Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TIỂU LUẬN TCCT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HƯNG B, HUYỆN CHƠN THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.35 KB, 11 trang )

1

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
*

BÀI THU HOẠCH HẾT HỌC PHẦN
Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

CHỦ ĐỀ:

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC MINH HƯNG B, HUYỆN CHƠN
THÀNH
Họ tên học viên:
Lớp: Trung cấp LLCT-HC
Phần: VI

Bình Phước, năm 2021

PHẦN I. MỞ ĐẦU


2

Q trình dạy học trong các nhà trường phổ thơng là hoạt động có tính
chất khó khăn, phức tạp, và ln ở trạng thái động và địi hỏi cần phải có sự
linh hoạt, sáng tạo. Do vậy, việc xác định, lựa chọn, sử dụng phương pháp
dạy học để đáp ứng kịp thời với những thay đổi xã hội và năng lực người học
là vấn đề then chốt. Thực tiễn đã chứng minh, khi mục tiêu và nội dung dạy


học trong nhà trường phổ thơng đã được xác định thì phương pháp dạy học
đóng vai trị quyết định chất lượng dạy học.
Trong những năm qua các nhà trường phổ thơng nói chung và trường
Tiểu học nói riêng đã và đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Tuy
nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc đổi mới phương
pháp dạy học của cả giáo viên và học sinh vẫn cịn bộc lộ hạn chế, bất cập; vì
vậy, đã ảnh hưởng đến chất lượng và mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Từ những lí
do trên, việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu
họcMinh Hưng theo hướng phát triển năng lực học sinh” khơng những có ý
nghĩa về mặt lí luận mà cịn là địi hỏi cấp bách của thực tiễn dạy học hiện
nay.
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
1.1. Các khái niệm
Phương pháp dạy học là những cách thức tương tác giữa người dạy và
người học, nhờ đó mà người học nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
theo mục tiêu, yêu cầu dạy học.
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú
ý tích cực hố học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực
giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và hoạt động, đồng
thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc
học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác
có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực hoạt động cá nhân.


3

Phương pháp dạy học bao gồm phương dạy của giáo viên, gồm những
cách thức giảng dạy, chỉ đạo sư phạm, chỉ đạo hoạt động nhận thức học tập

cho học sinh và phương pháp học của học sinh, đó là những cách thức lĩnh
hội nội dung học tập, cách thức tự học của học sinh một cách tích cực chủ
động và sáng tạo.
Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi
công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung, cốt lõi”. Định hướng
chương trình giáo dục phát triển sau năm 2015 đã xác định những năng lực
cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải có như:
Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: Năng lực tự học;
Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực quản lí bản
thân.Năng lực xã hội, bao gồm: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.Năng
lực công cụ, bao gồm: Năng lực tính tốn; Năng lực sử dụng ngơn ngữ;
Năng lực ứng dụng cơng nghệ thơng tin....
Như vậy có thể hiểu: năng lực là khả năng vận dụng tất cả những
yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập)
để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.
1.2. Đặc trưng của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh
Một là, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp
học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu
những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học
sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng
tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...
Hai là, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa
và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để
tìm tịi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy
như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về
quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.


4


Ba là , tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học
trở thành môi trường giao tiếp giáo viên – học sinh và học sinh – học sinh
nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể
trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
Bốn là, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong
suốt tiến trình dạy học thơng qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp
học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học
sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc
tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được ngun nhân và nêu cách
sửa chữa các sai sót(tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh
giá).
CHƯƠNG 2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO
HƯỚNG PHAT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC MINH HƯNG B, HUYỆN CHƠN THÀNH
2.1. Những kết quả đạt được
Trường Tiểu họcMinh Hưng B nằm trên địa bàn Xã Minh Hưng, Huyện
Chơn Thành, Bình Phước. Trường đạt chuẩn Trong những năm qua, nhà
trường trường có bước phát triển mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực học sinh. Cụ thể.
Đội ngũ giáo viên nhà trường đã nỗ lực tích cực trong quá trình chuẩn
bị bài lên lớp, 100 % giáo viên trước khi lên lớp đều chuẩn bị giáo án đầy
đủ, được phê duyệt thông qua tổ trưởng phụ trách chun mơn. Q trình
lên lớp, các thầy cơ đều ý thức rõ tầm quan trọng của việc xác định đúng
mục tiêu bài giảng,chương trình của từng tiết học. Việc chuẩn bị các nội
dung soạn giáo án công phu là cơ sở để người thầy tự tin và kích thích tính
sáng tạo của học sinh.
Trong quá trình lên lớp, giáo viên đã chú trọng rèn luyện cho học sinh
biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại
những kiến thức đã có, suy luận để tìm tịi và phát hiện kiến thức mới... Định



