Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Có người cho rằng: “Sáng tạo là hành trình cô đơn của người nghệ sĩ”. Song trong bài viết “Văn nghệ sĩ với hiện đại”, nhà văn Pháp Albert Camus lại khẳng định: “Trái với thành kiến thông thường, nếu có người không được phép sống cô đơn, đó là người nghệ s

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.46 KB, 6 trang )

Trương Ái Vân
Có người cho rằng: “Sáng tạo là hành trình cơ đơn của người nghệ sĩ”.
Song trong bài viết “Văn nghệ sĩ với hiện đại”, nhà văn Pháp Albert
Camus lại khẳng định: “Trái với thành kiến thông thường, nếu có người
khơng được phép sống cơ đơn, đó là người nghệ sĩ”.
Bằng những hiểu biết của mình về một số tác giả văn học, anh/chị hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên.
Bài làm
“Tình tự quá , thiêng liêng êm ái quá
Thơ ở đâu thong thả xuống đường mưa
Những hoa quý tỏa hương nơi vương giả
Mây đã tình như thi sẽ đời xưa”
(Tình mai sau – Xuân Diệu )
Phải chăng , tự bao giờ , người ta ln bằng lịng với quan niệm rằng : Tầm quan
trọng trong việc sáng tạo văn chương chỉ nằm ở cái đẹp ? Văn chương luôn bắt
nguồn từ một men say, một tia chớp lóe sáng , một mạch nước âm ỉ từ bao giờ?
Mỗi tác phải mở ra được một hình thái riêng biệt nhờ chất “độc” và lạ trong quá
trình sáng tạo , thai nghén văn học nhưng lại có ý kiến quan niệm sự sáng tạo ấy
phải nhất thiết là “hành trình cơ đơn của người nghệ sĩ”. Say mê trong khu vườn ẩn
đầy những vẻ đẹp tiềm tàng của văn học , đơi khi ta cũng băn khoăn tự hỏi : “Điều
gì khiến sức sáng tạo của nhà là vơ biên?” Tìm gặp ý kiến của Albert Camus khẳng
định : “Nếu có người khơng được phép sống cơ đơn , đó là người nghệ sĩ”
Văn học là một loại hình sáng tác , tái hiện lại những vấn đề của đời sống xã hội
và lấy con người làm tâm điểm để vẽ những vòng tròn xung quanh chúng. Đặc biệt
hơn cả là phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu , cách thể
hiện nội dung các đề tài được bộc lộ rõ thơng qua hình tượng nghệ thuật ngơn từ.
Chính vì vậy mà mỗi tác phẩm là một chặng đường thăng hoa về mặt tinh thần lẫn
tâm trí của một người nghệ sĩ , anh ta phải “bào mịn” và hao tổn khơng ít tâm tư ,
sức lực để “thai nghén” ra được một tác phẩm trọn vẹn , “là tác phẩm chung cho
loài người” (Nam Cao ).Nếu cho rằng “sáng tạo là hành trình cơ đơn của người
nghệ sĩ”, ta có thể hiểu sự cơ đơn này đi theo lối đa nghĩa.Cô đơn là nơi không gian


cư ngụ của nghệ thuật , người nghệ sĩ nhất định phải nhất thiết băng qua cái hư vơ
đó , cốt tử đối với nghệ sĩ , là một nhu cầu thực sự. Cơ đơn đó là trạng thái duy


