Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.09 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRƯỜNG THỊ PHƯƠNG NHI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ,
TỈNH ĐĂK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

ĐẮK LẮK – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG NHI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ,


TỈNH ĐĂK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM ĐỨC CHÍNH

ĐẮK LẮK – 2021


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Đắk Lắk, ngày tháng 10 năm 2021
Tác giả luận văn


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành Luận văn, tôi nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ nhiệt tình của q thầy, cơ Ban lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia

khu vực Tây Nguyên, Khoa quản lý Sau đại học cùng các giảng viên bộ môn đã trang
bị kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập, xin gửi tới q thầy, cơ lịng biết ơn
chân thành và tình cảm q mến nhất.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Phạm Đức Chính người
đã trực tiếp hướng dẫn đề tài khoa học, đã dành nhiều thời gian quý báu và hướng
dẫn tận tình, giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn các tập thể, cá nhân: Phòng Lao động- Thương
binh và Xã hội, Phịng Thống kê, và Văn phịng HĐND&UBND huyện Krơng Nơ,
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Tơi xin trân trọng cám ơn sự quan tâm của gia đình, những người thân, bạn bè
và đồng nghiệp đã góp ý giúp đỡ tơi và tạo điều kiện về thời gian để tôi thực hiện
Luận văn này.
Thời gian nghiên cứu Luận văn có hạn, đề tài tơi nghiên cứu chắc hẳn cịn
nhiều thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô.
Học viên

Trương Thị Phương Nhi


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG .............................................................................. 11
1.1. Một số khái niệm ............................................................................................ 11

1.1.1. Nghèo và giảm nghèo bền vững ................................................................... 11
1.1.2.Chuẩn nghèo và các tiêu chí xác định chuẩn nghèo ....................................... 13
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về giảm quản lý nhà nước về giảm nghèo ........... 20
1.2.1. Hệ thông thể chế quản lý nhà nước về giảm nghèo ...................................... 20
1.2.2. Kiện toàn bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện giảm nghèo......................... 22
1.2.3. Tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, kế hoạch về giảm nghèo ... 23
1.2.4. Huy động và phân bổ nguồn lực tài chính thực hiện giảm nghèo ................. 24
1.2.5. Xây dựng các mơ hình giảm nghèo ............................................................. 25
1.2.6. Kiểm tra, thanh tra và xử lý trong hoạt động giảm nghèo ............................. 26
1.3. Các yếu tố tác động đến QLNN về giảm nghèo bền vững ............................... 27
1.3.1. Hệ thống chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững .............................. 27
1.3.2. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 28
1.3.3. Điều kiện kinh tế - Xã hội ............................................................................ 28
1.3.4. Văn hóa, phong tục tập quán ........................................................................ 29


iv

1.4. Kinh nghiệm và bài học tham khảo ................................................................ 29
1.4.1 Kinh nghiệm về giảm nghèo bền vững tại 1 số địa phương ........................... 29
1.4.2. Bài học có giá trị tham khảo cho huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông .............. 32
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 35
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐẮK NÔNG .................................. 37
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiện, điều kiện kinh tế - xã hội huyện Krông Nô, tỉnh
Đắk Nông .............................................................................................................. 37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiện ........................................................................................ 37
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 38
2.2. Thực trạng thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững huyện Krông
Nô, tỉnh Đắk Nông ................................................................................................ 43

2.2.1. Về thể chế quản lý nhà nước về giảm nghèo ............................................... 43
2.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực để thực hiện giảm nghèo bền
vững ...................................................................................................................... 45
2.2.3. Thực trạng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch thực hiện giảm
nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số................................................. 48
2.2.4. Về huy động và phân bổ nguồn lực tài chính thực hiện giảm nghèo bền vững
.............................................................................................................................. 55
2.2.5. Xây dựng mơ hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh
Đắk Nông .............................................................................................................. 59
2.2.6. Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý trong hoạt động giảm nghèo .............. 65
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững huyện Krông Nô,
tỉnh Đắk Nông ....................................................................................................... 65
2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 65


v

2.3.2. Những hạn chế ............................................................................................. 69
2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế ........................................................................ 71
Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................. 74
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH
ĐẮK NÔNG ......................................................................................................... 76
3.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền
vững ...................................................................................................................... 76
3.1.1. Quan điểm của Đảng về giảm nghèo bền vững ........................................... 76
3.1.2. Mục tiêu và phương hướng của huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về giảm nghèo
bền vững................................................................................................................ 81
3.2. Một số giải pháp nâng Krông cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền
vững huyện Nô tỉnh Đắk Nông .............................................................................. 82

