Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận MÔN PHÁP LUẬT đại CƯƠNG chủ đề VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG đời SỐNG XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.38 KB, 13 trang )

Bộ Ngoại giao
Học viện Ngoại Giao
Khoa Kinh tế quốc tế
-----------------------------

Tiểu luận
MƠN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Chủ đề

VAI TRỊ CỦA PHÁP LUẬT TRONG
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Giáo viên hướng dẫn:
Hoàng Thị Ngọc Anh
Phạm Thanh Tùng
Sinh viên: Ngô Thị Thùy Dương
MSV: KTQT48A1-0168
1|Page


MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, pháp luật đóng một vai trị vơ cùng quan trọng.
Pháp luật khơng chỉ là cơng cụ quản lý nhà nước hữu hiệu mà cịn đảm bảo cho
sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và nền đạo đức nói riêng.
Nó góp phần làm lành mạnh hóa đời sống xã hội, tạo điều kiện phát triển thuận
lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức.
Trong bối cảnh hiện này, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra
như một yếu tố tất yếu. Điều này nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự,
kỷ cương, văn minh, hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong
đó có ý thức đạo đức. Cũng chính từ việc này, em quyết định tiến hành nghiên
cứu “Vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội”, nhằm giúp mọi người có cái


nhìn đúng đắn, khách quan và đi sâu tìm hiểu vai trị của pháp luật dối với đời
sống xã hội hiện nay, đồng thời đưa ra một vài định hướng, khuyến nghị về việc
tăng cường vai trò ấy trong tương lai. Đây là những nội dung chính sẽ có trong
bài tiểu luận:
- Cơ sở lí thuyết làm tiền đề cho nghiên cứu
- Vai trị của pháp luật đối với đời sống xã hội hiện nay
- Định hướng, khuyến nghị trong tương lai

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
MỤC LỤC............................................................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................3
1.

2.

Một số vấn đề lý luận................................................................................................................3
1.1.

Khái niệm pháp luật...........................................................................................................3

1.2.

Nguồn gốc của pháp luật....................................................................................................4

1.3.

Đặc điểm.............................................................................................................................4

Vai trò của pháp luật với đời sống xã hội................................................................................5

2.1.

Pháp luật điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội............................5

2.2. Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, giải quyết các tranh chấp
trong xã hội....................................................................................................................................6

3.

2.3.

Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người..........................................7

2.4.

Pháp luật là phương tiện bảo đảm dân chủ, cơng bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.........8

2.5.

Pháp luật đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội........................................................9

2.6.

Vai trò giáo dục của pháp luật..........................................................................................10

Khuyến nghị, định hướng giúp tăng cường vai trò pháp luật trong đời sống xã hội.........11
2|Page


3.1.


Một số hạn chế của pháp luật...........................................................................................11

3.2.

Một số khuyến nghị, định hướng giúp tăng cường vai trò của pháp luật..........................11

KẾT LUẬN........................................................................................................12
Tài liệu tham khảo.............................................................................................12

NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lý luận
1.1. Khái niệm pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban
hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo
thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.1
Qua đây có thể thấy định nghĩa của pháp luật có chứa đựng các yếu tố
như:
Thứ nhất: Pháp luật được xác định là hệ thống các quy tắc xử sự chung, bao
gồm các quy phạm mang tính pháp luật và tính đạo đức, được áp dụng trên
phạm vi cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội
Thứ hai: Pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện. Tức
là đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ
thể khơng có quyền đặt ý chí chủ quan của mình vào quyết định là thực hiện hay
khơng.
Vì vậy nên pháp luật cũng đảm bảo cho việc thực hiện này bằng các biện pháp
giáo dục, tuyên truyền, ở mức độ có hành vi chống đối thì sẽ áp dụng các biện
pháp cưỡng chế. Điều này đã góp phần tạo ra sự cơng bằng và bình đẳng trong
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể

Thứ ba: Con đường hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận của Nhà nước đối với những tập quán, tiền lệ đã có sẵn và được nâng
lên thành pháp luật
Thứ tư: Bản chất nội dung của pháp luật là nhằm thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị
1 Giáo trình PLĐC, Phan Thị Hoa, HQ9, GE14 ( Thư viện DHQGHN)
3|Page


Với những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung pháp luật chính là những
u cầu, địi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ
thể trong xã hội. Nói cách khác, pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước; thơng
qua pháp luật, nhà nước cho phép người dân được làm gì, khơng cho phép họ
làm gì hay bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào…
1.2.

