Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

AJC chinh tri hoc tu tuong chinh tri cua nho gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.68 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
---------------

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN CHÍNH TRỊ HỌC
Tư tưởng chính trị của Nho gia? Giá trị, hạn chế và sự ảnh
hưởng của nó đến đời sống chính trị - xã hội Việt Nam?

Sinh viên:
Mã số sinh viên:
Lớp

Hà Nội, tháng 4 năm 2022
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.
Tính tất yếu của đề tài ............................................................................................ 3
NỘI DUNG

A.

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA NHO GIA ..............................................4

1.

Khái niệm hệ tư tưởng chính trị ............................................................................. 4


2.

Tư tưởng chính trị của Nho gia .............................................................................. 4
2.1.

Khái niệm Nho giáo ........................................................................................ 4

2.2.

Lịch sử của Nho giáo ...................................................................................... 5

2.3.

Tư tưởng chính trị của Nho gia ....................................................................... 6

B. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ NHO GIA ĐẾN
ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VIỆT NAM ..............................................9
1.

Lý do tư tưởng trị quốc Nho giáo có sự thay đổi khi du nhập vào Việt Nam ....... 9

2.

Một số nội dung cơ bản của tư tưởng trị quốc trong Nho giáo Việt Nam ........... 10

3.
Ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước ở Việt Nam
hiện nay.......................................................................................................................... 11
3.1.


Các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực .............................................................. 11

3.2.

Nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực.................................................................. 11

3.3.
Phương hướng và giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước ở Việt Nam
hiện nay...................................................................................................................... 13
KẾT THÚC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Chính trị học hay khoa học chính trị (tiếng Anh: politology hay political science) là
ngành khoa học xã hội liên quan đến các hệ thống quản trị và phân tích các hoạt động chính
trị, tư tưởng chính trị, hiến pháp liên quan và hành vi chính trị.
Khoa học chính trị bao gồm nhiều lĩnh vực, bao gồm chính trị so sánh, kinh tế chính trị,
quan hệ quốc tế, lý luận chính trị, hành chính cơng, chính sách cơng, và phương pháp chính
trị. Hơn nữa, khoa học chính trị có liên quan đến, và dựa trên các lĩnh vực kinh tế, luật, xã
hội học, lịch sử, triết học, địa lý, tâm lý học/tâm thần học, nhân chủng học và khoa học
thần kinh.
Chính trị so sánh là khoa học so sánh và giảng dạy các loại hiến pháp khác nhau, các
tác nhân chính trị, lập pháp và các lĩnh vực liên quan, tất cả đều từ góc độ xâm nhập. Quan
hệ quốc tế liên quan đến sự tương tác giữa các quốc gia dân tộc cũng như các tổ chức liên
chính phủ và xuyên quốc gia. Lý thuyết chính trị quan tâm nhiều hơn đến sự đóng góp của

các nhà tư tưởng và triết gia cổ điển và đương đại khác nhau.
Trong bài tiểu luận, em sẽ phân tích tư tưởng chính trị của Nho gia, giá trị, hạn chế và
sự ảnh hưởng của nó đến đời sống chính trị - xã hội Việt Nam.

3


NỘI DUNG
A. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA NHO GIA
1. Khái niệm hệ tư tưởng chính trị
Hệ tư tưởng chính trị (ý thức hệ chính trị) là tồn bộ những học thuyết, tư tưởng, quan
điểm, của một giai cấp về: giành và giữ quyền lực nhà nước; xác định chế độ chính trị; hình
thức tổ chức nhà nước; và quan hệ với các giai cấp, tầng lớp khác.
Hệ tư tưởng chính trị có vai trị vơ cùng quan trọng, thể hiện ở những điểm sauː
-

-

Là kim chỉ nam soi đường cho q trình đấu tranh của một giai cấp. Chỉ có hệ tư
tưởng chính trị mới chứa đựng những mục tiêu và phương pháp để một giai cấp tiến
lên giành chính quyền.
Hệ tư tưởng chính trị xác định mối quan hệ giữa giai cấp này với giai cấp khác.
Hệ tư tưởng chính trị mơ tả chế độ chính trị, xác định hình thức và bản chất Nhà
nước, các cơ chế phân chia quyền lực chính trị.
Hệ tư tưởng chính trị xác định mục tiêu, nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý
xã hội.

