Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN TCCT CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ MINH LONG HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.33 KB, 13 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
*

BÀI THU HOẠCH HẾT HỌC PHẦN
Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

CHỦ ĐỀ:

CƠNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI Ở XÃ MINH LONG HUYỆN CHƠN
THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY

Họ tên học viên:
Lớp: Trung cấp LLCT-HC, khóa 119
Phần: VI

, năm 2021


1

PHẦN I. MỞ ĐẦU
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm phát triển toàn diện khu vực nơng
thơn từ hồn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đến phát triển sản
xuất, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người nơng dân. Để thực
hiện hiệu quả chương trình, ngồi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ
tỉnh đến cơ sở và sự cố gắng nỗ lực của nhân dân trong tỉnh thì cơng tác phổ
biến, giáo dục pháp luật đóng vai trị quan trọng.
Xác định vai trị, ý nghĩa quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục


pháp luật nói chung và trong xây dựng nơng thơn mới nói riêng, xã Minh
Long huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước đã đặc biệt quan tâm đầu tư, chỉ
đạo thực hiện tốt cơng tác này. Các cơ quan, ban ngành, đồn thể địa phương
đã làm tốt thông tin truyền thông để tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng về các
quy định của Trung ương và của tỉnh đối với Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nơng thơn mới. Nhờ đó, đảm bảo và tăng cường khả năng tiếp cận
pháp luật cho người dân, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức các cấp
trong thực thi công vụ; cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật, phổ
biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở...
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG
TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NƠNG
THƠN MỚI
1.1. Khái niệm và mục đích của giáo dục pháp luật
Khái niệm giáo dục pháp luật
Trước hết giáo dục pháp luật đó là một nhiệm vụ mang tính thường
xun, liên tục của nhà nước. Do đó, nhà nước cần thực hiện việc tổ chức, quản
lí, đánh giá kết quả lĩnh vực hoạt động này.
Giáo dục pháp luật phải đảm bảo tính kịp thời, sát thực và phù hợp cả về
phương diện nội dung, hình thức và đối tượng. Tuy nhiên, dưới góc độ tổng quan
cần gắn việc giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong các thiết chế chính trị xã
hội với giáo dục ở ngoài cộng đồng xã hội và gia đình. Ket nối việc phổ biến,


2

giáo dục pháp luật với công tác giáo dục truyền thống lịch sử và phong tục tập
quán tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt, cần gắn giáo dục pháp luật với quá trình thực
thi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất
nước, của từng vùng, miền địa phương và an sinh xã hội.

Tóm lại, giáo dục pháp luật là q trình tác động một cách có hệ thống, có
mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi
người trình độ pháp lí nhất định để từ đó có ý thức đúng đẳn về pháp luật, tơn
trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật.
Về mục đích của giáo dục pháp luật
Mục đích của giáo dục pháp luật được xem xét trên nhiều góc độ tùy
thuộc vào đối tượng giáo dục, cấp độ giáo dục cũng như hình thức giáo dục.
Nhìn chung, mục đích giáo dục có thể mang tính lâu dài hoặc trước mắt nhưng
đều hướng tới ba vấn đề cơ bản:
Một là, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao khả năng nhận thức pháp lí, sự
hiểu biết pháp luật, hình thành tri thức pháp luật cần thiết cho các chủ thể (với
tính cách là đối tượng nhận thức hay là đối tượng của giáo dục). Đây là mục đích
hàng đầu của giáo dục pháp luật bởi lẽ sự hiểu biết pháp luật có vai trị quan
trọng trong việc bảo đảm sự phát triển của tư duy pháp lí, định hướng các hành
vi của chủ the trên thực tế.
Hai là, giáo dục pháp luật nhằm khơi dậy tình cảm, lịng tin và thái độ
đúng đắn đối với pháp luật. Giáo dục pháp luật không đơn thuần là chỉ để
hiểu biết về các quy định của pháp luật mà cao hơn nữa là để pháp luật được
“sống” trong tư duy, hành vi của mọi người, để khơi dậy tình cảm, lịng tin và
thái độ đúng đắn ở mỗi người đối với pháp luật.
Ba là, giáo dục pháp luật nhằm hình thành thói quen xử sự theo pháp luật
với động cơ tích cực. Mục đích của giáo dục pháp luật không chỉ cung cấp
những kiến thức lí luận hoặc các quy định pháp luật cụ thể mà quan trọng hơn là
tạo lập được thói quen xử sự theo pháp luật ở mỗi loại chủ thể trong xã hội. Thói
quen này được hình thành khơng phải là thụ động, vô thức mà dựa trên nền tảng
của động cơ về hành vi hợp pháp, tích cực.
1.2. Nội dung và hình thức của giáo dục pháp luật
Về nội dung của giáo dục pháp luật



