Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng tới sinh trưởng và phát triển của giống dưa lê hàn quốc trong vụ xuân 2018 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

NGUYỄN XUÂN DŨNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG TỚI SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DƯA LÊ HÀN QUỐC TRONG VỤ
XUÂN 2018 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


--------------------------------

NGUYỄN XUÂN DŨNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG TỚI SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DƯA LÊ HÀN QUỐC TRONG VỤ
XUÂN 2018 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Trồng trọt

Lớp

: K46 – TT N02

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Lê Thị Kiều Oanh


Thái Nguyên - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào
khác.
Mọi sự giúp đỡ cho công việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn
và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 31 tháng 5 năm 2018
Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn

Người viết cam đoan

Ths. Lê Thị Kiều Oanh

Nguyễn Xuân Dũng

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận sinh viên đã sửa theo u cầu
của hội đơng chấm Khóa luận tốt nghiệp


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên

trước lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống
lại những kiến thức lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất.
Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa
Nông học trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên em tiến hành thực tập tốt
nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng tới sinh trưởng
và phát triển của giống dưa lê Hàn Quốc trong vụ Xn 2018 tại Thái
Ngun’’ .
Để hồn thành khóa luận này em đã nhận sự giúp đỡ tận tình của các
anh chị trong khu sản xuất rau an toàn, các thầy cơ giáo trong và ngồi khoa Nơng

họa, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn: cô
Th.S Lê Thị Kiều Oanh đã giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đề tài.

Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cơ trong
khoa Lâm Nghiệp, gia đình, bạn bè đặc biệt là cô Lê Thị Kiều Oanh đã giúp đỡ
em hồn thành khóa luận này.
Trong suốt q trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt
bản khóa luận, nhưng vì do thời gian và kiến thức bản thân cịn hạn chế. Vì
vậy bản khóa luận này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em rất mong
được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cơ giáo và tồn thể các bạn bè
để khóa luận tốt nghiệp của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Xuân Dũng


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT..........................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC ẢNH, HÌNH ẢNH...................................................................vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề..........................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3
1.4. Yêu cầu của đề tài...............................................................................................3
1.5. Ý nghĩa của khoa học và thực tiễn của luận án...................................................3
1.5.1. Trong học tập và nghiên cứu khoa học............................................................3
1.5.2. Trong thực tiễn sản xuất..................................................................................4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................5
2.1. Cơ sở khoa học...................................................................................................5
2.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................6
2.2.1.Tình hình sản xuất dưa trong và ngồi nước.....................................................6
2.2.3. Nguồn gốc, phân loại và điều kiện ngoại cảnh của cây dưa lê.......................13
2.2.4. Giá trị dinh dưỡng trong quả dưa lê Hàn Quốc.............................................. 18
2.2.5. Nhu cầu của người tiêu dùng......................................................................... 20
2.2.6. Sự thích nghi của cây dưa lê trong điều kiện mơi trường............................... 20
2.2.7. Dinh dưỡng trong đất..................................................................................... 21
2.2.8. Kĩ thuật trồng dưa lê Hàn Quốc..................................................................... 23
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 26
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 26
3.1.2. Thời gian nghiên cứu..................................................................................... 26
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu...................................................................................... 26



iv

3.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 26
3.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 26
3.3.1. Phương pháp thiết kế thí nghiệm................................................................... 26
3.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.................................................................. 27
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................... 29
4.1.1. Thời gian sinh trưởng.................................................................................... 29
4.1.2. Số nhánh cấp 1, nhánh cấp 2.......................................................................... 30
4.1.3. Đặc điểm ra hoa của dưa lê ở các mật độ trồng............................................. 31
4.1.4. Chiều dài quả và đường kính quả ở các mật độ thí nghiêm...........................33
4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại.................................. 34
4.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các mật độ trồng dưa lê thí
nghiệm..................................................................................................................... 35
4.4.Sơ bộ đánh giá chất lượng quả ở các mật độ thí nghiệm.................................... 37
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 39
5.1. Kết luận............................................................................................................ 39
5.2 Kiến Nghị.......................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 41
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVTV

: Bảo vệ thực vật.


CT

: Công thức

CV

: Hệ số biến động

FAO

: Tổ chức lương thực thế giới.

LSD

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa.

NNPTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

NXB

: Nhà xuất bản

P

: Sai số thí nghiệm.

QCVN


: Sai số thí nghiệm.

STT

: Số thứ tự.

TP

: Thành phố.