5

hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái
quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm
năng sáng tạo.
Trong những năm qua nhà trường đẩy mạnh phong trào đổi mới
phương pháp dạy học. Tổ chức dạy học theo hướng nhẹ nhàng, vừa sức, hiệu
quả ; phát huy tính tích cực sáng tạo và chủ động của người dạy, người học
trên cơ sở mục tiêu cần đạt về chuẩn kiến thức và kỹ năng của môn học. Tăng
cường sử dụng, vận dụng các phương tiện công nghệ thông tin vào dạy học.
Công tác bồi dưỡng giáo viên tập trung vào các nội dung tổ chức dạy
học sát chuẩn kiến thức kỹ năng, 1 số tiết dạy đã thay đổi không gian lớp học,
tổ chức hoạt động học tập tích cực của học sinh thơng qua học cá nhân, học
nhóm, học cả lớp ... Một số giáo viên đã vận dụng sáng tạo giữa phương pháp
dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại nên chất lượng dạy
học đảm bảo.
Cơ sở vật chất của nhà trường về cơ bản đã đáp ứng được đổi mới giáo
dục phổ thông. Khuôn viên sạch đẹp, trường lớp khang trang, thân thiện, bàn
ghế, trang thiết bị khá đảm bảo. Tuy nhiên vẫn cịn một số phịng học cịn
chật, chưa có không gian để học sinh tham gia 1 số hoạt động học tập. Bàn
ghế ở ở các lớp phù hợp với việc tổ chức dạy học theo nhóm, có màn hình
lớn, rất thuận tiện cho các em quan sát.
Có thể nói, thơng qua việc đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh, chất lượng dạy và học hằng năm của
trường Tiểu học Minh Hưng B đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, năm sau cao
hơn năm trước. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn là 70%, luôn
chú trọng đổi mới, đưa công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học công nghệ
vào chương trình dạy và học, ln lấy người học làm trung tâm trong quá

trình phát triển của nhà trường.
2.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, đó là.


6

Một số giáo viên nhận thức chưa thấu đáo về tầm quan trọng của việc
đổi mới Phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh;
kiến thức, kĩ năng còn hạn chế nhất định. Giáo viên còn chưa mạnh dạn đổi
mới phương pháp, còn tâm lý sợ học sinh không làm được nên làm thay. Kỹ
năng tổ chức dạy học theo nhóm, tăng cường vai trị điều hành của nhóm
trưởng cịn hạn chế. Trong nhiều tiết dạy giáo viên còn giảng nhiều, còn lệ
thuộc quá nhiều vào sách giáo khoa, sách hướng dẫn nên chưa linh hoạt, sáng
tạo trong phương pháp để phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao
hiệu quả giờ dạy.
Học sinh nhiều em còn rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin trong giáo tiếp. Kĩ
năng tham gia các hoạt động học tập còn hạn chế nhất định, chưa biết hợp
tác, chia sẻ trong học tập. Học sinh chưa có phương pháp tự học, tự tìm tịi để
chiếm lĩnh kiến thức bài học. Học sinh chưa được bồi dưỡng các kĩ năng học
nhóm. Một số em kiến thức kĩ năng còn vơi nên giáo viên tổ chức các hoạt
động học tập gặp phải khó khăn.
Nguyên nhân của những khuyết điểm hạn chế trên xuất phát từ việc đổi
mới phương pháp dạy học đối với 1 số ít giáo viên là vấn đề lớn lao khó có
thể thực hiện được do năng lực chuyên mơn. Hơn nữa, lực lượng nịng cốt
chun mơn cịn mỏng. Trong khi đó giáo viên trẻ kinh nghiệm trong dạy học
cịn ít, kĩ năng sư phạm cịn chưa vững vàng.. Một số lớp của nhà trường
chưa được đầu tư trang thiết bị phục vụ cho dạy học theo nhóm như: bảng tên
nhóm, thẻ mặt cười, mặt mếu, bảng nhóm...
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌCMINH HƯNG B, HUYỆN CHƠN THÀNH VÀ TRÁCH
NHIỆM CỦA BẢN THÂN
3.1. Giải pháp
Một là, kế hoạch hóa hoạt động dạy học ở trường tiểu học Minh hưng
theo định hướng phát triển năng lực học sinnh. Đây là biện pháp quan trọng,
định hướng cho hoạt động của giáo viên và học sinh theo tiếp cận phát triển