Nguồn gốc của pháp luật

Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển
ở một mức độ nhất định. Khi xã hội đã phát triển quá phức tạp, xuất hiện những
giai cấp mang lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu về chính trị – giai cấp để bảo
vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về chính trị và kinh tế trong xã hội.2
Pháp luật là hệ thống các quy định mang tính bắt buộc được ban hành bởi
nhà nước, thể hiện bản chất của giai cấp thống trị. Pháp luật ra đời cùng với sự
ra đời của nhà nước, là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực của nhà nước,
bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì địa vị. Cả nhà nước và pháp luật
đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.
1.3.

Đặc điểm


Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến
Pháp luật có đối tượng điều chỉnh rộng hơn các quy phạm xã hội khác, pháp luật
lại là khuôn mẫu xử sự cho các hành vi nên nó có tính bắt buộc với tất cả mọi
người. Điều này tạo nên hiệu lực lớn của pháp luật trong quản lí xã hội. Các quy
phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian, tính phổ
biến của pháp luật dựa trên ý chí của nhà nước “được đề lên thành luật’’, pháp
luật làm cho ý chí này có tính chất chủ quyền duy nhất trong một quốc gia.3
Ví dụ: Theo nghị định số 171/2013/NĐ-CP4, pháp luật quy định bắt buộc tất cả
chủ thể tham gia giao thông ngồi trên mô tô gắn máy phải đội mũ bảo hiểm.
Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước
Do pháp luật là quy tắc xử sự chung trong toàn xã hội nên được Nhà nước đảm
bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ giáo dục, thuyết phục rồi đến cưỡng chế.
Với sự bảo đảm thực hiện pháp luật của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn
được các tổ chức và cá nhân tơn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả
trong đời sống xã hội.
Pháp luật có sự chặt chẽ về mặt hình thức
2 Ibid
3 Ths. Lê Thị Bích Ngọc, Pháp luật đại cương, Học viện Bưu Chính Viễn Thơng
4 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

4|Page


Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật được quy
định rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ trong từng điều khoản để tránh việc hiểu sai dẫn
đến việc lạm dụng pháp luật. Việc quy định cụ thể như vậy sẽ tạo điều kiện
thuận lợi trong quá trình thực hiện pháp luật của người dân cũng như việc áp
dụng và giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 5
Về hình thức pháp lý: Pháp luật ln được ban hành theo một trình tự, thủ tục

chặt chẽ, có cơ quan ban hành, có tên gọi văn bản, có thứ tự cấp bậc hiệu lực,
ngày bắt đầu có hiệu lực và ngày chấm dứt hiệu lực được quy định cụ thể trong
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.6
2. Vai trò của pháp luật với đời sống xã hội
2.1. Pháp luật điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã
hội
Pháp luật không sinh ra những quan hệ xã hội nhưng trên phương diện là
hệ thống các quy phạm thì pháp luật tồn tại như thể một cơng cụ, một phương
pháp hữu hiệu để điều tiết cũng như là khuynh hướng các mối quan hệ xã hội.
Đây là chức năng cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật thể hiện sự tác động
trực tiếp của pháp luật lên các mối quan hệ xã hội cần được điều tiết. Cụ thể,
pháp luật giúp con người xác lập và làm theo những quy tắc ứng xử trong khuôn
khổ nhất định trong các mối quan hệ. Pháp luật còn giúp lao lý quyền và nghĩa
cụ và trách nhiệm đơn cử cho chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội cũng như
những giải pháp bảo vệ triển khai những quyền đó. Pháp luật tạo ra hành lang
pháp lý, khuôn khổ cho những quan hệ xã hội quản lý và vận hành. 7
Đồng thời, nhờ có pháp luật, những người tham gia vào xã hội mới nhận
thức, mới biết được những hành vi nào là hợp pháp, là được khuyến khích,
những hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào là bị ngăn cấm, khơng được làm. Từ
đó, con người có thể tự đưa ra những hành động, các ứng xử phù hợp, tương
thích trong xã hội.
Ví dụ: Pháp luật về hơn nhân và gia đình 8 sẽ bao gồm các quy phạm pháp luật
điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội cũng như là các hành vi giữa những
thành viên trong cuộc hơn nhân và gia đình để phóng tránh và giải quyết các vấn
đề như bạo lực gia đình, ngoại tình,… nhằm hướng tới thế giới hơn nhân ổn
định, lành mạnh.
5 Giáo trình PLĐC, Phan Thị Hoa, HQ9, GE14 ( Thư viện DHQGHN)
6 Luật số: 17/2008/QH12 của Quốc Hội
7 Thạc sĩ, Luật sư Phạm Quang Thanh (18/04/2021) Phân tích vai trò của pháp luật đối với xã


