Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.11 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
………...../………….

BỘ NỘI VỤ
…../….

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN TRUNG KIÊN

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ BUÔN HỒ, ĐĂK LĂK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

ĐĂK LĂK - NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
………...../………….

BỘ NỘI VỤ
…../….

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN TRUNG KIÊN

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, ĐĂK LĂK



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ DIỆU OANH

ĐĂK LĂK - NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu độc lập của bản thân.
Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi
số liệu nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và kết quả nghiên
cứu là quá trình lao động trung thực của tôi./.

Tác giả Luận Văn

Nguyễn Trung Kiên


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được luận văn này tơi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Trần Thị Diệu
Oanh - Người trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong
suốt q trình nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính, các giảng
viên Khoa sau đại học và các Phịng, Khoa của Học viện Hành chính đã tạo
điều kiện cho tơi trong q trình học tập.

Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy Ban Nhân Dân
Thị xã Buôn Hồ; lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng nhân dân các xã, phường trên
địa bàn Thị xã và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong
q trình thu thập số liệu tại địa phương để tơi hồn thành Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả Luận văn

Nguyễn Trung Kiên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 .......................................................................................................... 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT ............ 8
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ ...................................................... 8
1.1. Khái quát chung về Hội đồng nhân dân cấp xã ................................ 8
1.1.1. Vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp
xã ............................................................................................................... 8
1.1.1.1. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp xã .............................. 8
1.1.1.2
Chức năng của Hội đồng nhân dân xã .................................... 9
1.1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã ...................... 12
1.1.2. Tổ chức của hội đồng nhân dân cấp xã ...................................... 13
1.1.2.1. Cơ cấu của Hội đồng nhân dân ................................................. 13
1.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ....................... 15
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân cấp xã ..................................................................................... 15
1.2.1.1.Khái niệm, đặc điểm hoạt động giám sát củahội đồng nhân dân xã cấp
xã ............................................................................................................. 15
1.2.1.2. Đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã .. 20

1.2.1.2. Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân xã .............................. 23
1.2.2. Chủ thể, đối tượng giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã .... 23
1.2.2.1. Chủ thể giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ...................... 23
1.2.2.2. Đối tượng giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã .................. 24
1.2.3. Nội dung, hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã.. 25
1.2.3.1. Nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã .................... 25
1.2.3.2. Hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã .................. 27
1.3. Các yếu tố đảm bảo hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
cấp xã. ......................................................................................................... 31
1.3.1 Yếu tố chính trị - pháp lý .............................................................. 31
1.3.2. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ................................... 33
1.3.3. Điều kiện vật chất, chi phí ........................................................... 34
1.3.4. Sự ủng hộ, đồng thuận của xã hội .............................................. 34


Chương 2 ........................................................................................................ 37
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐĂK LĂK 37
2.1. Khái quát về tổ chức và chất lượng Hội đồng nhân dân cấp xã trên
địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk .................................................... 37
2.2.1. Tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn
Hồ nhiệm kỳ 2016-2021 ......................................................................... 37
2.1.2. Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân .................................... 38
2.2. Phân tích hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã
trên địa bàn thị xã Buôn Hồ nhiệm kỳ 2016-2021 ............................. 42
2.2.1. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp ............ 42
2.2.2. Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã
................................................................................................................. 49
2.2.3. Hoạt động giám sát của các ban Hội đồng nhân dân xã ........... 55
2.2.4. Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân xã .......... 57

2.3. Đánh giá chung hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã
ở trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, Tỉnh Đăk Lăk ....................................... 60
2.3.1. Kết quả đạt được........................................................................... 60
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 62
Chương 3 ........................................................................................................ 67
YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT ...... 67
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
BUÔN HỒ, TỈNH ĐẮK LẮK ...................................................................... 67
3.1. Yêu cầu bảo đảm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp
xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk ....................................... 67
3.2. Giải pháp hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã trên
địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk .................................................... 72
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động Hội đồng
nhân dân cấp xã ..................................................................................... 73
3.2.2. Nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng hoạt động giám
sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ....................................................... 74
3.2.3. Đổi mới phương pháp, hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân
cấp xã .......................................................................................................... 77
3.2.4. Nâng cao kỹ năng giám sát của Hội đồng nhân dân xã ............ 80


3.2.5. Yêu cầu thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát của Hội đồng
nhân dân cấp xã ..................................................................................... 83
3.2.6. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền thị xã Bn Hồ đối
với Hội đồng nhân dân cấp xã............................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 88

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT


Nội dung chữ viết tắt

Chữ viết tắt

1

Chính quyền địa phương

CQĐP

2

Hội đồng nhân dân

HĐND

3

Ủy ban nhân dân

UBND

4

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

UBMTTQ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số bảng

Nội dung bảng biểu

Trang

biểu

Bảng 2.1

Cơ cấu, số lượng thành phần, ngồi Đảng, tơn giáo,

38

dân tộc ít người, tái cử đại biểu HĐND cấp xã trên địa
bàn thị xã Buôn Hồ đầu nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Bảng 2.2