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất dưa trên thế giới từ 2010 - 2014........................7
Bảng 2.2: Lượng phân bón cho 1 ha...............................................................24
Bảng 4.1. Thời gian hồn thành các giai đoạn sinh trưởng của dưa lê Hàn Quốc
............................................................................................................................ 29

Bảng 4.2. Số nhánh cấp 1, cấp 2 của dưa lê ở các mật độ thí nghiệm............30
Bảng 4.3: Đặc điểm ra hoa của các giống dưa lê thí nghiệm..........................31
Bảng 4.4: Chiều dài quả và đường kính quả trên các mật độ thí nghiệm.......33
Bảng 4.5: Thành phần các loại sâu, bệnh hại trên dưa lê thí nghiệm..............34
Bảng 4.6: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất dưa lê của các mật độ
thí nghiệm.....................................................................................35
Bảng 4.7: Đặc điểm chất lượng của quả dưa lê trên các mật độ thí nghiệm. . 38


vii


DANH MỤC CÁC ẢNH, HÌNH ẢNH
Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn đặc điểm ra hoa của dưa lê trên các mật độ thí
nghiệm trong vụ Xn năm 2018................................................... 32
Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn năng suất của dưa lê trên các mật độ thí nghiệm
trong vụ Xuân năm 2018................................................................ 37


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau quả là loại cây trồng có nhiều chất dinh dưỡng (vitamin, muối
khống, đường, tinh bột, protein, lipit…) và là loại thực phẩm cần thiết không
thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người. Đặc bệt, khi lương
thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại
càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài
tuổi thọ của con người. Hằng năm ngành sản xuất rau quả cung cấp cho chúng
ta một lượng sản phẩm không nhỏ và là một bộ phận quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp.
Trong tất cả các loaị rau quả, dưa là loại rau ăn quả được ưa chuộng ở
Việt Nam nói riêng và trên khắp thế giới nói chung. Quả dưa là nguồn cung
cấp vitamin A, vitamin B6, vitamin C, kali, các chất khoáng và là nguồn cung
cấp dồi dào của các chất xơ, folate, niacin, acid pantothenic và acid thiamine.
Quả dưa lê được sử dụng chủ yếu để ăn tươi, ép nước quả để uống. Giá trị
dinh dưỡng của dưa lê phụ thuộc tùy vào từng loại giống. Dưa lê có chứa
nhiều vitamin C và Potassium, giống có vỏ màu vàng như Cantaloupe chứa
nhiều beta carotene, tiền tố của vitamin A…Ngoài ra dưa còn là một mặt hàng
xuất khẩu đem lại lợi nhuận kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng để
cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến. Dưa lê được biết đến thuộc họ bầu

bí là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm
với năng suất khá cao. Mặc dù dưa lê là cây trồng rất quen thuộc với đời sống
con người. Song diện tích trồng dưa lê chưa lớn. Việc sản xuất dưa hiện nay
vẫn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ở nước ta dưa được trồng theo quy mơ
hộ gia đình là chủ yếu, mang tính tự cung tự cấp, nhiều nơi đã hình thành
vùng trồng dưa theo hướng sản xuất hàng hóa nhưng vẫn chưa đáp ứng được


2

nhu cầu tiêu dùng của con người đặc biệt là các loại dưa sạch, vẫn nhiều vùng
còn sử dụng giống dưa lê địa phương nên năng suất và chất lượng chưa được
cải thiện trong thời gian dài. Việc nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kĩ thuật
trồng trọt, thâm canh và chọn tạo những giống dưa lê có chất lượng cao, phù
hợp với các điều kiện sinh thái đáp ứng được nhu cầu của thị trường là hết sức
cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cho người nông dân.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du thuộc miền núi phía Bắc. Là nơi tập
trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng và rất nhiều trường trung cấp chuyên
nghiệp, trung cấp nghề và các trường trung học chuyên nghiệp do vậy tập
chung một số lượng lớn sinh viên nên việc tiêu thụ rau quả vô cùng lớn. Mặt
khác, đây là tỉnh có điều kiện khí hậu thời tiết thích hợp cho nhiều loại rau và
dưa sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, các loại dưa được bán trên thị
trường hiện nay chủ yếu được nhập khẩu. Việc nghiên cứu và sản xuất các
giống dưa vẫn chưa được quan tâm và không đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng về cả số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, để các giống này phát huy ưu thế, tiềm năng của giống cần
phải nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật trồng trọt. Trong kỹ thuật trồng dưa lê,
mật độ là một trong những yếu tố quyết định nhất đến sản lượng trên khu vực
trồng. Ở Việt Nam hiện nay chưa xác định được mật độ trồng thích hợp cho
từng giống, mật độ đang giao động khoảng 1.4 vạn cây/ha. Nếu không xác

định được mật độ, khoảng cách trồng phù hợp sẽ gây lãng phí tiền đầu tư về
giống và cơng lao động.


3

Việc tìm ra mật độ trồng thích hợp cho từng giống dưa lê để nâng cao
năng suất, sản lượng chè là rất cần thiết. Chính vì vậy, chúng tơi tiến hành đề
tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng tới sinh trưởng và phát triển
của dưa lê Hàn Quốc trong vụ xuân 2018 tại Thái Nguyên”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xác định mật độ khoảng cách thích hợp ảnh hưởng tới năng suất cây
dưa lê Hàn Quốc trên điều kiện đất trồng của Đại học Nơng Lâm Thái
Ngun. Từ đó đề xuất giải pháp về mật độ, khoảng cách cho cây nhằm gia
tăng năng suất và chất lượng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và
chất lượng quả trên cây dưa lê Hàn Quốc, làm cơ sở khoa học cho việc tác
động các biện pháp kỹ thuật canh tác, nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất là
năng suất cao và hiệu quả kinh tế.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của dưa lê

-

Nghiên cứu khả năng cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

của từng mật độ, khoảng cách trồng
-


Đánh giá được chất lượng của dưa lê Hà quốc.