hội, [Truy
cập ngày 10/01/2022]
8 Luật số: 52/2014/QH13 của Quốc Hội
5|Page


Pháp luật củng cố, tăng cường, ghi nhận, bảo vệ sự tồn tại những khuynh
hướng tăng trưởng tốt của những quan hệ xã hội, khuyến khích khuynh hướng
tốt và vơ hại đồng thời ngăn cản và loại bỏ những quan hệ xấu, độc hại, những
xu hướng tiêu cực, lạc hậu, trái định hướng nhà nước trong xã hội. Những quan
hệ xã hội tương thích với mục tiêu, khuynh hướng của nhà nước được pháp luật
tăng trưởng và bảo vệ sự sống sót của những quan hệ xã hội đó.
2.2.

Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, giải
quyết các tranh chấp trong xã hội

Một đất nước muốn phát triển toàn diện, điều thiết yếu đầu tiên là n
bình. Đất nước có n bình thì đời sống nhân dân mới có ấm no và có điều kiện
kèm theo nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội. Vì vậy, an ninh, trật tự an tồn xã
hội có ý nghĩa rất là quan trọng, quốc gia nào có đời sống nhân dân bảo đảm an
tồn ln là điểm hướng tới trên tồn quốc tế.
Để đảm bảo an ninh, trật tự an tồn xã hội thì các quốc gia nói chung và
Việt Nam nói riêng đều sử dụng pháp luật như là một công cụ, một vũ khí quan
trọng. Pháp luật xác định cách thức xử sự cho các chủ thể, điều chỉnh các quan
hệ xã hội 9, xác lập cơ sở chuẩn mực để các chủ thể ứng xử tỏng các trường hợp
cụ thể theo định hướng của nhà nước.
Nhà nước quy định về đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trở thành
khuôn mẫu quy định hành động của bộ máy nhà nước, công chức nhà nước, thực
hiện bản chất nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Chính vì vậy, mọi trường hợp vi phạm, gây mất an tồn xã hội đều có khả năng
bị phát hiện và xử lý thích đáng. 10
Ví dụ: Bộ Luật Hình sự quy định xử phạt nghiêm trọng những cá nhân vi phạm
tội giết người.11 Những cá nhân đó bị phạt tù nhiều năm, thậm chí tù chung thân
hoặc xử tử hình.
Trong xã hội từ ngày xưa đến ngày nay, luôn luôn tồn tại những mâu
thuẫn, những hiểu lầm, xung đột giữa các cá nhân, các chủ thể, các tổ chức. Đó
chính là những tranh chấp trong xã hội. Đáng chú ý, xã hội ngày càng phát triển
thì những tranh chấp sẽ phát sinh càng nhiều. Đây là điều không ai mong muốn,
nhưng đồng thời là điều mà không ai cản trở được, ai cũng sẽ vướng vào các
tranh chấp khơng đáng có trong xã hội. Và khi có tranh chấp xảy ra, con người
ta sẽ đều phải cân nhắc đến biện pháp bảo đảm quyền lợi của mình, giảm thiểu
9 Phần 2.1 bài tiểu luận
10 Luật Minh Khuê (13/06/2021), />
luat-trong-dam-bao-an-ninh-trat-tu-an-toan-xa-hoi.aspx, [Truy cập ngày 09/01/2022]
11 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015

6|Page


tối đa mức ảnh hưởng xấu của những tranh chấp ấy tới quan hệ hai bên, ít tốn
kém thời gian, công sức, tiền bạc.
Pháp luật là căn cứ, là tiền đề để phân định ai đúng ai sai và là chuẩn mực
chung để các bên giải quyết tranh chấp với nhau. Pháp luật quy định thẩm
quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các tranh chấp đó nhắm đảm bảo cho tranh
chấp được giải quyết một cách công bằng, vừa thấu tình, vừa đạt lý, bảo đạm
tính cơng minh của pháp luật. 12
2.3.

Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người


Con người sinh ra đều có quyền lợi bình đẳng như nhau, khơng ai cao
thượng hơn ai, cũng khơng có ai là kẻ hèn thấp kém. Mỗi người đều là một cá
thể độc lập, không phụ thuộc, không là nô lệ của ai cả. Điều này đã được công
nhận ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, được thể hiện trong những bản Tuyên
ngôn độc lập hay luật pháp của các nước.
“Tất cả mọi người xinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ quyền khơng
ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự
do và quyền mưu cầu hạnh phúc’’ ( Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước
Mỹ)
‘’Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn tự do và bình
đẳng và quyền lợi” (Tun ngơn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng
Pháp năm 1791)’’
Thế nhưng trong quá khứ, chuyện cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh ức hiếp kẻ
hèn, người nghèo làm nô lệ cho người giàu là chuyện thường thấy, chuyện như
lẽ đương nhiên vậy. Em chỉ biết đến điều này khi đọc lịch sử, sách truyện cũ hay
nghe bậc cha ơng trước đây kể lại vì thời nay, xã hội đã ít dần, cũng có thể nói
gần như khơng cịn tồn tại những vấn đề này nữa, bởi vì tồn tại pháp luật.
Pháp luật là phương tiện chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền con
người; các quyền đó được pháp luật hóa và mang tính bắt buộc, được xã hội
thừa nhận, bảo vệ. Nếu khơng có sự thừa nhận của xã hội thơng qua pháp luật
thì quyền tự nhiên vốn có của con người chưa trở thành quyền thực sự. Ngược
lại, quyền con người khi đã được quy định trong pháp luật sẽ trở thành quyền
pháp định, là ý chí chung của tồn xã hội, được xã hội thừa nhận phục tùng,
được quyền lực Nhà nước tôn trọng bảo vệ. Khi quyền con người được quy định

12 Thạc sĩ, Luật sư Phạm Quang Thanh (18/04/2021) Phân tích vai trị của pháp luật đối với

xã hội, />[Truy cập ngày 10/01/2022]


7|Page


trong Hiến pháp và luật pháp thì nó sẽ trở thành thứ có giá trị bắt buộc đối với
tồn xã hội, ngay cả với cơ quan cao nhất của Nhà nước.

Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Pháp luật có
những quy định cụ thể về quyền con người trong các lĩnh vực khác nhau, đảm
bảo mọi người có những quyền cũng như điều kiện sống mà họ đáng được
hưởng. Đồng thời, pháp luật cũng quy định các biện pháp để bảo đảm họ thực
hiện quyền con người.
Ngoài ra, những hành vi xâm hại, gây ảnh hưởng tới quyền con người đều
bị cấm. Những cá nhân vi phạm những điều luật này đều bị trừng phạt nghiêm
khắc bởi pháp luật. Thơng qua đó, pháp luật bảo vệ quyền con người một cách
toàn diện và tốt nhất, cố gắng không để con người bị xâm phạm, tổn thương và
cho những ai đã chịu tổn thương một câu trả lời thích đáng nhất, khơng để họ
chịu đựng sự bất công trên thế giới này.
2.4.

Pháp luật là phương tiện bảo đảm dân chủ, cơng bằng, bình đẳng
và tiến bộ xã hội

Bảo đảm dân chủ, bình đẳng, cơng bằng và tiến bộ xã hội là những giá trị
cốt yếu của nhân loại. Dân chủ tức là dân là chủ và dân làm chủ. Người dân có
quyền tự quyết các vấn đề của bản thân, của nhà nước và toàn xã hội. Pháp luật
quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo cho nhân dân tham
gia quản lý nhà nước và xã hội, thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của
nhà nước, quy định trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân.
Bình đẳng, cơng bằng là ai cũng như ai và khơng có sự phân biệt đối xử
hay đặc cách nào. Người có chức có quyền hay người dân lao động bình thường