nhất mà ta cho phép bản thân giam giữ mình trong chính để ta đối diện , có ý thức
về bản thân ta. Nhưng khơng có nghĩa rằng nhà văn phải lủi thủi một mình hằng
ngày , hằng giờ mà chỉ là anh ta cơ độc trong sự hình thành văn học để đưa đến ý
kiến chủ quan cho nhân loại. Trái ngược lại , sống không cô đơn theo khẳng định
của Alber Camus là lúc ta phải không ngừng thử sức mình với những cạm bẫy xã
hội. Nhà văn khơng được sống khép kín mà anh ta phải ln là người đi tìm tịi ,
giao du và gặp gỡ tứ xứ để đổi lấy kinh nghiệm sống , những hiện thực lẫm liệt của
cuộc đời khác nghiệt này.
Tuy nhiên đối với ý niệm “không được phép sống cô đơn” của Alber Camus , ta
cần phải phân biệt rõ giữa sống cơ đơn và cơ đơn hình thành trong tiềm thức là hai
nghĩa vơ cùng khác nhau. Vì sao lại nói việc sáng tạo văn chương lại phải cơ đơn ?
Văn học là một phương thức sáng tạo vô cùng riêng biệt với hội họa hay âm nhạc,..
bởi nó hàm chứa trong chính mình những hình tượng nghệ thuật , ngôn từ nghệ
thuật và những thông điệp ẩn sâu bên trong cần độc giả tự bản thân mình cảm
nhận. Marguerie Duras từng nhấn mạnh rằng : “Nỗi cô đơn của viết là nỗi cơ đơn
mà khơng có nó sẽ khơng có tác phẩm”. Ta cần vạch rõ ranh giới rằng : một người
lui vào ở ẩn trong núi cũng chưa hẳn đã cô đơn nếu như anh ta vẫn chỉ sống bằng ý
thức của người khác và một người tự sống tác biệt với loài người chưa hẳn đã dẫn
họ đến với nỗi cô đơn thực sự. Cô đơn thực sự sẽ chỉ diễn ra khi con người ta có
nhận thức về chính bản thân mình và đó là khi con người khơng cịn chạy trốn
trong các mối quan hệ hay phủ nhận cái nhìn về chính họ. Có lẽ vì phương thức
sáng tạo của văn học rất khác , đậm màu riêng biệt , nó cần bắt rễ ở cuộc đời này
mà trung tâm là con người để chiêm nghiệm và chiếm lĩnh một cách sâu sắc. Chính
vì thế mà người nghệ sĩ không ngừng “bơi” ra giữa biển người của thế giới , vũ trụ
bao la để thưởng thức những mỹ vị , đau khổ của trần ai này. Họ chỉ nhốt mình
trong chính suy nghĩ để tự đối mặt với bản thân như một tấm gương phản chiếu

hình ảnh song vẫn phải là “nhà uyên bác” về kiến thức và sống không cô đơn để
dày dặn vốn sống như Albert Camus nói , lắp đầy bộ não bằng con chữ.
Tác phẩm văn học chân chính là kết tinh từ những mật ngọt của tình yêu và tâm
hồn người nghệ sĩ. Vì lẽ đó mà nó cần người cầm bút hội tụ đủ tố chất , cái tâm và
cái tài. Và để họ sở hữu được sự cô đơn đó là điều khơng hề đơn giản vì cơ đơn chỉ
xuất phát khi tâm hồn ta cứng cỏi , dám đương mình “đâm thẳng” và nỗi đau mà ta
ln tránh mặt và sợ hãi. Trong cuốn “Những mơ mộng của người đi dạo cơ độc”
cũng nói về giá trị của cô đơn: “ …một kẻ cô đơn đang suy nghĩ nhất định quan
tâm rất nhiều đến bản thân mình”.Mỗi tác phẩm văn chương đều là bức thông điệp
mà tác giả gửi gắm đến với nhân sinh mà có lẽ là “nhờ vả” nỗi cơ đơn khơng ít.


Nhờ cơ đơn ấy mà ta có được mộng tưởng , suy tư và con người có thể hồn thành
trọn vẹn mình trong chính tác phẩm vì cơng việc của nhà văn là đi tìm tịi bản chất
thực sự ẩn náu bên trong con người. Thậm chí ngay từ việc chấm bút sáng tạo văn
chương , nhà văn đã phải có lối đi riêng trong cách viết , viết từ những nỗi cơ đơn
dày vị tâm can : “Nếu khơng có lối đi riêng thì người đó khơng bao giờ là nhà văn
cả…Nếu anh ta khơng có lối đi riêng , anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ.” (SêKhốp). Ngay từ những bước khởi điểm , đặt chân vào nền móng văn học thì nhà
văn đã phải vắt khơng ít chất xám , tự giam lỏng mình hay có người cịn giam giữ
như một tù nhân trong chính những hỗn độn suy ngẫm , trầm tư của họ. Những
khắc khe, tiêu chuẩn ấy sẽ làm tác phẩm của họ trở thành tác phẩm chân chính bởi
nó cao cả , đậm ý vị nhân sinh gửi đến con người.
Bàn về phương thức sáng tạo , mà ý riêng là nói đến sự cơ đơn trong chính hành
trình chắp bút của nhà văn , ta đọc được “Viết” của Marguerite Duras. Bà mở đầu
tác phẩm của mình: “Chính là khi ở trong một ngôi nhà mà ta cô đơn”. Trong câu
nói khởi hành ấy xuất hiện hai yếu tố quan trọng đối với sự nghiệp sáng tạo của bà:
ngôi nhà và nỗi cô đơn. Viết đối với Duras không tách rời hai yếu tố này, và một
điều quan trọng nữa là chúng gắn kết với nhau. Ngôi nhà là không gian duy nhất,
không gian đặc thù của cô đơn, không gian của viết. Và với cái điều kiện của ngôi
nhà , Duras đã tự xác lập điều kiện viết : bà khơng bị lạc ở bên ngồi , mà bị lạc ở

