Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ý NGHĨA lời đề từ NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.42 KB, 4 trang )

Ý NGHĨA LỜI ĐỀ TỪ - SÔNG ĐÀ
Một trong những “chiếc chìa khố” quan trọng để người đọc mở cánh cửa thâm
nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, chính là Lời đề từ. Chẳng hạn, trong thi
phẩm nổi tiếng “Tràng giang”, Huy Cận có lời đề từ: “Bâng khng trời rộng nhớ
sơng dài”. Hay câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh: “Hễ cịn một tên xâm lược trên
đất nước ta thì ta cịn phải tiếp tục chiến đấu để quét sạch nó đi” được nhà văn
Nguyễn Minh Châu làm lời đề từ cho tác phẩm “Dấu chân người lính”. Trong bài
thơ Ngày gặp gỡ, Hồ Dzếnh đã mượn hai câu thơ của Tú Xương làm lời đề từ:
“Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình cứ tưởng tiếng ai gọi đị”.
Đề từ cho tập “Nhật kí trong tù” là bài thơ in ở bìa sách:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao”.
Chức năng cơ bản của lời đề từ là bổ sung và làm rõ tác phẩm, đề dẫn và dự báo
nội dung tư tưởng tác phẩm, chứa đựng cái hồn, cái thần thái của tác phẩm văn học.
Đối với chủ thể sáng tạo, lời đề từ không những khơi nguồn cảm hứng mà còn thể
hiện cảm xúc, phong cách nghệ thuật và chuyển tải ý đồ đến độc giả. Với người
đọc, đề từ là điểm nhấn, tín hiệu nghệ thuật mang ý nghĩa định hướng trong quá
trình tiếp cận thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ. Đề từ không phải là thứ


trang sức tô điểm cho tác phẩm văn học mà nó có vai trị như chìa khóa để người
đọc mở cánh cửa thâm nhập vào thế giới nghệ thuật tác phẩm. Có thể nói, tiếp cận
lời đề từ độc giả có thể phần nào nhận thấy được những gợi ý về “tháp ngà nghệ
thuật” mà nhà văn xây dựng. Vì vậy, bỏ sót hoặc khai thác sơ sài lời đề từ chúng ta
sẽ làm rơi rụng khơng ít vẻ đẹp của một cơng trình nghệ thuật.
Nhắc đến một trong những lời đề từ hay nhất của làng văn chương Việt Nam, ta
không thể không kể đến nhà văn Nguyễn Tuân với lời đề từ trong tùy bút “Người
lái đị sơng Đà”. Ông đã mượn câu của nhà thơ cách mạng Ba Lan Wladyslaw


Broniewski: “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông” và hai câu thơ của tiền nhân
về sông Đà:
“Chúng thủy giai đơng tẩu
Đà giang độc Bắc lưu”.
(Mọi dịng sơng đều chảy về hướng Đơng
Chỉ có sơng Đà chảy theo hướng Bắc)
(Nguyễn Quang Bích).
Với lời đề từ đầu tiên, câu thơ của nhà thơ Ba Lan mang cấu trúc của một câu cảm
thán nhằm bộc lộ niềm cảm xúc dâng trào, mãnh liệt trong lịng. Tiếng hát trên
dịng sơng phải chăng là tiếng của những người chèo đò, vượt thác, kéo thuyền,
tiếng hát cất lên từ những tâm hồn con người Tây Bắc thiết tha với thiên nhiên, đất
nước, lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên và cuộc sống lao động của con người Tây
Bắc; cũng có thể hiểu là tiếng hát say mê, phấn khích đầy ngưỡng mộ của nhà văn


trước vẻ đẹp của dịng sơng. Lời đề từ do đó đã thể hiện cảm hứng chủ đạo của tùy
bút, đó là tình u đắm say, tha thiết của nhà văn với thiên nhiên và con người trên
dịng sơng Đà.
Sau Cách mạng, cái đẹp trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân là vẻ đẹp
của con người, cuộc sống là cái đẹp của hiện tại, của hiện thực lao động và chiến
đấu xây dựng cuộc sống mới. Vẻ đẹp của con người không phải lạc lõng, bơ vơ mà
là những con người lao động bình dị, điển hình là người lái đị Sơng Đà. Trong
thiên tùy bút, Nguyễn Tn dồn nhiều tâm huyết xây dựng nên hình tượng người lái
đị – người lao động đầy trí dũng và cũng là nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác leo
ghềnh.
Cuộc đời của người lái đị vơ danh nơi ngọn thác khuất nẻo hoang vu là thiên anh
hùng ca, là pho nghệ thuật tuyệt vời. Sáng tạo nên nhân vật trung tâm của bản hùng
ca ấy, Nguyễn đã cất lên một chân lý: Con người bất kể nơi đâu, bất kể địa vị và
nghề nghiệp, sống trọn với bản tính tự nhiên của mình đều đáng được ngưỡng mộ
và tơn vinh.

Với lời đề từ thứ hai: hai câu thơ chữ Hán đã bộc lộ được nét độc đáo của sơng Đà
khi mọi dịng sơng đều chảy về hướng đơng, chỉ có sơng Đà một mình chảy theo
hướng bắc - đó cũng là đặc điểm khơi gợi hứng thú khám phá và chiêm ngưỡng của
một nhà văn suốt đời kiếm tìm cái Đẹp và sự độc đáo.
Từ đặc điểm riêng của Sông Đà: “Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc
lưu”, Nguyễn Tn đã tái hiện hình tượng Sơng Đà như một sinh thể đa dạng, phức


tạp, độc đáo về tính cách. Nhưng lời đề từ của thiên bút kí đặc sắc này cịn hé lộ
khát vọng mãnh liệt của Nguyễn Tuân trên hành trình khám phá hiện tượng thiên
nhiên kì thú, đó là thể hiện một dịng sơng chữ, nghĩa là muốn thể hiện một phong
cách nghệ thuật độc đáo để khẳng định cái tôi tài hoa, uyên bác, riêng biệt, không
lặp lại cũng như dịng chảy ngược hướng Sơng Đà khác với tất cả các dịng sơng
khác. Vẻ đẹp hùng vĩ và trữ tình, thơ mộng của Đà giang đã được Nguyễn Tuân thể
hiện chân thật, tỉ mỉ, khách quan.
Với hai lời đề từ, Nguyễn Tuân cho thấy đồng thời cả cảm hứng sáng tác và phong
cách nghệ thuật độc đáo của mình trong tùy bút “Người lái đị sơng Đà”. Hình
tượng Sơng Đà đã đưa nhà văn trở thành họa sĩ của những vẻ đẹp tinh khơi tuyệt
đỉnh của tạo hóa.



×