Độ tuổi đại biểu HĐND cấp xã trên địa bàn thị xã

40

Buôn Hồ đầu nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Bảng 2.3

Trình độ chun mơn, lý luận chính trị của đại biểu

41

HĐND trên địa bàn thị xã Buôn Hồ đầu nhiệm kỳ

2016 – 2021.
Bảng 2.4

Thống kê tình hình chất vấn của đại biểu tại các kỳ

45

họp HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa
bàn thị xã Buôn Hồ
Bảng 2.5

Thống kê về kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp
cuối năm 2018 theo Nghị quyết số 85/2014/UBTVQH

46


13 trên địa bàn thị xã Buôn Hồ

Bảng 2.6

Phiên họp của thường trực HĐND cấp xã nhiệm kỳ

50

2016-2021 trên địa bàn thị xã Bn Hồ
Bảng 2.7

Thống kê tình hình giám sát chuyên đề của Thường


52

trực HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa
bàn thị xã Bn Hồ
Bảng 2.8

Tình hình giải quyết kiến nghị của cử tri trên địa
bàn thị xã

54


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Giám sát là một chức năng quan trọng của Hội đồng nhân dân (HĐND) các
cấp nói chung, trong đó có HĐND cấp xã (cấp cơ sở). Thông qua hoạt động giám
sát, HĐND phát hiện những vấn đề bất cập, chỉ ra nguyên nhân và có những kiến
nghị, đề xuất nhằm giải quyết những tồn tại, bất cập đó, góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương. Đây là hình
thức thể hiện quyền giám sát của nhân dân thông qua cơ quan quyền lực Nhà nước
ở địa phương. Như vậy, về mặt bản chất giám sát của HĐND là hoạt động nhằm
kiểm soát việc thực thi quyền lực Nhà nước.
Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
được quy định tại điều 113 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2013: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu
ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”.
[27, tr.49]. Do đó, HĐND cấp xã có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc thực
hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, bảo đảm trật tự và an tồn xã hội trên địa

bàn xã, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và chăm lo đời
sống nhân dân ở địa phương. Đáng chú ý là Luật hoạt động giám sát của Quốc hội
và Hội đồng nhân dân năm 2015 đã có nhiều điểm mới về giám sát của HĐND
như quy định về các chủ thể giám sát, bổ sung các đối tượng giám sát và nâng cao
tính chất của hoạt động giám sát, quy định về cách thức tiến hành chất vấn và
trách nhiệm giải trình trong phiên họp của Thường trực HĐND. Tất cả nhằm tăng

1


cường hoạt động giám sát, nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của HĐND các
cấp, trong đó có HĐND ở xã.
Trong những năm qua, hoạt động giám sát của HĐND cấp xã có nhiều chuyển
biến tích cực. Hàng năm đã xây dựng chương trình kế hoạch giám sát; tổ chức các
đoàn giám sát khi cần thiết, trong thực hiện giám sát có những hình thức phối hợp
với các cấp, các ngành v.v. Do đó, đã đưa lại nhiều kết quả khả quan, bước đầu
góp phần khắc phục tính hình thức trong hoạt động của HĐND cấp xã nói chung
và hoạt động giám sát nói riêng. Tuy nhiên trong thực tiễn, hoạt động giám sát của
HĐND cấp xã còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như việc xây dựng chương trình,
cách thức tổ chức giám sát chưa thật sự khoa học; một số vụ việc tiêu cực của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương chưa được phát hiện kịp thời; các kết luận
sau khi giám sát thường chung chung, thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết
luận đó nên vẫn cịn hiện tượng sau giám sát đâu lại vào đấy; kỹ năng giám sát của
các đại biểu HĐND cấp xã còn nhiều hạn chế chất lượng và hiệu quả giám sát của
HĐND chưa cao, cịn mang tính hình thức, một số nơi cịn tình trạng người giám
sát nể nang, né tránh, “giơ cao đánh khẽ” đối với đối tượng chịu sự giám sát; Một
số kiến nghị của HĐND chưa được các cơ quan hữu quan thực hiện nghiêm túc
và kịp thời; Hội đồng nhân dân chưa thật sự phát huy vai trò là cơ quan quyền lực
Nhà nước ở địa phương. v.v. Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND
cấp xã hiện nay còn thấp. Để khắc phục tình trạng trên, yêu cầu đặt ra hiện nay là

phải đổi mới hoạt động của HĐND cấp xã, nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND
cấp xã vừa phù hợp với công cuộc đổi mới đất nước, đáp ứng yêu cầu của Nhân
dân là nhu cầu, đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
trong thời kỳ mới.