Trong quan hệ với thể chế chính trị, hệ tư tưởng chính trị là mục đích, là nội dung của
thể chế đó. Hệ tư tưởng chính trị nào thì xác định thể chế chính trị đó; trong quan hệ với
hệ thống chính trị, hệ tư tưởng chính trị là là “hạt nhân tinh thần”, là phần “linh hồn” của

hệ thống đó.

2. Tư tưởng chính trị của Nho gia
2.1.

Khái niệm Nho giáo

Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng (Nhơn đạo) là một hệ thống đạo
đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được
các mơn đồ của ơng phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hịa, trong đó con
người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng.
Nho giáo là một tơn giáo hay một học thuyết có hệ thống và có phương pháp, dạy về
Nhân đạo, tức là dạy về đạo làm một con người trong gia đình và trong xã hội. Hệ thống
của Nho giáo thì theo chủ nghĩa: “Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể”, nghĩa là: Trời Đất và
4


muôn vật đều đồng một thể với nhau. Phương pháp của Nho giáo là phương pháp chứng
luận, lấy Thiên lý lưu hành làm căn bản. Như vậy, học thuyết của Nho giáo có 3 điều cốt
yếu :
-

Về Tín ngưỡng: Ln luôn tin rằng Thiên Nhân tương dữ, nghĩa là: Trời và Người
tương quan với nhau.
Về Thực hành: Lấy sự thực nghiệm chứng minh làm trọng.
Về Trí thức: Lấy trực giác làm cái khiếu để soi rọi tìm hiểu sự vật.

Tơn chỉ chính của Nho giáo bao gồm 3 điều đó chính là:
-


Con người và vạn vật trời đất đều có tương thông với nhau
Mọi việc đều phải lấy thực nghiệm để chứng minh
Và lấy trực giác và năng khiếu để tìm hiểu làm rõ vạn vật

Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước Đông Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,
Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho
giáo, học theo sách thánh hiền, có thể dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường đạo lý được
gọi là các nhà Nho, Nho gia, Nho sĩ, Nho sinh. Nhìn chung, “Nho” là một danh hiệu chỉ
người có học thức, biết lễ nghĩa.
Có thể thấy Nho giáo là một tôn giáo rất cao minh tuy nhiên trong quá khứ việc áp
dụng cũng như hiểu tường tận về giá trị cốt lõi của nhiều người lại không hợp thời đại bấy
giờ.

2.2.

Lịch sử của Nho giáo

Nho giáo ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN ở Trung Quốc. Người sáng lập là Khổng Tử
(dựa trên việc phát triển tư tưởng của Chu Cơng Đán). Ơng vốn là người Trung Quốc, vì
vậy chúng ta có thể kết luận Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc nên chúng ta thường
gọi là nho giáo Trung Quốc. Tuy nhiên sau đó Nho giáo đã phát triển và vượt ra khỏi lãnh
thổ Trung Quốc và ảnh hưởng mạnh mẽ lên văn hóa của các nước trong khu vực Đông Á
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên và Việt Nam.
Trong các ghi chép cổ, người Trung Quốc cho rằng Nho giáo thực ra đã bắt đầu xuất
phát từ trước cả khi Khổng Tử ra đời. Nguồn gốc của nho giáo được xem là bắt đầu từ Phục
Hy (một vị thần tích truyền thuyết của Trung Quốc), ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm
về âm dương, chế ra bát quát và những chuẩn mực xã hội để dạy cho loài người.
Tuy nhiên đa phần các nghiên cứu chỉ ra rằng “Nho giáo” chỉ thực sự được khai sinh
bởi đức Khổng Tử. Ông đã tổng hợp lại các quan điểm về tư tưởng, lẽ sống rời rạc trong
lịch sử để đưa ra một quy chuẩn hoàn chỉnh nhất cho Nho giáo. Khổng Tử được xem là

5


giáo chủ Nho giáo. Tuy nhiên sau khi ông mất Nho giáo lại bị sử dụng một cách lệch lạc
bởi những người cầm quyền nhằm điều khiển người dân.
Đạo Nho, kể từ khi Đức Khổng Tử phục hưng, nối tiếp về sau được các vị Thánh nhân
như Tử Tư, Mạnh Tử, phát huy đến độ rực rỡ, rồi sau đó dần dần suy tàn theo thời gian, vì
khơng có bậc tài giỏi nối tiếp xiển dương, cuối cùng trở thành một môn học từ chương
dành cho sĩ tử leo lên đường hoạn lộ. Cái tinh túy của Nho giáo đã bị vùi lấp và Nho giáo
được sử dụng một cách lệch lạc theo ý riêng của kẻ phàm trần.

