quan lại trong triều đình nhà Nguyễn như cụ Phan Kế Toại,
Phạm Khắc Hoè, Bùi Bằng Đoàn cho tới các trí thức lớn như Nguyễn Văn Hun,
Hồng Minh Giám, Vũ Đình Tụng, Tạ Quang Bửu, Phan Anh, Nguyễn Hữu Thọ,
Huỳnh Tấn Phát, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn
Xiển, Trịnh Đình Thảo…và rất nhiều danh nhân, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân sẵn
sàng từ bỏ danh lợi, cuộc sống nhung lụa để góp cơng sức, trí tuệ cho cách mạng,
bảo vệ nền độc lập. Họ tìm thấy ở cuộc cách mạng Tháng Tám những giá trị tốt
đẹp và những khát vọng mà những người yêu nước, giàu tinh thần dân tộc như họ
đều mong muốn. Đó là dân tộc thốt khỏi ách nơ lệ lầm than; là đất nước độc lập,
tự do; là mọi người Việt Nam đều được làm người; là cuộc sống ấm no.
Với tinh thần “Dân tộc trên hết - Tổ quốc trên hết”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu
hút được sự tham gia, ủng hộ của nhiều trí thức tiêu biểu đi theo kháng chiến, “đi
theo Cụ Hồ”. Trí thức, nhân tài Việt Nam được Chính phủ, do Chủ tịch Hồ Chí
Minh đứng đầu, trọng dụng và phát huy tài năng trên các mặt trận kháng chiến và


kiến quốc trong năm đầu của nền cộng hòa non trẻ và trong sự nghiệp bảo vệ
quyền độc lập tự do ở các chặng đường cách mạng tiếp theo.
Trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động
viên cả dân tộc phát huy khả năng sáng tạo cao nhất để giành thắng lợi trước
những kẻ địch mạnh hơn. Từ năm 1948, khi gửi thư cho bộ đội khu II và khu III
Người đã viết: “Một quân đội văn hay võ giỏi là một qn đội vơ địch. Vì vậy,
trong lúc tơi khen bộ đội khu II và khu III tôi mong bộ đội các khu khác cũng sẽ ra
sức tiêu diệt cho hết giặc dốt.”[4]. Năm 1949, Người lại viết : “Quân nhân phải biết
võ, phải biết văn, võ là như tay phải, văn là như tay trái của quân nhân. Biết võ biết

văn mới là quân nhân hoàn toàn. Muốn biết thì phải thi đua học .
“Văn” - “ trong ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt ở văn cảnh đó chính là tri
thức, là văn hóa. Trong cả hai cuộc kháng chiến, Người nhiều lần đến thăm các
đơn vị bộ đội khen ngợi động viên, khuyến khích các chiến sỹ nắm vững và làm
chủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại để sáng tạo cách đánh Việt Nam, làm mất ưu
thế những phương tiện kỹ thuật hiện đại của địch.
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển truyền thống “lấy nhỏ
đánh lớn”, “lấy đoản binh mà chế trường trận” (Trần Hưng Đạo), “lấy đại nghĩa để
thắng hung tàn” (Nguyễn Trãi), mưu trí sáng tạo, “dĩ nhu xử cương”... Đó là cách
đánh sáng tạo của một dân tộc nhỏ yếu hơn chống lại kẻ thù lớn, mạnh, kế thừa
truyền thống chống xâm lược của cha ông, phát huy sáng tạo tối đa, chú trọng dùng
mưu để chiến thắng.
Nghệ thuật quân sự trong chiến tranh nhân dân đã được Hồ Chí Minh phát triển lên
tầm cao mới và đã tạo nên những sức mạnh mới cho dân tộc. Đó là nghệ thuật
giành thế chủ động, kiên quyết tiến công nhưng không phiêu lưu mạo hiểm mà biết
kết hợp bảo tòan lực lượng để tiết kiệm sức quân, tiết kiệm sức dân, bảo đảm
kháng chiến lâu dài, “Tiến cơng phịng ngự khơng sơ hở”... Đó là nghệ thuật tạo
lực, lập thế, dùng mưu, tận dụng thời cơ, làm địch bất ngờ, đánh địch bằng mọi lực
lượng: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân qn du kích; đánh địch ở mọi
quy mơ, mọi phương thức tác chiến: đánh du kích và đánh tập trung, đánh tiêu hao
và đánh tiêu diệt lớn; đánh bằng mọi lọai vũ khí trang bị, kết hợp vũ khí thơ sơ và
vũ khí hiện đại một cách sáng tạo. Đó là nghệ thuật biết thắng từng bước để tiến
lên giành thắng lợi hòan tòan; đánh địch trên mọi mặt trận: qn sự, chính trị,
ngọai giao, kinh tế, văn hóa, bằng nhiều mũi tiến cơng: qn sự, chính trị, địch
vận... Dân tộc Việt Nam nhỏ bé mà kiên cường trong Thời đại Hồ Chí Minh đã