1.5. Ý nghĩa của khoa học và thực tiễn của luận án
1.5.1. Trong học tập và nghiên cứu khoa học
-

Thấy được mối liên hệ giữa mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất

của cây dưa lê Hàn Quốc trong từng giai đoạn phát triển.
-

Giúp sinh viên nắm vững những kiến thức đã được học cũng như

được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực hành, đặc biệt là những kiến thức
trong lĩnh vực canh tác trên đồng ruộng. Tìm hiểu quá trình sinh trưởng của
cây dưa lê Hàn Quốc từ đó áp dụng vào thực tế sản xuất.


4

Tạo cơ hội để sinh viên làm quen, tìm hiểu kiến thức ngoài thực tế,

-

giúp cho sinh viên hoàn thiện hơn không những về mặt lý thuyết mà cả về
thực hành, từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập.
Là cơ hội tốt để sinh viên hoàn thiện bản thân về kiến thức, kỹ năng

-


và thái độ vững vàng trong công việc và cuộc sống sau này.
1.5.2. Trong thực tiễn sản xuất
- Đề tài đã xác định được mật độ, khoảng cách trồng thích hợp nhất cho
cây có khả năng sinh trưởng tốt phù hợp với khí hậu, đất đai của Đại học
Nơng Lâm Thái Ngun.
-

Đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ nhằm khai thác

hết tiềm năng đất đai, định hướng cho kế hoạch gieo trồng đại trà các giống
dưa lê Hàn Quốc tại Thái Ngun và các vùng khac có khí hậu tương đồng.
-

Đề tài có ý nghĩa thực tế, nhằm giúp nâng cao năng suất cho cây dưa

lê Hàn Quốc, tránh gây lãng phí về đầu tư về giống và cơng lao động.
- Báo cáo kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị
cho cán bộ kỹ thuật, giáo viên, sinh viên, học viên trong các trường về nông
nghiệp.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Bố trí mật độ là số lượng hạt giống, hay số cây trên một đơn vị diện
tích. Mỗi loại cây trồng hay giống cây trồng phụ thuộc vào đất tốt hay đất xấu
mà có một mật độ khoảng cách thích hợp để cho năng suất cao. Bố trí mật độ
quá dày hay quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất. Mật độ gieo trồng không

chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây trồng, mà còn
ảnh hưởng tới sự phát sinh phát triển của dịch hại. Bố trí mật độ gieo trồng
thích hợp có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển và gây hại của nhiều loài dịch
hại. Gieo trồng quá thưa sẽ tạo điều kiện cho nhiều loài cỏ dại sinh trưởng và
phát triển, lấn át cây trồng. Gieo trồng quá dày tạo nên điều kiện sinh thái
thích hợp cho nhiều lồi dịch hại phát sinh và gây hại. như ruộng lúa cấy dày
có độ ẩm khơng khí cao, tạo điều kiện thuận lợi cho rầy nâu, bệnh đạo ôn,
bệnh khô vằn phát triển mạnh. Những nơi gieo trồng dày cây dễ bị vống, mềm
hơn thuận lợi cho nhiều loài sâu non dễ gây hai. Cấy dày cịn cản trở những
lồi hoạt động hữu ích của các lồi ong kí sinh. Bố trí mật độ khoảng cách
thích hợp đối với từng loài cây trồng phải được xác định tùy theo từng loại
đất, từng loại giống , mùa vụ và đặc biệt là tình hình sâu bệnh, cỏ dại chính
trên cây trồng đó ở từng địa phương [3]
Trong sản xuất nơng nghiệp bên cạnh yếu tố giống thì yếu tố biện pháp
canh tác đóng vai trị rất quan trọng việc tăng năng suất và sản lượng cây
trồng . Để dưa lê sinh trưởng và phát triển tốt cần đầy đủ các yếu tố về canh
tác như điều kiện ánh sáng, xử lí đất, chế độ tưới tiêu, chế độ phân bón, bảo
vệ thực vật...Điều đó đồng nghĩa với việc cần bố trí cho chúng một khoảng
khơng gian phù hợp đó chính là mật độ khoảng cách giữa các cây trong một


6

khu vực canh tác. Làm sao để tránh được sự tranh chấp dinh dưỡng và ánh
sang giữa các cây với nhau, đồng thời đảm bảo được năng suất và chất lượng
tốt nhất, giúp người sản xuất tiết kiệm tối đa diện tích gieo trồng có thể.
Mật độ và khoảng cách trồng phù hợp cây trồng sẽ phát triển tốt và
không lãng phí đất. Ngược lại nếu khoảng cách trồng khơng phù hợp ví dụ:
Khi trồng ở mật độ quá thưa sẽ xảy ra hiện tượng trũng nước ở những chỗ cây
trồng không che phủ tới, làm rửa trôi dinh dưỡng, kéo theo sự phát triển của

