Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp đóng vai chương 4 công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 21 trang )

MỤC LỤC

1. Mở đầu......................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................1
2.Nội dung.....................................................................................................3
2.1.Cơ sở lý luận......................................................................................3
2.1.1.Tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài..........................................3
2.1.1.1.Trên thế giới.............................................................................3
2.1.1.2. Ở Việt Nam.............................................................................3
2.1.2. Một số khái niệm cơ bản...............................................................3
2.1.2.1. Phương pháp dạy học tích cực..............................................3
2.1.2.2. Phương pháp dạy học theo dự án..........................................4
2.2. Thực trạng dạy học môn Công nghệ ở trường THPT 4 Thọ Xuân.
...................................................................................................................4
2.2.1.Thực trạng dạy học của giáo viên..................................................4
2.2.2. Việc học của HS đối với môn Công nghệ 10.................................5
2.2.3. Nguyên nhân thực trạng trên........................................................5
2.3.2. Một số ví dụ cụ thể........................................................................7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................16
3.Kết luận và kiến nghị................................................................................18
3.1. Kết luận............................................................................................18
3.2. Kiến nghị..........................................................................................18

0


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài


Hiện nay, việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã, đang và
sẽ trở thành yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Sự đổi mới này trở
thành một “trợ thủ đắc lực” cho môn học Công Nghệ. Bởi lẽ, cách làm này lấy học
sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học
sinh khơng cịn cảm thấy nhàm chán bởi lối truyền thụ kiến thức thụ động mà thay
vào đó là các em tự tìm tịi, khám phá để chiếm lĩnh tri thức.
Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực cịn nhiều vấn đề cần
quan tâm. Nhiều giáo viên đã tích cực áp dụng nhưng chưa có sự sáng tạo, đang
cịn rập khn máy móc. Chưa biết sử dụng phương pháp thích hợp cho từng bài
học. Điều này đã mang lại những kết quả không như mong muốn.
Tạo lập doanh nghiệp là phần có kiến thức khá mới mẻ đối với cả giáo viên và
học sinh, Sự mới mẻ này mang đến một số khó khăn nhất định cho giáo viên dạy,
đặc biệt là giáo viên kiêm nhiệm. Tuy nhiên nếu giáo viên biết vận dụng những
phương pháp mới vào giảng dạy thì đây lại là chương rất thú vị, không những lôi
cuốn được học sinh tham gia vào quá trình học tập mà các em còn rất hứng thú, chủ
động, sáng tạo.
Với những kiến thức đã được học kết hợp với sự trau dồi kinh nghiệm giảng dạy
tôi đã mạnh dạn thử nghiệm phương pháp dạy học dự án ở một số bài trong chương
Tạo lập doanh nghiệp và thu được kết quả hết sức khả quan, trước hết đó là sự thay
đổi cách nhìn của các em học sinh về mơn Cơng nghệ. Khi tôi bước vào lớp học
cảm thấy được sự mong chờ của các em học sinh để được học, được thể hiện mình
chứ khơng phải là sự thờ ơ, lãnh đạm. Đối với tơi, thực sự đấy là hạnh phúc.
Vì những lí do trên, tơi chọn đề tài: “ Sử dụng phương pháp dạy học theo
dự án ở một số bài trong chương 4 – Cơng nghệ 10 góp phần phát huy tính chủ
động, sáng tạo của học sinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế, xây dựng giáo án và vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy
học chương 4 - Cơng nghệ 10, nhằm phát huy tính tích cực khơi dậy hứng thú học
tập của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học Công nghệ 10.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp dạy học dự án trong chương trình công nghệ 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo hướng
tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Cơng nghệ 10 (phần tạo lập
doanh nghiệp).
1


- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học dự án trong nội dung
chương 4: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Công nghệ
10 theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
1.4.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để làm cơ sở cho việc
nghiên cứu đề tài.
1.4.3. Phương pháp thực tập sư phạm
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT 4 Thọ Xuân, tiến hành theo quy trình
của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên
cứu.
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả
thu được.