3

Hiện nay, nội dung của phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta được xác
định gồm:
Quy định của Hiến pháp và vãn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các
quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hơn nhân và gia đình,
bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế,
quốc phịng, an ninh, giao thơng, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền
hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức...; các văn bản quy
phạm pháp luật mới được ban hành.
Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên, các thoả thuận quốc tế.
Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi
ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện
pháp luật.
Về hình thức của giáo dục pháp luật
Hình thức giáo dục pháp luật là cách thức mà nhà nước sử dụng để tác
động vào ý thức và tâm lí của các chủ thể. Do nội dung giáo dục, đối tượng giáo
dục khác nhau nên cần đa dạng hoá các hình thức giáo dục, phương pháp giáo
dục mới có hiệu quả. Việc sử dụng một hình thức giáo dục pháp luật nào cho phù
hợp và có hiệu quả trên thực tế tùy thuộc vào từng đối tượng và yêu cầu mục
đích đặt ra. Hơn nữa, việc lồng ghép các hình thức giáo dục pháp luật khác nhau
cho cùng một đối tượng, chương trình cũng hết sức cần thiết. Mặt khác, việc xã
hội hố các hình thức giáo dục pháp luật nhằm thúc đẩy, kích hoạt ý thức và khả
năng tham gia của nhiều loại chủ thể đối với việc từng bước đưa pháp luật vào
đời sống xã hội. Hiện nay, theo quy định của pháp luật các hình thức phổ biến,
giáo dục pháp luật ở nước ta bao gồm:
Họp báo, thơng cáo báo chí.
Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung
cấp thơng tin, tài liệu pháp luật.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet,
pa-nơ, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp
luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ
chức, khu dân cư.
Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.


4

Thơng qua cơng tác xét xử, xử lí vi phạm hành chính, hoạt động tiếp
cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các
cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lí, hồ
giải ở cơ sở.
Lồng ghép trong hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức
chính trị và các đồn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hoá
khác ở cơ sở.
Thơng qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của
hệ thống giáo dục quốc dân…
Việc lựa chọn phương pháp giáo dục pháp luật thích hợp có tầm quan
trọng đặc biệt. Rõ ràng là không thể áp dụng các phương pháp như nhau cho các
loại đối tượng giáo dục, cấp độ giáo dục hoàn toàn khác nhau được. Tuy nhiên,
cần nhận thấy là hoạt động giáo dục pháp luật có thể mang tính bắt buộc hoặc
khơng bắt buộc. Vì thế tính chất của các phương pháp giáo dục cũng cần phải
được nghiên cứu cho phù hợp các đối tượng mới đem lại hiệu quả.
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ MINH
LONG HUYỆN CHƠN THÀNH HIỆN NAY
2.1. Những kết quả đạt được
Xã Minh Long, huyện Chơn Thành là xã trung du được thành lập vào
tháng 6/1976, nằm ở phía Tây huyện Chơn Thành, cách trung tâm hành chính

huyện 6,0 km và có đường ĐT 751 đi qua. Xã có diện tích đất tự nhiên
3.728,96 ha, đất đai chủ yếu trồng cây nông nghiệp, công nghiệp lâu năm như
cao su, tre lấy măng, cây ăn trái các loại… Tổng số hộ dân trên địa bàn xã là
1.750 hộ với 6.658 khẩu, chia làm 7 ấp. Người dân chủ yếu là dân nhập cư từ
các vùng miền trong cả nước đến lập nghiệp và sinh sống.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tuyên truyền, giáo dục,
phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân trong xây dựng nông thôn mới,
trong những năm qua xã Minh Long đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền,
phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây
dựng nông thôn mới, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của
mọi tầng lớp nhân dân.


5

Để tạo sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và sự đồng thuận của
nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân xã Minh Long đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của huyện về
xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2011, xã Minh Long đã xây dựng kế hoạch
tuyên truyền, phổ biến pháp luật một cách cụ thể, phân công nhiệm vụ cho
từng ban, ngành, đồn thể, các tổ chức chính trị xã hội, đảm bảo 100% cán bộ,
đảng viên và nhân dân trong xã được biết, được hiểu về mục tiêu, nhiệm vụ
và tầm quan trọng của chương trình xây dựng nơng thơn mới đối với sự phát
triển bền vững của đất nước nói chung và sự ấm no, giàu có của mỗi gia đình
nói riêng; được bàn và được thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới
tại địa phương. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật xã thường
xuyên quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức hội nghị tọa đàm, triển khai các
văn bản chỉ đạo hướng dẫn của các cấp, các ngành về xây dựng nông thôn
mới, có những hội nghị lên tới trên 200 đại biểu cán bộ và nhân dân trong xã

