Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.9 MB, 105 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN LƯỢNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐẮK
GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

ĐĂK NÔNG, 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN LƯỢNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8 14 01 14

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS. NGUYỄN QUỐC TRỊ

ĐẮK NÔNG, 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, nội
dung nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong các đề tài, ấn phẩm khoa học khác. Các tư liệu trích dẫn trong luận văn đều có
nguồn gốc chính xác, rõ ràng và đúng thể thức.
Tác giả luận văn

Lê Văn Lượng


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian tham gia khoá học Thạc sĩ quản lý giáo dục tại Viện Khoa học
Xã hội, tác giả đã vinh dự được tiếp thu những kiến thức, những bài học kinh nghiệm từ
các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ – những thầy, cô vô cùng đáng kính và tâm huyết với sự
nghiệp giáo dục.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tiến sĩ Nguyễn
Quốc Trị, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin được cảm ơn các cán bộ, giáo viên, nhân viên các phòng ban
của Học Viện Khoa học Xã hội khu vực Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
tác giả tham gia học tập và hoàn thiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh
của các THPT huyện Đắk Glong, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường, đã ủng
hộ, cổ vũ cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành khố học.
Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác
giả kính mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ giáo, các bạn đồng nghiệp và những
người quan tâm để công trình nghiên cứu tiếp theo được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GD và ĐT

Giáo dục và Đào tạo

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM,
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG......................... 6

1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................. 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 9
1.3. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông... 13
1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT ............ 19
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
cho học sinh THPT. ............................................................................................. 25
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐẮK GLONG,
TỈNH ĐẮK NÔNG. ........................................................................................................... 31


2.1. Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục của huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nông ......................................................................................... 31
2.2. Giới thiệu về tổ chức khảo sát thực trạng .................................................... 33
2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT
huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông....................................................................... 35
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh
THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông ........................................................... 44
2.5. Thực trạng về ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông . 54
2.6. Thực trạng về công tác giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh........................................................................... 55
2.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông .......................... 56


Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐẮK GLONG,
TỈNH ĐẮK NÔNG ............................................................................................................ 59

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................................... 59
3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học
sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. ................................................... 60
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp. ................................................................. 74
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .................... 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 84


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ma trận loại hình hoạt động và yêu cầu cần đạt trong chương trình trải

nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT ............................................................. 18
Bảng 2.1. Quy mô các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông năm
học 2020-2021 .......................................................................................................... 32
Bảng 2.2. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về lợi ích của hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp cho học sinh THPT tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông .............. 35
Bảng 2.3. Đánh giá của học sinh về lợi ích của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho
học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.................................................. 36
Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về mức độ thực hiện nội dung chương trình
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ...................................................................... 38
Bảng 2.5. Đánh giá của học sinh về mức độ thực hiện nội dung chương trình hoạt động
trải nghiệm, hướng nghiệp ........................................................................................ 38
Bảng 2.6. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ thực hiện các hình thức tổ
chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.............................................................. 39
Bảng 2.7. Đánh giá của học sinh về mức độ thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động
trải nghiệm, hướng nghiệp ........................................................................................ 40
Bảng 2.8. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ tham gia các hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp của học sinh ......................................................................... 41
Bảng 2.9. Đánh giá của học sinh về mức độ tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp của học sinh................................................................................................... 42
Bảng 2.10. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về xây dựng kế hoạch hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường..................................................................... 44
Bảng 2.11. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về việc tổ chức hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường..................................................................... 46
Bảng 2.12. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về việc chỉ đạo hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường..................................................................... 48


Bảng 2.13. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng kiểm tra hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp tại các nhà trường ................................................................ 51
Bảng 2.14. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng công tác quản lý các

điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường................ 52
Bảng 2.15. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về ảnh hưởng của các nhân tố tới
quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường................................ 54
Bảng 3.1. Mẫu khảo nghiệm.............................................................................................. 75
Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT ............................................................. 77
Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT ............................................. 79


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản
lý đã đề xuất .............................................................................................................. 79