2


2. Nội dung
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1.Tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài

2.1.1.1.Trên thế giới
William Heard Kiplatrick là người đầu tiên đã mô tả phương pháp dạy học dự
án(DHDA) trong bài viết nổi tiếng thế giới “Phương pháp dự án”(1918). Ông đề
cập đến dạy học dự án là “hành động có mục đích bằng cả trái tim” đề cao mục
đích, ý nghĩa của dạy học dự án: Cho học sinh tự do hành động nhằm phát triển sự
độc lập, tư duy phê phán và năng lực hoạt động.[1]
Từ đầu thế kỉ XX ở Bắc Mỹ cũng như ở Châu Âu, DHDA đã tạo nên một chuyển
động xã hội- giáo dục với thay đổi mạnh mẽ trong nhà trường. Nền tảng của
chuyển động này là đem đến cho học sinh sự hào hứng tiếp nhận kiến thức, sự thay
đổi phương pháp học tập với sự tham gia một cách có ý thức nhất, tích cực nhất của
học sinh vào việc tiếp thu tri thức.[1]
Ngày nay, DHDA cịn mang tính tồn cầu và càng phát triển mạnh mẽ hơn với
một định hướng quan trọng là sử dụng nó như một phương pháp dạy học tích cực
nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh.
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học đang được rất nhiều nước trên thế giới
quan tâm phát triển.
2.1.1.2 Ở Việt Nam
Cùng với xu thế của thế giới, ở nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của
nhiều tác giả về phương pháp dạy học dự án như T.S Nguyễn Văn Cường và T.S
Nguyễn Thị Diệu Thảo trong bài viết “ Dạy học dự án, một phương pháp có chức
năng kép trong đào tạo giáo viên”. Trong tài liệu Dự án Việt Bỉ “Dạy và học tích
cực- một số phương pháp và kỹ thuật dạy học” đã giới thiệu rất chi tiết về phương
pháp dạy học dự án.[2]
Với những nghiên cứu trên các tác giả đã nêu lên những cơ sở lý thuyết cơ bản
và quy trình vận dụng PPDA, đồng thời với những nghiên cứu có thực nghiệm thực
tế là các dẫn chứng sinh động về hiệu quả của PPDA đối với người học trong các
quá trình đào tạo. Các đề tài nghiên cứu là những đóng góp tích cực cho những
PPDH mới.
Như vậy việc sử dụng phương pháp DHDA trong dạy học đã được nghiên cứu từ
khá sớm. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp DHDA để cung cấp kiến thức và

rèn luyện cho HS các kỹ năng trong mơn Cơng nghệ 10 cịn nhiều hạn chế.
2.1.2. Một số khái niệm cơ bản
2.1.2.1 Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn,
được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới
việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết
3


vào phát huy tính tích cực của người học chứ khơng phải là tập kết vào phát huy
tính tính tích cực của người dạy.[2]
2.1.2.2 Khái niệm dạy học dự án
Dạy học dự án là một hình thức dạy học hay phương pháp dạy học phức
hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và
hình thành kỹ năng thơng qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật
trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực
hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể.[2]
2.1.2.2.1. Ưu điểm của dạy học dự án.
- Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học.
- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm.
- Phát triển khả năng sáng tạo.
- Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp.
- Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn.
- Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc.
- Phát triển năng lực đánh giá.
- Rèn luyện và phát huy các kỹ năng xã hội quan trọng [2].
Không chỉ với học sinh, dạy học dự án cịn đem lại nhiều lợi ích cho giáo
viên. Dạy học dự án góp phần đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi phương

thức đào tạo, có điều kiện nâng cao tính chuyên nghiệp, mở rộng sự hợp tác với
đồng nghiệp và xây dựng các mối quan hệ với học sinh.
2.1.2.2.2. Hạn chế của dạy học dự án.
- Không phải bất kỳ bài học nào cũng vận dụng được phương pháp dạy học dự
án, dạy học dự án không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức mang tính hệ thống
cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản.
- dạy học dự án bổ sung cho các phương pháp dạy học truyền thống, không thay
thế cho phương pháp thuyết trình và luyện tập.
- dạy học dự án địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức chuẩn bị nên không thể tiến
hành một cách thường xuyên trong chương trình mơn học bởi có thể ảnh hưởng tới
thời gian học các mơn khác.
- dạy học dự án địi hỏi địa điểm dạy phải phù hợp cho hoạt động của giáo viên và
HS, sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học và cơ sở vật chất hiện đại.
- dạy học dự án địi hỏi giáo viên phải có năng lực tổ chức và quản lý học sinh
trong hoạt động, nhất là hoạt động nhóm. Bên cạnh đó, nhiều học sinh đã quen với
phương pháp dạy học truyền thống nên khơng quen với việc chủ động định hướng
q trình học tập, vì thế đã gặp nhiều khó khăn. Tương tự, nhiều giáo viên đã quen
và tự tin với vai trò giảng dạy theo phương pháp dạy học truyền thống nếu chuyển
sang vai trò “người dẫn đường” trong dạy học dự án cũng gặp nhiều lúng túng.[3]
2.2. Thực trạng dạy học môn Công nghệ ở trường THPT 4 Thọ Xuân
2.2.1.Thực trạng dạy học của giáo viên
4