trong căn nhà mình , nghĩa là bị lạc trong nội tâm của chính mình. Ngơi nhà thành
ra một khơng gian nội tâm hố, thành ra một khơng gian tưởng tượng, không gian
nơi những con đường không dẫn về nhà mình, khơng dẫn tới chính mình. Lạc, đó
cũng chính là một trạng thái để viết. Ngôi nhà ở Neauphle vì thế có ý nghĩa đặc
biệt với nhà văn : “Tôi đã cô đơn trong ngôi nhà này. Tôi giam mình trong đó –
đương nhiên là tơi cũng sợ. Và rồi tơi đã u nó. Ngơi nhà này, nó đã trở thành
ngôi nhà để viết. Những cuốn sách của tôi ra đời từ ngôi nhà này. […] Tôi cần đến
hai mươi năm để viết được điều tơi vừa nói đó”. Ngôi nhà là không gian cư trú,
không gian tồn tại, thậm chí khơng gian của hạnh phúc, của đau khổ, của kỷ
niệm… tất cả những điều này đều được Duras đề cập tới trong cuốn sách, và những
điều này được nhận ra một cách dễ dàng. Nhưng việc nó là khơng gian của nỗi cơ
đơn thì phải cần đến hai mươi năm mới hiểu được. Cũng giống như việc một nhà
văn đơi khi khơng thể ngay lập tức hiểu vì sao mình viết. Ngơi nhà liên kết với nỗi
cơ đơn theo những hình thức khác nhau. Ở đó có cả nỗi sợ. “Nỗi cơ đơn này, để
đến được với nó, phải chịu đựng đêm tối. Trong đêm, hãy hình dung Duras trên
giường đang ngủ một mình trong một căn nhà bốn trăm mét vuông. Khi tôi đi đến
cuối nhà, đằng kia, về phía “ngơi nhà nhỏ”, tơi sợ khơng gian như sợ một cái bẫy.


Tơi có thể nói rằng tối nào tơi cũng sợ”.Dẫu vậy, khơng chỉ là nỗi sợ khơng gian.
Chính xác hơn, nỗi sợ khơng gian gắn với nỗi sợ chính bản thân mình. Vì thế mà
đối với nữ văn sĩ, cơ đơn cịn có nghĩa là rượu, rượu để chế ngự nỗi sợ: “Khi ngủ
tơi che mặt mình. Tơi sợ chính tôi. Tôi không biết thế nào tôi không biết tại sao. Và
vì thế mà tơi uống rượu trước khi ngủ. Để qn tơi đi, chính tơi”. (tr.23) Cơ đơn,
sợ hãi và tuyệt vọng. Duras đã viết trong những trạng thái đó và bà đã viết “cho
dù” hay “cùng với” niềm tuyệt vọng, nỗi sợ. Nhưng nghịch lí là ở chỗ: “Người ta
khơng thể viết mà khơng có sức mạnh của cơ thể.”. Nỗi sợ hãi có thể là yếu tố phát
động việc viết, nhưng nhà văn không viết bằng nỗi sợ, cũng không đứng thấp hơn
nỗi sợ, nhà văn viết bằng sức mạnh. Nhà văn vật chất hoá sức mạnh của mình bằng
ngơn ngữ. Tác phẩm chính là thành quả của sức mạnh đó. Vì thế mà Duras đã

khơng mời ai đến ở cùng trong ngơi nhà ấy, để có thể một mình đối diện với nỗi sợ
của chính mình, để thể nghiệm sức mạnh của mình, biến nó thành các tác phẩm
bằng chính việc sử dụng nỗi cơ đơn là hành trang cho mình.
Lục tìm các ngóc ngách ở khía cạnh văn chương khác , ta cũng khơng thể không
điểm qua những nỗi buồn cô đơn của phong trào Thơ mới. Khi nói về Cái tơi trữ
tình của Thơ mới , nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ nói : “Thơ mới là thơ của cái tôi”.
Và Cái tôi trữ tình với tư cách là hạt nhân của thể loại trữ tình ngày càng được chú
ý dưới nhiều góc độ của thi sĩ. Mà Cái Tơi trữ tình trong Thơ mới lại là một Cái
Tôi cô độc , nơi con chữ thấm đẫm nỗi sầu vạn kỷ như chàng Huy Cận hay đắm
say những mối tình buồn hiu của Xuân Diệu …Thơ Mới tiếp thu luồng “ánh sáng
tư tưởng” từ văn học phương Tây nói chung và ảnh hưởng sâu sắc bởi chủ nghĩa
lãng mạn của Pháp nói riêng. Lẽ đó mà thơ ca trở thành “hy vọng lớn và thất vọng
lớn , thời đại của những rung chuyển toàn bộ xã hội , trong đó con người bị hất ra
ngồi các mối quan hệ cố định nhưng chưa tìm thấy mình trong cuộc đời.” Và hiển
nhiên nỗi cơ đơn lại tìm đến khi ta chưa tìm ra được chính mình giữa thế gian này ,
bắt đầu từ đây mà quan niệm của Alber Camus được dấy lên : “Trái với thành
kiến thơng thường, nếu có người khơng được phép sống cơ đơn, đó là người
nghệ sĩ”. Thi nhân ở phong trào Thơ Mới phải chật vật đi tìm ra chính mình bởi
đây là thời kì mà “mỗi con người tự thấy mình là những cá nhân cơ đơn , lạc
lõng , bơ vơ , đang đi tìm vị trí của mình.” Cái Tơi trong Thơ mới trốn vào
nhiều nẻo đường khác nhau , ở đâu cũng thấy buồn và cô đơn, cô đơn ấy đã tràn
ngập trong cảm thức về “Tiếng thu”:
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”