2.3.

Tư tưởng chính trị của Nho gia

2.3.1. Nội dung của tư tưởng chính trị Khổng Tử
-

SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ

Khổng Phu Tử hay Khổng Tử (28 tháng 9 năm 551 TCN - 11 tháng 4 năm 479 TCN)
là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc, sinh sống vào thời Xuân Thu (771 - 476
TCN). Theo truyền thống, ông được xem là nhà hiền triết Trung Quốc mẫu mực nhất.
Khổng Tử là một nhân vật lớn có ảnh hưởng tới diện mạo và sự phát triển của một số
dân tộc. Ở đất nước ơng, Khổng học có lúc bị đánh giá là hệ tư tưởng bảo thủ của “những
người chịu trách nhiệm rất nhiều về sự trì trệ về mặt xã hội của Trung Quốc”. Ở những
nước khác trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,… Khổng Giáo lại được
xem xét như một nền tảng văn hoá tinh thần tạo ra môi trường thuận lợi cho sự nghiệp công
nghiệp hố các quốc gia theo mơ hình xã hội “ổn định, kỷ cương và phát triển”. Những lời
dạy và triết lý của Khổng Tử đã hình thành nền tảng văn hóa Á Đơng, và ngày nay vẫn tiếp

tục duy trì ảnh hướng khắp Trung Quốc cũng như các quốc gia Đông Á khác.
Sự đánh giá về Khổng Tử rất khác nhau, trước hết là vì những mập mờ của lịch sử. Ơng
sống cách chúng ta hơn 2 nghìn năm trăm năm và sau ơng có rất nhiều học trị, mơn phái
phát triển hệ tư tưởng nho giáo theo nhiều hướng khác nhau. Có khi trái ngược với tư tưởng
của thầy. Ở Trung Quốc vai trị của ơng đã nhiều lần thăng giáng theo quan điểm và xu
hướng chính trị, song đến nay, ông vẫn lại được đánh giá cao, UNESCO đã thừa nhận ơng
là một “danh nhân văn hố thế giới”.
Việc tách riêng từng khía cạnh trong cái tài năng đa dạng và thống nhất của ơng đã tìm
ra một Khổng Tử là nhà tư tưởng lớn về Triết học, chính trị học, đạo đức học và giáo dục
học. Trong các lĩnh vực đó khó xác định được đâu là đóng góp lớn nhất của ơng. Có thể
nhận định rằng, tầm vóc của Khổng Tử lớn hơn khía cạnh đó cộng lại, và sẽ là khiếm
khuyết nếu không nghiên cứu ông như một nhà quản lý.

6


Nếu thống nhất với quan niệm nhà quản lý là nhà lãnh đạo của một tổ chức, là người “thực
hiện cơng việc của mình thơng qua những người khác thì Khổng Tử đúng là người như
vậy.

-

NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ

Tư tưởng chính trị của Khổng Tử là vì sự bình ổn của xã hội - một xã hội thái bình thịnh
trị. Theo Khổng Tử là chính đạo, đạo người làm chính trị là phải ngay thẳng, lấy chính trị
để dẫn dắt dân. Để thiên hạ có đạo, quay về lễ, phải củng cố điều Nhân, coi trọng lễ nghĩa
thì xã hội sẽ ổn định.
Khổng Tử đã đề ra thuyết: “Nhân - Lễ - Chính danh”:
-


Nhân là phạm trù trung tâm trong học thuyết chính trị của Khổng Tử. Nhân là thước
đo quyết định thành bại, tốt xấu của chính trị. Nội dung của Nhân bao hàm các vấn
đề đạo đức, luân lí của xã hội. Biểu hiện trong chính trị như sau:
o Thương yêu con người
o Tu dưỡng bản thân, sửa mình theo lễ là nhân
o Tơn trọng và sử dụng người hiền
Nội dung của Nhân là nhân đạo, thương yêu con người, giúp đỡ lẫn nhau.