7

năng lực người học; đồng thời giúp giáo viên xác định rõ những năng lực
chung và năng lực đặc thù cần hình thành ở học sinh trong quá trình dạy học
mơn học; qua đó bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng xây dựng kế hoạc dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Để thực hiện biện pháp này, hiệu trưởng nàh trường cần chỉ đạo giáo
viên xác định rõ các yêu cầu đối với một kế hoạch dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh. Trên cơ sở đó tổ chức xây dựng kế hoach dạy
học theo một quy trình khoa học gồm các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa mơn học; Bước 2: Xác
định các năng lực chung và năng lực đặc thù cần được hình thành, phát triển
ở học sinh trong q trình dạy học mơn học; Bước 3: Xác định hệ thống
nhiệm vụ - hành động học tập mà học sinh cần thực hiện qua từng bài,
chương, môn học; Bước 4: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
phù hợp để triển khai các nhiệm vụ - hành động học tập đến học sinh; Bước
5: Lựa chọn phương pháp và hình thức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hành động học tập của học sinh.
Hai là, tổ chức hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Minh Hưng B
hiện nay theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh. Đây là biện pháp giúp
cho giáo viên, Ban giám hiệu nhà trườngnắm vững bản chất của tổ chức hoạt
động dạy học theo định hướng phát triển năng lực dạy học, chuyển từ dạy

học theo tiếp cận nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh; đồng thời giúp cho giáo viên tổ chức dạy học một cách chủ động,
linh hoạt, sáng tạo,
Bên cạnh đó, cần vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy,
phát huy tính chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người
học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để học
sinh tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; tổ chức
hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa....
Ngồi ra, trong đánh giá kết quả học tập của học sinh, việc đánh giá không


8

chỉ quan tâm đến kiến thức, kỹ năng mà còn phải quan tâm đến cả khả năng
học sinh giải quyết vấn đề trong các bối cảnh, tình huống phức hợp và thực
tiễn; quan tâm đến cả thái độ và giá trị của học sinh.
Ba là, cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động dạy học
cảu nhà trường hiện nay theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đây
là giải pháp giúp cho giáo viên cũng như ban giám nhà trường đánh giá
khách quan chất lượng; đồng thời tạo động lực cho việc đổi mới, nâng cao
chất lượng dạy học và khắc phục được những hạn chế, thiếu sót. Tập thể sư
phạm nhà trường cần cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh bao gồm toàn diện các lĩnh vực
như: kế hoạch dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ
chức dạy học; kiểm tra đánh giá, môi trường dạy học. Mỗi một lĩnh vực trên
cần xây dựng các tiêu chí cụ thể để tổ chức thực hiện. Sau khi xây dựng bộ
tiêu chí, cần phổ biếnvà hướng dẫn các giáo viên, cán bộ tổ đánh giá chất
lượng theo bộ tiêu chí đó; giáo viên tự đánh giá chất lượng mơn học, lớp học
màmình phụ trách theo bộ tiêu chí; tổ chuyên môn đánh giá chất lượng môn
học (khối lớp) do tổ phụ trách theo bộ tiêu chí; hiệu trưởng đánh giá chất

lượng của nhà trường theo bộ tiêu chí và cơng khai kết quả đánh giá đó theo
quy định.
Bốn là, xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và học sinh phát
huy tốt vai trị của mình trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
Trong quá trình tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
cần xây dựng môi trường giảng dạy - học tập tích cực cho giáo viên và học
sinh, xây dựng cơ chế khen thưởng, động viên, khuyến khích giáo viên và
học sinh; đồng thời huy động các nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp,
các hội nghề nghiệp để lập quỹ khen thưởng, hỗ trợ giáo viên và học
sinhtrong giảng dạy- học tập theo định hướng phát triển năng lực. Bên cạnh
đó, cần xây dựng cơ chế phối hợp với Hội phụ huynh để triển khai chủ
trương dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh


9

Năm là, tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin đáp ứng yêu cầu dạy học, nhất là trong bối cảnh dạy học online
đang thực hiện hiện nay. Để thực hiện điều này cần chỉ đạo xây dựng phát
triển cơ sở vật chất của nhà trường theo hướng đồng bộ và hiện đại, đồng thời
chỉ đạo công tác đảm bảo thiết bị dạy học một cách chặt chẽ từ việc xây dựng
kế hoạch mua sắm, triển khai mua sắm đến việ sử dụng, bảo quản thiết bị dạy
học; đồng thời khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học...bên cạnh đó,
cần chỉ đạo cơng tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; lập kế
hoạch chiến lược xây dựng hạ tầng công nghệ thơng tin (mua mới máy vi
tính; lắp đặt nhiều phịng multimedia; trang bị projector, phương tiện nghe
nhìn; nâng cấp mạng internet kết nối wifi, website.); huy động các nguồn lực
từ xã hội hóa giáo dục để tăng cường mua sắm thêm thiết bị công nghệ mới
phục vụ cho dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
3.2. Bài học gắn với công việc của bản thân