Trường THPT 4 Thọ Xuân được thành lập năm 2002, được tách ra từ trường
THPT Lê Hoàn. Cơ sở vật chất của trường cịn thiếu thốn rất nhiều, trong đó có các
thiết bị liên quan đến đổi mới phương pháp giảng dạy. Chính vì vậy việc áp dụng
các kỹ thuật dạy học tích cực cịn nhiều hạn chế. Giáo viên chỉ chú trọng áp dụng
các kỹ thuật dạy học trong các tiết thao giảng, dự giờ, còn trong các tiết dạy bình
thường thì vẫn theo kiểu truyền thụ một chiều, thầy đọc- trò chép. Cộng thêm tâm

thế của các em học sinh không mấy mặn mà với môn học làm ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng giờ dạy.
2.2.2. Việc học của HS đối với môn Công nghệ 10
Qua thực tế giảng dạy cho thấy, chất lượng giờ dạy môn Công nghệ 10 chiếm
tỷ lệ trung bình rất cao. Hoạt động các em chủ yếu là nghe giảng, ghi chép chứ
chưa có ý thức phát biểu xây dựng bài. Một số em cịn làm việc riêng trong giờ học,
có khi lớp 40 học sinh nhưng trong suốt giờ học chỉ tập trung 4-5 em phát biểu xây
dựng bài. Các em hầu như khơng có hứng thú vào việc học tập bộ môn Công nghệ
10.
Từ thực tế trên dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa cao. Số học sinh giỏi ít,
khá và trung bình nhiều, yếu vẫn cịn.
2.2.3. Ngun nhân thực trạng trên
Học sinh chưa thực sự quan tâm đến mơn học này vì cho rằng đây là mơn
học phụ, không thi tốt nghiệp cũng như không thi đại học, cốt sao chỉ đủ điểm là
được. Đa số các em đều có suy nghĩ mơn Cơng nghệ là mơn học khô khan, nhiều
kiến thức thực tiễn. Điều này chứng tỏ môn Công nghệ không được học sinh quan
tâm, chú ý trong khi học.
Bên cạnh những lí do khách quan trên thì cịn một lí do chủ quan nữa là bản
thân giáo viên dạy. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng nếu giáo viên đưa ra những
tình huống có vấn đề, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp dạy học phát huy
tính tích cực như: thảo luận nhóm, phiếu học tập, sử dụng băng hình… cùng với
những câu hỏi tìm tịi, kích thích tư duy, gây tranh luận thì khơng khí học tập sơi
nổi hẳn, các em tích cực phát biểu xây dựng bài. Ngược lại, ở một số lớp giáo viên
sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại tái hiện, thơng báo… lớp học trở nên
trầm, ít học sinh phát biểu xây dựng bài.
2.3.Giải pháp thực hiện
2.3.1 Quy trình các bước tiến hành phương pháp dạy học theo dự án trong môn
Công nghệ 10
Bước 1: Quyết định chủ đề
-Tìm trong chương trình học tập các nội dung cơ bản có liên quan hoặc có thể ứng

dụng vào thực tế.
- Phát hiện những gì tương ứng đã và đang xảy ra trong cuộc sống. Chú ý vào
những vấn đề lớn mà xã hội và thế giới đang quan tâm.
- Giáo viên phân chia lớp học thành các nhóm, hướng dẫn học sinh đề xuất, xác
định tên đề tài. Đó là một dự án chứa đựng một nhiệm vụ cần giải quyết, phù hợp
5


