Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

văn hóa mặc tây bắc (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.82 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI
THẢO LUẬN
CƠ SỞ VĂN

HĨA VIỆT

NAM
Đề tài: Tìm hiểu về văn hóa mặc của các dân tộc vùng Tây Bắc
*

*

*

Giáo viên hướng dẫn : Trần Minh Phương
Nhóm thực hiện

: Nhóm 02

Lớp HP

: 2162ENTI01111

HÀ NỘI – 2021

1



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam với 54 dân tộc anh em là một trong những đất nước có nền văn hoá
phong phú và đa dạng. Mỗi miền, mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng, văn hố riêng.
Cuộc sống của họ khác nhau, đời sống tâm linh khác nhau hay tập tục thói quen
khác nhau đã tạo nên những nét khác biệt cho mỗi dân tộc. Nhưng khơng vì thế mà làm
mất đi tình đồn kết của dân tộc Việt Nam, ngược lại nó cịn làm nên một dân tộc đa văn
hoá, giàu truyền thống. Bản sắc của mỗi dân tộc được thể hiện rõ trong lối ăn, cách ở của
đồng bào dân tộc nhưng có lễ dễ nhận biết nhất chính là qua trang phục của họ. Mỗi dân
tộc đều có một trang phục riêng mang đậm nét văn hố mỗi vùng miền và khơng lẫn với
bất cứ nơi đâu. Đây cũng chính là giá trị khác biệt mà cũng là giá trị văn hố vơ giá mà
chúng ta cần gìn giữ.
Và trong bài tiểu luận này, nhóm 2 chúng em xin được trình bày về một vùng văn
hóa mặc có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhất của Việt Nam với nhiều bản sắc
riêng, đầy độc đáo: Vùng văn hóa mặc Tây Bắc.

2


B. NỘI DUNG
I. Sơ lược về Tây Bắc, những nét văn hóa đặc trưng của vùng Tây Bắc.
1.1, Sơ lược về Tây Bắc
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền bắc Việt Nam, có chung đường
biên giới với Lào và Trung Quốc. Đây là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam,
bao gồm các tỉnh: Mường Lay, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, n Báí. Địa hình
Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây BắcĐông Nam,
trong đó có dãy Hồng Liên Sơn dài đến 180 km, rộng 30 km, cao từ 1500m trở lên, các
đỉnh cao nhất như Phanxipăng 3142m, Yam Phình 3096m, Pu Lng 2.983m. Dãy Hoàng
Liên Sơn, được người Thái gọi là "sừng trời" (Khau phạ), chính là bức tường thành phía

đơng và vùng Tây Bắc.
Vùng Tây Bắc có hai con sơng lớn, đó là sơng Đà (tên Thái là Nặm Tè) và sông
Thao (tức sông Hồng), thượng nguồn của sông Mã cũng nằm trên vùng đất Tây Bắc, phía
Tây tỉnh Sơn La. Các con sông này không chỉ là cơ sở cho sự định cư của của các dân tộc
nơi đây cũng như nền nơng nghiệp trong vùng mà cịn là nguồn cảm hứng cho những câu
hát và truyền thuyết của các tộc người Thái, Mường...
Tuy cùng nằm trong vòng đai nhiệt đới gió mùa, nhưng do ở một độ cao từ 8003000m nên khí hậu Tây Bắc ngả sang á nhiệt đới và nhiều nơi cao như Sìn Hồ có cả khí
hậu ơn đới. Mặt khác, do địa hình lại chia cắt bởi các dãy núi, các dịng sơng, khe suối,
tạo nên những thung lũng, có nơi lớn thành lịng chảo như vùng Nghĩa Lộ, Điện Biên nên
Tây Bắc còn là nơi có nhiều tiểu vùng khí hậu. Trong lúc đó ở thung lũng Mường La,
3


người ta mặc áo ngắn tay giữa mùa đơng thì ở Mộc Châu phải mặc áo bông dày mà
không khỏi rét.
Tây Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn song
Hồng (lưu vực sông Đà) kéo dài tới bắc Thanh Nghệ. Ở đây có trên 20 tộc người cư trú,
văn hóa Tây Bắc đa dạng và độc đáo chính là sản phẩm của sự kết hợp và đan xen các
bản sắc riêng của hơn hai mươi dân tộc ấy, trong đó các dân tộc Thái, H’mơng, Dao có
thể xem là những đại diện tiêu biểu, góp phần quan trọng hơn cả trong việc hình thành
văn hóa của khu vực. Biểu tượng cho vùng văn hóa này là hệ thống mương phai dẫn
nước vào đồng; là nghệ thuật trang trí tinh tế trên chiếc khăn piêu Thái, chiếc cạp váy
Mường, bộ trang phục nữ H’Mông; là âm nhạc với các loại nhạc cụ bộ hơi (khèn, sáo…)
và những điệu múa xịe…

1.2, Văn hóa đặc trưng của vùng Tây Bắc


Văn hóa nơng nghiệp:
- Tuy nơng nghiệp khơng phải là một khía cạnh văn hóa phổ biến trong mỗi tiểu


vùng nhưng riêng với vùng văn hóa Tây Bắc, đây có thể coi là một yếu tố làm nên nét
văn hóa độc đáo của vùng.
- Văn hóa nơng nghiệp thung lũng Thái nổi tiếng vì hệ thống tưới tiêu, được gói
gọn trong 4 từ văn vần: " Mường - Phai - Lái –Lịn", lợi dụng độ dốc của dòng chảy,
người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái "phai". Phía trên "phai" xẻ một
đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là "mương" Từ "mương" xẻ những rãnh chảy vào
ruộng, đó là "lái". Cịn "lịn" là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về ruộng, về nhà,
bằng các cây tre đục rừng đục mấu, nối tiếp nhau, có khi dài hàng cây số.


Văn hóa ẩm thực
- Tây Bắc là cái nơi của các dân tộc thiểu số như Thái, Tày, Mường, Dao, Mơng,

Lơ Lơ, Hà Nhì... Một trong những sắc thái văn hố dân tộc độc đáo của họ là những món
4


ăn truyền thống nổi tiếng chỉ có ở vùng này. Người dân Tây Bắc thường thưởng thức
những món ăn truyền thống của mình trong khơng gian và khơng khí cộng đồng như tại
các lễ hội, tại các chợ và đặc biệt là vào ngày Tết nhân dịp năm mới xuân về.
- Nhắc đến Tây Bắc ta không thể không nhắc đến các đặc sản nổi tiếng nức vùng
như: canh da trâu, riệu sâu chít, cơm lam, chéo...