-

Lễ là quy định, nghi thức trong cúng tế. Khổng Tử lí luận hóa biến Lễ thành những
quy định, trật tự phân chia thứ bậc trong xã hội, thể hiện trong sinh hoạt: hành vi,
ngơn ngữ…. Ai ở địa vị nào thì sử dụng lễ ấy, lễ là bộ phận của Nhân, Lễ là ngọn,
Nhân là gốc.
Lễ quy định chuẩn mực cho các đối tượng quan hệ: vua- tơi, cha- con, chồng- vợ,
chúng có quan hệ 2 chiều, phụ thuộc nhau.

-

Chính danh là danh phận đúng đắn, ngay thẳng. Là phạm trù cơ bản trong thuyết
chính trị của Khổng Tử. Phải xác định danh phận, đẳng cấp, vị trí của từng các nhân,
tầng lớp trong xã hội. Danh phải phù hợp với thực, nội dung phải phù hợp với hình
thức. Đặt con người vào đúng vị trí, chức năng, phải xác định danh trước khi có thực

Chính danh và Lễ có mối quan hệ chặt chẽ: muốn danh được chính thì phải thực hiện
lễ, chính danh là điều kiện để trau dồi lễ. Nhân là cốt lõi vấn đề, vừa là điểm xuất phát cũng
là mục đích cuối cùng của hệ thống. Học thuyết của Khổng Tử là “đức trị” vì lấy đạo đức
làm gốc. Điều Nhân được biểu hiện qua Lễ, chính danh là con đường để đạt tới điều Nhân.
Ba yếu tố có quan hệ biện chứng tạo nên sự chặt chẽ của học thuyết.


-

HẠN CHẾ
7


Nội dung tư tưởng chính trị của Khổng Tử cũng chính là những mặt tích cực của trường
phái Nho gia. Tuy nhiên, Về bản chất, học thuyết chính trị của Khổng Tử là duy tâm và
phản động vì nó khơng tính đến các yếu tố vật chất của xã hội mà chỉ khai thác yếu tố tinh
thần. Mục đích của học thuyết này là bảo vệ chế độ, đẳng cấp, củng cố địa vị thống trị của
giai cấp quý tộc đã lỗi thời, đưa xã hội Trung Quốc trở về thời Tây chu:
-

-

Theo Khổng Tử, đạo Nhân không phải để cho tất cả mọi người mà chỉ có ở những
người quân tử (quý tộc, trí thức thuộc tầng lớp thống trị), còn kẻ tiểu nhân (người
lao động, tầng lớp bị trị) thì khơng bao giờ có.
Lễ khơng phải dùng cho tất cả mọi người mà nó chỉ đem áp dụng cho những người
có Nhân vì: “khơng có Nhân thì giữ Lễ làm sao được”. “Kẻ tiểu nhân mà có Lễ lá
điều chưa từng có”.

2.3.2. Nội dung của tư tưởng chính trị Mạnh Tử
-

NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ

Mạnh Tử (372 TCN – 289 TCN) tên thật là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua
Liệt Vương, là triết gia Nho giáo Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử. Ơng được

xem là ơng tổ thứ hai của Nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng
sau Khổng Tử). Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ
hàng trăm trường phái tư tưởng lớn như Pháp gia, Nho gia, Mặc gia.
Mạnh Tử đã kế thừa và phát triển những tư tưởng của Khổng Tử, xây dựng học thuyết
“ Nhân chính”. Tư tưởng chính trị bao gồm những nội dung sau:
-

-

-

-

Thuyết tính thiện: theo Mạnh Tử, bản tính tự nhiên của con người là thiện (nhân
chi sơ tính bản thiện). Con người có lịng trắc ẩn thì tự nhiên có lịng tu ố, từ nhượng,
thị phi. Lịng trắc ẩn là nhân, lòng tu ố là nghĩa, lòng từ nhượng là lễ, lịng thị phi là
trí
Quan niệm về vua - tôi - dân: Thiên tử là do trời trao cho thánh nhân, vận mệnh
trời nhất trí với ý dân. Quan hệ vua - tôi là quan hệ 2 chiều. Tiến thêm 1 bước ông
cho rằng: nếu vua không ra vua thì phải loại bỏ, vua tàn ác thì phải gọi là thằng.
Mạnh Tử là người đầu tiên đưa ra tư tưởng trọng dân: dân là quý nhất, quốc gia thứ
hai, vua không đáng trọng.
Quan niệm quân tử - tiểu nhân: Quân tử là người lao tâm, cai trị người và được
cung phụng. Tiểu nhân là người lao lực, bị cai trị và phải cung phụng người. Mạnh
tử đề xuất chủ trương “ thượng hiền” dùng người hiền tài để thực hành nhân chính.
Chủ trương vương đạo: Mạnh Tử kịch liệt phản đối “bá đạo”, nguồn gốc của mọi
rối ren loạn lạc. Chính trị “vương đạo” là nhân chính lấy dân làm gốc.