với các em, trong đó có sự liên hệ nội dung học tập với hoàn cảnh thực tiễn đời
sống xã hội. Giáo viên cũng có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học sinh lựa
chọn.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành, kế
hoạch thực hiện dự án, xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật
liệu, kinh phí…
- Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức và kĩ năng
của bài học.
Bước 3: Thực hiện
-Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho
nhóm và cá nhân. Học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn,
thực hành để hoàn thành dự án.
Bước 4: Giới thiệu sản phẩm
-Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo… Đơi
khi, đó lại là các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành.
Bước 5: Đánh giá dự án
- Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kỹ năng
đạt được.
- Khi đánh giá bài học theo dự án, nên sử dụng nhiều hình thức đánh giá khác nhau,
khuyến khích học sinh tham gia trong quá trình đánh giá, cần đánh giá định kỳ,
đánh giá quá trình dạy học, người học sẽ được đánh giá qua các bài tập, hoạt động

bằng những cơng cụ đánh giá với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng.[3]

Quy trình dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Công nghệ
6


2.3.2. Một số ví dụ cụ thể
Ví dụ 1: Áp dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học bài 50:
“Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”
Đối với bài này tôi thực hiện như sau: chia lớp thành 4 nhóm, u cầu học
sinh tìm hiểu kiến thức sách giáo khoa và các nguồn tài liệu khác để trình bày một
số kiến thức về doanh nghiệp. Cụ thể:
- Nhóm 1: tìm hiểu Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình và tổ chức kinh doanh hộ gia
đình.
- Nhóm 2: tìm hiểu Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình.
- Nhóm 3,4: tìm hiểu về doanh nghiệp nhỏ.
Công việc này được giáo viên phân công vào cuối tiết học trước.
Các dự án được tổ chức theo hoạt động nhóm. Các nhóm học tập tổ chức hội
thảo tìm hiểu về những nội dung giáo viên đã đưa ra. Mỗi nhóm tự tìm hiểu kiến
thức của nhóm mình, đồng thời đọc hiểu các kiến thức sách giáo khoa để có thể
thảo luận, trao đổi giữa các nhóm. Bài tập thuyết trình hồn thiện bằng cách sử
dụng cơng nghệ thơng tin.
Cách thức đánh giá
- Học sinh được đánh giá kết quả dựa vào q trình làm việc nhóm và trình bày kết
quả thuyết trình.
- Kết thúc bài học, học sinh làm 1 bài kiểm tra trắc nghiệm nhanh.
Tôi xin giới thiệu một số hình ảnh các nhóm học sinh thuyết trình sản phẩm
của nhóm mình.
Nhóm 1,2: Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình và xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ
gia đình.


7


Một vài hình ảnh về kinh doanh hộ gia đình
8


Nhóm 3,4: Tìm hiểu về doanh nghiệp nhỏ

Sản xuất lương thực, thực phẩm

Sản xuất cơng nghiệp tiêu dùng

Đại lí bán hàng
Dịch vụ internet
Một số lĩnh vực mà doanh nghiệp nhỏ có thể thực hiện

Hình ảnh các nhóm học sinh tham gia thảo luận và thuyết trình sản phẩm
9


Ví dụ 2: Dạy học dự án áp dụng vào bài 51, 52: “Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh”,
“thực hành lựa chọn cơ hội kinh doanh”.
Bước 1: Quyết định chủ đề
Đối với chủ đề này tôi gợi mở vấn đề, nêu chủ đề của dự án là: Xác định kế
hoạch kinh doanh và tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Tơi chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí…các nhóm tự
do chọn mặt hàng và hình thức kinh doanh.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch

Tôi hướng dẫn học sinh xác định mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành, kế
hoạch thực hiện dự án, xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật
liệu, kinh phí…
Bước 3: Thực hiện dự án
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện cơng việc theo kế hoạch đã đề ra
cho nhóm và cá nhân. Học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực
tiễn, thực hành để hồn thành dự án.
Bước 4: Giới thiệu sản phẩm
Sau đây tôi xin trình bày một số dự án của các em học sinh đã thực hiện.
Sản phẩm 1: Nhóm 1 lớp 10A1.
Tên dự án: Kinh doanh mỹ phẩm
1.Ý tưởng kinh doanh:
Buôn bán các mặt hàng mĩ phẩm giúp dưỡng da, chăm sóc da, làm trắng, làm
đẹp…
2. Lí do kinh doanh:
- Kinh doanh mĩ phẩm hiện đang là một trong những lĩnh vực đầy sôi động, cạnh
tranh cao, lợi nhuận thu về tương đối lớn so với vốn bỏ ra.
- Hiện nay có rất nhiều đối tượng sử dụng mĩ phẩm: Học sinh THPT, sinh viên,
công nhân, giáo viên, nhân viên…
- Mĩ phẩm là một trong số ít mặt hàng khơng chạy theo thị hiếu của thị trường,
điểm cốt lõi của của mĩ phẩm nằm ở chất lượng sản phẩm. Chỉ cần sản phẩm tốt, an
tồn cho người sử dụng thì có thể kinh doanh lâu dài.
- Nhận thức được cơ hội này, nhóm chúng em đã có những bước chuẩn bị để tham
gia vào lĩnh vực kinh doanh mĩ phẩm. Đó là mở một của hàng kinh doanh mĩ phẩm
bán lẻ và bán online.
3. Mục tiêu:
Ban đầu là giới thiệu sản phẩm tốt đến người tiêu dùng, sau đó mở rộng quy
mơ kinh doanh.
4. Phân cơng nhiệm vụ:
Quản lí: Mai Anh

Tìm hiểu thị trường: Thái Tuấn, Trần Nam.
Tìm hiểu sản phẩm: Lan Anh, Bảo.
Quản lí cửa hàng bán lẻ: Đạt, Dương.
10


Phụ trách bán hàng online: Tài, Cường
5. Kế hoạch cụ thể:
Xác định đối tượng khách hàng
Để xác định đối tượng khách hàng chúng ta cần trả lời những câu hỏi sau:
Đối tượng khách hàng mình hướng đến là ai? thói quen mua sắm của họ như thế
nào? Từ đó quyết định dòng sản phẩm, địa điểm kinh doanh cũng như mức vốn đầu
tư cho phù hợp.
Đối tượng kinh doanh của nhóm em là học sinh, sinh viên nên chúng em quyết
định bán các dòng mỹ phẩm giá rẻ, mỹ phẩm handmade phù hợp với túi tiền các
bạn trẻ.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh mà chúng em lựa chọn là gần trường THPT 4 Thọ
Xuân vì ở đây là khu dân cư đông đúc nhất xã và là nơi tiếp cận các bạn học sinh
nhanh nhất.
Chuẩn bị vốn đầu tư
Vì chúng em có số vốn hạn chế nên mở cửa hàng với quy mơ nhỏ lẻ kết hợp
hình thức kinh doanh online.

Nghiên cứu thị trường
Sau khi đã lựa chọn được địa điểm kinh doanh và chuẩn bị nguồn vốn, tiếp
theo chúng em nghiên cứu thị trường mỹ phẩm, khảo sát về nhu cầu của đối tượng
khách hàng, giá bán tại khu vực dự kiến kinh doanh, đồng thời nghiên cứu các đối
thủ cạnh tranh để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. Từ những số
liệu đó, chúng em có thể dự trù chi phí và lợi nhuận hàng tháng, thời điểm hòa vốn,

phương thức quảng cáo hiệu quả…
Quảng cáo cho cửa hàng
Vì cửa hàng mới mở, lượng khách chưa nhiều nên chúng em sẽ chủ động và
tích cực tìm kiếm khách hàng. Có nhiều hình thức quảng cáo như phát tờ rơi, PR,
email marketing, quảng cáo trên mạng xã hội… Bên cạnh đó, chúng em cũng tận
11


dụng các mối quan hệ bạn bè, người thân để giới thiệu cửa hàng của mình, từ đó
dần dần mở rộng khách hàng và phát triển kinh doanh. Việc quảng bá thương hiệu
không phải chỉ làm khi mới mở cửa hàng mà cần được thực hiện thường xuyên,
liên tục.