(Lưu Trọng Lư)
Hay với Chế Lan Viên đó là “Nỗi buồn thương nhớ tiếc dân Hời” (tức dân
Chàm) :
“Đường về thu trước xa xăm lắm

Mà kẻ đi về chỉ một tôi”
Nỗi sầu khi cô độc đi về “một tôi” kết hợp với câu trước là hình ảnh đường về
thu khiến thơ Chế Lan Viên chợt mang âm hưởng não nề. Bên cạnh đó , cùng
nghe một tiếng gà gáy bên sông , Lưu Trọng Lư cảm nhận được nỗi buồn “Xao
xác gà trưa gáy não nùng.”nhưng Xuân Diệu lại sử dụng thính giác : “Tiếng gà
gáy buồn như nghe máu ứa”. Về điều này , Hoài Chân cho rằng “Xuân Diệu
phải là người buồn nhiều, đau buồn nhiều mới viết được những câu thơ nhức
xương như :
“Thà một phút huy hàng rồi chợt tắt
Cịn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
(Vội vàng)
Từ đó ta đúc kết ra những nỗi buồn , sự cô độc trong nền văn học Thơ Mới
của Việt Nam. Với các nhà Thơ Mới , buồn bã ấy khơng cịn là cách giải thốt
tâm hồn mà cịn là niềm mong ước được trải lòng và tự đối diện với chính bản
thân bằng cách sống cơ đơn trong tâm thức nhưng đôi chân luôn “sải cánh”, cất
bước đi ngao du để lượm lặt những hạt thơ đẹp mĩ miều.
Về phương diện sáng tạo , có lẽ người nghệ sĩ phải là nhà văn , thi nhân chân
chính. Họ phải có đủ mọi mặt , cả cái tài và cái tâm của chính mình. Năng lực
trí tuệ sắc bén cùng sự luyện tập , tích lũy vốn sống khơng ngừng để “đứa con
tinh thần” được ra đời trọn vẹn , chu toàn. Và sẽ thực giá trị nếu tác phẩm tự
soi rọi được bản thân nhờ nỗi cô đơn trong hành trình sáng tạo để đem đến
người đọc bài học “trơng nhìn và thưởng thức” (Thạch Lam). Cịn về phương
diện tiếp nhận , người đọc cũng phải sở hữu cho mình nhãn quan nhìn nhận và
tiếp thu những ý kiến chủ quan từ người nghệ sĩ. Sau đó chắt lọc và tự nhận
thức sâu sắc về xã hội, thế giới đang vận hành ra sao để khiến bản thân phát
triển theo từng ngày , từng giờ đồng hồ.
Ai trong chúng ta đều biết rằng cây vốn sống được nhờ ánh sáng , chim muốn
sống phải nhờ tiếng ca. Và hơn cả “một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng



người cầm bút” (Puskhin). Nếu ví nhà văn là người dẫn đường đến xứ sở cái
Đẹp thơi thì chưa đủ mà còn là tác phẩm của họ phải đủ làm bệ đỡ tâm hồn ta
thông qua luồng ánh sáng “đi tìm cái đẹp trong tư tưởng” (Charles Dubos).
Nâng đỡ bằng cách tự đương mình với nỗi sợ hãi , cơ đơn trong chiêm bao như
chính câu nói : “Sáng tạo là hành trình cơ đơn của người nghệ sĩ” nhưng đồng
thời không ngừng đi kết bạn ở tứ phương để “khơng được phép sống cơ đơn”
như chính Alber Campus nhận định :
“Anh đi qua Trái Đất để lại chừng thơ ấy
Hãy thương anh! Anh nào có chi nhiều
Một chút nắng tàn , một dòng nước chảy
Một trái tim nghèo nhưng cũng đã tin yêu”
(Gởi – Chế Lan Viên)



×