3.2.1. Hoàn thiện thể chế về giảm nghèo bền vững ................................................ 82
3.2.2.Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo .................... 92
3.2.3.Xây dựng một số nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ nguồn vốn giảm nghèo trên cơ sở
tập quán và văn hóa cộng đồng .............................................................................. 94
3.2.4. Tăng cường cơ chế phối hợp, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án
phát triển kinh tế xã hội, tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
Krông Nô .............................................................................................................. 95
3.2.5. Một số giải pháp thực hiện giảm nghèo đặc thù trên địa bàn huyện Krông Nô,
tỉnh Đắk Nông ....................................................................................................... 97
3.3. Kiến nghị về thực hiện giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Krông Nô, tỉnh
Đắk Nơng ............................................................................................................105
3.3.1. Đối với chính phủ và các bộ nghành, trung ương .......................................105


vi

3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ...................................................105
3.3.3. Đối với Uỷ ban nhân dân huyện Krông Nô ................................................106
Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................... 109
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 113


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Thuật ngữ viết tắt


Nghĩa đầy đủ

1

UBND

Uỷ ban nhân dân

2

HĐND

Hội đồng nhân dân

3

BCĐ

Ban chỉ đạo

4

BHYT

Bảo hiểm y tế

5

TW


Trung ương

6

HCNN

Hành chính nhà nước

7

XĐGN

Xố đói giảm nghèo

8

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc
gia

9

XDNTM

Xây dựng nơng thơn mới

10


CT

Chương trình

11

RSX

Rừng sản xuất

12

DTTS

Dân tộc thiểu số

13

CSXH

Chính sách xã hội


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện Krông Nô giai đoạn 20162020
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ hộ nghèo thuộc các nhóm đối tượng
Biểu đồ 2.3. Nguyên nhân dẫn đến nghèo tại Huyện Krơng Nơ
Hình 2.4. Bản đồ huyện Krơng Nơ

Biểu đồ 2.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy làm công tác giảm nghèotạihuyện Krông Nô
Bảng 2.6. Thống kê số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016 – 2020


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Giảm nghèo là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta; trong
những năm qua hệ thống giảm nghèo của nước ta ngày càng được tăng cường, hoàn
thiện và hiệu quả hơn, người nghèo tiếp cận ngày càng đầy đủ hơn các chính sách trợ
giúp của Nhà nước; một số chính sách đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả.
Trong bối cảnh kinh tế đất nước còn khó khăn, Chính phủ vẫn chỉ đạo ưu tiên
cho lĩnh vực giảm nghèo, đồng thời tiếp tục bố trí kinh phí để triển khai có hiệu quả
các chính sách giảm nghèo và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên đầu tư nguồn
lực cho các địa bàn nghèo; ban hành một số chính sách an sinh xã hội để trợ giúp
người nghèo khó khăn về đời sống... Các chương trình, chính sách giảm nghèo đã
huy động sức mạnh, sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội,
đã tạo nguồn lực to lớn cùng với các nguồn lực của Chính phủ thực hiện có hiệu quả
nhiều chương trình, chính sách giảm nghèo. Có thể nói Chương trình giảm nghèo là
một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đã khơi dậy và làm phong phú thêm truyền
thống nhân đạo của dân tộc ta. Cũng chính từ Chương trình này, mối quan hệ giữa
Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và đoàn thể nhân dân được củng cố, tình cảm trong
cộng đồng dân cư được gắn bó sâu sắc hơn, góp phần tích cực vào việc phát triển
kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự, góp phần đảm bảo cơng
bằng xã hội.
Huyện Krơng Nơ nằm phía Đơng của tỉnh Đắk Nơng, có tổng diện tích tự
nhiên 81.379,33ha, được chia thành 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 xã và 01
thị trấn. Huyện Krơng Nơ có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua trung tâm
huyện như tuyến tỉnh lộ 4 nay là Quốc lộ 28 đoạn qua huyện dài 54,5 km, nối quốc

lộ 14 với huyện và huyện Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng; tuyến tỉnh lộ 3 đi từ thị trấn Đắk
Mil qua Quốc lộ 28, đoạn qua huyện dài 20 km đã được đầu tư nâng cấp; Có nhiều
di tích, thắng cảnh nổi tiếng đã được biết đến như thác Dray Sáp, khu bảo tồn thiên
nhiên Nâm Nung, khu căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV, khu di tích lịch sử