tham gia. Ban Tư pháp xã đã phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng; các
ban, ngành, đoàn thể của xã tổ chức 06 hội nghị tuyên truyền pháp luật cho
hơn 1000 lượt người nghe.
Các tổ chức đồn thể của xã cũng tích cực tham gia đẩy mạnh tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng Nơng thơn mới, vận động đồn viên,
hội viên tham gia dưới nhiều hình thức. Riêng trong năm 2020, Hội nông dân,
Hội cựu chiến binh xã đã tổ chức 02 hội nghị tun truyền chính sách Nơng
thơn mới và pháp luật đất đai, khiếu nại, tố cáo, vệ sinh môi trường cho gần
500 đại biểu là cán bộ, nhân dân trong xã. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã tổ
chức 01 hội nghị tập huấn kỹ năng về cơng tác hịa giải ở cơ sở cho 100% hịa
giải viên. Với sự phối hợp của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức
01 buổi trợ giúp pháp lý lưu động cho hơn 100 người dân trên địa bàn.
Cùng với việc tổ chức các hội nghị triển khai ở xã, cấp ủy đảng, chính
quyền địa phương cịn chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể đồng loạt triển khai
tới tất cả các chi hội ở thôn, tổ chức phổ biến, tuyên truyền văn bản pháp luật


6

liên quan đến công tác xây dựng nông thôn mới. Tổ chức những cuộc họp dân
nhằm bàn bạc công khai, dân chủ và chuyên sâu về xây dựng nông thôn mới
với phương châm từ một người lan tỏa ra nhiều người cùng hiểu biết, thấy
được lợi ích, tầm quan trọng của cơng tác này để tích cực tham gia phong trào
chung tay xây dựng nơng thơn mới.
Là một xã có dân số chủ yếu là dân nhập cư từ các vùng miền trong cả
nước đến lập nghiệp và sinh sống, việc cập nhật và tìm hiểu thơng tin của cán
bộ nhân dân ở Minh Long cịn gặp khá nhiều khó khăn. Do vậy Ủy ban nhân
dân xã Minh Long đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng và duy trì hoạt động
của tủ sách pháp luật. Ngoài tủ sách lớn của xã đặt ở bưu điện trung tâm,
Minh Long còn xây dựng 07 tủ sách ở 07 ấp để tiện cho việc nghiên cứu của

nhân dân. Nhờ có những tủ sách này các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong
tồn xã đã có điều kiện tiếp cận các thơng tin về công cuộc xây dựng nông
thôn mới trong cả nước... Hơn thế tại đây, người dân cịn có thể tìm được lời
giải đáp cho nhiều băn khoăn, thắc mắc về chính sách liên quan đến các lĩnh
vực đất đai, tài ngun, mơi trường, hơn nhân và gia đình... Ngồi ra, những
tài liệu hướng dẫn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, những mơ hình
kinh tế mới được giới thiệu qua sách, báo đã được nhân dân tìm đọc và áp
dụng hiệu quả vào sản xuất, góp phần đẩy nhanh q trình xây dựng nơng
thơn mới của địa phương. Hệ thống loa truyền thanh cơ sở của xã cũng là một
kênh thông tin tuyên truyền rất hiệu quả. Với thời lượng phát sóng liên tục 02
buổi một ngày, mọi thông tin về hoạt động xây dựng nông thôn mới của tỉnh,
huyện, xã đều được cập nhật nhanh chóng. Những điển hình làm tốt cơng tác
xây dựng nơng thơn mới của xã thường xuyên được tuyên dương, khích lệ.
Từ công tác tuyên truyền rộng rãi, đến sự bàn bạc dân chủ cơng khai,
Minh Long đã có được sự đồng thuận, nhiệt tình góp của, góp cơng của tồn
dân. Xã Thái Tân đã nâng cấp và cứng hóa được 42 đường bê tông xi măng
rộng 3 mét dài 20.042 mét và 09 đường cán đá láng nhựa rộng từ 4 mét đến 5
mét dài 12.780 mét góp phần cho hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn
xã sạch – đẹp. Trường Tiểu học, trường THCS đã đạt chuẩn từ năm 2006.


