Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

: “ Kì quan vĩ đại nhất là trái tim người mẹ.”. Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em VỀ SỨC MẠNH CỦA TÌNH MẸ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.73 KB, 3 trang )

THỰC HÀNH DẠNG 1
BÀN LUẬN VỀ GIÁ TRỊ/ VAI TRÒ/ Ý NGHĨA/ TẦM QUAN TRỌNG/ SỨC
MẠNH/ SỰ CẦN THIẾT…HAY HẬU QUẢ/ TÁC HẠI…CỦA MỘT VẤN ĐỀ
ĐỀ 11 : “ Kì quan vĩ đại nhất là trái tim người mẹ.”. Hãy viết một đoạn văn ( khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của em VỀ SỨC MẠNH CỦA TÌNH MẸ.
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề
- Mở đoạn trực tiếp: Tình mẹ là một tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.
- Mở đoạn gián tiếp: Có ý kiến cho rằng: “ Kì quan vĩ đại nhất là trái tim người mẹ.”. Câu
nói ấy nhằm khẳng định sức mạnh của tình mẹ đối với mỗi người.
* Thân đoạn: Tình mẹ có ý nghĩa ( sức mạnh) như thế nào?
- Xét mối quan hệ giữa thực tế với vấn đề cần bàn luận
Tình mẹ con là một tình cảm mang tính quy luật của tự nhiên, của cuộc sống. Mối quan hệ
mẹ con là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất, thiêng liêng nhất trong một gia
đình.
- Xét tác động của vấn đề đến cá nhân theo nhiều phương diện ( nhận thức, tình cảm,
nhân cách, mối quan hệ với mọi người…):
+ Mẹ là người đã sinh nở, nuôi nấng, dạy dỗ con từ thuở ấu thơ đến khi con trưởng thành.
Những dòng sữa ngọt ngào của me, những bát cơm dẻo thơm của mẹ…đã nuôi con khôn
lớn. Mẹ đã vất vả chăm con từng bữa ăn, giấc ngủ, từng cơn nóng sốt…Mẹ đã làm lụng
dường như khơng biết mệt mỏi để kiếm tiền nuôi con ăn học…Và cho đến khi con đã lớn,
mẹ vẫn chưa bao giờ để con phải thiệt thòi với bạn bè trang lứa…
+ Mẹ còn là chỗ dựa tinh thần cho con trước mọi thử thách của cuộc sống. Lúc còn nhỏ,
mẹ dỗ dành, an ủi khi con đau ốm, khi con bị điểm thấp trong học tập, hay bị bạn bè chê
trách…Đến khi con lớn lên, đã tự lập, mẹ vẫn là bờ vai để con dựa vào mỗi khi con thất
bại, khó khăn…Mẹ nâng đỡ con, động viên con, để con luôn mạnh mẽ bước di trên hành
trình cuộc đời…
+ Tình mẹ là tình cảm nhân văn, thiêng liêng nhất của mỗi người. Có tình mẹ, con người
có niềm tin vào bản thân mình và niềm tin vào cuộc đời. Nếu khơng có tình mẹ, con người
sẽ cơi cút, đáng thương, bơ vơ, tội nghiệp giữa cuộc đời.
- Xét tác động của vấn đề đến cộng đồng, xã hội:
Tình mẹ là tình cảm tốt đẹp, bền vững nhất trong cuộc sống. Những người mẹ nuôi dạy


con tốt sẽ cho xã hội những công dân có đạo đức, có trí tuệ cho xã hội.
* Dẫn chứng ( ngắn gọn)
+ Giáo sư, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng là một Thầy thuốc Nhân dân. Con gái bà là
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vương Thị Ngọc Lan. Bác sĩ Phượng vừa là mẹ, vừa là người thầy,
vừa là đồng nghiệp của con gái.
+ Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên là mẹ của Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn. Bà là
người thầy đầu tiên dạy cho con trai mình những nốt nhạc đầu tiên.
* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề ( ngắn gọn)
Nhà thơ Chế Lan Viên đã viêt:
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”.
Vâng! Tình mẹ có một sức mạnh thiêng liêng đối với mỗi người.