dù mắc lỗi đều xử phạt và xử phạt như nhau. Pháp luật là bình đẳng ai cũng như
ai giữa mọi người, khơng có phân biệt về nguồn gốc xuất thân, chủng tộc, màu
da, giới tính, dân tộc, tơn giáo, quan điểm chính trị, tài sản.
Pháp luật thừa nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi
người. Người có cơng thì được thưởng, kẻ có tội phải bị trừng phạt, cơng càng
lớn, thưởng càng lớn, tội càng lớn, phạt càng nặng.
Pháp luật là công cụ quan trọng để ghi nhận và bảo vệ cái mới, tích cực,
tiến bộ, thúc đẩy xã hội phát triển, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của con
người ngày càng được nâng cao, có điều kiện phát huy tài năng, phát triển toàn
diện, các giá trị con người ngày càng được tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ.
2.5.

Pháp luật đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội
8|Page


“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn thương đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu
cầu của họ.’’ 13
Như vậy, phát triển bền vững là khái niệm nhằm chỉ sự phát triển về mọi
mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai
xa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các
vấn đề trong xã hội, hướng tới một xã hội cân bằng và bảo vệ môi trường, nguồn
tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái. Khái niệm phát triển bền vững này được
xây dựng trên một nguyên tắc chung của sự tiến bộ loài người, nguyên tắc bảo
đảm sự bình đẳng giữa các thế hệ.
Phát triển bền vững về xã hội: là phát triển nhằm đảm bảo sự cơng bằng
trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người
lao động, đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản
như y tế, giáo dục nhưng không làm phương hại đến kinh tế và mơi trường.

Pháp luật chính là một cơng cụ hữu ích để đảm bảo sự phát triển bền vững về
xã hội cho đất nước. Pháp luật sẽ quy định những điều luật để giải quyết các vấn
đề, lĩnh vực xã hội cơ bản như:
- Giải quyết vấn đề việc làm: khuyến khích tạo ra nhiều việc làm mới, giảm
thiểu tối đa tình trạng thất nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế để tăng thu
nhập, đồng thời có những quy định cụ thể về việc trả lương, làm công của
nhân viên tránh tình trạng bóc lột sức lao động hay nợ lương,…
- Xóa đói giảm nghèo: sử dụng các biện pháp kinh tế - tài chính như tăng
nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, mở rộng các hình thức trợ giúp người
nghèo.
- Sự gia tăng dân số: Cơng dân có nghĩa cụ thực hiện kế hoạch hóa gia
đình14, xây dựng quy mơ gia đình ít con, vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện
chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Vấn đề y tế: Pháp luật quy định những điều luật để đảm bảo sức khỏe của
nhân dân, đảm bảo mọi người đều có quyền lợi được hưởng khám bệnh và
chữa trị đầy đủ, nghiêm cấm thuốc giả, hay những phương thuốc khơng rõ
nguồn gốc, khơng thơng qua kiểm duyệt.
Ví dụ: Ngày 31/03/2020, Nhà nước ban hành chỉ thị 1615 và cách ly tồn
xã hội trong vịng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên
13 “Báo cáo Brundland’’ của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) của Liên hợp

quốc năm 1987
14 Nghị quyết Số: 04-NQ/TW
15 Số 16/CT-TTg (Chỉ thị về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chốn dịch Covid-19)
9|Page


phạm vi tồn quốc để kiểm sốt dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe cho toàn
dân.
- Vấn đề giáo dục: Pháp luật quy định tất cả trẻ em đều được hưởng quyền

giáo dục cơ bản, đảm bảo sự phát triền ổn định của xã hội. Nhà nước cũng
có những biện pháp cụ thể để xóa bỏ nạn mù chữ, đặc biệt là ở những
vùng núi xa xơi.
Ví dụ: Luật giáo dục 16 nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có
đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, có phẩm chất, năng lực và ý thức
cơng dân; có lịng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng
tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
và hội nhập quốc tế.
- Phòng, chống tệ nạn xã hội: Pháp luật nghiêm cấm và có những biện pháp
răn đe, trừng phạt nghiêm khắc với những cá nhân, tổ chức vi phạm,
tuyen truyền các tệ nạn xã hội để bảo đảm sự ổn định của xã hội.
Ví dụ: Luật phịng, chống ma túy 17 quy định về phòng ngừa, ngăn chặn,
đấu tranh chống tệ nạn ma tuý; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên
quan đến ma tuý; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức
trong phòng, chống ma tuý.
2.6.