Kiến trúc nhà ở
- Văn hóa dân tộc Tây Bắc cịn in đậm trong từng kiến trúc nhà ở của người dân

khu vực. Mỗi dân tộc khác nhau thường xây dựng nhà ở với lối kiến trúc khác nhau
nhưng tạo nên được một Tây Bắc rất riêng.

- Người Thái thường xây dựng nhà sàn chuẩn theo “Hướn hạn phủ táy”. Những
ngôi nhà sàn xây dựng rất tài hoa và đáp ứng được sự hài hịa giữa khơng gian sống, thiên
nhiên và con người. Người Thái làm nhà có số gian lẻ, hai đầu khum lại như mái rùa.


Trang phục truyền thống
- Đối với đồng bào vùng Tây Bắc, những bộ trang phục của họ theo truyền thống

để tạo nên bản sắc dân tộc riêng.
- Trang phục của người Thái thường gồm áo ngắn, áo dài, váy, thắt lưng, nón,
khăn… Người dân cịn sử dụng các trang sức được làm bằng bơng, kim loại…


Văn hóa nghệ thuật
Lĩnh vực văn hóa thể hiện cái nhìn thẩm mỹ của nhân dân Tây Bắc có nhiều nét

độc đáo và trở thành một trong những dấu hiệu làm nên đặc trưng văn hóa vùng. Riêng
về lĩnh vực này đã phải cần đến một cơng trình lớn mới có thể trình bày cho cặn kẽ được.
Trong xã hội cổ truyền Tây Bắc, văn hóa chuyên nghiệp, bác học chưa xuất hiện. Ở người
Thái tuy đã có một vài nghệ nhân giỏi sáng tác thơ ca nổi tiếng và mặc dầu dân tộc này
có chữ viết cổ, nhưng tác phẩm của họ vẫn lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền
miệng.
5


II, Đặc trưng văn hóa, sự hịa hợp văn hóa mặc các dân tộc Tây Bắc
2.1, Đặc trưng văn hóa mặc các dân tộc Tây Bắc
Văn hóa các dân tộc Tây Bắc mang những nét đặc trưng khó hịa lẫn. Từ cách ăn
mặc, ở, đi lại đến đời sống tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc… đã tạo nên một
Tây Bắc rất riêng. Địa bàn Tây Bắc gồm cộng đồng 34 dân tộc anh em cùng cư trú đã tạo

nên tính đa dạng về văn hóa. Dù đã trải qua hàng ngàn năm xây dựng và phát triển,
nhưng văn hóa các dân tộc Tây Bắc ln giữ cho mình những bản sắc riêng biệt, tạo nên
nét độc đáo riêng có nhưng vẫn hịa hợp trong văn hóa.
Trong khơng gian văn hóa Tây Bắc, trang phục truyền thống hay văn hóa mặc là
một biểu trưng văn hóa phản ánh sinh động phong tục, tập quán, vẻ đẹp và bản sắc của
mỗi dân tộc anh em trên vùng đất địa đầu Tổ quốc. Nhiều dân tộc từng có nghề dệt vải
truyền thống phát triển ở vùng Tây Bắc như: Dân tộc Thái, dân tộc Lào, dân tộc Dao, dân
tộc Mông và dân tộc Hà Nhì. Đó cũng là nhóm dân tộc có trang phục truyền thống độc
đáo nhất trên miền núi rừng Tây Bắc. Cùng với áo dài người Việt, những bộ trang phục
của các dân tộc thiểu số Tây Bắc vẫn được gìn giữ và tơn vinh.
Mỗi dân tộc lại có các phục trang riêng. Trang phục truyền thống nam giới thường
đơn giản, nhưng nữ phục lại luôn được thiết kế cầu kì từ kiểu cách đến hoa văn, trang trí.
Đơn giản nhưng tinh tế, riêng biệt là những gì người ta cảm nhận về bộ trang phục
truyền thống của người Tày. Giữa sắc xanh của núi rừng Tây Bắc, bộ trang phục ấy như
ẩn như hiện, thể hiện nét sống giản đơn mà đầy xúc cảm. Nói đến những bộ trang phục
đẹp của đồng bào dân tộc Tây Bắc, bộ trang phục có sức cuốn hút được nhiều người biết
đến nhất có lẽ là trang phục của phụ nữ dân tộc Thái.

Trang phục của người Dao lại có phần sặc sỡ hơn. Những hoa văn hồng, đỏ, xanh,
đen kết hợp lại với nhau giúp tỏa sáng. Một bộ trang phục của cô gái Dao thường gồm áo,
xà cạp, yếm, váy. Ngồi ra, các cơ gái nơi đây cịn kết hợp trang phục để tạo nên sự hoàn
chỉnh nhất trong trang phục…
6


Trong khi đó, người Mơng sử dụng chủ đạo bốn màu xanh, đỏ, tím, vàng tạo nên
các hình họa tiết muôn màu muôn sắc. Người Mông chủ yếu mặc quần áo, những bộ
quần áo do người dân thiết kế chủ yếu mang đặc trưng vùng đồi núi. Váy chàm của các
cô gái thường được thêu những hoa văn xưa cổ để tạo nên đặc trưng riêng…Áo, yếm, xà
cạp, cùng đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu là những yếu tố cấu thành nên bộ trang