cỏ dại và đặc biệt là rất lãng phí đất. Hoặc, khi trồng với mật độ quá dày sẽ
xảy ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng, sự rậm rạp giữa các cây sẽ làm tăng
nguy cơ sâu bệnh và sự lây lan của chúng sẽ ngày một tăng dẫn tới tụt giảm
năng suất cây trồng.
Vì vậy việc nghiên cứu, so sánh để tìm ra mật độ khoảng cách trồng
dưa lê để cây vừa phát triển tốt nhất, dễ chăm sóc, cho năng suất và chất
lượng tốt nhất là rất cần thiết.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1.Tình hình sản x́t dưa trong và ngồi nước.
2.2.1.1. Tình hình sản xuất dưa trên thế giới.
Theo số liệu thống kê từ FAO, diện tích trồng dưa trên thế giới có sự
biến động qua các năm từ 2010 đến năm 2014. Diện tích trồng dưa năm 2010
khoảng 1,33 triệu ha, năm 2014 là 1,18 triệu ha. Năng suất dưa tăng nhẹ qua
các năm từ 2010-2014. Năm 2010 năng suất đạt 23,27 tấn/ha đến năm 2014
đạt 25,13 tấn/ha, tăng 1,38 tấn/ha.


7

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất dưa trên thế giới từ 2010 - 2014.
Năm
Diện
tích(triệuha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)

Do diện tích trồng dưa biến động nên sản lượng dưa cũng biến động
theo. Năm 2010, sản lượng dưa đạt 31,55 triệu tấn tăng lên 31,86 triệu tấn

năm 2011, do diện tích trồng dưa giảm đi nên năm 2012 sản lượng dưa cũng
giảm theo cịn 28,21 triệu tấn. Năm 2014 diện tích trồng dưa tăng lên nên sản
lượng dưa lại có xu hướng tăng lên đạt 29,63 triệu tấn.
Các cây trồng họ bầu bí là một trong mười loại rau quan trọng nhất
được trồng ở Mỹ. Các bang sản xuất nhiều là Florida, Califonia....và có
khoảng 50.000 ha trong sản xuất mỗi năm. Giá trị nơng nghiệp của họbầu bí
mỗi năm ở Mỹ là 120,8 triệu USD (năm 1994), chiếm 11% tổng giá trị thị
trường ở Mỹ. Dưa chuột, dưa lê, dưa thơm và các loài Cucumis khác được lưu
trữ tại các trạm giới thiệu khu vực thực vật tại Ames, Iowa. Dưa lê được duy
trì ở các trạm khu vực phía Nam, nhưng đã được chuyển đến Ames vào năm
1987. Califonia, Arizona, Geogria, Indiana là các bang sản xuất dưa lê hàng
đầu của Mỹ. Tại Ấn Độ dưa lê được trồng chủ yếu ở phía Nam. Tổng sản
lượng thu hoạch dưa thơm là 112,770 mẫu Anh và có giá trị 417.859.000 USD
(1997). Năm 1997, sản xuất dưa lê tăng 6,5% so với năm 1996[5]. Tuy nhiên
vài năm trở lại đây diện tích trồng dưa lê ở Mỹ đang có xu hướng giảm.


8

Năm 2004, giá trị sản xuất dưa lê của Mỹ đạt 300,6 triệu USD, giảm hơn 100
triệu USD so với năm 2001 đạt 429,3 triệu USD. Trong khi đó sản xuất rau và
dưa ở Châu Á lại tiếp tục tăng lên, dự đoán đến năm 2030 sẽ gấp bốn lần các
nuớc đang phát triển và trở thành khu vực sản suất lớn nhất. Điển hình là
Trung Quốc, nước sản xuất dưa lê, dưa hấu lớn nhất trên toàn thế giới. Năm
2004, chiếm trên 50% sản lượng thế giới tính theo trọng luợng, tiếp đó là Thổ
Nhĩ Kỳ với 6,1%, Iran đứng thứ 3 với 4,4%, thứ tư là Mỹ với 4,2% và Tây
Ban Nha là nước thứ năm với 3,9% [7].
Tây Ban Nha là nước xuất khẩu dưa lê và các loại dưa khác lớn nhất thế
giới, tiếp theo là Hoa Kỳ và sau đó là Costa Rica[16].Năm 2004 xuất khẩu
dưa của Mỹ có giá trị 98,1 triệu USD. Trong đó Canada được coi là thị trƣờng

xuất khẩu lớn nhất của Mỹ. Xuất khẩu sang Canada gần 87% tổng sản lượng
dưa của Mỹ. Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai về xuất khẩu dưa của Mỹ.
Năm 2004, Nhật Bản chiếm 7% tổng xuất khẩu dưa của Mỹ và 13% của quả
dưa lê và dưa khác (không kể dưa hấu) xuất khẩu[15]. Đến năm 2009, sản
xuất dưa toàn thế giới đạt 31.053.710 tấn, tăng 0,3% so với năm truớc, theo số
liệu Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Các nước sản xuất dưa lê lớn là Trung
Quốc, chiếm 52% tổng sản lượng trong năm 2009, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ,
Iran, Mỹ, Tây Ban Nha.
2.2.1.2. Tình hình sản xuất dưa lê ở Việt Nam.
Mới đây, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở Khoa học và Công
nghệ ) phối hợp với Công ty cổ phần ĐT&PT Green Farm Việt Nam triển khai
mơ hình trồng dưa lê Hàn Quốc trong nhà lưới, bước đầu cho hiệu quả kinh tế
cao. Mơ hình trồng dưa lê Hàn Quốc được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa
học công nghệ thực hiện trong vụ mùa năm 2017, trên diện tích 150m2, với
gần 200 khóm dưa. Đến nay, cây đã bắt đầu cho thu hoạch.