Vai trò giáo dục của pháp luật

Pháp luật tác động lên ý thức của con người và điều chỉnh hành vi của họ
qua việc giáo dục pháp luật. Pháp luật đưa ra nhận thức, tư tưởng để người dân
có thể học và noi theo, đồng thời việc giáo dục giúp nâng cao nhận thức, định
hướng tư tưởng và làm thay đổi hành vi của các chủ thể trong xã hội. Pháp luật
là cơ sở hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật, sống
và làm việc theo pháp luật, tạo nên những thói quen suy nghĩ và hành động tốt,
hợp pháp. Pháp luật giáo dục ý thức công dân, làm hình thành ở mỗi người ý
thức về trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng, cơng dân đối với
đất nước.18

Phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí cũng phải được thể chế hóa
trong hệ thống pháp luật, bảo đảm cho con người được phát triển tự do và toàn
diện, tạo điều kiện cho mọi người được độc lập, nghiên cứu nâng cao nhận thức
16 Luật số: 43/2019/QH14 của Quốc hội: Luật giáo dục
17 Luật số: 23/2000/QH10 của Quốc hội: Luật Phòng, Chống ma túy

18 Nguyễn Văn Phi (20/09/2021), Vai trò của Pháp luật đối với xã hội, Dân sự, Tìm hiểu pháp

luật, Luật Hoàng Phi, [ Truy cập
ngày 10/1/2022]
10 | P a g e


về mọi mặt. Mặt khác, pháp luật có vai trị giáo dục tích cực, mạnh mẽ đối với
tất cả các thành viên trong xã hội góp phần hình thành văn hóa pháp lý ở mọi
người, giúp cho mọi người biết sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật,
biết “tự bảo vệ” các quyền và lợi ích hợp pháp của mình và biết tơn trọng các
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác trong cộng đồng. Ngoài ra, bản thân
con người ta cũng nhờ vào pháp luật mà kiểm sốt bản thân mình, khơng gây ra
những hành động bộc phát, những xung động, biểu tình gây mất trật tự an nin,
an tồn cơng cộng.
3. Khuyến nghị, định hướng giúp tăng cường vai trò pháp luật trong
đời sống xã hội
3.1. Một số hạn chế của pháp luật
Các quy định của văn bản quy phạm pháp luật thường mang tính khái
qt nên khó dự kiến được hết các tình huống, trường hợp xảy ra trong thực tế,
vì thế có thể dẫn đến tình trạng thiếu pháp luật hoặc tạo ra những lỗ hổng, những
khoảng trống trong pháp luật, tạo cơ hội cho tội phạm lợi dụng những sơ hở đó.
Những quy định trong văn bản quy phạm pháp luật thường có tính ổn
định tương đối cao, chặt chẽ để đảm bảo trọng lượng nên đơi khi có thể dẫn đến

sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt trong việc thực hiện pháp luật.
Ở những nơi dân trí thấp, người dân chưa tiếp cận, chưa được phổ biến
hoặc không tiếp thu được pháp luật, nên khơng biết các điều luật mà vơ tình vi
phạm pháp luật, hay hành động theo phong tục tập qn từ thời xa xưa đến nay.
Đây khơng phải tình trạng thường xảy ra nhưng cũng không quá lạ lẫm khi có
nhiều vụ việc như ép cưới, tảo hơn, hay bạo lực gia đình,…
3.2.

Một số khuyến nghị, định hướng giúp tăng cường vai trò của pháp
luật

Để tăng cường vai trò của pháp luật đồng thời giúp pháp luật phát huy hết
vai trị của mình trong đời sống xã hội, em xin phép đưa ra một vài khuyến nghị,
định hướng.
Đầu tiên, nhà nước ta cần liên tục tìm hiểu, tìm kiếm những lỗ hổng hay
những điểm cịn thiếu sót trong pháp luật, tránh để những tội phạm lợi dụng các
sơ hở để thốt tội hoặc giảm tội, sau đó điều chỉnh, hồn thiện các điều luật chặt
chẽ, sắc bén hơn.
Khơng chỉ vậy, chúng ta cần hoàn thiện hơn các văn bản pháp luật, khiến
chúng trở nên gần gũi, dễ hiểu với tất cả người dân, linh hoạt trong nhiều trường
hợp mà vẫn bảo đảm quyền lực, trọng lượng của nó.
11 | P a g e