2

N’Trang Gưh...; có nhiều tiềm năng về thủy điện, điện mặt trời, du lịch,…đã và đang
được khai thác. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để huyện phát triển nhanh
nền kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành một trong
những hạt nhân về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong những năm qua, việc giảm nghèo ở huyện Krông Nô đã đạt được một
số kết quả nhất định. Đảng bộ và chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương,
chính sách và phương pháp nhưng thực tế cịn nhiều hạn chế, tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn
ở mức cao. Quá trình giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỉ lệ hộ thoát nghèo nhưng
mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm cịn cao;
chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn cịn khá lớn, đời sống người
nghèo nhìn chung vẫn cịn nhiều khó khăn, nhất là các xã đặc biệt khó khăn của
huyện.
Tình hình trên trước hết do nguồn lực thực hiện Chương trình chưa đáp ứng
được nhu cầu. Một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, cịn mang
tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành, phân cơng
phân cấp cịn chưa hợp lý, việc tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở một số nơi
chưa sâu sát. Sự phối kết hợp giữa các phòng, ban, đơn vị để thực hiện nhiệm vụ giảm
nghèo có lúc cịn thiếu chặt chẽ; việc lồng ghép các chương trình, dự án có cùng mục
tiêu tác động đến cơng tác giảm nghèo còn lúng túng, thiếu đồng bộ nên hiệu quả
chưa cao. Một bộ phận người nghèo còn tâm lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn
lên thốt nghèo...
Từ những nhận thức về công tác giảm nghèo và những yêu cầu đặt ra đối với

vấn đề giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, tôi xin
chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông
Nô, tỉnh Đắk Nông” làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý cơng của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luậnvăn
Năm 1999, Lê Du Phong và các cộng sự với tác phẩm Kinh tế thị trường và
sự phân hóa giàu nghèo ở vùng dân tộc và Miền núi phía Bắc nước ta hiện nay đã


3

phân tích nền KTTT và sự phân tầng kinh tế xã hội nói chung và ở các tỉnh miền núi
phía Bắc nói riêng. Tác phẩm đã khái qt q trình chuyển đổi sang KTTT và sự
phân hóa giàu nghèo ở nước ta, đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng phân
hóa giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta và đưa ra một số giải
pháp giảm sự phân hóa giàu nghèo trong nền KTTT ở các tỉnh miền núi phía Bắc
nước ta.
Cùng vào năm 1999 tác giả Vũ Thị Ngọc Phùng cũng có nghiên cứu ‘Tăng
trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam” nói đến
mối quan hệ tăng trưởng và CBXH trong PTKT qua đánh giá thực trạng các vấn đề
tăng trưởng, CBXH và nghèo đói ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đồng thời đưa ra
các giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa tăng trưởng và CBXH
trong phát triển kinh tế giai đoạn này.
Năm 2001 Lê Xuân Bá và các tác giả viết ở cuốn “Nghèo đói và xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam” đã phân tích những nét rất cơ bản về vấn đề nghèo đói và giảm
nghèo bền vững ở Việt Nam.Khái quát về nghèo đói trên thế giới và nêu lên thực
trạng nghèo đói ở Việt Nam qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Quảng Bình và đưa ra
định hướng giảm nghèo bền vững ở Việt Nam.
Năm 2004 Nguyễn Duy Sơn đã có đề tài’’ Quyền phát triển của con ngừoi ở
Viêt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”đã làm
sáng tỏ quan niệm về quyền phát triển của con ngứoi dứoi chế độ chủ nghĩa xã hội từ

đó đi sâu phân tích những đặc điểm cụ thể và vai trò thực hiện quyền phát triển của
con ngừoi Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước đồng thời đưa ra một số yêu
cầu cơ bản, giải pháp chủ yếu thực hiện quyền phát triển của con ngừoi trong sự
nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Dựa trên quan điểm’’ phát
huy yếu tố con ngừoi và lấy việc phục vụ con người làm mục đích con nhất của mọi
hoạt động, coi nguồn lực con người là q báu nhất, có vai trị đối với sự phát triển
đất nước, là yếu tố cơ bản của việc phát triển nhanh và bền vững’’.
Năm 2004 Hồng Triều Hoa đã nghiên cứu đề tài ‘Xóa đói giảm nghèo ở Việt