Hình ảnh nhóm giới thiệu sản phẩm để quảng cáo cho cửa hàng
Sản phẩm 2: Nhóm 2 lớp 10A1.
Tên dự án: Kinh doanh đồ ăn nhanh và đồ lưu niệm tại Lễ hội Lê Hồn
1.Lí do:
Hàng năm, vào ngày 8/3 âm lịch, tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân người
dân nô nức chuẩn bị cho lễ hội Lê Hoàn - kỉ niệm ngày mất của vị anh hùng dân tộc
Lê Hoàn. Lễ hội chính chức diễn ra vào sáng 8/3 âm lịch nhưng từ ngày mùng 1,
mùng 2… người dân quanh vùng đã đổ về đền thờ Lê Hoàn để tham gia các hoạt
động bên lề lễ hội. Chính vì vậy đây là thời điểm vàng để các nhà kinh doanh tổ
chức các hoạt động kinh doanh.
Do vậy nhóm chúng em quyết định lập dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và đồ
lưu niệm bởi vì:
- Nhu cầu về đồ ăn nhanh ngày càng tăng nhất là ở những nơi lễ hội.
- Đồ ăn nhanh dễ chế biến.
- Vốn đầu tư ít.
- Ngồi mặt hàng đồ ăn vặt thì đồ lưu niệm cũng là mặt hàng được nhiều người tìm
mua về làm kỉ niệm sau mỗi dịp đi chơi.

2. Đối tượng khách hàng
- Các bạn trẻ có sở thích thưởng thức đồ ăn nhanh.
- Khách thập phương mua quà làm kỉ niệm.
3. Thành phần tham gia:
Nhóm trưởng: Lê Hồng Long
Quản lí tài chính: Lê Thị Ngân
Đầu bếp: Đỗ Hồi Nam và Lê Thành Nam
12


Cung cấp nguyên liệu: Đinh Phan Việt
Bán hàng: Trương Văn Huỳnh, Lê Thị Huyền, Nguyễn Thị Ánh.
Ship hàng( nếu cần): Trương Quý Hải, Lâm Ngọc Quốc Huy.
Dọn dẹp quán: Lê Huỳnh Đức, Tạ Đình Tuấn.
4. Chọn địa điểm kinh doanh:
- Theo quan sát của nhóm, phía trước Đền thờ có một hồ nước rộng, vậy nên bán đồ
ăn vặt ở bờ hồ vì ở đó khơng khí thống mát, khách có thể nghỉ chân hóng mát.

Hình ảnh về gian hàng đồ ăn nhanh
- Gian hàng đồ lưu niệm sẽ bày bán ở cổng đề khách thập phương có thể nhìn thấy
ngay khi đến.

Gian hàng bán đồ lưu niệm
5. Yêu cầu đề ra để đảm bảo sự thành cơng của nhóm:
- Đối với mặt hàng đồ ăn nhanh phải đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm,
nguồn gốc nguyên liệu chế biến đảm bảo vệ sinh.
- Thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, nhã nhặn, thao tác nhanh gọn, không để
khách hàng phải đợi lâu.
- Đối với mặt hàng đồ lưu niệm cần có nhiều mặt hàng độc, lạ…nhưng cũng mang
nét riêng biệt về mảnh đất và con người Thọ Xuân.

- Giá bán của các mặt hàng không q cao bởi vì khách hàng mà nhóm hướng tới
chủ yếu là học sinh, giới trẻ… nên giá cả cũng là yếu tố quyết định.
13


- Thường xuyên xin ý kiến đóng góp của khách hàng để rút kinh nghiệm nhằm
phục vụ khách hàng tốt hơn.
Sản phẩm 3: Nhóm 3 lớp 10A1.
Tên dự án: Kinh doanh hoa nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
1.Ý tưởng
Vào dịp 8/3 thì hoa là sản phẩm được rất nhiều người tìm mua để tặng bà,
tặng mẹ, tặng chị…và đây chính là cơ hội để chúng em có thể thực hiện ý tưởng
kinh doanh cho mình.
2. Đối tượng khách hàng
Tất cả mọi người những khách hàng mà chúng em hướng tới nhiều nhất đó là
các bạn học sinh trong trường.
3. Thành phần tham gia
Trưởng nhóm: Nguyệt Anh
Tìm hiểu mặt bằng: Hải Lan, Lan Chi
Tìm hiểu và liên hệ nguồn hàng: Nguyễn Thị Hải, Đỗ Duy Nam
Cắm hoa và bó hoa: Nguyễn Thị Hà, Lê Thị Hoài
Ship hàng: Hải Anh
4. Vốn
Sau khi tìm hiểu kinh nghiệm từ những người đi trước, chúng em quyết định
bán các loại hoa như hồng, cúc, dơn, đồng tiền… nên số vốn cần có khoảng 3-4
triệu đồng. Số tiền này mỗi thành viên trong nhóm sẽ xin bố mẹ để đóng góp.
5. Nguồn cung cấp
Tìm được nguồn cung ứng hoa trực tiếp, đó là vườn hoa tại huyện Triệu Sơn,
Yên Định. Những nơi đó các nhà vườn trồng nhiều và giá cả cũng hợp lí.