9

Cây dưa lê Hàn Quốc đã được trồng ở một số tỉnh, thành, tuy nhiên đây
là mơ hình đầu tiên ở Vĩnh Phúc. Quá trình triển khai bước đầu cho thấy, cây
sinh trưởng phát triển nhanh, thích ứng tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng
của tỉnh. Thời vụ gieo trồng từ tháng 4-11 hàng năm. Việc chăm sóc cây khá
dễ dàng, chỉ cần cung cấp đủ lượng phân bón, tưới nước hàng ngày, khi cây
leo dây tiến hành tỉa lá từ lá thứ 1-10; mỗi cây thụ phấn từ 3-5 hoa, đẻ từ 2-3
quả. Cây được trồng trong nhà lưới nên hạn chế được sâu bệnh và côn trùng
gây hại. Sau khoảng 70 ngày sinh trưởng, phát triển, cây sẽ cho thu hoạch lứa
quả đầu tiên. Quả dưa lê Hàn Quốc khi chín có màu vàng nhạt, ăn có vị ngọt,
hương thơm dịu, nên được thị trường khá ưa chuộng. Hiện tại mỗi khóm dưa
được trồng ở Trung tâm đang cho tổng trọng lượng quả khoảng 1,2kg, với giá

thu mua tại vườn là 70.000đ/kg; như vậy 1 sào (360m2) sẽ trồng được khoảng
480

khóm dưa, sản lượng đạt trên 570kg, giá trị sản xuất đạt gần 40 triệu

đồng. [9]
Giống dưa lê Hàn Quốc của một công ty ở Thành phố Hồ Chí Minh về trồng
thử nghiệm 100 dây, với năng suất ước đạt hơn 100kg, giá thu mua tại vườn
70.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận gần 6 triệu đồng. [10] Trồng
dưa lê Hàn Quốc kỹ thuật khơng khác gì trồng dưa truyền thống nhưng ưu
điểm là giống mới này sinh trưởng và phát triển nhanh, ít bị bệnh phấn trắng
nên đỡ tốn cơng chăm sóc và tiết kiệm chi phí. Vào thời điểm này, cây dưa lê
truyền thống lá bạc trắng, thân cây lụi tàn thì cây dưa lê Hàn Quốc
lá vẫn xanh, thân to khỏe có thể duy trì ra quả đến hết tháng 5.
Năng suất dưa lê Hàn Quốc đạt từ 25 - 30 tấn/ha/vụ; khả năng chống
chịu bệnh phấn trắng và sương mai khá; chất lượng quả ngọt, thơm, hàm
lượng chất dinh dưỡng cao. Hiện nay, dưa lê Hàn Quốc được nhập khẩu bán
trên thị trường Việt Nam có giá từ 200.000 - 250.000 đồng/kg. Đây là giống
dưa mới cho giá trị kinh tế cao, thị trường còn khan hiếm nên thực sự là cơ


10

hội cho nông dân biến những bờ xôi ruộng mật thành cánh đồng đạt giá trị
trên 500 triệu đồng/ha/năm và làm giàu từ nơng nghiệp. [11]
2.2.2. Tình hình nghiên cứu dưa lê.
Có khoảng 18 dịng được lựa chọn đưa vào lai và tạo ra 193 giống lai,
các giống này hứa hẹn cho chất lượng cao và đồng đều. Gần đây chương trình
nhân giống đã đưa ra giống lai đầy hứa hẹn là IPB - MH7 và IPB - MH52.
Giống IPB - MH7 có màu trắng xanh, thịt dày, cịn giống IPB - MH52 có màu

vàng sáng, trơn, thịt màu xanh lá cây và có thể trồng trong điều kiện nhà kính.
Những giống lai đã được đăng kí tại Văn phịng BVTV Indonesia năm 2007
[5].
Trong nghiên cứu dạng hoa, mức độ biểu hiện giới tính của cây trồng
có ý nghĩa về mặt di truyền đồng thời có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết các
vấn đề về năng suất và chất lượng sản phẩm của dưa lê. Dưa lê (Cucumis
melo L.) có kiểu hình giới tính gồm hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Các
tác giả nghiên cứu biểu hiện giới tính của lồi Cucumis melo subsp. Agrestis
L.

trồng trong 4 vụ từ năm 2004 đến năm 2006 đã kết luận sự nảy mầm của

hạt phấn và sinh trưởng của ống phấn trong cả hai phương pháp tự thụ phấn
và giao phấn cũng như sản xuất hạt lai và sản xuất quả thương phẩm cho thấy
C.