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển khơng ngừng của kinh tế, xã hội địi hỏi phải có nguồn nhân lực đáp
ứng các nhu cầu mới và buộc nền giáo dục nước nhà phải thay đổi để duy trì sự “cân
bằng động”. Việt Nam đã xác định chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo để phục vụ
tích cực cho phát triển nền kinh tế, xã hội: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát
triển”; “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung
ương 8 khoá XI năm 2013 về “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam”
thể hiện một sự đổi mới tư duy sâu sắc về giáo dục và đào tạo để chủ động thích ứng với
cách mạng cơng nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Những năm gần đây, giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp, công tác phân luồng học
sinh sau trung học đã được quan tâm và đã được quán triệt trong các nghị quyết, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành. Thực hiện các chủ
trương của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đào tạo, hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp chính thức được đưa vào chương trình và kế hoạch giáo dục phổ thông 2018

nhằm giúp học sinh định hướng được việc chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp với
năng lực của bản thân, cũng như phù hợp với nhu cầu nhân lực và yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Thời gian qua, các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nơng cũng đã chủ động có nhiều nổ lực để đẩy mạnh các hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở
các trường THPT nhìn chung vẫn cịn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, nhiều
học sinh chưa được định hướng tốt để chủ động chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
THPT. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do cơng tác quản lý
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nông chưa mang lại hiệu quả cao, cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy
đủ về tầm quan trọng của công tác hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cũng như còn
lung túng trong việc đề xuất và thực hiện những biện pháp quản lý hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp phù hợp với các quy luật khách quan. Để hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp có hiệu quả cần có sự quan tâm đúng mức của các nhà quản lý trường

1


học, đặc biệt là những nhà quản lý trực tiếp chỉ đạo thực hiện hoạt động này tại các
trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nơng.
Do đó, tơi nhận thấy: Việc tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát thực trạng quản lý
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nông là việc làm vô cùng cần thiết, tạo cơ sở để đề xuất một số biện
pháp nhằm góp phần thay đổi hiệu quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học
sinh THPT các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Quản lý hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông” làm
đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, đề tài đề
xuất một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THPT
huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho
học sinh THPT.
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh
các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học
sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nông.

2


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: 03 trường THPT trên địa bàn huyện Đăk
Glong, tỉnh Đắk Nông (Gồm: Trường THPT Đắk Glong, trường THPT Lê Duẩn,
trường Phổ thông dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Đắk Glong).
- Giới hạn về khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh học sinh
của 03 trường (Trường THPT Đắk Glong, trường THPT Lê Duẩn, trường Phổ thông dân
tộc Nội trú THCS và THPT huyện Đắk Glong).
4. Giả thuyết khoa học

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh
Đắk Nông trong thời gian đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi
mới giáo dục thì cịn nhiều khó khăn, hạn chế. Nếu nghiên cứu, hệ thống hóa được cơ sở
lí luận của quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT và đánh giá
được thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện
Đắk Glong, tỉnh Đắk Nơng thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT có tính cấp thiết và khả thi.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái qt hóa để nghiên cứu các văn kiện, Nghị
quyết của Đảng, của Bộ GD và ĐT về công tác giáo dục và các hoạt động giáo dục, quản lý
hoạt động giáo dục. Nghiên cứu các giáo trình, sách báo, các cơng trình nghiên cứu liên quan
đến cơ sở lý luận giáo dục, các hoạt động giáo dục, đặc biệt là hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp. Những kinh nghiệm của các nước trên thế giới về hoạt động, cách thức tổ chức hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
5.2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn
5.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề, chủ điểm, các diễn đàn, các
hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp... để thu thập những thông tin cần

3


thiết phục vụ cho khảo sát thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các
trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
5.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Xây dựng bộ phiếu thăm dò ý kiến về thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp cho học sinh THPT, thực trạng công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp và tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp; khảo sát thực tế, thống kê số liệu, phân tích thực trạng của cán bộ quản

lý, giáo viên và học sinh về nhận thức, mức độ thực hiện, kết quả, biểu hiện hành vi, thái
độ của học sinh khi tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
5.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Trao đổi trực tiếp với một số cán bộ quản lý và chuyên viên Sở GD và ĐT tỉnh
Đắk Nông, cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh để tìm hiểu hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp và công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT.
5.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
Sử dụng cơng thức tốn học tính toán, xử lý các số liệu đã thu được ở các phương
pháp khác; sử dụng bảng, biểu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Từ cách tiếp cận chức năng quản lý, nghiên cứu đã cụ thể hóa những nội dung
quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp tại các trường THPT là phù hợp với chủ thể quản lý ở trường THPT và
đối tượng quản lý là học sinh THPT.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, các
yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường THPT
huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, cụ thể là đánh giá khách quan, khoa học, phát hiện ra
những điểm hạn chế ở các nội dung quản lý này và nhận diện rõ nguyên nhân của hạn
chế nhằm đề xuất các biện pháp pháp quản lý hoạt động hoạt động trải nghiệm, hướng

4


nghiệp cho học sinh THPT phù hợp và hiệu quả. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận
văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các trường THPT.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học

sinh THPT
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh
THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh
THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

5












×