phục hoàn chỉnh của người Dao.
Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm
đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như khơng có hoa văn trang trí. Cái độc đáo
đáng quan tâm của trang phục Tày là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang
phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngồi màu chàm. Người Tày
hầu như chỉ dùng các màu ngũ sắc để trang trí hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm.
2.2, Sự hịa hợp văn hóa mặc của các dân tộc Tây Bắc
Mặc dù mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống riêng, nét độc đáo riêng
biệt tạo nên đặc trưng riêng trong văn hóa mặc tạo của dân tộc mình, nhưng các trang
phục mỗi dân tộc miền núi Tây Bắc vẫn sự hịa hợp, hịa quyện trong văn hóa mặc tạo
nên chỉnh thể văn hóa
Trang phục của nhóm Thái đen và Thái tuy có một vài chi tiết khác biệt, nhưng về
kết cấu, cách trang trí, phục trang đều giống nhau. Khăn piêu thêu hoa văn rực rỡ không
chỉ là vật đội đầu, mà cịn là vật định tình của các cơ gái Thái. Ngày nay áo cóm được
may bằng các chất liệu khác nhau, màu sắc cũng phong phú hơn.
Hình ảnh những cơ gái Thái với khăn piêu, áo cóm, váy đen, đeo thắt lưng xanh và
xà tích bạc đã khơng ít lần đi vào thơ ca. Bộ trang phục truyền thống trang nhã, tôn lên vẻ
đẹp của người con gái Thái đã trở thành niềm tự hào của đồng bào Thái Tây Bắc. Trước
đây, để làm được một chiếc khăn Piêu, người phụ nữ mất rất nhiều công lao động, tỉ mỉ
từng mũi kim, sợi chỉ, chọn màu, chọn họa tiết, nay họ giản lược hơn để thời gian làm ra
một chiếc khăn nhanh hơn. Cùng với chiếc khăn Piêu, trang phục của phụ nữ Thái truyền
thống rất chỉn chu về kiểu dáng, màu sắc tươi sáng, làm nổi bật nhan sắc của họ.
7


Chiếc khăn piêu quen thuộc của các cô gái Thái được chị em Khơ mú quấn trên
đầu theo phong cách riêng. Phụ nữ Khơ Mú thích thêm vào chiếc piêu chùm tua màu
hồng hay màu đỏ, để được nổi bật giữa đại ngàn. Chiếc áo cóm có cổ cao và kín được
phụ nữ Khơ mú biến tấu khéo léo bằng cách xẻ sâu hơn. Kết hợp với chiếc áo biến tấu
độc đáo là chiếc váy dài chấm gót.

Ở vùng miền núi Tây Bắc, trang phục dân tộc Mông là bộ trang phục mang bản
sắc riêng. Trang phục của phụ nữ dân tộc Mông với những mảng hoa văn thêu rực rỡ,
khiến những cô gái vùng cao trở nên nổi bật như những đóa hoa trên đá. Trang phục xưa
kia thường được dệt từ sợi lanh, một loại sợi có ý nghĩa đặc biệt về tâm linh với người
dân tộc Mông. Họ cũng mang thắt lưng, xà cạp, đầu đội khăn vuông thêu hoa.
Họa tiết, bố cục, phối màu của trang trí cũng rất nhiều và phong phú: một chiếc
khăn Piêu Thái, một bộ nữ phục H’mông, Lô Lô, Dao đồ, một mặt chăn Mường, một
điểm màn Kháng với rất nhiều các họa tiết đan xen với những màu sắc rực rỡ tạo nên sự
hịa hợp trong văn hóa mặc của các dân tộc vùng Tây Bắc. Vẻ đẹp và sự độc đáo của các
bộ trang phục, nhất là nữ phục truyền thống của các dân tộc Tây Bắc, là nét văn hóa cần
được gìn giữ và tơn vinh. Trang phục truyền thống mỗi dân tộc mang một vẻ đẹp riêng.
Chỉ cần nhìn vào trang phục, người ta có thể đọc tên từng dân tộc.
 Trang phục truyền thống vì vậy mà gắn liền với bản sắc cộng đồng. Nó khơng chỉ

mang đậm bản sắc văn hóa, mà cịn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch
sử của từng tộc người. Mỗi dân tộc vùng Tây Bắc đều có những bộ trang phục
mang đậm đặc trưng của dân tộc mình nhưng đồng thời cũng rất hịa hợp trong
bức tranh văn hóa trang phục truyền thống chung của dân tộc miền núi Tây Bắc.
III. Đặc điểm, những nét đặc trưng của một số trang phục dân tộc vùng Tây Bắc
3.1, Trang phục dân tộc người Tày
Sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao
Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai… đồng bào dân tộc Tày đã tạo cho mình một bản sắc riêng. Qua
những nét văn hóa như ẩm thực, trị chơi dân gian, ngơn ngữ… đồng bào Tày đã có một
8


kho tàng văn hóa truyền thống. Đặc biệt, trang phục truyền thống từ lâu đã trở thành biểu
tượng văn hóa cũng như nét đẹp bình dị và độc đáo của dân tộc Tày ở khắp các miền đất
nước.
Không sặc sỡ như trang phục của một số dân tộc khác, trang phục dân tộc Tày

được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu
như khơng có hoa văn trang trí. Khơng ai rõ nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Tày có
từ bao giờ, mà chỉ biết những tấm vải thổ cẩm do chính họ dệt ra từ lâu mang đậm sắc
thái dân tộc. Nguyên liệu chính để dệt thổ cẩm là sợi bông nhuộm chàm và tơ tằm nhuộm
màu. Tuy nhiên, do giá tơ tằm đắt nên ngày nay người dệt thổ cẩm dùng len có chi phí
thấp hơn để thay thế. Quy trình dệt thổ cẩm hồn tồn thủ cơng và chính đơi tay khéo léo
và sự nhẫn nại của người phụ nữ Tày mà những tấm thổ cẩm nên hình nên dạng vơ cùng
đặc sắc. Từ những tấm thổ cẩm tự tạo ấy người phụ nữ Tày may thành mặt chăn, mặt địu,
khăn trải giường và nhất là những bộ trang phục đặc sắc của dân tộc.
Trang phục dân tộc Tày có thể được coi là một trong những bộ trang phục đơn
giản nhất của 54 dân tộc anh em. Bộ trang phục tuy đơn giản nhưng nó lại mang một ý
nghĩa thật đặc biệt. Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục Tày không phải là lối tạo
dáng mà là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như
lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngồi màu chàm. Do vậy, cách ăn mặc của người Tày
phần nào phản ánh nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc. Dù ở đâu, nét đẹp
văn hóa trong trang phục của người Tày vẫn được gìn giữ và phát huy.
Trang phục của người dân tộc Tày ở các địa phương cơ bản đều giống nhau, chỉ
khác nhau về cách phối hợp màu sắc trên cổ áo, tay áo hoặc cách chọn màu vải nhưng cơ
bản vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc Tày. Nhóm Ngạn mặc áo ngắn hơn
một chút, nhóm Phén mặc áo màu nâu, nhóm Thu Lao quấn khăn thành chóp nhọn trên
đỉnh đầu, nhóm Pa Dí đội mũ hình mái nhà cịn nhóm Thổ mặc như người Thái ở Mai
Châu (Hồ Bình).