melo subsp. Agrestis có khả năng tự thụ phấn, khơng có sinh sản vơ phối

và tự thụ phấn tự nhiên. Đặc điểm quả và hạt giao phấn tự nhiên cũng như thụ
phấn lai bằng tay không có gì khác biệt. Từ đó chứng tỏ rằng C. melo subsp.
Agrestis bao gồm cả thụ phấn và giao phấn [4].
Đối với dưa lê thời gian thu hoạch là rất quan trọng vì thời gian sử dụng
cịn hạn chế so với các loại khác. Nghiên cứu và tìm cách kéo dài thời gian sử
dụng là biện pháp tốt, phù hợp với quá trình vận chuyển của dưa lê trong sản
xuất thương mại. Ở Nhật Bản các nhà chọn tạo giống đã tạo ra được tổ hợp
phù hợp với yêu cầu của thị trường, người tiêu dùng và người sản xuất trong


11


chương trình chọn tạo giống dưa lê. Các tác giả đã phát triển phương pháp để
cải tiến 2 tính trạng quan trọng là thời gian bảo quản dài và kích thước quả
bằng công nghệ gen. Đầu tiên họ phân lập và đặc điểm hóa các gen liên quan
đến các tính trạng này và sau đó sử dụng các gen để phát triển phương pháp
làm thay đổi tính trạng bảo quản dài và kích thước quả. Các nhà nghiên cứu
đã phân lập và đặc điểm hóa được 2 gen liên kết với cảm ứng ethylene là Cm
-

ERSI và Cm - ETR1 các gen này liên quan đến bảo quản của dưa lê sau thu

hoạch bằng thay đổi mẫn cảm ethylen của cây.
Về tính trạng chiều dài quả, sau khi nghiên cứu 13 gen dưa lê siêu ngọt
đã được thu thập ở các địa phương khác nhau của Ai Cập để đánh giá biến dị
di truyền nhằm hỗ trợ chọn tạo giống dưa lê siêu ngọt và cải tiến khả năng
chịu hạn. E. A. Ibrahim đã đưa ra kết quả có thể chọn lọc cải tiến nhanh với
nguồn vật liệu này, tuy nhiên các tính trạng giảm trước điều kiện bất thuận
của nước, tính trạng chiều dài quả bị ảnh hưởng của nước nhỏ hơn nhưng vẫn
làm giảm năng suất trên cây mạnh [6].
Nấm bệnh là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng mạnh tới
năng suất cũng như chất luợnưg của dưa lê. Nghiên cứu tạo dịng có tính
kháng nấm là một trong những yêu cầu cấp thiết. Tại Hàn Quốc,các nhà
nghiên cứu đã tạo ra dòng biến đổi gen của dưa lê thể hiện protein kháng nấm
và gen chitinase triển lãm tăng cường sức đề kháng với nấm gây bệnh. Trong
nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã dùng protein kháng nấm (ARP) và
chitinase (CHI) gen tổng hợp được đưa vào các loại dưa lê để kiểm soát bệnh
nấm do Rhizoctonia solani và Fusariumoxysporum. Chuyển đổi dưa thơm (C.
melo L.var. Makuwa cv. ‘Silver Light’) với Agrobacterium tumefaciens chủng
LBA4404 có chứa protein chống nấm (AFP) và chitinase (CHI) gen tổng hợp
dưới sự kiểm soát của virus khảm súp lơ (CaMV) 35S promoter và neomycin
phosphatransferase gen như một điểm đánh dấu lựa chọn đã được thực hiện.



12

Cấy lá mầm dưa lê được tiêm bởi Agrobacterium đình chỉ với pBI121 - AFP CHI và nuôi cấy trong môi trường tái sinh. Sau khi tái sinh, gen phản ứng
chuỗi polymerase DNA (PCR) đã được tiến hành để xác nhận sự hiện diện
của chồi chuyển gen giả định. Phân tích dấu vết phía Nam Khẳng định rằng
gen tổng hợp AFP - CHI đã được tích hợp vào DNA của các dòng


Việt Nam, trong năm 2011 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và

Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn
dịch vụ khoa học Nông nghiệp. Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã triển khai
xây dựng thành cơng mơ hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dưa lê
12 sạch bệnh, siêu ngọt. Sản xuất dưa lê siêu sạch được áp dụng quy trình
quản lý cây trồng tổng hợp (ICP) bằng quản lý dịch hại tổng hợp hợp lý.
Xử lý môi trường đất trước khi trồng, cây sạch bệnh, môi trường thơng
thống và giữ vệ sinh đồng ruộng, bón phân theo đúng quy trình. Kết quả cho
thấy năng suất thu hoạch đạt từ 7,5 - 8,0 tạ/sào thu nhập cao gấp bốn lần so
với trồng lúa trên cùng một diện tích[6]. PCR dương tính. Phân tích RT - PCR
cho thấy gen tổng hợp AFP - CHI đã được thể hiện trong các dịng biến
đổi gen cá nhân. Từ đó chứng minh rằng gen tổng hợp AFP - CHI đã có hiệu
quả trong việc bảo vệ thực vật biến đổi gen dưa chống lại bệnh nấm do
Rhizoctonia và Fusarium oxysporum [5].
Một số nghiên cứu về mật độ trồng:
Theo nghiên cứu về mật độ trồng dưa hấu trên đất cát biển của Tỉnh
Thừa Thiên Huế cho thấy mật độ trồng 9.000 cây/ha có năng suất cao nhất
(725,24 kg/ha), có số cành cấp 1 và 2, cũng như số hoa đậu quả trên cây cao
nhất so với các mật độ trồng còn lại là (6.000, 7.000, 8.000, và 10.000

cây/ha).[17]