8



-

HẠN CHẾ:

Học thuyết nhân chính của Mạnh Tử có nhiều tiến bộ so với Khổng Tử. Tuy vẫn đứng
trên lập trường của giai cấp thống trị nhưng ơng đã nhìn thấp được sức mạnh của nhân dân,
chủ trương thi hành nhân chính, vương đạo. Đây là những tư tưởng tiến bộ, nhân đạo. Tuy
nhiên, điểm hạn chế của ông là cịn tin vào mệnh trời và tính thần bí trong việc giải quyết
vấn đề quyền lực.
Tư tưởng trị quốc Nho giáo bên cạnh những giá trị mang tính lịch sử cần được ghi nhận
cũng tồn tại những mặt lỗi thời, hạn chế nhất định như: xã hội lý 14 tưởng mà các nhà nho
hướng tới nó mang tính ảo tưởng, xa rời thực tế, chưa có cơ sở kinh tế xã hội hiện thực của
nó; về chủ thể trị quốc, Nho giáo chưa thấy được vai trò của phụ nữ....

B. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ NHO GIA ĐẾN ĐỜI
SỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VIỆT NAM
Pháp luật truyền thống của các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,
Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc về cơ bản có những đặc điểm chung
giống nhau. Đó là sự ảnh hưởng của Khổng giáo và quan niệm chung về pháp luật nặng về
pháp luật hình sự và hành chính, nhẹ về pháp luật dân sự.

1. Lý do tư tưởng trị quốc Nho giáo có sự thay đổi khi du nhập vào Việt
Nam
Tư tưởng trị quốc Nho giáo du nhập Việt Nam đã có những biến đổi nhất định là do:
-

-

Thực tiễn xây dựng, phát triển của dân tộc ta qua các thời kỳ lịch sử.

Sự lan truyền, ảnh hưởng tác động qua lại giữa các trào lưu tư tưởng trong lịch sử
nhân loại là vấn đề mang tính quy luật. Tri thức, văn hóa, tư tưởng của con người ở
đâu, bao giờ cũng mang tính phổ biến của tồn nhân loại, chứ khơng thể bị giới hạn
trong một phạm vi nào đó.
Sự tiếp thu và bổ sung, lược bỏ, vận dụng của các nhà nho trong mỗi giai đoạn lịch
sử cũng là nhân tố quan trọng làm nên những biến đổi của tư tưởng trị quốc Nho
giáo khi vào Việt Nam.

Do sự tác động đan xen của các yếu tố trên mà Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc
Nho giáo nói riêng khi du nhập Việt Nam đã có sự biến đổi, làm cho tư tưởng trị quốc trong
Nho giáo ở Việt Nam có những nét riêng biệt nhất định chứ khơng hồn toàn là vay mượn.
9


2. Một số nội dung cơ bản của tư tưởng trị quốc trong Nho giáo Việt Nam
Một là quốc gia độc lập, thái bình, giàu mạnh, trường tồn là mục tiêu trị quốc mà các
đại biểu Nho giáo Việt Nam hướng tới. Điều đó được thể hiện qua những áng thơ văn bất
hủ, để lại ấn tượng sâu sắc cho muôn đời sau. Hai là về đường lối trị quốc trong quan niệm
của Nho giáo Việt Nam. Ba là về chủ thể trị quốc trong quan niệm của Nho giáo Việt Nam.
Tóm lại, qua việc tìm hiểu về q trình du nhập, nội dung của tư tưởng trị quốc trong
Nho giáo Việt Nam, có thể rút ra một số nhận định khái quát sau:
Nho giáo nói chung và tư tưởng trị quốc Nho giáo nói riêng du nhập Việt Nam những
năm đầu Công nguyên không phải theo con đường giao lưu văn hóa bình thường mà gắn
với cuộc xâm lược của quân phương Bắc. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ xây dựng quốc
gia phong kiến độc lập tự chủ, tư tưởng trị quốc Nho giáo đáp ứng được những đòi
hỏi nhất định của q trình ấy nên nó được các triều đại phong kiến Việt Nam chủ
động tiếp thu, sử dụng.
Khi vào Việt Nam, Nho giáo cùng các nội dung của nó, trong đó có tư tưởng trị quốc
khơng cịn nguyên dạng như Nho giáo tiền Tần mà đã được thay đổi qua các thời kỳ lịch
sử. Do yêu cầu của đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể mà nó được tiếp nhận,