Thứ hai, chúng ta cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến
người dân. Giáo dục pháp luật phải đảm bảo tính kịp thời, thực tiễn và phù hợp
về nhiều phương diện khác nhau gồm nội dung, hình thức và đối tượng. 19 Ngoài
ra, phải gắn liền việc giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong các thể chế
chính trị xã hội với giáo dục ở ngoài cộng đồng xã hội và gia đình. Đặc biệt, cần
gắn việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật với quá trình thực thi nhiệm vụ phát

triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước của từng vùng
miền địa phương và an sinh xã hội để bảo đảm phát huy được tính phát triển bền
vững của xã hội. Nhờ đó, pháp luật sẽ trở nên phổ biến hơn trong đời sống xã
hội, tỷ lệ vi phạm pháp luật sẽ giảm, đất nước sẽ trở nên có trật tự, kỷ luật và
phát triển tồn diện hơn. Cũng từ đó, pháp luật cũng sẽ trở nên có trọng lượng
hơn trong đời sống.

KẾT LUẬN
Pháp luật ngày càng khẳng định được bản thân như là một công cụ sắc
bén, hữu hiệu nhất của Nhà nước trong cơng cuộc kiểm sốt, đảm bảo đời sống
xã hội. Bài tiểu luận của em đã cho thấy các vai trò quan trọng của pháp luật
trong đời sống xã hội, cũng như các định hướng, khuyến nghị để tăng cường vai
trò của pháp luật, cũng như phát huy tốt các vai trò ấy. Đây cũng là một bước
đệm trong quá trình nghiên cứu, học tập về pháp luật của em trong tương lai.
Đây là lần đầu em làm bài tiểu luận, sẽ khơng tránh được các sai sót, thiếu
sót trong bài làm. Rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá và sửa chữa của các
thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

8.

Giáo trình PLĐC, Phan Thị Hoa, HQ9, GE14 ( Thư viện DHQGHN)
Ibid

Ths. Lê Thị Bích Ngọc, Pháp luật đại cương, Học viện Bưu Chính Viễn Thơng
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ và đường
sắt
Giáo trình PLĐC, Phan Thị Hoa, HQ9, GE14 ( Thư viện DHQGHN)
Luật số: 17/2008/QH12 của Quốc Hội
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Quang Thanh (18/04/2021) Phân tích vai trị của pháp luật đối
với xã hội, [Truy cập ngày 10/01/2022]
Luật số: 52/2014/QH13 của Quốc Hội

19 Lê Minh Trường (21/01/2021), Tư vấn Pháp Luật, Luật Minh Khuê,
[Truy cập 20/01/2022]

12 | P a g e


9.

Phần 2.1 bài tiểu luận
10. Luật Minh Khuê (13/06/2021), [Truy cập ngày
09/01/2022]
11. Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015
12. Thạc sĩ, Luật sư Phạm Quang Thanh (18/04/2021) Phân tích vai trị của pháp luật đối
với xã hội, [Truy cập ngày 10/01/2022]
13. “Báo cáo Brundland’’ của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) của Liên
hợp quốc năm 1987
14. Nghị quyết Số: 04-NQ/TW
15. Số 16/CT-TTg (Chỉ thị về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chốn dịch Covid19)
16. Luật số: 43/2019/QH14 của Quốc hội: Luật giáo dục
17. Luật số: 23/2000/QH10 của Quốc hội: Luật Phòng, Chống ma túy
18. Nguyễn Văn Phi (20/09/2021), Vai trò của Pháp luật đối với xã hội, Dân sự, Tìm hiểu

pháp luật, Luật Hoàng Phi, [ Truy cập ngày 10/1/2022]
19. GS.TS Hoàng Thị Kim Quế & TS. Lê Thị Phương Nga (21/04/2021), Một số hạn chế

chủ yếu và giải pháp khắc phục trong xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay,
[Truy cập 11/01/2022]
20. Lê Minh Trường (21/01/2021), Tư vấn Pháp Luật, Luật Minh Khuê,
[Truy cập 20/01/2022]

13 | P a g e



×