Hình ảnh nơi cung cấp hoa
14


Hoa sau khi lấy về
6. Địa điểm bán
Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến việc thành công của nhóm. Để
có một địa điểm đẹp, gây được sự chú ý của nhiều người thì chúng em quyết định
chọn gần cổng trường vì đấy là nơi có nhiều người qua lại, đặc biệt trong ngày lễ
8/3 thì nhu cầu mua hoa tặng các mẹ, các cô của các bạn học sinh cũng tăng cao.
Chúng em bán cả online và có dịch vụ ship hàng để phuch vụ những khách hàng
khơng có thời gian đi mua.
7. Kỹ thuật cắm hoa
Để có được những lẵng hoa tươi đẹp, bắt mắt chúng em cử hai bạn đi học
cắm hoa ở cửa hàng trong thị trấn và học qua mạng.

Hoa cắm sẵn và địa điểm bán hoa
8. Thái độ phục vụ khách hàng
Phải ln coi “khách hàng là thượng đế” để chăm sóc phục vụ khách hàng
tận tình. Niềm nở, ln cười tươi khi tiếp xúc với khách. Ln tìm kiếm các mẫu
hoa mới lạ, độc đáo, đồng thời sẵn sàng tư vấn cho khách hàng của mình về những
kiến thức bảo quản hoa, cách giữ hoa tươi lâu,… để tạo nên sự khác biệt’.
15


Bước 5: Đánh giá
Sau khi các nhóm đã hồn thành dự án của nhóm mình, sản phẩm tơi thu về
đó là bản thuyết trình dự án và các hình ảnh các em thu thập trong quá trình thực
hiện dự án. Mỗi nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm của nhóm, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung và đưa ra những câu hỏi thắc mắc nếu cần.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Tôi đã chọn bài 52 “Lựa chọn cơ hội kinh doanh” và chọn lớp 10A1 là lớp
thực nghiệm dạy học theo phương pháp mới, còn lớp 10A5 là lớp đối chứng dạy
theo phương pháp truyền thống. Kết quả thực nghiệm như sau:

xi

Lớp

n

TN
ĐC

40
40
1

TN
0.00
(%)
ĐC
0.00
(%)

1
0
0

2


3

Điểm số Xi
4
5
6

0
0
0
3
5
0
0
6
5
10
Bảng tần số các bài kiểm tra

7

8

9

10

5
9


11
6

9
3

7
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

0.00


0.00

0.00

7.50

12.50

12.50

27.50

22.50

17.50

0.00

0.00

15.00

12.50

25.00

22.50

15.00


7.50

2.50

Bảng phân phối tần suất

Đồ thị phân phối tần suất kết quả bài 52
16


Từ đồ thị và bảng số liệu phân tích điểm số qua các bài kiểm tra cho thấy:
Lớp TN:
- Điểm giỏi có tỷ lệ 40,00%.
- Tỷ lệ HS khá chiếm 40,00%.
- HS trung bình 20,00%, khơng có yếu kém.
Lớp ĐC:
- Tỷ lệ HS đạt điểm giỏi là 10,00%.
- Tỷ lệ HS đạt điểm khá 37,50%.
- Tỷ lệ HS đạt điểm trung bình 37,50%
- Tỷ lệ HS đạt điểm yếu 15,00%.
Thơng qua tỷ lệ trên chứng tỏ rằng kết quả học tập của HS lớp TN tốt hơn
lớp ĐC. Cụ thể, điểm trung bình của lớp TN thấp hơn lớp ĐC, điểm khá và điểm
giỏi tăng. Lớp đối chứng khơng có điểm yếu.
Kết luận chung về thực nghiệm
Qua tiết dạy thử nghiệm phương pháp dạy học dự án, với các lớp đối chứng
dạy bằng phương pháp vấn đáp, thuyết trình tơi nhận thấy nhiều ưu điểm của
phương pháp dự án so với phương pháp dạy học thông thường. Cụ thể:
- Hứng thú học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn, hoạt động thảo luận
sôi nổi hơn và hiệu quả cao hơn, thể hiện thái độ tích cực, phấn khởi tham gia vào
tiết học. Các em đã thể hiện mức độ phát triển tư duy của mình là khá tốt, các em