7

100% nhà tạm, nhà dột nát được dỡ bỏ, hỗ trợ xây dựng lại. Số nhà đạt chuẩn
là 1.141 nhà, đạt tỷ lệ trên 95%. Các tiêu chí về y tế, giáo dục, thu nhập, hệ
thống chính trị, văn hóa, an ninh...đều đạt ở mức tốt. Nhân dân trong xã đã tự
nguyện đóng góp kinh phí để phục vụ cơng cuộc xây dựng nông thôn mới lên
tới 6.783.408.896 đồng. Năm 2018, tổng số tiêu chí được đánh giá đạt chuẩn
theo quy định là 19/19 tiêu chí, đạt 100% số tiêu chí tiêu xây dựng thơn mới.
2.2. Những khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân

* Khuyết điểm, hạn chế
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật trong xây dựng nơng thơn mới cịn một số tồn tại, đó là:
Cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong xây dựng
nông thôn mới vẫn cịn mang tính thời sự, phong trào, chưa đi sâu phân tích,
giải thích một cách cụ thể những nội dung chủ yếu người dân cần tìm hiểu,
chưa xuất phát từ nhu cầu bức xúc của người dân, chưa mang tính giải đáp
pháp luật từ những vụ việc thực tế. Việc phổ biến hiện nay thường tập trung
vào các bộ luật, luật, pháp lệnh, chưa thực sự quan tâm phổ biến văn bản quy
phạm pháp luật do địa phương ban hành.
Hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong xây dựng
nơng thơn mới tuy có nhiều đổi mới song vẫn chưa theo kịp tình hình thực tiễn
ở cơ sở. Một số nơi cịn nặng về hình thức, chưa chú trọng tới hiệu quả. Một số
ấp còn thiếu linh hoạt trong lựa chọn hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật phù hợp với trình độ của người được tuyên truyền và
đặc thù của địa bàn. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
trong xây dựng nơng thơn mới có hiệu quả chậm được nhân rộng.
Nguồn nhân lực hiện có của cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật trong xây dựng nông thơn mới cịn nhiều bất cập, chưa ngang tầm
nhiệm vụ và đáp ứng được đòi hỏi mới của xã hội. Tính chuyên nghiệp trong
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong xây dựng nông thôn mới của
cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật trong xây dựng nông thôn mới chưa cao.


8

Hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật trong xây dựng nông thôn mới chưa nhạy bén, chưa theo sát
được yêu cầu, địi hỏi của cơng tác PBGDPL trong từng thời kỳ. Trong hoạt

động còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa các Ban và giữa các thành viên Hội
đồng. Trách nhiệm của từng ban, từng thành viên chưa được phát huy một
cách đồng đều, một số thành viên cịn thiếu tính tích cực, chủ động trong triển
khai các hoạt động cơng tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong
xây dựng nông thôn mới...
* Nguyên nhân khuyết điểm, hạn chế
Cấp ủy, chính quyền một số ấp cịn nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai
trị, ý nghĩa của việc xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên tham gia phổ biến,
giáo dục pháp luật đa số đều là cán bộ kiêm nhiệm, chưa thường xuyên được
tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về phổ biến giáo dục pháp luật và chưa được
cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp
luật,… nên kinh nghiệm, kỹ năng tuyên truyền còn hạn chế.
Cơ sở vật chất, nguồn lực, phục vụ cho tiếp cận pháp luật, phổ biến
giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc dành cho công tác phổ
biến giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được với yêu cầu trong điều kiện hiện
nay. Việc huy động các nguồn lực hỗ trợ, xã hội hóa cơng tác phổ biến giáo
dục pháp luật cịn gặp rất nhiều khó khăn.
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC GẮN VỚI CÔNG
VIỆC BẢN THÂN
3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục
pháp luật trong xây dựng nông thôn mới ở xã Minh Long, huyện Chơn
Thành, tỉnh Bình Phước hiện nay
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội đồng phối hợp phổ
biến giáo dục pháp luật xã Minh Long; thường xuyên có kế hoạch, các văn