vận dụng và đồng thời được bổ sung thêm bằng tổng kết thực tiễn đất nước cũng như
truyền thống văn hóa của người dân bản địa. Chính điều đó tạo nên những nét khác biệt
trong tư tưởng trị quốc của Nho giáo Việt Nam:
Thứ nhất, quan niệm về xã hội lý tưởng trong mục tiêu trị quốc Nho giáo vẫn là cơ
sở, đóng vai trị định hướng cho mục tiêu chính trị của Nho giáo Việt Nam, song do
lịch sử của dân tộc ta là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước nên vấn đề xây dựng
quốc gia độc lập, thống nhất, ngang hàng với quốc gia phương Bắc, khẳng định
quyền tự chủ dân tộc là điều mà các triều đại cũng như các nhà nho Việt Nam yêu
nước mong mỏi.
Thứ hai, chủ trương trị quốc bằng đường lối đức trị, lấy các chuẩn mực đạo đức
để cai trị xã hội, song trong quan niệm của Nho giáo Việt Nam, những chuẩn mực và
quy phạm đạo đức như nhân, nghĩa, trung, hiếu... đã được bổ sung bằng các yếu tố của
văn hóa truyền thống dân tộc nên nó gần gũi với người dân hơn, ít khắt khe hơn so với
Nho giáo thời Hán. Những nội dung tư tưởng Nho giáo là cơ sở cho việc xây dựng
chính sách đào tạo nhân tài và pháp luật nhằm củng cố ngôi vua, ổn định trật tự
xã hội. Các bộ luật dưới chế độ phong kiến Việt Nam suy cho cùng vẫn là sự thể hiện
ý chí và là cơng cụ của giai cấp phong kiến thống trị, duy trì và bảo vệ các quan hệ xã
hội theo những chuẩn mực Nho giáo, nhưng do ảnh hưởng của những yếu tố truyền
10


thống dân tộc mà phần nào bớt đi tính chất khắc nghiệt so với luật pháp Trung Hoa thời
phong kiến.
Thứ ba, những yêu cầu về phẩm chất của người cầm quyền trong quan niệm của các
nhà nho Việt Nam qua các thời kỳ mặc dù cũng dựa trên các chuẩn mực và yêu cầu của
Nho giáo, song nó gắn với những yêu cầu, đòi hỏi của đất nước trong những giai đoạn
lịch sử nhất định. Những người cầm quyền gần dân, vì dân, biết đặt quyền lợi của
đất nước, của dân tộc lên trên hết, hy sinh vì độc lập dân tộc và sự tồn vong của
giống nòi người Việt luôn được sử sách ngợi ca và nhân dân tôn thờ, tưởng nhớ.


3. Ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước ở Việt
Nam hiện nay
3.1.

Các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực

-

NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC:
o Giáo dục con người sống có đạo đức, tinh thần trách nhiệm với gia đình, cộng
đồng trong một xã hội ổn định, có trật tự, kỷ cương.
o Xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân.
o Đào tạo đội ngũ cán bộ cơng chức nhà nước có phẩm chất, năng lực gắn với
nhu cầu của đất nước trong những giai đoạn cụ thể.

-

NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC
o tư tưởng địa vị, ngơi thứ, đầu óc gia trưởng, thiếu dân chủ.
o Bệnh gia đình trị, cục bộ địa phương.
o Tâm lý thiếu tôn trọng pháp luật trong một bộ phận nhân dân, làm giảm tính
nghiêm minh của pháp luật.
o Chưa đánh giá đúng mức vai trò của phụ nữ và tuổi trẻ trong việc tham gia
vào các công việc nhà nước

3.2.
-

Nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực


Cơ sở kinh tế - xã hội trên đất nước ta vẫn chứa đựng tàn dư Nho giáo nói chung,
tư tưởng trị quốc Nho giáo nói riêng có thể tồn tại và gây ảnh hưởng.