đã vận dụng hiệu quả kiến thức vào thực tiễn.
- Tăng cường thêm một số kỹ năng hoạt động học tập cho học sinh như quan sát,
phân tích, tổng hợp, so sánh, kỹ năng làm việc nhóm và trình bày một vấn đề trước
tập thể khá tốt, các em đã tự tích lũy thêm những kỹ năng mới.
- Học sinh đã biết tự rút kết kinh nghiệm từ những hạn chế của mình để rèn luyện
bản thân.
- Hoạt động của giáo viên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn để có thể tập trung vào việc
đưa học sinh vào trung tâm của hoạt động dạy học. Thông qua phương pháp dự án,
học sinh trong nhóm và giữa các nhóm phát biểu ý kiến, tranh luận, bổ sung cho
những người thuyết trình tạo khơng khí học tập rất tích cực, nâng cao hiệu quả tiếp
thu, lĩnh hội tri thức của học sinh.
- Nhưng trên hết, điều mà tôi cho rằng thành cơng nhất đó là sự hứng thú học tập
bộ mơn của các em học sinh, các em rất hào hứng khi tôi bước vào lớp học, các em
mong chờ được thể hiện khả năng của mình, được khám phá kiến thức và tự do
sáng tạo. Tiết học khơng cịn tẻ nhạt, khơng cịn là “gánh nặng” của các em. Điều
này khơng phải mình tơi thấy đó là “hạnh phúc”, mà tất cả các thầy cô giáo dạy
môn Công nghệ cũng sẽ cảm thấy rất hạnh phúc khi học sinh trông chờ đến tiết dạy
của mình. Đó là niềm vui lớn hơn tất cả các niềm vui trong công tác giảng dạy.

17


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu tơi rút ra những kết luận chính sau:
- Bước đầu hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng phương
pháp dạy học theo dự án trong dạy học chương 4- Công nghệ 10. Nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
- Hệ thống, phân tích được khái niệm, vai trò, ưu nhược điểm và một số lưu ý khi
sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học chương 4 - Công nghệ 10.

- Xây dựng được quy trình thiết kế và sử dụng phương pháp dạy học theo dự án
trong dạy học bài 50, bài 51, bài 52 chương 4- Công nghệ 10.
- Tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 10A1, 10A5. Những kết quả bước đầu đã đánh giá
được hiệu quả của phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học vừa nêu trên. Từ
đó kết luận được phương pháp dạy học theo dự án đã mang lại hiệu quả cao trong
dạy học môn Công nghệ 10.
- Trong dạy học hiện nay việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy
học Công nghệ 10 theo hướng nghiên cứu của đề tài này có thể áp dụng rộng rãi.
3.2. Kiến nghị
Qua q trình thực hiện đề tài tơi xin mạnh dạn đưa một số kiến nghị góp ý
như sau:
- Đối với nhà trường cần động viên ủng hộ cán bộ giáo viên thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học. Tạo điều kiện tìm kiếm tài liệu phục cho cơng việc giảng
dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường cần cần quan tâm
chú ý đến chất lượng của phịng học tìm kiếm tài liệu cũng như kỹ năng thực hành
cho học sinh và thường xuyên tổ chức tham quan để các em tích lũy nhiều kinh
nghiệm thực tế.
- Đối với giáo viên cần bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, tăng cường sử
dụng những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học. Khơng ngừng nâng cao
kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học. Ngồi ra người
giáo viên ln thu thập tìm kiếm thơng tin xã hội để đưa ra những chủ đề cho dự án
phù hợp với thực tiễn. Khi tiến hành áp dụng phương pháp dự án để dạy học, người
giáo viên cần xác định điều kiện thực tế ở địa phương để linh hoạt trong cách tổ
chức dự án hiệu quả.
- Do khả năng và thời gian có hạn nên kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những
kết luận ban đầu và nhiều vấn đề chưa đi sâu. Vì vậy khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót, do đó tơi kính mong nhận được sự góp ý của quý vị để đề tài dần hoàn
thiện hơn.

18



XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Nguyễn Thị Huyền

19


20



×