4

Nam, thực trạng và giải pháp” ở đó tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận
về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo cũng như kinh nghiệm về lĩnh vực này của các
nước trên thế giới. Phân tích thực trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
trong tiến trình tăng trưởng kinh tế từ năm 1991 đến nay. Đưa ra một số chính sách
xóa đói giảm nghèo chủ yếu, những thành tựu và thách thức của cơng tác xóa đói
giảm nghèo. Đề xuất nhứng quan điểm và giải pháp tạo môi trường, hổ trợ điều tiết
kinh tế xã hội, nhằm giải quyết tốt hơn tình trạng đói nghèo ở nước ta trong tình hình
hiện nay”
Năm 2005, Nguyễn Thị Hằng và Lê Duy Đồng đưa ra cuốn’’ Phân phối và
phân hóa giàu nghèo sau 20 năm đổi mới” nêu khái quát về phân phối, phân hóa giàu
nghèo và phân tầng xã hội ở nước ta đồng thời nêu lên những tác động của sự hình
thành và phát triển KTTT, các thành phần kinh tế, hoạt động kinh tế đến quan hệ phân
phối thu nhập giữa các bộ phận, tầng lớp xã hội và đời sống xã hội ở Việt Nam rồi
đưa ra những quan điểm giải quyết vấn đề lao động, việc làm cho giai đoạn tiếp theo.
Năm 2007, nghiên cứu có tựa đề’’ Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở Việt
Nam- thành tựu, thách thức và giải pháp” của trung tâm thông tin và dự báo KT-XH
quốc gia, đã đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội và công tác giảm nghèo bền
vững ở Việt Nam trong các năm qua đồng thời xác định mục tiêu và chi ra các giải

pháp để giảm nghèo bền vững trong những năm tiếp theo”
Năm 2008 Lê Đức An đã nghiên cứu đề tài “ Xóa đói giảm nghèo ở khu vực
duyên hải miền Trung” làm đề tài thạc sỹ luận văn của mình, ở đó tác giả đã hệ thống
hóa những vấn đề về lý luận chung về nghèo đói và kinh nghiệm thực tiễn về cơng
tác xóa đói giảm nghèo ở một số địa phương ở nước ta trong thời gian qua.Phân tích
thực trạng đói nghèo và cơng tác xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh duyên hải miền
Trung và chỉ ra những thành tựu đạt được, những hạn chế, tồn tại trong việc xóa đói
giảm nghèo.Đồng thời đề ra những giải pháp xây dựng chương trình xóa đói giảm
nghèo, cơ chế chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng, đảy mạnh công tác đào tạo,
tấp huấn cho ngừoi nghèo đặc biệt là phụ nữ, ngừoi dân tộc về kiến thức, kỷ năng sản


5

xuất kinh doanh và chính sách cứu trợ xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo phù hợp với
điều kiện ở khu vực duyên hải miền Trung.
Năm 2008 tác giả Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung xuất bản cuốn “tác động
của vốn con ngừoi đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Nam” đã
nghiên cứu dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng để kiểm chứng các giải
pháp giảm nghèo bền vững cho Việt Nam. Do đi lên từ một nền lúa nước nghèo đói,
nơng nghiệp lạc hậu lại còn trải qua một thời gian dài của ba cuộc chiến tranh đồng
thời thường xuyên gặp thiên tai bão lụt nên vấn đề nghèo đói ở Việt Nam luôn là mối
quan tâm không chỉ của Đảng và nhà nước mà còn là của cộng đồng quốc tế, nhất
là trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.Đặc biệt với những yêu cầu phát triển nhanh
và bền vững đang là mục tiêu xuyên suốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt
Nam hiện nay.Để làm rõ các cơ sở lý luận, quan điểm và thực tiễn đồng thời đề xuất
phương hướng, giải pháp hữu hiệu cho việc giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế
xã hội và giảm nghèo bền vững nhiều cơng trình đã được cơng bố như sau:
Trong năm 1997 tác giả Nguyễn Thị Hằng cũng xuất bản cuốn” Vấn đề xóa
đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay” đã phân tích thực trạng và nguyên nhân đói nghèo

ở Viêt Nam nhất là khi chuyển sang nền KTTT đồng thời đề xuất phương hướng và
biện pháp chủ yếu giảm nghèo bền vững ở Việt Nam đặc biệt là ở nông thôn Việt
Nam đến năm 2000”.
Chương trình giảm nghèo được coi là chương trình trọng tâm trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương, có nhiều nghiên cứu về chính sách giảm
nghèo ở nhiều cấp độ và khía cạnh khác nhau như:
- “Việc làm cho đồng bào dân tộc ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam”
Luận văn thạc sĩ của Võ Thị Thanh Tuyền. Kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả
đã làm rõ một số nội dung về việc làm của người dân tộc thiểu số ở nông thôn và đưa
ra một số bài học kinh nghiệm trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở
một số địa phương và rút ra kinh nghiệm cho huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
(2012).












×