9


3.1.1, Trang phục nữ giới
Bộ y phục của thiếu nữ người Tày gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt
lưng, khăn đội đầu, hài vải. Áo cánh là loại 4 thân xẻ ngực, cổ trịn, có hai túi nhỏ phía
dưới hai vạt trước, được cắt may bằng vải chàm hoặc trắng. Khi đi hội thường được mặc

lót phía trong áo dài. Vì vậy, người Tày cịn được gọi là “cần slửa khao” (người áo trắng)
để phân biệt với người Nùng chỉ dùng màu chàm. Áo dài cũng là loại 5 thân, xẻ nách
phải cài cúc vải hoặc đồng, cổ trịn ống tay và thân hẹp có eo.
Chiếc áo chàm của phụ nữ Tày thuộc loại áo dài xẻ tà, vạt áo tha thướt trùm đến
khoeo chân, tay áo và thân áo bó vừa khít người, cổ áo trịn cao khoảng 1cm. Ngang lưng
thắt dải chàm khổ 30cm, dài khoảng 2,5m quấn thành hai dải buông xuống đằng sau,
Trên đầu vấn tóc ngang, bên ngồi chum khăn vng hình mỏ quạ.
Nét độc đáo trên trang phục phụ nữ Tày là hoa văn không cầu kỳ mà thiên về tạo
dáng. Trong các ô quả trám là họa tiết cách điệu hóa hình họa, hình ngọn rau bầu, bí, là
loại cây có liên quan nhiều đến nền văn hóa cổ, tín ngưỡng cổ của nhiều cư dân nơng
nghiệp ở phía Bắc nước ta, trong đó có người Tày. Trên cơ sở của loại bố cục hoa văn
một màu đen trên nền trắng như thế này, người Tày lại phát triển trang trí theo một hướng
khác, gài màu vào từng đoạn họa tiết, từng mảng họa tiết tùy trình độ thẩm mỹ, ý thích
của người dệt trên khung dệt thủ cơng, có tên gọi là thổ cẩm, mang ý nghĩa là một loại
gấm của địa phương.
Bên cạnh đó, để tơn lên vẻ đẹp của váy, áo của phụ nữ Tày còn nhờ vào sự độc
đáo của những bộ trang sức như vòng cổ, vịng tay, vịng chân, xà tích... Đó là một chiếc
vòng bạc trắng to được đeo ở cổ, vòng rộng xuống 1/4 ngực làm cho cơ thể cân đối và
màu trắng của vòng bạc nổi bật trên nền chàm.
Bộ quần áo của dân tộc Tày bao gồm: khăn, áo, quần, dây lưng, tạp dề, guốc hoặc
dép. Phụ nữ Tày thường để tóc dài, đội khăn. Khăn là loại khăn vng gấp chéo kiểu “mỏ
quạ”, đội lên đầu, thắt ở sau gáy, tương tự như kiểu đội khăn mỏ quạ của phụ nữ Kinh.

10


Trước đây phụ nữ mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần, là quần chân què,
cát hình lá tọa, đũng rộng có thể cử động thoải mái trong mọi tư thế lao động. Đồng bào
thường đeo thắt lưng được dệt bằng vải thủ công, rộng khoảng 40cm gấp làm tư, chiều
dài đủ quấn quanh thân người hai vòng, buộc lại ở phía sau, để bng dải đi xuống sau

lưng. Nón của phụ nữ Tày khá độc đáo. Nón bằng nan tre lợp lá có mái nón bằng và rộng.
3.1.2, Trang phục nam giới
Trang phục nam giới người Tày có quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn
cũng may năm thân, cổ đứng. Nam cũng có áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá
đầu gối. Ngồi ra, họ cịn có thêm áo 4 thân, đây là loại áo xẻ ngực, cổ trịn cao, khơng
cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và có hai túi nhỏ ở phía trước. Ngồi ra, đàn ơng Tày cịn mặc
thêm loại áo dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng. Quần (khóa) cũng làm
bằng vải sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiễu quần đũng chéo, độ choãng vừa
phải dài tới mắt cá chân. Quần có cạp rộng khơng luồn rút, khi mặc có dây buộc ngoài.
Khăn đội đầu màu chàm (30cm x 200cm) quấn trên đầu theo lối chữ nhân.
3.1.3, Trang phục dân tộc Tày xưa - nay
Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, sự du nhập của các trào lưu nước ngoài cũng ảnh hưởng một phần nào đó đối với
bản sắc văn hóa dân tộc và trang phục truyền thống ở Tây Bắc. Áo chàm cũng đã được
cách tân, màu sắc được thay đổi sáng hơn và có nhiều họa tiết đẹp hơn nhưng vẫn giữ
được dáng áo và nét đặc trưng áo chàm của thiếu nữ Tày. Tuy không mặc mỗi ngày như
ngày xưa, nhưng áo chàm vẫn được người dân nơi đây mặc trong các buổi biểu diễn, buổi
lễ trang trọng, các lễ hội cổ truyền trong năm….điều đó đã góp phần gìn giữ và quảng bá
hình ảnh áo chàm dân tộc Tày.
Trong các lễ cưới ngày xưa, đôi nam nữ thường mặc trang phục dân tộc là chính,
nhưng ngày nay nó đã được thay bằng những bộ vest, những chiếc váy cưới lộng lẫy. Tuy
nhiên ở một số địa phương vẫn còn giữ được bản sắc dân tộc trong ngày cưới. Trang phục
áo chàm vẫn được đôi nam nữ lựa chọn mặc trong ngày trọng đại của mình. Hình ảnh cô
11


dâu trong chiếc áo chàm và mấn, khăn đội đầu kèm vòng bạc như một thiếu nữ trẻ trung,
xinh đẹp, dịu dàng, nết na, trong sáng.
Trang phục truyền thống Tày vẫn phổ biến nhất là trong các ngày lễ cổ truyền,
nhưng áo cánh, áo sơ mi vẫn được nhiều thanh niên mặc, còn trong ngày thường, họ mặc