nêu cao ý chí quyết tâm Dám đánh và đã phát huy trí tuệ sáng tạo của mình để Biết
thắng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh học tập, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin rất

sáng tạo. Tất cả theo véc-tơ giải phóng con người, là hướng đích chủ nghĩa nhân
văn, chủ nghĩa nhân đạo. Người đã viết rất rõ về việc trọng dụng nhân tài trong tác
phẩm Sửa đổi lối làm việc. Người phê bình căn bệnh hẹp hịi mà vì nó mà “khơng
biết dùng nhân tài… Bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh hẹp hịi, v.v., mỗi chứng
bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên
ngoài”… Phải tạo ra những người có tinh thần trách nhiệm, “có gan phụ trách, có
gan làm việc, ham làm việc…Nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo “đập đi
hị đứng”, khơng dám phụ trách, như thế là một việc thất bại cho Đảng”
Trong cuộc sống lao động hàng ngày, Người ln địi hỏi và khuyến khích tìm
những cách làm mới, phát huy những sáng kiến. Người thường xuyên động viên,
biểu dương, khen thưởng những người năng động, sáng tạo trên các lĩnh vực những người đã làm tốt cơng việc khơng của mình và cả những cơng việc do mình
phụ trách, khơng vì quyền lợi của mình mà vì lợi ích chung. Tháng 6/1968, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc xuất bản sách Người tốt, việc tốt. Người cho
rằng, những người tốt, những điều tốt tăng lên sẽ đẩy lùi những người xấu, những
điều xấu. Ðây cách tốt để xây dựng Ðảng, xây dựng con người và xã hội. Với
những gương người tốt, việc tốt được nêu trên báo, Người đánh dấu lại để thưởng
huy hiệu. Gần 5.000 huy hiệu của Người đã được tặng thưởng cho những gương
người tốt làm những việc tốt.
Khi nói về công việc xây dựng và phát triển đất nước sau chiến tranh, trong những
dòng cuối cùng để lại cho chúng ta, một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh
về ý nghĩa và sức mạnh của sự sáng tạo cách mạng: “Công việc trên đây là rất to
lớn, nặng nề, và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu
chống lại những gì đã hư hỏng, cũ kỹ, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi”. Người
nêu nhiệm vụ của Đảng: “Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ
này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng
vĩ đại của nhân dân” (Di chúc).
Từ rất sớm, trong quá trình khai phá một hướng đi mới để tìm con đường cứu nước
cho dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người hiểu rõ và đánh giá cao vai
trò của tri thức trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây
dựng đất nước. Chủ trương đúng đắn sáng suốt này đã biến những nguồn lực trí tuệ

thành sức mạnh, đem lại những tác động thúc đẩy mạnh mẽ cho cách mạng Việt


Nam trên các chặng đường cách mạng. Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng là hành trình sáng tạo khơng ngừng. Khơng những thế, Người cịn khơi
nguồn cho sáng tạo Việt Nam trong thời đại mới.
Hồng phúc của dân tộc Việt Nam là có Bác Hồ, lãnh tụ thiên tài đã biết tập hợp, sử
dụng người tài có ở trong dân để giúp nước, giúp cách mạng trong giai đoạn “ngàn
cân treo sợi tóc”. Những tư tưởng vĩ đại đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành
di sản vơ giá và cịn ngun giá trị sâu sắc trong giai đoạn hiện nay đất nước ta
đang tiến hành đổi mới toàn diện, mạnh mẽ để thực hiện cho được những mục tiêu
mà cách mạng tháng Tám hướng tới. Đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội, dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.



×