13

Theo Kỹ thuật trồng dưa chuột theo tiêu chuẩn VietGap thì tùy theo
từng giống và thời gian trồng để xác định mật độ trồng thích hợp:
Giống dưa chuột quả nhỏ và dưa chuột ăn tươi: Cây cách cây 40 - 45
cm trong vụ xuân và 30 – 35cm trong vụ đông. Mật độ: 30.000 - 33.000
cây/ha; Giống dưa chuột bao tử: Cây cách cây: 60cm trong vụ đông và 70cm
trong vụ xuân. Mật độ: 25.000 - 28.000 cây/ha. [18]
Theo quy trình trồng dưa lê SUPER 007 HONEY thì khoảng cách trồng
cây cách cây 50 cm, luống rộng 1,5-1,8 m, trồng 1 hàng giữa luống. Mật độ
trồng từ 9.000 - 9.500 cây/ha. Thời gian sinh trưởng 70-80 ngày. Số quả trung
bình trên cây: 5-6 quả/cây. Quả trung bình, trịn dài, màu vỏ quả vàng sọc
trắng, bóng đẹp khi chín. Kích thước quả: dài quả 13-16 cm, rộng 7-9 cm.
Khối lượng quả trung bình 350-450 g/quả. Năng suất đạt 24-25 tấn/ha. Thịt
quả màu trắng kem, dễ tách hạt. Chống chịu bệnh phấn trắng và sương mai
khá. Chất lượng quả ngọt, thơm, hàm lượng vitamin C đạt 12 mg%, chất khô
đạt 14 %, độ Brix 14-16%.[19]
Theo kĩ thuật trồng dưa lê (giống Ngân Huy 223) vụ hè thì mật độ cây
cách cây là từ 35-40cm [20]
2.2.3. Nguồn gốc, phân loại và điều kiện ngoại cảnh của cây dưa lê.
2.2.3.1 Nguồn gốc và phân loại dưa lê
* Nguồn gốc và sự phân bố:
Dưa lê (Cucumis melon L) thuộc họ bầu bí là rau ăn quả có thời gian
sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa
lê có nguồn gốc từ Châu Phi, sau đó được trồng ở Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ
và ngày nay dưa lê trồng được ở nhiều nơi trên thế giới. Dưa lê được trồng



Anh vào thế kỷ 17 và đến thế kỷ 18 được trồng ở Châu Mỹ [6].


14

Dưa lê thực tế có nguồn gốc từ Đơng Ấn Độ, được du nhập vào Trung
Quốc từ phía Tây của con đường tơ lụa nổi tiếng, sau đó bắt đầu được trồng
phổ biến ở Hàn Quốc và Nhật Bản, Triều Tiên. Tuy nhiên ở Hàn Quốc vẫn là
quốc gia được cho ra sản lượng và chất lượng dưa tốt nhất vì chất đất tốt.
Dưa lê Hàn Quốc là loại trái cây vùng cận ơn đới, có nhiệt độ rất phù
hợp để phát triển của cây, ban ngày từ 24 – 29ºC, ban đêm từ với 16 – 24ºC,
đủ ánh sáng mặt trời cho sự phát triển qua các giai đoạn của cây trồng, với hệ
thống tưới tiêu tốt và hiện đại hàng đầu thế giới. Tuy nhiên đây cũng là loại
cây trồng có sức chịu hạn khá tốt.
Trái dưa lê Hàn thường dài khoảng 10 cm có dáng thn dài, với trọng
lượng khoảng 500g/ quả, hoặc to hơn chút vào chính vụ, vỏ ngồi màu vàng
ruộm rất bắt mắt và có các sọc trắng chạy theo chiều dài của quả. Phần thịt
trắng rất thơm và ngọt ngào, ăn giòn tan, hạt giống hạt dưa lê Việt Nam lép có
màu trắng.
* Phân loại:
Dưa lê có sự đa dạng về hình dạng kích thước, màu sắc, mùi vị và chất
lượng thịt quả cũng như các đặc tính sinh lý nên có nhiều cách phân loại khác
nhau.
Dưa lê thuộc bộ bầu bí (Cucurbitales),họ bầubí (Cucurbitaceae), chi
(Cucumis), lồi (Cucumis melo L.). Dưa lê (Cucumis melo L.) là loài đa dạng
về các đặc điểm sinh trưởng, phát triển, đặc biệt là đa dạng về đặc điểm hình
dạng quả, màu sắc quả chín, ... từ những đặc điểm này mà dưa lê được chia
thành các nhóm chính. Có nhiều quan điểm phân loại khác nhau.
Theo cơ sở dữ liệu của Wikimedia dưa lê được chia thành 6 nhóm sau:

1.