trang phục gần như người Kinh.
3.2. Trang phục dân tộc người Dao
3.2.1, Trang phục nữ giới
Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao gồm: áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang
sức vàng bạc, khăn vấn đầu... tất cả đều làm nổi bật trang phục phụ nữ Dao giữa đại ngàn
núi rừng Tây Bắc.
Theo quan niệm của người Dao, trong bộ y phục của người phụ nữ quan trọng
nhất là chiếc áo được thiết kế dài đến gần đầu gối. Cổ áo được thiết kế theo hình chữ V
có thêu hoa văn. Sau lưng áo của phụ nữ Dao cũng có phần thêu hoa văn. Ở phần thêu
này, người Dao cho rằng sẽ làm chiếc áo thêm đẹp, thêm độc đáo và để dễ phân biệt dân
tộc Dao với các dân tộc khác.
Áo người Dao có hai tà và phần cầu kỳ nhất để làm nên sự độc đáo trong chiếc áo
của phụ nữ Dao chính là những nét hoa văn được thêu ở phần đi áo. Người Dao cho
rằng, nhìn áo để biết người phụ nữ khéo hay khơng, nhìn áo để biết người phụ nữ có đảm
đang hay khơng chính là nhìn vào cách thêu hoa văn ở phần đi áo mà người phụ nữ
mặc. Những hoa văn trên áo phụ nữ Dao được thêu sặc sỡ với nhiều họa tiết phong phú
như hình cỏ cây, hoa lá hay bất kỳ vật dụng nào mà người dân nơi đây cảm thấy gần gũi
trong sinh hoạt hàng ngày.
Trong khi đó, quần của phụ nữ Dao được thêu ở đoạn cuối ống giống với phần
thêu trên áo để tạo ra một bộ trang phục mang vẻ đẹp thẩm mỹ và rất tinh tế. Đồng bào
thường đeo thắt lưng được dệt bằng vải thủ công, rộng khoảng 40cm gấp làm tư, chiều

12


dài đủ quấn quanh thân người hai vòng, buộc lại ở phía sau, để bng dải đi xuống sau
lưng.
Những hoa văn trên áo phụ nữ Dao được thêu sặc sỡ với nhiều họa tiết phong phú
như hình cỏ cây, hoa lá hay bất kỳ vật dụng nào mà người dân nơi đây cảm thấy gần gũi
trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng ý tưởng đó nhưng trên mỗi bộ trang phục, hoa văn

khơng giống nhau bởi mỗi người có một cách làm và gửi vào tác phẩm của mình những
nỗi niềm khác nhau.
Điểm nhấn quan trọng trong bộ trang phục của phụ nữ Dao chính là khăn vấn đầu.
Khăn quấn đầu dài hơn 1 mét được thêu nhiều hoa văn sặc sỡ góp phần làm nổi bật trang
phục của người phụ nữ Dao. Khăn có 3 loại: khăn vng, khăn chữ nhật và khăn dài.
Ngồi trang phục chính, người phụ nữ Dao còn ưa dùng đồ trang sức làm cho bộ trang
phục của mình thêm sang trọng: vịng cổ, nhẫn, túi ăn trầu, các đồ trang sức bằng bạc
hình bán cầu, hình sao 8 cánh. Có những cơ gái Dao đeo 10 chiếc vòng cổ, 12 chiếc nhẫn,
cùng những chiếc khuy bạc đường kính 6-7cm, nổi bật trên màu áo chàm.
3.2.2, Trang phục nam giới
Trang phục phụ nữ Dao đặc sắc và cầu kỳ bao nhiêu thì trang phục nam giới lại
đơn giản bấy nhiêu. Hầu như trang phục của nam giới ở các ngành Dao về cơ bản đều
giống nhau, bao gồm khăn đội đầu, áo và quần, chất liệu vải thơ nhuộm màu chàm hoặc
màu đen, ít thêu hoa văn trang trí.
Đàn ơng Dao ít người để đầu trần mà thường dùng khăn vải chàm dài 2,4 m đến
2,8 m, rộng 40 cm, gấp cẩn thận làm bốn, theo chiều dọc rồi vấn lên đầu nhiều vòng
thành vành. Áo ngắn cổ truyền của nam giới nhóm Dao đỏ có cổ thấp, xẻ trước ngực,
thân bên trái có may thêm một cái nẹp, từ cổ áo xuống gần gấu. Áo ngắn của nam giới
nhóm Thanh Y có khuy áo cài bên nách phải, đường tâm trước ngực, hai bên bả vai áo
được thêu nhiều hoa văn bằng chỉ ngũ sắc. Cổ áo, cổ tay được thêu nhiều hoa văn chỉ
màu khá công phu, cúc áo bằng đồng.

13


Quần của đàn ông Dao đồng màu chàm hoặc đen với áo, cắt may theo kiểu chân
què, cặp lá bằng vải mộc hoặc nhuộm chàm. Trang phục ngày lễ không mặc khác trang
phục ngày thường nhưng mới hơn.
Trước kia, để làm ra một bộ trang phục truyền thống của người Dao áo dài phải
trải qua rất nhiều công đoạn từ trồng bông, se sợi, dệt vải, nhuộm chàm... Tuy nhiên, theo

thời gian, với sự phát triển của xã hội nghệ trồng bơng, se sợi, dệt vải hiện nay khơng cịn
nữa. Những người phụ nữ Dao áo dài thường ra chợ mua vải, mua chỉ nhiều màu về
khâu, thêu trang phục cho các thành viên trong gia đình.
3.2.3, Trang phục của người Dao đỏ - Đại diện cho những tộc người Dao
Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ ở Việt Nam gồm khăn, mũ, áo, quần,
thắt lưng, xà cạp quấn chân và giày dép. Để tạo thành bộ trang phục đẹp phải có năm màu
cơ bản, nhưng chủ yếu là màu đỏ.Người Dao Đỏ sống xen kẽ, quần tụ ở khắp các địa
phương trên vùng miền núi phía bắc. Một trong những sắc thái độc đáo tạo nên những nét
riêng cho người Dao Đỏ ở đây chính là bộ trang phục truyền thống.
Trong trang phục của người Dao Đỏ quan trọng nhất là chiếc áo dài. Theo phong
tục, phụ nữ Dao Đỏ không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo dài. Áo tứ thân màu chàm hoặc
đen, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân. Nẹp cổ liền với nẹp ngực được thêu
kín các họa tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ. Hai đầu của nẹp ngực đính nhiều chuỗi hạt
cườm và tua đỏ. Cửa tay áo, nẹp xung quanh tà áo trước và sau đều được thêu bằng chỉ
màu đỏ và trắng. Riêng ở gấu vạt trước và sau người ta thêu hai nẹp tách rời nhau, trông
xa như hai áo mặc lồng nhau, áo ngoài ngắn hơn áo trong.
Bên trong của chiếc áo dài, phụ nữ Dao Đỏ còn mặc áo con, giống như cái yếm,
mặc bên trong che kín cả ngực và bụng, cổ trịn mở sau gáy, có những đường thêu bằng
chỉ trắng và vàng. Khoảng giữa thân áo mỗi bên đính một dải vải nhỏ để làm dây buộc ra
phía sau lưng.
Nam giới Dao Đỏ mặc hai áo: ngắn và dài. Hoa văn trên áo ngắn tập trung chủ yếu
ở phần ngực, cổ và lưng áo để khi mặc áo dài trùm bên ngoài, những nơi đó khơng bị che
14