2


Thị xã Buôn Hồ được thành lập theo Nghị định số 07/NĐ-CP, ngày 23/12/2008
của Chính phủ, có diện tích tự nhiên 28.260,99 ha, đơn vị hành chính có 12 xã
phường, 149 thơn, bn, tổ dân phố, trong đó: có 45 thơn, bn có đơng đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống (có 01 xã thuộc vùng II và 5 bn đặc biệt khó khăn).
Trong những năm qua kinh tế - xã hội của Thị xã Buôn Hồ chuyển dịch mạnh mẽ
từ nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ; q trình đơ
thị hóa diễn ra nhanh chóng, phần lớn đất nơng nghiệp đã được quy hoạch, thu
hồi, nhiều khu đô thị được đầu tư xây dựng. Do vậy, nghiên cứu, đánh giá về hoạt
động giám sát của HĐND cấp xã trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ theo pháp luật hiện
hành được đặt ra nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND
nói chung và hoạt động giám sát của HĐND cấp xã nói riêng với mục tiêu xây
dựng HĐND thực sự là cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, là cơ quan dân cử xứng đáng với niềm tin của Nhân dân.
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài: “Hoạt động Giám sát của Hội
đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk” làm luận
văn tốt nghiệp Cao học chun ngành Quản lý cơng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nghiên cứu về chất lượng, tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã,
hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân cấp
xã nói riêng đã được nhiều đề tài tiếp cận, nghiên cứu, cụ thể như:
- Nguyễn Khắc Bộ (2001), Công tác giám sát tại kỳ họp Hội đồng nhân dân
- Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội

đồng nhân dân, Kỷ yếu nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của Hội đồng
nhân dân, Văn phòng Quốc hội.

3


- Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính cơng “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác giám sát trong hoạt động của HĐND từ thực tiễn hoạt động của HĐND
quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội”, Cao Thị Bích Lan, 2005.
- Ts.Trương Thị Hồng Hà “Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng
giám sát của Quốc hội”, Nxb.Chính trị quốc gia, 2009.
- Nguyễn Thị Nữ, Tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã- qua thực tiễn ở
tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn, năm bảo vệ 2012.
- Thái Minh: “Quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương - gắn kết
trách nhiệm”, báo Đại biểu Nhân dân, số 225, 13/8/2018. Tác giả đã đề cập đến
trách nhiệm của HĐND trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa
phương thể hiện qua nghị quyết của HĐND.
Có thể nhận thấy, các nghiên cứu trên đều xoay quanh các quy định của
pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp; đề cập được nhiều vấn đề
mang tính lý luận về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hình thức
hoạt động của HĐND, trong đó có hoạt động giám sát của HĐND ở các cấp khác
nhau. Bên cạnh việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận, các tác giả đã phân tích,
làm rõ nhiều vấn đề của thực tiễn tổ chức và hoạt động của HĐND thông qua
nắm bắt, nghiên cứu thực tế; tìm hiểu những vấn đề đặt ra về tổ chức và hoạt
động của HĐND. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và
đề xuất được nhiều giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động của HĐND, nhất là hoạt động giám sát của HĐND cấp xã.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích


4


Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động giám sát
của HĐND cấp xã ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk. từ đó đề xuất các giải pháp
bảo đảm hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại Thị xã Buôn Hồ trong giai đoạn
hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp luật về hoạt động giám sát của
HĐND cấp xã, thông qua giải quyết các vấn đề lý luận của đề tài như khái niệm,
đặt điểm, chủ thể, đối tượng, phương pháp, nội dung giám sát của Hội đồng nhân
dân cấp xã, các yếu tố bảo đảm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp

Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trên địa bàn Thị
xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk hiện nay, đặt trọng tâm vào nhiệm kỳ 2016-2021. Trên
cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND cấp xã
trên địa bàn, đánh giá thực trạng thực hiện hoạt động giám sát và chỉ ra kết quả
đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm hoạt động giám sát của HĐND
cấp xã trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND cấp xã.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: phù hợp với mã số chuyên ngành quản lý công, luận
văn tập trung nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND cấp xã đối với UBND
cấp xã.
5



- Phạm vi về thời gian, không gian: Thực trạng hoạt động giám sát của HĐND
cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, Tỉnh Đăk Lăk nhiệm kỳ 2016-2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về các vấn đề về
Nhà nước và pháp luật, về Hội đồng nhân dân, hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu, ở đây tác giả chủ yếu dùng các phương
pháp phân tích những tài liệu sẵn có; phương pháp thu thập và xử lý thơng tin;
phương pháp thống kê, phân tích và xử lý số liệu; phương pháp so sánh, đánh giá;
phương pháp quan sát... để nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND
cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk, tác giả đưa ra được những giải
pháp nâng cao hoạt động giám sát của HĐND cấp xã, từ đó góp phần luận chứng
về mặt lý luận cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động hoạt động của
HĐND nói chung và HĐND cấp xã nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
6.2. Về mặt thực tiễn
Thông qua đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trên địa
bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk cũng như các địa bàn khác trong phạm vi cả
nước.
7. Kết cấu của luận văn
6













×