Trên cương vị là người giáo viên, trực tiếp tham gia giảng dạy, tôi nhận
thức sâu sắc rằng giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu trong thực hiện đổi
mới phương pháp. Thầy cơ phải nhiệt tình, kiến thức, khả năng giảng dạy;
phải có kỹ năng tổ chức hướng dẫn học sinh; kỹ năng khai thác và sử dụng
các đồ dùng dạy học; năng lực tự thu thập thông tin phục vụ các yêu cầu dạy
học. Giáo viên cũng phải xác định được những vấn đề đổi mới, xây dựng
mục tiêu của bài học, giảm lý thuyết, tăng thực hành; làm cho học sinh biết tự
học, tự vận dụng, biết hợp tác và chia sẻ; luôn liên hệ với thực tiễn đang thay
đổi; tận dụng sự hỗ trợ của phương tiện dạy học…
Trong bối cảnh hiện nay, bản thân tôi nghĩ, không thể q nơn nóng
phải đổi mới ngay lập tức và cho bằng được phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh. Không “làm tắt” trong khi thực hiện
chương trình mơn học. Kinh nghiệm bước đầu cho thấy khơng ít giáo viên
thường bắt đầu tìm hiểu ngay các nội dung cụ thể của từng chủ đề, chuyên


10

đề, xây dựng ln giáo án rồi mới tìm học liệu và xác định mục tiêu cho từng
chủ đề, chuyên đề. Đó là cách làm sai, theo “qn tính” của cách tiếp cận nội
dung trong giáo dục. Trong dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh,
người dạy nên đóng vai trị là người định hướng, gợi mở, khơng nên làm thay
các em. Là người giáo viên đứng, lớp, tôi cũng xác định rõ trách nhiệm của
bản thân, không được bảo thù mà cần phải luôn đổi mới sáng tạo trong dạy
học, từng bước thay đổi, tiến tới loại bỏ phương pháp dạy học cũ mang tính
áp đặt, nhồi nhét kiến thức bằng các phương pháp mới, ưu việt để nâng cao
hiệu quả dạy học và không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần mà
phải “cố vấn”, tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học. Nhằm bảo đảm cho
học sinh của mình có được nhận thức và tư duy tốt nhất.
PHẦN III. KẾT LUẬN

Đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu của sự đổi mới xã
hội. Đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xun của cơng tác dạy học , nó địi
hỏi người quản lí phải hết sức kiên trì, nhẫn nại, phải nắm bắt thật chính xác
năng lực đội ngũ, cơ sở vật chất kĩ thuật, phương tiện dạy học, đặc điểm tình
hình học sinh, địa phương để có biện pháp khả thi nhằm thực hiện được
nhiệm vụ đề ra. Cần xác định cho được nội dung cần đổi mới để lập kế
hoạch, quy trình bồi dưỡng cho đội ngũ, chỉ đạo đội ngũ tiến hành chọn
những giải pháp có khả năng thực thi. Tiến hành dạy thí điểm thơng qua các
bài học kinh nghiệm tìm ra mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân để giải quyết.
Tổ chức triển khai thực hiện có kiểm tra, điều chỉnh, tổng kết đánh giá phong
trào một cách chu đáo....
Những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
triển năng lực cho học sinh trường Tiểu học Minh Hưng B, huyện Chơn
Thành đã đạt được những kết quả và thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, so với
yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo trong thời kỳ mới thì vẫn chưa đáp ứng
được và cần phải làm nhiều việc. Để quản lý đổi phương pháp dạy học theo


11

hướng phát triển năng lực cho học sinh có bước phát triển mới, cần nghiêm
túc trong việc nhìn nhận đánh giá những tồn tại hạn chế; thấy rõ những vấn
đề đặt ra cần giải quyết đối và quyết liệt triển khai để đạt được hiệu quả thiết
thực nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày
27/5/2013 về áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các PPDH tích cực
khác.
2. Đảng bộ xã Minh Hưng (2020), Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ xã
Minh Hưng nhiệm kỳ 2020 – 2025

3. Nguyễn Văn Cường (2018), Lý luận dạy học hiện đại, Nxb Đại học Sư
phạm Hà Nội.



×