lấp, các họa tiết hoa văn tinh tế sẽ được phơ ra ngồi. Hoa văn được trang trí trên ngực áo
ngắn là cách đính cúc hoa bạc theo chiều dọc ở giữa áo, áo ngắn mặc trong, áo dài mặc
ngoài, hàng hoa bạc giữa hai hàng quả bông len đỏ. Khi đội lên đầu, các hoa văn họa tiết
của năm lớp văn sẽ phơ ra ngồi, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn.
Hoa văn trang trí trên dây lưng tập trung ở hai đầu gồm các họa tiết hình dấu chân

hổ, hình cây thơng, hình người mặc váy... phần dưới của hai ống quần với các hoa văn,
họa tiết đã tạo nên sự cân đối hài hịa cho tồn bộ y phục.
 Trang phục của người Dao Đỏ không chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn

tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng với con mắt thẩm mỹ mà về nghệ
thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối hài hịa, vui tươi,
trong sáng, góp phần tơ điểm thêm cho bản sắc riêng vốn có của dân tộc Dao Đỏ.
3.3. Trang phục người H’Mơng
H’Mơng là một cộng đồng có truyền thống dân tộc đậm đà bản sắc truyền thống,
nổi bật là nghệ thuật tạo hình trên nền trang phục được người Mông hoa lưu giữ, bảo tồn,
phát huy. Sự tài tình của người Mơng chính là họ có thể làm ra những bộ trang phục của
dân tộc mình bằng chính nguyên liệu thiên nhiên là cây lanh. Trồng cây lanh dệt vải để
làm ra trang phục là công việc hết sức vất vả và cầu kỳ, nó địi hỏi sự khéo léo và kiên trì
của những phụ nữ Mơng. Người Mơng rất ưa chuộng vải lanh bởi nó có độ bền cao.
Vì quần áo của người H'Mơng chủ yếu may bằng vải tự dệt nên đậm đà tính cách
tộc người trong tạo hình và trang trí với kỹ thuật đa dạng. Chỉ với 4 màu chủ đạo xanh,
đỏ, trắng, vàng của chỉ tơ tằm mà họa tiết của trang phục đã tỏa ra muôn sắc màu, tạo
cảm giác trầm ấm.
3.3.1, Trang phục nữ giới
Áo của người phụ nữ :(tiếng Mơng là so) có cổ phía trước hình chữ V, được nẹp
thêm vải màu tuỳ thích, phía sau là một bức thêu hình chữ nhật được trang trí hoa văn rất
hài hòa, trang nhã và gắn đồng bạc, tạo âm thanh vui nhộn cho bộ trang phục. Hai ống tay

15


áo thường được thêu hoa văn là những đường vằn ngang với đủ màu sắc từ nách đến cửa
tay. Đây là nơi hoa văn tập trung nhiều nhất làm nổi bật chiếc áo của người Mông.
Váy phụ nữ Mông: (gọi là Ta) là loại váy mở, có nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra
mềm mại như cánh hoa. Phần cạp váy được khâu xếp lại cho vừa một vòng bụng và có

hai dây để buộc. Trên nền váy chàm, hoa văn được thêu, in và ghép từng tấm thật ấn
tượng và độc đáo. Phần thêu hoa văn được thực hiện ở nửa dưới của váy.
Hoa văn: (tiếng Mông gọi là pàng tau) trong trang phục của người Mông hoa chủ
yếu là hoa văn hình học như hình chữ nhật, hình vng, hình thoi, hình xốy ốc và thỉnh
thoảng có những mơ típ hoa văn chưa xác định được như thế này. Những mơ típ hoa văn
được hình thành trên cơ sở sợi ngang của kỹ thuật dệt trên khung cửi và sau này được lặp
lại trong kỹ thuật thêu. Màu sắc chủ đạo được thêu trên váy là màu xanh, đỏ, đen, vàng.
Thắt lưng: (tiếng Mông gọi là lăng): trong bộ trang phục của phụ nữ Mơng cịn có
“xế” (tấm vải che trước váy) và “khử lau” (xà cạp quấn chân). Đồng bào Mông quan
niệm, đeo “xế” và quấn xà cạp là thể hiện sự ý tứ và kín đáo của người phụ nữ.
Đầu: Phụ nữ thường để tóc dài quấn quanh đầu, có một số nhóm đội khăn quấn
thành khối cao trên đầu tạo nên một sắc thái độc đáo riêng khó nhầm lẫn với các dân tộc
khác.
Đồ trang sức: Người Hmơng có những đồ trang sức như khun tai, vòng cổ, vòng
tay, nhẫn đồng, nhẫn bạc, nhẫn vàng. Nếu trên tay có 2 nhẫn là người đó đã có vợ hoặc có
chồng. Phụ nữ thích dùng chiếc ơ màu sắc đẹp, vừa có tác dụng che mưa, che nắng và
làm vật trang sức cho mình, tạo nên nét duyên dáng.
3.3.2, Trang phục nam giới
Trang phục: Trang phục của đàn ông dân tộc H’mông đơn giản hơn chủ yếu là
màu tối tím than và sen kẽ một số hoạ tiết đơn giản. Trang phục nam thường mặc áo cánh
ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi rộng. Áo nam có hai loại: năm