Cơ sở kinh tế xã hội cho sự xuất hiện và tồn tại của Nho giáo là nền nông nghiệp lạc
hậu, nhỏ lẻ, manh mún. Những quan niệm về mục tiêu, con đường và chủ thể trị quốc trong
cách nhìn của các nhà Nho phản ánh và bị quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội đó. Vhừng
11


nào chưa làm thay đổi được căn nguyên sâu xa cho sự tồn tại và ảnh hưởng của tư tưởng
trị quốc Nho giáo là nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, lạc hậu thì chừng đó
những tàn dư của nó chưa mất đi mà vẫn gây ảnh hưởng tiêu cực, là vật cản trên con đường
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

-

Tư tưởng trị quốc Nho giáo thuộc về ý thức xã hội nên nó có tính độc lập tương đối
trong sự tồn tại, vận động, biến đổi của mình.

Do có sự tồn tại lâu dài trên đất nước ta và giữ địa vị của hệ tư tưởng thống trị suốt mấy
trăm năm nên Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc Nho giáo nói riêng đã có ảnh hưởng
khá sâu đậm đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, từ luật pháp đến tổ chức
bộ máy nhà nước phong kiến và những phong tục tập quán trong dân gian qua nhiều thế hệ
mà khơng dễ gì thay đổi..

-

Việc kết hợp giáo dục đạo đức với giáo dục ý thức sống và làm theo pháp luật chưa
được quan tâm đúng mức, dân chủ chưa được phát huy đầy đủ, cơng tác cán bộ cịn
nhiều bất cập.


Khi giáo dục đạo đức mới cũng như ý thức sống và làm theo pháp luật chưa được coi
trọng và hiệu quả giáo dục chưa cao thì tâm lý quen sống theo tập tục, lề thói cổ truyền đã
từng ăn sâu bám rễ lâu đời trong lối sống của xã hội cũ trước đây sẽ chưa bị mất đi; khi
dân chủ chưa được phát huy thì tư tưởng địa vị ngơi thứ, bất bình đẳng, vi phạm dân chủ
sẽ chưa thể được khắc phục.

Nội dung của tư tưởng trị quốc trong Nho giáo Trung Quốc cho thấy nó hướng đến xây
dựng một mơ hình xã hội lý tưởng, tốt đẹp, ổn định, có trật tự và phải thống nhất về một
mối. Trong xã hội, dân được coi trọng, được quan tâm, chăm lo, làm cho giàu lên cả vật
chất lẫn tinh thần. Để xây dựng đất nước như trên Nho giáo chủ trương trị quốc bằng đạo
đức (đức trị), với chủ thể trị quốc phải là những người có phẩm chất của những mẫu
hình lý tưởng như kẻ sĩ, đại trượng phu, quân tử, thánh nhân. Người trị quốc phải là những
người có đạo đức, phải vì dân, biết dưỡng dân và có khả năng bình ổn xã hội, đảm đương
được các cơng việc của quốc gia, xã tắc. Tuy nhiên, các nhà nho cũng nhận thấy bên cạnh
đạo đức cần phải có pháp luật để phân định ngôi thứ; khi cần thiết phải dùng hình phạt để
duy trì trật tự xã hội của lễ giáo đạo Nho.
Khi vào Việt Nam, tư tưởng trị quốc Nho giáo có những đổi thay nhất định do thực tiễn
đất nước, ảnh hưởng của văn hóa truyền thống bản địa. Do vậy, tư tưởng trị quốc trong
Nho giáo Việt Nam không đồng nhất với tư tưởng trị quốc trong Nho giáo Trung Quốc.
12


Do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau mà tư tưởng trị quốc trong Nho giáo Việt Nam
cũng mang những nét riêng nhất định. Ngày nay, Nho giáo tuy khơng cịn giữ địa vị của hệ
tư tưởng thống trị nhưng những dấu ấn và ảnh hưởng của nó chưa phải đã hết. Do đó, việc
nghiên cứu, tìm hiểu những ảnh hưởng của nó đối với q trình xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của chúng ta hôm nay là điều cần thiết.

3.3.


-

Phương hướng và giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây
dựng nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà
nước pháp quyền và những nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở nước ta.

Việc nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà
nước pháp quyền là điều cần thiết, bởi đây là căn cứ quan trọng, có vai trị định hướng cho
việc phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng trị
quốc Nho giáo trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay.

-

Gắn kế thừa, lọc bỏ với đổi mới, phát triển những giá trị của tư tưởng trị quốc Nho
giáo trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay.