Cucumis melo cantaloupe.

2.

Cucumis melo charentais.

3.

Cucumis melo conomon.


15

4.

Cucumis melo flexousus.

5.

Cucumis melo indorus.

6.

Cucumis melo reticulatus.

Theo Tơn Thất Trình (1998), dưa lê gồm có những nhóm sau:
-


Nhóm giống vỏ rỗ (dưa lưới), màu rơm rạ có tên là Cantaloup.

-

Nhóm giống trịn, vỏ láng gọi là muskmelon (hay honeydew).

-

Nhóm giống Creshaw có vỏ vàng hay vàng nâu, vàng thau, quả hình

tim và to.
Theo Munger và Robinson (1991) sử dụng mơ tả của Naudin (1959),
Grebenscikove (1953), Pangalo (1929), Hammer và cộng sự (1986) nghiên
cứu và sắp xếp các mẫu nguồn gen dưa lê vào bảy nhóm như sau:
1.

C. Melo var. Agrestis: Thân mảnh, là cây đơn tính cùng gốc, đều có

hoa đực và hoa cái trên cùng một thân phát triển như cỏ dại ở Châu Phi và các
nước Châu Á. Quả rất nhỏ
2.

C. Melo var. Cantalupensis: Quả có kích thước trung bình lớn, bóng,

mịn, màu sắc vỏ biến động có vảy hoặc vân. Quả có mùi thơm, vị ngọt khi
chín. Gồm có dạng reliculatus. Hoa đơn tính đực và lưỡng tính ở hầu hết các
kiểu gen, có lơng ở bầu nhụy…
3.

C. melo var. Inodorus: Dưa lê mùa Đông quả lớn, không thơm, bảo


quản dài, cùi dày, mịn hay vân đốm. Bao gồm các loại dưa ngọt Châu Á và
Tây Ban Nha như giống dưa ruột xanh và dưa vàng, thường đơn tính và lưỡng
tính, có lơng trên bầu nhụy.
4.

C. melo var. Flexuosus: Quả dài, không ngọt, ăn non như dưa chuột.

Được tìm thấy ở Trung Đơng và Châu Á, thường có hoa đơn tính cùng gốc.
5.

C. melo var. Makuwa: Các giống vùng Viễn Đơng, vỏ trơn, thịt

mỏng, trắng, quả có vân nhỏ cùng gồm loại ngọt và loại ăn xanh giịn. Hoa
đơn tính đực và lưỡng tính. Lá có lơng, nhụy có lơng rất mịn.


16

6. C. melo var. Chito và dudaim: Được mô tả bởi Naudin nhưng
đượcnhóm lại với nhau bởi Munger và Robinson. Có nguồn gốc hoang dại ở
Châu Mỹ, quả nhỏ, hoa và quả thơm, dây leo, hoa đơn tính cùng gốc, có lơng
mịn ở bầu nhụy.
7.

C. melo var. Momordica: Là nhóm do Munger và Robinson bổ sung

thêm năm 1991 gồm các mẫu nguồn gen Ấn Độ , dây leo, hoa đơn tính cùng
gốc, quả to, khơng ngọt, vỏ mỏng.
2.2.3.2. Đặc điểm hình thái cây dưa lê

Cây con: Lá mầm rất phát triển, phiến lá dạng thuôn dài, đỉnh thụt vào,
khoảng dài 20 mm và rộng 10 mm, hơi dày và một gân chính hiện rỏ. Những
lá đầu tiên mọc cách và đơn, mang bởi một cuống 10-15 mm có lơng tơ. Phiến
lá cắt ngang thành 3 đến 5 thùy trịn hình lơng chim.
Cây trưởng thành : Cỏ bị, hằng niên, dạng leo trên mặt đất
Rễ cây dưa lê: Mọc nông gồm có rễ cái và có những rễ phụ mọc ngang.
Lá cây dưa lê: phiến lá xanh tươi, đơn và mọc cách, có lơng ở gân mặt
dưới, mang bởi 1 cuống dài 5 đến 15 cm được bao phủ bởi lông tơ nhất là
những lá non. Phiến lá thông thường dạng hình bầu dục và khoảng 10-15 cm
dài và 7-12 cm rộng. Xẻ tận đáy thành những thùy hình lơng chim 5 đến 7
thùy. Bìa lá cắt, khơng đều. Những gân phụ 2 bên gân chánh là những phân
đoạn khác nhau.
Tua cuốn dưa lê: Những tua cuống do sự biến dạng của lá để tiến hóa
thích ứng, bám và leo trên các đài vật khác nhau.
Hoa dưa lê: hoa đơn, màu vàng, mọc ở nách lá, hoa được mang bởi một
cuống hoa dài 15-20 cm, cũng được bao phủ những lông tơ trắng.
Trái dưa lê: có hình bầu dục, vỏ màu vàng tươi, các sọc chắc to bằng
ngón tay út chạy dọc từ đầu quả đến cuối quả. Dưa lê cầm rất chắc tay, trọng
lượng trung bình đạt từ 200 - 250gr. Quả dưa dài khoảng 10cm, thường có


×