16


thân và bốn thân. Đa phần họ đều mặc quần kiểu chân què, cạp rộng lá toạ, đũng quần rất
thấp, khi mặc, cạp được dắt sang một bên rồi dùng thắt lưng thắt lại chặt.
Đầu: Đầu thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình trịn
bạc chạm khắc hoa văn.
Đồ trang sức: họ đeo vòng cổ, ngày lễ tết đi chơi chợ họ còn đeo đủ bộ từ 2-7

chiếc. Ngồi ra, họ cịn có vịng tay, nhẫn.
3.3.3, Sự khác biệt trong trang phục của người H’mơng
Có 4 nhóm người dân tộc H'mong: H’mơng trắng, H’mơng Hoa, H’mông đen,
H’mông xanh. Dù là mang đặc trưng trang phục cổ truyền nhưng giữa các nhóm người
mơng sẽ có sự khác nhau, đặc biệt là nhóm ngương H’mơng trắng và H’mơng Hoa.
 H’Mơng Trắng

Đối với nữ: H’mơng Trắng thì họ sẽ mang trang phụ với váy trắng, vẫn là kiểu áo
xẻ ngực và yếm lưng, áo trắng, có thêu thêm nhiều hoa văn khác nhau. Đặc biệt là họ sẽ
cạo tạo ở xung quanh chỉ để một phần tóc ở đỉnh đầu sau đó dùng khăn vành rộng để
quấn xung quanh.
Đối với nam: áo của nam giới Mông Trắng lại có tay hẹp, có 4 túi và cài khuy
ngang bằng vải, cổ áo trịn, đứng và cao từ 2,5-3cm.
 H’Mơng Hoa

Đối với nữ H’mơng Hoa thì trang phục có phần đặc sắc mà nhiều màu hơn, váy.
sau khi đã dệt thành vải thì họ sẽ vẽ sáp ong lên vải trắng những đường hoa văn hình học
theo ý muốn sau đó mới đem nhuộm chàm. Người phụ nữ kết hợp cả ba kỹ thuật là thêu,
vẽ sáp ong và chắp vải để tạo nên những họa tiết trên nền y phục. Họ thêu hoa văn không
cần mẫu, chỉ dùng để thêu thường là sợi tơ tằm có độ bền cao và giữ được mà thường là
váy màu có độ bền cao và giữ được mà thường là váy màu chàm và ở gấu váy. Họ mặc áo
xẻ nách, trên vai, ngực được cạp thêm một tấm vải màu và có thêu hình hoa văn ốc. Họ
17


sẽ khơng cạo tóc như người H’mơng Trắng mà để tóc dài sau đó quấn quanh đầu, thậm
chí nhiều người cịn quấn thêm cả tóc giả.
Đối với nam Mơng Hoa lại mặc áo cài khuy bên nách, khơng có cổ đứng nhưng rìa
cổ được viền một dải nhỏ vải khác màu
 Trang phục của người H’mơng ln tốt lên sự độc đáo và mang đậm chất truyền


thống. Điều này không những tạo nên bản sắc riêng mà còn giữ được nét đa dạng
trong văn hóa của người Việt Nam.
3.4. Trang phục người Thái
Bản sắc của mỗi dân tộc được thể hiện rõ trong lối ăn, cách ở của đồng bào dân
tộc nhưng có lễ dễ nhận biết nhất chính là qua trang phục của họ. Một trong những dân
tộc mà trang phục của họ được biết đến khá nhiều qua những chiếc khăn piêu, váy đen,
váy đỏ. Đó chính là dân tộc Thái, mà đặc biệt là trang phục của phụ nữ Thái. Trang phục
của người phụ nữ Thái là niềm tự hào không chỉ của riêng người Thái mà cịn là một nét
văn hóa rất đặc sắc trong kho tàng văn hoá vật thể của dân tộc.
3.4.1, Trang phục nữ giới
Các nhóm người Thái như Thái Đen, Thái trắng đều có nhiều điểm chung trong
trang phục hằng ngày nhưng trong đó, vẫn nổi bật bản sắc riêng để phân biệt.
Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa
chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn
khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích.
+ Xửa cỏm (áo ngắn bó sát người có hàng cúc bướm) có thể may bằng nhiều loại
vải với màu sắc khác nhau. Chính hàng khuy bạc hay kim loại đã làm cho xửa cỏm thành
chiếc áo đặc trưng của bộ nữ phục Thái. Theo quan niệm dân gian Thái, hai hàng cúc bạc
trên hai vạt áo xửa cỏm là tượng trưng cho sự kết hợp nam với nữ, tạo nên sự trường tồn
của nòi giống.

18


+ Áo dài : Phụ nữ Thái còn mặc hai loại áo dài là xửa chái và xửa luổng. Xửa chái
may bằng vải chàm đen, kiểu áo 5 thân, cài cúc phía bên tay trái, cổ đứng, gấu áo phủ quá
đầu gối. Theo tục lệ, phụ nữ có chồng mới mặc xửa chải vào dịp cưới xin, hội hè. Xửa
luổng là áo khốc ngồi, may dài, rộng, chui đầu, có tay hoặc khơng có tay. Phụ nữ Thái
từ khi cịn trẻ đã may loại áo này, một dành cho bản thân khi về già và một dành biếu mẹ

chồng khi về làm dâu. Các cụ già mặc áo xửa luổng lộn trái vào ngày thường, chỉ khi chết
mới mặc mặt phải.
+ Váy (xỉn) cùng với xửa cỏm tạo nên dáng nét chính của bộ nữ phục Thái. Phụ nữ
Thái mặc váy hai lớp: váy trắng lót bên trong và và váy chàm mặc ngoài.
+ Thắt lưng (xài ẻo) làm bằng vải tơ tằm hay sợi bông màu xanh lam hoặc tím
xẫm, giữ cho cạp váy quấn chặt lấy eo bụng.
+ Khăn Piêu là vật dụng “cầm tay” của các cô gái Thái mỗi khi đi ra đường hay
trong các dịp hội hè. Chiếc khăn piêu được các cô gái Thái thêu thùa rất cầu kì, nó thể
hiện sự khéo léo của mỗi cơ gái.
- Nói đến trang phục người Thái thì khơng thể khơng nhắc tới các đồ trang sức đeo
trên người như vòng cổ, vòng tay, hoa tai, trâm cài tóc trên đầu, xà tích và cả cúc bạc…
o

Trang phục nữ Thái chia làm 2 loại phân biệt khá rõ theo hai hệ Thái Tây Bắc là
Thái trắng (Táy khao) và Thái đen (Táy đăm):
- Dân tộc Thái trắng: Thường nhật, phụ nữ dân tộc Thái trắng mặc áo cánh ngắn

(xửa cóm), váy màu đen khơng trang trí hoa văn. Áo thường là màu sáng, trắng, cài cúc
bạc tạo hình bướm, ve, ong... Cái khác xửa cóm Thái đen là cổ áo hình chữ V. Thân áo
ngắn hơn áo cánh người Kinh, tạo dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc cho vào trong cạp váy.
Váy là loại váy kín (ống), màu đen, phía trong gấu đáp vải đỏ. Khi mặc xửa cóm và váy
chị em cịn tấm chồng ra ngồi được trang trí nhiều màu. Khăn đội đầu khơng có hoa
văn mà chỉ là băng vải chàm dài trên dưới 2 mét... Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu
đen. Đây là loại áo dàu thụng thân thẳng, khơng lượn nách, được trang trí bằng vải "khít"
19


ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa
văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi trên
đỉnh đầu. Họ có loại nón rộng vành.