Những cái là giá trị của tư tưởng trị quốc Nho giáo dù sao cũng thuộc về quá khứ, được
hình thành trong những điều kiện, hồn cảnh lịch sử trước đây. Thời đại đã đổi thay nên
những giá trị của quá khứ cũng cần phải được thẩm định lại để lọc bỏ những gì khơng cịn
phù hợp, đồng thời bổ sung và phát triển thêm từ những yêu cầu mới của cuộc sống.

-


Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với cải tạo các phong
tục, tập quán lạc hậu do ảnh hưởng từ tư tưởng trị quốc Nho giáo.

Để xây dựng, thực hiện các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay, tất yếu phải phát triển kinh tế thị trường bởi đó chính là cơ sở vật chất
cần thiết. Mặt khác, đây cũng là tiền đề vật chất quan trọng để có thể khắc phục những ảnh
hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực từ tư tưởng trị quốc Nho giáo đối
với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

13


-

Khắc phục ảnh hưởng của tư tưởng tôn quân, trọng quan, gia trưởng, chuyên quyền
trong tư tưởng trị quốc của Nho giáo trên cơ sở thực hành dân chủ, xây dựng kỷ
cương xã hội

Dân chủ chỉ có thể được thực hiện, kỷ cương xã hội chỉ được xây dựng có kết quả khi
các lực cản nó được loại bỏ, như tư tưởng tôn quân, trọng quan, gia trưởng, chuyên quyền
từ học thuyết trị quốc của Nho giáo. Những tâm lý, tư tưởng “tơn qn”, “trọng quan”, “gia
trưởng”, “chun quyền” đó gây cản trở cho việc thực hiện nguyên tắc sống và làm theo
pháp luật. Chúng ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
tất yếu phải hình thành được một hệ thống pháp luật, vì thế, cũng tất yếu phải loại bỏ tâm
lý “tơn quân”, “trọng quan”, “gia trưởng” “chuyên quyền” vốn chịu ảnh hưởng từ tư tưởng
trị quốc của Nho giáo đã không coi trọng đúng mức vai trò của pháp luật.

-

Khắc phục tâm lý coi thường pháp luật do ảnh hưởng từ tư tưởng trị quốc của Nho

giáo, kết hợp giáo dục đạo đức với ý thức tuân thủ pháp luật trong xã hội.

Khắc phục tâm lý coi thường pháp luật do ảnh hưởng từ tư tưởng trị quốc của Nho giáo,
nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong nhân dân là yêu cầu thiết yếu trong việc phát huy
ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ tư tưởng trị quốc Nho giáo trong việc
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

-

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong sạch, vững mạnh, kết hợp với
phát huy dân chủ và tôn trọng pháp luật

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là nhiệm vụ cần
thiết và cấp bách, phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của nhà nước ấy sao cho tinh,
gọn, đủ mạnh gồm những con người có phẩm chất đạo đức trong sáng lành mạnh, có năng
lực nghiệp vụ, hoạt động có chất lượng, hiệu quả cao.

14


KẾT THÚC
Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc Nho giáo nói riêng được truyền vào nước ta từ
những năm đầu cơng ngun. Trong q trình tồn tại và phát triển, nó đã ảnh hưởng sâu
sắc đến nhiều mặt của đời sống xã hội và con người Việt Nam. Ngày nay, Nho giáo tuy
khơng cịn giữ địa vị của hệ tư tưởng thống trị nhưng những dấu ấn và ảnh hưởng của tư
tưởng trị quốc Nho giáo chưa phải đã hết mà nó vẫn bám rễ và gây ảnh hưởng đến đời
sống xã hội, con người Việt Nam nói chung và ảnh hưởng đến việc xây dựng nhà nước
Việt Nam nói riêng với những mức độ khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho
giáo đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
mang tính hai mặt do nhiều nguyên nhân khác.

Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc khai
thác những yếu tố hợp lý phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
tư tưởng trị quốc Nho giáo là việc làm có ý nghĩa to lớn, nhưng phải có phương hướng
đúng đắn, những giải pháp phù hợp.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang Di tích Lịch sử - Văn hóa Hà Nội ( />2. Giáo trình Chính trị học nâng cao
( />420073015052697755127295834938)
3. Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam
( />4. Wikipedia: Quyền lực chính trị; Chính trị

16



×