ĐỀ 12 : Nhạc sĩ Đen Vâu đã viết những ca từ sau:
“ Hạnh phúc, đi về nhà
Cô đơn, đi về nhà
Thành công, đi về nhà
Thất bại, đi về nhà…”
Từ cảm xúc của nhạc sĩ ấy, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ của em về GIÁ TRỊ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI MỖI NGƯỜI.
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề
- Mở đoạn trực tiếp: Gia đình có một giá trị thiêng liêng và lớn lao nhất của mỗi người.
- Mở đoạn gián tiếp: Nhạc sĩ Đen Vâu đã viết:
“ Hạnh phúc, đi về nhà
Cô đơn, đi về nhà
Thành công, đi về nhà
Thất bại, đi về nhà…”
Vâng! “ Nhà” mà người nhạc sĩ ấy viết, chính là gia đình.Vâng! Gia đình có một giá trị
thiêng liêng và lớn lao nhất của mỗi người

* Thân đoạn: Gia đìnhcó ý nghĩa ( giá trị) như thế nào?
- Xét mối quan hệ giữa thực tế với vấn đề cần bàn luận
Gia đình là một thành tố của xã hội. Gia đình là sự gắn kết giữa những con người có cùng
quan hệ huyết thống ( nói chung) hay quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ với con ni…
Tình cảm gia đình là một tình cảm tự nhiên, gần gũi, gắn bó và bao hàm cả trách nhiệm,
bổn phận giữa các thành viên trong gia đình.
- Xét tác động của vấn đề đến cá nhân theo nhiều phương diện ( nhận thức, tình cảm,
nhân cách, mối quan hệ với mọi người…):
+ Gia đình là nơi con người được sống bên cạnh cha mẹ, anh chị em…Gia đình là môi
trường đầu tiên để con người khôn lớn, trưởng thành. Cha mẹ sinh thành, dưỡng dục con
cái. Anh, chị, em bảo bọc, gắn bó bên nhau suốt thời thơ ấu trong sáng…
+ Gia đình cho con người cảm giác được yêu thương, tin cậy, an toàn trước những cám dỗ,
cạm bẫy của xã hội. Cha mẹ là chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho con cái. Anh, chị, em
chia sẻ buồn vui với nhau, giúp đỡ lẫn nhau…
+ Gia đình no ấm, hạnh phúc là mơi trường lý tưởng để trẻ phát triển tồn diện cả về trí
tuệ, nhân cách, kỹ năng…Ngược lại, gia đình lục đục, mâu thuẫn, nghèo khổ…sẽ khó có
thể mang lại cho trẻ cảm giác an tồn, trẻ khó có thể được chăm sóc, nuôi dạy chu đáo…
- Xét tác động của vấn đề đến cộng đồng, xã hội:
+ Gia đình hạnh phúc mới góp phần vào sự tiến bộ, nhân văn của xã hội.
+ Trẻ em là tương lai của đất nước. Cha mẹ nuôi dạy con tốt sẽ tạo nên những công dân tốt
trong tương lai, đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
* Dẫn chứng ( ngắn gọn)
+ Chị Trần Thị Diệu Liên, cựu học sinh trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong ( TP HCM)
đã làm nên kỳ tích: Trở thành sinh viên Trường Đại học Harvard ( Mỹ) danh giá với học
bổng toàn phần trị giá 7 tỷ đồng. Chị sinh ra trong một gia đình nghèo: Cha làm thợ vẽ
biển quảng cáo, mẹ làm lao cơng. Nhưng tình yêu thương của cha mẹ, gia đình đã cho chị
động lực vượt qua cái nghèo để học tập và thành cơng.
+ Gia đình của cố Giáo sư Nguyễn Lân có 20 Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ là con trai, con
gái, các con dâu rể, cháu nội, cháu ngoại hay gia đình cố Giáo sư Bác sĩ Tơn Thất Tùng



có 3 người con đều là những bác sĩ nổi tiếng của Việt Nam, đặc biệt là con trai Phó Giáo
sư, Nhà giáo Nhân dân Tôn Thất Bách,
* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề ( ngắn gọn)
“ Gia đình là nơi bạn có thể quay về khi bạn vấp ngã hay thất bại trong cuộc sống”. Như
vậy, gia đình chính là món q tuyệt vời nhất mà tạo hóa trao cho mỗi người.



×