- Dân tộc Thái đen: Phụ nữ Thái đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm hoặc
đen), cổ áo khác Thái trắng là loại cổ tròn, đứng. Đầu đội khăn “piêu” thêu hoa văn nhiều
mơ-típ trang tri mang phong cách từng mường. Váy là loại giống phụ nữ Thái trắng đã
nói ở trên. Lối để tóc có chồng và chưa chồng cũng giống hệ Thái trắng. Trong lễ, tết áo
dài Thái đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu
và màu mà mơ-típ hơn Thái trắng
 Sự khác biệt giữa nữ giới của dân tộc Thái Đen và Thái Trắng được thể hiện trong

các dịp hội hè. Những dịp đó, phụ nữ Thái Trắng thường mặc áo dài màu đen. Đây
là loại áo dài thụng thân thẳng, khơng lượn nách, được trang trí bằng vải “khít” ở
giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng
hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng
búi trên đỉnh đầu. Họ có loại nón rộng vành. Trong khi đó, phụ nữa Thái Đen
thường mặc áo dài xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu
mà mơ-típ hơn Thái trắng.
3.4.2, Trang phục nam giới
So với trang phục nữ, trang phục nam người Thái đơn giản và ít chứa đựng sắc
thái tộc người và cũng biến đổi nhanh hơn. Trang phục nam giới gồm: áo, quần, thắt lưng
và các loại khăn.
Trang phục nam Thường nhật, trong sinh hoạt và lao động, nam giới dân tộc Thái
mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ dũng. Áo là loại cổ trịn, khơng cầu vai, hai túi dưới
và trước cài cúc vải hoặc xương. Đặc điểm của áo cánh nam giới dân tộc Thái khu Tây
Bắc là ở màu sắc đa dạng của loại vải cổ truyền của cộng đồng sáng tạo nên: khơng chỉ
có màu chàm, trắng mà cịn có màu cà phê sữa, hay dật các vng bằng các sợi màu đỏ,
xanh, cà phê... Trong các ngày lễ, tết, họ mặc loại áo dài xẻ nách phải màu chàm, đầu
20


quấn khăn, chân đi guốc. Trong tang lễ họ mặc nhiều loại áo sặc sỡ, tương phản màu sắc
với ngày thường với lối cắt may dài, thụng, không lượn nách với các loại: xẻ ngực, xẻ

nách, chui đầu.
 Mặc dù có những nhóm người Thái khác nhau nhưng nhìn chung trang phục của

họ phần nào cũng thể hiện ảnh hưởng của nhau. Tất cả đều rất tự hào về bản sắc
riêng của mình và khơng ngừng bảo tồn, phát huy, phát triển những giá trị văn hóa
truyền thống tộc người, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam Tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc.

KẾT LUẬN
Tây Bắc, một vùng văn hoá, xứ sở hoa ban, quê hương xoè hoa, miền đất dịu ngọt
của những thiên tình sử tiễn dặn người yêu nhưng cũng đầy tiếng than thở của những
thân phận người Tiếng hát làm dâu, một một vùng đất mang nhiều vẻ đẹp văn hóa độc
đáo và hấp dẫn. Bằng những nét văn hóa mặc rất riêng ấy, trang phục khơng chỉ phản ánh
trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà còn thể hiện tập quán, nếp sống, trình độ thẩm mỹ
và văn hố các dân tộc.
Đặc biệt nổi bật có trang phục dân tộc Tày, Dao, Thái, H’Mông. Trang phục dân
tộc Tày - một trong những bộ trang phục đơn giản nhất của 54 dân tộc anh em, nhưng lại
mang một ý nghĩa thật đặc biệt và độc đáo lối dùng màu chàm phổ biến trong trang phục,
trang phục. Trang phục phụ nữ dân tộc Dao là những tác phẩm nghệ thuật rực rỡ, tinh tế,
chuyển tải quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh của cộng đồng thông qua các hoa văn, họa
tiết thêu, in trên đó. Trang phục dân tộc H’Mơng với chất liệu vải tự dệt làm đậm đà tính
cách tộc người trong tạo hình và trang trí với kỹ thuật đa dạng. Hay như dân tộc Thái,
trang phục của họ được biết đến khá nhiều qua những chiếc khăn piêu, váy đen, váy đỏ.
Trang phục của người phụ nữ Thái là niềm tự hào khơng chỉ của riêng người Thái mà cịn
là một nét văn hóa rất đặc sắc trong kho tàng văn hoá vật thể của dân tộc.
21


Trang phục của các dân tộc vùng Tây Bắc đã góp phần làm nên sự đa dạng và
phong phú của văn hóa mặc Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cổng thơng tin điển tử huyện Ngân Sơn – Tỉnh Bắc Kạn, Nét độc đáo trang phục

Tày Ngân Sơn ( />2. Đặc sắc trang phục dân tộc Tày Cao Bằng ( />
phuc-dan-toc-tay-cao-bang/)
3. Bản làng Thái Hải – Trang phục người dân tộc Tày ( />
nguoi-dan-toc-tay)
4. WikiPhununet

– Trang phục truyền thống của dân tộc Dao (
/>
5. Báo

Tuyên Quang, Trang phục nam giới của người Dao
( />
6. Báo ảnh dân tộc và miền núi – Giản dị nam phục người Mơng

( />7. Vài

nét
Văn
hóa
của
Dân
( />
tộc

H'Mơng




Việt

Nam

8. Văn hóa – Văn nghệ, Ban Dân vận Trung ương – Trang phục dân tộc Thái

( />22


23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×