9


bản để hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, đồn thể và chính quyền
địa phương các cấp thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho
cán bộ, công chức và nhân dân...; phát huy tối đa vai trò của hội đồng phối
hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp. Đặc biệt, Tư pháp xã, với vai trò là
cơ quan thường trực của hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, phải
chủ động tham mưu cho chính quyền xã trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra,
theo dõi và tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.
Thứ hai, thường xun rà sốt, kiện tồn, nâng cao chất lượng đội ngũ
Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật và Hòa giải viên ở cơ sở.
Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng, bổ sung nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ
năng, nghiệp vụ trong phổ biến, giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó nâng cao sự
hiểu biết về phong tục, tập quán của địa phương cho đội ngũ này. Đặc biệt, tận
dụng tối đa nguồn nhân lực tại địa phương và phát huy vai trị của Trưởng ấp
và người có uy tín ở địa phương trong cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ ba, gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước đến với người dân, do đó cũng góp phần quan trọng trong việc
hồn thành chỉ tiêu về đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của Bộ tiêu chí quốc gia
về nơng thơn mới. Vì vậy, trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới, cần
đặc biệt quan tâm tới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và phải coi đây là
trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị.
Thứ tư, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đa dạng hóa nội dung và hình thức phổ
biến, giáo dục pháp luật; kết hợp hài hịa các hình thức phổ biến, giáo dục
pháp luật truyền thống với những hình thức mới đang được áp dụng có hiệu
quả trong thực tiễn. Những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phát huy
hiệu quả đối với đồng bào các dân tộc thiểu số cần được tiếp tục triển khai sâu
rộng, như phổ biến pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu
động; tư vấn pháp luật, cung cấp miễn phí thơng tin, tài liệu pháp luật bằng



10

tiếng dân tộc; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong các hoạt động văn
hóa truyền thống….
Thứ năm, bảo đảm kinh phí để triển khai các hoạt động phổ biến, giáo
dục pháp luật nói chung và các chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục
pháp luật nói riêng. Kinh phí được bố trí hằng năm phải đáp ứng được nhu
cầu về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ và việc triển khai các hình thức
phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho người dân.
3.2. Bài học gắn với công việc của bản thân
Bản thân luôn nhận thức rằng, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật là một nội dung quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
Do vậy, trên cương vị Phó hiệu trưởng Trường Mầm non Minh Long huyện
Chơn Thành, trong thời gian tới bản thân tôi xác định cần làm tốt những nội
dung sau:
Làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp tích cực
chủ động đổi mới nội dung giáo dục về pháp luật sao cho đơn giản, phù hợp
với khả năng nhận thức của trẻ em bậc học mầm non. Trong đó coi trọng nội
dung giáo dục cho các em về ý thức khơng đánh nhau với bạn, khơng nói tục,
chửi bậy; luôn thật thà, lễ phép, nghe lời thầy cô, ông bà, bố mẹ, anh chị…
Làm tốt công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật đến mọi giáo viên
trong nhà trường; phối hợp với các cơ quan chức năng như: Công an xã, các
trung tâm về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh,… để tổ chức các buổi nói
chuyện về vấn đề liên quan đến pháp luật, rèn kỹ năng sống sao cho phù hợp
với đối tượng trẻ nhỏ.
Tham mưu cho Chi bộ về công tác kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ
trong nhà trường. Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trong
nhà trường. Tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra việc dạy

tốt, học tốt trong nhà trường.
Cùng với Ban Giám hiệu và đội ngũ giáo viên của nhà tường xây dựng,
duy trì nền nếp, kỷ cương trong nhà trường; tổ chức và triển khai thực hiện tốt
các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao gắn
với tuyên truyền, tìm hiểu pháp luật để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành
pháp luạt cho mõi cán bộ, giáo viên nhà trường; theo dõi, đánh giá, xếp loại


11

việc xây dựng nền nếp và kịp thời biểu dương những cán bộ, giáo viên chấp
hành nghiêm pháp luật, nền nếp, quy định của nhà trường… Từ đó, giúp đội
ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường rèn luyện phẩm chất đạo đức và ngày càng
tiến bộ hơn trong học tập, cơng tác.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Tóm lại, cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân
nhân là một trong những nội dung quan trọng có tính chất quyết định để thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương là xây dựng nông
thôn mới. Với vị trí, vai trị quan trọng như vậy, địi hỏi trong quá trình tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân nhân trong xây dựng nông thôn
mới cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, đa dạng, phong phú về
nội dung, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng kết hợp tuyên truyền, phổ biến,
có như vậy mới truyền tải thông điệp pháp luật kịp thời, nhanh chóng đến
tồn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã. Qua đó, góp phần tạo sự
chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và sự đồng thuận của nhân dân trong việc
chấp hành chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước
nói chung và trong xây dựng nơng thơn mới nói riêng trên địa bàn xã./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ủy ban nhân dân xã Minh Long, Kế hoạch thực hiện Chương trình mục

tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và xã đạt chuẩn nông thôn mới
năm 2018, số 13/KH-UBND ngày 01/3/2018.
2. Ủy ban nhân dân xã Minh Long, Báo cáo tóm tắt Đề nghị tặng Bằng
khen của Ủy ban nhân dân tỉnh về chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nơng thơn mới.



×